Tải bản đầy đủ (.pdf) (28 trang)

BÁO cáo THỰC tập tốt NGHIỆP tại PHÒNG CÔNG NGHỆ KHOAN và sửa GIẾNG, VIỆN NGHIÊN cứu KHOA học và THIẾT kế dầu KHÍ BIỂN NIPI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.15 MB, 28 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DẦU KHÍ VIỆT NAM
KHOA DẦU KHÍ

------------

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TẠI
PHÒNG CÔNG NGHỆ KHOAN VÀ
SỬA GIẾNG, VIỆN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
VÀ THIẾT KẾ DẦU KHÍ BIỂN NIPI
ĐƠN VỊ THỰC TẬP

SINH VIÊN THỰC HIỆN

Phòng công nghệ khoan và sửa giếng Lương Văn Triển ; MSSV: 01PET110185
Viện Nghiên Cứu Khoa Học

Lớp K1 KKT.01

Và Thiết Kế Dầu Khí Biển NIPI

Thời gian thực tập: từ ngày 24-2 đến ngày 9-4
Số buổi trong tuần: 5
Số buổi thực tập: 35/70

Tháng 4/2016


Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại Nipi

LỜI CẢM ƠN


Em xin chân thành cảm ơn khoa Dầu Khí thuộc trường Đại học Dầu Khí Việt Nam
đã tạo điều kiện để chúng em thực hiện thành công đợt thực tập tốt nghiệp này. Đặc biệt,
em gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy Hoàng Thịnh Nhân và thầy Nguyễn Văn Hùng đã
giúp đỡ và hỗ trợ em thực hiện đợt thực tập này.
Em xin gửi lòng biết ơn đến chú Phong, chú Khánh, anh Cường và các anh trong
phòng Khoan Và Sửa Giếng, thuộc Viện Nghiên Cứu Khoa Học và Thiết Kế Dầu Khí
Biển thuộc Liên Doanh Việt-Nga Vietsovpetro đã giúp đỡ và hỗ trợ em trong thời gian
thực tập tại công ty.
Thông qua đợt thực tập này, em đã học được kiến thức cơ bản về bộ khoan cụ đáy,
các kĩ năng và thái độ làm việc cần có để thành kĩ sư thành công.
Báo cáo không tránh khỏi những sai sót, kính mong thầy cô góp ý, sửa chữa để em
làm tốt hơn cho luận văn tốt nghiệp.

Lương Văn Triển

Page 2


Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại Nipi
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN...............................................................................................2
DANH SÁCH HÌNH ẢNH..............................................................................4
DANH SÁCH BẢNG BIẾU.............................................................................5
CHƯƠNG I KHÁI QUÁT ĐƠN VỊ THỰC TẬP................................................6
1.1
1.2
1.3
1.4
1.5


GIỚI THIỆU LIÊN DOANH VIỆT-NGA VIETSOVPETRO...............................................6
GIỚI THIỆU VIỆN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ THIẾT KẾ DẦU KHÍ BIỂN...............7
GIỚI THIỆU PHÒNG CÔNG NGHỆ KHOAN VÀ SỬA GIẾNG...........................................8
CƠ CẤU TỔ CHỨC VIỆN NIPI...................................................................................11
CƠ CẤU TỔ CHỨC PHÒNG KHOAN VÀ SỬA GIẾNG...................................................12

CHƯƠNG II KẾT QUẢ THỰC TẬP.............................................................13
2.1 CÔNG VIỆC, THÁI ĐỘ, KĨ NĂNG...............................................................................13
2.1.1 Công việc......................................................................................................13
2.1.2 Thái độ, kĩ năng............................................................................................13
2.2 KIẾN THỨC CHUYÊN MÔN.......................................................................................13
2.2.1 Thiết bị MWD...............................................................................................13
2.2.2 Mud motor....................................................................................................17
2.2.3 Jar................................................................................................................. 23
2.2.4 Định tâm.......................................................................................................23
CHƯƠNG III NHẬN XÉT VỀ QUÁ TRÌNH THỰC TẬP.................................25
3.1 CÔNG TY.................................................................................................................25
3.2 CHƯƠNG TRÌNH THỰC TẬP TỐT NGHIỆP CỦA TRƯỜNG ĐAI HỌC DẦU KHÍ VIỆT
NAM................................................................................................................................25
3.3 SINH VIÊN...............................................................................................................25
KẾT LUẬN CHUNG...................................................................................26
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................27

Lương Văn Triển

Page 3


Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại Nipi


DANH SÁCH HÌNH V
Hình 1 - 1 Lựa chọn vị trí miệng GK..................................................................................8
Hình 1 - 2 Kiểm soát quỹ đạo GK trong không gian...........................................................9
Hình 1 - 3 Thiết kế cấu trúc giếng khoan..........................................................................10
Hình 1 - 4 Tính toán ống chống........................................................................................10
Y
Hình 2 - 1 Cần nặng không nhiễm từ................................................................................14
Hình 2 - 2 Cấu trúc bộ MWD hoàn chỉnh.........................................................................14
Hình 2 - 3 Pin.................................................................................................................... 15
Hình 2 - 4 Directional module..........................................................................................15
Hình 2 - 5 Pulser...............................................................................................................15
Hình 2 - 6 Helix (trái) và Orific (phải)..............................................................................16
Hình 2 - 7 Interconnect.....................................................................................................16
Hình 2 - 8 Mud motor.......................................................................................................18
Hình 2 - 9 Mud motor ngoài thực tế..................................................................................19
Hình 2 - 10 Bộ phận năng lượng Hình 2 - 11 Tương quan giữa tỉ lệ rotor/stator với tốc độ
và torque........................................................................................................................... 20
Hình 2 - 12 Bộ phận năng lượng ngoài thực tế.................................................................20
Hình 2 - 13 Transmission assembly..................................................................................21
Hình 2 - 14 Transmission section......................................................................................21
Hình 2 - 15 Transmission section ngoài thực tế................................................................22
Hình 2 - 16 Bearing section..............................................................................................22
Hình 2 - 17 Jar..................................................................................................................23
Hình 2 - 18 Định tâm........................................................................................................24

Lương Văn Triển

Page 4



Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại Nipi

DANH SÁCH BẢNG BIỂU
Bảng 2 - 1 Phương pháp truyền tín hiệu...........................................................................13
Bảng 2 - 2 Ưu điểm, nhược điểm của jar thủy lực và jar cơ học.......................................23

Lương Văn Triển

Page 5


Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại Nipi

CHƯƠNG I
KHÁI QUÁT ĐƠN VỊ THỰC TẬP
1.1 Giới thiệu Liên Doanh Việt-Nga Vietsopetro
Liên doanh Việt – Nga Vietsovpetro được thành lập ngày 19/6/1981 và hoạt động
trên cơ sở các Hiệp định Liên Chính phủ được ký kết giữa Việt Nam và Liên Xô (1981),
Việt Nam và Liên bang Nga (2010) về hợp tác tìm kiếm - thăm dò và khai thác dầu khí
trên thềm lục địa Việt Nam.
Hiện tại, Vietsovpetro có 16 đơn vị thành viên có chức năng phối hợp thực hiện các
hoạt động tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí. Đội ngũ lao động quốc tế bao gồm gần
8.000 cán bộ công nhân viên có trình độ chuyên môn, tay nghề cao, giàu kinh nghiệm, đủ
năng lực đảm đương toàn bộ từ khâu tìm kiếm thăm dò đến khai thác và xuất khẩu dầu
thô, không chỉ cho riêng Vietsovpetro, mà còn có khả năng cung cấp dịch vụ ngoài cho
các công ty dầu khí khác trong và ngoài nước.
Sau hơn 30 năm hoạt động, Vietsovpetro đã khảo sát hơn 115 ngàn km tuyến địa
chấn 2D và gần 100 ngàn km địa chấn 3D; đã khoan hơn 400 giếng khoan tìm kiếm thăm dò và từ đó đã khoan hơn 400 giếng khai thác; đã sửa chữa lớn hàng trăm giếng khai
thác để khôi phục, gia tăng sản lượng khai thác dầu khí. Tại mỏ Bạch Hổ và mỏ Rồng đã
xây dựng, quản lý và vận hành tổ hợp các công trình khai thác dầu khí biển, bao gồm 13

giàn khai thác cố định, 19 giàn nhẹ, 2 giàn công nghệ trung tâm, 3 giàn nén khí, 2 giàn ép
nước để duy trì áp suất vỉa và 3 trạm rót dầu không bến. Toàn bộ các công trình biển được
kết nối bởi các hệ thống đường ống ngầm nội mỏ và liên mỏ dài đến 750 km.
Ngoài ra, Vietsovpetro cũng đang sở hữu và vận hành 04 giàn khoan tự nâng, 03 tàu
cẩu với sức nâng lên đến 1200MT, 1 xà lan hạ thủy, 15 tàu chuyên dụng phục vụ công tác
dịch vụ dầu khí cùng với hệ thống cảng, nhà xưởng, kho bãi chế tạo, để lưu trữ và trung
chuyển vật tư thiết bị và rất nhiều tài sản, máy móc thiết bị chuyên dụng có giá trị cao để
phục vụ tất cả các công việc nội bộ của Vietsovpetro cũng như cung cấp dịch vụ cho các
công ty dầu khí khác trong khu vực.
Vietsovpetro đã phát hiện 9 mỏ dầu có giá trị thương mại và nhiều cấu tạo chứa dầu,
trong đó Bạch Hổ là mỏ lớn nhất, có trữ lượng dầu tập trung chủ yếu ở tầng đá móng
Granit. Đây là hiện tượng đặc biệt, chưa từng gặp ở hơn 400 mỏ và hơn 50 bể trầm tích đã
được phát hiện tại khu vực vành đai Tây Bắc cung Thái Bình Dương.

Lương Văn Triển

Page 6


Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại Nipi
Tính đến giữa năm 2015, Vietsovpetro đã khai thác được hơn 215 triệu tấn dầu thô,
vận chuyển hơn 30 tỷ m3 khí về bờ, đạt doanh thu trên 66 tỷ USD.
Với những thành tựu trên, Liên doanh Việt Nga Vietsovptro đang là đơn vị khai thác
dầu khí hoạt động hiệu quả nhất trong lĩnh vực dầu khí tại Việt Nam, đã được Đảng và
Nhà nước Việt Nam hai lần phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động, Huân chương Hồ
Chí Minh và Huân chương Sao Vàng.
Cùng với các hoạt động tìm kiếm-thăm dò-khai thác dầu khí, Vietsovpetro đã tận
dụng thế mạnh về cơ sở vật chất và kinh nghiệm của mình để phát triển lĩnh vực cung cấp
dịch vụ dầu khí cho các công ty dầu khí trong và ngoài nước. Dưới đây là một số ví dụ về
các lĩnh vực Vietsovpetro đã tham gia đấu thầu và hoàn thành nhiều dự án dịch vụ quan

trọng cho các công ty dầu khí đang hoạt động trên thềm lục địa Việt Nam. [1]
1.2 Giới thiệu viện Nghiên Cứu Khoa Học và Thiết Kế Dầu Khí Biển
Viện NCKH và TK dầu khí biển (gọi tắt là Viện hoặc Viện NCKH và TK), Huân
chương lao động hạng 3, là đơn vị tổ chức nghiên cứu khoa học và thiết kế các dự án trực
tiếp phục vụ cho kế hoạch sản xuất kinh doanh ngắn hạn và trung hạn của LD Việt Nga
Vietsovpetro. Viện thực hiện các nghiên cứu và đưa ra cơ sở khoa học về mặt kỹ thuật –
công nghệ và kinh tế cho công tác tìm kiếm, thăm dò, khoan, khai thác, xây dựng, vận
hành các công trình dầu khí, soạn thảo cung cấp cho LD Việt Nga “Vietsovpetro” các giải
pháp công nghệ - kỹ thuật, các hồ sơ thiết kế-dự toán ở tất cả các giai đoạn xây dựng, cải
hoán và sửa chữa các công trình của LD Việt Nga và thực hiện giám sát tác quyền trong
quá trình xây dựng, sửa chữa công trình.
Với chức năng đó Viện NCKH & TK dầu khí biển có các nhiệm vụ chính sau đây :
 Soạn thảo, giám sát triển khai và đề xuất các giải pháp đảm bảo thực thi hiệu quả
nhất các văn liệu thiết kế tìm kiếm, thăm dò, khai thác và quy hoạch xây dựng
công nghiệp các mỏ dầu khí.
 Nghiên cứu cấu trúc địa chất, xác định sự tồn tại dầu khí, quy mô và các đặc
trưng của chúng phục vụ công tác thiết kế khai thác và quy họach xây dựng mỏ.
 Nghiên cứu ứng dụng công nghệ kỹ thuật tiên tiến trong công tác khoan khai
thác, thu gom, xử lý, vận chuyển và tàng trữ dầu khí trong điều kiện bỉển xa bờ.
 Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật và công nghệ tiên tiến trong thiết kế kỹ thuật công
nghệ và thiết kế thi công, dự tóan xây dựng và sửa chữa các công trình biển.
 Làm dịch vụ khoa học, thiết kế phát triển mỏ [2]
1.3 Giới thiệu phòng công nghệ khoan và sửa giếng
Chức năng và nhiệm vụ
Lương Văn Triển

Page 7


Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại Nipi

 Giải quyết các vấn đề kỹ thuật – công nghệ trong thi công xây dựng giếng khoan
(GK) thăm dò khai thác dầu khí;
 Nghiên cứu ứng dụng và phát triển các giải pháp công nghệ mới trong lĩnh vực
công nghệ khoan, công nghệ GK;
 Xây dựng quy chế, tài liệu kỹ thuật cho thi công xây dựng GK, sửa giếng, hủy
giếng, hủy mỏ.

Hình 1 - 1 Lựa chọn vị trí miệng GK

Lựa chọn vị trí miệng GK
Đội ngũ chuyên gia
 7 chuyên gia Việt Nam và 3 chuyên gia Nga bao gồm 2 tiến sỹ, 1 thạc sỹ, 7 kỹ sư.
NĂNG LỰC CHUYÊN MÔN
 Soạn thảo công nghệ thi công GK cho các kế hoạch phát triển mỏ: ODP, EPP,
FFDP,…;
 Soạn thảo “thiết kế kỹ thuật” và “dự toán thi công” cho các giếng tìm kiếm, thăm
dò và khai thác dầu khí;
 Soạn thảo giải pháp kỹ thuật – công nghệ, tài liệu hướng dẫn, quy trình kỹ thuật,
tiêu chuẩn chất lượng cho công tác thi công, sửa chữa và hủy giếng,;
 Nghiên cứu ứng dụng và phát triển các giải pháp công nghệ mới trong lĩnh vực
công nghệ khoan, công nghệ GK;
 Phân tích, đánh giá và tư vấn về phức tạp, sự cố trong thi công xây dựng giếng
khoan, sửa giếng, hủy giếng, hủy mỏ.
Lương Văn Triển

Page 8


Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại Nipi


Hình 1 - 2 Kiểm soát quỹ đạo GK trong không gian

NĂNG LỰC KỸ THUẬT








GTN (Mitec) - tổng hợp, vẽ thiết đồ địa chất kỹ thuật GK;
CADDs (Mitec) - tính toàn, thiết kế và khảo sát quỹ đạo GK;
MSAPR (VNIIBT) - tính toán thiết kế cấu trúc cột ống chống;
Drilling Office (SLB) - tính toán và thiết kế tổng thể quy trình khoan;
BHA Planning (Landmark) - tính toán và thiết kế bộ khoan cụ;
Daily Report (Mitec), Drilling DB (SLB) - lưu trữ số liệu GK
CEMCADE (SLB) - tính toán và thiết kế công nghệ bơm trám xi-măng.

Hình 1 - 3 Thiết kế cấu trúc giếng khoan

CÁC CÔNG TRÌNH TIÊU BIỂU
Lương Văn Triển

Page 9


Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại Nipi
Soạn thảo công nghệ thi công GK cho các kế hoạch phát triển mỏ: ODP, EPP, FFDP,
… cho các mỏ Bạch Hổ, Rồng, Thiên Ưng - Mãng cầu…

Trên 300 “thiết kế kỹ thuật” và “dự toán thi công” cho các giếng tìm kiếm, thăm dò,
khai thác dầu khí trên các mỏ và cấu tạo thuộc phạm vi hoạt động của XNLD;
Xây dựng dự án “Kế hoạch thu dọn và hủy mỏ Bạch Hổ”. [3]

Hình 1 - 4 Tính toán ống chống

Lương Văn Triển

Page 10


Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại Nipi
1.4 Cơ cấu tổ chức viện NIPI

Lương Văn Triển

Page 11


Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại Nipi
1.5 Cơ cấu tổ chức phòng khoan và sửa giếng

Trưởng
phòng

Phó phòng
khoan

Phó phòng
sửa giếng


Các kĩ sư

Chuyên
viên người
Việt và Nga

Lương Văn Triển

Page 12


Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại Nipi

CHƯƠNG II
KẾT QUẢ THỰC TẬP
2.1 Công việc, thái độ, kĩ năng
2.1.1 Công việc
Học tập kiến thức lý thuyết về bộ dụng cụ đáy từ các anh kĩ sư tại phòng công nghệ
khoan và sửa giếng
Tìm hiểu thực tế về thiết bị mud motor, định tâm, jar và MWD tại sưởng thiết bị
Thời gian linh hoạt, khi tìm hiểu kiến thức và có vấn đề cẩn giúp đỡ thì sẽ tới
“phòng công nghệ khoan và sửa giếng” hoặc tới sưởng thiết bị
2.1.2 Thái độ, kĩ năng
Học được thái độ ham học hỏi
Học được các kĩ năng linh hoạt và tự chủ trong tìm hiểu kiến thức cũng như liên hệ
nguời hướng dẫn để được đến các đơn vị khác học tập thực tế.
2.2 Kiến thức chuyên môn
Bộ dụng cụ đáy (BHA) là một phần của bộ khoan cụ, gồm các thiết bị nằm phía
dưới cần khoan. BHA gồm các thành phần chính: choòng, định tâm, thiết bị đo trong khi

khoan, động cơ đáy, cần nặng, HWDP. BHA có vai trò tạo cấu trúc và quĩ đạo giếng
khoan theo thiết kế một cách an toàn.
2.2.1 Thiết bị MWD
MWD cho phép kĩ sư khoan thu thập và truyền dữ liệu từ đáy giếng khoan lên bề
mặt. Các dữ liệu gồm: thông tin điều khiển (góc nghiêg, góc lệch và toolface), thông tin
địa vật lý (điện trở, gammar, …vùng) và thông số khoan (tải trọng lên choòng, lực
torque). Thông tin được thu thập và truyền lên bề mặt nhờ vào thiết bị truyền tín hiệu dưới
đáy giếng và thiết bị giải mã tín hiệu trên bề mặt. [4]
Phương pháp truyền tín hiệu: sóng hồng ngoại hoặc xung áp suất
Bảng 2 - 1 Phương pháp truyền tín hiệu

Loại
Ưu điểm

Sóng hồng ngoại
Truyền được nhiều thông tin

Lương Văn Triển

Page 13

Xung áp suất
Không bị giới hạn độ sâu


Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại Nipi
Tốc độ truyền dữ liệu nhanh
Không cần mặt bằng lớn để lắp
Không ảnh hưởng đến các thiết bị đặt thiết bị
Có khả năng nhận và truyền

thông tin xuống bề mặt
Không thể dùng với độ sâu lớn
Dữ liệu truyền được ít
hơn 1000m
Bị nhiễu bởi áp suất bơm
Cần mặt bằng lớn để lắp đặt hệ
Tạo sự không đồng đều cho dung
Nhược điểm thống ăngten
dịch đi xuống, gây ảnh hưởng mud
Dữ liệu bị suy yếu khi truyền qua motor
tầng có điện trở cao
Sau khi bơm hoạt động vài phút
mới có thể hoạt động
Chỉ sử dụng cho giếng khoan
Sử dụng phổ biến
Nhận xét
nông
Trong báo cáo này chỉ nói về Ryan MWD, sử dụng truyền tín hiệu bằng xung áp
suất và đo 3 thông số chính: góc nghiêng, góc phương vị và toolface
MWD đều có đường kính khoảng từ 50-60 mm và dài khoảng 8m, khi sử dụng khi
khoan thì sẽ được sử dụng trong một cần nặng không nhiễm từ. Nó gồm các phần chính:
pin, Directional module, Pulser, helix, interconnect.

Hình 2 - 1 Cần nặng không nhiễm từ

Hình 2 - 2 Cấu trúc bộ MWD hoàn chỉnh

Lương Văn Triển

Page 14



Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại Nipi
MWD sẽ dùng năng lượng từ pin 1 trước. Khi Pin 1 đã hết thì MWD sẽ dùng năng
lượng từ pin 2. Với cách mắc này, ta sử dụng được tối đa dung lượng của pin. Ví dụ: khi 1
pin chỉ còn 40%, ta lắp nó vào vị trí pin 1. Nó sẽ được sử dụng đến khi hết. Sau đó MWD
sẽ chuyển qua dùng pin 2 và không ảnh hưởng đến quá trình khoan.. Một pin với dung
lượng tối đa dùng được 180h – 200h.

Hình 2 - 3 Pin

Directional module là thành phần chủ chốt của MWD. Nó đo dữ liệu, mã hóa dữ liệu
thành hệ nhị phân và truyền nó xuống Pulser. Directional module sử dụng nguyên lý từ
trường để đo, cho nên MWD chỉ sử dụng cùng cần nặng không nhiễm từ, không khoan
gần các giếng trước vì ống chống sẽ làm nhiễu từ trường.

Hình 2 - 4 Directional module

Pulser có nhiệm vụ nhận tín hiệu đã mã hóa từ Directional module và chuyển nó
thành tín hiệu xung áp suất. Pulser chứa nam châm vĩnh cửu điều khiển khiển sự đóng mở
của 1 van. Van này tạo lưu lượng không đều chuyển xuống Helix

Hình 2 - 5 Pulser

Lương Văn Triển

Page 15


Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại Nipi

Helix có nhiệm vụ khuếch đại xung tín hiệu của pulser để truyền được lên bề mặt.
Khi van ở Pulser mở, tạo ra dòng chảy bên trong helix, dòng chảy này sẽ đẩy helix xuống
Orifice làm giảm lưu lượng dòng chảy. Khi van ở Pulser đóng, không có dòng chảy bên
trong Helix, lò xo bên trong Helix kéo nó lên khỏi orifice, dòng chảy không đổi. Kích
thước Orifice được thay đổi tùy theo lưu lượng máy bơm. Khi lưu lượng lớn, kích thước
nó lớn, khi lưu lượng nhỏ, kích thước sẽ nhỏ. Cho nên khi khoan xong 1 section, người ta
sẽ thay đổi kích thước Orifice này.

Lương Văn Triển

Page 16


Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại Nipi

Lương Văn Triển

Page 17


Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại Nipi
Hình 2 - 6 Helix (trái) và Orific (phải)

Ngoài ra còn có thiết bị interconnect giúp liên kết các phần lại. Nó có các công
dụng: liên kết điện giữa các thành phần, có thể cong được, hấp thụ các rung động và xoắn
của BHA.

Hình 2 - 7 Interconnect

Nguyên lý truyền tín hiệu: mã hóa dữ liệu thành hệ nhị phân “1,0”. Khi Helix đóng

vào Oridice, áp suất thu được trên manifold sẽ tăng (máy tính ghi nhận giá trị 1), khi van
mở áp suất thu được trên manifold giữ ở mức thấp (máy tính ghi nhận giá trị 0). Bộ thiết
bị trên bề mặt sẽ nhận tín hiệu xung áp suất này rồi giải mã thành dữ liệu ban đầu. Vì van
đóng mở sẽ gây nên sự không đồng đều dòng chảy dung dịch trong cần khoan, gây ảnh
hưởng hoạt động của mud motor.
Phương pháp xác định độ chính xác của MWD: để xác định MWD có hoạt động
hiệu quả hay không, người ta đo từ trường của trái đất. Từ trường này đã được xác theo
chuẩn quốc tế. Tại mỗi vị trí trong giếng khoan sẽ có 1 giá trị từ trường cụ thế. MWD khi
đo các dữ liệu sẽ đo luôn từ trường trái đất và truyền lên bề mặt. Bằng việc đối chiếu giá
trị này với giá trị đã biết trước, người ta sẽ biết được độ chính xác của thiết bị MWD đang
học động
2.2.2 Mud motor
Là tổ hợp động cơ đáy hoạt động bằng dung dịch khoan và thiết bị lái xiên, gồm các
bộ phận chính: bộ phận năng lượng, surface-adjustable bent housing, transmission
assembly và bearing section

Lương Văn Triển

Page 18


Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại Nipi

Hình 2 - 8 Mud motor

Lương Văn Triển

Page 19



Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại Nipi

Hình 2 - 9 Mud motor ngoài thực tế

Dump valve: được lắp đặt ở đầu hệ thống năng lượng giúp cần khoan chứa đầy dung
dịch khi thả xuống và xả dung dịch ra khi kéo lên. Nó còn được sử dụng như đầu nối giữa
PDM và đầu nói API tiêu chuẩn
Bộ phận năng lượng: chuyển đổi năng lượng từ dung dịch khoan thành năng lượng
cơ học để quay choòng gồm có rotor và stator. Rotor là một trụ xắn, được làm từ thép
không gỉ chống mòn. Stator là một ống thép được bọc chất đàn hồi ở trong. Rotor và
stator đều có cùng dạng xoắn ốc nhưng rotor có ít hơn một cánh. Trong hệ thống năng
lượng, rotor và stator tạo thành một hệ thống lỗ rỗng. Khi chất lỏng chảy qua các lỗ hổng
này, nó làm rotor quay bên trong stator. Chuyển động của rotor bên trong stator được gọi
là chuyển động lắc. Cho mỗi chu kì lắc, rotor quay khoảng cách là chiều rộng của 1 cánh.
Rotor phải quay lắc qua tất cả các cánh để hoàn thành một vòng quay cho choòng. Bộ
phận năng lượng được thiết kế theo tỉ lệ rotor/stator, thường gồm các loại 1:2, 2:3, 3:4,
4:5, 5:6, 7:8. Khi tăng tỉ lệ này lên sẽ là tăng lực torque nhưng lại giảm tốc độ.

Lương Văn Triển

Page 20


Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại Nipi

Hình 2 - 10 Bộ phận năng lượng Hình 2 - 11 Tương quan giữa tỉ lệ rotor/stator với tốc độ và torque

Hình 2 - 12 Bộ phận năng lượng ngoài thực tế

Transmission assembly: được gắn vào phần dưới cùng của rotor, truyền chuyển động

quay và torque tạo bởi bộ phận năng lượng đến bearing và drive shaft. Nó cũng hấp thụ
dao động lệch tâm của rotor. Chuyển động quay được truyền qua transmission shaft, cái
được gắn vào các đầu nối đa năng ở cuối để hấp thụ chuyển động lệch tâm của rotor.

Lương Văn Triển

Page 21


Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại Nipi

Hình 2 - 13 Transmission assembly

Transmission section được gắn kết với adjustable bend housing. Nó cho phép bẻ
cong từ 0 đến 40.

Hình 2 - 14 Transmission section

Lương Văn Triển

Page 22


Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại Nipi

Hình 2 - 15 Transmission section ngoài thực tế

Bearing section và drive shaft: được dùng để chống đỡ tải trọng dọc trục và hướng
tâm. Nó còn được dùng để truyền torque và chuyển động quay từ transmission shaft đến
choòng. [5]


Hình 2 - 16 Bearing section

Lương Văn Triển

Page 23


Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại Nipi
2.2.3 Jar
Búa thủy lực tạo lực xung động lên hoặc xuống để giúp bộ khoan cụ chuyển động
khi bị kẹt.

Hình 2 - 17 Jar

Có 2 loại Jar: jar thủy lực và cơ học
Bảng 2 - 2 Ưu điểm, nhược điểm của jar thủy lực và jar cơ học

Loại
Ưu
điểm

Nhược
điểm

Jar thủy lực
Áp dụng tốt cho giếng góc nghiêng lớn,
giếng ngang
Cung cấp lực linh hoạt trong giới hạn
của nó

Có thể hoạt động bất ngờ
Jar seal có thể bị hư hỏng do vụn kim
loại

Jar cơ học
Không bị hư hỏng bởi vụn cơ
học
Bền vững trong quá trình khoan
Giới hạn trong giếng có góc
nghiêng lớn hoặc giếng ngang

2.2.4 Định tâm
Định tâm giúp ổn định cơ học BHA trong lỗ khoan bằng cách tránh việc bẻ hướng
không mong muốn, rung động và đảm bảo độ đồng đều đường kính từ trên xuống cho
giếng, tạo thuận lợi cho các quá trình công nghệ sau này. Nó được làm từ thép cường lực,
gồm có một thân trụ rỗng và các cánh ổn định. Các cánh có thể thẳng hoặc xoắn và có bề
mặt được bọc vật liệu bền
Là một loại đầu nối đặc biệt có gắn các cánh phá hủy đất đá trên thân, thường sử
dụng nhằm mục đích: giảm dao động bộ khoan cụ, điều khiển các thông số định hướng
của quỹ đạo giếng khoan và giảm nguy cơ gây sự cố
Lương Văn Triển

Page 24


Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại Nipi

Hình 2 - 18 Định tâm

Lương Văn Triển


Page 25


×