Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

Quản lý tài chính tại trường đại học giáo dục – đại học quốc gia hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (429.54 KB, 20 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
--------o0o--------

TRẦN TRUNG SƠN

QUẢN LÝ TÀI CHÍNH
TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH

Hà Nội – 2016


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
--------o0o--------

TRẦN TRUNG SƠN

QUẢN LÝ TÀI CHÍNH
TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 60 34 04 10
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. TRẦN ĐỨC HIỆP


XÁC NHẬN CỦA

XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ

CÁN BỘ HƢỚNG DẪN

CHẤM LUẬN VĂN

PGS.TS. Trần Đức Hiệp

GS.TS. Phan Huy Đƣờng

Hà Nội – 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung
thực, độc lập của tôi và chƣa đƣợc sử dụng ở bất cứ công trình khoa học nào.
Tôi xin cam đoan các thông tin trích dẫn trong luận văn đã đƣợc ghi
nguồn gốc rõ ràng.


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện luận văn, tôi đã nhận đƣợc sự quan tâm giúp
đỡ nhiệt tình từ cán bộ Phòng Đào tạo - Trƣờng Đại học Kinh tế - ĐHQGHN;
Phòng Kế hoạch Tài chính cùng các phòng ban của Trƣờng Đại học giáo dục
- ĐHQGHN.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc đến các thầy cô giáo
trong khoa Kinh tế Chính trị - Trƣờng Đại học Kinh tế - ĐHQGHN, đặc biệt
là PGS.TS. Trần Đức Hiệp đã trực tiếp hƣớng dẫn, giúp đỡ tôi hoàn thành

luận văn này.


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .......................... Error! Bookmark not defined.
DANH MỤC CÁC BẢNG........................................ Error! Bookmark not defined.
DANH MỤC CÁC HÌNH ......................................... Error! Bookmark not defined.
MỞ ĐẦU .....................................................................................................................8
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ
THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CỦA CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG
LẬP ...........................................................................................................................11
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu .....................................................................11
1.1.1. Các nghiên cứu nước ngoài về quản lý tài chính trong các trường công
lập ......................................................................................................................11
1.1.2. Các nghiên cứu trong nước về quản lý tài chính trong các trường công
lập ......................................................................................................................12
1.1.3. Đánh giá chung ........................................................................................15
1.2. Cơ sở lý luận về quản lý tài chính của các trƣờng đại học công lập ..............16
1.2.1. Các khái niệm chính ................................................................................16
1.2.2. Nội dung quản lý tài chính của các trường đại học công lập .......... Error!
Bookmark not defined.
1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý tài chính của các trường
đại học công lập ................................................... Error! Bookmark not defined.
1.2.4. Các tiêu chí đánh giá công tác quản lý tài chính của các trường đại học
công lập................................................................ Error! Bookmark not defined.
1.3. Kinh nghiệm quản lý tài chính tại một số trƣờng ĐHCL và bài học cho
Trƣờng Đại học Giáo dục – ĐHQGHN ................ Error! Bookmark not defined.
1.3.1. Kinh nghiệm quản lý tài chính tại trường Đại học Công Đoàn ....... Error!
Bookmark not defined.
1.3.2. Kinh nghiệm quản lý tài chính tại trường Đại học Hà Nội .............. Error!

Bookmark not defined.


1.3.3. Bài học kinh nghiệm cho trường Đại học giáo dục – Đại học Quốc gia
Hà Nội .................................................................. Error! Bookmark not defined.
CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...... Error! Bookmark not defined.
2.1. Cách tiếp cận .................................................. Error! Bookmark not defined.
2.2. Phƣơng pháp thu thập số liệu ......................... Error! Bookmark not defined.
2.1.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu .............. Error! Bookmark not defined.
2.1.2. Phương pháp phỏng vấn chuyên gia ......... Error! Bookmark not defined.
2.1.3. Phương pháp hội nghị ............................... Error! Bookmark not defined.
2.3. Phƣơng pháp phân tích, xử lý thông tin ......... Error! Bookmark not defined.
2.3.1. Phương pháp thống kê mô tả ..................... Error! Bookmark not defined.
2.3.2. Phương pháp phân tích.............................. Error! Bookmark not defined.
2.3.3. Phương pháp kế thừa ................................. Error! Bookmark not defined.
2.3.4. Phương pháp so sánh ................................ Error! Bookmark not defined.
CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH Ở TRƢỜNG ĐẠI HỌC
GIÁO DỤC - ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI ........ Error! Bookmark not defined.
3.1. Khái quát về Trƣờng Đại học Giáo dục ......... Error! Bookmark not defined.
3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển Trường Đại học Giáo dục ........ Error!
Bookmark not defined.
3.1.2. Cơ cấu tổ chức Trường Đại học Giáo dục Error! Bookmark not defined.
3.2. Thực trạng quản lý tài chính tại Trƣờng Đại học Giáo dục – ĐHQGHN giai
đoạn 2013 - 2015 ................................................... Error! Bookmark not defined.
3.2.1. Thực trạng công tác lập kế hoạch ............. Error! Bookmark not defined.
3.2.2. Thực trạng quản lý hoạt động tạo lập nguồn thuError! Bookmark not
defined.
3.2.3. Thực trạng quản lý việc sử dụng nguồn tài chínhError! Bookmark not
defined.
3.2.4. Thực trạng công tác hạch toán quyết toán, kết quả hoạt động và thanh

kiểm tra động tài chính ........................................ Error! Bookmark not defined.


3.3. Đánh giá thực trạng quản lý tài chính tại Trƣờng Đại học Giáo dục ĐHQGHN .............................................................. Error! Bookmark not defined.
3.3.1. Những kết quả đạt được ............................. Error! Bookmark not defined.
3.3.2. Hạn chế và nguyên nhân............................ Error! Bookmark not defined.
CHƢƠNG 4: ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN
LÝ TÀI CHÍNH TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC – ĐHQGHN ........... Error!
Bookmark not defined.
4.1. Bối cảnh mới và định hƣớng phát triển Trƣờng Đại học Giáo dục ........ Error!
Bookmark not defined.
4.1.1. Xu thế phát triển chung của giáo dục đại học trên thế giới ............. Error!
Bookmark not defined.
4.1.2. Định hướng đổi mới giáo dục ở Việt Nam trong xu thế phát triển của thế
giới ....................................................................... Error! Bookmark not defined.
4.1.3. Mục tiêu phát triển của Trường Đại học Giáo – ĐHQGHN .......... Error!
Bookmark not defined.
4.2. Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chính của Trƣờng Đại học Giáo dục
– ĐHQGHN ........................................................... Error! Bookmark not defined.
4.2.1. Giải pháp khai thác nguồn thu và sử dụng nguồn tài chính một cách hợp
lý........................................................................... Error! Bookmark not defined.
Sử dụng nguồn tài chính một cách hợp lý hơn .... Error! Bookmark not defined.
4.2.2. Nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ kế toán - tài chính ............. Error!
Bookmark not defined.
4.2.3. Hoàn thiện quy chế tài chính, qui chế chi tiêu nội bộ hàng năm cho phù
hợp ....................................................................... Error! Bookmark not defined.
4.2.4. Tăng cường công tác kiểm tra kiểm soát tài chính trong đơn vị ..... Error!
Bookmark not defined.
4.2.5. Tăng quyền tự chủ tài chính ở nhà trường Error! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN ............................................................... Error! Bookmark not defined.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................16



MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Tài chính là một nguồn lực rất quan trọng để thúc đẩy sự phát triển của
giáo dục, trong đó có giáo dục đại học. Quản lý tài chính trong các trƣờng đại
học có vai trò quan trọng, ảnh hƣởng tới chất lƣợng đào tạo sinh viên ra trƣờng
- nguồn nhân lực phục vụ công hiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc. Quản lý tài
chính trong các trƣờng đại học còn ảnh hƣởng trực tiếp đến đời sống cán bộ
giảng viên, những ngƣời phục vụ trong nhà trƣờng, cũng nhƣ ảnh hƣởng đến
đầu tƣ trang thiết bị cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy.
Công tác quản lý tài chính tại Trƣờng Đại học Giáo dục – Trƣờng Đại
học Quốc gia Hà Nội trong những năm vừa qua đã đƣợc hoàn thiện, tăng tính
chủ động linh hoạt đáp ứng nhu cầu đào tạo chất lƣợng của nhà Trƣờng. Nhà
Trƣờng đã làm tốt khâu: Lập kế hoạch; Phân bổ chỉ tiêu cho công tác đào tạo
nghiên cứu; Phân cấp quản lý. Qua đó nhà trƣờng đã mở rộng đƣợc quy mô đào
tạo và đầu tƣ mua sắm trang thiết bị phục vụ giảng dạy và nghiên cứu.
Tuy nhiên, giống nhƣ tình trạng chung của nhiều trƣờng ĐHCL quản
lý tài chính của Trƣờng Đại học Giáo dục còn nhiều hạn chế về nguồn kinh
phí thƣờng xuyên, chi trả cho đề tài, lƣơng phụ cấp cán bộ giảng viên, đầu tƣ
cho trang thiết bị giảng dạy, nguồn thu từ đào tạo. Hạn chế trong việc chậm
thay đổi định mức cho cán bộ giảng dạy nghiên cứu nhƣ: Nghiên cứu khoa
học giải tập thể cấp trƣờng định mức thấp (500.000đ/giải) không khuyến
khích đƣợc cán bộ tham gia nghiên cứu. Phụ cấp vƣợt giờ chuẩn đối với giáo
sƣ là 105.000đ/ giờ tín chỉ, phó giáo sƣ 95.000đ/ giờ tín chỉ, giảng viên chính
là tiến sĩ 90.000đ/ giờ tín chỉ. Định mức chi vƣợt này là tƣơng đối thấp so với
mặt bằng các trƣờng đại học hiện nay. Cách tính thù lao cho cán bộ tham gia
giảng dạy cũng nhƣ NCKH nhƣ vậy khó có thể giữ đƣợc ngƣời giỏi hay thu


9


hút đƣợc nhân tài. Nhà trƣờng không khắc phục nhanh những bất cập thì sẽ
xảy ra vòng luẩn quẩn trong công tác quản lý tài chính: Lƣơng cán bộ giảng
dạy thấp dẫn tới chất lƣợng giảng viên thấp, chất lƣợng giảng viên thấp dẫn
tới chất lƣợng sinh viên ra trƣờng thấp, nhà trƣờng yếu thế cạnh tranh dẫn tới
các nguồn sự nghiệp thấp.
Từ thực trạng trên cùng với những kiến thức lý luận đƣợc tào tạo và
kinh nghiệm thực tiễn trong quá trình công tác, với mong muốn đóng góp
những đề xuất để hoàn thiện công tác quản lý tài chính ở nhà trƣờng, tác giả
lựa chọn đề tài: „„Quản lý tài chính tại trƣờng Đại học Giáo dục – Đại
học Quốc gia Hà Nội” để làm luận văn thạc sỹ của mình.
Luận văn của tác giả tập trung trả lời câu hỏi: Việc quản lý tài chính
tại trƣờng Đại học Giáo dục - ĐHQGHN diễn ra nhƣ thế nào và cần làm gì
để hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại nhà trƣờng trong thời gian tới?
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu:
Từ việc làm rõ thực trạng công tác quản lý tài chính tại Trƣờng Đại
học Giáo dục - ĐHQGHN, luận văn đƣa ra một số giải pháp nhằm hoàn
thiện công tác quản lý tài chính của nhà trƣờng.
Nhiệm vụ nghiên cứu:
Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu, luận văn cần thực hiện các nhiệm vụ:
- Tổng quan cơ sở lý luận về quản lý tài chính gắn với chất lƣợng đào
tạo đối với các cơ sở giáo dục đại học công lập nói chung;
- Khảo cứu kinh nghiệm quản lý tài chính của một số trƣờng đại học
công lập ở nƣớc ta, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm quản lý tài chính cho
trƣờng Đại học Giáo dục – ĐHQGHN;


10


- Phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý tài chính của của
Trƣờng Đại học Giáo dục - ĐHQGHN, rút ra những thành tựu, hạn chế và
nguyên nhân hạn chế để từ đó làm rõ vấn đề tài chính cần đƣợc giải quyết;
- Đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý tài chính
của Trƣờng Đại học Giáo dục - ĐHQGHN;
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tƣợng nghiên cứu: Luận văn tập trung đi sâu nghiên cứu công tác
quản lý tài chính của các trƣờng đại học công lập nói chung.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về không gian: Quản lý tài chính tại trƣờng Đại học Giáo dục - Đại
học Quốc gia Hà Nội.
+ Về thời gian: Công tác quản lý tài chính tại trƣờng Đại học Giáo dục
– Đại học Quốc gia Hà Nội giai đoạn từ 2013 đến 2015.
+ Về nội dung: Luận văn tập trung phân tích về hoạt động quản lý thu
chi, kiểm tra kiểm soát tài chính của trƣờng Đại học Giáo dục - Đại học
Quốc gia Hà Nội trên góc độ quản lý kinh tế.
5. Kết cấu của luận văn
Luận văn ngoài phần mở đầu và kết luận đƣợc bố cục gồm bốn chƣơng,
cụ thể nhƣ sau :
Chƣơng 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý luận và thực tiễn
về quản lý tài chính của các trƣờng đại học công lập.
Chƣơng 2: Phƣơng pháp nghiên cứu.
Chƣơng 3: Thực trạng hoạt động quản lý tài chính tại trƣờng Đại học
Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội.
Chƣơng 4: Định hƣớng và giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài
chính tại trƣờng Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội.


11


CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ
LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CỦA CÁC
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.1.1. Các nghiên cứu nước ngoài về quản lý tài chính trong các trường
công lập
Các công trình nghiên cứu nƣớc ngoài về quản lý tài chính của các
trƣờng đại học theo hai hƣớng rất rõ ràng là: học thuật và tác nghiệp. Nghiên
cứu theo hƣớng học thuật thì chủ yếu nghiên cứu tài chính công, các nghiên
cứu theo hƣớng tác nghiệp thƣờng nghiên cứu về quản lý tài chính trong lĩnh
vực giáo dục và nghiên cứu tài chính đối với một đơn vị.
Những nghiên cứu về tài chính công đƣợc khởi nguồn từ nƣớc ngoài và nó
đƣợc nhiều học giả công bố. Alan (1979), năm 1979 đã tái bản lần thứ sáu cuốn
sách của mình về tài chính công “Tài chính công – Lý thuyết và thực tiễn”. Những
nội dung cơ bản nhất về tài chính công đƣợc tác giả nghiên cứu chi tiết. Trong
cuốn sách này tác giả cũng đã nêu một số vấn đề thực tiễn tài chính công ở nƣớc
Anh lồng ghép vào nội dung lý thuyết. Cuốn sách của tác giả Holley (2007) cũng
mang tên “Tài chính công - Lý thuyết và thực tiễn” đƣợc tái bản lần thứ hai, tác
giả đã đƣa ra những vấn đề thực tiễn mới về tài chính công ở Mỹ. Trong những
nghiên cứu về tài chính công, khi đƣa ra vấn đề thực tiễn vào phân tích các tác giả
cũng đƣa vấn đề GDCL và tài chính cho GDCL. Tuy nhiên việc phân tích nhƣ
vậy chỉ mang tính chất minh họa cho lý thuyết về tài chính công.
Hƣớng nghiên cứu tác nghiệp hơn - quản lý tài chính trong lĩnh vực giáo
dục. Các công trình nghiên cứu nƣớc ngoài khá rộng và sâu theo hƣớng này,
tác giả của những công trình nghiên cứu này bao gồm những tổ chức và cá
nhân. Các nƣớc Mỹ, Anh, Úc, Canada có mô hình giáo dục công khá độc lập


12


giữa các bang hay các vùng. Một số công trình nghiên cứu về quản lý và kiểm
soát tài chính đối với giáo dục đại học của Molcolm Prowle và Eric Morgan
(2005). Sách nghiên cứu những điểm tƣơng đồng và khác biệt về các điều
kiện chính trị, văn hóa, kinh tế - xã hội, môi trƣờng gắn với vấn đề quản lý tài
chính tại cơ sở giáo dục. Các nƣớc nghiên cứu bao gồm: Campuchia,
Indonesia, Lào, Malaysia, Philipin, Singapore, Thái Lan, Việt Nam. Công
trình nhấn mạnh tầm quan trọng của sự hỗ trợ của nhà nƣớc trong việc gia
tăng năng lực cạnh tranh của giáo dục đại học quốc gia trong bối cảnh mới.
Đồng tác giả Marianne, C. và Lesley, A (2000) tập trung phân tích một số
nội dung chủ yếu sau: quan niệm về nguồn lực giáo dục, các phƣơng thức quản lý
nguồn lực. Bài báo cũng đi sâu phân tích thực trạng quản lý các nguồn lực giáo
dục đại học, nhấn mạnh tầm quan trọng của nguồn lực tài chính, các loại hình hợp
tác quốc tế về giáo dục đại học, những yếu tố cản trở việc mở các khu trƣờng học
(campus) nƣớc ngoài tại nƣớc sở tại, nghiên cứu so sánh các chính sách hiện hành
và các chính sách khuyến nghị cũng nhƣ những điều cần làm để cải thiện tình hình
quản lý tài chính trong giáo dục đại học.
1.1.2. Các nghiên cứu trong nước về quản lý tài chính trong các trường
công lập
Cải cách GDĐH đang rất là cấp bách, cải cách đại học đƣợc Đảng, Nhà
nƣớc có chủ trƣơng rõ ràng, nhất quán. Tuy nhiên, cho tới nay những cải cách
thực sự, đặc biệt là các cải cách về cơ chế tài chính vẫn còn nhiều hạn chế
trong việc triển khai:
Chính phủ cũng đã ban hành Nghị định số 49/2010/NĐ-CP ngày
15/5/2010 về việc cải cách thu học phí đại học cho giai đoạn 2010 - 2015,
nhƣng việc cải cách này còn rất hạn chế và bất cập: Các ngành đào tạo bậc đại
học chỉ đƣợc phân loại thành 3 nhóm ngành và áp dụng cùng một mức trần
học phí cho tất cả các ngành trong cùng một nhóm ngành.


13


Trong những năm gần đây mỗi năm Việt Nam đầu tƣ gần 20% ngân
sách cho giáo dục, nhƣng việc phân bổ ngân sách giáo dục nói chung và ngân
sách giáo dục đại học nói riêng còn rất bất hợp lý, dẫn tới hiệu quả thấp: Phân
bổ ngân sách hàng năm cho các cơ sở đào tạo đại học dựa trên dữ liệu về phân
bổ ngân sách của năm trƣớc, thƣờng tăng hàng năm từ 5% - 10%. Cách phân
bổ đồng đều này không tạo động lực cho các trƣờng trong việc nâng cao chất
lƣợng đào tạo, hoặc đào tạo các ngành nghề xã hội cần nhƣng chi phí đào tạo
cao. Nhƣ vậy rất cần phải nghiên cứu một chính sách phân bổ ngân sách nhà
nƣớc một cách hợp lý và khoa học hơn, nhằm nâng cao tối đa hiệu quả đầu tƣ
ngân sách nhà nƣớc cho giáo dục nói chung và GDĐH nói riêng.
Hiện nay các nhà quản lý giáo dục, xây dựng chính sách cho GDĐH rất
nhấn mạnh việc tăng cƣờng tự chủ đại học, đặc biệt là tăng cƣờng tự chủ tài chính
cho GDĐH để khắc phục những yếu kém của hệ thống giáo dục đại học hiện nay.
Các công trình nghiên cứu trong nƣớc về tài chính trong trƣờng ĐHCL
là tài chính công, hẹp hơn đó là tài chính của đơn vị sự nghiệp có thu. Xét trên
diện ngành là tài chính cho giáo dục và xét theo đơn vị thụ hƣởng là tài chính
cho một đơn vị cụ thể. Trong đó có có nhiều nghiên cứu đề cập đến tài chính
cho giáo dục khá phong phú, đa dạng.
Tác giả Vĩnh Sang (2005) đã phân tích thực trạng về tính bị động và đề
xuất các giải pháp tăng tính tự chủ động cho các đơn vị sử dụng ngân sách.
Nhóm tác giả Trần Minh Tá và Bạch Thị Minh Huyền (1996) phân tích
khá đầy đủ, đề cập từ những quan điểm, cơ chế, chính sách đến các giải pháp
tài chính quốc gia phục vụ phát triển kinh tế xã hội.
Tác giả Nguyễn Duy Tạo (2000) đã nghiên cứu khá hệ thống nội dung
cơ chế quản lý tài chính đối với các trƣờng đào tạo công lập, từ quy trình lập
dự toán đến phân bổ chi tiêu, cơ chế giám sát. Đặng Văn Du (2004) phân tích

khá sâu sắc về đầu tƣ tài chính cho đào tạo đại học. Tác giả đã xây dựng các

14


tiêu chí phục vụ cho việc đánh giá hiệu quả đầu tƣ tài chính cho đào tạo đại
học ở Việt Nam, qua đó phân tích thực trạng đầu tƣ tài chính và đánh giá hiệu
quả của chúng qua các tiêu chí đƣợc xây dựng. Bộ Giáo dục và Đào tạo
(2005) cũng đã soạn một đề án về đổi mới giáo dục đại học giai đoạn 20062010, trong đó có đổi mới về cơ chế quản lý tài chính. Nhƣng những đổi mới
đó mới chỉ dừng lại ở tính chung chung cho các trƣờng, không đi sâu cụ thể
từng trƣờng.
Nhƣ vậy, các công trình nghiên cứu về tài chính cho giáo dục khá đồ
sộ, tuy nhiên phạm vi nghiên cứu vẫn mang tính bao quát cho một cấp giáo
dục nhất định, chƣa đi sâu phân tích cụ thể từng đơn vị giáo dục.
Nghiên cứu tài chính cho một đơn vị giáo dục ít thu hút đƣợc sự quan
tâm nhất. Do phạm vi nghiên cứu nhỏ, mang tính đặc thù, có tính chất tác
nghiệp tài chính của một đơn vị và do đối tƣợng độc giả của các công trình
nghiên cứu này ít nên không khuyến khích các tác giả tập trung nghiên cứu.
Trong số ít các nghiên cứu loại này, Phan Thanh Vụ (2004) đánh giá
tổng quan thực trạng để từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản
lý tài chính ở Đại học Thái Nguyên. Phạm Văn Ngọc (2006), “Đổi mới cơ chế
quản lý tài chính của Đại học Quốc gia Hà Nội đáp ứng yêu cầu phát triển
đến năm 2015 và tầm nhìn 2025”. Nghiên cứu của tác giả Phạm Văn Ngọc đã
chỉ ra những cơ hội và thách thức trong quá trình đổi mới cơ chế quản lý tài
chính của Đại học Quốc gia Hà Nội. Song, cơ chế đó là của Đại học Quốc gia
Hà Nội, cơ quan quản lý các đơn vị đào tạo thành viên và trực thuộc, còn các
trƣờng thành viên vẫn cần phải có những nghiên cứu đặc thù của mình.
Ở Trƣờng Đại học Giáo dục - ĐHQGHN quản lý tài chính chỉ đƣợc nêu
ở một số báo cáo tại các hội nghị tổng kết, hội thảo về công tác quản lý cơ sở
vật chất và đổi mới cơ chế tài chính ở cấp trƣờng, nhƣng vẫn chƣa có những

báo cáo mang tính chất của một đề tài nghiên cứu, hoặc đƣa ra đƣợc những

15


giải pháp quản lý tài chính nhằm nâng cao chất lƣợng đào tạo mang tính khoa
học và duy trì bền vững chất lƣợng đào tạo của Trƣờng Đại học Giáo dục ĐHQGHN.
1.1.3. Đánh giá chung
Các công trình nghiên cứu nƣớc ngoài đã cung cấp một khuôn khổ lý
thuyết và kinh nghiệm thực tiễn khá phong phú về hoạt động quản lý tài chính
của các trƣờng đại học trên thế giới. Tuy nhiên, đây là những mô hình của các
nƣớc có nền kinh tế phát triển, lại đƣợc áp dụng ở những trƣờng đại học
không giống với các trƣờng đại học của Việt Nam, vì vậy luận văn này sẽ
đánh giá khả năng phù hợp với hoàn cảnh của Việt Nam và với điều kiện của
Trƣờng ĐHGD - ĐHQGHN.
Qua tổng quan các công trình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc, có thể
thấy nghiên cứu về tài chính cho giáo dục là một chủ đề thu hút đƣợc sự chú ý
của giới nghiên cứu và các nhà hoạch định chính sách. Tuy nhiên, nghiên cứu
về quản lý tài chính với tính đặc thù của Trƣờng Đại học Giáo dục ĐHQGHN thì chƣa có một nghiên cứu nào đƣợc tiến hành một cách bài bản.

16


1.2. Cơ sở lý luận về quản lý tài chính của các trƣờng đại học công lập
1.2.1. Các khái niệm chính
Quản lý tài chính là việc sử dụng các công cụ quản lý tài chính nhằm
phản ánh chính xác tình trạng tài chính của một đơn vị, thông qua đó lập kế
hoạch quản lý và sử dụng các nguồn tài chính nhằm nâng cao hiệu quả hoạt
động của đơn vị.
Quản lý tài chính trong các trƣờng đại học hƣớng vào quản lý thu, chi

của các quỹ tài chính trong đơn vị, quản lý thu chi của các chƣơng trình, dự
án đào tạo, quản lý thực hiện dự toán ngân sách của trƣờng.
Quản lý tài chính trƣờng đại học công lập là quá trình tác động của nhà
nƣớc tới hệ thống quản trị đại học công thông qua hệ thống các công cụ của
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt
1. Bộ GD&ĐT và Bộ Nội vụ, 2009. Thông tư liên tịch 07/2009/TTLTBGDĐT-BNV tháng 4 năm 2009 hướng dẫn quyền tự chủ, tự chịu trách
nhiệm về việc thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế đối với đơn vị
sự nghiệp công lập GDĐT. Hà Nội.
2. Bộ tài chính, 2006. Thông tư số 71/2007/TT-BTC hướng dẫn thực hiện
Nghị định số 43/2006/NĐ-CP quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhệm
về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn
vị sự nghiệp công lập. Hà Nội.
3. Bộ tài chính, 2010. Đề án đổi mới cơ chế hoạt động của các đơn vị sự
nghiệp công lập, đẩy mạnh xã hội hóa một số loại hình dịch vụ sự nghiệp
công. Hà Nội.
4. Chính phủ, 2005. Nghị quyết số 14/2005/NQ-CP ngày 2 tháng 11 năm
2005 về đổi mới cơ bản và toàn diện GDĐH Việt Nam giai đoạn 2006-

17


2010. Hà Nội.
5. Chính phủ, 2010. Nghị định số 49/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 quy định
về miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học
phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm học
2010-2011 đến năm học 2014-2015. Hà Nội.
6. Chính phủ, 2006. Thông tư 71/2006/TT-BTC hướng dẫn thực hiện nghị
định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 quy định quyền tự chủ, tự chịu

trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính
đối với đơn vị sự nghiệp công lập. Hà Nội.
7. Chính Phủ, 2006. Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 16 tháng 1 năm
2006 quy định tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức
bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập. Hà Nội.
8. Phan Thị Cúc, 2002. Đổi mới quản lý tài chính ở đơn vị hành chính sự
nghiệp có thu. Hà Nội: Nhà xuất bản Thống Kê.
9. Đặng Văn Du, 2004. Các giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư tài chính
cho đào tạo Đại học ở Việt Nam. Luận án Tiến sĩ Kinh tế. Học viện tài
chính.
10. ĐHQGHN, 2010. Quyết định số 3479/QĐ-ĐHQGHN ngày 30 tháng 11
năm 2010 về việc giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với đơn vị sự
nghiệp công lập. Hà Nội.
11. ĐHQGHN, 2010. Quyết định số 426/QĐ-TCCB ngày 28 tháng 1 năm
2010 về việc ban hành quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực
hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế đối với các trường đại học thành
viên ĐHQGHN. Hà Nội.
12. Nguyễn Thị Hƣơng, 2015. Quản lý tài chính tại ĐHQGHN trong bối cảnh
đổi mới giáo dục đại học. Luận án tiến sĩ kinh tế. Viện Hàm lâm Khoa
học Xã hội Việt Nam.

18


13. Nguyễn Quang Huỳnh, 2003. Cơ sở kinh tế - xã hội và một số vấn đề giáo
dục đại học và chuyên nghiệp của Việt Nam đầu thế kỷ XXI. Hà Nội: Nhà
xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.
14. Phạm Văn Ngọc, 2006. Đổi mới cơ chế quản lý tài chính của Đại học
Quốc gia Hà Nội đáp ứng yêu cầu phát triển đến năm 2015 và tầm nhìn
2025. Hà Nội.

15. Quốc hội nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 2005. Luật Giáo
dục. Hà Nội.
16. Quốc hội nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 2002. Luật NSNN.
Hà Nội.
17. Vĩnh Sang, 2005. Mở rộng quyền chủ động tài chính cho các đơn vị sử
dụng ngân sách. Tạp chí Tài chính, số 8, tr.34-36.
18. Trần Minh Tá và Bạch Thị Minh Huyền, 1996. Đổi mới chính sách và cơ
chế quản lý tài chính, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Hà Nội: Nhà xuất bản Tài chính.
19. Thủ tƣớng Chính phủ, 2010. Chỉ thị 296/CT-TTg, ngày 27 tháng 2 năm
2010 về đổi mới quản lý giáo dục trong giai đoạn 2010-2012. Hà Nội.
20. Vũ Thị Thanh Thủy, 2012. Quản lý tài chính tại các trƣờng Đại học công
lập Việt Nam. Luận án tiến sĩ. Đại học Kinh tế quốc dân
21. Trƣờng ĐHGD - ĐHQGHN, 2013-2015. Báo cáo tài chính. Hà Nội.
22. Phạm Anh Tuấn, 2010. Chuyên đề “Dịch vụ giáo dục Việt Nam”. Đề tài
cấp Nhà nƣớc Luận cứ khoa học cho việc phát triển dịch vụ Việt Nam đến
năm 2020, mã số KX.01.18/06-10. Hà Nội
23. Phan Thanh Vụ, 2004. Thực trạng và giải pháp hoàn thiện quản lý tài
chính ở Đại học Thái Nguyên. Luận văn thạc sĩ. Đại học kinh tế.
24. Nguyễn Hoàng Thị Yến, 2014. Hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại
trường Đại học Giáo dục – ĐHQGHN. Luận văn thạc sĩ kinh tế. Học viện

19


tài chính, Hà Nội.
Tiếng nƣớc ngoài
25. Alan, R., 1979. Public Finance in Theory and Practice, Tài chính công –
Lý thuyết và thực tiễn. 6th edition, Weidenfeld and Nicolson Publisher,
London, the United Kingdoms.

26. Holley, U., 2007. Public Finance in Theory and Pracetice, Tài chính công
–Lý thuyết và thực tiễn. 2nd edition, South –Western College Publisher,
Califonia, the USA.
27. Malcolm Prowolm & Eric Morgan,(2005. Financial Management and
Control in Higher Education, Quản lý và kiểm soát tài chính đối với giáo
dục đại học. Routledge Publisher, New York, USA.
28. Marianne, C.&Lesley, A.,(2000. Managing Finance and Resources in
Education, Quản lý tài chính và các nguồn lực trong ngành giáo dục.
Transaction Publisher, New Brunswich, NJ, USA.

20



×