Tải bản đầy đủ (.pdf) (161 trang)

phân tích và đưa ra một số giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động bao thanh toán tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (16.27 MB, 161 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
-----------------------------------------------

NGUYỄN MINH KHUÊ

ĐỀ TÀI:

PHÂN TÍCH VÀ ĐƯA RA MỘT SỐ GIẢI PHAPR HẠN CHẾ
RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG BAO THANH TOÁN TẠI
NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SỸ
NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
NGUYỄN VĂN NGHIẾN

HÀ NỘI – 2010


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn là của riêng tôi, được nghiên cứu một cách độc lập.
Tất cả các trích dẫn, số liệu trong luận văn đều có nguồn gốc rõ ràng.
HV: Nguyễn Minh Khuê


LỜI CẢM ƠN

Tác giả xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới các cán bộ Trung tâm đào
tạo sau đại học và các thầy cô giáo Khoa Kinh tế & Quản lý Trường Đại học


Bách Khoa Hà Nội đã tạo mọi điều kiện thuận lợi, giảng dạy và giúp đỡ
trong quá trình tác giả học tập tại trường và thực hiện luận văn tốt nghiệp.
Tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành tới TS. Nguyễn Văn Nghiến,
người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo trong suốt quá trình tác giả học tập,
nghiên cứu, thực hiện luận văn tốt nghiệp.
Xin trân trọng cảm ơn !

HV: Nguyễn Minh Khuê


Luận văn cao học QTKD

Trường ĐH Bách Khoa HN

MỤC LỤC

TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
MỞ ĐẦU

1

CHƯƠNG 1 - NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ
RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG BAO THANH TOÁN
1.1 Những vấn đề cơ bản về bao thanh toán

4


1.1.1 Khái niệm

4

1.1.2 Phân loại

8

1.1.3 Các bên tham gia hoạt động

10

1.1.4 Các bước cơ bản trong quy trình

10

1.1.5 Vai trò của bao thanh toán

12

1.2 Phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong hoạt động bao thanh toán

13

1.2.1 Khái niệm rủi ro trong hoạt động bao thanh toán

13

1.2.2 Nhận dạng rủi ro trong hoạt động bao thanh toán


17

1.2.3 Các nguyên nhân rủi ro trong hoạt động bao thanh toán

22

1.2.4 Các biện pháp chủ yếu trong phòng ngừa và hạn chế rủi ro bao thanh
toán

Học viên: Nguyễn Minh Khuê

24


Luận văn cao học QTKD

Trường ĐH Bách Khoa HN

1.3 Kinh nghiệm về phòng ngừa và hạn chế rủi ro bao thanh toán trên

26

thế giới và tại Việt Nam
1.3.1 Kinh nghiệm quốc tế

26

1.3.2 Tại Việt Nam

31


1.4 Kết luận

32

CHƯƠNG 2 - THỰC TRẠNG PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TRONG
HOẠT ĐỘNG BAO THANH TOÁN TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI
THƯƠNG VIỆT NAM
2.1 Tổng quan về Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam

33

2.1.1 Khái quát về sự hình thành, phát triển và cơ cấu tổ chức

33

2.1.2 Tổng quan hoạt động kinh doanh

36

2.2 Hoạt động bao thanh toán tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt

47

Nam
2.2.1 Khách hàng đã có doanh số Bao Thanh Toán

48

2.2.2 Khách hàng chưa có doanh số Bao Thanh Toán


49

2.2.3 Giao dịch không thành công

49

2.2.4 Khách hàng ngừng giao dịch

51

2.2.5 Doanh số thực hiện của các chi nhánh

51

2.3 Thực trạng bao thanh toán và phòng ngừa, hạn chế rủi ro trong

52

hoạt động bao thanh toán của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt
Nam
2.3.1 Giai đoạn triển khai hoạt động mới

Học viên: Nguyễn Minh Khuê

52


Luận văn cao học QTKD


Trường ĐH Bách Khoa HN

2.3.2 Giai đoạn thí điểm

55

2.3.3 Thực trạng hoạt động

59

2.4 Đánh giá thực trạng phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong hoạt động

64

bao thanh toán tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam
2.4.1 Ưu điểm

64

2.4.2 Hạn chế

67

2.4.3 Những vướng mắc trong quá trình triển khai Bao Thanh Toán

73

2.4.4 Nguyễn nhân

77


CHƯƠNG 3 - GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TRONG
HOẠT ĐỘNG BAO THANH TOÁN TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI
THƯƠNG VIỆT NAM
3.1 Định hướng chiến lược về phát triển bao thanh toán tại Ngân hàng

87

TMCP Ngoại thương Việt Nam
3.1.1 Chiến lược phát triển của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam

87

3.1.2 Định hướng phát triển hoạt động bao thanh toán của Ngân hàng Ngoại

90

thương Việt Nam
3.2 Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong hoạt động bao thanh

91

toán tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam
3.2.1 Hoàn thiện văn bản quy định nội bộ cho việc thực hiện hoạt động bao

91

thanh toán của Ngân hàng Ngoại thương Việt nam
3.2.2 Xây dựng các tiêu chí lựa chọn người bán và người mua phù hợp


92

3.2.3 Xây dựng các tiêu chí lựa chọn đại lý bao thanh toán phù hợp

94

Học viên: Nguyễn Minh Khuê


Luận văn cao học QTKD

Trường ĐH Bách Khoa HN

3.2.4 Xác định hạn mức bao thanh toán cụ thể của người bán đối với người

95

mua
3.2.5 Xác định mức đảm bảo rủi ro tín dụng đối với người mua

96

3.2.6 Xác định giới hạn tín dụng của đại lý bao thanh toán bên mua

97

3.2.7 Phòng ngừa và hạn chế tranh chấp về hàng hoá

97


3.2.8 Phòng ngừa, hạn chế rủi ro tranh chấp hợp đồng

99

3.2.9 Phát triển hệ thống các Đại lý báo thanh toán trong nước và quốc tế

100

3.2.10 Nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ và trang bị công nghệ hiện đại

100

cho hoạt động bao thanh toán
3.3 Kiến nghị

103

3.3.1 Đối với Chính phủ

103

3.3.2 Đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

104

3.3.3 Đối với khách hàng

106

KẾT LUẬN


109

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

111

PHỤ LỤC

112

Học viên: Nguyễn Minh Khuê


Luận văn cao học QTKD

Trường ĐH Bách Khoa HN

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ACB:

Ngân hàng thương mại cổ phần Á châu

BTT:

Bao thanh toán

FC:

First Capital USA


FCI:

Factors Chain International

IFG:

International Factors Group

NHNN:

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

NHTM NN:

Ngân hàng thương mại Nhà nước

NK:

Nhập khẩu

RRTD:

Rủi ro tín dụng

BĐRRTD:

Bảo đảm rủi ro tín dụng

ƯT:


Ứng trước

Vietcombank:

Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (trước cổ phần hoá),
Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam

XK:

Học viên: Nguyễn Minh Khuê

Xuất khẩu


Luận văn cao học QTKD

Trường ĐH Bách Khoa HN

DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU
Sơ đồ 1.1

Các bước thực hiện bao thanh toán

13

Sơ đồ 2.1

Mô hình tổ chức của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt nam


38

Bảng 2.2

Tình hình huy động vốn giai đoạn 2005 - 2009

39

Bảng 2.3

Cơ cấu sử dụng vốn giai đoạn 2008 - 2009

39

Bảng 2.4

Hoạt động tín dụng giai đoạn 2005 - 2009

41

Bảng 2.5

Thanh toán xuất nhập khẩu giai đoạn 2005-2009

43

Bảng 2.6

Kết quả kinh doanh giai đoạn 2005 - 2009


44

Bảng 2.7

Doanh số bao thanh toán giai đoạn 2008 - 2010

58

Bảng 2.8

Tình hình giao dịch với thị trường quốc tế

58

Bảng 2.9

Phân tích mức độ sử dụng các chương trình hiện có

81

Bảng 3.1

Các chỉ tiêu hoạt động kinh doanh sau cổ phần hoá

89

Học viên: Nguyễn Minh Khuê


Luận văn cao học QTKD


Trường ĐH Bách Khoa HN

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong thanh toán thương mại ngày nay, phương thức chuyển tiền trả chậm
(hay còn gọi là ghi sổ) có xu hướng ngày càng tăng và hiện chiếm tới 80% doanh số
thanh toán thương mại. Việc người bán chấp nhận người mua trả tiền chậm luôn là
một trong những điều kiện thanh toán thuận lợi nhất để bán được hàng, đặc biệt là
để mở rộng thị trường xuất khẩu. Người mua nếu được đảm bảo khả năng thanh
toán tiền hàng cũng là điều kiện thuyết phục để được đối tác tin cậy giao hàng. Tuy
nhiên bán hàng trả chậm là phương thức mà người bán phải đối mặt với rủi ro nhiều
nhất. Sử dụng bao thanh toán do các đơn vị bao thanh toán cung cấp cho phép
người bán có đủ khả năng tài chính để chấp nhận cho người mua trả chậm, được
đảm bảo rủi ro tín dụng phía người mua, được giảm bớt gánh nặng khi phải theo dõi
đòi tiền bán hàng. Bao thanh toán ngày càng phát triển như một đòi hỏi tất yếu của
nhu cầu thương mại trong nước cũng như quốc tế.
Tại Việt Nam, bao thanh toán đã được phát triển như một dịch vụ mới trong
ngân hàng và các công ty tài chính từ năm 2004, sau khi Ngân Hàng Nà Nước Việt
Nam ban hành quyết định 1096/2004/QĐ – NHNN quản lý các hoạt động bao thanh
toán của các định chế tài chính. Tuy nhiên, số lượng các giao dịch bao thanh toán
thực sự vẫn còn rất khiêm tốn. Các tổ chức bao thanh toán Việt Nam (thường là các
ngân hàng và các công ty tài chính) vẫn còn coi bao thanh toán như một hoạt động
cho vay thông thường và vẫn chưa đưa đầy đủ các tính năng của dịch vụ này khi
cung cấp dịch vụ bao thanh toán cho khách hàng. Bằng cách nào để các tổ chức bao
thanh toán Việt Nam có thể phát triển dịch vụ này một cách hiệu quả nhất? Bằng
cách nào để các tổ chức bao thanh toán có thể mở rộng mạng lưới khách hàng, tối
đa hóa lợi nhuận từ hoạt động bao thanh toán, đồng thời vẫn có thể quản lý tốt các
rủi ro tín dụng và rủi ro hoạt động của hoạt động kinh doanh này? Các định chế tài
chính đang cung cấp dịch vụ bao thanh toán hoặc đang có kế hoạch phát triển dịch

vụ này luôn mong tìm được câu trả lời và các giải pháp hữu hiệu để phát triển dịch

Học viên: Nguyễn Minh Khuê

1


Luận văn cao học QTKD

Trường ĐH Bách Khoa HN

vụ Bao thanh toán tại đơn vị mình.
Triển khai hoạt động bao thanh toán là cần thiết và là hướng đi đúng đắn của
ngân hàng. Một mặt, với sự tham gia của ngân hàng với tư cách là đơn vị bao thanh
toán, các thương nhân có chỗ dựa để lựa chọn phương thức mua bán hàng trả chậm
hết sức hiệu quả. Mặt khác, bản thân ngân hàng cũng có thêm cơ hội kinh doanh
mới, đối phó với nguy cơ suy giảm thu nhập tài trợ thương mại do xu hướng giảm
dần của phương thức thanh toán tín dụng chứng từ và nhờ thu kèm chứng từ.
Bao thanh toán là một hoạt động kinh doanh của ngân hàng và vấn đề rủi ro
luôn là mối quan tâm hàng đầu trong quá trình hoạt động kinh doanh của bất cứ
doanh nghiệp nào. Thực tế cho thấy, lợi nhuận càng cao thì mức độ rủi ro phải đối
mặt càng lớn. Vì thế, vấn đề rủi ro luôn là mối quan tâm hàng đầu trong quá trình
phát triển hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Nếu không biết được rủi ro
nằm ở đâu, không phân tích đo lường được, không đưa ra được các giải pháp phòng
ngừa, hạn chế rủi ro thì cầm chắc sự thất bại. Trong cuộc sống hay trên thương
trường, ai hiểu biết về rủi ro nhiều hơn sẽ trở thành người chiến thắng.
Bao thanh toán là hoạt động mới tại Việt Nam cũng như tại Vietcombank.
Yêu cầu nghiên cứu phân tích, đánh giá rủi ro để chủ động đưa ra các giải pháp
phòng ngừa, hạn chế rủi ro là đòi hỏi tất yếu để phát triển hoạt động bao thanh toán.
Chính vì vậy, tôi đã chọn đề tài Luận văn: “Phân tích và đưa ra một số giải

pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động bao thanh toán tại Ngân hàng TMCP Ngoại
thương Việt Nam ”.
2. Mục đích nghiên cứu
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về phòng ngừa và hạn chế rủi ro
bao thanh toán.
- Đánh giá thực trạng phòng ngừa, hạn chế rủi ro hoạt động bao thanh toán
tại Vietcombank.
- Đề xuất một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro để góp phần phát
triển hoạt động bao thanh toán tại Vietcombank nói riêng và hoạt động bao
thanh toán tại Việt Nam nói chung.

Học viên: Nguyễn Minh Khuê

2


Luận văn cao học QTKD

Trường ĐH Bách Khoa HN

3. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu những rủi ro trong hoạt động bao thanh toán
và những giải pháp phòng ngừa, hạn chế rủi ro trong hoạt động bao thanh toán tại
Vietcombank.
4. Phạm vi nghiên cứu
- Những vấn đề lý luận cơ bản về phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong hoạt động
bao thanh toán.
- Phân tích và đánh giá thực trạng phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong hoạt động
bao thanh toán tại Vietcombank.
- Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro bao thanh toán tại Vietcombank.

4. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu khoa học kinh tế;
kết hợp với vận dụng các cơ sở lý luận, quan điểm và chính sách kinh tế, tài chính
ngân hàng và định hướng phát triển kinh tế của Nhà nước để phân tích, đánh giá và
đưa ra các giải pháp phòng ngừa hạn chế rủi ro trong hoạt động bao thanh toán.
Ngoài ra còn sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh và xuất phát từ
thực tiễn để làm sáng tỏ các vấn đề nghiên cứu.
5. Kết cấu luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm
các chương:
-

Chương 1: Những vấn đề cơ bản về phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong hoạt
động bao thanh toán.

-

Chương 2: Thực trạng phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong hoạt động bao
thanh toán tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam

-

Chương 3: Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong hoạt động bao
thanh toán tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam

Học viên: Nguyễn Minh Khuê

3



Luận văn cao học QTKD

Trường ĐH Bách Khoa HN

CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI RO
TRONG HOẠT ĐỘNG BAO THANH TOÁN
1.1 Những vấn đề cơ bản về bao thanh toán
1.1.1 Khái niệm
Có rất nhiều các định nghĩa khác nhau về bao thanh toán. Mỗi quốc gia có
ngôn ngữ riêng, có các thông lệ, có nhu cầu tài trợ, nhu cầu kinh doanh và có luật lệ
riêng. Khi đưa ra các sản phẩm dịch vụ về bao thanh toán, các nhà cung cấp dịch vụ
có thể đưa ra những cái tên khác nhau cho các sản phẩm dịch vụ bao thanh toán
khác nhau, hoặc có thể có những loại hình bao thanh toán khác nhau dưới cùng một
tên gọi.
Theo định nghĩa của Công ước quốc tế UNIDROIT 1988 về bao thanh toán
quốc tế, Hợp đồng bao thanh toán là một hợp đồng ký kết giữa một bên (nhà cung
cấp hàng hoá/dịch vụ) và một bên khác (đơn vị bao thanh toán) theo đó:
a. Nhà cung cấp hàng hoá/dịch vụ có thể hoặc sẽ chuyển nhượng cho đơn vị
bao thanh toán các khoản phải thu phát sinh từ các hợp đồng mua bán hàng
hoá/dịch vụ giữa nhà cung cấp và các khách hàng của nhà cung cấp, loại trừ
những giao dịch mua bán cho mục đích tiêu dùng cá nhân và hộ gia đình;
a. Đơn vị bao thanh toán thực hiện ít nhất hai trong các dịch vụ sau: tài trợ cho
nhà cung cấp, bao gồm cho vay và ứng trước; theo dõi các khoản phải thu;
thu nợ và bảo đảm rủi ro bên mua hàng không thanh toán;
b. Thông báo chuyển nhượng khoản phải thu phải được gửi tới các bên mua
hàng liên quan.
Theo định nghĩa trong Các quy tắc chung cho hoạt động bao thanh toán quốc
tế do FCI ban hành, Hợp đồng bao thanh toán là một hợp đồng theo đó nhà cung
cấp có thể hoặc sẽ chuyển nhượng các khoản phải thu (hoặc một phần của khoản

phải thu) cho một đơn vị bao thanh toán, với mục đích tài trợ hoặc không, để nhận
được ít nhất một trong các dịch vụ sau: Theo dõi khoản phải thu, thu nợ và bảo đảm

Học viên: Nguyễn Minh Khuê

4


Luận văn cao học QTKD

Trường ĐH Bách Khoa HN

rủi ro nợ xấu.
Theo Quy chế hoạt động bao thanh toán của các tổ chức tín dụng do NHNN
ban hành kèm theo Quyết định số 1096/2004/QĐ-NHNN ngày 06/09/2004 của
Thống đốc NHNN, thì: “Bao thanh toán là một hình thức cấp tín dụng của tổ chức
tín dụng cho bên bán hàng thông qua việc mua lại các khoản phải thu phát sinh từ
việc mua, bán hàng hoá đã được bên bán hàng và bên mua hàng thoả thuận trong
hợp đồng mua, bán hàng.”
Ngoài ra còn có nhiều định nghĩa khác về bao thanh toán như:
Bao thanh toán là một hình thức tài trợ thương mại mà nhờ đó, doanh nghiệp
bán khoản phải thu của họ (dưới hình thức các hoá đơn) theo giá chiết khấu. Nhờ đó
doanh nghiệp không phải phụ thuộc vào việc phải chờ đợi một thời gian 30 đến 90
ngày theo điều kiện thanh toán trả chậm từ khách hàng của họ mới có thể chuyển
các khoản phải thu này thành tiền mặt. Doanh nghiệp được hưởng lợi do có thể đẩy
nhanh tốc tộ luân chuyển vốn nhờ bán ngay các khoản phải thu cho đơn vị bao
thanh toán theo trị giá khoản phải thu trừ đi phí của đơn vị bao thanh toán
Bao thanh toán là việc bán các khoản phải thu của một công ty, với mức giá
chiết khấu, cho một đơn vị bao thanh toán là người sẽ đảm nhận rủi ro tín dụng đối
với khoản nợ và là người sẽ nhận tiền mặt khi con nợ (tức là người mua hàng) thanh

toán khoản nợ, còn được gọi là tài trợ các khoản phải thu.
Có thể nói những định nghĩa trên đây là sự mô tả hoạt động bao thanh toán
dưới nhiều góc độ khác nhau nhưng xét về bản chất, quan điểm của hiệp hội FCI về
bao thanh toán như sau:
Bao thanh toán là việc bên bán hàng hoặc đơn vị bao thanh toán của bên bán
hàng chuyển nhượng cho đơn vị bao thanh toán tất cả các quyền và lợi ích liên
quan tới những khoản phải thu ngắn hạn của bên bán hàng phát sinh từ việc mua
bán hàng hoá hợp pháp giữa bên bán hàng và bên mua hàng để bên bán hàng được
đơn vị bao thanh toán cung cấp các dịch vụ chủ yếu của bao thanh toán như sau:
-

Theo dõi các khoản phải thu của bên bán hàng;

-

Ứng trước cho bên bán hàng dựa trên giá trị các khoản phải thu;

Học viên: Nguyễn Minh Khuê

5


Luận văn cao học QTKD

-

Thu nợ;

-


Bảo đảm rủi ro tín dụng bên mua hàng.

Trường ĐH Bách Khoa HN

Để hiểu rõ khái niệm về bao thanh toán, chúng ta cần đi sâu thêm một số nội
dung trong khái niệm trên:
Thứ nhất: Khoản phải thu là khoản tiền bên bán hàng được quyền thu từ bên
mua hàng sau khi đã giao hàng cho bên mua hàng theo đúng quy định tại hợp đồng
mua bán đã ký kết. Việc chuyển nhượng khoản phải thu bao gồm việc chuyển
nhượng toàn bộ các quyền và lợi ích liên quan đến khoản phải thu. Khoản phải thu
phải là ngắn hạn (thông thường có thời hạn thanh toán dưới 180 ngày). Khoản phải
thu trong bao thanh toán gắn với phương thức thanh toán ghi sổ hoặc nhờ thu D/A.
Thứ hai: Theo dõi các khoản phải thu là việc đơn vị bao thanh toán mở sổ
ghi chép toàn bộ các khoản phải thu từ người mua của người bán theo đúng hợp
đồng bao thanh toán đã ký kết: Chi tiết các hoá đơn, ngày đến hạn, các khoản nào
đã được thanh toán, thời hạn thanh toán, thời hạn trả chậm, các khoản còn treo, các
báo có, các khoản thanh toán..... Định kỳ theo yêu cầu của khách hàng, đơn vị bao
thanh toán gửi bảng kê xác nhận tình trạng các khoản phải thu cho khách hàng, nhờ
đó khách hàng có thể có đầy đủ thông tin chính xác để kiểm soát việc thực hiện giao
dịch của mình cũng như của người mua.
Thứ ba: Ứng trước là việc đơn vị bao thanh toán cho người bán vay tới 90%
trị giá hoá đơn khi xuất trình với lãi suất cho vay ngắn hạn. Khi đơn vị bao thanh
toán thu được tiền từ phía người mua, đơn vị bao thanh toán sẽ thu khoản nợ này và
trả phần chênh lệch còn lại cho người bán. Người bán không cần phải đợi đến hạn
thanh toán theo hợp đồng mới nhận được tiền. Nhờ đó có điều kiện quay vòng vốn
và đảm bảo đủ vốn lưu động cho hoạt động kinh doanh. Tuỳ theo thoả thuận, cũng
có trường hợp đơn vị bao thanh toán ứng trước cho người bán ngay từ khi có đơn
hàng để người bán có vốn lưu động để thu mua hoặc sản xuất hàng chứ không nhất
thiết chỉ ứng trước sau khi người bán giao hàng. Cũng tuỳ từng đối tượng và từng
trường hợp, đơn vị bao thanh toán có thể ra điều kiện chỉ ứng trước khi người bán

hàng chấp thuận cả dịch vụ bảo đảm rủi ro tín dụng bên mua hàng.

Học viên: Nguyễn Minh Khuê

6


Luận văn cao học QTKD

Trường ĐH Bách Khoa HN

Thứ tư: Thu nợ là việc đơn vị bao thanh toán thực hiện theo dõi và đòi nợ
thay người bán, như tự động tạo thư thông báo cho người mua khi sắp đến hạn
thanh toán, gọi điện thoại khi cần thiết hay cử các nhân viên chuyên nghiệp trong
công tác đòi nợ để thực hiện thay người mua. Điều này hết sức hữu hiệu trong
trường hợp người mua và người bán ở các địa phương hay các quốc gia khác nhau.
Hơn nữa trong trường hợp người mua chây ỳ không trả nợ hoặc có các tranh chấp,
đơn vị bao thanh toán tại nước người mua sẽ quen thuộc với các vấn đề pháp lý ở
địa phương đó hơn người bán và có thể thay người bán thực hiện các thủ tục để
khởi kiện nhằm đòi được tiền cho người bán. Điều này sẽ được thoả thuận rõ ràng
trong hợp đồng Bao thanh toán.
Thứ năm: Đảm bảo rủi ro tín dụng bên mua tức là nếu người mua không
thanh toán, đơn vị bao thanh toán thông thường sẽ thanh toán 100% trị giá khoản
phải thu được đảm bảo khi người mua bị vỡ nợ, hoặc sau 90 ngày kể từ ngày khoản
phải thu đến hạn với điều kiện không có tranh chấp giữa người mua và người bán.
Thời hạn này cũng có thể thay đổi tuỳ theo thoả thuận. Thông thường, nếu bao
thanh toán trong nước thì thời hạn này có thể ngắn hơn. Mục đích của thời hạn này
là để đơn vị bao thanh toán có điều kiện về thời gian để thực hiện việc thu nợ từ
người mua. Trong trường hợp chấp nhận cung cấp dịch vụ đảm bảo rủi ro tín dụng
bên mua, đơn vị bao thanh toán bên mua thông báo trước hạn mức của từng người

mua cho người bán và chỉ chấp nhận đảm bảo rủi ro đối với các khoản phải thu
trong hạn mức đó mà thôi. Hạn mức này thường được duy trì ổn định, thậm trí
không có thời hạn và chỉ thay đổi khi tình trạng tài chính của người mua có biến
động. Vì vậy, với thông tin này, người bán cũng có thể điều chỉnh được quan hệ của
mình với người mua để đảm bảo an toàn cho chính mình.
Thứ sáu: Phân biệt bao thanh toán với một số hoạt động tương tự:
Tài trợ khoản phải thu: tương tự dịch vụ ứng trước trong bao thanh toán
nhưng khác ở chỗ có thể tài trợ trước giao hàng và có kỳ hạn cụ thể, thường là 6-24
tháng.
Bảo hiểm tín dụng: tương tự dịch vụ bảo đảm rủi ro tín dụng bên mua nhưng

Học viên: Nguyễn Minh Khuê

7


Luận văn cao học QTKD

Trường ĐH Bách Khoa HN

khác ở chỗ không cần chuyển nhượng khoản phải thu, mức độ bảo đảm chỉ từ 7090% giá trị khoản phải thu và thời điểm thực hiện nghĩa vụ là khi bên mua phá sản
hoặc chậm thanh toán 180 ngày.
1.1.2 Phân loại
1.1.2.1 Căn cứ vào địa bàn hoạt động của người mua và người bán
Bao thanh toán trong nước: là việc bao thanh toán dựa trên hợp đồng mua,
bán hàng, trong đó bên bán hàng và bên mua hàng là người cư trú theo quy định của
pháp luật về quản lý ngoại hối
Bao thanh toán quốc tế (Xuất - Nhập khẩu): là việc bao thanh toán dựa trên
hợp đồng xuất- nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ.
1.1.2.2 Căn cứ vào số lượng các đơn vị bao thanh toán tham gia vào giao dịch

bao thanh toán
Bao thanh toán trực tiếp: Một đơn vị bao thanh toán có thể cung cấp dịch vụ
theo dõi khoản phải thu, ứng trước, thu nợ, đảm bảo rủi ro tín dụng bên mua hàng
cho bên bán hàng.
Bao thanh toán gián tiếp: Có hai đơn vị bao thanh toán tham gia: đại lý bao
thanh toán bên bán cung cấp dịch vụ bao thanh toán cho khách hàng là bên bán
hàng, đại lý bao thanh toán bên mua cung cấp dịch vụ bao thanh toán cho khách
hàng là đại lý bao thanh toán bên bán. Với tư cách là đại lý bao thanh toán bên bán,
đại lý có thể cung cấp cho bên bán các dịch vụ như theo dõi khoản phải thu, ứng
trước, giao dịch với đại lý bao thanh toán bên mua để cung cấp dịch vụ thu nợ, đảm
bảo rủi ro tín dụng bên mua. Với tư cách là đại lý bao thanh toán bên mua, đại lý
bao thanh toán bên mua có thể cung cấp cho đại lý bao thanh toán bên bán các dịch
vụ như thu nợ, đảm bảo rủi ro tín dụng bên mua hàng. Như vậy, đại lý bao thanh
toán bên bán không trực tiếp mà thông qua đại lý bao thanh toán bên mua để cung
cấp cho bên bán dịch vụ thu nợ hay đảm bảo rủi ro tín dụng bên mua.
1.1.2.3 Căn cứ vào các dịch vụ bao thanh toán chính được cung cấp
Bao thanh toán có truy đòi khoản cho vay ứng trước: là việc bao thanh toán
trong đó đơn vị bao thanh toán cung cấp cho bên bán hàng dịch vụ cho vay ứng

Học viên: Nguyễn Minh Khuê

8


Luận văn cao học QTKD

Trường ĐH Bách Khoa HN

trước dựa trên trị giá khoản phải thu. Đồng thời, trong mọi trường hợp, đơn vị bao
thanh toán được quyền đòi lại bên bán hàng số tiền mà họ ứng trước đó.

Bao thanh toán miễn truy đòi khoản cho vay ứng trước: là việc bao thanh
toán trong đó đơn vị bao thanh toán cung cấp cho bên bán hàng dịch vụ cho vay ứng
trước dựa trên trị giá khoản phải thu. Đồng thời, trong mọi trường hợp, đơn vị bao
thanh toán không được quyền đòi lại bên bán hàng số tiền mà họ đã ứng trước đó.
Bao thanh toán có bảo đảm rủi ro tín dụng bên mua hàng: là việc bao thanh
toán trong đó đơn vị bao thanh toán (hoặc đại lý bao thanh toán bên bán giao dịch
với đại lý bao thanh toán bên mua hàng để đại lý bao thanh toán bên mua hàng)
cung cấp cho bên bán hàng dịch vụ bảo đảm rủi ro tín dụng bên mua hàng.
Bao thanh toán không có đảm bảo rủi ro bên mua hàng: là việc bao thanh
toán trong đó đơn vị bao thanh toán bên bán hàng giao dịch với đơn vị bao thanh
toán bên mua hàng để đơn vị bao thanh toán bên mua hàng cung cấp cho bên bán
hàng dịch vụ thu nợ đơn thuần mà không có bảo đảm rủi ro tín dụng bên mua hàng.
Bao thanh toán có bảo đảm rủi ro tín dụng đơn vị bao thanh toán bên mua
hàng: là việc bao thanh toán trong đó đơn vị bao thanh toán bên bán cung cấp cho
bên bán hàng dịch vụ bảo đảm rủi ro tín dụng đơn vị bao thanh toán bên mua hàng.
Theo đó, trong trường hợp đơn vị bao thanh toán bên mua hàng không hoàn thành
nghĩa vụ thanh toán cho đơn vị bao thanh toán bên bán đối với khoản phải thu được
chuyển nhượng, đến ngày thứ 100 kể từ ngày đáo hạn của khoản phải thu, đơn vị
bao thanh toán bên bán có trách nhiệm thanh toán 100% trị giá khoản phải thu cho
bên bán hàng.
Bao thanh toán không có bảo đảm rủi ro tín dụng đại lý bên mua hàng: là
việc bao thanh toán trong đó đơn vị bao thanh toán bên bán không cung cấp cho bên
bán hàng dịch vụ bảo đảm rủi ro tín dụng đơn vị bao thanh toán bên mua hàng.
Theo đó, bên bán hàng chịu mọi rủi ro trong trường hợp đơn vị bao thanh toán bên
mua hàng không hoàn thành nghĩa vụ của mình với bên bán hàng.

Học viên: Nguyễn Minh Khuê

9



Luận văn cao học QTKD

Trường ĐH Bách Khoa HN

1.1.3 Các bên tham gia hoạt động
1.1.3.1 Bên bán hàng
Bên bán hàng là tổ chức có nghĩa vụ giao hàng cho bên mua hàng và được
quyền thụ hưởng khoản tiền hàng do bên mua trả theo đúng quy định tại hợp đồng
mua, bán hàng hoá dịch vụ.
1.1.3.2 Bên mua hàng
Bên mua hàng là tổ chức được nhận hàng hoá từ bên bán hàng và có nghĩa
vụ phải thanh toán các khoản phải thu quy định tại hợp đồng mua bán hàng hoá dịch
vụ.
1.1.3.3 Đơn vị bao thanh toán
Đơn vị bao thanh toán hay còn gọi là đại lý bao thanh toán là tổ chức cung
cấp dịch vụ bao thanh toán. Tuỳ từng loại hình bao thanh toán, đơn vị bao thanh
toán có thể là một hoặc hai tổ chức. Đối với bao thanh toán gián tiếp, có hai đơn vị
bao thanh toán: đơn vị bao thanh toán bên bán hay đại lý bao thanh toán bên bán và
đơn vị bao thanh toán bên mua hay đại lý bao thanh toán bên mua. Đơn vị bao thanh
toán bên bán sẽ cung cấp dịch vụ bao thanh toán cho khách hàng là người bán hàng.
Đơn vị bao thanh toán bên mua sẽ cung cấp dịch vụ bao thanh toán cho khách hàng
là đơn vị bao thanh toán bên bán.
1.1.4 Các bước cơ bản trong quy trình
1.1.4.1 Bước chuẩn bị
Thoả thuận giữa người mua và người bán: Hợp đồng mua bán hay hợp đồng
xuất nhập khẩu: Người mua và người bán ký hợp đồng mua bán hàng hoá dịch vụ
trong đó thoả thuận sử dụng phương thức mua bán thanh toán trả chậm dưới 180
ngày (Phương thức ghi sổ hay nhờ thu trả chậm D/A - Document Against
Acceptance).

Thoả thuận giữa đại lý bao thanh toán bên bán và đại lý bao thanh toán bên
mua: Hợp đồng đại lý bao thanh toán: Đối với Bao thanh toán hệ hai đại lý, hai đại
lý cần ký hợp đồng đại lý bao thanh toán nhằm điều chỉnh mối quan hệ giữa hai đại
lý trong quá trình cung cấp dịch vụ bao thanh toán cho khách hàng. Nội dung thoả

Học viên: Nguyễn Minh Khuê

10


Luận văn cao học QTKD

Trường ĐH Bách Khoa HN

thuận thường bao gồm một số vấn đề cơ bản như: Tên, địa chỉ giao dịch của đại lý;
Thoả thuận áp dụng các quy định hay thông lệ nào, thường là thoả thuận áp dụng
các quy tắc hiệp hội và những thoả thuận riêng nếu có; Thoả thuận phương thức
giao dịch giữa hai đại lý.
Thoả thuận giữa đại lý bao thanh toán bên bán và người bán: Hợp đồng Bao
thanh toán. Hợp đồng khung: Người bán và đại lý bao thanh toán thiết lập mối quan
hệ ban đầu về việc cung cấp và sử dụng dịch vụ bao thanh toán, hai bên ký với nhau
hợp đồng bao thanh toán khung. Nội dung gồm một số vấn đề cơ bản như: Tên, địa
chỉ giao dịch, phương thức giao dịch; Hạn mức bao thanh toán; Các điều khoản
chung về việc ứng trước, lãi suất, thu nợ, đảm bảo rủi ro bên mua, tranh chấp giữa
bên mua và bên bán; Quyền và nghĩa vụ giữa hai bên. Hợp đồng chi tiết: Khi người
bán đã xác định cụ thể người mua, thường là hai bên người bán và người mua đã có
đơn hàng chi tiết, người bán thông báo cho đại lý thông tin về người mua, đại lý
chấp nhận thực hiện bao thanh toán, hai bên ký với nhau hợp đồng bao thanh toán
chi tiết. Nội dung thoả thuận cụ thể về việc đại lý cung cấp dịch vụ bao thanh toán
cho người bán đối với một người mua xác định như tên, địa chỉ của người mua, loại

hình bao thanh toán, hạn mức, phí, lãi ... và tuân thủ các quy định đã nêu trong hợp
đồng khung.
Thoả thuận giữa đại lý bao thanh toán bên mua và người mua: Cam kết
thanh toán: Khi đại lý bao thanh toán bên mua cung cấp dịch vụ bao thanh toán
công khai cho bên bán/đại lý bao thanh toán bên bán, người mua ký cam kết thanh
toán trong đó chấp nhận đại lý bao thanh toán là chủ nợ hợp pháp duy nhất của toàn
bộ các khoản phải thu phát sinh từ hợp đồng mua bán đã được bao thanh toán. Đồng
thời bên mua cam kết sẽ thanh toán các khoản phải thu đó cho đại lý Bao thanh toán
bên mua thay vì thanh toán trực tiếp cho người bán.
1.1.4.2 Bước thực hiện
Gồm các bước như sau:
1. Bên bán giao hàng cho bên mua;
2. Bên bán xuất trình chứng từ tại Đại lý bao thanh toán bên bán;

Học viên: Nguyễn Minh Khuê

11


Luận văn cao học QTKD

Trường ĐH Bách Khoa HN

3. Nếu chứng từ đầy đủ và hợp lệ, Đại lý BTT bên bán thông báo cho Đại lý
BTT bên mua. Trường hợp Hợp đồng bao thanh toán giữa Đại lý BTT bên
bán và bên bán có thoả thuận điều khoản ứng trước và bên bán có nhu cầu,
Đại lý BTT bên bán làm thủ tục ứng trước cho bên bán;
4. Đại lý BTT bên mua tiến hành các thủ tục thu nợ từ bên mua khi đến hạn;
5. Bên mua thanh toán tiền hàng cho Đại lý BTT bên mua, Đại lý BTT bên mua
chuyển tiền cho đại lý BTT bên bán;

6. Đại lý BTT bên bán thanh toán cho bên bán sau khi đã tất toán khoản ứng
trước, lãi và phí bao thanh toán.
Sơ đồ 1.1 Các bước thực hiện bao thanh toán

1

Bên bán
6

3

2

Bên mua
4

5

3

Đại lý BTT

5

Đại lý BTT

1.1.5 Vai trò của bao thanh toán
1.1.5.1 Vai trò đối với người bán
Bao thanh toán giúp khách hàng có thêm nguồn tài chính mới và không bị
giới hạn bởi thiếu tài sản thế chấp, hỗ trợ việc tăng doanh số bán hàng, giảm rủi ro

do ngân hàng thực hiện kiểm tra tín dụng đối với người mua, nhất là người mua
mới, ngân hàng gánh vác rủi ro do khách hàng không thanh toán (bao thanh toán
miễn truy đòi), ngân hàng cung cấp dịch vụ theo dõi các khoản phải thu. Bao thanh
toán giúp người bán tăng tính cạnh tranh vì có thể bán trả chậm, khuyến khích

Học viên: Nguyễn Minh Khuê

12


Luận văn cao học QTKD

Trường ĐH Bách Khoa HN

người mua mua nhiều hơn, có thể bán chịu dài hạn hơn để tăng doanh số, giảm chi
phí hành chính do ngân hàng quản lý các khoản nợ chưa thanh toán và cung cấp báo
cáo.
1.1.5.2 Vai trò đối với người mua
Người mua có thể nhận được tài trợ cho khoản mua mới, có thể mua trả
chậm, mua hàng mà không cần mở thư tín dụng: Thông thường người bán yêu cầu
người mua cung cấp thư tín dụng ngân hàng, hoặc ứng trước tiền mặt, hoặc trả tiền
mặt ngay khi nhận hàng. Như vậy, người mua sẽ phải tìm nguồn tài chính. Nhờ bao
thanh toán, người bán có thể sẵn sàng hơn trong việc bán cho người mua không cần
mở thư tín dụng hoặc ứng trước tiền mặt, tức là họ có thể đáp ứng thời hạn trả chậm
mà người mua cần. Người mua cũng tiết kiệm được chi phí mở thư tín dụng và chi
phí tài trợ vì các chi phí này do người bán chịu.
1.1.5.3 Vai trò đối với ngân hàng
Tạo cho ngân hàng những cơ hội cho vay mới: Khoản phải thu là tài sản thế
chấp cho ngân hàng. Các khoản vay được bảo đảm bằng tài sản thế chấp. Các khoản
phải thu có tính thanh khoản, không giống như tài sản cố định.

Đa dạng hoá danh mục đầu tư: Nhiều quốc gia, nhiều ngành; Danh mục đầu
tư gồm nhiều khoản tín dụng tương đối nhỏ; Danh mục đầu tư có tính thanh khoản
cao do các khoản phải thu đều ngắn hạn; Có thể đi vào thị trường rộng hơn để mở
rộng kinh doanh; Người vay bán hàng cho nhiều người mua ở nhiều nước khác
nhau; Thâm nhập tốt vào các công ty nhỏ và vừa.
1.2 Phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong hoạt động bao thanh toán
1.2.1 Khái niệm rủi ro trong hoạt động bao thanh toán
Rủi ro hiểu theo nghĩa chung nhất là khả năng xảy ra tổn thất ngoài dự kiến.
Rủi ro trong hoạt động bao thanh toán của ngân hàng thương mại là những vấn đề
xảy ra ngoài ý muốn trong quá trình tiến hành hoạt động bao thanh toán và ảnh
hưởng xấu đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại.
Để hiểu rõ hơn về rủi ro trong hoạt động bao thanh toán, chúng ta đi sâu
phân tích mối quan hệ giữa bao thanh toán và các phương thức thanh toán chủ yếu

Học viên: Nguyễn Minh Khuê

13


Luận văn cao học QTKD

Trường ĐH Bách Khoa HN

được sử dụng giữa người mua và người bán.
Trong thương mại, người bán luôn quan tâm đến việc có thu được tiền bán
hàng đầy đủ và đúng hạn hay không, còn người mua thì quan tâm đến việc có nhận
được hàng đầy đủ, đúng hạn và đảm bảo chất lượng theo theo yêu cầu hay không.
Xuất phát từ quan hệ tiền hàng giữa người mua và người bán, cấp độ rủi ro trong
thanh toán giữa người mua và người bán là trái chiều nhau. Phương thức thanh toán
an toàn nhất đối với người bán cũng đồng thời là phương thức rủi ro nhất đối với

người mua. Dưới giác độ của người bán, có thể sắp xếp các phương thức thanh toán
cơ bản được sử dụng trong thương mại theo mức độ an toàn từ thấp đến cao như
sau: Ghi sổ - Nhờ thu - Tín dụng chứng từ - Ứng trước.
Ghi sổ (Open Account):
Về cơ bản, đây là hình thức thanh toán gối đầu và thường sử dụng khi giao
hàng định kì. Điều khoản Open Account liên quan đến thoả thuận tín dụng giữa
người mua và người bán hàng hoá dịch vụ trong đó hàng hoá được gửi đi trước khi
thanh toán. Người mua được trả chậm một khoảng thời gian sau khi gửi hàng. Thoả
thuận này ở một số nước là phổ biến trong thương mại nội địa, ít phổ biến hơn trong
thương mại quốc tế, và thường được sử dụng cho các khách hàng có uy tín trong
thanh toán và có khả năng tín dụng tốt. Người bán áp dụng phương thức thanh toán
trả chậm nên hiểu biết người mua của họ và có khả năng thích ứng với các điều kiện
kinh tế, chính trị ở nước người mua. Tuỳ theo loại tiền sử dụng, người bán còn có
thể đối mặt với rủi ro lên xuống thất thường của tỷ giá. Ví dụ, nếu người bán đưa ra
điều khoản “net 30 days after shipment” thì có nghĩa là người mua phải thanh toán
nợ trong vòng 30 ngày kể từ sau ngày gửi hàng. Thoả thuận này là một hình thức
của Open Account vì người mua không phải thanh toán cho đến khi hàng đã được
gửi. Khi thoả thuận về việc trả chậm được sử dụng, tất cả các rủi ro tín dụng chuyển
sang người bán vì họ đã gửi hàng trước khi được thanh toán. Thoả thuận tín dụng
này còn đòi hỏi người bán phải đầu tư một số vốn hoạt động lớn vì sự trì hoãn dòng
tiền phát sinh khi thanh toán chậm. Người bán còn phải gánh chi phí mua hàng hay
chi phí sản xuất hàng hoá trong một khoảng thời gian dài nhất so với tất cả các

Học viên: Nguyễn Minh Khuê

14


Luận văn cao học QTKD


Trường ĐH Bách Khoa HN

phương thức thanh toán khác. Trong giao dịnh với nước ngoài, trả chậm là phương
thức thanh toán thuận lợi nếu người mua được xác định là tốt, có ghi nhận về việc
thực hiện thanh toán tốt trong suốt thời gian dài, hoặc đã được kiểm tra kỹ về khả
năng tín dụng. Với phương thức thanh toán trả chậm, người xuất khẩu đơn giản chỉ
cần lập hoá đơn cho khách hàng thoả thuận thanh toán với điều kiện trả chậm. Một
số công ty lớn ở nước ngoài chỉ mua hàng với điều kiện trả chậm.
Nhờ thu (Collection)
Thanh toán bằng phương thức nhờ thu giúp hạn chế rủi ro cho cả người bán
và người mua, người bán sớm nhận được tiền hàng, vì ngân hàng đóng vai trò trung
gian thu tiền hàng từ người mua thanh toán cho số hàng người bán đã giao. Độ rủi
ro đối với người bán cao hơn vì người bán không có sự đảm bảo thanh toán của
ngân hàng như trong phương thức tín dụng chứng từ nhưng anh ta có thể kiểm soát
hàng hóa thông qua ngân hàng nhờ thu. Người bán sẽ yêu cầu người mua thanh toán
cho hối phiếu theo một trong hai cách sau:
ƒ D/P (documents against payment): trả tiền thì giao chứng từ. Ngân
hàng nhờ thu chỉ giao chứng từ khi người mua thanh toán hối phiếu.
ƒ D/A (documents against acceptance): chấp nhận thanh toán thì giao
chứng từ. D/A có nghĩa là người xuất khẩu đã cấp tín dụng cho người
nhập khẩu. Thời hạn cho vay chính là kì hạn của hối phiếu hay còn
gọi là kì hạn trả chậm. D/A đòi hỏi người mua phải chấp nhận hối
phiếu, ví dụ kí cam kết thanh toán vào thời điểm xác định trong tương
lai. Khi người mua đã chấp nhận hối phiếu, anh ta có thể nhận chứng
từ và lấy hàng. Đối với người bán, độ rủi ro của điều kiện D/A cao
hơn điều kiện D/P. Trong điều kiện D/P, thông qua ngân hàng người
bán vẫn kiểm soát hàng hóa cho đến khi người mua thanh toán. Trong
điều kiện D/A, người mua chỉ chấp nhận hối phiếu, cam kết thanh
toán khi đến hạn, tiếp nhận chứng từ và lấy hàng.
Tín dụng chứng từ (Documentary credit)

Thư tín dụng là một cam kết bằng văn bản của ngân hàng phát hành , được

Học viên: Nguyễn Minh Khuê

15


Luận văn cao học QTKD

Trường ĐH Bách Khoa HN

phát hành theo yêu cầu của người mua hàng cam kết trả tiền cho người thụ hưởng
nếu họ xuất trình được các chứng từ phù hợp với các điều kiện và điều khoản quy
định trong thư tín dụng. Đối với người mua, ngân hàng đại diện cho người mua
thanh toán, người mua nhận chứng từ và có quyền sở hữu hàng hoá. Đối với người
bán, có thể dựa vào cam kết thanh toán của ngân hàng phát hành thay vì phải trông
chờ vào khả năng hay thiện chí thanh toán của người mua. Người bán cũng không
thể nhận được tiền hàng trừ phi tuân thủ tất cả các điều kiện của thư tín dụng.
Ứng trước (Advance payment)
Đây là phương thức an toàn nhất đối với người bán nhưng lại kém hấp dẫn
nhất đối với người mua. Người mua thống nhất giá hàng với người bán và gửi cho
người bán tiền hàng cùng với đơn đặt hàng cố định trước khi hàng hóa được giao.
Phương thức thanh toán này sẽ được sử dụng khi: Người mua không thể hoặc không
muốn mở LC, hoặc người mua có khả năng trả tiền ngay và có thể được hưởng chiết
khấu do trả tiền ngay, hoặc một người mua hàng từ một công ty bán hàng qua
đường bưu điện. Người nhập khẩu có thể thỏa thuận với ngân hàng để thực hiện
việc trả trước thông qua ngân hàng. Rủi ro đối với người mua là 100%, nhưng bù lại
người mua có thể được giảm tiền hàng do thanh toán trước.
Phân tích trên đây cho thấy, trừ phương thức ứng trước, các phương thức
thanh toán khác đều phát sinh khoản phải thu đối với người bán. Điều đó cũng đồng

nghĩa với khả năng phát sinh rủi ro không thu được tiền đối với người bán hàng.
Với phương thức nhờ thu hay thư tín dụng, bản thân trong đó đã có sự tham gia của
ngân hàng làm trung gian giảm bớt mức độ phụ thuộc của người bán vào khả năng
hay thiện chí thanh toán của người mua. Tuy nhiên sự cam kết hay bảo đảm của
ngân hàng chỉ thực sự có ở phương thức tín dụng chứng từ và nhờ thu D/P. Việc
bán hàng trả chậm theo hình thức ghi sổ hay D/A là những phương thức an toàn
nhất đối với người mua hay nói cách khác là hấp dẫn nhất đối với người mua. Tuy
nhiên, có nhiều rủi ro đối với việc bán hàng trả chậm như đã trình bày trên đây.
Việc thiếu các chứng từ và các kênh ngân hàng có thể gây khó khăn trong việc phải
theo đuổi việc đòi tiền. Người xuất khẩu còn có thể phải thu tiền ở nước ngoài, sẽ

Học viên: Nguyễn Minh Khuê

16


×