Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Hãy trình bày và phân tích nội dung triết học trong luận điểm trên của Hồ Chí Minh. Ý nghĩa của vấn đề

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (148.04 KB, 6 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT
NGÀNH : KINH TẾ QUỐC TẾ
---  ---

BÀI KIỂM TRA GIỮA KÌ

CÂU 2: Hồ Chí Minh “ nói chuyện với cán bộ đảng viên và thanh
niên lao động Hải Phòng “ (ngày 30/05/1957)
“Có người nói : Lúc này mà xem trọng tinh thần tư tưởng là không
duy vật biện chứng . Các cô, các chú có biết vì sao mà cách mạng
của ta thành công không? Vì tinh thần. Lúc bấy giờ thực dân phong
kiến có công an, quân đội, cảnh sát, chính quyền – tất cả, Đảng ta
chỉ có hai bàn tay không. Vì sao thành công? – Vì ta đoàn kết! Lấy
gì mà đoàn kết? Lấy tinh thần!....”
Hãy trình bày và phân tích nội dung triết học trong luận điểm trên
của Hồ Chí Minh. Ý nghĩa của vấn đề?
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

Trang 1

:


Trong triết học Mác-Lênin, phép biện chứng duy vật được coi là chung nhất của mọi
hoạt động thực tiễn, nó giúp con người nhận thức được thế giới và áp dụng các biện
pháp đó vào thực tiễn. Đặc biệt là trong lãnh đạo cách mạng, Hồ Chí Minh đã vận
dụng và chuyển hoá nó vào thực tiễn cách mạng Việt Nam. Nói chuyện với cán bộ,
đảng viên và thanh niên lao động Hải Phòng (30-5-1957), Hồ Chí Minh cũng đề cặp
đến nó như sau: “Có người nói: lúc này mà xem trọng tinh thần tư tưởng là không duy
vật biện chứng. Các cô, các chú có biết vì sao mà cách mạng của ta thành công không?


Vì tinh thần. Lúc bấy giờ thực dân, phong kiến có công an, quân đội, cảnh sát, chính
quyền – tất cả, Đảng ta chỉ có hai bàn tay không. Vì sao ta thành công? – Vì ta đoàn
kết! Lấy gì mà đoàn kết? Lấy tinh thần!...”. Vâng thắng lợi là do tinh thần đoàn kết,
vậy nó là biện chứng hay không duy vật biện chứng ? Theo tôi, đó là duy vật biện
chứng, nên người nói: lúc này mà xem trọng tinh thần tư tưởng là không duy vật biện
chứng là không đúng.
Triết học đã ra đời và phát triển hơn hai ngàn năm. Bằng sự đúc kết và ghi nhận
lại của sách vờ, ta có khái niệm về phép duy vật biện chứng như sau: Phép biện chứng
duy vật là lý luận khoa học về các mối liên hệ phổ biến về sự vận động, phát triển của
mọi sự vật, hiện tượng, là những quy luật chung nhất, phổ biến nhất của mọi quá trình
vận động, phát triển trong tự nhiên, xã hội và tư duy. Theo quan điểm duy vật biện
chứng , bản chất của thế giới là vật chất, thế giới thống nhất ở tính vật chất của nó.
Quan điểm đó bao hàm những nội dung sau đây:
- Một là, chỉ có một thế giới duy nhất là vật chất, thế giới vật chất là cái có trước, tồn
tại khách quan độc lập với ý thức của con người.
- Hai là, thế giới vật chất tồn tại vĩnh viễn, vô tận, vô hạn, không được sinh ra và
không bị mất đi.
- Ba là, mọi tồn tại của thế giới vật chất đều có mối liên hệ khách quan, thống nhất với
nhau, biểu hiện ở chỗ chúng ta là những dạng cụ thể của vật chất, là những kết cấu vật
chất, có nguồn gốc vật chất, do vật chất sinh ra và cùng chịu sự chi phối của những
quy luật khách quan phổ biến của thế giới vật chất. Trong thế giới vật chất, không có

Trang 2


gì khác ngoài những quá trình vật chất đang biến đổi và chuyển hóa lẫn nhau, là
nguổn gốc nguyên nhân kết quả của nhau.
Như nội dụng cơ bản trên của phép biện chứng, coi trọng về vật chất xem vật chất là
tất cả, nếu dựa vào nó để chiến đấu, đáng lí ta phải đề cao là trang bị vũ khí, gậy tầm
vong, hay tất cả những gì có thể chống lại địch , nhưng liệu có thể thắng hay không

khi lúc bấy giờ thực dân, phong kiến có công an, quân đội, cảnh sát, chính quyền – tất
cả, Đảng ta chỉ có hai bàn tay không. Vì sao ta thành công? Rõ ràng Hồ Chí Minh đã
khẳng định – Vì ta đoàn kết! Lấy gì mà đoàn kết? Lấy tinh thần! Và Bác còn phân tích
thêm trong kháng chiến địch có hải, lục, không quân; ta thì về hải quân, không quân
không có mà ngay lục quân thì súng lung tung: Nhật, Mỹ, Pháp, Trung Quốc, đạn cũng
lung tung, thuốc men không có, cán bộ thì từ du kích ra, vì sao mà thắng được? Vì
đoàn kết! Vì sao đoàn kết? Là do tinh thần. Như các đồng chí ta mà bị hy sinh trong
lúc làm việc bí mật trước cách mạng, bị nó bắt được, nó treo, nó kẹp, nó tra tấn, nó bắn
nhưng nhất định không nói, chẳng những không nói mà còn chửi vào mặt nó. Đấy là
vật chất hay tinh thần? Trong kháng chiến có chiến sĩ lấy thân mình lấp lỗ châu mai,
lấy thân ngăn cho súng khỏi lăn, hy sinh lấy tài liệu của địch, hay ngay ở Hải Phòng có
mấy người đánh được trường bay Cát Bi, thì đó là tinh thần hay vật chất? – Tinh thần!
Thế thì tinh thần trọng hơn. Vật chất cố nhiên là trọng, tinh thần cũng là trọng. Có khi
địch vật chất hơn ta mà ta tinh thần hơn nó, nên ta thắng nó.
Vậy tại sao có người nói xem trọng tư tưởng lúc này là không duy vật biện chứng ?
Là do tư tưởng là từ ý thức con người , nó không thuộc quan điểm duy vật mà thuộc
quan điểm duy tâm chăng? Quan điểm duy tâm phủ nhận hiện thực khách quan, phủ
đinh khả năng nhận thức của con người đối với cuộc cách mạng, làm cho con người
trở nên thụ động, tiêu cực , không thực tế chăng? Nếu hiểu như vậy là hoàn toàn sai
lệch.
Thật ra, theo quan điểm duy vật biện chứng, Ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới
khách quan.Các yếu tố tạo thành nguồn gốc tự nhiên của Ý thức là bộ óc con người và
hoạt động của nó cùng với mối quan hệ giữa con người với thế giới khách quan. Với
nghĩa bao quát nhất, khái niệm ý thức dùng để chỉ toàn bộ đời sống tinh thần, là sự

Trang 3


phản ánh năng động sáng tạo hiện thực khách quan của con người, trong đó gồm ba
yếu tố cơ bản nhất là tri thức, tình cảm và ý chí của con người.

Ý thức ra đời từ hai nguồn gốc: nguồn gốc tự nhiên và nguồn gốc xã hội: Ý thức là
thuộc tính của vật chất, nhưng không phải là thuộc tính của mọi dạng vật chất, mà chỉ
là thuộc tính của một dạng vật chất đặc biệt, được tổ chức cao là bộ óc người. Thế giới
khách quan (tự nhiên, xã hội) tồn tại bên ngoài con người là đối tượng phản ánh, là
nguồn gốc tự nhiên của ý thức.
Nguồn gốc xã hội của ý thức do hai yếu tố là lao động và ngôn ngữ. Bộ não người
càng phát triển, khả năng sáng tạo và chinh phục tự nhiên ngày càng cao hơn. Nguồn
gốc xã hội có ý nghĩa quyết định sự ra đời của ý thức. Nguồn gốc trực tiếp cho sự ra
đời của ý thức là thực tiễn hoạt động sản xuất, hoạt động xã hội và thực nghiệm khoa
học.
Giữa vật chất và ý thực có mối quan hệ với nhau. Vật chất quyết định ý thức: Ý thức
dù có năng động, có vai trò to lớn đến đâu, xét đến cùng bao giờ cũng do vật chất
quyết định. Vật chất là tiền đề, là cơ sở và nguồn gốc cho sự ra đời, tồn tại và phát
triển của ý thức. Điều kiện vật chất thế nào thì ý thức như thế đó. Khi cơ sở, điều kiện
vật chất thay đổi thì ý thức cũng thay đổi theo. Vật chất quyết định ý thức là quyết
định cá nội dung, bản chất và khuynh hướng vận động, phát triển của ý thức.
Ý thức tác động trở lại vật chất: Ý thức do vật chất sinh ra và quyết định nhưng ý thức
có tác động to lớn đối với vật chất. Ý thức giúp con người hiểu được bản chất, quy luật
vận động phát triển của sự vật, hiện tượng để hình thành phương hướng, mục tiêu và
những phương pháp, cách thức thực hiện phương hướng, mục tiêu đó. Nhờ có ý thức,
con người biết lựa chọn những khả năng phù hợp thúc đẩy sự vật phát triển. Vai trò
của ý thức đối với vật chất, thực chất là vai trò hoạt động thực tiễn của con người.
Sự tác động trở lại của ý thức đối với vật chất được thể hiện qua sự định hướng của ý
thức đối với hoạt động thực tiễn cải tạo tự nhiên và xã hội. Đồng thời, từ ý thức, con
người xây dựng nên các phương pháp cho hoạt động thực tiễn để cải tạo hoàn cảnh
khách quan. Có thể khẳng định ý thức, đặc biệt là yếu tố tri thức có vai trò quyết định
sự thành công hay thất bại của một hoạt động thực tiễn.

Trang 4



Ví dụ như sống trong một xã hội bị thực dân đô hộ, bị áp bức bóc lột, thì người dân
phải đấu tranh chống lại, vì bản thân họ, gia đình họ , cuộc sống của họ và vì một cả
đồng bào, dân tộc họ.Có thể thấy thực tiễn xã hội đã tác động lên ý thức của con
người, cảm nhận được tình cảm dân tộc với nhau, đau lòng với những hành động mà
bon thực dân đối xử với người thân ta, với đồng bào ta, nó biểu hiện thành sức mạnh
của bản thân mỗi người, là ý chí nung nấu, dẫn đến cách mạng. Tuy đất nước nghèo
khó, chiến đấu bằng gậy, bằng tay nhưng cuộc kháng chiến thắng lợi chính nhờ vào sự
đồng lòng đoàn kết của toàn dân. Là vì tinh thần, xem trong tinh thần tư tưởng với sự
chỉ đạo đúng đắn theo quan điểm duy vật biện chứng.
Vậy nội dung và đặc điểm của phương pháp biện chứng ở Hồ Chí Minh là gì?
Biện chứng trong xử lý mối quan hệ giữa thực tiễn và lý luận, giữa cái riêng và cái
chung. Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý, đó là quan điểm cốt lõi nhất của nhận thức
luận macxít và cũng là nguyên lý cơ bản của phép biện chứng duy vật. Theo quan
điểm của C.Mác: “ở mỗi dân tộc, lý luận bao giờ cũng chỉ được thực hiện theo mức độ
mà nó là sự thực hiện những nhu cầu của dân tộc ấy”. Nói cách khác, lý luận chỉ được
coi là đúng đắn khi nó đáp ứng được nhu cầu thực tiễn của mỗi dân tộc. Hồ Chí Minh
cũng quan niệm: “Lý luận là đem thực tế trong lịch sử, trong kinh nghiệm, trong các
cuộc tranh đấu, xem xét so sánh thật kỹ lượng, rõ ràng, làm thành kết luận. Rồi lại đem
nó chứng minh với thực tế, đó là lý luận chân chính”.Theo quan niệm đó, Hồ Chí
Minh luôn luôn lấy thực tiễn, lấy sự kiện của đời sống dân tộc và thời đại làm định
hướng cho tư duy và hành động, lấy mục tiêu độc lập và phát triển của dân tộc làm căn
cứ để xem xét lý luận, để lựa chọn con đường và bước đi cho cách mạng Việt Nam,
nhờ đó mà tránh được giáo điều, rập khuôn (do chỉ biết lặp lại cái chung), đồng thời
cũng tránh để không rơi vào cơ hội, xét lại (do quá nhấn mạnh cái riêng, cái đặc thù).
Trong thời đại ngày nay, hội nhập quốc tế và toàn cầu hóa là xu thế tất yếu. Xu thế này
sẽ tạo ra thị trường lao động toàn cầu, công dân toàn cầu và thanh niên toàn cầu…
Những năm trước năm 2010, thanh niên nước ta được đánh giá tụt hậu hơn về học vấn
và tay nghề, ngoại ngữ và tin học, khả năng thích ứng, sức khỏe… Đến giai đoạn 2010
đến nay, thanh niên nước ta sẽ tiếp cận dần với trình độ, sức khỏe của thanh niên khu

vực và thanh niên thế giới. Thanh niên Việt Nam sẽ có trình độ văn hóa, chuyên môn

Trang 5


và tay nghề, ý chí và nghị lực không thua kém thanh niên các nước. Nhưng thanh niên
nước ta còn thua kém thanh niên các nước tiên tiến về kỷ luật lao động, kỹ năng làm
việc nhóm, kỹ năng tham gia các hoạt động quốc tế. Để giúp thanh niên tự tin tham gia
có hiệu quả vào hội nhập quốc tế và toàn cầu hóa, đòi hỏi Đoàn và Hội phải có các
hoạt động hỗ trợ thanh niên có kỹ năng, kỷ luật, có tác phong lao động công nghiệp và
nếp sống văn minh.
Tôi – thế hệ thanh niên ngày nay được sống, lao động, học tập trong môi trường hòa
bình; được thừa hưởng những thành quả của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa
và công cuộc đổi mới đất nước; được cống hiến và trưởng thành trong sự ổn định về
chính trị, sự phát triển vững chắc của kinh tế - xã hội và đời sống vật chất, tinh thần
của người dân không ngừng được cải thiện; được gia đình và xã hội dành cho nhiều cơ
hội học tập để có trình độ học vấn, chuyên môn cao hơn các lớp thanh niên đi trước.
Nhận thức được điểu đo, chúng tôi sẽ cố gắng để trang bị hành trang cho mình, học
thật giỏi, làm việc thật tốt để tham gia vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Cuối cùng, tôi muốn kết luận lại vấn đề tư tưởng mà Hồ Chí Minh đã nhắc tới
khi nói chuyện với cán bộ, Đảng viên và thanh niên lao động Hải Phòng (30-5-1957),
nó là duy vật biện chứng. Qua phân tích quan điểm duy vật biện chứng, ta thấy không
phải chỉ để nghiên cứu mà nhằm phục vụ thực tiễn. Vì vậy, để các nghiên cứu về chủ
nghĩa duy vật biện chứng gắn bó với thực tiễn, phục vụ một cách thiết thực cho hoạt
động thực tiễn, các nghiên cứu đó phải có nhiệm vụ phản biện cho các chủ trương,
đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Điều đó có nghĩa là, từ các
nghiên cứu của mình, chúng ta nên có những đóng góp cho các chủ trương, đường lối
của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước để trên cơ sở đó, các cơ quan Đảng và
Nhà nước có đủ căn cứ để đưa ra các quyết sách một cách hợp lý nhất, đúng đắn nhất.


Trang 6



×