Báo cáo thực tập tốt nghiệp
PHẦN 1. KHÁI QUÁT VỀ CƠ SỞ THỰC TẬP
1.Tên cơ sở thực tập
Phòng Lao Động thương binh xã hội huyện An Lão.
Địa chỉ: Tại trụ sở UBND huyện An Lão số 17 đường Nguyễn Văn Trỗi
Thị Trấn An Lão. Điện thoại số: 0313.911.134;
2. Cơ cấu tổ chức của cơ sở thực tập
Các bộ phận của Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội huyện An Lão
gồm 5 bộ phận:
PHÒNG LĐTB&XH HUYỆN AN LÃO
BP
NGƯỜI CÓ CÔNG
BP BẢO TRỢ XÃ HỘI, GIẢM NGHÈO
BP LAO ĐỘNG -VIỆC LÀM
BP BẢO VỆ CHĂM SÓC TRẺ EM VÀ BÌNH ĐẲNG GIỚI
BP PHÒNG CHỐNG TỆ NẠN XÃ HỘI
Sơ đồ các bộ phận
Cơ cấu tổ chức và biên chế
Tổng biên chế của Phòng Lao động Thương binh và Xã hội huyện có 9
biên chế và 2 hợp đồng có thời hạn.
Trình độ chuyên môn nghiệp vụ: Đại học11/11 đ/c
Trình độ lý luận chính trị: Trung cấp chính trị 7/11 đ/c.
Trong đó: Lãnh đạo phòng:
- Bùi Văn Lạc: Trưởng phòng: Chỉ đạo chung.
- Nguyễn Thị Kim Loan: Phó trưởng phòng: Phụ trách bộ phận Bảo trợ
xã hội, giảm nghèo.
Sinh viên: Cao Thị Tâm - CN CTXH K11 1
Bỏo cỏo thc tp tt nghip
- Nguyn Th Th: Phú trng phũng: Ph trỏch b phn: Bo v chm
súc tr em v bỡnh ng gii.
Cụng chc, lao ng hp ng (06 biờn ch +02 hp ng)
* B phn thc hin chớnh sỏch ngi cú cụng vi Cỏch Mng (02 ngi)
- Phan Th Ti
- Nguyn Th Lõn
* B phn lao ng vic lm (01 ngi)
-Phm Th Vinh
* B phn Bo tr xó hi (02 ngi)
- V Th Lam Huyn
- Nguyn Quang Minh
* B phn Phũng chng t nn xó hi (01 ngi)
- Nguyn Th Thu Kiờn
* B phn K toỏn - Ti v (01 ngi)
- Phan Nht Thy
* B phn Bo v chm súc tr em v Bỡnh ng gii (01 ngi)
- Nguyn Th Thu H
3. V trớ, chc nng ca c s thc tp
3.1 V trớ v chc nng:
3.1.1. V trớ:
- Phũng Lao ng - Thng binh v Xó hi l c quan chuyờn mụn thuc
y ban nhõn dõn cp huyn, tham mu, giỳp y ban nhõn dõn cp huyn thc
hin chc nng qun lý nh nc v lnh vc lao ng, ngi cú cụng v xó hi;
thc hin mt s nhim v, quyn hn theo s y quyn ca y ban nhõn dõn
cp huyn v theo quy nh ca phỏp lut.
3.1.2.Chc nng:
- Phòng Lao động - Thơng binh và Xã hội quận tham mu, giỳp y ban
nhõn dõn huyn thc hin chc nng qun lý nh nc v cỏc lnh vc: lao
ng; vic lm; dy ngh; tin lng; tin cụng; bo him xó hi, bo him tht
Sinh viờn: Cao Th Tõm - CN CTXH K11 2
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
nghiệp; an toàn lao động; người có công; bảo trợ xã hội, giảm nghèo; bảo vệ và
chăm sóc trẻ em; phòng, chống tệ nạn xã hội; bình đẳng giới.
Sinh viên: Cao Thị Tâm - CN CTXH K11 3
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
3.2 Nhiệm vụ:
Dưới đây là nhiệm vụ cụ thể của từng ban trong phòng LĐ&TB xã
hội huyện.
3.2.1. Về lĩnh vực người có công.
* Các nhiệm vụ:
a) Hướng dẫn, thực hiện chính sách, pháp luật về ưu đãi đối với người có
công với cách mạng; chế độ chính sách người có công;
- Công tác chi trả trợ cấp ưu đãi
- Thăm hỏi tặng quà lễ tết
- Phúng viếng các Liệt sĩ
- Ưu đãi học sinh, sinh viên
- Bảo hiểm người có công
- Công tác khen thưởng kháng chiến
- Chế độ đối với người có huân huy chương
b) Phối hợp với các ngành, địa phương, các đoàn thể chính trị - xã hội tổ
chức các phong trào đền ơn đáp nghĩa, quản lý Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa”
c) Quy định việc quản lý nghĩa trang liệt sĩ và các công trình ghi công liệt sĩ;
e) Hướng dẫn công tác tiếp nhận, quy tập hài cốt liệt sĩ; thông tin về mộ
liệt sĩ theo thẩm quyền.
3.2.2. Lĩnh vực Bảo trợ xã hội, giảm nghèo.
* Các nhiệm vụ:
a) Hướng dẫn thực hiện các quy định của pháp luật về giảm nghèo và trợ
giúp xã hội;
b) Tổ chức thực hện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo và các
chương trình trợ giúp xã hội theo thẩm quyền;
c) Làm các thủ tục nhận đối tượng vào các cơ sở bảo trợ xã hội và từ cơ sở
bảo trợ xã hội về gia đình.
- Làm các thủ tục tiếp nhận trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt vào các cơ sở trợ
giúp trẻ em và từ cơ sở trợ giúp trẻ em trở về gia đình;
Sinh viên: Cao Thị Tâm - CN CTXH K11 4
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
d) Trợ cấp thường xuyên, đột xuất cho các đối tượng Bảo trợ xã hội
đ) Bảo hiểm y tế người nghèo, Bảo hiểm y tế đối tượng Bảo trợ xã hội
e) Hướng dẫn các phường thực hiện các cuộc điều tra mức sống hộ dân cư,
điều tra hộ nghèo…
3.2.3. Lĩnh vực bảo vệ và chăm sóc trẻ em.
* Các nhiệm vụ:
a) Hướng dẫn thực hiện các quy định của pháp luật về chính sách bảo vệ,
chăm sóc trẻ em trong phạm vi quyền hạn;
b) Chủ trì, phối hợp với các ngành, địa phương, tổ chức chính trị - xã hội
và các tổ chức thực hiện Chương trình hành động Quốc gia với trẻ em; Chương
trình bảo vệ trẻ em, chăm sóc, giáo dục trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và các
chương trình, kế hoạch khác về bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em;
c) Quản lý, sử dụng Quỹ bảo trợ trẻ em Việt Nam.
d) Công tác bình đẳng giới
3.2.4. Lĩnh vực phòng, chống tệ nạn xã hội
* Các nhiệm vụ:
a) Hướng dẫn thực hiện các quy định của pháp luật về chính sách, giải
pháp phòng ngừa tệ nạn mại dâm; cai nghiện ma túy;
b) Công tác phòng chống tệ nạn ma túy, mại dâm (cai tập trung,và cai tại
cộng đồng); Quản lý các đối tượng sau cai.
c) Quét vét lang thang; Phòng chống buôn bán phụ nữ trẻ em
d) Các phong trào thi đua xây dựng phường lành mạnh không có tệ nạn
ma túy mại dâm.
3.2.5. Về lĩnh vực lao động; việc làm; dạy nghề; tiền lương; tiền công; bảo hiểm
xã hội, bảo hiểm thất nghiệp; an toàn lao động;
* Các nhiệm vụ
a) Hướng dẫn thực hiện các quy định của pháp lật về chính sách việc làm,
chính sách phát triển thị trường lao động, chỉ tiêu tạo việc làm mới và khuyến
khích tạo việc làm mới.
Sinh viên: Cao Thị Tâm - CN CTXH K11 5
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
b) Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm theo thẩm quyền; Quản lý
sử dụng quỹ Quốc gia giải quyết việc làm.
c) Thực hiện các dự án dạy nghề theo chương trình phổ cập nghề, đào tạo
nghề cho trẻ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn do Sở Lao động thương binh và xã
hội phân bổ.
d) Hướng dẫn thực hiện về hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể,
kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất; hướng dẫn việc giải quyết tranh chấp
lao động và đình công;
đ) Hướng dẫn thực hiện tiền lương tối thiểu, chế độ tiền lương, tiền công
đối với người lao động và viên chức lãnh đạo quản lý trong doanh nghiệp nhà
nước; chế độ tiền lương, tiền công trong doanh nghiệp hoạt động theo Luật
Doanh nghiệp và tổ chức, cá nhân có sử dụng lao động theo quy định của Bộ
luật Lao động;
e) Hướng dẫn thực hiện các quy định của pháp luật về an toàn lao động,
điều kiện lao động; bồi thường tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp; chế độ
làm việc, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với người lao động;
Sinh viên: Cao Thị Tâm - CN CTXH K11 6
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
PHẦN 2. NỘI DUNG BÁO CÁO THỰC TẬP
TÊN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
CÔNG TÁC BẢO VỆ, CHĂM SÓC TRẺ EM CÓ HOÀN CẢNH
ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN TẠI HUYỆN AN LÃO THÀNH PHỐ
HẢI PHÒNG
1. Lý do chọn đề tài
“Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai” thông điệp yêu thương mà mỗi
chúng ta chắc hẳn đã từng được nghe, đó là lời bài hát và cũng là lời khẳng định
tầm quan trọng của trẻ em đối với sự phát triển bền vững của xã hội, của toàn
nhân loại.
Ở Việt Nam, với tốc độ phát triển kinh tế xã hội đầy ấn tượng trong 20
năm qua đã phần nào tạo ra những áp lực mới với các gia đình . Không phải mọi
thay đổi đồng hành với quá trình phát triển kinh tế nhanh đều mang tính tích cực
và khi sự phân hóa giàu nghèo ngày càng lớn thì càng nhiều người dân di cư ra
thành phố cũng như khắp nơi trong nước để tìm việc làm. Hệ quả của sự gia
tăng chênh lệnh về kinh tế, nạn thất nghiệp, tốc độ đô thị hóa nhanh, tình trạng
di cư, gia đình tan vỡ và xói mòn các giá trị truyền thống là tỷ lệ trẻ em bị bỏ
rơi, quên lãng, bị lạm dụng và bị bóc lột ngày càng cao.
Trẻ em luôn là đối tượng đầu tiên bị ảnh hưởng trước những thay đổi lớn.
Bộ Lao động-Thương binh-Xã hội ước tính năm 2007 có hơn 2,5 triệu trẻ em
sống trong “các hoàn cảnh đặc biệt,” chiếm gần 10% tổng số trẻ em trai và trẻ
em gái ở Việt Nam. Con số này bao gồm: 1,2 triệu trẻ khuyết tật; 300.000 trẻ bị
ảnh hưởng bởi HIV và AIDS, trong đó 4.720 trẻ nhiễm HIV; 168.000 trẻ mồ côi
và trẻ không được cha mẹ đẻ nuôi nấng; 27.000 trẻ lao động; hơn 13.000 trẻ
em đường phố; 20.000 trẻ sống trong các trung tâm xã hội; 3.800 trẻ sử dụng
ma túy; và ít nhất 850 trẻ bị lạm dụng tình dục. Các vấn đề như khai thác tình
dục trẻ em vì mục đích thương mại và buôn bán trẻ em cũng ở mức độ
nghiêm trọng song chưa có số liệu cụ thể do không có nguồn số liệu đáng tin
cậy.
Sinh viên: Cao Thị Tâm - CN CTXH K11 7
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em nói chung và trẻ em có hoàn cảnh
đặc biệt khó khăn nói riêng là một trong những nhiệm vụ quan trọng của Đảng
và nhà nước ta và được các cấp các ngành đặc biệt quan tâm.
Trẻ em là lớp người kế tục sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, trong
số những em được sinh ra gặp phải hoàn cảnh khó khăn nên việc quan tâm chăm
sóc đến nhóm đối tượng này cần được quan tâm sâu sát hơn, bởi vì:
Về bản thân các em: Là đối tượng trẻ em bị thiệt thòi so với trẻ em đồng
trang lứa, thường là các em không được đến trường, không được tham gia vào
các hoạt động văn hóa văn nghệ , thể dục thể thao,… ít có cơ hội tiếp cận với
các dịch vụ hỗ trợ, khó khăn thiếu thốn rất nhiều.
Về luật pháp: Quyền bình đẳng, không phân biệt đối xử và quyền được
đối xử nhân đạo (Đã được ghi cụ thể trong Một số điều của công ước Quốc tế về
quyền trẻ em, Luật Bảo vệ và chăm sóc trẻ em và các văn bản dưới luật)
Về phát triển: Chăm sóc phục hồi, hòa nhập, động viên tinh thần, tạo điều
kiện phát triển có ích cho bản thân và toàn xã hội.
Nếu công tác chăm sóc bảo vệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn
không được trú trọng thì sẽ có rất nhiều những mảnh đời non nớt bị mất đi cơ
hội phát triển, gây hậu quả nghiêm trọng đến đời sống của các em, tác động xấu
đến sự phát triển bền vững của đất nước, xã hội không ổn định và hàng nghìn hệ
lụy khác kéo theo đó. Nhận thấy tầm ý nghĩa to lớn của công tác chăm sóc thế
hệ trẻ mà nhất là nhóm trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, tôi xin nghiên
cứu sâu về đề tài: “Công tác chăm sóc bảo vệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó
khăn tại huyện An Lão thành phố Hải Phòng”.
2. Mục đích nghiên cứu
- Nhằm cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của trẻ em có HCĐBKK trên
địa bàn huyện. Đưa ra các giải pháp can thiệp, phương hướng giải quyết vấn đề
dưới góc độ kiến thức ngành Công tác xã hội của NV CTXH nhằm giúp trẻ em
có HCĐBKK giải quyết vấn đề một cách triệt để của mình, hướng đến một cuộc
sống tốt đẹp hơn .
Sinh viên: Cao Thị Tâm - CN CTXH K11 8
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
- Thông qua nghiên cứu này có thể giúp cho các nhà lãnh đạo tại cơ sở thấy
được nhu cầu cần thiết của các em, những thiếu hụt về vật chất tinh thần để từ
đó có các hỗ trợ và giúp đỡ một cách tốt nhất, có hiệu quả nhất.
- Đề tài nghiên cứu góp phần vào việc xây dựng đất nước và toàn xã hội
làm cho mọi người thấy được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước ta trong công
tác BVCSTE nhất là trẻ em có HCĐBKK.
3. Đối tượng nghiên cứu, khách thể nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
- Nghiên cứu công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó
khăn tại huyện An Lão.
3.2 Khách thể nghiên cứu
- Trẻ em có HCĐNKK huyện An Lão thành phố Hải Phòng.
- Phòng Lao động thương binh và xã hội huyện An Lão, bộ phận BVCS
trẻ em và bình đẳng giới.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
-Nghiên cứu cơ sở lý luận của việc nghiên cứu thực trạng công tác bảo vệ
chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại huyện An Lão Hải Phòng.
-Nghiên cứu thực trạng bảo vệ chăm sóc trẻ em có HCĐBKK tại huyện
An Lão Hải Phòng.
-Trên cơ sở những kết quả nghiên cứu đề xuất một số biện pháp nhằm
nâng cao chất lượng các giải pháp bảo vệ, chăm sóc TECHCĐBKK trên địa bàn
huyện An Lão.
5. Phương pháp nghiên cứu
Căn cứ vào mục đích nghiên cứu, nhiệm vụ nghiên cứu, đối tượng nghiên
cứu tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
5.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
5.1.1. Phương pháp thu thập tài liệu
Tìm kiếm tất cả các tài liệu liên quan đến đề tài trên mọi phương tiện
thông tin đại chúng như sách, báo, tạp chí, Internet, thu thập thông tin từ địa
Sinh viên: Cao Thị Tâm - CN CTXH K11 9
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
phương nghiên cứu, các tài liệu về công tác bảo vệ chăm sóc trẻ em, các văn bản
luật có lien quan đến đề tài nghiên cứu …tạo cơ sở lý luận cho đề tài.
5.1.2. Phương pháp phân tích tài liệu
Sau khi thu thập tài liệu tôi sử dụng phương pháp phân tích tài liệu.
Phương pháp này giúp cho người nghiên cứu thu thập được những thông tin cần
thiết về đối tương nghiên cứu. Phân tích để thấy rõ hơn thông tin về trẻ em có
HCĐBKK tại huyện An Lão cũng như công tác BVCS nhóm trẻ này.
5.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
5.2.1. Phương pháp quan sát
Phương pháp quan sát là phương thức cơ bản để nhận thức sự vật quan sát
hiện tượng một trong hai trường hợp: phát hiện vấn đề nghiên cứu, đặt giả
thuyết kiểm chứng giả thuyết, đem lại cho người nghiên cứu những tài liệu cụ
thể có tính khoa học cao. Đây là phương pháp hỗ trợ nhằm thu thập thông tin về
thực trạng công tác BVCS trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại huyện An
Lão.
5.2.2 Phương pháp phỏng vấn
Người điều tra có buổi phỏng vấn, nói chuyện thu thập thông tin, lấy ý
kiến từ chính đối tượng nghiên cứu, qua đó có ghi chép lại được những phản
ánh, tâm tư nguyện vọng; từ đó có thông tin thực tế là tài liệu quan trọng và tạo
sự tin cậy hơn cho đề tài nghiên cứu.
5.2.3. Phương pháp thống kê toán học
Sau khi đã có được thông tin tài liệu, người điều tra sử dụng các khiến
thức toán học tính toán so sánh tổng hợp số liệu một cách chính xác nhất.
5.2.4. Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia
Người điều tra đã lấy ý kiến từ các bác, các cô trưởng phó phòng Lao
động thương binh xã hội huyện An Lão, cán bộ chính sách xã, Đây là những
lãnh đạo làm việc nhiều năm ở phòng, đặc biệt là cô Nguyễn Thị Thơ phó
trưởng phòng phụ trách mảng trẻ em, là người có kiến thức chuyên môn và thực
Sinh viên: Cao Thị Tâm - CN CTXH K11 10
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
tế vững vàng về công tác BVCSTE. Qua đó, lấy ý kiến thực tế tham khảo phục
vụ tốt cho công tác nghiên cứu đề tài.
6. Cấu trúc đề tài
Đề tài “Công tác bảo vệ chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn
tại huyện An Lão thành phố Hải Phòng” bao gồm 2 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận của công tác chăm sóc bảo vệ trẻ em có hoàn
cảnh đặc biệt khó khăn tại huyện An Lão
Chương 2: Thực trạng công tác BVCS trẻ em có HCĐBKK tại huyện An
Lão.
Sinh viên: Cao Thị Tâm - CN CTXH K11 11
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CÔNG TÁC BẢO VỆ,
CHĂM SÓC TRẺ EM CÓ HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN
TẠI HUYỆN AN LÃO
1.1. Quan điểm của Đảng và nhà nước ta về công tác Bảo vệ, chăm sóc trẻ
em
Trẻ em luôn luôn là đối tượng được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan
tâm, chăm sóc. Điều này đực qui định trong luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục
trẻ em quy định các quyền cơ bản của trẻ em và trách nhiệm của gia đình, cơ
quan nhà nước, nhà trường trong việc chăm sóc, bảo vệ và giáo dục trẻ em:
- Giáo dục thiếu niên nhi đồng là một sự nghiệp cách mạng, làm tốt công
tác giáo dục thiếu niên nhi đồng là một biểu hiện tính hơn hẳn của chế độ ta.
(Chỉ thị 197 - CT/TW 19/03/1960 của Bí thư Trung ương Đảng về công tác
thiếu niên nhi đồng.
- Trẻ em là nguồn hạnh phúc của gia đình, là tương lai của dân tộc, là
người kế tục xây dựng và bảo vệ Tổ quốc cần được ưu tiên bảo vệ, chăm sóc và
giáo dục.
- Sự chăm sóc, bảo vệ và giáo dục trẻ em là trách nhiệm của Đảng, Nhà
nước, các đoàn thể, nhân dân, mọi công dân và mỗi gia đình.(Trích Chỉ thị số 38
- CT/TW ngày 30/5/1994 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cương công
tác chăm sóc, bảo vệ và giáo dục trẻ em ).
- Chăm sóc, bảo vệ trẻ em là sự nghiệp cách mạng.
- Chăm sóc, bảo vệ trẻ em gắn liền với chiến lược con người.
- Chăm sóc, bảo vệ trẻ em gắn liền với sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của
Nhà nước.
- Chăm sóc, bảo vệ trẻ em là trách nhiệm của toàn xã hội.
- Chăm sóc, bảo vệ trẻ em là khoa học và nghệ thuật.
Sinh viên: Cao Thị Tâm - CN CTXH K11 12
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
1.1.1. Đường lối của Đảng và Nhà nước về chăm sóc, bảo vệ trẻ em qua các
thời kỳ.
Sự quan tâm của Đảng và Nhà nước ta đối với trẻ em còn được thể hiện
qua các thời kỳ, từng giai đoạn lịch sử đất nước sao cho phù hợp với sự phát
triển của xã hội:
- Giai đoạn từ 1945 - 1960: Chăm lo sức khỏe, học tập, giáo dục đạo đức
cách mạng (yêu nước, yêu đồng bào, yêu lao động, yêu Bác Hồ) chăm lo sách
báo cho thiếu nhi, chăm lo cho trẻ em bị lưu lạc vì chiến tranh.
- Giai đoạn từ 1961 - 1979: Chăm lo phát triển toàn diện cho trẻ em:
+ Giáo dục cho các em phẩm chất đạo đức của giai cấp công nhân.
+ Quan tâm việc học tập của các em.
+ Chú trọng bồi dưỡng sức khỏe cho các em.
+ Quan tâm việc tổ chức vui chơi cho các em.
+ Rèn luyện theo 5 điều Bác Hồ dạy.
- Giai đoạn từ 1980 - 1989: Đòi hỏi gia đình, xã hội có nhiệm vụ bảo vệ,
chăm sóc trẻ em theo pháp quyền và bổn phận của trẻ em , đó là:
+ Quyền được chăm sóc và nuôi dưỡng.
+ Quyền được bảo vệ , chăm sóc sức khỏe, khám và chữa bệnh.
+ Quyền và nghĩa vụ học hết Phổ thông trung học cơ sở.
+ Quyền được vui chơi giải trí lành mạnh .
+ Con thương binh, liệt sĩ, trẻ em mồ côi không nơi nương tựa được xã
hội quan tâm chăm sóc.
+ Trẻ em ở mọi lứa tuổi đều được tôn trọng nhân phẩm, nghiêm cấm
ngược đãi , hành hạ xâm phạm nhân phẩm trẻ em.
+ Trẻ em có bổn phận đối với gia đình, nhà trường và xã hội.
- Từ năm 1990 đến nay: Chăm sóc bảo vệ được thực hiện toàn diện, hài
hòa theo công ước Quốc tế về quyền trẻ em, theo cam kết toàn cầu và khu vực.
Đặc biệt trong thời kỳ hiện nay và xu thế hội nhập Quốc tế tăng cường sự quản
Sinh viên: Cao Thị Tâm - CN CTXH K11 13
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
lý và hướng dẫn của các cơ quan Nhà nước, huy động sự tham gia rộng rãi của
toàn xã hội, gia đình và trẻ em.
+ Mục tiêu cơ bản của của chăm sóc , bảo vệ là đảm bảo cho những ai có
trách nhiệm chăm sóc bảo vệ trẻ em đều giác ngộ được trách nhiệm và hoàn
thành được trách nhiệm đó.
+ Với đòi hỏi về đạo lý và pháp luật, việc bảo vệ trẻ em là đối với mọi
người mọi tầng lớp xã hội với mọi khả năng khác nhau. Nó đòi hỏi mọi người từ
lãnh đạo cao nhất của Nhà nước đến mọi tầng lớp xã hội, gia đình và chính bản
thân trẻ em, các trách nhiệm này có thể được quy định trong các văn kiện pháp
luật của một quốc gia, nó cũng được thể hiện ở sự lựa chọn thực hiện mỗi nước
trong đó có phân bổ thực hiện trách nhiệm này.
*Những quan điểm của Đảng và Nhà nước còn thể hiện rõ nhất trong các
Quyết định, Nghị định, Thông tư như sau:
- Quyết định số 23/2001/QĐ TTg ngày 26/02/2001 của Thủ tướng Chính
Phủ về việc phê duyệt chương trình hành động Quốc gia vì trẻ em Việt Nam
trong giai đoạn 2001 -2010, với mục tiêu tổng quát là: Tạo điều kiện tốt nhất
nhằm đáp ứng đầy đủ các nhu cầu và các quyền cơ bản của trẻ em, ngăn chặn,
đẩy lùi các nguy cơ trẻ em bị xâm hại tình dục, xây dựng môi trường lành mạnh,
an toàn, để trẻ em Việt Nam có cơ hội được bảo vệ, chăm sóc, giáo dục và phát
triển toàn diện, có cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn. Mục tiêu tổng quát và mục
tiêu cụ thể hóa trong các chương trình hành động quốc gia nêu trên đã được cụ
thể hóa trong các nội dung của Quyết định 19/2004/QĐ TTg ngày
12/02/2004/NĐ-CP.
- Nghị định số 168/2004/NĐ-CP ngày 20/01/2004 của Chính phủ về chính
sách cứu trợ xã hội. Trong đó quy định về trẻ em lang thang, mồ côi, mất nguồn
nuôi dưỡng được trợ cấp thường xuyên .
- Theo Nghị định 28/CP ngày 29/04/1995 của Chính phủ hướng dẫn thi
hành một số điều của pháp lệnh ưu đãi người hoạt động cách mạng, liệt sĩ, gia
Sinh viên: Cao Thị Tâm - CN CTXH K11 14
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
đình liệt sĩ, thương binh, người có công giúp đỡ cách mạng, trẻ em mồ côi là con
liệt sĩ, được hưởng trợ cấp 72.000/ tháng, 240.000 (cả cha mẹ).
- Theo Nghị định 12/CP ngày 27/08/1994 ban hành điều lệ bảo hiểm, trẻ
em dưới 18 tuổi là con những người đóng bảo hiểm xã hội bị chết được hưởng
trợ cấp hằng tháng bằng 40% mức lương tối thiểu 84.000 trường hợp mất cả bố
lẫn mẹ, không có nguồn nuôi dưỡng thì được hưởng 70% mức lương tối thiểu
(147.000).
Đi đôi với việc thực thi các Quyết định, Nghị định, Đảng ta luôn có những
dự án, chương trình công tác chăm sóc nuôi dưỡng, hỗ trợ trẻ em có hoàn cảnh
đặc biệt khó khăn trở về với cộng đồng Đảng và Nhà nước ta không ngừng đưa
ra và hoàn thiện bộ luật liên quan về thực hiện quyền trẻ em.
Đường lối của Đảng và Nhà nước ta về chăm sóc, bảo vệ trẻ em còn được
thể hiện trong hiến pháp và pháp luật về chính sách chăm sóc, bảo vệ trẻ em.
Hiến pháp xác định một cách rõ ràng, toàn diện các quyền của công dân Việt
Nam, các quyền con người, trong đó có quyền trẻ em. Quyền trẻ em trong Hiến
pháp 1992 đã trở thành một chế định pháp lý hoàn chỉnh đồng bộ, chặt chẽ, đặt
trong khuôn khổ, mối quan hệ trực tiếp với chế định lập hiến của các hiến pháp
trước đây, trên cơ sở cam kết của Nhà nước thực hện Công ước Lên Hợp Quốc
về quyền trẻ em và phù hợp với tình hình thực tế của Việt nam trong giai đoạn
mới.
1.1.2. Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em của nước Việt nam.
Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em lần thứ 2 được Quốc hội khóa
XI kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 15/05/2004 gồn 5 chương, 60 điều quy định các
quyền cơ bản và bổn phận của trẻ em, trách nhiệm của gia đình, các cơ quan nhà
nước, các tổ chức xã hội và mọi công dân trong việc đảm bảo thực hiện các
quyền cơ bản của trẻ em được công nhận trong công ước liên hiệp quốc về
quyền trẻ em.
Các nguyên tắc: Mọi trẻ em không phân biệt đều được bảo vệ, chăm sóc
và giáo dục. Trách nhiệm của gia đình, nhà trường, các cơ quan nhà nước và
Sinh viên: Cao Thị Tâm - CN CTXH K11 15
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
công dân tôn trọng và thực hiện các quyền của trẻ em. Mọi hành vi xâm hại trẻ
em đều bị nghiêm trị.
Các quyền cơ bản của trẻ em (10 quyền) được khai sinh và có quốc tịch.
Được chăm sóc, nuôi dưỡng, được sống chung với cha mẹ, được tôn trọng, bảo
vệ tính mạng, nhân phẩm, danh dự . Được chăm sóc sức khỏe, được học tập,
được vui chơi, hoạt động văn hóa thể thao,được phát triển năng khiếu, bày tỏ ý
kiến, tham gia hoạt động xã hội.
Luật dành một chương riêng một chương (chương IV) về bảo vệ, chăm
sóc và giáo dục trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn gồm: Trẻ em mồ côi
không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em khuyết tật, tàn tật, trẻ em là nạn
nhân chất độc hóa học, trẻ em nhiễm HIV/AIDS, trẻ em phải làm việc xa gia
đình, trẻ em lang thang, trẻ em bị xâm hại tình dục, trẻ em nghiện ma túy, trẻ em
vi phạm pháp luật.
Các nguyên tắc của công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em có hoàn
cảnh đặc biệt khó khăn:
- Coi trọng việc phòng ngừa, ngăn chặn trẻ em rơi vào hoàn cảnh đặc biệt
khó khăn.
- Kịp thời giải quyết, giảm nhẹ hoàn cảnh đặc khó khăn của trẻ em.
- Kiên trì trợ giúp phục hồi sức khỏe, tinh thần và giáo dục đạo đức.
- Phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi để trẻ em rơi vào hoàn
cảnh đặc biệt khó khăn.
1.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về Bảo vệ, chăm sóc trẻ em
Ngay từ những ngày đầu tiên của Nhà nước Việt Nam non trẻ trước bộn
bề công việc, Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn không quên “những tiểu quốc dân
của một nước độc lập”. Người cho rằng: Con trẻ ở Việt Nam, con trẻ Việt Nam
ở Pháp, con trẻ Pháp đều được Người quan tâm với tình cảm sẵn có, khát
khao hoà bình. Sự ân cần ấy trở thành ứng xử tất yếu của Hồ Chí Minh trong
mọi tình huống. Ở Hồ Chí Minh, chính trị trước hết là nhân văn, nhân văn
trước hết là yêu thương con trẻ.
Sinh viên: Cao Thị Tâm - CN CTXH K11 16
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Trong suốt hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ,
Hồ Chí Minh dành cho trẻ thơ tình cảm và sự quan tâm đặc biệt. Các cháu
tham gia đánh giặc cũng như các cháu tham gia lao động, sản xuất, làm công
tác hậu phương giỏi đều nhận được thư khen ngợi, thăm hỏi kịp thời của
Người. Mỗi dịp khai trường, mỗi độ trung thu, ngày quốc tế thiếu nhi 1-6, Hồ
Chí Minh đều hoà chung niềm vui với trẻ em, động viên ông bà, cha mẹ, thầy
cô giáo, các anh chị phụ trách và toàn xã hội dành cho lớp măng non của đất
nước nguồn tình cảm và vật chất thiết thực nhất. Hàng trăm bức thư, bài báo,
bài thơ tự tay Bác viết, tặng cho các cháu.
Hồ Chí Minh luôn xem trẻ em là vốn quý, là trung tâm của mọi sự phát
triển kinh tế - xã hội. Người luôn quan tâm đến công tác chăm sóc, bảo vệ và
giáo dục các thế hệ con người đặc biệt là trẻ em “ Con người là cái vốn quý nhất
mà thiếu niên nhi đồng lại là vốn quý nhất trong cái vốn quý đó” (Hồ Chí Minh
Toàn tập, NXB Chính trị quốc gia, xuất bản lần 2, HN 1996). Người luôn coi
trọng lợi ích về bảo vệ, chăm sóc trẻ em “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi
ích trăm năm trồng người”;
Thiếu niên nhi đồng là chủ tương lai đất nước. Vì vậy : “Bồi dưỡng thế hệ
cách mạng cho cuộc đời sau là điều rất quan trọng và rất cần thiết” (Di chúc Hồ
Chí Minh) “ Các em thiếu niên nhi đồng ngày nay sẽ là người xây dựng xã hội
chủ nghĩa và chủ nghĩa cộng sản sau này, quan tâm đến thiếu niên nhi đồng là
quan tâm đến việc đào tạo, bồi dưỡng một lớp người mới”. “ Trẻ em như búp
trên cành, biết ăn, biết ngủ, biết học hành là ngoan”
Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến trẻ em, Người thường nói: “
Trẻ em là cái mầm, cái búp của dân tộc. Con trẻ có được nuôi dưỡng giáo dục
tốt thì dân tộc mới có thể tự cường, tự lập”. Trong di chúc, Người nhắc nhở
chúng ta: “ Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng
và rất cần thiết”. Suốt đời Bác đã dành tình cảm thương yêu nhất của mình cho
trẻ em. Người luôn quan tâm chăm sóc thế hệ trẻ em - mầm xanh của dân tộc.
Sinh viên: Cao Thị Tâm - CN CTXH K11 17
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Trong cuộc đời hoạt động đầy cống hiến và hy sinh của mình, trẻ em
luôn được Hồ Chí Minh dành sự quan tâm đặc biệt. Cho dù ở vào những giai
đoạn gay cấn nhất của cách mạng, cho dù bận trăm công, nghìn việc, quan tâm
đến công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em là một trong những công việc
Bác thường làm, được Bác coi là quan trọng và luôn thường trực trong suy
nghĩ, việc làm của Người . Chăm lo cho thế hệ trẻ, cho trẻ em được thể hiện
trong phong cách sống, trong đạo đức, trong tầm nhìn chiến lược và khoa học
của Hồ Chí Minh.
1.3. Truyền thống của dân tộc ta về bảo vệ chăm sóc trẻ em
Đất nước Việt nam luôn tự hào với các giá trị truyền thống tốt đẹp được
hun đúc qua bề dày lịch sử. Từ bao đời nay, chăm lo cho trẻ nhỏ luôn được mọi
người ý thức sâu sắc và nó là nghĩa vụ cũng như trách nhiệm bảo vệ, duy trì nòi
giống tương lai. Kế thừa những truyền thống tốt đẹp của dân tộc cùng với lời
dạy của Bác Hồ kính yêu “ Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm
trồng người” dân tộc ta luôn luôn có tinh thần “ Dành mọi ưu tiên cho trẻ em”.
Dành tất cả những gì tốt đẹp nhất cho con trẻ.
Xuất phát từ lòng yêu thương giống nòi dân tộc ta luôn luôn quan tâm đặc
biệt đến chăm sóc , bảo vệ giáo dục trẻ em, luôn ủng hộ các phong trào vì trẻ
em, giữ gìn thuần phong mỹ tục để không ảnh hưởng đến sự phát triển lành
mạnh của trẻ em. Hằng năm, trong nước có những ngày kỷ niệm truyền thống
tốt đẹp dành cho trẻ em như : Ngày gia đình Việt Nam, ngày Quốc tế thiếu nhi
1-6, tháng hành động vì trẻ em, tết trung thu Trong cuộc sống hằng ngày luôn
coi trọng khẩu hiệu “Tất cả vì tương lai con em chúng ta”. Nhằm kế tục và phát
huy giá trị nhân văn cao đẹp của dân tộc của cha ông đi trước.
1.4. Các công ước Quốc tế về quyền trẻ
1.4.1. Công ước Quốc tế về quyền trẻ em CRC
Năm 1989 Công ước quốc tế vế các quyền trẻ em (viết tắt CRC) được Đại
Hội Đồng Liên Hiệp Quốc thông qua với 150 nước phê chuẩn, đến nay đã có
Sinh viên: Cao Thị Tâm - CN CTXH K11 18
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
192/197 nước tham gia và phê chuẩn, CRC đã thể hiện toàn diện và đầy đủ các
quyền; Dân sự , kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội và mang tính toàn cầu.
* Các nguyên tắc chính trong CRC:
- Không phân biệt đối xử.
- Lợi ích tốt nhất của trẻ em.
- Quyền sống còn và phát triển.
- Tôn trọng ý kiến của trẻ em .
* Bốn nhóm quyền cơ bản của trẻ em trong CRC.
- Các quyền được sống, tồn tại và sống khỏe mạnh
- Các quyền được phát triển
- Các quyền được bảo vệ khỏi bị tất cả các hình thức lạm dụng, bị xao
nhãng, bóc lột.
- Các quyền được phát biểu ý kiến, được tham gia.
1.4.2. Công ước138
Quy định về độ tuổi tối thiểu : “ Mỗi thành viên phê chuẩn công ước này
phải nêu rõ, trong bản tuyên ngôn gửi kèm theo văn bản phê chuẩn, một tuổi tối
thiểu được nhận vào làm việc hoặc lao động trong lãnh thổ của mình và trong
các phương tiện giao thông được đăng kiểm trong lãnh thổ của mình không
một ai ở dưới độ tuổi đó sẽ được nhận vào làm việc hoặc lao động trong bất kỳ
nghề nào”. Ngoài ra có các quy định về tuổi tối thiểu cao hơn với công việc độc
hại, tuổi tối thiểu thấp hơn đối với công việc nhẹ nhàng.
1.4.3. Công ước 182
Đưa ra các tiêu chuẩn Quốc tế về xóa bỏ các lao động trẻ em tồi tệ nhất,
bao gồm 4 nhóm chính:
- Mọi hình thức nô lệ hay tương tự nô lệ như buôn bán và vận chuyển trẻ
em, gán nợ, lao động nô lệ và lao động cưỡng bức hoặc lao động bắt buộc .
- Sử dụng, dụ dỗ hoặc lôi kéo trẻ em vào hoạt động mại dâm, sản xuất các
sản phẩm khiêu dâm hoặc biểu diễn khiêu dâm.
Sinh viên: Cao Thị Tâm - CN CTXH K11 19
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
- Sử dụng, dụ dỗ hoặc lôi kéo trẻ em vào hoạt động bất hợp pháp, đặc biệt
vào mục đích sản xuất và vận chuyển ma túy được nêu tại các hiệp định có liên
quan.
- Công việc mà tính chất hoặc các hoàn cảnh trong đó được tiến hành có
thể có hại cho sức khỏe, an toàn và phẩm hạnh trẻ em.
1.5. Các lý thuyết có liên quan
1.5.1. Lý thuyết hành vi con người và môi trường.
Theo Chủ Nghĩa Mác- Lênin, trong tính thực tiễn thì con người là tổng
hòa các mối quan hệ xã hội. Khi sinh ra thì con người đó được xã hội hóa thông
qua các mối quan hệ giữa con người với con người, con người với tự nhiên. Và
ở mỗi một môi trường, mỗi hoàn cảnh nhất định thì tính cách của con người, tâm
lý của con người đều chịu ảnh hưởng của môi trường đó chi phối. Ví dụ con
người được sống trong môi trường gia đình được sự giáo dục chu đáo của cha
mẹ thì con người đó chịu ảnh hưởng nhiều của nếp sống, suy nghĩ của môi
trường gia đình đó. Lý thuyết này cho phép chúng ta áp dụng trong quá trình
nghiên cứu đó là: Khi nghiên cứu về vấn đề của trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt
khó khăn sống ở môi trường ở môi trường là một huyện còn nhiều khó khăn như
huyện An Lão thì chúng ta phải nhận ra rằng môi trường sống ở đây có ảnh
hưởng đến tâm lý và sự hoàn thiện nhân cách của trẻ hay không? Và sự ảnh
hưởng đó ra sao? Từ đó chúng ta so sánh trường hợp nếu trẻ sống ở môi trường
khác thì tâm lý, nhân cách của trẻ có khác nhau hay không?. Để từ đó thấy được
môi trường sống của trẻ cũng như tác động của nó tới sự hình thành phát triển
nhân cách trẻ.
1.5.2. Lý thuyết phát triển bền vững.
Vào đầu thập niên những năm 1980, Liên Hiệp Quốc tế Bảo vệ Thiên
nhiên là tổ chức đã đề khởi khái niệm phát triển bền vững. Đến năm 1987, khái
niệm này được Uỷ ban Thế Giới về Môi trường và phát triển khai triển và định
nghĩa phát triển bền vững đã nêu rõ:
Sinh viên: Cao Thị Tâm - CN CTXH K11 20
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
“Phát triển bền vững là sự phát triển nhằm thỏa mãn các nhu cầu hiện tại
nhưng không tổn hại cho khả năng của các thế hệ tương lai để đáp ứng yêu cầu
của chính họ”.
Về mặt xã hội, bền vững có nghĩa là xã hội công bằng, cuộc sống an bình.
Sự phát triển bền vững cần đề phòng tai biến, không để có người sống ngoài lề
xã hội hoặc bị xã hội ruồng bỏ. Xã hội của một nước không thể phát triển bền
vững nếu có một tầng lớp xã hội đứng ngoài công cuộc xây dựng và mở mang
quốc gia. Thế giới sẽ không có phát triển bền vững về mặt xã hội nếu cuộc sống
hoặc tính mạng của một phần nhân loại bị đe dọa vì bệnh tật, đói nghèo, thiên
tai,
Phát triển bền vững về mặt xã hội còn có nghĩa con người có môi trường
sống hài hòa, công bằng và có an sinh xã hội. Chính vì vậy mà áp dụng lý thuyết
này vào đề tài nghiên cứu ta cần phải trợ giúp các em có hoàn cảnh đặc biệt khó
khăn để các em có cơ hội phát triển và hòa nhập vào cuộc sống chung của toàn
xã hội. Vì sự phát triển bền vững của đất nước, của dân tộc, của toàn xã hội nên
chúng ta phải chú trọng công tác chăm sóc, bảo vệ trẻ em nói chung và trẻ em có
hoàn cảnh đặc biệt khó khăn nói riêng.
1.6. Một số khái niện cơ bản của đề tài nghiêncứu
Để tìm hiểu vấn đề nghiên cứu về “Công tác chăm sóc, bảo vệ trẻ em có
hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại huyện An Lão” có hiệu quả, trước hết cần hiểu
rõ một số khái niệm cơ bản sau:
1.6.1. Khái niệm trẻ em
Theo điều 1 Công ước Quốc tế về quyền trẻ em: “ Trẻ em là người dưới
18 tuổi, trừ trường hợp luật pháp áp dụng với trẻ có quy định tuổi thành niên
sớm hơn”.
Theo luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em Việt Nam quy định: “ Trẻ
em là công dân Việt nam dưới 16 tuổi”.
Trong các bộ luật khác của Việt Nam quy định rõ thêm: Tuổi bầu cử của
mọi công dân Việt Nam là từ 18 tuổi trở lên; tuổi kết hôn của nữ là 18 trở lên, có
Sinh viên: Cao Thị Tâm - CN CTXH K11 21
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
nghĩ a là người dưới 18 tuổi còn là trẻ em hay người chưa thành niên, chưa có
năng lực thực hiện quyền và nghĩa vụ như người thành niên. Như vậy, trẻ em
trước hết là một con người được hưởng mọi quyền tự do đã được nêu trong các
Công ước Quốc tế về quyền con người mà “ không bị bất cứ một phân biệt đối
xử nào vì chủng tộc, màu da, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo, chính kiến hoặc quan
điểm khác, nguồn gốc dân tộc và xã hội, tài sản dòng dõi, mối tương quan
khác”.
1.6.2. Khái niệm Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn
Theo khoản 1, điều 3 của Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em (sửa
đổi năm 2004) đã nêu: “ Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt là trẻ em có hoàn cảnh
không bình thường về thể chất hoặc tinh thần, không đủ điều kiện để thực hiện
các quyền cơ bản và hòa nhập với gia đình cộng đồng”.
Điều 40 của Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em nêu rõ : “ Trẻ em
có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn bao gồm: Trẻ em mồ côi không nơi nương tự;
Trẻ em bị bỏ rơi; Trẻ em khuyết tật, tàn tật; Trẻ em là nạn nhân chất độc da cam,
hóa học; Trẻ em bị nhiễm HIV/AIDS; Trẻ em phải làm việc nặng nhọc; Trẻ em
lang thang; Trẻ em bị xâm hại tình dục; Trẻ em nghiện ma túy; Trẻ em vi phạm
pháp luật”. Ngoài ra còn có nhiều ý kiến thống nhất là đề nghị bổ sung thêm 2
nóm đối tượng trẻ em bị buôn bán và trẻ em bị bạo lực.
Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn đang là một vấn đề xã hội, nó xuất
hiện và tồn tại trong những bối cảnh kinh tế - xã hội cụ thể. Sự khó khăn ở đây
được hiểu theo nghĩa là nhóm trẻ em này gặp những trở ngại khó vượt qua để
thực hiện những quyền cơ bản của trẻ em so với trẻ em bình thường khác nếu
không có sự giúp đỡ của Nhà Nước, cộng đồng xã hộ, gia đình và người thân.
1.6.3. Khái niệm chăm sóc trẻ em
Chăm sóc là các hoạt động nhằm nhận biết và đáp ứng nhu cầu về vật chất
và tinh thần để đảm bảo sự phát triển, đảm bảo sự phát triển hài hòa về nhân
cách của trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Chăm sóc chính là tạo ra môi
trường pháp lý, hành chính thuận lợi để bảo vệ quyền của trẻ em và tạo điều
Sinh viên: Cao Thị Tâm - CN CTXH K11 22
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
kiện cho các em hòa nhập công đồng, xã hội và phát triển toàn diện như những
trẻ em bình thường khác.
1.6.4. Khái niệm Bảo vệ trẻ em
Bảo vệ trẻ em là những hoạt động phòng ngừa, ngăn chặn không để trẻ em
bị sao nhãng bị lạm dụng, xâm hại và bị bóc lột, bạo lực cũng như hỗ trợ trẻ em
rơi vào hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Trẻ em cần được giúp đỡ, phục hồi phát
triển trong môi trường an toàn và lành mạnh ở hình thức đơn giản nhất Bảo vệ
trẻ em là đảm bảo mọi quyền của trẻ em không bị xâm hại, nó bổ sung cho các
quyền khác đảm bảo cho trẻ em được ghi nhận những gì các em cần để tồn tại và
phát triển, đảm bảo quyền của trẻ em với sự an toàn chăm sóc và phát triển toàn
diện.
1.6.5. Công tác chăm sóc, bảo vệ trẻ em
Chăm sóc, bảo vệ trẻ em là một lĩnh vực đặc thù trong hoạt động công tác
xã hội và áp dụng những giá trị, kiến thức và kỹ năng của nghề Công tác xã hội
để thực hiện và đảm bảo an toàn và bảo vệ cho trẻ em.Công tác xã hội chăm sóc
trẻ em là việc sử dụng những kiến thức, kỹ năng công tác xã hội chuyên nghiệp
trong lĩnh vực với gia đình, trẻ em và cộng đồng nhằm phòng ngừa trẻ em bị lạm
dụng, xâm hại, hỗ trợ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn để phục hồi giúp
các em có điều kiện phát triển.
1.6.6. Đặc điểm tâm lý của trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn
Trẻ em là lứa tuổi chưa thành niên, có đầy đủ những đặc diểm tâm lý phát
triển của lứa tuổi, đây là giai đoạn quan trọng để các em hình thành nhân cách
sống, cụ thể là sự nhận thức cố hữu về sau này. Vì vậy,cần hiểu về tâm lý trẻ để
có thể có cách chăm sóc, giáo dục phù hợp, nhất là đối với nhóm trẻ em có
HCĐBKK, vì đây là nhóm trẻ dễ bị tổn thương nhất. Sau đây là một số đặc điểm
tâm lý thường gặp của trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn:
- Trẻ đau khổ, lo lắng hoặc sợ sệt có thể ngồi yên một chỗ suốt ngày,
không ham thích một hoạt động nào, không muốn tham gia vào bất cứ trò chơi
Sinh viên: Cao Thị Tâm - CN CTXH K11 23
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
nào với các bạn vì sợ bị chê cười. Lúc nào cũng ủ rũ, mệt mỏi, mất hết cả sinh
lực.
- Ít tập trung và nhiều bứt rứt: Trẻ buồn, lo lắng thường khó tập trung tư
tưởng, ánh mắt luôn nhìn về một phía, hay lảng tránh. Đôi khi căng thẳng quá,
trẻ trở nên bối rối, dằn vặt bản thân.
- Hoài nghi, thiếu tin tưởng. Không tin tưởng vào người lớn nếu trẻ đã
từng bị người lớn đối xử thô bạo. Tuy nhiên những trẻ mồ côi lại bám chặt lấy
người lớn như thể trẻ sợ sẽ bị bỏ rơi. Có trẻ không dám đem lòng thương mến ai.
Ở nhóm trẻ này, hầu hết các em đều không tin tưởng và hoài nghi người khác,
ngay cả bản thâm mình đôi khi cũng hoài nghi; dẫn đến tâm lý cùng quẫn không
muốn đặt lòng tin vào ai, luôn lo sợ bị lùa dối, đe dọa.
- Hung hăng và phá phách : Trẻ rất dễ trở lên hung hăng thô bạo, thích đập
phá khó kiểm soát được hành vi, hành động theo cảm tính.
- Buồn bã và khó tính, rất dễ nổi cáu. Với tâm lý mặc cảm, tự ti, không
muốn giao tiếp với bên ngoài, trẻ em có HCĐBKK rất dễ bị kích động, hay cáu
gắt, nóng nảy vô cớ, đôi khi có hành vi gây hấn.
- Giận dữ và có ác cảm. Sống trong môi trường khó khăn hơn, các em
thường có ác cảm với những người xung quanh, trẻ cho rằng họ là người của thế
giới khác không giống mình và không thể hiểu được mình. Nên khi có ai đó hỏi
về hoàn cảnh của em thì rất đễ nổi cáu, giận dữ, không trả lời hoặc có những
hành vi như: lườm, bỏ chạy,…
- Mặc cảm có tội và tự trách mình. Trẻ hoài nghi về mình về cuộc sống
của mình, luôn mặc cảm thấy mình có lỗi, tự hỏi vì sao lại như vậy? Thấy mình
vô dụng suy sụp, hay nản trí, dằn vặt bản thân.
- Không nói thật. Vì trẻ em ước mơ một hoàn cảnh khác, né tránh những
đề tài đau thương, sợ bị hậu quả xấu, trẻ cố gắng muốn lấy lòng người lớn, cố ý
nói dối để né tránh câu chuyện, không muốn tiếp xúc với người khác hoặc để
gây sự chú ý của người nghe. Trẻ không phải lúc nào cũng nói thật về tâm trạng
Sinh viên: Cao Thị Tâm - CN CTXH K11 24
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
của mình. Trẻ có thể vì quá sợ hãi mà không xác định dược tâm trạng của mình
hoặc không biết nói như thế nào để diễn tả tâm trạng.
Như vậy, chúng ta có thể thấy tâm lý của trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó
khăn hết sức phức tạp trẻ rất dễ bị kích động, để tiếp cận được với nhóm trẻ này
phải hiểu về tâm lý các em thì việc trợ giúp mới có thể đạt kết quả cao. Dù sống
trong hoàn cảnh khó khăn hơn với các bạn đồng trang lứa thì trẻ em có hoàn
cảnh đặc biệt khó khăn vẫn luôn có mong muốn và nguyện vọng ngày càng cao
về tinh thần và vật chất và những nhu cầu về hoàn thiện chính mình để vươn lên
cuộc sống. Vì vậy việc thấu hiểu đầy đủ về mặt tâm lý của trẻ để một mặt
khuyến khích tâm lý tích cực và hạn chế tâm lý tiêu cực, giúp trẻ phát triển một
cách toàn diện về cả nhân cách, đạo đức, thể lực và trí tuệ
Sinh viên: Cao Thị Tâm - CN CTXH K11 25