Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Loạn giá

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (107.24 KB, 3 trang )

Loạn giá
By Pò Mụp November 8, 2013
2
199

Ta biết giá thành sản phẩm là chi phí sản xuất tính cho một khối lượng sản
phẩm hoàn thành. Vậy tại sao cùng một sản phẩm đã niêm yết, giá mỗi nơi
lại khác nhau?
Ví dụ bạn có thể mua


Dầu ăn Neptune mua ở siêu thị 89000 đồng 2 lít nhưng mua ở cửa
hàng tạp hóa thì 82000 đồng.



Nước rửa chén Mỹ Hảo ở siêu thị là 31.000 đồng 1,6 lít mua ở chợ
là 30.000 đồng.



Nước mắm nhỉ Kabin ở siêu thị là 23.000 đồng 50ml mua ở chợ là
20.000 đồng.




Café G7 24 gói ở siêu thị là 55.000 đồng mua ở chợ là 51.000
đồng




1 thùng mì Hảo Hảo 30 gói ở siêu thị là 108.000 đồng ở chợ là
106.000 đồng

Vậy sự chênh lệch giá này là do đâu, do chủ siêu thị, chủ chợ quyết định
hay do nhà phân phối. Tại sao có sự chênh lệch giá như vậy mà siêu thị
vẫn tồn tại và ngày càng phát triển?
Hầu hết các chuyên gia về thị trường đều khẳng định do chủ doanh nghiệp
sẽ tự định giá sản phẩm theo chiến lược marketing của doanh nghiệp hay
tùy vào cân đối lời lỗ. Thông thường các sản phẩm đều có hợp đồng yêu
cầu siêu thị hay chợ bán đúng giá trên bao bì. Nhưng vẫn có sự khác nhau,
do ở các chợ, cửa hàng không chịu các chi phí nhiều về đầu tư sản phẩm,
mặt bằng, nhân công như siêu thị nên giá thành sẽ rẻ hơn để dễ dàng cạnh
tranh. Nhưng các siêu thị lại biết vận dụng lợi thế cạnh tranh một số mặt
hàng hay vấn đề uy tín để lôi kéo khách hàng về phía mình.
Việc chênh lệch giá giữa các nơi cũng khiến người tiêu dùng đau đầu, đặc
biệt là về các mặt hàng tiêu dùng liên quan sức khỏe, người tiêu dùng
không chỉ muốn tiêu chí rẻ mà họ còn đòi hỏi chất lượng.
Hiện nay sản phẩm chênh lệch giá ở các đại lý nhiều nhất đáng quan tâm
nhất vẫn là sữa. Dù đã có văn bản về quản lý giá sữa nhưng các công ty
vẫn lách luật bằng cách đổi tên thành “thực phẩm chức năng”. Vì vậy giá
vẫn thoải mái tăng mà không bị kiểm soát. Bên cạnh đó, các công ty cũng
không tội gì công khai giá bán, bởi việc này ảnh hưởng rất nhiều đến thuế
và có thể phát sinh thêm nhiều chi phí. Người tiêu dùng dù kêu than nhưng
vẫn bất chấp giá cả để mua, vì họ muốn mua một sản phẩm đảm bảo
nguồn gốc. Các công ty lại càng tung hoành dễ dàng hơn.
Không chỉ trong nước, ở California đi vài trăm mét lại có chợ hay trạm
xăng, nhưng giá lại rất khác nhau, có nơi rẻ mặt hàng này nhưng lại nâng
giá mặt hàng khác. Mỗi lần bạn đi chợ phải đi nhiều nơi mới mua được sản
phẩm mình cần với giá rẻ. Các trạm xăng thì chỉ bán xăng nhưng vẫn có

nhiều giá, bởi chênh lệch giá không quan trọng với mô hình xăng dầu.


Thời buổi kinh tế loạn giá, chỉ khiến cho người tiêu dùng loạn não và hoang
mang, không biết nên tin một sản phẩm mắc sẽ an toàn hay một sản
phẩm rẻ mà chất lượng. Hy vọng trong tương lai, các sản phẩm được thống
nhất một giá để thuận tiện hơn cho cả doanh nghiệp lẫn người tiêu dùng.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×