XIN KÍNH CHÀO CÔ VÀ CÁC BẠN THAM GIỰ BUỔI THUẾT TRÌNH
CỦA CHÚNG EM
Bản quyền bài này là: Nguyễn Trung Kiệm
ĐỀ NGHỊ CẤM SAO CHÉP DƯỚI MỌI HÌNH THỨC
Hóa Học 11
Bài 12: PHÂN BÓN HÓA HỌC
Mục lục
I.
PHÂN LÂN
1. Supephophat
2. Phân lân nóng chảy
II. MỞ RỘNG
III.MỘT SỐ LOẠI PHÂN KHÁC
I. PHÂN LÂN
•
Cung cấp photpho cho cây dưới dạng ion photphat PO 43-
•
Cần thiết cho cây ở thời kì sinh trưởng.
•
Đánh giá bằng hàm lượng % P2O5 tương ứng với lượng photpho có
trong thành phần của nó.
•
Nguyên liệu để sản xuất phân lân: quặng photphorit và apatit.
•
Một số loại phân lân chính là supephotphat và phân lân nóng chảy
1. Supephophat
•
•
Thành phần chính của supephotphat là muối tan canxi đihiđrophotphat.
•
Có hai lạo supephotphat: supephotphat đơn và supephotphat kép
Thông thường gọi là supe lân, dạng bột màu xám trắng hoặc sẫm, với thành phần chính là loại muối
tan được, đó là Ca(H2PO4)2.
1.1) Supephotphat đơn
-
Chứa 14 – 20% P2O5
-
Sản xuất: cho bột quặng photphorit hoặc apatit tác dụng với axit sunfuric đặc.
•
Công thức Ca3(PO4)2
•
Muối canxisunfat kết tinh thành muối ngâm nước: CaSO4.2H2O (thạch cao).
+ 2H2SO4 (đặc) = Ca(H2PO4)2 + 2CaSO4
1.2) Supephotphat kép
•
Chứa hàm lượng P2O5 cao hơn (40 – 50% P2O5 ) vì chỉ có Ca(H2 PO4)2
•
Sản xuất supephotphat kép qua 2 giai đoạn:
Giai đoạn 1: Điều chế Axit Photphoric
Ca3(PO4)2 + 3H2SO4 2H3PO4 + 3CaSO4
Giai đoạn 2: Cho axit photphoric tác dụng với photphorit hoặc apatit
Ca3(PO4)2 + 4H3PO4 3Ca(H2PO4)2
Supephotphat kép
Ca(H2PO4)2
2. Phân lân nung chảy
•
Thành phần chính là hỗn hợp photphat và silicat của canxi và
magie
•
Chứa 12 – 14% P2O5.
•
•
•
Không tan trong nước
Chỉ thích hợp cho loại đất chua
Để sản xuất, người ta nung hỗn hợp bột quặng apatit (hay
photphorit) với đá xà vân (thành phần chính là magie silicat) và
than cốc ở nhiệt độ trên 1000oC trong lò đứng
II. Mở rộng
1.1)Supephotphat
•
Là loại bột mịn màu trắng, vàng xám hoặc màu xám thiếc. Một số trường hợp supe lân được sản xuất dưới dạng
viên.
•
Dễ hoà tan trong nước nên cây dễ sử dụng, thường phát huy hiệu quả nhanh, ít bị rửa trôi. Có thể dùng để bón lót
hoặc bón thúc đều được.
•
Bón được ở các loại đất trung tính, đất kiềm, đất chua đều được. Tuy nhiên, ở các loại đất chua nên bón vôi khử
chua trước khi bón supe lân. Có thể dùng để ủ với phân chuồng.
1.1)Supephotphat
•
•
Nếu supe lân quá chua, cần trung hoà bớt độ chua trước khi sử dụng bằng phôtphat nội địa hoặc apatit.
•
Supe lân ít hút ẩm, nên dễ bị nhão và vón thành từng cục. Phân có tính axit nên dễ làm hỏng bao bì và dụng cụ
đong đựng bằng sắt.
•
Nên bón cho đất kiềm, đất khô cằn, hạn hán sẽ tốt hơn
Đất chua nhiều dùng 15 – 20% apatit để trung hoà, đất chua ít dùng 10 – 15%. Nếu dùng tro bếp để trung hoà độ
chua của supe lân thì dùng 10 – 15%, còn dùng vôi thì tỷ lệ là 5 – 10%
1.2) Nhận xét, đánh giá supephophat
•
Hai mặt mạnh của supe lân là:
- Dễ hòa tan, hiệu quả nhanh hơn các loại phân lân khác.
- Có chứa S. Mặt mạnh thứ hai này gần đây mới bắt đầu nhận thức hết vì
đa số đất Tây Nguyên thiếu yếu tố này.
2.1) Phân lân nung chảy
•
Phân lân nung chảy còn có tên gọi khác: phân lân thủy tinh; phân lân can-xi ma-giê; Fused Calcium Magnesium Phosphate (FMP),
Calcium Magnesium Phosphate (CMP).Phân được sản xuất bằng cách nung chảy lỏng quặng Apatit (hoặc quặng phosphorit) và một
số phụ gia sau đó làm lạnh nhanh bằng nước.
•
Tính chất: phân lân nung chảy có màu ghi hoặc xám,rất ít tan trong nước nhưng tan đến 98% trong môi trường đất và dịch của rễ cây.
Phân có tính kiềm (pH=8)nên có tác dụng khử chua. Phân có nhiều thành phần dinh dưỡng có ích cho cây trồng: P2O5: 13-21%;
MgO:10-20%; CaO:20-35%; SiO2:20-30%...
•
Lân nung chảy có phản ứng kiềm, cho nên không nên trộn lẫn với phân đạm vì dễ làm cho đạm bị mất.
2.1) Phân lân nung chảy
•
Phân này không tan trong nước, nhưng tan được trong axit yếu. Cây sử dụng dễ dàng. Phân có thể sử dụng để bón lót hoặc bón thúc
đều tốt. Phân sử dụng có hiệu quả trên các vùng đất cát nghèo, đất bạc màu, chua vì phân chứa nhiều thành phần, có các nguyên tố vi
lượng và một ít kali. Phân ít hút ẩm, luôn ở trong trạng thái tơi rời và không làm hỏng dụng cụ đong đựng.
•
Phân dùng nhiệt vật lý lò cao không dùng phương pháp hoá học không tạo ra phản ứng nên vẫn được coi là phân khoáng có nguồn
gốc tự nhiên. Không hoà tan trong nước, tan trong axit yếu do rễ tiết ra nên phù hợp cho canh tác tại đất chua phèn, trũng, ngập nước,
dốc. khi dùng loại phân này không nên hoà nước tưới, khi dùng cần vùi vào đất.
2.2) Nhận xét, đánh giá phân lân nóng chảy
•
•
Hiệu suất phân lân 25-30% nguyên nhân chủ yếu do keo đất giữ lại.
•
Các loại đất có khả năng hấp thụ và giữ chặt lân cao như đất phù sa nặng chua, đất phèn, đất đồi laterit chua, đất phù sa trũng và lầy
thụt hiệu quả lân nung chảy có trội hơn lân supe.
•
Mặt yếu của loại phân này là hiệu quả hơi chậm đặc biệt là ở vùng đất trung tính kiềm và quá nghèo lân, trong thời gian ngắn ban đầu
cây sẽ không được cung cấp đủ lân.
Ưu điểm chính chung của các loại phân lân nung chảy là:
- Có khả năng khử chua cải tạo đất chua, đất phèn.
- Lân trong phân ở dạng ít hòa tan nên hiệu quả chậm hơn supe lân một ít nhưng hiệu quả bền hơn vì lân không bị chuyển thành dạng
cây khó sử dụng.
III. Một số loại phân khác
•
Phân apatit:
•
Là loại bột mịn, màu nâu đất hoặc màu xám nâu. Tỷ lệ lân nguyên chất trong phân thay đổi nhiều
•
Thường chia thành 3 loại: loại apatit giàu có trên 38% lân; loại phân apatit trung bình có 17 – 38% lân ; loại phân apatit nghèo có
dưới 17% lân.
•
Loại apatit giàu thường được sử dụng để chế biến thành các loại phân lân khác, còn loại trung bình và loại nghèo mới được đem
nghiền thành bột để bón cho cây. Phần lớn lân trong phân apatit ở dưới dạng cây khó sử dụng.
•
Tỷ lệ vôi cao nên có khả năng khử chua cho đất, được sử dụng tương tự như phôtphat nội địa. Sử dụng và bảo quản tương đối dễ
dàng vì phân ít hút ẩm và ít biến chất.
III. Một số loại phân khác
•
Phôtphat nội địa:
•
Là loại bột mịn, màu nâu thẫm hoặc đôi khi có màu nâu nhạt. Tỷ lệ lân nguyên chất trong phân thay đổi rất nhiều, từ 15% đến 25%. Loại phân thường có trên thị
trường có tỷ lệ là 15 – 18%.
•
Phần lớn các hợp chất lân nằm ở dạng khó tiêu đối với cây trồng. Phân có tỷ lệ vôi cao, cho nên có khả năng khử chua.
•
Vì lân ở dạng khó tiêu, cho nên phân chỉ dùng có hiệu quả ở các chân đất chua. Dùng bón cho cây phân xanh có thể phát huy được hiệu lực. Chỉ nên dùng để
bón lót, không dùng để bón thúc.
•
Khi sử dụng có thể trộn với phân đạm để bón, nhưng trộn xong phải đem bón ngay, không được để lâu. Dùng để ủ với phân chuồng rất tốt.
•
Bảo quản tương đối dễ dàng.
III. Một số loại phân khác
•
•
Phân lân kết tủa:
•
Phân này được sử dụng tương tự như phân lân nung chảy. Phân ít hút ẩm cho nên bảo quản dễ dàng
Phân có dạng bột trắng, nhẹ, xốp trong giống như vôi bột. Phân có tỷ lệ lân nguyên chất tương đối
cao, đến 27 – 31%. Ngoài ra trong thành phần của phân có một ít canxi.
Tóm tắt bài
PHÂN LÂN
supephotphat
Supephotphat đơn
Phân lân nung chảy
Supephotphat kép
Bài thuyết trình của chúng em đến đây kết
thúc
Cảm ơn các bạn và cô đã chú ý lắng nghe.