Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

bài tập cá nhân NHẬP môn LUẬT dân sựx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (143.01 KB, 15 trang )

NHẬP MÔN LUẬT DÂN SỰ
ĐỀ BÀI: Phân tích điều kiện về hình thức của giao dịch dân sự ( có so sánh
quy định của BLDS 2005 và BLDS 2015)
LỜI MỞ ĐẦU
Theo quy định tại Điều 121 Bộ Luật Dân Sự 2005:“Giao dịch dân sự là hợp
đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt
quyền, nghĩa vụ dân sự”. Từ đây ta có thể hiểu: Giao dịch dân sự là căn cứ phổ
biến, thông dụng nhất trong các căn cứ làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt
quyền và nghĩa vụ dân sự, trong việc di chuyển tài sản và cung ứng dịch vụ nhằm
đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của tất cả các thành viên trong xã hội. Trong nền
sản xuất hàng hóa theo cơ chế thị trường, thông qua giao dịch dân sự, các chủ thể
đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh, các nhu cầu khác trong cuộc sống hàng
ngày. Nước ta là một nước đang phát triển đang trên đà hội nhập với thế giới nên
các giao dịch dân sự rất quan trọng và đang chiếm tỉ lệ lớn hiện nay. Và một trong
những lưu ý quan trọng khi nói về giao dịch dân sự là hình thức của giao dịch dân
sự.Tuy nhiên do luật dân sự năm 2015 đã có nhiều điểm sửa đổi và bổ sung nên sẽ
gặp rất nhiều khó khăn khi thi hành và áp dụng. Chính vì thế mà em xin mạnh dạn
chọn đề tài “Phân tích điều kiện về hình thức của giao dịch dân sự ( có so sánh
quy định của BLDS 2005 và BLDS 2015)” để có thể làm rõ hơn về vấn đề này.
Vì lượng kiến thức còn hạn hẹp cùng với yêu cầu của bài tập nên trong bài
này em không thể truyền tải hết được yêu cầu của bài. Chính vì thế em rất mong
thầy cô sẽ đóng góp và giúp đỡ để bài làm của em sẽ hoàn thiện hơn. Em xin trân
trọng cảm ơn.

1


I. Điều kiện về hình thức của giao dịch dân sự:
1, Giao dịch dân sự là gì:
Như đã trình bày ở trên giao dịch dân sự theo như quy định ở điều 121 bộ luật
dân sự năm 2005 là:“Giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn


phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự”

1.1. Dấu hiệu của giao dịch dân sự:
- Được hình thành từ hành vi của con người: Nếu các quan hệ pháp luật dân
sự nói chung có thể hình thành từ nhiều căn cứ khác nhau thì giao dịch dân sự chỉ
có thể hình thành từ hành vi của con người. Vì vậy, nếu giao dịch dân sự hình
thành từ hành vi bất hợp pháp thì giao dịch dân sự đó vô hiệu, nếu giao dịch dân sự
hình thành từ hành vi hợp pháp thì giao dịch đó có hiệu lực( khi đã đáp ứng đủ
điều kiện khác mà pháp luật đã quy định đối với một giao dịch dân sự có hiệu lực)
- Nhằm làm phát sinh một hậu quả pháp lý nhất định: Hậu quả pháp lý mà
người xác lập và tham gia giao dịch dân sự nhằm làm phát sinh có thể là xác lập
các quyền,nghĩa vụ dân sự với nhau, có thể là chấm dứt các quyền, nghĩa vụ dân sự
,đối với nhau , có thể là thay đổi các quyền,nghĩa vụ dân sự.
- Hướng tới một quan hệ dân sự với chủ thể khác : Người xác lập giao dịch
dân sự bao giờ cũng hướng tới việc hình thành một quan hệ dân sự giữa mình với
một hoặc nhiều chủ thể khác và thông qua quan hệ dân sự đó để xác lập quyền,
nghĩa vụ của các chủ thể. Chẳng hạn, các bên xác lập một hợp đồng bao giờ cũng
hướng bao giờ cũng hướng tới việc hình thành một quan hệ dân sự giữa các bên
trong trường hợp đồng đó để các bên thực hiện các quyền, nghĩa vụ phát sinh từ
hợp đồng đó, người lập di chúc hướng tới một quan hệ thừa kế theo di chúc để dịch
chuyển di sản của mình cho người được xác định trong di chúc.
2


- Là sự thể hiện ý chí của người xác lập giao dịch: Ý chí của con người bao
giờ cũng được thể hiện thông qua hành vi, mặt khác, giao dịch dân sự bao giờ cũng
hình thành từ hành vi của con người nên giao dịch dân sự bao giờ cũng là sự thể
hiện ý chí của người xác lập giao dịch.

2,Hình thức của giao dịch dân sự

2.1 Hình thức của giao dịch dân sự là gì ?
Hình thức của giao dịch dân sự là cách thức thể hiện ý chí ra bên ngoài dưới
một hình thức nhất định của chủ thể tham gia giao dịch dân sự. Thông qua hình
thức biểu hiện này mà các bên đối tác và người thứ ba có thể biết được nội dung
của giao dịch đã xác lập. Hình thức của giao dịch dân sự có ý nghĩa đặc biệt quan
trọng, là căn cứ xác nhận các quan hệ đã và đang tồn tại giữa các bên, từ đó xác
định trách nhiệm dân sự của mỗi chủ thể tham gia giao dịch khi có hành vi vi
phạm xảy ra.
Điều 124 Bộ luật Dân sự 2005 quy định:
1. Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành
vi cụ thể.
Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp
dữ liệu được coi là giao dịch bằng văn bản.
2. Trong trường hợp pháp luật quy định giao dịch dân sự phải thể hiện bằng
văn bản, phải có công chứng hoặc chứng thực, phải đăng ký hoặc xin phép thì
phải tuân theo quy định đó”.
2.2 Đặc điểm chung của hình thức giao dịch dân sự

3


Đặc điểm chung của tất cả các giao dịch dân sự là sự thống nhất ý chí và bày
tỏ ý chí của chỉ thể tham gia giao dịch. Sự thống nhất này phải được thể hiện dưới
một hình thứ nhất định phù hợp với ý chí đích thức của các bênCó nhiều hình thức
khác nhau:
-

Hình thức của giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói hoặc hành vi cụ thể.
Hình thức này thường được áp dụng đối với các giao dịch được thực hiện ngay và
chấm dứt ngay sau khi thực hiện( mua bán trao tay), hoặc giữa các chủ thể có quan

hệ thân thiết, tin cậy. Tuy nhiên, có những giao dịch dân sự khi thực hiện bằng lời
nói phải tuân thủ những điều kiện do pháp luật quy định mới có giá trị ( ví dụ: di

-

chúc bằng miệng)
Hình thức của giao dịch dân sự được thể hiện bằng văn bản. Giao dịch dân sự
được thể hiện bằng văn bản là việc các bên lập văn bản thỏa thuận các điều khoản
của giao dịch và cũng ký tên vào văn bản đó. Hình thức này có giá trị làm chứng
cứ cao hơn hình thức thể hiện bằng lời nói trong giải quyết các tranh chấp phát
sinh từ việc vi phạm quyền và nghĩa vụ của các bên. Trong hình thức thể hiện giao
dịch dân sự dưới dạng văn bản có thể phân chia thàng 2 loại : văn bản thông
thường và văn bản có chứng nhận công chứng của Nhà nước hoặc chứng thực của
Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền
Nếu pháp luật không quy định, các bên có thể thỏa thuận với nhau việc lập văn
bản dưới dạng bất kỳ hình thức nào. Hình thức giao dịch có tính chất bắt buộc đối
với các bên khi tham gia giao dịch dân sự chủ yếu được áp dụng đối với các bên
khi tham gia giao dịch dân sự chủ yếu được áp dụng đối với loại tài sản có giá trị
lớn( ví dụ: mua bán nhà, chuyển sử dụng đất…) Hình thức của giao dịch dân sự
bằng văn bản có công chứng của Nhà nước chúng thực hoặc Ủy ban nhân dân có
thẩm quyền chứng thực giúp cho cơ quan nhà nước quản lý, kiểm soát được một số

4


giao dịch dân sự, làm cơ sở để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham
gia giao dịch.
Hình thức của giao dịch dân sự là căn cứ để xác định điều kiện hợp pháp của
giao dịch dân sự. Khi các bên không tuân thủ hình thức do pháp luật quy định thì
giao dịch dân sự có thể bị tuyên bố vô hiệu


II. Phân tích điều kiện hình thức của giao dịch theo quy định
bộ luật dân sự năm 2005
Điều 124 Bộ luật Dân sự 2005 quy định: “Giao dịch dân sự được thể hiện
bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể. Giao dịch dân sự thông qua
phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu được coi là giao dịch bằng
văn bản. Trong trường hợp pháp luật quy định giao dịch dân sự phải thể hiện
bằng văn bản, phải có công chứng hoặc chứng thực, phải đăng ký hoặc xin phép
thì phải tuân theo quy định đó”.
Tuỳ theo tính chất của đối tượng giao dịch và nhu cầu quản lý của nhà nước
mà pháp luật dân sự có những yêu cầu khác nhau về hình thức của giao dịch. Đối
với các giao dịch đáp ứng cho nhu cầu vật chất và tinh thần hàng ngày của cuộc
sống và thông thường giá trị tài sản không lớn thì chỉ cần các bên thể hiện bằng lời
nói, có sự tự nguyện, thống nhất ý chí của các bên là giao dịch đó có hiệu lực. Tuy
nhiên, có loại giao dịch không đòi hỏi phải có sự thống nhất ý chí của hai bên mà
chỉ cần 1 bên bày tỏ ý chí bằng lời nói hoặc bằng hành vi cụ thể (ví dụ như viết di
chúc). Song có những loại giao dịch pháp luật bắt buộc hai bên phải thể hiện bằng
văn bản và còn có trường hợp phải có công chứng, chứng thực của cơ quan có
thẩm quyền. Theo quy định tại khoản 2 Điều 122 Bộ luật Dân sự năm 2005 thì chỉ
trong những trường hợp có quy định của pháp luật về loại giao dịch nào đó phải
5


tuân theo những hình thức nhất định và hình thức đó là điều kiện có hiệu lực của
giao dịch thì hình thức của giao dịch mới trở thành một điều kiện bắt buộc để giao
dịch đó có hiệu lực.
Có hai cách hiểu khác nhau về quy định tại khoản 2 Điều 122 Bộ luật Dân sự:


Quan điểm thứ nhất nên cũng có ý kiến cho rằng khi pháp luật đã quy định


hình thức của giao dịch là một điều kiện bắt buộc thì khi các bên vi phạm điều kiện
về hình thức thì giao dịch sẽ vô hiệu. Trong trường hợp này nếu các bên không yêu
cầu Toà án tuyên bố giao dịch đó vô hiệu về hình thức Toà án cũng có quyền tuyên
bố giao dịch đó vô hiệu, có như vậy mới bảo đảm được yêu cầu quản lý của Nhà
nước và sự nghiêm minh của pháp luật. Bởi theo khoản 2 Điều 124 đã quy định rõ
là “Trong trường hợp pháp luật quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng
văn bản, phải có công chứng hoặc chứng thực, phải đăng ký hoặc xin phép thì phải
tuân theo các quy định đó”. Đây là một quy định mệnh lệnh dứt khoát, bắt buộc
chứ không phải là một quy định tuỳ nghi. Hơn nữa Điều 127 Bộ luật Dân sự cũng
quy định: “giao dịch dân sự không có một trong các điều kiện được quy định tại
Điều 122 của Bộ luật này thì vô hiệu”. Như vậy 3 điều kiện về nội dung là điều
kiện cần và điều kiện về hình thức là điều kiện đủ để cho một giao dịch dân sự có
hiệu lực pháp luật. Do đó, không có lý do gì khi hợp đồng đã vi phạm điều kiện
này mà Toà án phải chờ một bên hoặc các bên có yêu cầu mới tuyên bố hợp đồng
vô hiệu, còn đương sự không có yêu cầu thì không xem xét là không hợp lý, không
phù hợp với tinh thần, lời văn của điều luật.
• Quan điểm thứ 2 cho rằng các quy định tại Điều 122, khoản 2 Điều 124,
Điều 127 Bộ luật Dân sự là những quy định chung, mang tính nguyên tắc, không
nhất thiết hợp đồng vi phạm điều kiện về hình thức là vô hiệu. Theo định nghĩa về
giao dịch dân sự được quy định tại Điều 121 Bộ luật Dân sự thì: “Giao dịch dân sự
là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương, làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm
dứt quyền nghĩa vụ dân sự”. Như vậy, hợp đồng cũng là một loại giao dịch mà theo
6


quy định tại Điều 401 Bộ luật Dân sự thì khi pháp luật không quy định loại hợp
đồng đó phải được giao kết bằng một hình thức nhất định thì hai bên có thể thoả
thuận chọn hình thức thể hiện của hợp đồng. Hợp đồng có thể được thể hiện dưới
hình thức lời nói, hoặc hình thức bằng văn bản hay bằng hành vi cụ thể.

Trong trường hợp pháp luật có quy định hợp đồng phải được thể hiện bằng văn
bản có công chứng hoặc chứng thực, phải đăng ký hoặc xin phép thì phải tuân theo
quy định đó. Nhưng tại đoạn hai khoản 2 Điều 401 Bộ luật Dân sự cũng đã quy
định: “hợp đồng không bị vô hiệu trong trường hợp có vi phạm về hình thức, trừ
trường hợp pháp luật có quy định khác”.
Nếu theo quan điểm một thì khi pháp luật đã quy định một loại giao dịch nào
đó phải tuân theo một hình thức nhất định mà vi phạm điều kiện về hình thức đều
vô hiệu thì quy định tại đoạn 2 khoản 2 Điều 401 Bộ luật Dân sự sẽ trở thành vô
nghĩa.
Quy định tại Điều 401 Bộ luật Dân sự là sự cụ thể những quy định chung về
điều kiện hình thức của hợp đồng. Các tranh chấp về một hợp đồng cụ thể có liên
quan đến hình thức của hợp đồng là phải áp dụng Điều 401 mà đoạn 2 khoản 2
Điều 401 Bộ luật Dân sự đã ghi rõ là “hợp đồng không bị vô hiệu trong trường hợp
có vi phạm về hình thức, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Như vậy, khi
một hợp đồng có vi phạm về hình thức thì Toà án tuyên bố tranh chấp hợp đồng có
vi phạm về hình thức là vô hiệu và việc tuyên bố hợp đồng vô hiệu không bị hạn
chế về thời gian.
Theo em không tán thành hai quan điểm trên, mặc dù thấy quy định tại khoản 2
Điều 401 Bộ luật Dân sự dễ gây cảm giác như có mâu thuẫn với các quy định tại
khoản 2 Điều 122, Điều 127, Điều 134 và Điều 136 Bộ luật Dân sự dẫn đến có
cách hiểu khác nhau. Có nhiều ý kiến cho rằng các tranh chấp hợp đồng mà vi
phạm điều kiện về hình thức là không bị vô hiệu. Nhiều ý kiến khác lại tỏ ra phân

7


vân không hiểu phải xử lý như thế nào cho đúng khi hợp đồng vi phạm điều kiện
về hình thức vì các quy định ở phần giao dịch và phần hợp đồng mâu thuẫn nhau.
Bộ luật Dân sự năm 2005 đã quy định điều kiện về hình thức của giao dịch nói
chung và hợp đồng nói riêng đã khác trước rất nhiều. Cần sửa đổi có tính chất kỹ

thuật như bỏ bớt các chữ, câu, ý thừa thì về nội dung thì đã có những tư tưởng mới
được thể hiện trong các điều quy định chung về giao dịch và quy định ở phần hợp
đồng. Để hiểu đúng quy định của pháp luật không được xem xét tách rời giữa các
điều luật với nhau, giữa các quy định chung với các quy định trong từng chế định
cụ thể. Nếu như Bộ luật Dân sự năm 1995 coi vi phạm điều kiện về hình thức là rất
nghiêm trọng giống như với giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm điều cấm của
pháp luật, trái đạo đức xã hội và giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo, như khoản 2
Điều 145 Bộ luật Dân sự năm 1995 đã quy định: “2- Đối với các giao dịch dân sự
được quy định tại Điều 137, Điều 138 và Điều 139 của Bộ luật này, thì thời gian
yêu cầu Toà án tuyên bố giao dịch vô hiệu không bị hạn chế”. Như vậy, bất cứ lúc
nào các bên đương sự cũng có quyền yêu cầu Toà án tuyên bố giao dịch dân sự vô
hiệu do vi phạm điều kiện về hình thức; còn theo quy định của Bộ luật Dân sự năm
2005 thì các giao dịch dân sự vi phạm điều kiện về hình thức không phải đương
nhiên vô hiệu. Dù giao dịch dân sự có vi phạm điều kiện về hình thức mà các bên
không khởi kiện yêu cầu Toà án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu về hình thức thì
Toà án không xem xét; nếu trường hợp đương sự yêu cầu Toà án tuyên bố giao
dịch vô hiệu do vi phạm về hình thức thì theo quy định tại Điều 136 Bộ luật Dân
sự, thời gian tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm về hình thức chỉ có hai
năm kể từ ngày giao dịch dân sự được xác lập, quá thời hạn này đương sự mới yêu
cầu thì Toà án không chấp nhận yêu cầu đó. Theo quy định tại Điều 121 Bộ luật
Dân sự thì giao dịch dân sự là hợp đồng dân sự, nên các vụ án về hợp đồng dân sự
đương nhiên áp dụng Điều 136 Bộ luật Dân sự.

8


Ví dụ, ngày 01/01/2005, Hai bên ký kết hợp đồng mua bán nhà đất. Hợp đồng
này chỉ vi phạm điều kiện về hình thức nhưng đến ngày 20/01/2007 (quá hai năm)
một bên khởi kiện ra Toà án yêu cầu Toà án tuyên bố hợp đồng mua bán nhà đất
vô hiệu thì Toà án bác yêu cầu của họ, công nhận hợp đồng mua bán. Tuy nhiên

nếu ngày 01/10/2006 (trong thời hạn 2 năm) mà họ có đơn yêu cầu Toà án tuyên
bố giao dịch dân sự vô hiệu về hình thức thì Toà án căn cứ Điều 134 Bộ luật Dân
sự năm 2005 ra quyết định buộc các bên thực hiện quy định về hình thức giao dịch
trong thời hạn 1 tháng. Quá thời hạn đó mà không thực hiện thì Toà án tuyên bố
giao dịch vô hiệu. Trong trường hợp này bên nào có lỗi làm cho giao dịch dân sự
vô hiệu sẽ phải bồi thường thiệt hại cho bên kia. Như vậy, Toà án chỉ áp dụng Điều
134 Bộ luật Dân sự buộc các bên thực hiện quy định về hình thức của giao dịch khi
đương sự khởi kiện còn trong thời hiệu theo quy định của Điều 136 Bộ luật Dân
sự.
Hợp đồng dân sự là một hình thức của giao dịch dân sự và đoạn hai khoản 2
Điều 401 có quy định: “hợp đồng không bị vô hiệu trong trường hợp có vi phạm về
hình thức, trừ trường hợp luật có quy định khác”. Vấn đề mấu chốt là hiểu “trừ…
quy định khác” là những quy định nào? có phải như cách giải thích, bình luận của
quan điểm hai nói trên. Theo em phải hiểu quy định trên là nếu không có quy định
nào của pháp luật đề cập đến việc vô hiệu về hình thức của hợp đồng thì dù một
hợp đồng nào đó có vi phạm điều kiện về hình thức cũng không bị vô hiệu. Ngược
lại, nếu trong bộ luật dân sự hoặc một văn bản pháp luật nào đó có quy định nếu
giao dịch hay hợp đồng vi phạm điều kiện về hình thức là vô hiệu thì khi hợp đồng
vi phạm điều kiện về hình thức phải tuyên bố hợp đồng đó bị vô hiệu. Qua các
phân tích ở trên buộc chúng ta phải có nhận thức theo hướng khi áp dụng Điều 401
Bộ luật Dân sự không được tách rời với các Điều 134, 136 Bộ luật Dân sự. Chính
Điều 134, Điều 136 là các quy định khác của pháp luật so với đoạn 2 khoản 2 Điều
401 Bộ luật Dân sự. Việc giải thích bình luận câu: “Trừ trường hợp pháp luật có
9


quy định khác” như quan điểm 2 nói trên cho em là không chính xác, đã hoàn toàn
tách rời các quy định ở phần giao dịch của các quy định ở phần hợp đồng.
Tuy nhiên, để tránh các hiểu lầm không đáng có,khi sửa đổi Bộ luật Dân sự
năm 2005 cần xem xét việc bỏ đoạn hai khoản 2 Điều 401. Mặc dù cho rằng có lẽ

dụng ý khi bổ sung thêm đoạn hai khoản 2 Điều 401 nhà làm luật muốn lưu ý khi
áp dụng Điều 401 phải gắn với quy định ở phần giao dịch trong Bộ luật Dân sự và
các quy định khác có liên quan đến hình thức của giao dịch hoặc hợp đồng. Nhưng
vì các quy định về hình thức, thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự
vô hiệu ở phần giao dịch là đã khái quát và đầy đủ. Hơn nữa, Điều 121 Bộ luật Dân
sự đã định nghĩa rất rõ: Giao dịch dân sự là một hợp đồng… thì đương nhiên các
quy định ở phần giao dịch phải áp dụng ở phần hợp đồng, trừ trường hợp các quy
định ở phần hợp đồng là cụ thể và có tính đặc thù khác với quy định ở phần giao
dịch thì mới áp dụng quy định ở phần hợp đồng mà không áp dụng quy định chung
ở phần giao dịch. Do đó, việc thêm đoạn hai khoản 2 Điều 401 dẫn đến phản tác
dụng gây lúng túng, hiểu lầm đây là một quy định mới riêng biệt đặc thù chỉ áp
dụng cho phần hợp đồng, từ đó cho rằng “… quy định khác” là các quy định của
pháp luật về hợp đồng mới có giá trị áp dụng cho các tranh chấp riêng về hợp đồng
như quan điểm hai nói trên. Nếu muốn giữ tinh thần đoạn hai khoản 2 Điều 401 Bộ
luật Dân sự thì phải viết rõ hơn nữa.

III. So sánh điều kiện về hình thức của giao dịch dân sự theo
BLDS năm 2005 và BLDS năm 2015
1 Về giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử :
Điều kiện về hình thức giao dịch dân sự là một trong những điều kiện tất yếu
để giao dịch dân sự có hiệu lực. Chính vì thế mà BLDS năm 2015 đã có những bổ
sung vào điều 119 về hình thức dân sự trong đó phải nói đến một hình thức giao
10


dịch mới ở Việt Nam và đang rất phát triển trong thời đại này đó là giao dịch bằng
phương tiện điện tử
Theo Điều 124. Hình thức giao dịch dân sự
1. Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ
thể.

Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu
được coi là giao dịch bằng văn bản.
Nắm bắt được xu thế phát triển hợp đồng thong qua giao dịch điện tử ở nước ta
hiện nay tương đối nhiều , trước thực tế đó Nhà nước đã ban hành ra nhiều văn bản
cơ sở hành lang pháp lý cho hình thức giao dịch dân sự như điều 124 hay Luật
thương mại năm 2015 quy định tại khoản 15 Điều 3: “ Các hình thức có giá trị
tương đương văn bản bao gồm điện báo,telex,fax, thông điệp dữ liệu và các hình
thức khác theo quy định của pháp luật” và điều 15 về nguyên tắc thừa nhận giá trị
pháp lý của thông điệp dữ liệu đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy
định của pháp luật thì được thừa nhận có giá trị pháp lý tương đương văn bản”;
Luật giao dịch điện tử năm 2005 quy định khoản 12 điều 4: “ thông điệp dữ liệu” “
là thông tin được tạo ra, được tạo ra, được gửi đi, được thừa nhận và được lưu trữ
bằng phương tiện điện tử”, Điều 10 “ Thông điệp dữ liệu có thể được thể hiện
dưới hình thức trao đổi dữ liệu điện tử, chứng từ điện tử,thư điện tử, điện tín,điện
báo,fax và các hình thức tương tự khác”, Điều 11: Thông tin trong thông điệp dữ
liệu không bị phủ nhận giá trị pháp lý chỉ vì thông tin đó được thể hiện dưới dạng
thông điệp dữ liệu”, Điều 12: “ Trường hợp pháp luật yêu cầu thông tin phải được
thể hiện bằng văn bản thì thông điệp dữ liệu đó có thể truy cậ và sử dụng được thể
hiện tham chiếu khi cần thiết.
Ngoài ra, trong Luật giao dịch điện tử năm 2015 cũng quy định về việc giao kết
và thực hiện hợp đồng điện tử. Hợp đồng điện tử cũng giống như các hợp đồng dân
11


sự khác, thông qua các phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu như
email,fax,telex, điện tín, điện báo
Nếu như BLDS năm 2005 chỉ nói về hình thức thông điệp dữ liệu thì đến luật
năm 2015 thì BLDS đã nói rõ: “Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử
dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử
được coi là giao dịch bằng văn bản”. Và theo quy định của pháp luật về giao dịch

điện tử thi Luật giao dịch điện tử năm 2005 là văn bản quy định chi tiết nhất cũng
như tương đối đầy đủ các khía cạnh của giao dịch điện tử , giá trị hợp đồng dữ
liệu, thông điệp điện tử. Có thể nói luật giao dịch điện tử năm 2005 ra đời đã hoàn
thiện hơn các quy định về giao dịch điện tử, hợp đồng điện tử, góp phần tạo ra cơ
sở pháp lý vững chắc cho các chủ thể khi lựa chọn giao kết các giao dịch điện tử
Sau khi thỏa thuận các nội dung thì các bên sẽ tiến hành ký xác nhận vào hợn
đồng, chữ ký có ý nghĩa pháp lý đặc biệt quan trọng vì qua đó xác định được tác
giả của văn bản, thể hiện sự thùa nhận chính thức của người ký đói với nội dung
thông tin chứa đựng trong văn bản đối với văn bản hợp đồng, hiện nay không thấy
có quy định về chữ ký “sống” giao dịch điện tử năm 2005 lại có quy định về phần
chữ ký. Điều 21 luật giao dịch điện tử năm 2005 quy định:
Điều 21. Chữ ký điện tử
1. Chữ ký điện tử được tạo lập dưới dạng từ, chữ, số, ký hiệu, âm thanh hoặc các
hình thức khác bằng phương tiện điện tử, gắn liền hoặc kết hợp một cách lô gíc với
thông điệp dữ liệu, có khả năng xác nhận người ký thông điệp dữ liệu và xác nhận
sự chấp thuận của người đó đối với nội dung thông điệp dữ liệu được ký.
2. Chữ ký điện tử được xem là bảo đảm an toàn nếu chữ ký điện tử đó đáp ứng các
điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 22 của Luật này.

12


3. Chữ ký điện tử có thể được chứng thực bởi một tổ chức cung cấp dịch vụ chứng
thực chữ ký điện tử.
Thiết lập hợp đồng qua mạng giữa các bên lần đầu giao dịch hoặc các bên đối tác
có ít thông tin, không có mối quan hệ tin tưởng trước khi tiến hành xác lập quan hệ
hợp đồng , thì việc nhận dạng chữ ký của nhau trên các văn bản ‘điện tử’ phụ thuộc
rất nhiều vào chữ ký điện tử. Việc sử dụng chũ ký điện tử đồng nghĩa với việc mã
hõa tài liệu được ký kết. Vì vậy, chữ ký điện tử không chỉ có ý nghĩa xác định
người ký mà còn chứng minh cho tính toàn vẹn của nội dung thông tin chứa đựng

trong các văn bản ‘điện tử’
Sử dụng hình thức văn bản dưới dạng thông điệp dữ liệu trong việc thiết lập các
giao dịch dân sự nói chung và hợp đồng nói riêng có ưu điểm là nhanh, gọn, nhe,
dễ lưu trữ, tiết kiệm thời gian nên phù hợp với các hoạt động thương mại , dịch vụ.
Tuy vậy, do tính chất vô hình và hình thức biểu hiện bên ngoài hết sức đặc thù, chỉ
tồn tại trong một môi trường số, điện tử hoặc không gian mạng, mức độ bảo đảm
an toàn, sự toàn vẹn về nội dung của các giao dịch… đòi hỏi mộ trình độ kỹ thuật
và sự an toàn, sự toàn vẹn về nội dung của các giao dịch… đòi hỏi một trình độ kỹ
thuật và sự an toàn nhất định, nên hình thức văn bản điện tử không thích hợp cho
mọi loại giao dịch như đối với hình thức văn bản. Chính vì lẽ đó Luật giao dịch
điện tử đã giới hạn những trường hợp không được sử dụng hình thức thông điệp dữ
liệu khi thiết lập quan hệ hợp đồng ngay trong Điều 1 về phạm vi điều chỉnh của
các Luật “ Các quy định của Luật này không áp dụng đối với việc cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và các bất động sản khác văn bản về
thừa kế, , giấy đăng ký kết hôn, quyết định ly hôn, giấy khai sinh, giấy khai tử, hối
phiếu và các giấy tờ có giá khác’’ và điều 3 nghị định 57/2006/ND-CP: ‘ Các quy
định của Nghị định này không áp dụng đối với việc sử dụng chứng điện tử hối
phiếu , lệnh phiếu, vận đơn, hóa đơn gửi hàng, phiếu xuất nhập khẩu kho hay bất
13


cứ chứng từ có thể chuyển nhượng nào cho phép bên nắm giữ chứng từ hoặc bên
thụ hưởng được quyền nhận hàng hóa, dịch vụ hoặc được trả một khoản tiền nào
đó”. Như vậy những hợp đồng thiết lập liên quan đến quyền nhân thân của cá, xác
nhận quan hệ gia đình, các tài sản đặc biệt như tiền tệ, các chứng từ chứng minh
như giấy tờ có giá, chứng từ chứng nhận quyền sở hữu tài sản có thể chuyển
nhượng được, thì không lập bằng hình thức thông điệp dữ liệu
2. Về điều khoản bắt buộc trong hợp đồng:
Về khoản 2 điều 124 BLDS năm 2005 và khoản 2 điều 119 và ‘Những hợp
đồng bắt buộc được lập thành văn bản có công chứng thực, đăng ký hoặc xin

phép’. Qua so sánh thì khoản 2 vẫn được giữ nguyên không có sự thay đổi. Có thê
thấy ngoài việc bắt buộc hình thức hợp đồng dân sự phải được thiết lập dưới dạng
văn bản, pháp luật còn quy định một số loại hợp đồng bắt buộc phải được tuân thủ
thủ tục đặc biệt, như phải lập thành văn bản có công chứng, chứng thực hoặc phải
đăng kí xin phép. Khoản 2 điều 401 BLDS năm 2005 quy định ‘ Trong trường hợp
pháp luật có quy định hợp đồng phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng
hoặc chứng thực, phải đăng kí hoặc xin phép thì phải tuân theo các quy định đó .

KẾT LUẬN
Trong nền kinh tế thị trường ngày nay giao dịch dân sự ngày nay là một hình
thức vô cùng phổ biến và ngày càng phát triển tuy nhiên hình thức văn bản vô cùng
quan trọng vì nếu không thực hiện đúng thì văn bản có thể vô hiệu nên chúng ta
cần phải lưu ý những điều tưởng như nhỏ nhưng lại vô cùng quan trọng. Theo quy
định của pháp luật giao dịch dân sự có thể lập dưới dạng một văn bản, lời nói
,hành vi cụ thể hoặc có thể thiết lậ dưới nhiều hình thức khác nhau . Tuy nhiên
trong một số trường hợp đặc biệt thì một số loại hợp đồng bắt buộc phải được lập
bằng văn bản, văn bản có công chứng hoặc chứng thực. Có thể nói quy định của
14


pháp luật Việt Nam về hình thức giao dịch dân sự đã tạo ra một hành lang pháp lý
vững chắc cho các chủ thể khi tham gia giao kết hợp đồng, các cơ quan giải quyết
tranh chấp có cơ sở pháp lý vững chắc khi giải quyết các phát sinh liên quan đến
hợp đồng đã giao kết. Tuy nhiên bên cạnh những mặt tích cực thì vẫn có những
mặt tồn tại như thiếu linh hoạt, chưa dự liệu hết những yếu tố có thể xảy ra trong
quá trình tranh chấp. Nhà nước cần có những chính sách giáo dục, tuyên truyền
pháp luật đén người dân để nâng cao hiểu biết pháp luật của người dân, đội ngũ
làm công tác xét xử cũng cần học hỏi và thường xuyên trau dồi kinh nghiệm để bảo
đảm xét xử diễn ra kịp thời, đúng người đúng tội đúng luật.


15



×