Tải bản đầy đủ (.pdf) (115 trang)

Hoạch định chiến lược phát triển kinh doanh tại công ty cổ phần dịch vụ vận tải biển vũng tàu giai đoạn 2016 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (858.7 KB, 115 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
------------

ĐINH ĐỨC THIỆN

HOẠCH ĐỊCH CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN KINH
DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ &VẬN
TẢI BIỂN VŨNG TÀU GIAI ĐOẠN 2016-2020

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh

HÀ NỘI - 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
------------

ĐINH ĐỨC THIỆN

HOẠCH ĐỊCH CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN KINH
DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ &VẬN
TẢI BIỂN VŨNG TÀU GIAI ĐOẠN 2016-2020

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh

Người hướng dẫn khoa học:
TS. NGUYỄN DANH NGUYÊN



HÀ NỘI - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của bản thân tơi, các kết
quả nghiên cứu trình bày trong luận vănđều có căn cứ khoa học, thực tiễn và chưa
được công bố trong kỳ bất cơng trình nào khác trước đó.
Tác giả luận văn

Đinh Đức Thiện

i


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i
MỤC LỤC ................................................................................................................. ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ......................................................................v
DANH MỤC BẢNG, HÌNH VẼ............................................................................. vi
DANH MỤC HÌNH VẼ ....................................................................................... vii
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC PHÁT
TRIỂN KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP .................................................7
1.1. Chiến lược phát triển kinh doanh của doanh nghiệp .................................7
1.1.1. Khái niệm chiến lược phát triển của doanh nghiệp ...................................7
1.1.2. Vị trí của chiến lược phát triển trong hệ thống chiến lược của doanh
nghiệp .........................................................................................................................8
1.1.3. Vai trò của chiến lược phát triển đối với doanh nghiệp ..........................10
1.2. Quy trình hoạch định chiến lược phát triển của doanh nghiệp ..............11

1.2.1. Phân tích mơi trường kinh doanh..............................................................11
1.2.2. Khẳng định sứ mệnh, tầm nhìn chiến lược phát triển doanh nghiệp .......20
1.2.3. Xác định mục tiêu chiến lược phát triển doanh nghiệp ...........................21
1.2.4. Xây dựng các lựa chọn chiến lược phát triển doanh nghiệp ....................22
1.2.5. Đánh giá và lựa chọn phương án chiến lược phát triển tối ưu cho doanh
nghiệp .......................................................................................................................22
1.2.6. Đề xuất và quyết định chiến lược phát triển doanh nghiệp .....................24
1.3. Một số mơ hình xây dựng và lựa chọn chiến lược phát triển cơ bản của
doanh nghiệp ...........................................................................................................24
1.3.1. Mơ hình phân tích mơi trường của doanh nghiệp ....................................24
1.3.2. Mơ hình xây dựng định hướng chiến lược................................................26
1.3.3. Mơ hình lựa chọn chiến lược tối ưu ..........................................................29
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ........................................................................................31
ii


Chương 2: PHÂN TÍCH CÁC CĂN CỨ HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC PHÁT
TRIỂN KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ & VẬN TẢI
BIỂN VŨNG TÀU ...................................................................................................32
2.1. Tổng quan về Công ty cổ phần Dịch vụ & Vận tải biển Vũng Tàu .........32
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển ...............................................................32
2.1.2. Nghành nghề hoạt động và địa bàn kinh doanh ........................................33
2.1.3. Cơ cấu tổ chức ..........................................................................................34
2.1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh củacơng ty giai đoạn 2013-2015 .............37
2.2. Phân tích các căn cứ hoạch định chiến lược phát triển kinh doanh của
Công ty cổ phần Dịch vụ & Vận tải biển Vũng Tàu ............................................39
2.2.1. Phân tích mơi trường bên ngồi ................................................................39
2.3.2. Phân tích mơi trường bên trong của Cơng ty cổ phần Dịch vụ & Vận tải
biển Vũng Tàu ...........................................................................................................58
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ........................................................................................76

Chương 3: CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ
PHẦN DỊCH VỤ & VẬN TẢI BIỂN VŨNG TÀU GIAI ĐOẠN 2016-2020.....77
3.1. Khẳng định sứ mệnh, tầm nhìn của Cơng ty cổ phần Dịch vụ & Vận tải
biển Vũng Tàu .........................................................................................................77
3.1.1. Sứ mệnh của Công ty cổ phần Dịch vụ & Vận tải biển Vũng Tàu...........77
3.1.2. Tầm nhìn của Cơng ty cổ phần Dịch vụ & Vận tải biển Vũng Tàu .........77
3.2. Mục tiêu chiến lược phát triển kinh doanh của Công ty cổ phần Dịch vụ
& Vận tải biển Vũng Tàu .......................................................................................78
3.2.1. Mục tiêu tổng quát ....................................................................................78
3.2.2. Mục tiêu cụ thể..........................................................................................78
3.3. Đề xuất chiến lược phát triển kinh doanh của Công ty cổ phần Dịch vụ &
Vận tải biển Vũng Tàu đến năm 2020 ...................................................................79
3.3.1. Xây dựng các phương án chiến lược phát triển kinh doanh cho Công ty cổ
phần Dịch vụ & Vận tải biển Vũng Tàu ...................................................................79
3.3.2. Lựa chọn chiến lược phát triển kinh doanh tối ưu cho Công ty cổ phần
iii


Dịch vụ & Vận tải biển Vũng Tàu ............................................................................83
3.4. Giải pháp thực hiện thành công chiến lược phát triểnkinh doanh của
Công ty cổ phần Dịch vụ & Vận tải biển Vũng Tàu ............................................86
3.4.1. Giải pháp về tài chính ...............................................................................86
3.4.2. Giải pháp về nguồn nhân lực ....................................................................88
3.4.3. Giải pháp về marketing .............................................................................91
3.4.4. Giải pháp về hoạt động nghiên cứu và phát triển .....................................92
3.4.5. Giải pháp về hợp tác hội nhập kinh tế quốc tế..........................................92
3.4.6. Giải pháp về tổ chức quản lý ....................................................................93
3.4.7. Giải pháp về bảo vệ môi trường ...............................................................95
3.5. Điều kiện thực hiện chiến lược ....................................................................95
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ........................................................................................97

KẾT LUẬN CHUNG ..............................................................................................98
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................100

iv


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Viết tắt

Viết đầy đủ

BCG

Ma trận Boston

CBCNV

Cán bộ công nhân viên

CTCP

Công ty cổ phần

EFE

Ma trận đánh giá yếu tố bên ngoài

GDP


Tổng sản phẩm quốc nội

HĐQT

Hội đồng quản trị

IFE

Ma trận đánh giá yếu tố bên trong

MTV

Một thành viên

PEST

Mơ hình phân tích vĩ mơ

QSPM

Ma trận hoạch định chiến lược

SWOT

Ma trận SWOT

THNN

Trách nhiệm hữu hạn


VNĐ

Việt Nam Đồng

WTO

Tổ chức thương mại thế giới

v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1:
Bảng 1.2:
Bảng 1.3:
Bảng 2.1:
Bảng 2.2:
Bảng 2.3:
Bảng 2.4:
Bảng 2.5:
Bảng 2.6:
Bảng 2.7:
Bảng 2.8:
Bảng 2.9:
Bảng 2.10:
Bảng 2.11:
Bảng 2.12:
Bảng 2.13:
Bảng 2.14:
Bảng 2.15:

Bảng 2.16:
Bảng 2.17:
Bảng 2.18:
Bảng 2.19:
Bảng3.1:
Bảng3.2:
Bảng 3.3:
Bảng 3.4.

Bảng mẫu ma trận EFE .......................................................................25
Bảng mẫu ma trận IFE ........................................................................26
Bảng mẫu ma trận QSPM ...................................................................29
Kết quả hoạt động kinh doanh của Vungtauship giai đoạn 2013-15 ..38
Rủi ro pháp lý trong quá trình hoạt động của Vungtauship ...............43
Tổng quan doanh nghiệp cung cấp dịch vụ lai dắt tàu tại Vũng Tàu .53
Khách hàng của Vungtauship ............................................................56
Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE) của Vungtauship .......58
Bảng cân đối kế toán giai đoạn 2013-2015 của Vungtauship ...........60
Một số tiêu chí tài chính giai đoạn 2013-2015 của Vungtauship ......62
Đánh giá năng lực tài chính của Vungtauship ...................................62
Thống kê nguồn nhân lực của Vungtauship (đơn vị, bộ phận)...........63
Thống kê nguồn nhân lực của Vungtauship (trình độ chuyên môn) ..64
Đánh giá nguồn nhân lực tại Vungtauship .........................................66
Tình hình đội ngũ hoa tiêu của Vungtauship giai đoạn 2013-2015 ....67
Tình hình trang thiết bị vận chuyển hàng hóa của Vungtauship .......68
Đội tàu và ca nô vận chuyển khách của Vungtauship .......................68
Đánh giá năng lực sản xuất của Vungtauship ....................................69
So sánh các chính sách marketing - mix của Vungtauship với các đối
thủ cạnh tranh hiện tại .........................................................................71
Đánh giá hoạt động R&D tại Vungtauship ........................................72

Đánh giá chiến lược của Vungtauship giai đoạn 2011-2015 ..............73
Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (IFE) của Vungtauship .........75
Các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh chính trong kế hoạch 05 năm 20162020 của Vungtauship ........................................................................78
Ma trận SWOT hình thành các định hướng chiến lược phát triển cho
Vungtauship .......................................................................................79
Ma trận QSPM lựa chọn chiến lược phát triển tối ưu cho Vungtauship
giai đoạn 2016-2020 ...........................................................................83
Phương án đầu tư đội tàu lai dắt cho Vungtauship giai đoạn 2016-20
.............................................................................................................85
vi


DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1.1:

Quy trình hoạch định chiến lược phát triển của doanh nghiệp ..........11

Hình 1.2:

Mơ hình 5 lực lượng cạnh tranh của M.Porter ....................................15

Hình 1.3:

Ma trận SWOT ....................................................................................27

Hình 1.4:

Ma trận BCG .......................................................................................28

Hình 2.1:


Cơ cấu tổ chức của CTCP Dịch vụ &Vận tải biển Vũng Tàu ............34

Hình 2.2:

Biến động GDP thực của Việt Nam giai đoạn 2011-2015 .................44

Hình 2.3:

Diễn biến lạm phát ở Việt Nam giai đoạn 2011-2015 ........................46

Hình 2.4:

Tỷ lệ đầu tư cho hoạt động R&D trong tổng chi phí tại Vungtauship
giai đoạn 2011-2015 ...........................................................................72

Hình 3.1:

Ma trận BCG của Vungtauship giai đoạn 2011-2015.........................82

vii


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hoạt động trong nền kinh tế thị trường với xu hướng hội nhập mạnh mẽ
những năm gần đây là một thách thức khơng nhỏ đối với mỗi doanh nghiệp thuộc
mọi loại hình kinh tế. Hiện nay, mỗi doanh nghiệp đều ý thức được vai trò to lớn
của việc xây dựng chiến lược phát triển đối với sự ổn định và phát triển bền vững
của doanh nghiệp. Họ đã dần chú trọng hơn đến cơng tác xây dựng chiến lược phát

triển mang tính dài hạn từ những kế hoạch ngắn hạn hàng năm trước đây. Tuy
nhiên, việc xây dựng chiến lược phát triển là một cơng việc phức tạp, địi hỏi lượng
thơng tin lớn cũng như năng lực của những người chịu trách nhiệm. Do đó, khơng
phải doanh nghiệp nào cũng thành cơng trong việc thực hiện chiến lược phát triển
của mình.
Cơng ty cổ phần (CTCP) Dịch vụ &Vận tải biển Vũng Tàu (VungTau Ship)
là một doanh nghiệp với tiềm năng lớn và ổn định trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng
Tàu với ngành nghề kinh doanh chính là vận tải đường biển trong và ngồi nước.
Trong những năm gần đây, cơng tác xây dựng chiến lược phát triển ngày càng được
VungTau Ship tập trung đẩy mạnh. Các mục tiêu chiến lược phát triển mỗi giai
đoạn đều đã được cơng ty hồn thành tốt. Mặc dù vậy, thực tế hoạt động của công
ty những năm qua cũng đã cho thấy nhiều hạn chế, bất cập còn tồn tại trong chiến
lược phát triển như: Q trình phân tích mơi trường kinh doanh được thực hiện
chưa bài bản, thiếu nhân lực chất lượng cao đảm nhiệm vai trị quan trọng này;
Chưa có kế hoạch cụ thể để đảm bảo các nguồn lực cho việc triển khai thực hiện
chiến lược phát triển; Khả năng điều chỉnh chiến lược trong quá trình triển khai
thực hiện cũng cịn nhiều hạn chế;…
Trong giao đoạn 2016-2020, dự báo tình hình thị trường vận tải biển trong và
ngồi nước sẽ có sự tăng trưởng tốt, cơ hội kinh doanh mở rộng. Do đó, VungTau
Ship cần tiếp tục xây dựng và triển khai một lộ trình phát triển mới quy mơ lớn hơn,
dài hạn hơn nhằm đạt được những mục tiêu hoạt động sản xuất kinh doanh.Trong

1


q trình đó, việc nghiên cứu và xây dựng một chiến lược phát triển hiệu quả trên
cơ sở khắc phục những hạn chế, bất cập hiện nay là việc làm vơ cùng quan trọng.
Từ những lý do đó, học viên đã lựa chọn đề tài đề tài: “Hoạch định chiến
lược phát triển kinh doanh tại Công ty cổ phần Dịch vụ & Vận tải biển Vũng Tàu
giai đoạn 2016-2020”làm đối tượng nghiên cứu luận văn thạc sĩ với mục tiêu

nghiên cứu là xây dựng chiến lược phát triển cho công tyđến năm 2020.

2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Trong những năm gần đây, hoạt động hoạch định chiến lược phát triển của
doanh nghiệp nói chung, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực vận tải biển nói
riêng ngày càng nhận được sự quan tâm của các học giả. Trong số những cơng trình
nghiên cứu đã được cơng bố, có thể kể đến những cơng trình tiêu biểu sau:
- Bài viết: “Phát triển vận tải biển Việt Nam đến năm 2020 và định hướng
2030” của TS Cao Ngọc Thành đã xác định định hướng phát triển hàng hải và cảng
biển Việt Nam tập trung vào các vấn đề: một là, nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải
đường biển; hai là, phát triển ngành công nghiệp tàu thủy nước ta đạt mức tiên tiến
trong khu vực; ba là, nâng cấp, đầu tư chiều sâu, phát huy hết công suất, hiệu quả
của các cảng hiện hữu, tập trung vào việc xây dựng cảng trung chuyển quốc tế, cảng
cửa ngõ quốc tế tại các vùng kinh tế trọng điểm, một số cảng nước sâu chuyên dụng
xếp dỡ container, than quặng và dầu quy mô lớn, trang thiết bị hiện đại. Bài viết có
giá trị tham khảo cho việc đánh giá mơi trường bên ngoài của CTCP Dịch vụ & Vận
tải biển Vũng Tàu.
- Bài viết “Quản trị chiến lược trong các doanh nghiệp vận tải biển Việt
Nam” của PGS. TS. Phạm Văn Cương, đăng trên Tạp chí Khoa học Cơng nghệ
Hàng hải Số 11 + 12 tháng 11/2007. Tác giả xác định 05 bước cơ bản của quá trình
quản trị chiến lược của các doanh nghiệp vận tải biển, bao gồm: (i) Xác định tầm
nhìn của doanh nghiệp; (ii) Phân tích môi trường kinh doanh của doanh nghiệp; (iii)
Xác định sứ mạng và mục tiêu của doanh nghiệp; (iv) Hình thành chiến lược; (v)
Thực hiện chiến lược. Các nội dung cơ bản của quản trị chiến lược của các doanh
nghiệp vận tải biển được tác giả xác định có sự tương đồng với quan điểm của

2


nhiều giáo trình về quản trị kinh doanh của các trường Đại học hiện nay.

- Luận án tiến sĩ: “Phát triển dịch vụ vận tải biển của Việt Nam đáp ứng yêu
cầu hội nhập kinh tế quốc tế” của tác giả Lê Thị Việt Nga, bảo vệ tại Trường Đại
học Ngoại Thương năm 2012. Luận án tiến hành phân tích thực trạng phát triển dịch
vụ vận tải biển của Việt Nam giai đoạn 2000-2011 và đề xuất 04 nhóm giải pháp
nhằm đẩy mạnh phát triển dịch vụ vận tải biển ở Việt Nam. Trong số các nhóm giải
pháp, có thể kể đến các giải pháp về phía doanh nghiệp cung cấp dịch vụ vận tải
biển, đây là những kết quả mà luận văn có thể tham khảo.
- Luận án tiến sĩ: “Xây dựng chiến lược phát triển Tổng công ty Công nghiệp
Xi măng Việt Nam đến năm 2020” của tác giả Mai Anh Tài, bảo vệ tại Trường Đại
học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh năm 2012.
- Luận án tiến sĩ: “Xây dựng chiến lược kinh doanh của công ty TNHH sản
xuất - Thương Mại - Dịch vụ Hồng Hưng” của tác giả Trần Nguyên Vũ, bảo vệ tại
Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh năm 2011.
- Luận án tiến sĩ: “Xây dựng chiến lược phát triển Cơng ty TNHH một thành
viên Cơng trình giao thơng công chánh đến năm 2015” của tác giả Nguyễn Mạnh
Phương, bảo vệ tại Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh năm 2011.
- Luận văn thạc sĩ: “Hoạch định chiến lược phát triển Tổng công ty Vận tải
Dầu khí đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2025” của tác giả Lê Đức Hòa, bảo vệ tại
Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh năm 2010.
- Luận văn thạc sĩ: “Hoạch định chiến lược phát triển Tổng công ty Lương
thực miền Nam đến năm 2015” của tác giả Nguyễn Thanh Phương, bảo vệ tại
Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh năm 2008.
- Luận văn thạc sĩ: “Xây dựng chiến lược phát triển đội tài vận tải xăng dầu
viễn dương của TCT Xăng Dầu Việt Nam đến năm 2015” của tác giả Lê Kim Điền,
bảo vệ tại Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh năm 2008.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận văn là trên cơ sở phân tích lý luận và thực tiễn
về thực trạng những yếu tố của môi trường bên trong và bên ngồi có tác động đến


3


hoạt động sản xuất kinh doanh của CTCP Dịch vụ & Vận tải biển Vũng Tàu, luận
văn xây dựng chiến lược phát triển và đề xuất những giải pháp chủ yếu để thực hiện
thành công chiến lược phát triển cho cơng ty giai đoạn 2016-2020.
Để thực hiện mục đích nghiên cứu nêu trên, luận văn xác định những nhiệm
vụ nghiên cứu sau:
-Xác định khung lý thuyết cho nghiên cứu về xây dựng chiến lược phát triển
của doanh nghiệp.
- Phân tích thực trạng các yếu tố của môi trường bên trong, mơi trường bên
ngồi có tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh của CTCP Dịch vụ & Vận tải
biển Vũng Tàu; từ đó, xác định xu hướng tác động đến hoạt động sản xuất kinh
doanh của công ty (đối với nhóm yếu tố của mơi trường bên ngồi cơng ty) và xác
định điểm mạnh, điểm yếu (đối với nhóm yếu tố của môi trường bên trong công ty).
- Xây dựng chiến lược phát triển kinh doanh tối ưu cho CTCP Dịch vụ &
Vận tải biển Vũng Tàu giai đoạn 2016-2020; đồng thời, đề xuất một sơ giải pháp có
cơ sở khoa học nhằm thực thiện thành công chiến lược phát triển đã xây dựng.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu những căn cứ hoạch định chiến lược phát triển kinh doanh
củaCTCP Dịch vụ & Vận tải biển Vũng Tàu.

4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu những nội dung cơ bản trong
hoạch định chiến lược phát triển, nghiên cứu các căn cứ hoạch định chiến lược phát
triển của CTCP Dịch vụ & Vận tải biển Vũng Tàu. Trên thực tế thì CTCP Dịch vụ
& Vận tải biển Vũng Tàu hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau, do đó, cụm
thuật ngữ “chiến lược phát triển kinh doanh” trong luận văn cũng chính là “chiến

lược phát triển - chiến lược cấp tổ chức”.
- Về không gian: CTCP Dịch vụ & Vận tải biển Vũng Tàu.
- Về thời gian: Số liệu sử dụng trong luận văn được thu thập trong giai đoạn
2011-2015 trong đó tập trung vào giai đoạn 2013-2015; Chiến lược phát triển kinh

4


doanh của CTCP Dịch vụ & Vận tải biển Vũng Tàu và các giải pháp thực hiện
chiến lược được đề xuất cho giai đoạn 2016-2020.

5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận và phân tích
Luận văn sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử và quan
điểm của Đảng và Nhà nước trong quá trình nghiên cứu.
Phương pháp thống kê - so sánh: được dựa chủ yếu vào các báo cáo thống kê
định kỳ như các báo cáo về tài chính, nhân sự; hồ sơ năng lực; v.v… của CTCP
Dịch vụ & Vận tải biển Vũng Tàu trong giai đoạn 2011-2015.
Phương pháp phân tích - tổng hợp: được dùng để phân tích, đánh giá và tổng
hợp những kết quả nghiên cứu nhằm chỉ ra những thời cơ, thách thức đối với hoạt
động sản xuất kinh doanh của CTCP Dịch vụ & Vận tải biển Vũng Tàu; chỉ ra
những điểm mạnh, điểm yếu trong nội tại của công ty.
Phương pháp nghiên cứu định hướng: dựa trên kết quả phân tích, đánh giá
mơi trường (bên trong, bên ngồi), luận văn sử dụng các mơ hình kinh tế để xây
dựng và lựa chọn phương án chiến lược phát triển tối ưu cho CTCP Dịch vụ & Vận
tải biển Vũng Tàu trong giai đoạn 2016-2020.

5.2. Phương pháp thu thập và xử lý thông tin
- Phương pháp thu thập thông tin:
Luận văn sử dụng 02 hệ thống số liệu: sơ cấp và thứ cấp. Trong đó:

+ Dữ liệu sơ cấp được thu thập thông qua phương pháp phát phiếu điều tra
và trao đổi, phỏng vấn trực tiếp 12 cán bộ (là lãnh đạo cơng ty và trưởng, phó các
phịng, ban, bộ phận). Mục đích chủ yếu của các phương pháp này là thu thập ý
kiến của các chuyên gia về việc cho điểm trọng số đánh giá các ma trận trong luận
văn (ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài - EFE; ma trận đánh giá các yếu tố bên
trong - IFE; ma trận hình ảnh cạnh tranh; ma trận QSPM;…); đồng thời, xin ý kiến
về việc xây dựng, điều chỉnh chiến lược phát triển của công ty trong thời gian tới.
+ Dữ liệu thứ cấp được thu thập chủ yếu tại công ty và các nguồn số liệu của
các bài viết, nghiên cứu, báo cáo của các tổ chức, cá nhân đã được công bố rộng rãi.

5


Thời gian tiến hành điều tra được thực hiện trong vòng 02 tháng: tháng 08 và
tháng 09 năm 2016.
- Phương pháp xử lý thông tin:
+ Đối với dữ liệu thứ cấp: Nhóm dữ liệu này sẽ được sử dụng một cách trực
tiếp hoặc có xử lý đơn giản (chia tỷ lệ) để so sánh, đánh giá.
+ Đối với dữ liệu sơ cấp: Nhóm dữ liệu sơ cấp có được từ điều tra khảo sát
sẽ được xử lý bằng phần mềm Excel. Phương pháp tiếp theo được sử dụng là
phương pháp phân tích tổng hợp. Phương pháp này được sử dụng để thẩm định, giải
quyết những vấn đề còn tranh cãi, những quan điểm có thể mâu thuẫn giữa những
người được phỏng vấn.

5.3. Quy trình nghiên cứu
Bước 1: Nghiên cứu lý thuyết về chiến lược, chiến lược phát triển và hoạch
định chiến lược phát triển của doanh nghiệp.
Bước 2: Thu thập dữ liệu và tiến hành phân tích, đánh giá thực trạng những
yếu tố môi trường bên trong, môi trường bên ngoài của CTCP Dịch vụ & Vận tải
biển Vũng Tàu trong giai đoạn 2011-2015 để xác định những xu hướng tác động,

những điểm mạnh, điểm yếu trong quá trình hoạt động của công ty.
Bước 3: Xây dựng và lựa chọn phương án chiến lược phát triển tối ưu cho
CTCP Dịch vụ & Vận tải biển Vũng Tàu giai đoạn 2016-2020; đề xuất những giải
pháp chủ yếu nhằm thực hiện thành công chiến lược đã xây dựng.

6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của
luận văn được chia thành 03 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về hoạch địnhchiến lược phát triển kinh doanh của
doanh nghiệp.
Chương 2:Phân tích các căn cứ hoạch định chiến lược phát triển kinh doanh
của Công ty cổ phần Dịch vụ & Vận tải biển Vũng Tàu.
Chương 3: Chiến lược phát triểnkinh doanh của Công ty cổ phần Dịch vụ &
Vận tải biển Vũng Tàu giai đoạn 2016-2020.

6


Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC PHÁT
TRIỂN KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP
1.1. Chiến lược phát triển kinh doanh của doanh nghiệp
1.1.1. Khái niệm chiến lược phát triển của doanh nghiệp
Theo nhiều tài liệu thì thuật ngữ “Chiến lược” có nguồn gốc từ lĩnh vực quân
sự, đó là phương cách để chiến thắng trong một cuộc chiến tranh. Tuy nhiên, xét
trong lĩnh vực kinh tế thì định nghĩa chiến lược hiện nay đã có sự thay đổi. Trong
đó, có khá nhiều học giả đã đưa ra định nghĩa về chiến lược như:
Theo Bruce Henderson, chiến lược gia tại Tập đoàn tư vấn Boston cho rằng:
“Chiến lược là sự tìm kiếm thận trọng một kế hoạch hành động để phát triển và kết

hợp lợi thế cạnh tranh của tổ chức”.(Bruce D. Henderson, 1989)
Theo Johnson và Scholes (2000), trong cuốn “Chiến lược cạnh tranh của một
tổ chức”, thì: “Chiến lược là việc định hướng và xác định phạm vi hoạt động của
một tổ chức trong dài hạn, ở đó tổ chức phải giành được lợi thế thông qua việc kết
hợp các nguồn lực trong một môi trường nhiều thử thách, nhằm thỏa mãn tốt nhất
nhu cầu của thị trường và đáp ứng mong muốn của các tác nhân có liên quan đến tổ
chức”. (Gerry Johnson, Kevan Scholes, 2000)
Theo GS.TS. Phan Huy Đường (2014), trong cuốn sách “Quản lý công” do
Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội xuất bản, khi nghiên cứu về quản lý chiến lược trong
một tổ chức đã xác định 03 bộ phận quan trọng nhất cấu thành một chiến lược gồm:
(i) Hệ thống quan điểm cơ bản của chiến lược; (ii) Hệ thống mục tiêu chiến lược;
(iii) Hệ thống các giải pháp chiến lược. (Phan Huy Đường, 2014)
Theo các tác giả của giáo trình Quản lý học - Trường Đại học Kinh tế Quốc
dân (2012) thì: “Chiến lược là một kế hoạch quy mô lớn, xác định các mục tiêu tổng
thể và các giải pháp cơ bản, định hướng dài hạn cho hoạt động của tổ chức”. Chiến
lược phải đem lại cho tổ chức lợi thế cạnh tranh so với đối thủ; giúp cho tổ chức đạt
được mục tiêu của mình; thể hiện sự hiểu biết của tổ chức về những yếu tố cạnh

7


tranh và hợp tác chính; và là căn cứ cho việc ra các quyết định quản lý trong tổ
chức.(Nguyễn Thị Ngọc Huyền và ctv, 2012)
Mặc dù có những cách thức diễn đạt khác nhau, song các khái niệm chiến
lược được đưa ra đều đề cập đến 03 yếu tố: một là, xác định sứ mệnh và mục tiêu
lâu dài của tổ chức; hai là, đề xuất những phương án để thực hiện mục tiêu; ba là,
lựa chọn phương án khả thi, triển khai phương án và phân bổ nguồn lực để thực
hiện mục tiêu.
Trong doanh nghiệp, chiến lược được tiếp cận dưới nhiều cấp độ khác nhau.
Trong đó, chiến lược phát triển là chiến lược cấp tổ chức, chiến lược cấp cao nhất

định hướng cho các chiến lược khác và có thể định nghĩa như sau: Chiến lược phát
triển của doanh nghiệp là những kế hoạch dài hạn và những giải pháp lớn nhằm
thực hiện kế hoạch đó.
Theo đó, chiến lược phát triển của doanh nghiệp có những đặc trưng cơ bản:
- Chiến lược phát triển bao trùm các lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp và
thường thì chỉ các nhà quản lý cấp cao mới có đủ khả năng và tầm nhìn cần thiết để
hiểu được những ảnh hưởng rộng lớn của quyết định chiến lược và có đủ thẩm
quyền phân bố nguồn lực cần thiết.
- Chiến lược phát triển ảnh hưởng lâu dài tới triển vọng của doanh nghiệp vì
khi doanh nghiệp đã cam kết thực hiện một chiến lược phát triển cũng đồng nghĩa
với việc quảng bá hình ảnh của doanh nghiệp trên thương trường.
- Các vấn đề chiến lược thường định hướng tương lai vì được xây dựng dựa
trên những dự đoán của những nhà quản lý hơn là những gì họ biết.

1.1.2. Vị trí của chiến lược phát triển trong hệ thống chiến lược của doanh
nghiệp
Trong một doanh nghiệp thường có 03 cấp độ chiến lược: (Nguyễn Thị Ngọc
Huyền và ctv, 2012)

1.1.2.1. Chiến lược cấp tổ chức - Chiến lược phát triển
Chiến lược cấp tổ chức (organizational-level strategy) hay chiến lược phát
triển do bộ phận quản lý cao nhất vạch ra nhằm định hướng cho hoạt động của toàn
doanh nghiệp.

8


Chiến lược cấp tổ chức sẽ giải quyết các vấn đề cơ bản mà doanh nghiệp
phải đối mặt, từ đó đưa ra 3 quyết định chiến lược cơ bản cho doanh nghiệp, đó là:
Chiến lược định hướng (directional strategy) nhằm nêu ra định hướng chung

cho doanh nghiệp là tăng trưởng, ổn định hay thu hẹp.
Chiến lược danh mục hoạt động/đầu tư (portfolio strategy) nêu ra những lĩnh
vực, ngành, sản phẩm/dịch vụ mà doanh nghiệp sẽ hoạt động hay cung cấp.
Chiến lược quản lý tổng thể (parenting strategy) trong đó nêu ra phương
thức quản lý nhằm phối hợp hoạt động, chuyển giao và sử dụng nguồn lực, xây
dựng năng lực giữa các ngành, lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp.

1.1.2.2. Chiến lược cấp ngành - Chiến lược cấp đơn vị kinh doanh -SBU
a) Khái quát về đơn vị kinh doanh chiến lược SBU
Đơn vị kinh doanh chiến lược SBU là một bộ phận của doanh nghiệp tạo ra
sản phẩm hoặc dịch vụ phục vụ một nhóm khách hàng riêng. SBU có các hoạt động
cung ứng đầu vào, hoạt động nghiên cứu phát triển,... mang tính độc lập tương đối
so với các bộ phận khác trong doanh nghiệp.
Một doanh nghiệp có thể có nhiều SBU hoặc chỉ là 01 SBU hoặc nhiều
doanh nghiệp mới hợp thành 01 SBU:
(i) Một doanh nghiệp kinh doanh đơn ngành thì chiến lược cấp doanh nghiệp
(chiến lược phát triển) chính là chiến lược SBU, có nghĩa là sẽ chỉ có hai cấp chiến
lược (chiến lược doanh nghiệp và chiến lược chức năng);
(ii) Một doanh nghiệp kinh doanh đa ngành sẽ có 03 cấp chiến lược (Chiến
lược cấp doanh nghiệp, Chiến lược SBU và Chiến lược chức năng);
Mỗi một SBU cần một chiến lược kinh doanh riêng gọi là chiến lược cấp đơn
vị kinh doanh chiến lược. Chiến lược của mỗi SBU đều gắn với 1 cặp sản phẩm &
thị trường.
b) Vai trò của chiến lược cấp ngành
Chiến lược cấp ngành/lĩnh vực (business-level strategy) chỉ liên quan đến
những mối quan tâm và hoạt động trong một ngành (một lĩnh vực hoạt động) của tổ
chức. Chiến lược cấp ngành/lĩnh vực nhằm củng cố vị thế cạnh tranh và hợp tác của
ngành/lĩnh vực.

9



1.1.2.3. Chiến lược cấp chức năng
Các chiến lược cấp chức năng (functional strategy) được xây dựng và thực
hiện nhằm nâng cao năng lực cho các chức năng hoạt động của tổ chức và tối đa
hoá năng suất sử dụng nguồn lực của tổ chức. Các chiến lược này là: chiến lược
marketing, tài chính, nguồn nhân lực, sản xuất, nghiên cứu và phát triển…

1.1.3. Vai trò của chiến lược phát triển đối với doanh nghiệp
- Chiến lược phát triển xác định rõ phương hướng hành động cho doanh
nghiệp. Chiến lược phát triển tập trung vào phương hướng hành động nhằm đạt
được mục tiêu của doanh nghiệp, làm rõ và cụ thể hóa mục tiêu. Đa số sẽ thực hiện
tốt hơn nếu họ biết họ được mong đợi phải làm gì và doanh nghiệp đang đi về
đâu.(Nguyễn Thị Ngọc Huyền và ctv, 2012)
- Chiến lược phát triển tạo căn cứ cho lập kế hoạch tác nghiệp trong hoạt
động của doanh nghiệp. Nếu chiến lược phát triển được xây dựng chuẩn xác và được
các nhà quản lý hiểu đúng thì nó sẽ là căn cứ để lập kế hoạch hoạt động, nguồn lực
của doanh nghiệp sẽ được phân bố hợp lý và hiệu quả hơn. Chiến lược cũng xác định
những lĩnh vực hoạt động, khách hàng cũng như địa dư nơi sản phẩm và dịch vụ
được cung cấp. Những lĩnh vực này càng được xác định rõ bao nhiêu thì nguồn lực sẽ
được sử dụng hiệu quả hơn bấy nhiêu(Nguyễn Thị Ngọc Huyền và ctv, 2012)
- Chiến lược phát triển làm tăng hiệu lực của doanh nghiệp.Khái niệm hiệu
lực được định nghĩa là doanh nghiệp đạt được mục tiêu của mình với nguồn lực nhất
định; điều đó có nghĩa là để đảm bảo tính hiệu lực, nguồn lực khơng chỉ cần được sử
dụng một cách hiệu quả mà còn phải được sử dụng theo cách đảm bảo tối đa hóa việc
đạt được mục tiêu của doanh nghiệp.(Nguyễn Thị Ngọc Huyền và ctv, 2012)
- Chiến lược phát triển tạo ra sự biến đổi về chất cho doanh nghiệp. Mọi
doanh nghiệp để có sự biến đổi đột biến về chất đòi hỏi phải tiến hành các hoạt
động của mình một cách khơn ngoan và trong một thời gian đủ dài. Chính chiến
lược với thời gian khá dài sẽ giúp cho doanh nghiệp từ các biến đổi về lượng đến

chỗ biến đổi về chất. Đây chính là quy luật phát triển biện chứng: các biến đổi về
lượng tích đủ đến ngưỡng sẽ tạo ra các biến đổi về chất. (Nguyễn Thị Ngọc Huyền
và ctv, 2012)

10


- Chiến lược phát triển là công cụ nâng cao sự hài lòng của người lao động
trong doanh nghiệp. Chiến lược sẽ góp phần tạo nên tính hiệu lực cho doanh nghiệp
bằng cách tạo ra sự hài lòng của các cá nhân trong doanh nghiệp, giảm xung đột lợi
ích và sự mơ hồ của cơng việc.

1.2. Quy trình hoạch định chiến lược phát triển của doanh nghiệp
Để có được bản chiến lược phát triển đáp ứng được các yêu cầu về nội dung,
hình thức cũng như mức độ tin cậy, đảm bảo hiệu quả của thông tin đưa ra trong đó,
các nhà quản lýbắt buộc phải tuân thủ theo một quy trình chuẩn mực nhất định.
Trên thực tế một doanh nghiệp có nhiều lĩnh vực kinh doanh khác nhau, mỗi
lĩnh vực là một SBU, khi đó, việc xây dựng chiến lược phát triển tồn doanh nghiệp
sẽ là q trình tổng hợp chiến lược phát triển của tất cả các SBU này.
Tuy nhiên về mặt lý luận thì quá trình xây dựngchiến lược phát triển của một
doanh nghiệp nói chung bao gồm 6 bước cơ bản sau:
Phân tích mơi trường
Khẳng định sứ mệnh, tầm nhìn chiến lược
Xác định mục tiêu chiến lược
Xây dựng các lựa chọn chiến lược
Đánh giá và lựa chọn phương án chiến lược tối ưu
Đề xuất và quyết định chiến lược
Hình 1.1: Quy trình hoạch định chiến lược phát triển của doanh nghiệp
Nguồn: Giáo trình Quản lý học - Đại học Kinh tế Quốc dân


1.2.1. Phân tích mơi trường kinh doanh
Phân tích mơi trường kinh doanh chính là việc đánh giá những căn cứ xây
dựng chiến lược phát triển cho doanh nghiệp. Môi trường kinh doanh của doanh
nghiệp bao gồm: Mơi trường bên ngồi và mơi trường bên trong doanh nghiệp.

11


1.2.1.1. Phân tích mơi trường bên ngồi doanh nghiệp
Mục đích của việc kiểm sốt các yếu tố bên ngồi là phát triển một danh sách
có giới hạn những cơ hội của mơi trường có thể mang lại cho doanh nghiệp và các
mối đe dọa của môi trường mà doanh nghiệp nên tránh.
Mơi trường bên ngồi bao gồm: Mơi trường vĩ mơ và mơi trường ngành.
a) Phân tích mơi trường vĩ mô
Những thay đổi dù lớn, dù nhỏ trong môi trường vĩ mơ cũng có thể tác động
trực tiếp đến bất kỳ lực lượng nào, làm biến đổi sức mạnh tương đối giữa các thế
lực và làm thay đổi tính hấp dẫn của một ngành. Môi trường vĩ mô bao gồm:
Thứ nhất, phân tích mơi trường chính trị - pháp luật:
Bao gồm hệ thống luật và các văn bản dưới luật, các cơng cụ chính sách của
Nhà nước, điều hành của Chính phủ và các tổ chức chính trị xã hội. Một thể chế
chính trị ổn định, luật pháp rõ ràng, rộng mở sẽ là cơ sở cho việc đảmbảo môi
trường kinh doanh bình đẳng, tạo điều kiện cho mọi doanh nghiệp có cơ hội cạnh
tranh lành mạnh; thiết lập mối quan hệ lợi íchcơng bằng giữa người sản xuất và
người tiêu dùng; buộc mọi doanh nghiệp phải có trách nhiệm đối với xã hội và
người tiêu dùng…
Thứ hai,phân tích mơi trường kinh tế:
Môi trường kinh tế không chỉ định hướng và có ảnh hưởng trực tiếp đến các
hoạt động quản lý của doanh nghiệp, mà còn ảnh hưởng cả tới môi trường ngành và
môi trường nội bộ bên trong doanh nghiệp.Khi xây dựng chiến lược phát
triển,doanh nghiệp cần phân tích tác động của những yếu tố thuộc môi trường kinh

tế sau:
(i)Tốc độ tăng trưởng kinh tế của đất nước:
Khi xây dựng chiến lược phát triển, doanh nghiệp có thể thu thập thông tin
về tăng trưởng của nền kinh tế trong quá khứ và những thông tin dự báo về khả
năng tăng trưởng của nền kinh tế trong dài hạn; đồng thời, doanh nghiệp cũng cần
có khả năng dự báo và đánh giá tác động của yếu tố này đến các hoạt động sản xuất
kinh doanh của mình trong hiện tại và tương lai.

12


(ii) Lãi suất và xu hướng lãi suất trong nền kinh tế
Trên thực tế các doanh nghiệp thường đi vay thêm vốn ở ngân hàng để mở
rộng sản xuất hoặc sử dụng trong việc mua bán, do đó lãi suất cho vay cao hay thấp
sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các yếu tố đầu vào, đầu ra ở mỗi doanh nghiệp. Điều này
cũng có nghĩa là ảnh hưởng của lãi suất cho vay đến tiết kiệm, tiêu dùng, giá thành,
giá bán và tác động đến sức mua thực tế về hàng hóa cùng dịch vụ của doanh
nghiệp, có tác động rất lớn đến việc hoạch định và thực thi các chiến lược và chính
sách của doanh nghiệp.
(iii) Mức độ lạm phát trong nền kinh tế
Lạm phát cao hay thấp có ảnh hưởng đến nhu cầu đầu tư vào nền kinh tế của
các chủ thể kinh tế, thu nhập thực tế của người dân giảm và điều này lại dẫn tới làm
giảm sức mua và nhu cầu thực tế của khách hàng.Chính vì vậy việc dự đốn chính
xác yếu tố lạm phát là rất quan trọng trong quá trình xây dựng chiến lược phát triển
của doanh nghiệp.
(iv) Tỷ giá hối đoái
Tỷ giá hối đối có thể tạo vận hội tốt nhưng cũng có thể là nguy cơ cho sự
phát triển của doanh nghiệp. Trên thực tế, Chính phủ thường sử dụng công cụ này
để điều chỉnh quan hệ xuất nhập khẩu theo hướng có lợi cho nền kinh tế. Yếu tố này
có tác động rất lớn đến các doanh nghiệp có hoạt động thương mại quốc tế và là

một yếu tố được quan tâm hàng đầu vì nó có tác động nhanh chóng và sâu sắc đối
với từng quốc gia nói chung và từng doanh nghiệp nói riêng nhất là trong điều kiện
nền kinh tế mở.
Bên cạnh đó, tỷ giá hối đối cịn có sự ảnh hưởng liên đới đến tình hình lạm
phát và tăng trưởng của nền kinh tế. Do đó, việc dự báo tỷ giá hối đối là rất quan
trọng trong việc hoạch định và tổ chức thực hiệncác chiến lược và chính sách.
Thứ ba, phân tích mơi trường công nghệ
Môi trường công nghệ chứa đựng nhiều cơ hội cũng như những đe dọa đối
với các doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp mà sản phẩm, dịch vụ chứa
đựng hàm lượng khoa học cơng nghệ lớn. Do đó, việc đánh giá ảnh hưởng của yếu

13


tố này đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có ý nghĩa lớn trong
q trình đưa ra các phương án và giải pháp chiến phát triển của doanh nghiệp.
Thứ tư, phân tích mơi trường văn hóa xã hội
Khi phân tích mơi trường văn hóa, xã hội, doanh nghiệp cần chú trọng đến
các khía cạnh hình thành mơi trường văn hố xã hội có ảnh hưởng mạnh mẽ tới các
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như: (i)Những quan niệm về đạo đức, thẩm
mỹ, về lối sống, về nghề nghiệp; (ii)Những phong tục, tập quán, truyền thống;(iii)
Những quan tâm và ưu tiên của xã hội; (iv) Trình độ nhận thức, học vấn chung của
xã hội...
Thứ năm, phân tích môi trường tự nhiên
Môi trường tự nhiên ảnh hưởng đến cả các yếu tố đầu vào và sản phẩm đầu
ra của doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực có
liên quan đến khai thác, chế biến khoáng sản. Mặt khác, sự định hướng phát triển
bền vững đối với mọi ngành kinh tế của Chính phủ là yêu cầu bắt buộc đối với mọi
doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh của mình. Như vậy, việc nghiên
cứu và đánh giá mức độ ảnh hưởng của yếu tố tự nhiên cần phải được thực hiện

nghiêm túc khi xây dựng chiến lược phát triển của các doanh nghiệp.
Thứ sáu, phân tích mơi trường quốc tế
Trong xu hướng tồn cầu hóa và khu vực hóa nền kinh tế thế giới, hoạt động
kinh doanh quốc tế ngày càng được mở rộng và phát triển, để thích ứng với xu
hướng này, các doanh nghiệp phải tăng dần khả năng hội nhập, thích ứng của mình
với điều kiện mới của mơi trường kinh doanh trong và ngồi nước.
Khi phân tích ảnh hưởng của môi trường quốc tế đến hoạt động sản xuất kinh
doanh của mình, doanh nghiệp cần chú trọng đến một số yếu tố cơ bản:(i) Sự ổn
định của nền chính trị thế giới; (ii)Luật pháp và các thơng lệ quốc tế; (iii)Ảnh
hưởng của các yếu tố kinh tế quốc tế.
b) Phân tích mơi trường ngành
Mơi trường ngành (mơi trường tác nghiệp) là môi trường phức tạp và cũng
ảnh hưởng lớn đến công tác định hướng chiến lược phát triển của doanh nghiệp. Sự

14


thay đổi có thể diễn ra thường xuyên và khó sự báo chính xác được, khác với mơi
trường vĩ mơ, môi trường ngành không được tổng hợp từ những quy định, quy luật
mà mang tính thời điểm nhất định.
Để phân tích mơi trường ngành đối với một doanh nghiệp, ta sẽ sử dụng mơ
hình 05 lực lượng cạnh tranh của M. Porter được thể hiện ở hình sau:
Các đối thủ tiềm ẩn
Nguy cơ đe dọa
từ người mới vào cuộc

Người
cung
ứng


Quyền lực
thương

Các đối thủ cạnh tranh trong ngành

lượng của
người cung
ứng

Cuộc cạnh tranh giữa các đối thủ hiện tại

Quyền lực
thương
lượng của
người mua

Người
mua

Nguy cơ đe dọa
từ các sản phẩm thay thế
Sản phẩm thay thế

Hình 1.2: Mơ hình 5 lực lượng cạnh tranh của M.Porter
Nguồn: Michael E. Porter, 1993
(i) Phân tích các đối thủ cạnh tranh trong ngành
Các doanh nghiệp kinh doanh trong ngành sẽ cạnh tranh trực tiếp với nhau
tạo ra sức ép trở lại lên ngành tạo nên một cường độ cạnh tranh. Trong q tình
phân tích đối thủ cạnh tranh trong ngành, doanh nghiệp cần tập trung vào 02 vấn đề
chủ đạo:

Thứ nhất, đó là phân tích nội bộ ngành kinh doanh, bao gồm các yếu tố:
- Tình trạng ngành: Nhu cầu, độ tốc độ tăng trưởng,số lượng đối thủ…
- Cấu trúc của ngành: Ngành tập trung hay phân tán:
Ngành phân tán: là ngành có nhiều doanh nghiệp cạnh tranh với nhau nhưng

15


khơng có doanh nghiệp nào có đủ khả năng chi phối các doanh nghiệp còn lại.
Ngành tập trung: là ngành chỉ có một hoặc một vài doanh nghiệp nắm giữ vai
trò chi phối thị trường.
- Các rào cản rút lui (Exit Barries): rào cản rút lui là các yếu tố khiến cho
việc rút lui khỏi ngành của doanh nghiệp trở nên khó khăn:Rào cản về cơng nghệ,
vốn đầu tư; Ràng buộc với người lao động; Ràng buộc với Chính phủ, các tổ chức
liên quan; Các ràng buộc chiến lược, kế hoạch.
Thứ hai, đó là phân tích các đối thủ cạnh tranh trực tiếp:
Việc đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của đối thủ cạnh tranh sẽ cho doanh
nghiệp biết được khả năng thực thi chiến lược và mức độ thành đạt mục tiêu chiến
lược phát triển của các đối thủ cạnh tranh. Từ đó, doanh nghiệp có kế hoạch huy
động và sử dụng các nguồn lực một cách hợp lý để có thể kiểm sốt được năng lực
cạnh tranh của đối thủ và tăng cường năng lực cạnh tranh của mình.
(ii) Phân tích các đối thủ tiềm ẩn
Đối thủ tiềm ẩn nhiều hay ít, áp lực của họ tới ngành mạnh hay yếu sẽ phụ
thuộc vào các yếu tố: sức hấp dẫn của ngành, những rào cản gia nhập ngành, đây
cũng chính là những vấn đề mà doanh nghiệp cần xem xét khi phân tích các đối thủ
tiềm ẩn trong quá trình xây dựng chiến lược phát triển.
(iii) Phân tích khách hàng
Khách hàng là đối tượng có ảnh hưởng rất mạnh trong các chiến lược phát
triển của doanh nghiệp, quyết định sự tồn tại và phát triển lâu dài của các doanh
nghiệp. Khi nghiên cứu môi trường kinh doanh để hoạch định các chiến lược, thông

tin về khách hàng được các nhà quản lý thu thập, phân tích và đánh giá đầu tiên.
Qua đó, nhà quản lý có cơ sở lựa chọn khách hàng mục tiêu, phát triển các chính
sách và chương trình hành động nhằm đáp ứng tốt các nhu cầu của khách hàng
trong từng thời kỳ.
Khi phân tích khách hàng trong quá trình xây dựng chiến lược phát triển, các
doanh nghiệp cần chú trọng đến những yếu tố sau: Quy mô khách hàng; Tầm quan
trọng của khách hàng; Chi phí chuyển đổi khách hàng; Thơng tin khách hàng.

16


×