Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

biện pháp rèn luyện kỹ năng giao tiếp ở nhà cho sinh viên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (198.79 KB, 10 trang )

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BIÊN BẢN
HIỆU TRƯỞNG TIẾP XÚC ĐẠI BIỂU SINH VIÊN NĂM 2016
I. Thời gian – Địa điểm
- Vào lúc 8 giờ 00, ngày 10 tháng 4 năm 2016
- Tại Hội trường lớn – Khu II, Đại học Cần Thơ
II. Thành phần
- Chủ tọa: PGS.TS Hà Thanh Toàn – Hiệu trưởng; PGS.TS Trần Thị Thanh Hiền
– Bí thư Đảng ủy, Phó Hiệu trưởng.
- Ban Giám hiệu: PGS.TS Lê Việt Dũng, PGS.TS Trần Trung Tính.
- Thường trực Đảng ủy: Ông Lê Phi Hùng – PBT Thường trực Đảng ủy.
- Thư ký: Ths Nguyễn Thanh Tùng – Phó Bí thư Đoàn trường, Bà Nguyễn Hải
Minh – Sinh viên khoa Kinh tế.
- Đại diện lãnh đạo các Khoa, Viện, Bộ môn, Trung tâm, Phòng, Ban chức năng
trực thuộc trường.
- Đại diện BCS lớp, BCH Đoàn, Hội các cấp trong trường, đoàn viên thanh niên,
hội viên, sinh viên đại diện cho hơn 33.000 sinh viên hệ chính quy của trường.
III. Nội dung
1. Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu (Sinh viên Hà Thị Ngọc Hương)
2. Báo cáo kết quả khảo sát và ý kiến phản ánh của sinh viên
Ths Lê Thanh Sơn – Bí thư Đoàn trường báo cáo kết quả khảo sát, tóm tắt tổng
hợp ý kiến phản ảnh, góp ý của sinh viên và giải đáp thắc mắc của các khoa, phòng ban
chức năng trong trường (Có file báo cáo riêng).
3. Phát biểu của Hiệu trưởng (PGS.TS Hà Thanh Toàn)
Hiệu trưởng gửi lời cảm ơn đến quý Thầy Cô và các bạn sinh viên đã quan tâm
đến việc đóng góp ý kiến trên tinh thần xây dựng để nhà trường ngày càng tốt hơn và
cho rằng Đoàn Thanh niên đã chuẩn bị khá chu đáo các nội dung phục vụ cho buổi tiếp
xúc. Đây được xem là công tác thường xuyên, nhà trường giao cho các khoa tổ chức
nhiều lần trong năm để lắng nghe, giải đáp và giải quyết những thắc mắc của sinh viên.
Thời gian tới, nhà trường sẽ công khai các ý kiến và giải đáp thắc mắc của sinh


viên trên website của trường, các khoa và website Đoàn thanh niên. Đồng thời, lập hộp


thư điện tử tiếp nhận phản ánh của sinh viên đến Hiệu trưởng, sinh viên sử dụng địa chỉ
email do trường cấp (không sử dụng thư nặc danh) để phản ánh, góp ý; sẽ có bộ phận
tiếp nhận, thẩm định và xử lý phản ánh của sinh viên.
Qua việc lấy ý kiến trực tuyến trong sinh viên chuẩn bị cho buổi tiếp xúc, Đoàn
Thanh niên đã tổng hợp và chuyển đến lãnh đạo các khoa, phòng ban chức năng để phối
hợp trả lời sinh viên. Nội dung phản ánh, góp ý của sinh viên xoay quanh 03 vấn đề
chính:
- Về cơ sở vật chất:
Đây là vấn đề được sinh viên phản ánh nhiều nhất. Bộ mặt của trường ngày càng
tốt hơn, đầu tư tốt hơn cho vui chơi, giải trí, sinh hoạt ngoài trời.
Thời gian qua, nhà trường đã đầu tư 1.000 máy tính công cho sinh viên, khởi đầu
hoạt động tốt nhưng hiện tại một số hệ thống máy đã xuống cấp; mặt khác đời sống nhân
dân vùng ĐBSCL đã được nâng cao, nhiều sinh viên đã có laptop, smartphone, ipad…
để truy cập internet nên ít sử dụng hệ thống máy tính công. Nhà trường dự kiến không
đầu tư cho hệ thống máy tính công. Giao cho Đoàn Thanh niên làm cuộc khảo sát, thăm
dò việc sinh viên sử dụng máy tính công như thế nào để nhà trường có quyết định cuối
cùng là cần nâng cấp wifi thay vì đầu tư vào hệ thống máy tính.
Về wifi trong ký túc xá khu A và khu B, do VNPT thi công và có thu phí 20.000
đồng/ học kỳ/ sinh viên, nhưng hệ thống wifi rất yếu. Nhà trường giao cho Phòng Quản
trị thiết bị nắm thông tin và xử lý.
Một số nhà vệ sinh, bàn ghế, máy chiếu, nhà giữ xe ở một số nhà học đang xuống
cấp vì đã lâu năm. Nhà trường dự kiến năm 2017 sẽ xây một nhà học 5 tầng gồm 50
phòng học ở khu vực vườn bàng nhằm đáp ứng tốt hơn về nhu cầu phòng học chất
lượng.
Nhà trường trang bị máy nước uống nóng – lạnh nhưng số lượng sinh viên sử
dụng nước để uống rất ít, chủ yếu là rữa tay, rữa mặt sau khi học xong. Vì vậy, sinh viên
cần có ý thức hơn trong sử dụng. Nhà trường sẽ xem xét việc trang bị các máy nóng –

lạnh xung quanh 02 cánh gà của hội trường lớn.
Về hệ thống wifi: Trường sẽ tập trung đầu tư vào những vị trí có đông sinh viên
sinh hoạt (Hội trường lớn, TTHL, Nhà điều hành, Đoàn Thanh niên, văn phòng các
khoa, các nhà ăn…), những chỗ ít người sẽ không tiếp tục đầu tư.
Đối với Trung tâm học liệu: Được đầu tư tốt nhất trong 7 năm qua, trường đang
kết nối với các trường trong khối Đại học Kỹ thuật Công nghệ để tiết kiệm kinh phí
trong việc mua cơ sở dữ liệu.
Giao phòng Quản trị thiết bị nghiên cứu việc đặt một số cột có bố trí số điện thoại
khẩn cấp để hỗ trợ sinh viên khi cần thiết.


- Về đào tạo, học tập:
Trường xoá bỏ các chuyên ngành không có sinh viên đăng kí học; những chuyên
ngành không có mã số chuyên ngành cấp 4 của Bộ Giáo dục & Đào tạo, không ép sinh
viên học ngành không đúng với mong muốn của mình.
Mở các lớp theo nhu cầu sinh viên. Giao Trung tâm tư vấn hỗ trợ sinh viên phối
hợp với Trung tâm Liên kết đào tạo mở các lớp, môn học gắn với kỹ năng mềm của sinh
viên.
Nhà trường đề nghị các đơn vị trong trường tạo điều kiện cho sinh viên tham quan
thực tế tại các đơn vị ở TP Cần thơ (đồng thời, trường cũng có chủ trương xây dựng một
số dây chuyền tổ chức sản xuất bên trong trường Đại học Cần Thơ).
- Tinh thần, thái độ của giảng viên, cán bộ quản lý:
Nhiều ý kiến sinh viên phản ánh liên quan đến thư viện, bãi xe, lao công, cán bộ
quản lý nhà học. Nhà trường giao cho các đơn vị trực tiếp quản lý theo dõi và kịp thời
chấn chỉnh.
Nhà trường đồng ý cho sinh viên mang thức ăn, nước uống vào phòng học nhưng
phải ngoài giờ học.
Đội Cờ đỏ sinh viên khoa Sư phạm làm việc theo những quy định chung của nhà
trường, tuy nhiên không nên để không khí quá căng thẳng; trường hợp sinh viên vi phạm
về trang phục, nên ghi nhận rồi để sinh viên vào học, chứ không để sinh viên ra về.

Các phòng ban chức năng thường xuyên tiếp xúc với sinh viên như Phòng Công
tác Sinh viên, Phòng Tài vụ, Phòng Đào tạo… cần kiểm tra lại hệ thống camera quan sát
hoặc đề xuất các biện pháp tốt nhất nhằm phục vụ sinh viên một cách hiệu quả, thân
thiện. Khi sinh viên phản ánh cán bộ có thái độ không tốt cần có địa chỉ, đích danh cụ
thể thông qua hộp thư phản ánh của Hiệu trưởng thì nhà trường mới có cơ sở kiểm tra,
thẩm định và xử lý kỷ luật.
Tình trạng giảng viên đến trễ về sớm, nói chuyện phím nhiều hơn chuyên môn.
Đề nghị sinh viên phản ánh cụ thể, đích danh để nhà trường chấn chỉnh. Tuy nhiên, nếu
giảng viên chia sẻ, nói nhiều về kỹ năng cho sinh viên là điều tốt nhưng cũng không nên
lạm dụng.
Bên cạnh đó, những năm gần đây tình hình an ninh trật tự trong trường diễn biến
ngày càng phức tạp, đặc biệt là nạn trộm cắp tài sản diễn ra thường xuyên, hơn hết sinh
viên cần nâng cao ý thức đề cao cảnh giác, tự bảo vệ tài sản cá nhân và tập thể.
Hiệu trưởng kêu gọi sinh viên cố gắng trong học tập và rèn luyện. Chủ động hơn
trong học tập. Không chỉ lên lớp với thầy mà còn phát huy tinh thần tự học thông qua hệ
thống thông tin ngày càng rộng lớn; tăng cường vui chơi, giải trí lành mạnh, đẩy mạnh
sinh hoạt các Câu lạc bộ, đội, nhóm kỹ năng, tích cực tham gia phong trào Đoàn – Hội;
Tuân thủ nghiêm các quy định của Nhà nước, nhà trường; có ý thức bảo vệ, giữ gìn vệ


sinh trong nhà trường, làm đẹp cảnh quan, góp ý xây dựng nhà trường theo hộp thư điện
tử góp ý cho Hiệu trưởng.
4. Trao đổi trực tiếp với sinh viên
Chủ trì: + PGS.TS Hà Thanh Toàn – Hiệu trưởng
+ PGS.TS Trần Thị Thanh Hiền – Bí thư Đảng ủy, Phó Hiệu trưởng
4.1. SV Phạm Đức Huy - Ngành Xây dựng Cầu đường K39, Khoa Công nghệ
Sinh viên muốn đăng ký học các học phần ngoài chương trình đào tạo của khóa
nhưng phù hợp với chuyên ngành đào tạo thì mức học phí được tính như thế nào?
Trả lời:
CTĐT các ngành đã được bổ sung, hoàn chỉnh gần nhất từ khóa 40 trở về sau. Khi

sinh viên đăng ký học phần ngoài CTĐT của khóa học và được BM quản lý ngành đồng
ý xét tương đương với học phần nào đó thuộc CTĐT đang theo học thì vẫn thu học phí ở
mức bình thường (không tính hệ số 1.5). Trường hợp sinh viên đăng ký học chương trình
đào tạo thứ 2 thì mức học phí phải đóng có nhân hệ số theo quy định hiện hành.
4.2. 01 sinh viên không nêu tên
Hiện nay tình hình xâm ngập mặn đang diễn ra và ảnh hưởng đến đời sống kinh tế
của nhân dân vùng ĐBSCL, nhà trường có thể ngừng tăng học phí trong một vài năm tới
hay có giải pháp thiết thực nào hỗ trợ sinh viên hay không?
Trả lời:
Hiện nay các trường trong vùng cũng đang đề xuất với Chính phủ cần có chính
sách hỗ trợ đối với sinh viên là con em vùng ĐBSCL đang bị ảnh hưởng bởi tình trạng
xâm ngập mặn.
Trường Đại học Cần Thơ cũng đang cố gắng tìm ra chính sách hỗ trợ. Nhà trường
ghi nhận ý kiến và sớm có phản hồi cho sinh viên.
4.3. SV Lâm Thị Tuyết Kha – Ngành SP Tiếng Anh K41, Khoa Ngoại ngữ
Khi gia đình sinh viên gặp khó khăn đột xuất thì nhà trường có chính sách hỗ trợ
nào không?
Trả lời:
Nhà trường có nguồn quỹ hỗ trợ sinh viên khó khăn thông qua việc cấp học bổng
khó khăn cho sinh viên.
Trường hợp sinh viên gặp khó khăn đột xuất, nhà trường vẫn xem xét, hỗ trợ khi
khoa có đề nghị.
Sinh viên không thuộc diện được vay vốn thì liên hệ Phòng Công tác Sinh viên để
được hỗ trợ, hướng dẫn vay ở ngân hàng khác.


4.4. SV Nguyễn Thị Như Ý - Ngành BVTV, Khoa Nông nghiệp & SHUD
Đề nghị nhà trường nâng số tiết thực tập, thực tế nhiều hơn.
Trả lời:
Kể từ khóa 40, CTĐT đã có điều chỉnh từ 120 tín chỉ tăng lên 140 tín chỉ, trong

đó có tăng khối lượng học phần thực hành, thực tập.
Nhà trường hoàn toàn tạo điều kiện cho sinh viên tham quan, thực tập, thực tế tại các
công ty, doanh nghiệp trên địa bàn TP Cần Thơ. Sinh viên có thể chủ động đề xuất, cố
vấn học tập dẫn đoàn, khoa có thể hỗ trợ tiền xe di chuyển.
4.5. SV Võ Thị Huyền Trân – SV khóa 41, Khoa Khoa học xã hội và nhân văn
Gần đây KTX thường xuyên bị mất tài sản, đề nghị nhà trường cần có biện pháp
khắc phục và kỷ luật đối với sinh viên trộm cắp.
Có một số Cố vấn học tập rất ít gặp gỡ, tư vấn cho sinh viên. Đề nghị nhà trường
chấn chỉnh lại đội ngũ cố vấn học tập.
Trả lời:
An ninh ký túc xá trong khoảng 2 năm trở lại đây diễn biến phức tạp, mất cắp
nhiều. Nhà trường đã lắp đặt nhiều hệ thống camera quan sát. Tuy nhiên, điều quan
trọng hơn hết là sinh viên cần phải nêu cao ý thức tự giữ gìn tài sản cá nhân và tập thể.
Các trường hợp sinh viên vi phạm liên quan đến trộm cắp tài sản, nhà trường đều
có hình thức kỷ luật nặng; các trường hợp trộm cắp tài sản có giá trị lớn hơn 02 triệu
đồng đều bị khởi tố.
Nhà trường đã đầu tư nhà xe KTX A, có lắp camera quan sát, đảm bảo an toàn.
Đề nghị sinh viên nên gửi xe vào bãi và đậu xe đúng nơi quy định, đồng thời đảm bảo an
ninh trật tự.
Nhà trường đã bố trí 2 giờ cố vấn học tập gặp gỡ sinh viên vào thời khóa biểu, có
thời gian và địa điểm rõ ràng. Đề nghị lãnh đạo các khoa tiếp tục nhắc nhở cố vấn học
tập sử dụng hiệu quả 2 giờ này. Đề nghị sinh viên Huyền Trân gặp Ban Chủ nhiệm khoa
KHXH&NV nêu rõ đích danh cố vấn học tập để lãnh đạo khoa gặp gỡ, kịp thời chấn
chỉnh.
4.6. SV Nguyễn Thị Hồng Loan, khoa Khoa học xã hội và nhân văn
Nhà trường cần có biện pháp xử lý các cá nhân thiếu ý thức, tác động vào chuông
báo cháy ở KTX Hậu Giang (khu A) hoặc có biện pháp khắc phục hiện tượng báo cháy
giả.
Trả lời:
Đề nghị Phòng Quản trị thiết bị có biện pháp khắc phục, xử lý kịp thời. Phân công

người phụ trách thực hiện tốt nhiệm vụ của mình khi có tín hiệu báo cháy xảy ra.


4.7. SV Đoàn Kim Minh Tâm – Ngành Quản trị kinh doanh K39, Khoa Kinh tế
Kiến thức chuyên ngành của sinh viên còn rất hạn chế, chỉ là lý thuyết suông,
chưa áp dụng nhiều vào thực tế công việc; cần tăng cường đào tạo kỹ năng mềm cho
sinh viên.
Trả lời:
Nhà trường đang cố gắng đào tạo đội ngũ cán bộ có trình độ đạt chuẩn cao hơn
(hiện có trên 90% cán bộ giảng dạy có trình độ sau đại học). Sắp đến, trường đầu tư máy
tính, phần mềm mô phỏng… đễ hỗ trợ sinh viên.
Các khoa cần có chính sách đối với sinh viên năng động, chủ động xin đi thực tập,
thực tế ở các ngân hàng, công ty… Các trường hợp sinh viên đến liên hệ nhưng đơn vị
không đồng ý, sinh viên có thể báo với nhà trường để được trường giới thiệu.
4.8. SV Võ Thị Huyền Trân - Khoa Khoa học Xã hội và Nhân văn
Đề nghị Đội an ninh xung kích kiểm tra phòng ở ký túc xá vào ban ngày, không
kiểm vào ban đêm gây ảnh hưởng đến việc nghỉ ngơi của sinh viên.
Đề nghị sửa chữa, thay mới thiết bị các phòng máy tính công.
Trung tâm Học liệu có nhiều loại “sách đỏ” không thể mượn về được, cần được
bổ sung để hỗ trợ sinh viên có thể mượn về tham khảo.
Trả lời:
Đội An ninh xung kích kiểm tra phòng ở KTX cũng là các sinh viên, ban ngày các
bạn phải đi học do đó chỉ rãnh vào thời gian nhất định. Việc kiểm tra vào ban đêm đạt
hiệu quả cao hơn. Hơn nữa, đây là công tác đột xuất chứ không phải kiểm tra thường
xuyên. Đề nghị sinh viên cùng phối hợp, hỗ trợ thực hiện và tăng cường tự kiểm tra với
nhau để đảm bảo an toàn, văn minh trong KTX.
Hệ thống máy tính công đang được xem xét sửa chữa, thay mới hoặc không tiếp
tục đầu tư. Nhà trường sẽ xem xét và có quyết định sớm.
Trung tâm học liệu luôn có nguồn bổ sung nâng cấp cơ sở dữ liệu, đầu tư trang
thiết bị… Đề nghị sinh viên có đề xuất cụ thể, để nhà trường bổ sung vào nguồn học

liệu.
4.9. SV Nguyễn Thị Bé Ngọc - Ngành Luật, Khoa Phát triển nông thôn
Sinh viên ngành Luật ở khoa Phát triển nông thôn gặp khó khăn khi mượn tài liệu
tham khảo ở khoa Luật.
Trả lời:
Sách, tài liệu tham khảo ở TTHL, thư viện các khoa là nguồn sử dụng chung cho
sinh viên toàn trường, không phân biệt giữa sinh viên khoa này với khoa khác.


Hiện tại thư viện khoa Phát triển nông thông cũng được trang bị nhiều đầu sách.
Nhiều sách có ở khu II. Đề nghị khoa Phát triển nông thôn ghi nhận và liên hệ với các
khoa khác để cùng hỗ trợ sinh viên.
4.10. SV Nguyễn Kim Nguyên – Ngành Quản trị Kinh doanh K40, Khoa Kinh tế
Phản ánh thái độ của người giữ xe ở các bãi xe. Đề nghị các bãi xe nên có thủ tục
đơn giản hơn để sinh viên được lấy xe ra khỏi bãi xe nhanh hơn khi bị mất phiếu giữ xe,
không làm ảnh hưởng đến việc di chuyển đến các địa điểm khác để học tập, sinh hoạt.
Trả lời:
Giao cho Trung tâm Dịch vụ và chuyển giao công nghệ nhắc nhở, chấn chỉnh thái
độ phục vụ của nhân viên ở các bãi xe, đồng thời nghiên cứu, thiết kế form để giải quyết
nhanh cho sinh viên khi bị mất phiếu xe. Các trường hợp thường xuyên để sinh viên
phản ánh trường sẽ cắt hợp đồng và mời người giữ xe khác.
Tuy nhiên, để đảm bảo tính an toàn, sinh viên cũng phải phối hợp và chờ đợi giải
quyết, vì không cẩn thận để mất phiếu cũng là một phần lỗi của người gửi xe.
4.11. SV Nguyễn Mỹ Thu - Kiểm toán K39, Khoa Kinh tế
Học bổng của học kỳ này đã được chuyển vào tài khoản hay chưa?
Đề nghị nhà trường có hướng hỗ trợ việc đăng ký học phần ở một số môn học như
không đủ điều kiện mở lớp hoặc SV không đăng ký được vì hết nhóm.
Trả lời:
Phòng Tài vụ đã làm xong thủ tục chuyển học bổng vào tài khoản của sinh viên.
Trường hợp tài khoản không hợp lệ, phòng đã thông báo và phát tiền mặt. Đề nghị sinh

viên kiểm tra lại thông tin.
Sinh viên lập kế hoạch học tập toàn khóa và nhập vào phần mềm quản lý đào tạo.
Căn cứ dữ liệu về nhu cầu học tập của sinh viên, đơn vị quản lý học phần sẽ tính toán số
lớp-học phần sẽ mở trong học kỳ để đáp ứng nhu cầu học tập của sinh viên.
Trường hợp không đăng ký được hoặc không đủ sĩ số mở lớp, sinh viên liên hệ khoa
quản lý học phần để được hỗ trợ (mở thêm lớp hoặc tăng sĩ số lớp). Đồng thời, nhà
trường xem xét những trường hợp đặc biệt đối với sinh viên năm cuối.
4.12. SV Trần Thị Kim Ngân - Thông tin học K40, Khoa Khoa học Xã hội và Nhân
văn
Học phí ở Trung tâm ngoại ngữ khá mềm, phù hợp nhưng “nghe sinh viên khác
nói” chất lượng chưa cao vì có cán bộ giảng dạy vào lớp ít dạy, chỉ cho sinh viên nghe
nhạc, thậm chí cho nghe cả nhạc Việt.
Trả lời:
Trung tâm Ngoại ngữ có truyền thống lâu đời, hiện đang cố gắng hoàn thiện và
chấn chỉnh. Tuy nhiên, sinh viên cần có chính kiến chứ không chỉ vì “nghe nói” rồi tạo


tâm lý nghi ngờ. Đồng thời, cần góp ý đích danh để nhà trường có bằng chứng cụ thể,
tiến hành thẩm tra và xử lý.
4.13. SV Đặng Gia Bảo - Sư phạm tiếng Anh K41, Khoa Ngoại ngữ
Việc đăng ký học phần có thể thực hiện trên máy tính cá nhân được không?
Đề nghị nhà trường chú ý nhiều hơn đến nhà ăn của Trung tâm GDQP-AN vì thức
ăn ở đây không đáp ứng đủ nhu cầu về dinh dưỡng để sinh viên có thể học tập tập trung
trong thời gian dài.
Trả lời:
Sinh viên có thể đăng ký học phần ở bất kỳ máy tính nào, không nhất thiết là hệ
thống máy tính công của trường.
Nhà trường ghi nhận và sẽ kiểm tra lại về mặt dinh dưỡng các suất ăn ở Trung
tâm GDQPAN một cách tốt nhất để sinh viên đủ sức khỏe học tập trong thời gian học
tập trung tại đây.

4.14. SV Ngọc - Khoa Kinh tế
Một số trường hợp sinh viên năm cuối không đăng ký được học phần GDTC (môn
cờ vua) vì không đủ số lượng để mở lớp làm ảnh hưởng đến tiến độ tốt nghiệp của SV.
Trả lời:
Thông qua hệ thống giáo vụ của các đơn vị và Phòng Đào tạo để hỗ trợ sinh viên,
không để kéo dài thời gian học tập của sinh viên. Ngoài việc bổ sung thêm các môn giáo
dục thể chất nhằm đáp ứng nhu cầu rèn luyện sức khỏe và sở thích của sinh viên (kể cả
các môn chỉ dành cho sinh viên không đủ điều kiện sức khỏe).
4.15. SV Lê Đại Cát – Ngành Sư phạm Tiếng Anh K38, Khoa Ngoại ngữ
Cần hỗ trợ sinh viên ngành Ngoại ngữ các kỹ năng mềm, nhất là kỹ năng thuyết
trình, thảo luận nhóm…
Góp ý cho Đội Cờ đỏ nhà học C2: Các bạn quá khó khi thực hiện nhiệm vụ.
Trả lời:
Khoa Ngoại ngữ và khoa Sư phạm phối hợp hỗ trợ sinh viên ngành Ngoại ngữ các
kỹ năng mềm, nhất là kỹ năng thuyết trình, thảo luận nhóm…
Nhà trường có quy định chung về đồng phục khi đến lớp, đề nghị sinh viên thực
hiện đúng quy định. Đối với Đội Cờ đỏ nhà học C2 của Khoa Sư phạm cần xem xét,
chấn chỉnh lại thái độ khi thực hiện nhiệm vụ, nhưng phải đảm bảo tính nghiêm túc.
4.16. SV Phan Trung Tính – Ngành Xây dựng Cầu đường K39, Khoa Công nghệ
Sinh viên gặp khó khăn khi mượn phòng học tập vào buổi tối.


Trả lời:
Giao Phòng Quản trị thiết bị kịp thời kiểm tra, chấn chỉnh, đáp ứng nhu cầu giảng
dạy và học tập.
Liên quan đến việc mượn phòng học tập và sinh hoạt Đoàn – Hội, sinh viên tập
trung liên hệ mượn tại nhà học C1.
4.17. SV Nguyễn Minh Kha – Ngành Khoa học đất K39, Khoa Nông nghiệp &
SHUD
Đề nghị cải tạo, nâng cấp ký túc xá khu A (nhất là dãy C10) vì đang xuống cấp.

Trả lời:
KTX A đã được xây dựng từ rất lâu, với 3 mức đầu tư khác nhau do các tỉnh
thành vùng ĐBSCL xây dựng. Hiện nay nhiều hạng mục đã xuống cấp. Nhà trường đang
cố gắng sửa chữa, xây dựng lại hệ thống đường, điện, đảm bảo an toàn cháy nổ và cho
sinh viên nấu ăn tại ký túc xá.
Nhà trường đã có kế hoạch sửa chữa tổng thể các khu KTX nhưng cần có lộ trình
(1-2 năm tới là KTX Cà Mau, 2-3 năm tới là KTX Hậu Giang). Tuy nhiên, những hạng
mục cần sửa chữa ngay thì Phòng Quản trị Thiết bị ghi nhận và sửa chữa.
4.18. SV Đỗ Yến Nhi - Ngành Kinh tế nông nghiệp K40, Khoa Kinh tế
Nhà trường có quy định chung về đồng phục cho sinh viên khi đến trường. Tuy
nhiên, Đội Cờ đỏ sinh viên ở một số khoa lại có quy định khác hơn, gây khó khăn cho
sinh viên.
Đề nghị cho sinh viên ở ký túc xá B được nấu ăn tại KTX.
Đề nghị trường trang bị bình chữa cháy và tập huấn công tác phòng cháy chữa
cháy cho sinh viên KTX.
Trả lời:
Việc quy định đồng phục cho sinh viên khi đến trường là quy định chung, nhà
trường sẽ kiểm tra, rà soát các trường hợp đặc biệt như sinh viên phản ánh.
PGS.TS Trần Trung Tính – Phó Hiệu trưởng chia sẻ:
An toàn cháy nỗ là công việc nhà trường đặc biệt quan tâm và chịu áp lực nhiều từ
Sở Phòng cháy chữa cháy do kết cấu trong ký túc xá không có chức năng nấu ăn. Hiện
nay trường đã xây bếp, có sàn nước phục vụ nấu ăn ở KTX A. Sinh viên có nhu cầu nấu
ăn có thể chuyển sang ở KTX A.
Việc quản lý nhà học gồm 2 nhóm: (i) nhà học do khoa quản lý và (ii) các nhà học
riêng bên ngoài. Liên quan đến việc mượn phòng học tập và sinh hoạt Đoàn – Hội, sinh
viên tập trung liên hệ mượn tại nhà học C1.


Lưu ý sinh viên tự bảo vệ tài sản của chính mình, nhà trường có giải pháp hỗ trợ.
Nhà trường cũng trang bị nhiều hệ thống camera quan sát, đề phòng cướp giật, trấn lột…

Nhà trường trang bị máy nước uống nóng – lạnh nhưng số lượng sinh viên sử
dụng nước để uống rất ít, chủ yếu là rữa tay, rữa mặt sau khi học xong. Nhận thấy việc
phục vụ này không hiệu quả, nên nhà trường đã cắt giảm bớt.
Kêu gọi sinh viên tăng cường ý thức kỷ luật, tuân thủ quy định của trường, khoa;
phát huy tinh thần tập thể, bảo vệ lẫn nhau; thực hiện tiết kiệm, hiệu quả trong sinh hoạt
hàng ngảy; giữ gìn vệ sinh chung; tham gia giao thông ở khu II nên chậm lại, lịch sự
hơn, có văn hóa hơn; tăng cường lễ phép, chào hỏi thầy cô, khách đến thăm trường; xác
định rõ mục tiêu học tập.
PGS.TS Hà Thanh Toàn – Hiệu trưởng phát biểu kết luận buổi tiếp xúc:
Nhà trường ghi nhận sự quan tâm, phản ánh trên tinh thần đóng góp, xây dựng của
sinh viên. Cảm ơn lãnh đạo các khoa, phòng ban chức năng đã phối hợp trả lời thắc mắc
của sinh viên và cố gắng hoàn thiện hơn trong việc phục vụ sinh viên. Với mong muốn
xây dựng nhà trường ngày càng thân thiện, đáp ứng nhu cầu học tập và rèn luyện của
sinh viên. Thời gian tới nhà trường mong muốn nhận được nhiều ý kiến, thông tin phản
hồi từ sinh viên thông qua nhiều kênh, đặc biệt là hộp thư điện tử phản ánh của sinh viên
đến Hiệu trưởng.
IV. Kết thúc buổi tiếp xúc: Lúc 10 giờ 20 phút cùng ngày
Chủ tọa

Hà Thanh Toàn

Trần Thị Thanh Hiền

Thư ký

Nguyễn Thanh Tùng Nguyễn Hải Minh




×