Tải bản đầy đủ (.doc) (86 trang)

Thái độ đối với việc chấp hành luật giao thông đường bộ khi đi mô tô, xe máy của sinh viên ở một số trường trong Đại học Đà Nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (435.95 KB, 86 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đê
Hiện nay an toàn giao thông là một vấn đề lớn, được cả xã hội quan tâm. Đi khắp
các nẻo đường gần xa khẩu ngữ “An toàn giao thông là hạnh phúc cho mọi nhà” như lời
nhắc nhở, cũng là lời cảnh báo với những người đang tham gia giao thông, hãy nghiêm
chỉnh chấp hành luật giao thông để đem lại an toàn cho mình và hạnh phúc cho gia đình
mình, góp phần xây dựng xã hội ngày càng văn minh, tố đẹp hơn.
Nhưng hàng năm số vụ tai nạn giao thông vẫn không hề suy giảm, ngược lại nó
còn tăng lên rất nhiều mà phần lớn nguyên nhân chính gây ra các vụ tai nạn là do ý thức ,
thái độ chấp hành luật lệ giao thông của mỗi người còn hạn chế như: uống rượu bia vượt
quá nồng độ cho phép khi lái xe, không đội mũ bảo hiểm ở phần đường bắt buộc phải đội
mũ bảo hiểm, chở trên ba người phóng nhanh vượt ẩu…
Theo báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Ngân hàng thế giới (WB) thì
mỗi năm, thế giới có hơn 1,2 triệu người chết vì tai nạn giao thông đường bộ. Thống kê
còn cho thấy, khoảng 50 triệu người khác bị thương trong các tai nạn đó. Hai cơ quan này
cảnh báo, nếu chính phủ các nước không có biện pháp ngăn chặn tình trạng này thì đến
năm 2020, tai nạn giao thông sẽ đứng thứ ba trong các nguyên nhân gây tử vong ở người.
Ở Việt Nam, hằng năm có 12.000 người thiệt mạng vì an toàn giao thông và 30.000
người khác tổn thương sọ não, chủ yếu là do tai nạn xe máy, mô tô, theo Ngân hàng Phát
triển châu Á (ADB), tổn thất vật chất hàng năm ở Việt Nam do tai nạn giao thông
khoảng 885 triệu USD. Con số này còn cao hơn cả giá trị tiền thuốc sử dụng cho cả 84
triệu dân Việt Nam trong năm 2005 (817 triệu USD). Nếu so sánh với tổng thu
ngân sách cả nước thì con số 885 triệu USD chiếm hơn 5,5% tổng thu ngân sách cả
nước/năm. Và nếu so với tổn thất toàn cầu do tai nạn giao thông đường bộ khoảng 518 tỷ
USD/năm (số liệu của Tổ chức Y tế thế giới, WHO) thì con số tổn thất gần 1 tỷ
USD/năm của Việt Nam là quá nghiêm trọng.
Với sự nhịp sống nhanh và thay đổi hàng giờ như hiện nay nhu cầu đi lại tham gia
giao thông là việc tất yếu của mỗi cá nhân và thái độ của chúng ta khi tham gia giao
thông ảnh hưởng rất lớn tới sự an toàn của bản thân và những người xung quanh. Lứa
tuổi thanh niên trong đó có sinh viên là lứa tuổi mới lớn, không ít người trong đó có tư
tưởng muốn khẳng định bản thân, cá tính của mình. Họ thể hiện cả điều đó khi tham gia



1


giao thông nhưng họ không lường hết được hậu quả của nó gây nên những tai nạn thương
tâm làm thiệt hại nặng nề về người và tài sản, tạo nên gánh nặng cho gia đình và cho xã
hội. Trong tổng số 10.140 vụ tai nạn giao thông, có 37% vụ liên quan đến đối tượng dưới
24 tuổi. Tại Đà Nẵng, từ năm 2003-2008 có tới gần 2.000 trường hợp học sinh, sinh viên
vi phạm an toàn giao thông, trong đó 1.300 trường hợp bị xử phạt hành chính và 7 trường
hợp bị khởi tố do vi phạm luật an toàn giao thông gây hậu quả nghiêm trọng.
Xuất phát từ những lý do trên đây, chúng tôi chọn đề tài “Thái độ đối với việc
chấp hành luật giao thông đường bộ khi đi mô tô, xe máy của sinh viên ở một số trường
trong Đại học Đà Nẵng ” để nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu
- Làm rõ thái độ của sinh viên ở một số trường trong Đại học Đà Nẵng đối với việc
chấp hành luật giao thông đường bộ khi đi mô tô, xe máy, chỉ ra thực trạng của vấn đề.
- Đề xuất một số kiến nghị nhằm góp phần nâng cao thái độ của sinh viên đối với việc
chấp hành luật giao thông đường bộ khi tham gia giao thông.
3. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu
- Khách thể nghiên cứu: Sinh viên trường ĐHSP và ĐHBK thuộc Đại học Đà
Nẵng.
- Khách thể khảo sát: 306 sinh viên thuộc trường ĐHSP và ĐHBK.
- Đối tượng nghiên cứu: Thái độ của sinh viên trường ĐHSP và ĐHBK đối với
việc chấp hành luật giao thông đường bộ khi tham gia giao thông.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Không gian: Trường ĐHSP – ĐHĐN.
Trường ĐHBK – ĐHĐN.
+ Thời gian: Tháng 4/ 2011
4. Giả thuyết khoa học
Khi tham gia giao thông, thái độ đối với việc chấp hành luật giao thông khi đi mô

tô, xe máy của sinh viên ở một số trường trong ĐHĐN còn chưa cao, có sự khác nhau
giữa các trường, nam và nữ. Cụ thể chúng tôi đặt giả thuyết là những sinh viên Trường
ĐHSP – ĐHĐN sẽ chấp hành luật giao thông tốt hơn sinh viên Trường ĐHBK – ĐHĐN
vì họ được học tập, đào tạo để sau này là những người có trách nhiệm trong giáo dục, đào

2


tạo thế hệ trẻ . Vì vậy, ngay từ khi còn là sinh viên họ đã phải ý thức được trách nhiệm
tuân thủ các quy định của mình cao hơn những sinh viên thuộc các trường khác.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận về thái độ và thái độ của sinh viên đối với
việc chấp hành luật giao thông đường bộ.
- Khảo sát thực trạng thái độ của sinh viên trường ĐHSP và ĐHBK về việc chấp
hành luật lệ giao thông khi tham gia giao thông, ảnh hưởng của một số yếu tố đến thực
trạng này.
- Đưa ra một số kiến nghị nhằm nâng cao thái độ của sinh viên đối với việc chấp
hành luật giao thông khi tham gia giao thông.
6. Các phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lí luận
- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi (Angket): dùng để tìm hiểu thực trạng thái
độ của sinh viên về việc chấp hành luật lệ giao thông khi tham gia giao thông của khách
thể.
- Phương pháp phỏng vấn: dùng để thu thập dữ liệu ban đầu cho việc thiết kế bảng
câu hỏi và bổ sung thêm thông tin cho các kết luận thu được từ việc xử lí số liệu.
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp thống kê toán học: dùng để xử lí số liệu nghiên cứu.

PHẦN NỘI DUNG


3


Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan các nghiên cứu vê thái đô
1.1.1. Tổng quan các nghiên cứu vê thái đô trên thế giới
Ngay vào cuối thế kỷ XIX, từ Darwin và Spence, ý nghĩa quan trọng của thái độ
đã được xem xét trong mối quan hệ với sự định hướng. Về sau, khi nghiên cứu, phân tích
sơ lược lịch sử thái độ ở phương Tây nhà tâm lý học P.N.Shikirep đã chia thành ba thời
lỳ cơ bản. Ông đã cung cấp cho chúng ta cái nhìn tổng quát về những nét đặc trưng trong
nghiên cứu thái độ với thời kỳ lịch sử nhất định đó.
- Thời lỳ đầu tiên ( từ 1918 đến chiến tranh thế giới thứ 2)
Đây là thời kỳ phát triển mạnh mẽ, 1918 là dấu mốc quan trọng. Khái niệm thái độ
bắt đầu được sử dụng như một đặc tính quan trọng của các vấn đề xã hội bởi hai nhà
nghiên cứu người Mỹ W.I.Thomas và F.Znaniecki. Trong nghiên cứu của mình về người
dân Balan ở Mỹ, 1918. Hai ông rất chú ý tới sự thích ứng của họ đối với môi trường xã
hội thay đổi ở Mỹ tới sự thay đổi các giá trị cũ bằng các giá trị mới mà đặc điểm chủ yếu
của nó là vấn đề thái độ. Theo hai ông thì: “ Thái độ là trạng thái tinh thần của các cá
nhân đối với một giá trị”
Từ sự phát hiện trên của W.I.Thomas và F.Znaniecki bắt đầu bùng nổ các cuộc
nghiên cứu về thái độ, tất cả các công trình nghiên cứu ở thời kỳ này đều tập trung vào
định nghĩa, cấu trúc, mối quan hệ giữa thái độ và hành vi. Sở dĩ, khái niệm thái độ được
sử dụng rộng rãi như vậy vì nó bao hàm các mối liên hệ cơ bản với các vấn đề như dư
luận xã hội, tuyên truyền sự mâu thuẫn giữa nhóm, cạnh tranh kinh tế,niềm tin tôn giáo,
thay đổi hành vi và nhiều vấn đề có ý nghĩa to lớn khác về mặt lý luận và thực tiễn về các
mối quan hệ nói chung.
Có một điều đáng lưu ý là năm 1934 Lapiere đã tiến hành một thí nghiệm gây kinh
ngạc: ông cùng với một sinh viên trẻ người Trung Quốc và vợ của anh ta làm một chuyến
du lịch vòng quanh nước Mỹ. Họ đến thăm 184 hiệu ăn, 66 khách sạn. Hầu như ở khắp
mọi nơi, họ đều được đối xử lịch sự, chu đáo như nhau, chỉ có một trường hợp họ bị từ

chối phục vụ. Sáu tháng sau, tất cả các cơ sở trên đều nhận được một lá thư với câu hỏi:
“Ông có chấp nhận tiếp đón người Trung Quốc như là khách hàng của nhà hàng không?”,
có 128 cơ sở trả lời, kết quả là 91% số người được hỏi trả lời phủ định ( con số này cũng
gần với con số trả lời của các cơ sở mà ông đến thăm) và ông đưa ra kết luận: thái độ và

4


hành vi trong nhiều trường hợp đôi khi rất khác nhau. Kết luận này được mang tên
“nghịch lý Lapiere”.Tuy nhiên kết quả nghiên cứu không phủ định hoàn toàn các cố gắng
nghiên cứu thái độ thông qua sự biểu hiện bằng lời của các đối tượng mà chỉ cho các nàh
tâm lý học một bài học quan trọng về việc phải cố gắng nhiều hơn nữa trong nghiên cứu
thái độ và hành vi con người.
Ngay từ năm 1935, trong “sổ tay tâm lí học xã hội” G.W.Allport đã cho rằng khái
niệm thái độ “ có lẽ là khái niệm khó phân biệt nhất và quan trọng nhất trong tâm lí học
xã hội hiện đại Mĩ”. Ông cho rằng: “Thái độ là trạng thái sẵn sàng về mặt tinh thần và
thần kinh được tổ chức thông qua kinh nghiệm,sử dụng sự điều chỉnh hoặc ảnh hưởng
năng động trong phản ứng của cá nhân với tất cả các khách thể và tình huống mà nó
(phản ứng) có mối quan hệ”. Định nghĩa đó bao hàm cả nghĩa: thái độ là “trạng thái sẵn
sàng về tâm thần kinh cho hoạt động tâm lí hoặc sinh lí”.Tức là có thể nói sự có mặt của
thái độ chuẩn bị cho cá nhân tới một hành động nào đó. Thái độ thù địch của một cá nhân
với một nhóm người sẽ làm cho anh ta có thiên hướng tham gia vào các hoạt động mà ở
đó thái độ thù địch nói trên được thể hiện.
Newcome cũng cho rằng thái độ của một cá nhân đối với một khách thể nào đó là
“thiên hướng hành động, nhân thức, tư duy, cảm nhận của anh ta với khách thể liên
quan”. Những gì mà chúng ta tin là đúng, và có một thái độ nhất định về một khách thể
nào đó hay một nhóm nào đó sẽ đóng một vai trò hiển nhiên trong việc quy dịnh sự sằng
phản ứng theo một cách thức nhất định của chúng ta.
- Thời kỳ thứ hai ( từ 1940 đến cuối những năm 50)
Trong thời kỳ này cùng với việc nghiên cứu như đã đề cập, các nhà tâm lí học

phương Tây còn xem xét nhiều vấn đề khác nữa nhất là vai trò, chức năng, cấu trúc cũng
như các học thuyết khác nhau về thái độ, ví dụ cấu trúc ba thành phần của M.Smith năm
1942. Nói chung thời kì này, kết luận của Lapiere đã đặt cơ sở cho chủ nghiã hoài nghi,
các nghiên cứu về thái độ tập trung chủ yếu tìm hiểu, lí giải những hoài nghi vai trò của
thái độ trong việc chi phối hành vi.Vì lí do chiến tranh, cùng với sự bế tắc trong lí giải
các nghịch lí nảy sinh khi nghiên cứu thái độ mà số lượng các công trình nghiên cứu thái
độ trong thời kì này có sự giảm sút một cách đáng kể cả về chất lượng lẫn số lượng. Tuy
nhiên, nó cũng góp phần khẳng định nghiên cứu tâm lý con người là vô cùng phức tạp và

5


không thể tránh những lúc bế tắc. Trong giai đoạn nghiên cứu này cũng nổi lên một số
tên tuổi như Liker, Sank, G.Allport,Crechphend, J.Brunner.
- Thời kỳ thứ ba ( từ cuối những năm 50 đến nay)
Các nước phương Tây phục hồi và phát triển trở lại sau chiến tranh cùng với đó
các công trình nghiên cứu thái độ cũng được tiếp tục với nhiều ý tưởng mới. Tuy nhiên
chính lúc này tâm lý học về thái độ cũng lâm vào khủng hoảng. Trong tâm lý học xã hội,
vấn đề thái độ cũng có một vị trí xứng đáng, các nhà nghiên cứu tiếp tục đưa ra quan
niệm mới về định nghĩa, cấu trúc, chức năng….. của thái độ. Thời kỳ này đã xuất hiện
các phương pháp đo thái độ gián tiếp qua các chỉ số sinh học ( phương pháp điện cơ mặt),
kỹ thuật đường ống giả vờ, kỹ thuật lấn từng bước một. Vào năm 1957 có một nghiên
cứu đã lý giải tại sao “ Hành vi lại ảnh hưởng tới thái độ của con người?” đó là thuyết bất
đồng nhận thức( Leon Festinger), thuyết tự thể hiện, thuyết tự tri giác ( Darylbem).
Ngoài các vấn đề trên các nhà tâm lý học phương Tây còn tập trung nghiên cứu, xem xét
nhiều khía cạnh khác nhau của thái độ nhất là các vấn đề vai trò, cấu trúc, chức năng của
thái độ như các nghiên cứu của M.Rokeach (1968), T.M. Ostrom ( 1969) U.J.Mc.Guire
(1969), và J.R.Rempell (1988). Đến năm 1972 cũng có một học thuyết nghiên cứu về mối
quan hệ giữa thái độ và hành vi của con người. Đó là thuyết “ Tự nhận thức” của Daryl
Bem. Hai học thuyết của Festinger và Daryl Bem có ảnh hưởng khá lớn đến các nghiên

cứu sau này. Không những thế các nhà nghiên cứu cũng đưa ra phương pháp nghiên cứu
hình thành, thay đổi thái độ như phương pháp “đường ống giả vờ” cho phép đo các thái
độ của con người do Edward Jones và Harold Sigall ( 1971) đề ra kỹ thuật “ lấn từng
bước một” của Jonathan Freedman và Scott Fraer ( 1966).
Trong nghiên cứu tâm lý học giáo dục phương Tây (Learning set), các tác giả thường coi
thái độ học tập là một trong những nhân tố đóng vai trò động cơ thúc đẩy tính tích cực
của học sinh với giáo viên, với môn học, cũng như thái độ trong từng giai đoạn học tập.
Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu đó lại dựa vào “Thuyết hành vi” đề cao vai trò của
các yếu tố do con người tạo nên, như thưởng, phạt mà không chú ý nhiều đến các yếu tố
môi trường, chủ thể trong việc hình thành tri thức, kĩ năng.
Xu thế chung của nghiên cứu thái độ hiện nay là nghiên cứu ứng dụng, phục vụ
cho các mục đích vận động bầu cử, tiếp thị, tuyên truyền bảo vệ môi trường, chữa
bệnh….

6


Theo B.N.Sikhirep, đặc điểm tình hình nghiên cứu thái độ hiện nay ở phương Tây
là một mặt ngày càng có nhiều công trình và các phương pháp cụ thể nghiên cứu thái độ,
mặt khác lại bế tắc về phương pháp luận trong việc lý giải các số liệu thực nghiệm.
Sẽ là không đầy đủ nếu chúng ta xem xét về vấn đề thái độ nếu như chỉ xét nó ở
khía cạnh của các nhà Tâm lý học phương Tây mà bỏ quên các quan điểm của các nhà
Tâm lý học Liên Xô ( cũ).
- Nghiên cứu thái độ ở trường phái Tâm thế
Dựa vào các cơ sở thực nghiệm, D.N.Uznatze đã đề ra “Học thuyết tâm thế”. Theo
ông, " tâm thế là trạng thái trọn vẹn của chủ thể, sẵn sàng tri giác các sự kiện và thực hiện
các hành động theo một hướng nhất định". Tâm thế là trạng thái sẵn sàng hướng tới một
hoạt động nhất định, là cơ sở của tính tích cực có chọn lọc, có định hướng của chủ thể.
Tâm thế xuất hiện khi có sự “tiếp xúc” giữa nhu cầu và các tình huống thoả mãn nhu cầu,
giúp cá nhân thích ứng với các điều kiện của môi trường. Uznatze khắc phục tính đơn

giản và cơ học, quan điểm trực tiếp của hành vi đã từng đóng góp một vai trò quan trọng
trong tâm lý học truyền thống và tâm lý học hành vi. Đồng thời, Uznatze cũng đưa ra
phương pháp củng cố và thay đổi tâm thế, một phương pháp nghiên cứu tâm thế độc đáo.
Tuy nhiên, khái niệm tâm thế mà Uznatze sử dụng lại là cái vô thức để giải thích hành vi
của con người. Ông mới chỉ đề cập đến quá trình hiện thực hoá các nhu cầu sinh lý mà
không tính đến một cách đầy đủ các hình thức hoạt động phức tạp, cao cấp khác của con
người. Ông cũng không tính đến sự tác động của các yếu tố xã hội cũng như vai trò của
quá trình lĩnh hội kinh nghiệm xã hội tới việc quy định các hành vi của con người. Nhưng
có thể nhận thấy rằng với những phát hiện mới, “thuyết tâm thế” đã đóng vai trò là
phương pháp luận khoa học cho nhiều lĩnh vực cụ thể của tâm lý học hiện đại.
- Thuyết nghiên cứu thái độ trong tâm lý học nhân cách
Thuyết “thái độ nhân cách” của nhà tâm lý học V.N.Miaxisev cho rằng nhân cách
là một hệ thống thái độ. Theo tác giả, phản xạ có điều kiện chính là cơ sở sinh lí học của
thái độ có ý thức của con người với hiện thực. Miaxisev chia thái độ ra làm hai loại: tích
cực và tiêu cực. Cùng với các quá trình, các trạng thái, các thuộc tính tâm lý, thái độ là
một trong những hình thức thể hiện tâm lý người. Ông cho rằng: “ Thái độ là khía cạnh
chủ quan bên trong có tính chọn lọc cao các mối liên hệ đa dạng của con người với các
khía cạnh khác nhau của hiện thực và với toàn bộ ý thức nói chung. Tuy nhiên, Miaxisev

7


lại cho rằng các quá trình tâm lý nhu cầu, thị hiếu, hứng thú, tình cảm, ý chí,… đều là
thái độ. Có thể thấy việc xếp ngang hàng quan hệ xã hội với thái độ là chưa thoả đáng,
cũng như coi thuộc tính tâm lý của nhân cách là thái độ cũng chưa có cơ sở.
Tuy vậy, Miaxisev vẫn là một trong những người đặt nền móng cho tâm lý học
theo quan điểm Macxit. Miaxisev cũng đã dùng thuyết thái độ nhân cách để sử dụng
trong y học. Gần đây, khi nghiên cứu nhân cách như một phạm trù cơ bản của tâm lý học,
V.F.Lomop - nhà tâm lý học Xô viết đã đề cập đến thái độ chủ quan của nhân cách, sự
chế định của quan hệ xã hội đối với thái độ chủ quan, sự hình thành thái độ chủ quan

thông qua hoạt động và giao tiếp.
- Thuyết định vị của V.A.Iadov
Dựa trên “thuyết tâm thế ” của Uznatze, V.A.Iadov đã phát triển khái niệm tâm
thế, nhằm điều chỉnh các hành vi, hoạt động xã hội của cá nhân. Iadov cho rằng con
người có một hệ thống các định vị khác nhau, rất phức tạp, và hành vi của con người bị
điều khiển bởi các tổ chức “định vị ” này. Các định vị này được tổ chức theo bốn bậc với
các mức độ khác nhau, trong một hệ thống định vị, định vị bậc cao có thể chi phối định vị
bậc thấp. Điều đó cho phép lý giải hợp lý hành vi xã hội của cá nhân cũng như sự mâu
thuẫn giữa hành vi và thái độ.
Bậc 1: Bao gồm các tâm thế bậc thấp, như trong quan niệm của Uznatze, hình
thành khi có sự gặp gỡ của nhu cầu sinh lý với đối tượng thoả mãn nhu cầu, tâm thế chỉ
là một dạng định vị điều chỉnh hành vi, phản ứng của cá nhân trong những tình huống
đơn giản nhất.
Bậc 2: Các định vị phức tạp hơn được hình thành trên cơ sở các tình huống giao
tiếp của con người trong các nhóm nhỏ.
Bậc 3: Các định vị mà trong đó định hướng chung của các sở thích được hình
thành trong các lĩnh vực hoạt động xã hội cụ thể.
Bậc 4: Bậc cao nhất hình thành nên hệ thống định hướng giá trị của nhân cách
trong những tình huống mà tính tích cực xã hội có giá trị nhất đối với nhân cách.
Như vậy có thể thấy, hệ thống “định vị” có thứ bậc từ thấp đến cao, điều chỉnh
hành vi của cá nhân trong các điều kiện xã hội ngày nay càng được mở rộng và ổn định
hơn. Từ hệ thống “định vị” chúng ta có thể lý giải một cách hợp lý hành vi xã hội của cá
nhân, cũng như những mâu thuẫn giữa hành vi với thái độ của cá nhân. Đó là vì các "định

8


vị” ở bậc thấp, bị điều khiển, bị chi phối bởi các "định vị" ở bậc cao hơn. “Thuyết định vị
” đã nghiên cứu thái độ ở một góc nhìn hoàn toàn mới. Nó đã thiết lập được mối liên hệ
giữa những cách tiếp cận hành vi của nhân cách từ các góc độ khác nhau như tâm lý học

đại cương, tâm lý học xã hội. Tuy nhiên thiếu sót chủ yếu của Iadov là đã không làm rõ
khái niệm “định vị” là gì, đồng thời cũng không chỉ ra được cơ chế điều chỉnh hành vi
bằng các “định vị” trong những tình huống xã hội .
Tóm lại, nhờ vận dụng cách tiếp cận hoạt động và nhân cách trong nghiên cứu thái
độ, gắn thái độ với nhu cầu với điều kiện hoạt động, coi thái độ là hệ thống thứ bậc. Tâm
lý học Xô Viết đã đưa ra các cách lý giải hợp lý về sự hình thành thái độ, vị trí của thái
độ với cấu trúc của nhân cách, chức năng của thái độ trong điều chỉnh hành vi xã hội và
hoạt động của cá nhân.
Những công trình nghiên cứu thái độ tiêu biểu của cộng hoà Dân chủ Đức là của
các nhà tâm lý học xã hội như M.Phovec, V.Nayzơ….Ngoài những vấn đề truyền thống:
khái niệm, chức năng….các nhà tâm lý học xã hội Đức còn đề cập đến các kiểu thái độ và
cơ chế hình thành thái độ ( bắt chước, đồng nhất hoá, giảng dạy….).
Trong tâm lý học dạy học ở Liên Xô cũ, thái độ học tập không được nghiên cứu
riêng rẽ mà lồng vào trong nghiên cứu động cơ, hứng thú học tập. Có thể kể đến các tác
giả đã có các công trình tiêu biểu nghiên cứu về động cơ học tập của học sinh là:
I.L.Bogiovic (1951) nghiên cứu động cơ, thái độ học tập của học sinh nhỏ,
A.K.Marcova (1983) nghiên cứu hình thành động cơ học tập của học sinh, Machikhina và
đồng tác giả nghiên cứu quan hệ giữa động cơ và thái độ học tập của học sinh.
A.I.Kovaliov (1987) nghiên cứu động cơ lựa chọn nghề nghiệp của học sinh, sinh
viên…..
Các nhà nghiên cứu Xô Viết đã xác định hoạt động học tập được chi phối bởi động
cơ học tập. Động cơ học tập có ba nguồn gốc: nguồn gốc cá nhân (hứng thú, ham muốn,
tâm thế, thái độ, niềm tin, thế giới quan, quan niệm về bản thân, thái độ với xã hội, ý thức
tự hoàn thiện, sự thoả mãn nhu cầu, lý tưởng sống); nguồn gốc bên trong (nhu cầu),
nguồn gốc bên ngoài (đòi hỏi, mong đợi của xã hội, điều kiện khách quan) và. Các yếu tố
này nếu được gắn liền với hoạt động học tập hoặc với các thành phần của nó (kết quả,
mục đích, quá trình ), sẽ trở thành động cơ học tập. Động cơ học tập được chia làm hai
loại: Động cơ bên ngoài (thưởng, phạt đe doạ, đòi hỏi, áp lực nhóm) và động cơ bên

9



trong (hứng thú đối với tri thức, sự tò mò, ham muốn nâng cao trình độ). Vì vậy có thể
thấy thái độ học tập là một trong những cơ sở hình thành động cơ học tập. Trong lĩnh hội
tri thức thì khả năng tập trung, phân phối chú ý, tâm thế, thái độ là các nhân tố quan trọng
bậc nhất.
Viện sĩ N.V.Cuz-mi-na(1980) một trong những tác giả coi thái độ là thành phần
nòng cốt trong nhân cách, đã đề ra phương pháp đánh giá tương đối toàn diện nhân cách
sinh viên. Trong 11 chỉ báo theo ba nhóm thuộc tính nhân cách, tác giả đã đề cập đến thái
độ học tập của sinh viên với các mức độ khác nhau. Phương pháp này có thể sử dụng làm
cơ sở cho việc xây dựng các thang đo thái độ học tập của sinh viên.
Ở Cộng hòa dân chủ Đức trước đây cũng đã có một số công trình nghiên cứu tiêu
biểu về thái độ do một số nhà tâm lý học xã hội như V.Nayze, M.Phovec…tiến hành.
Ngoài những vấn đề được nghiên cứu một cách truyền thống, thì các nhà tâm lý học Đức
còn đề cập đến nhiều vấn đề khác như các cơ chế hình thành thái độ, sự định hình thái độ
(cơ chế bắt chước, luyện tập, hướng dẫn) do H.Hiebsch và M.Worwerg thực hiện. Trong
lĩnh vực kinh tế, một số công trình nghiên cứu đã xem thái độ như là một thành tố của
năng suất tập thể.
1.1.2. Các nghiên cứu về thái độ ở Việt Nam
Các công trình nghiên cứu thái độ ở Việt Nam kế thừa thành tựu của tâm lí học Xô
Viết và Đông Âu cũ.Việc nghiên thái độ ở Việt Nam chưa nhiều, chưa được chuyên sâu
như ở Phương Tây và Liên Xô cũ
Hầu hết các nhà tâm lý học ở Việt Nam đều xuất phát từ quan điểm tâm lý học
hoạt động khi nghiên cứu con người trong đó có vấn đề thái độ. Thái độ được tác giả đề
cập trên bình diện lý luận, chủ yếu là khái quát hoá những vấn đề lý luận về thái độ như
định nghĩa, cấu trúc, đặc điểm của thái độ ( Phạm Minh Hạc, Trần Trọng Thuỷ, Lê Đức
Phúc, Trần Hiệp…).
Trên bình diện thực tiễn, nhiều công trình nghiên cứu khá công phu chủ yếu tập
trung nghiên cứu về thái độ học tập trên đối đối tượng là học sinh, sinh viên từ đó rút ra
những kết luận làm cơ sở cho công việc nâng cao chất lượng giáo dục.

Trong những năm gần đây có nhiều công trình nghiên cứu khoa học đã chú trọng
nghiên cứu tới vấn đề thái độ trên nhiều đối tượng khác nhau và có nhiều ứng dụng vào
hiệu quả phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

10


Nghiên cứu của tác giả Vũ Dũng với đề tài: “Thái độ và hành vi của người dân
với môi trường”. Quan điểm của tác giả trong đề tài này đó là:
- Thái độ có ảnh hưởng lớn đến của con người đối với môi trường.
- Thái độ với môi trường sẽ quy định một cách thức nhất định cho hành vi của con
người đối với môi trường.
- Thái độ là một thành tố cơ bản tạo nên ý thức của con người đối với môi trường.
Khi thái độ tích cực thì con người sẽ nhận thức rõ hơn sự cần thiết và trách nhiệm của
mình đối với việc bảo vệ môi trường.
Trong luận văn thạc sĩ của tác giả Lê Thị Minh Trang với nhan đề: “ Thái độ đối
với quan hệ tình dục trước hôn nhân của sinh viên học viện Ngân Hàng – Phân viện
thành phố Hồ Chí Minh” tác giả đã xác định được thực trạng đối với quan hệ tình dục
trước hôn nhân của sinh viên học viện Ngân Hàng thành phố Hồ Chí Minh. Trong nghiên
cứu của mình tác giả cũng đề xuất một số biện pháp hình thành thái độ tích cực và đúng
đắn ở sinh viên đối với quan hệ tình dục trước hôn nhân.
Tác giả Trần Thu Hương – cán bộ giảng dạy khoa tâm lý học Đại học
KHXH&NV đã nghiên cứu về vấn đề: “ Thái độ của học sinh Trung học phổ thông đối
với loại hình sân khấu chèo”. Theo tác giả: Thái độ đối với loại hình sân khấu chèo là
một trạng thái tâm lý, là một thuộc tính trọn vẹn của ý thức nó thể hiện ở các mức độ cụ
thể sau: Mức độ tìm hiểu, mức độ thưởng thức, mức độ mô phỏng - bắt chước, mức độ
tham gia trình diễn, mức độ sáng tác.
Trong đề tài khóa luận khoá luận tốt nghiệp “ Thái độ của sinh viên đối với việc
gia tăng dân số” của sinh viên Vũ Kim Nga, nghiên cứu cho thấy thực trạng thái độ của
sinh viên đối với việc gia tăng dân số ở nước ta trong những năm gần đây, từ đó cũng đưa

ra một số khuyến nghị góp phần hình thành thái độ đúng đắn, tích cực trong việc hạn chế
gia tăng dân số nước ta trong những năm gần đây. Nghiên cứu của sinh viên Lê Ngọc
Phương với đề tài : “Thái độ của sinh viên với nhạc nhẹ”. Sinh viên Nguyễn Thị Hà với
đề tài: “Thái độ của thanh niên nông thôn Bắc Ninh với dân ca quan họ”; “Thái độ của
cha mẹ đối với trẻ chậm phát triển trí tuệ” của cử nhân Hoàng Thị Quỳnh Lan. Sinh viên
Hoàng Thị Diệu Anh với đề tài khóa luận: “Tìm hiểu thái độ của người công nhân về vấn
đề an toàn lao động tại công ty cơ khí Quang Trung”. “Thái độ của sinh viên ĐHQG với
nạn ma túy” của sinh viên Nguyễn Thanh Cường. “Thái độ của khán giả với các chương

11


trình truyền hình hiện nay” của Nguyễn Hương Giang. “Tìm hiểu thái độ với hoạt động
học tập của người chưa thành niên phạm tội tại trường phổ thông nội trú dạy nghề số 1
Hà Nội” của Nguyễn Thúy Nga. “Thái độ của người dân phường Hòa Khánh Nam quận Liên Chiểu – Thành phố Đà Nẵng về vấn đề bạn lực gia đình đối với người phụ nữ
” (Lê Thị Duyên - khóa luận tốt nghiệp). “Thái đội đối với việc học tập môn tâm lý của
sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm Nha Trang” (Cao Thị Huyền – khóa luận tốt
nghiệp). “Thái độ sinh của sinh viên trường Đại học Sư Phạm – Đại học Đà Nẵng đối
với vấn đề sức khỏe sinh sản và tình dục” (Trần Thị Thu Trang – khóa luận tốt nghiệp).
“Thái độ tham gia giao thông của sinh viên trường Đại học Sư Phạm – Đại học Đà
Nẵng” (Ngô Thị Lệ Thủy – khóa luận tốt nghiệp)
Nhiều tác giả nghiên cứu về thái độ học tập của học sinh, sinh viên và bước đầu đã
xác định được vai trò, vị trí của thái độ trong hình thành động cơ học, tính tích cực học
tập, hứng thú học tập. Các tác giả cũng đã cố gắng tìm ra các chỉ báo chi tiết về thái độ
học tập, những vấn đề chung của thái độ như: cấu trúc của thái độ, mối quan hệ của thái
độ với các khái niệm khác.
Như vậy, mảng đề tài về thái độ được khá nhiều tác giả Việt Nam quan tâm nghiên
cứu. Tuy nhiên đề tài nghiên cứu về vấn đề chấp hành đúng luật giao thông khi tham gia
giao thông còn ít.
1.2. Lý luận vê thái đô

1.2.1. Các lý thuyết vê thái đô
- Thuyết hành động hợp lý: Ajzen và Fishbein phát triển lý thuyết hành động hợp
lý trên cơ sở giả định rằng con người thường hành xử theo cách nhạy cảm, tính đến thông
tin và thái độ của mình trong hành động.
Trong mô hình này xuất phát từ sự kết hợp hai yếu tố cơ bản: Thứ nhất là thái độ
của cá nhân trái với hành vi hay những quan niệm của họ. Thứ hai là nhận thức áp lực xã
hội của cá nhân phải thực hiện hay không thực hiện hành động, điều này gọi là tiêu chuẩn
chủ quan. Có nghĩa là, chúng ta chủ ý thực hiện một hành vi nếu chúng ta đánh giá nó
tích cực và thấy rằng hành vi đó đã được xã hội chấp nhận, ủng hộ, chúng ta thường hành
động theo những chuẩn mực, tiêu chuẩn thường có trong xã hội. Những điều này dựa vào
kinh nghiệm của bản thân trước một sự vật hiện tượng nào đó, trên cơ sở kinh nghiệm

12


gắn kết với hành vi của chúng ta theo một tình huống cụ thể, từ đó đánh giá hành vi đó là
hợp lí hay không hợp lí, khi đó sẽ hình thành nên thái độ của cá nhân.
Những tiêu chuẩn xã hội này chủ yếu nằm trong một nhóm xã hội cụ thể. Và khi cá nhân
tham gia vào một nhóm xã hội nào đó sẽ cũng thực hiện theo tiêu chuẩn, chuẩn mực này.
- Thuyết cân bằng của Heider: Ông cho rằng tìm hiểu nhận thức hay quan điểm
của con người về các mối quan hệ của họ là tiền đề để tìm hiểu các hành vi xã hội của họ.
Theo ông con người luôn có mong muốn thái độ của mình sẽ luôn nhất quán với nhau, do
đó nếu nó không nhất quán sẽ gây nên tình trạng mất cân bằng nhận thức, điều này có thể
dẫn đến sự mệt mỏi, căng thẳng cho con người, vì vậy họ sẽ luôn có xu hướng tìm kiếm
sự cân bằng trong thái độ.
Heider áp dụng nguyên tắc cân bằng bộ đôi và bộ ba trong việc tìm hiểu các mối quan hệ
cá nhân và tìm hiểu thái độ. Mối quan hệ dễ chịu giữa hai người là cân bằng bộ đôi, nếu
mối quan hệ mất cân bằng sẽ gây nên sự hiểu lầm, căng thẳng và có thể phá vỡ mối quan
hệ. Ông cho rằng căng thẳng tạo nên các bộ ba, mất cân bằng cũng tạo ra áp lực thay đổi
sao cho chúng lấy lại sự cân bằng nhận thức. Những điều này liên quan đến những tình

huống trực tiếp và cụ thể khác nhau.
Sau này, các nhà nghiên cứu thường có cái nhìn tích cực hơn so với bộ ba và đánh giá
rằng con người chúng ta thường có thái độ tích cực nhiều hơn là tiêu cực. chúng ta thấy
bộ ba có thái độ tích cực giữa một cá nhân với một đối tượng thái độ dễ học và dễ nhớ
hơn.
- Thuyết đồng hóa tương phản: Sherif và Hovland cho rằng con người thường sử
dụng kinh nghiệm cá nhân của riêng mình như một chuẩn đánh giá các phát biểu khác. Vì
thế nếu cá nhân đó nhận thấy rằng việc đó là có thể chấp nhận được sẽ đánh giá có lợi
hơn và tích cực hơn giống với suy nghĩ của họ so với thang điểm chung. Điều này gọi là
tác dụng đồng hóa.
Từ đó hai ông dự đoán rằng có tác dụng tương phản tức là ta sẽ có đánh giá và phát biểu
mang tính cực đoan tiêu cực hơn nếu nó trái với cái nhìn nhận kinh nghiệm của cá nhân
ta. Và nếu những phát biểu này mang tính kinh nghiệm cá nhân trong một giới hạn nhất
định nào đó thì ta hoàn toàn có thể thay đổi thái độ có được, và nó nằm trong một phạm
vi gọi là phạm vi chấp nhận được. Con người cũng sẽ dễ dàng thay đổi những quan niệm
của mình trở nên phù hợp hơn so với người khác và so với những chuẩn mực chung. Thái

13


độ này dễ dàng thay đổi nếu những quan niệm, suy nghĩ, cách đánh giá của họ về một
điều gì đó là không được chắc chắn lắm.
Đôi khi phát biểu rất cực đoan tạo ra tác dụng mà Sherif và Hovland gọi là tác động dội
lại. Sự tương phản được hình thành do sự khác nhau giữa phát biểu và giá trị riêng của cá
nhân mạnh đến mức tạo ra sự thay đổi hoàn toàn trái ngược với thái độ theo chủ ý. Mặc
dù hầu hết những tác động dội lại là không phổ biến, chúng ta thường có khuynh hướng
bị những phát biểu rơi vào phạm vi chấp nhận tác động vì chúng ta đang đồng hóa chúng
dễ hơn.
1.2.2. Khái niệm thái đô
Mỗi cá nhân khác nhau có những cách nhìn nhận cuộc sống theo cách riêng của

mình, từ đó cũng hình thành các thái độ khác nhau đối với các mặt của đời sống như:
“thái độ làm việc”, “ thái độ học tập”, “thái độ đối với các hành vi gây hấn”, “ thái độ đối
với việc tuân theo các chuẩn mực xã hội”….Khi đề cập đến thái độ trong các ví dụ trên
chúng ta thấy, mọi người thường hiểu chúng là đạo đức, quan điểm, lối sống của một
người trước một số đối tượng nhất định như: hàng hoá, hay các chủ thể nào đó. Nhiều
người thường có phản ứng tức thì, tiếp nhận dễ dàng hay khó khăn, đồng tình hay chống
đối, như đã có sẵn cơ chế tâm lý tạo ra định hướng cho việc ứng phó. Từ những thái độ
có sẵn đó, tri giác về đối tượng, cũng như tri giác về sự bị chi phối, về vận động thì tri giác
gắn liền với tư thế.
Cùng với rất nhiều nghiên cứu khác nhau về thái độ thì đồng thời cũng xuất hiện
những định nghiã khác nhau về thái độ của các nhà tâm lý học. Không chỉ những trường
phái lớn như Tâm lý học Liên Xô, Tâm lý học Phương Tây, Tâm lý học hành vi, Tâm lý
học Macxit mà ngay cả các nhà tâm lý học trong cùng trường phái cũng chưa có sự thống
nhất hoàn toàn.
Trong từ điển các thuật ngữ tâm lý học và phân tâm học xuất bản tại New York
năm 1966 thì thái độ được định nghiã là: “ Một trạng thái ổn định bền vững do thu được
từ bên ngoài, hướng vào sự ứng xử một cách nhất quán đối với một nhóm đối tượng nhất
định không phải với bản thân chúng ra sao mà chúng được nhận thức ra sao”. Một thái độ
được biết ở sự nhất quán của những phản ứng đối với một nhóm đối tượng. Trạng thái
sẵn sàng có ảnh hưởng trực tiếp lên cảm xúc và hoạt động liên quan đến đối tượng. Đây

14


là định nghĩa được thừa nhận rộng rãi trong tâm lý học phương Tây, xem thái độ như một
khái niệm chủ yếu thuộc về tâm lý học cá nhân.
Trong Từ điến Tiếng Việt do Nguyễn Như Ý chủ biên, thái độ được hiểu là “ mặt
biểu hiện bề ngoài của ý nghĩ, tình cảm đối với ai hay việc gì, thông qua nét mặt, cử chỉ,
lời nói, hành động”. Thái độ còn là “ý thức, cách nhìn nhận, đánh giá và hành động theo
một hướng trước sự vật hay vấn đề gì”.

Từ điển Tiếng Việt do Viện ngôn ngữ học xuất bản cho rằng: “Thái độ là tổng thể
nói chung những biểu hiện ra bên ngoài ( bằng nét mặt cử chỉ, lời nói, hành động) của ý
nghĩ, cách nhìn và cách hành động theo một hướng nào đó trước một vấn đề hoặc một
tình hình nào đó.
Trong từ điển Anh - Việt, “Thái độ” được viết là “Attitude” và được định nghĩa là
“ cách ứng xử, quan điểm của một cá nhân”.
Như vậy, các từ điển định nghĩa về thái độ đều cho rằng đó là “ cách ứng xử của
cá nhân đối với các tình huống, các vấn đề của xã hội”. Nó được cấu thành rất phức tạp,
với nhiều bộ phận hợp thành, cho dù cách sử dụng từ ngữ khi định nghĩa về thái độ là
khác nhau.
Ở phương Tây vào những năm 1918 – 1920 những người đầu tiên sử dụng khái
niệm thái độ như một đặc tính quan trọng của các vấn đề xã hội đó là W.I.Thomas và
F.Znaniecki, hai ông cho rằng: Thái độ là một trạng thái tinh thần ( State of mind) của cá
nhân đối với một giá trị. Định nghĩa chú trọng tới yếu tố chủ quan của cá nhân đối với
một một giá trị này hay một giá trị khác làm cho cá nhân có hoạt động này hay hoạt động
khác được xã hội chấp nhận.
Sau thời gian đó hàng loạt các nghiên cứu về các vấn đề xã hội được tiến hành.
Trên những bình diện khác về mặt lý luận và thực tiễn của các mối quan hệ xã hội, các
tác giả đưa ra các quan điểm khác nhau về thái độ với những hạt nhân hợp lý cơ bản
riêng.
Năm 1935, nhà tâm lý học người Mỹ là G.Allport đã định nghĩa: Thái độ là trạng
thái sẵn sàng phản ứng về mặt tinh thần và thần kinh được tổ chức thông qua kinh
nghiệm, có khả năng điều chỉnh hoặc ảnh hưởng năng động đó với phản ứng của cá nhân
đến các khách thể và tình huống mà nó quan hệ.

15


Định nghĩa trên của ông được nhiều nhà tâm lý học thừa nhận vì qua định nghĩa không
những chỉ ra được thái đọ là gì? Tác giả còn nêu ra nguồn gốc ( hình thành trên cơ sở

kinh nghiệm) vai trò (điều chỉnh hành vi) và chức năng, đặc điểm của thái độ. Tuy nhiên
định nghĩa trên chưa chú ý tới vai trò của môi trường và của những người khác đối với sự
hình thành thái độ chủ quan của mỗi người. Câu hỏi được đặt ra là: Tại sao khái niệm thái
độ lại được sử dụng rộng rãi và có hiệu quả? Để trả lời câu hỏi này, Allport đã đưa ra một
số lí do sau đây:
- Thái độ là thuật ngữ ngắn gọn nó có thể tổng kết mọi hành vi khác nhau.
- Thái độ có thể được coi là nguyên nhân dẫn tới hành động của người này đối với
người khác.
- Khái niệm thái độ giúp cho việc giải thích tính trước sau như một trong hành vi
của người nào đó, thái độ riêng lẻ có khả năng giải thích cho nhiều hành động khác nhau.
(Allport cho rằng tính kiên định trong hành vi cá nhân giúp cho sự giải thích sự ổn định
của xã hội.)
- Tỏ thái độ là quyền quan trọng của chúng ta, bất chấp mối liên hệ giữa những
thái độ và hành vi của con người. Các thái độ của chúng ta đối với các cá nhân khác
nhau, các thể chế, các vấn đề xã hội... ảnh hưởng đến khả năng tiếp nhận thế giới xung
quanh chúng ta.
- Khái niệm về thái độ có mối quan hệ trung gian và có thể chấp nhận đối với
nhiều trường phái lí thuyết. Chẳng hạn, nó có thể là cầu nối cuộc tranh luận giữa môi
trường và di truyền, cả hai yếu tố bản năng và học tập có thể liên quan đến sự hình thành
các thái độ.
- Thái độ được coi là thuật ngữ liên ngành. Nó không chỉ được các nhà tâm lí học quan
tâm mà còn là đối tượng nghiên cứu của các nhà xã hội học, các nhà nghiên cứu chính sách,
các nhà nghiên cứu giao tiếp, các nhà nhân chủng học ...
Nhà tâm lý học Mỹ Newcom cho rằng: “Thái độ là khuynh hướng hoạt động, nhận
thức, tư duy, cảm nhận của cá nhân đối với khách thể có liên quan, nói cách khác nó là sự
sẵn sàng phản ứng”.
+ H.Fillmore nhận định: “Thái độ là sự phản ứng rõ ràng tích cực hay tiêu cực đối với đối
tượng hay các ký hiệu ( biểu tượng) trong môi trường….Thái độ là sự định hướng của cá
nhân đến các khía cạnh khác nhau của môi trường và là cấu trúc có tính động cơ.


16


H.C.Triandis một nhà tâm lý học Mỹ (1971) đã coi: “Thái độ là tư tưởng được hình
thành từ những xúc cảm, gây tác động tới hành vi nhất định ở một giai cấp nhất định trong
những tình huống xã hội.Thái độ của xã hội bao gồm những điều người ta suy nghĩ và cảm
thấy về đối tượng cũng như thái độ xử sự của họ đối với nó.”.
David G.Myers cho rằng: “Thái độ là phản ứng mang tính chất đánh giá có thiện
chí hay không có thiện chí về một điều gì đó hay một người nào đó được thể hiện trong
niềm tin, xúc cảm hoặc hành vi có chủ định”.
Gần đây Tames, W.Kalat đưa ra định nghĩa: “Thái độ là sự thích ứng hay không
thích ứng của một sự vật hoặc của một người nào đó đối với cá nhân có ảnh hưởng tới
hành vi của anh ta khi ứng xử với sự vật hoặc con người đó”.
Từ những định nghĩa trên của các nhà tâm lý học phương Tây là có sự đồng nhất.
Tuy nhiên ở một số tác giả cũng có nhận định chung về nội hàm của khái niệm này, đó là
tính “ sẵn sàng phản ứng”, tính gây tác động đến hành vi. Riêng định nghĩa về thái độ của
G. W.Allport được nhiều nhà tâm lý học thừa nhận vì định nghĩa đã nêu được rõ khái
niệm, nguồn gốc, chức năng…..của thá độ nhưng có điểm hạn chế là ông chưa chú ý tới
vai trò của yếu tố môi trường.
Khi phân tích về khái niệm thái độ các nhà tâm lý học hoạt động đều cho rằng phải
chú ý tới những cấp độ trừu tượng hoá tương ứng với những định nghĩa riêng biệt, phải
tìm ra điểm xuất phát chung của những định nghĩa ấy. Đó là phải chọn lọc tiêu chuẩn,
chức năng làm điểm tựa, điểm mấu chốt này được thể hiện trong những định nghĩa sau
đây:
Theo V.N.Miaxisev cho rằng: “Thái độ là khía cạnh chủ quan bên trong có tính
chọn lọc của các mối liên hệ đa dạng của con người với các khía cạch khác nhau của hiện
thực và toàn bộ hiện thực... “Thái độ là điều kiện khái quát bên trong của hệ thống các
hành động của con người”. Tuy nhiên, ông lại cho rằng nhu cầu, hứng thú, thị hiếu, tình
cảm, tính cách,... đều là thái độ. Ông chia làm hai loại thái độ là: tích cực và tiêu cực.
Măc dù vậy thuyết thái độ của ông cũng có hạn chế như coi hàng loạt các thuộc tính tâm

lí nhân cách, các quá trình tâm lí là thái độ cũng chưa có cơ sở khoa học
D.N.Uznatze cho rằng: “thái độ không phải là một nội dung cục bộ của ý thức,
không phải là nội dung tâm lý tách rời, độc lập lại tới các trạng thái tâm lý khác của ý
thức và ở trong mối quan hệ qua lại với nó,, mà là một trạng thái toàn vẹn xác định của

17


chủ thể…yếu tố khuynh hướng năng động của nó là một yếu tố toàn vẹn theo một hướng
nhất định nhằm một tính năng động nhất định…đó là sự phản ứng cơ bản đầu tiên đối với
tác động của tình huống trong đó chủ thể phải đặt ra và giải quyết nhiệm vụ. Định nghĩa
này đã vạch ra được bản chất của thái độ, một mặt đã nhìn nhận thái độ như một bộ phận
cấu thành có tính toàn vẹn của ý thức cá nhân, một mặt thừa nhận thái độ như một bộ
phận cấu thành có tính toàn vẹn của ý thức cá nhân, một mặt thừa nhận thái độ mang
trong mình tính tự giác, tính năng động của một hiện tượng tâm lý thuộc cấp độ ý thức điều khiển, điều chỉnh hành vi con người.”.
Định nghĩa này đã nhìn nhận thái độ như một bộ phận cấu thành có tính toàn vẹn
của ý thức cá nhân, như K.Max và F.Engels từng viết: “ý thức tồn tại với tôi là tồn tại
một thái độ nào đó đối với sự vật này hay sự vật khác.Động vật không biết tỏ thái độ đối
với vật nào cả”.Mặt khác, đó là sự thừa nhận thái độ mang trong mình tính tự giác năng
động của một hiện tượng tâm lí thuộc cấp độ ý thức điều khiển, điều chỉnh hành vi con
người .
Các nhà tâm lý học Leningrat thuộc Liên Xô trước đây thì coi thái độ là “ những
cơ cấu tâm lý có sẵn định hướng cho sự ứng phó của cá nhân. Trong khi đó dưới góc độ
nhân cách của các nhà tâm lý học lại khẳng định thái độ là thuộc tính tâm lý bao gồm
niềm tin, hứng thú, thái độ xã hội”.
Qua các khái niệm trên, ta thấy rõ các tác giả đều khẳng định khía cạnh tâm lí cá
nhân trong thái độ.Tuy nhiên, thái độ không chỉ mang tính cá nhân mà còn mang tính
chất xã hội.Thông thường thái độ mang tính chất riêng tư của cá nhân vì mỗi cá nhân là
một chủ thể nhất định, tồn tại với những mối quan hệ xã hội nhất định cho nên xã hội đã
chi phối đến thái độ con người rất rõ rệt. Do vậy, thái độ phải được xem xét dưới khía

cạnh xã hội.
Hiebsch H. và Vorwerg Mđã nhấn mạnh chức năng của thái độ với hoạt động
chung, hoạt động hợp tác của con người trong xã hội khi định nghĩa thái độ bao gồm cả
tâm lí cá nhân và tâm lí học nhân cách: “Thái độ là trạng thái sẵn sàng bị quy định và có
tính bắt buộc nào đó, nảy sinh trong những nhóm nhất định và trong những tình huống cụ
thể.Về mặt lượng cũng như về mặt nội dung, sự sẵn sàng này phụ thuộc không những
vào chủ thể hữu quan mà trước hết là một hiện tượng tâm lí xã hội phụ thuộc vào khuynh
hướng của cá nhân gắn liền vào những chuẩn mực của nhóm.”

18


Như vậy, dù nhìn thái độ như một thuộc tính cơ bản của ý thức cá nhân hay một
hiện tượng tâm lí xã hội, cá nhân nhà tâm lí học đều nghiên cứu khái niệm này xuất phát
từ quan điểm chức năng, tiếp nhận nó như một khái niệm cơ bản. Điều đó có nghĩa là về
mặt lí luận cũng như thực tiễn, có thể nhận biết và xem xét thái độ thông qua chức năng
của nó đối với hoạt động của chủ thể hướng tới hoạt động. Nói khác đi, con đường cơ bản
để nghiên cứu thái độ của con người là đi sâu vào nghiên cứu những hành vi và hoạt
động cụ thể của cá nhân. Khi trả lời câu hỏi: Dựa vào những dấu hiệu nào để biết những
ý nghĩa, tình cảm thực sự của những con người riêng lẻ, V.I.Lenin đã viết rằng: “Tất
nhiên căn cứ đó cũng chỉ là những hành động của cá nhân ấy”. Vận dụng quan điểm tiếp
cận thái độ như một khái niệm chức năng, một số tác giả đã đưa ra khái niệm “thái độ
được biểu hiện” xem như hình chiếu của thái độ trong đời sống và hoạt động của con
người.
Theo G.Clauss dưới góc độ chức năng đã xác nhận rằng: “Thái độ của con người
là rất tích cực định hướng vào sự biến đổi hoàn cảnh chứ không phải vào sự thích ứng”.
Theo ông có hai loại hình thức tồn tại thái độ: Thái độ bên ngoài và thái độ bên trong. Về
bản chất hai loại thái độ này là không có sự khác biệt, chúng cũng dựa trên quá trình sinh
lý thần kinh như nhau, không tách rời, không đối lập nhau.
Trong lịch sử tâm lý học, sự tuyệt đối hoá thái độ bên trong đã dẫn tới chủ nghĩa

duy tâm của Dilthey và E.Spanger….hay sự tuyệt đối hoá thái độ bên ngoài dẫn tới chủ
nghĩa hành vi của J. Watson tác giả cũng cho rằng thái độ bên ngoài có thể quan sát được
một cách trực tiếp thông qua những vận động, cử chỉ, hành động, và những phát biểu
thành lời. Còn thái độ bên trong là những thể nghiệm chỉ có thể biết được thông qua thái độ
bên ngoài hoặc một cách trực tiếp nhờ quan sát.
Những quan niệm của G.Clauss về mối quan hệ giữa thái độ bên trong và thái độ
bên ngoài, về khả năng nghiên cứu thái độ bên trong thông qua thái độ bên ngoài cũng
phù hợp với quan niệm của nhiều nhà tâm lý học khác như: Krech, Cruchfied: việc xem
xét thái độ bên trong không đơn giản vì chúng ta không thể trực tiếp thâm nhập vào phạm
vi ý thức bên trong của cá nhân mà chỉ có thể giao tiếp thông qua những biểu hiện bên
ngoài.
Với cách nhìn nhận toàn diện hơn, thái độ không chỉ thuộc phạm vi của tâm lý học
cá nhân mà còn bao gồm cả khía cạnh của tâm lý học xã hội. Khái niệm thái độ của

19


Hispơ và M.Forvec nhấn mạnh chức năng của thái độ đối với hoạt động chung, hoạt động
hợp tác của con người trong xã hội: Thái độ là sự sẵn sàng phản ứng bị quy định và có
tính chất bắt buộc nào đó, nảy sinh trong những nhóm nào đó, nảy sinh trong những
nhóm nhất định và trong những tình huống cụ thể. Về mặt lượng cũng như về mặt nội
dung sự sẵn sàng này phụ thuộc không những vào chủ thể hữu quan mà trước hết là một
hiện tượng tâm lý xã hội phụ thuộc vào khuynh hướng xã hội của cá nhân, là cái gắn liền
với chuẩn mực nhóm.
Như vậy, có thể nói mặc dù có nhiều cách nhìn nhận, cách thức,cách hiểu khác
nhau về thái độ “ như một thuộc tính cơ bản của ý thức cá nhân” hay “ một hiện tượng
của tâm lý học xã hội” nhưng các nhà tâm lý Xô Viết đều có chung khẳng định: Thái độ
là sự phản ứng ý thức, là thuộc tính cốt lõi của nhân cách và là một yếu tố định hướng
hành vi xã hội của con người.
Còn ở Việt Nam thì khái niệm thái độ thường được các nhà tâm lý học quan niệm

là sự biểu hiện thuộc tính cơ bản của nhân cách, thái độ là một bộ phận cấu thành đồng
thời là một thuộc tính cơ bản của ý thức.
Theo tác giả Nguyễn Khắc Viện thì trước một hiện tượng nhất định, nhiều người
thường có phản ứng tức thì, tiếp nhận dễ dàng hay khó khăn, đồng tình hay chống đối
như đã có sẵn, có những cơ cấu tâm lý tạo ra định hướng cho việc ứng phó. Từ những
thái độ sẵn có, tri giác về đối tượng cũng như tri thức bị chi phối về vấn đề thì thái độ gắn
liền với tư thế ”.
Trong quá trình nghiên cứu, tìm hiểu và phân tích các định nghĩa, các cách hiểu về
thái độ của các nhà tâm lý học chúng tôi xin đưa ra cách hiểu của mình về khái niệm thái
độ như sau: “ Thái độ là trạng thái tâm lý chủ quan của cá nhân, sẵn sàng phản ứng theo
một khuynh hướng nhất định ( tích cực hay ngược lại) đối với một đối tượng nào đó,
được thể hiện thông qua nhận thức, xúc cảm – tình cảm và hành vi của chủ thể trong
những tình huống, những điều kiện cụ thể.”
1.2.3. Đặc điểm của thái đô
Năm 1957 G. W. Allport đã rút ra 5 đặc điểm của thái độ:
Thái độ là trạng thái thần kinh của hệ thần kinh
Thái độ là sự sẵn sàng của sự phản ứng
Thái độ là trạng thái có tổ chức

20


Thái độ được hình thành trên cơ sở kinh nghiệm quá khứ
Thái độ điều khiển và ảnh hưởng tới hành vi
Ngoài ra thái độ còn có những đặc điểm sau:
- Tính phân cực: bất kỳ một thái độ nào cũng được biểu hiện bằng sự đồng tình
hay phản đối, tích cực hay không tích cực.
- Tính ổn định: Thể hiện ở thời gian tồn tại của thái độ, mối quan hệ giữa ba thành
phần của thái độ. Hệ thống thái độ đã hình thành ở người trưởng thành thì đó là thuộc
tính tâm lý khá bền vững.

- Cường độ: là sự thể hiện mạnh hay yếu của thái độ.
- Mức độ: thái độ thể hiện nhiều hay ít, cùng một tính chất nhưng mức độ biểu
hiện có thể là không giống nhau.
Như vậy trong những tình huống, hoàn cảnh, điều kiện cụ thể thì thái độ tồn tại
như một trạng thái, một tâm thế chủ quan, chi phối sự định hướng, quyết định hành vi
phản ứng của cá nhân được biểu hiện ở hành vi, cử chỉ, ngôn ngữ ở bên ngoài hay những
xúc cảm bên trong cá nhân. Vì vậy chúng ta phải có cái nhìn vừa khoa học, vừa linh hoạt
khi nghiên cứu và đánh giá về thái độ con người.
1.2.4. Cấu trúc của thái đô
Như ta đã biết, có rất nhiều quan điểm, định nghĩa khác nhau về thái độ. Vì thế
mặt cấu trúc của thái độ cũng có nhiều quan điểm khác nhau. Có người cho rằng: cấu trúc
của thái độ bao gồm những thuộc tính tạo nên mặt nội dung của thái độ như: nhu cầu,
hứng thú, niềm tin, tình cảm, kinh nghiệm, … Cấu trúc bao gồm những yếu tố tạo nên
phương thức biểu hiện của thái độ như: khí chất, thói quen, trạng thái, tâm sinh lí,… cả
nội dung và phương thức thể hiện của thái độ chỉ được bộc lộ khi được biểu hiện cụ thể
ra bên ngoài bằng hành vi, cử chỉ, lời nói, nét mặt.
Tuy nhiên, phần lớn các nhà tâm lí học đều nhất trí với cấu trúc ba thành phần của thái độ
Smith đưa ra. Theo ông thái độ bao gồm nhận thức, tình cảm và hành vi của một cá nhân
đối với đối tượng.
- Yếu tố nhận thức:
Nhận thức là kiến thức của cá nhân về đối tượng của thái độ, cho dù kiến thức đó
có tương ứng hay không tương ứng, tức là có đúng hay không.
Nhận thức là yếu tố tiền đề, đầu tiên của thái độ khi đứng trước một đối tượng nào

21


đó người ta sẽ không có thái độ nếu như không biết gì về đối tượng đó. Nó là một quá
trình lĩnh hội tri thức kinh nghiệm, nhờ tri thức có được về đối tượng mà chủ thể có cảm
xúc và khả năng đánh giá đối tượng. Con người có thể đạt đến những mức độ nhận thức

khác nhau: Mức độ thấp là nhận thức cảm tính bao gồm cảm giác, tri giác, ở mức độ cao
là nhận thức lý tính bao gồm tư duy, tưởng tượng. Hai mức độ này có mối quan hệ chặt
chẽ với nhau, bổ sung cho nhau, chi phối lẫn nhau trong cùng một hoạt động thống nhất
của con người.
Nhận thức trong cấu trúc của thái độ thể hiện chủ yếu ở những quan điểm, những
đánh giá của chủ thể về đối tượng của thái độ. Đặc biệt một trong những yếu tố quan
trọng nhất trong nhận thức của thái độ là quan điểm và đánh giá về mối quan hệ mà đối
tượng của thái độ có được đối với mục đích quan trọng nào đó.
- Yếu tố xúc cảm tình cảm
Xúc cảm, tình cảm là một thái độ rung cảm của cá nhân đối với sự vật hiện tượng
liên quan đến nhu cầu, cuộc sống của con người. Thể hiện ở sự hài lòng, dễ chịu, đồng
cảm, mừng rỡ hoặc khó chịu, bất bình, tức giận…tức là có tình cảm hay không có tình
cảm với đối tượng và ở sự rung động, quan tâm chú ý đến đối tượng.
Xúc cảm, tình cảm là sự biểu thị thái độ của cá nhân đối với các hiện tượng xảy ra
trong hiện thực có liên quan mật thiết đến việc thỏa mãn hay không thỏa mãn các nhu cầu
của cá nhân.
Xúc cảm tình cảm thúc đẩy con người trong hoạt động, tạo điều kiện cho cá nhân
nhận thức về đối tượng. Chính xúc cảm tình cảm đã làm tư duy về đối tượng tốt hơn và
ảnh hưởng trực tiếp đến hành vi của họ. Vì vậy yếu tố xúc cảm tình cảm được xem như là
một chỉ báo quan trọng khi nghiên cứu về thái độ.
Tuy nhiên trong quan hệ với đối tượng, xúc cảm luôn mang sắc thái chủ quan của
cá nhân. Dựa vào tình cảm người ta thường gán cho đối tượng những thuộc tính mà có
thể đối tượng không có, tạo nên sự nhận thức sai lệch về đối tượng, phản ánh rõ ràng ảnh
hưởng của tình cảm với nhận thức.
- Yếu tố hành vi
Hành vi được coi như cấp độ biểu hiện của thái độ, đó là những biểu hiện ra bên
ngoài hay xu hướng hoạt động của cá nhân với đối tượng của thái độ và được chia làm
hai loại: hành vi tích cực và hành vi tiêu cực.

22



Hành vi có biểu hiện ra bên ngoài và được người khác đánh giá còn thái độ là bên
trong đối với hành vi đó của bản thân được thể hiện ở sự tự đánh giá theo chuẩn mực mà
chủ thể đã cảm nhận.
Ba yếu tố trên có quan hệ mật thiết với nhau. Trong thực tế thường chứa đựng các
yếu tố nhận thức và yếu tố hành vi có các khía cạnh của yếu tố tình cảm. Có nghĩa là nếu
một người nào đó thích đối tượng của thái độ (yếu tố tình cảm) thì tin rằng đối tượng sẽ
dẫn đến một điều gì đó tốt đẹp, (yếu tố nhận thức) và có xu hướng hành động một cách
tích cực với đối tượng, có những hành vi mang tính tích cực nhiều (yếu tố hành vi). Tùy
theo tình huống mà một thành phần nào đó chiếm vị trí chủ đạo chi phối hành vi cá nhân.
Cấu trúc 3 thành phần là cơ sở cho việc xây dựng các thang đo thái độ khi nghiên cứu
vấn đề này.
1.2.5. Chức năng của thái đô
Con người có khả năng ứng xử linh hoạt, phù hợp với tác động đa dạng của môi
trường chính là nhờ khuôn mẫu của hành vi thái độ đã được hình thành. Theo các nhà
tâm lí học, sở dĩ thái độ có khả năng như vậy là vì có các chức năng cơ bản của nó.
- Chức năng thích nghi: tùy vào những trường hợp cụ thể mà con người thay đổi
thái độ do tác động của môi trường xung quanh để phù hợp hơn.
- Chức năng nhận thức: Nhờ có thái độ mà chủ thể biết cách ứng xử như thế nào
trong các tình huống khác nhau một cách đơn giản, tiết kiệm thời gian, sức lực, năng lực
thần kinh.
- Chức năng biểu hiện: Thái độ là phương tiện giúp con người biểu lộ cảm xúc,
đánh giá, hoạt động và thể hiện giá trị nhân cách của mình.
- Chức năng tự bảo vệ: Thái độ là phương tiện giúp con người tìm cách tự bào
chữa, tìm lí do giải thích, hợp lí hóa hành vi của mình, giảm bớt xung đột nội tâm.
- Chức năng điều chỉnh hành vi và hành động: Đây là chức năng mà các nhà tâm lí
học chú ý, quan tâm hơn cả, họ tập trung làm rõ các cơ chế, thực hiện các chức năng của
thái độ, tìm ra các điều kiện để các chức năng đó được thực hiện.
Như vậy, trong quá trình nghiên cứu thái độ cần nghiên cứu nó trong mối quan hệ

đa dạng với các thuộc tính tâm lí, trong hành động trong giao tiếp cá nhân.
1.2.6. Cơ chế hình thành thái đô
Nhà tâm lí học người Đức M.Vorwerg và H. Hiebsch cho rằng thái độ được hình

23


thành theo 4 cơ chế tâm lí học xã hội sau đây:
- Bắt chước: Đó là sự hình thành thái độ bằng con đường tự phát và học qua
phương thức hành vi hoặc phản ứng mà không cần sử dụng những kĩ thuật giáo dục theo
phương thức nào cả.
- Đồng nhất hóa: Là sự bắt chước một cách tự giác, có ý thức, tức là quá trình chủ
thể hóa thống nhất bản thân mình với cá nhân khác của nhóm này hay nhóm khác dựa
trên mối liên hệ xúc cảm và đồng thời chuyển những chuẩn mực vào thế giới nội tâm của
mình. Hay nói cách khác đó chính là quá trình cá nhân tự đặt mình vào người khác để có
những suy nghĩ và hành động như người khác.
- Giảng dạy: Giảng dạy là một cách đặc biệt của truyền đạt thông tin nghĩa là cá
nhân được người khác chủ động tác động tới nhằm thông báo truyền đạt thông tin.
- Chỉ dẫn: Là hình thức hình thành thái độ đòi hỏi chủ thể phải hành động tích cực
theo hướng dẫn nào đó trong quá trình tiếp thu lĩnh hội tri thức.
Cả một cơ chế tuy khác nhau song đều ảnh hưởng đến sự hình thành, củng cố hay
thay đổi thái độ.
1.2.7. Phân loại và các mức đô của thái đô
* Phân loại thái đô
Nghiên cứu về thái độ, các nhà tâm lý học đã tiến hành phân loại thái độ. Đứng ở
các góc độ khác nhau các nhà TLH phân loại thái độ theo các cách khác nhau.
Dựa vào tính chất của thái độ V.N.Miasixev đã chia thái độ thành các loại: Thái độ
tích cực hay thái độ tiêu cực, thái độ trung tính hay phân cực. Dựa vào tính chi phối của
thái độ B. Ph. Lomov đã chia thái độ thành hai loại: thái độ chủ đạo hay thứ yếu. Các loại
thái độ chủ đạo (hay chi phối) là các thái độ có liên quan đến mục đích sống và động cơ

chủ đạo của cá nhân, chi phối toàn bộ hệ thống thái độ.
PGS.TS Ngô Công Hoàn: Phân thái độ thành hai loại: thái độ tích cực và thái độ
tiêu cực. Ông cho rằng thái độ tích cực đối với hành động, hoạt động của mình thì kết quả
hành động thường đạt hiệu quả tốt hơn so với thái độ tiêu cực. Thái độ tích cực thường có
chí tiến thủ, luôn nghĩ về trách nhiệm cá nhân mình đối với hành động và ngược lại.
Nguyễn Phương Hoa (Viện tâm lý học) chia thái độ làm 3 loại:
+ Tích cực: có nhận thức đúng đắn về vấn đề, có trách nhiệm và biểu hiện hành vi
đúng mực.

24


+ Trung tính: không tỏ rõ thái độ.
+ Tiêu cực: Chống đối, không hài lòng.
Trần Hiệp (Tâm lý học xã hội) : Thái độ có thể là tích cực có thể là tiêu cực, ủng
hộ hoặc phản đối, tức là chiều (+) hay (-).
PGS. TS Hoàng Anh: Sau khi nghiên cứu ở đối tượng sinh viên trường ĐHSP Hà
Nội và đã đưa ra mức độ của thái độ: mức độ tốt, trung bình và kém.
TS. Đỗ Thanh Nga: Tổng hợp 3 chỉ số: nhận thức, xúc cảm, tình cảm và hành vi
thì phân loại thái độ theo mức độ: cao, thấp, trung bình.
Vũ Ngọc Hà (Viện tâm lý học): chia thái độ theo các mức độ: nhiều, ít, không.
Trong đề tài này, chúng tôi chọn cách phân thái độ thành ba loại: thái độ tích cực,
thái độ ít tích cực và thái độ tiêu cực để làm cơ sở cho phương pháp điều tra.
* Các mức đô của thái đô
Dựa vào các chỉ số khác nhau của thái độ, các nhà TLH đã phân chia thái độ thành
các mức độ khác nhau.
Theo H. Benesch – nhà TLH người Đức thái độ gồm các mức độ sau:
- Về mức độ: Thường xuyên hay không thường xuyên, cao hay thấp.
- Về cường độ: Mức độ tích cực, nhiệt tình, chủ động.
Theo B. Ph. Lomov:

- Xét về cường độ: Thái độ gồm các mức độ: mạnh hay yếu, trong quá trình phát
triển thái độ có sự thay đổi cường độ, có thể ở thời kỳ gia tăng (rất mạnh mẽ) hoặc ở thời
kỳ suy yếu. Khi thái độ ở cường độ bão hòa có thể dẫn đến sự thay đổi tính chất của thái
độ.
- Xét về độ rộng: Sự phong phú hay hạn hẹp của thái độ, thể hiện ở tập hợp các đối
tượng hay khía cạnh của hoạt động mà cá nhân tỏ thái độ.
- Xét về mức độ tích cực: Mức độ ảnh hưởng của thái độ đối với tính tích cực của
cá nhân.
- Mức độ ý thức: Thái độ của cá nhân là thái độ ý thức, cá nhân nhận thức được
thái độ của mình.
Dựa trên quan điểm của các tác giả, có thể xác định của thái độ cho đề tài sau:
- Về mức độ tích cực: Rất tích cực, tích cực, chưa tích cực.
- Về mức độ thường xuyên: Rất thường xuyên, thường xuyên, không bao giờ.

25


×