Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Liệu có nên ném đá gấu đỏ dữ dội đến thế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (113.77 KB, 4 trang )

Liệu có nên ném đá Gấu Đỏ dữ
dội đến thế?
By Nguyễn Hạo Nhiên May 19, 2012
2
286

Dạo gần đây, báo chí rầm rộ vụ quảng cáo “Ký ức yêu thương” của
Gấu Đỏ. Số người ủng hộ không ít, nhưng số người mạt sát, sỉ vả và
ném đá thì cũng khá là nhiều. Đa số cho rằng 10 đồng một gói mì là
tỉ lệ quá ít so với đống lợi nhuận mà các ông chủ của Gấu Đỏ bỏ vào
trong túi. Tuy nhiên, những người ném đá không biết rằng, thay vì
chọi Gấu Đỏ, có lẽ họ dành thời gian suy nghĩ lại mọi việc thì tốt
hơn.

Chưa nói Gấu Đỏ hoàn toàn đúng hay hoàn toàn sai trong vụ này, chúng ta
giờ chỉ xét xem tỉ lệ 10 đồng mỗi gói Gấu Đỏ đó có đáng để mọi
người phàn nàn hay không đã.
Trước hết, ta cứ giả định 10 đồng này đến tận tay bệnh nhân theo
nhiều hình thức(vì nếu giả định này không được thỏa mãn, Gấu Đỏ rõ
ràng là nói láo, không cần xét nhiều nữa). Tiếp theo, ta cần nghiên cứu
xem cái quảng cáo của Gấu Đỏ làm thay đổi hành vi người tiêu dùng và thị
trường như thế nào. Nếu thực sự, kết quả cuối cùng không gây thiệt hại
cho người tiêu dùng, đồng thời giúp người bệnh, thì rõ ràng không
nên chém Gấu Đỏ.


Bây giờ, xét một người tiêu dùng bình thường. Việc Gấu Đỏ tặng 10 đồng
mỗi gói mì cho bệnh nhân liệu có làm người tiêu dùng này ăn nhiều mì gói
hơn trước? Rõ ràng là không. Nếu họ là người muốn làm từ thiện, họ sẽ
chọn cách khác có hiệu quả hơn (ví dụ, gửi tiền trực tiếp). Mặt khác, họ
không thể vì từ thiện mà bỏ cơm ăn mì hơn nhu cầu ăn mì của mình (thị


trường trước đó đã cân bằng, có nghĩa là người muốn mua 10 gói mì mỗi
ngày thì đã mua 10 gói rồi).
Vậy điều gì sẽ thay đổi? Không phải số lượng gói mì, mà là nhãn hiệu.
Giả sử trên thị trường chỉ có thêm một nhãn hiệu mì gói X tương tự như
Gấu Đỏ (giá 3.500 đồng) nhưng không có chương trình từ thiện. Cả thị
trường này chỉ có 100 người (mỗi người ăn 3 gói/ngày). Trước quảng cáo,
50 người chọn Gấu Đỏ và 50 người chọn X. Sau quảng cáo, số người ăn mì
hẳn sẽ không tăng, cũng như số gói mì ăn mỗi ngày của họ cũng không thể
lớn hơn được nữa. Thị trường vẫn giữ nguyên, chỉ có khác là thị phần của
Gấu Đỏ tăng lên so với X (giả sử lúc này trở thành 70% – 30%).
Như vậy, có thể khẳng định sơ bộ rằng người tiêu dùng vẫn ăn nhiêu đó
mì, trả nhiêu đó tiền, và chẳng người tiêu dùng nào bị thiệt hại vì cái
quảng cáo của Gấu Đỏ cả. Kẻ chịu thiệt là đối thủ cạnh tranh của
nhãn hàng này.


Tiếp theo, ta xét tới người bệnh. Trước quảng cáo, không nhãn hàng mì gói
nào trích quỹ cho bệnh nhân, tức là họ không được xu nào. Sau quảng cáo,
có 70% thị trường ăn Gấu Đỏ, tức là khoảng 210 gói/ngày. Người bệnh sẽ
có khoảng 10 đồng x 210 gói/ngày = 2.100 đồng/ngày. Như vậy, sau
quảng cáo, quỹ dành cho bệnh nhân nghèo tăng lên.
Vậy tại sao thiên hạ vẫn phàn nàn? Đó là vì họ cảm thấy số tiền 10 đồng
quá nhỏ bé so với cái mà nhà sản xuất nhận được. Họ cho rằng, giả sử Gấu
Đỏ chiếm toàn bộ thị trường mì Việt Nam, thì tổng số tiền người bệnh nhận
được: 10 đồng x 4.900.000.000 gói mì/năm* = 49.000.000.000
đồng là quá ít so với lợi nhuận tăng thêm của Gấu Đỏ và nhu cầu của bệnh
nhân. Nhưng liệu họ có nghĩ rằng, Gấu Đỏ chỉ đưa ra thêm một phương
thức làm từ thiện cho họ. Họ chọn sử dụng phương thức này hay không
là tùy ở họ thôi.



Tại sao lại cứ phải phàn nàn về một phương thức mình cho là bất hợp lí (và
chắc hẳn sẽ không dùng đến)? Những người đã có máy giặt chắc chắn
sẽ không để ý tới bàn chải giặt đồ; và những người phàn nàn về
chiếc bàn chải giặt đồ chắc chắn là kẻ không có máy giặt. Và những
kẻ đã làm từ thiện thật sự sẽ không hơi sức đâu ngồi phàn nàn về
phương pháp từ thiện của Gấu Đỏ.

PS: Sẽ có độc giả cho rằng, cái mà người tiêu dùng mất đi là lòng tin.
Nhưng hỡi ôi, Gấu Đỏ chỉ hứa tặng 10 đồng mỗi gói mì, chứ đâu có
hứa hẹn gì hơn. Những cái cao xa chỉ là do người xem quảng cáo tự nghĩ
ra mà thôi. Tôi không ủng hộ quảng cáo lồng từ thiện, nhưng có lẽ cũng
chẳng có lí do gì phải ném đá những quảng cáo này nặng tay như thế. Từ
thiện thì tốt, không có cũng chả sao.
*Ghi chú: Số liệu 4.9 tỉ gói mì tiêu thụ ở Việt Nam mỗi năm được lấy từ
đây.
*Mời các bạn theo dõi tổng số tiền quyên góp được và số trường hợp đã hỗ
trợ tại đây.



×