Tải bản đầy đủ (.pdf) (126 trang)

Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại khách sạn maritime trực thuộc công ty TNHH sài gòn vàng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.29 MB, 126 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
KHOA KẾ TOÁN - TÀI CHÍNH
----------

TRẦN THỊ NGA
MSSV: 54130891

KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT
QUẢ KINH DOANH TẠI CHI NHÁNH XĂNG DẦU
NINH THUẬN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH KẾ TOÁN

GVHD: ThS. ĐẶNG THỊ TÂM NGỌC

NHA TRANG – 07/2016


i

LỜI CẢM ƠN
Trong bốn năm học tập tại trường Đại Học Nha Trang chuyên ngành Kế toán, em
đã được ban giám hiệu nhà trường tạo điều kiện và môi trường học tập tốt nhất; được
quý thầy cô giàu kinh nghiệm truyền đạt nhiều kiến thức quí báu về chuyên môn lẫn
bài học kinh nghiệm từ thực tiễn. Đó là những tài sản quý giá giúp em chuẩn bị hành
trang bước vào tương lai.
Để hoàn thành khóa luận này, em xin chân thành cảm ơn:
Giáo viên hướng dẫn Cô Đặng Thị Tâm Ngọc đã hướng dẫn em làm khóa luận,
tận tình chỉ bảo, sửa chữa những sai sót, giúp em hoàn thiện bài tốt hơn.


Quý Thầy, Cô trong khoa Kế toán – tài chính đã nhiệt tình truyền đạt kiến thức,
góp ý, bổ sung để khóa luận của em được hoàn chỉnh.
Tập thể chuyên viên phòng kế toán, phòng kinh doanh Chi Nhánh Xăng Dầu
Ninh Thuận, Ban giám đốc đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp em hoàn thành khóa
luận này.
Trong quá trình hoàn thành khóa luận, do hạn chế về thời gian cũng như chưa có
kinh nghiệm thực tế, nên bài làm của em không thể tránh khỏi thiếu sót. Em mong
nhận được sự góp ý và chỉ bảo của Quý Thầy Cô và các cô chú, anh chị trong Chi
nhánh để đề tài được hoàn chỉnh hơn.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn và kính chúc Quý Thầy Cô, các cô chú,
anh chị tại Chi Nhánh Xăng Dầu Ninh Thuận sức khỏe và thành công.
Nha Trang, ngày 10 tháng 6 năm 2016
Sinh viên thực hiện

Trần Thị Nga


ii

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... i
MỤC LỤC ....................................................................................................... ii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ......................................................................... vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU........................................................................... vii
DANH MỤC SƠ ĐỒ ................................................................................... viii
DANH MỤC LƯU ĐỒ .................................................................................. ix
LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................. 1




Phương pháp nghiên cứu. ................................................................ 2
Nội dung và kết cấu .......................................................................... 2

CHƯƠNG 1 .................................................................................................... 3
CƠ SỞ PHÁP LÝ VỀ KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ VÀ XÁC
ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH ................................................................. 3
1.1 Khái niệm về kế toán doanh thu tiêu thụ và xác định kết quả kinh
doanh......................................................................................................... 3
1.1.1 Tiêu thụ ........................................................................................ 3
1.1.1.1 Khái niệm .............................................................................. 3
1.1.1.2 Vai trò .................................................................................... 3
1.1.2 Doanh thu ..................................................................................... 4
1.1.3 Xác định kết quả kinh doanh ...................................................... 4
1.2 Các cơ sở pháp lý liên quan đến kế toán doanh thu tiêu thụ và xác
định kết quả kinh doanh .......................................................................... 4
1.2.1 Chuẩn mực kế toán...................................................................... 4
1.2.2 Chế độ kế toán ............................................................................. 7
1.2.3 Các văn bản pháp luật liên quan .............................................. 11
1.2.3.1 Văn bản pháp luật liên quan đến thuế GTGT................... 11
1.2.3.2 Văn bản pháp luật liên quan đến thuế TNDN ................... 12
1.2.3.3 Các văn bản pháp luật về kinh doanh xăng dầu ............... 13
CHƯƠNG 2 .................................................................................................. 14
GIỚI THIỆU VỀ CHI NHÁNH XĂNG DẦU NINH THUẬN .................. 14


iii

2.1 Khái quát chung về chi nhánh Xăng Dầu Ninh Thuận. ................. 14
2.1.1 Sơ lược:....................................................................................... 14
2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của Chi Nhánh Xăng Dầu Ninh

Thuận................................................................................................... 14
2.1.3 Chức năng và nhiệm vụ của Chi nhánh ................................... 15
2.1.3.1 Chức năng: .......................................................................... 15
2.1.3.2 Nhiệm vụ: ............................................................................ 15
2.2 Tổ chức bộ máy quản lý tại Chi nhánh Xăng Dầu Ninh Thuận. ... 16
2.2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức .................................................................. 16
2.2.2 Chức năng và nhiệm vụ phòng ban .......................................... 16
2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Chi Nhánh
trong thời gian qua ................................................................................. 18
2.3.1 Các nhân tố bên trong .............................................................. 18
2.3.1.1 Đặc điểm ngành nghề kinh doanh ......................................... 18
2.3.1.2 Lực lượng lao động ............................................................... 18
2.3.1.3 Vốn ....................................................................................... 18
2.3.2 Các nhân tố bên ngoài ............................................................... 18
2.3.2.1 Tình hình kinh tế - xã hội ...................................................... 18
2.3.2.2 Vị trí địa lý............................................................................ 19
2.3.2.3 Khách hàng ........................................................................... 19
2.3.2.4 Đối thủ cạnh tranh................................................................. 19
2.4 Khái quát hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong thời
gian qua. .................................................................................................. 20
CHƯƠNG 3 .................................................................................................. 23
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ VÀ
XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CHI NHÁNH XĂNG DẦU
NINH THUẬN .............................................................................................. 23
3.1 Tổ chức công tác kế toán tại chi nhánh ........................................... 23
3.1.1 Tổ chức bộ máy kế toán............................................................. 23
3.1.1.1 Sơ đồ bộ máy kế toán .......................................................... 23
3.1.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của phòng .................................... 24
3.1.2 Hình thức tổ chức kế toán ......................................................... 26



iv

3.1.3 Chế độ kế toán áp dụng ............................................................. 27
3.1.4 Hình thức ghi sổ kế toán............................................................ 27
3.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác hạch toán doanh thu, chi phí và
xác định kết quả kinh doanh của Chi nhánh. ....................................... 29
3.2.1 Đặc điểm kinh doanh của Chi nhánh ....................................... 29
3.2.2 Trang thiết bị phục vụ công tác kế toán ................................... 30
3.2.3 Trình độ nhân viên .................................................................... 30
3.3 Thực trạng kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh
doanh tại Chi nhánh Xăng Dầu Ninh Thuận. ....................................... 30
3.3.1 Phương thúc bán hàng............................................................... 30
3.3.1.1 Phương thức bán buôn ..................................................... 30
3.3.1.2 Phương thức bán đại lý: ..................................................... 31
3.3.1.3 Phương thức bán lẻ:............................................................ 31
3.3.2 Kế toán doanh thu ..................................................................... 32
3.3.3 Kế toán giá vốn hàng bán .......................................................... 53
3.3.4 Kế toán chi phí kinh doanh ....................................................... 63
3.3.5 Kế toán doanh thu tài chính ...................................................... 86
3.3.6 Kế toán chi phí tài chính ........................................................... 96
3.3.7 Kế toán thu nhập khác và chi phí khác .................................... 97
3.3.7.1 Kế toán thu nhập khác........................................................ 97
3.3.7.2 Chi phí khác ...................................................................... 100
3.3.8 Kế toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp ......................... 102
3.3.9 Kế toán xác định kết quả kinh doanh ..................................... 104
CHƯƠNG 4 ................................................................................................ 109
NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN
THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ VÀ XÁC ĐỊNH
KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CHI NHÁNH XĂNG DẦU NINH

THUẬN ....................................................................................................... 109
4.1 Đánh giá chung về công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định
kết quả kinh doanh tại Chi Nhánh Xăng Dầu Ninh Thuận ............... 109
4.1.1 Những ưu điểm ........................................................................ 109
4.1.2 Những nhược điểm .................................................................. 110


v

4.2 Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán doanh thu, chi
phí và xác định kết quả kinh doanh. ................................................... 110
4.2.1 Kiến nghị 1: Hoàn thiện công tác hạch toán chi phí thu mua
hàng hóa ............................................................................................ 110
4.2.1.1 Thực trạng ......................................................................... 110
4.2.1.2 Biện pháp........................................................................... 111
4.2.1.3 Hiệu quả ............................................................................ 112
4.2.2 Kiến nghị 2: Hoàn thiện công tác hạch toán chi phí kinh doanh.
........................................................................................................... 112
4.2.2.1 Thực trạng ......................................................................... 112
4.2.2.2 Biện pháp........................................................................... 112
4.2.2.3 Hiệu quả ............................................................................ 113
KẾT LUẬN.................................................................................................. 114
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 115
PHỤ LỤC .................................................................................................... 116


vi

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT


CHT

: Cửa hàng trưởng

KTV

: Kế toán viên

DMN

: Dầu mỡ Nhờn

CPKD

: Chi phí kinh doanh

GTGT

: Giá trị gia tăng

TNDN

: Thu nhập doanh nghiệp

TSCD

: Tài sản cố định

CCDC


: Công cụ dụng cụ

SCTKT

: Sổ chứng từ kế toán

SC

: Sổ Cái

CB CNV

: Cán bộ Công nhân viên

UNC

: Ủy Nhiệm Chi


vii

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1 Một số chỉ tiêu khái quát kết quả kinh doanh của Chi Nhánh qua 3 năm
2013 – 2015. ...............................................................................................................22
Bảng 3.1 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Chi Nhánh Quý I/ 2016
(Phần phụ lục) ...........................................................................................................108


viii


DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tại Chi Nhánh Xăng Dầu Ninh Thuận. ... 16
Sơ đồ 3.1: Tổ chức bộ máy kế toán tại Chi Nhánh Xăng Dầu Ninh Thuận ................ 23
Sơ đồ 3.2: Quy trình ghi sổ kế toán tại Chi Nhánh. ..................................................... 28
Sơ đồ 3.3: Sơ đồ chữ T – TK 511 ................................................................................ 47
Sơ đồ 3.4: Sơ đồ chữ T – TK 632 ................................................................................ 59
Sơ đồ 3.5: Sơ đồ chữ T – TK 641 ................................................................................ 73
Sơ đồ 3.6: Sơ đồ chữ T – TK 515 ................................................................................ 89
Sơ đồ 3.7: Sơ đồ chữ T – TK 8211 ............................................................................ 103
Sơ đồ 3.8: Sơ đồ chữ T – TK 911 .............................................................................. 106


ix

DANH MỤC LƯU ĐỒ
Lưu đồ 3.1: Lưu đồ luân chuyển chứng từ doanh thu bán hàng theo phương thức bán lẻ..36
Lưu đồ 3.2: Lưu đồ luân chuyển chứng từ doanh thu bán hàng theo phương thức bán
buôn, đại lý. ............................................................................................................... 37
Lưu đồ 3.3: Lưu đồ luân chuyển chứng từ doanh thu theo phương thức hợp đồng cấp lẻ. 40
Lưu đồ 3.4: Lưu đồ luân chuyển chứng từ doanh thu dịch vụ bán bảo hiểm ô tô, xe máy. 43
Lưu đồ 3.5: Lưu đồ luân chuyển chứng từ giá vốn hàng bán ................................... 57
Lưu đồ 3.6: Lưu đồ luân chuyển chứng từ lương nhân viên .................................... 65
Lưu đồ 3.7: Lưu đồ luân chuyển chứng từ phân bổ khấu hao TSCĐ và Chi phí CCDC ...66
Lưu đồ 3.8: Lưu đồ luân chuyển chứng từ dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác
thanh toán bằng TGNH ............................................................................................. 67
Lưu đồ 3.9: Lưu đồ luân chuyển chứng từ dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác
thanh toán bằng tiền mặt............................................................................................ 70
Lưu đồ 3.10: Lưu đồ luân chuyển chứng từ doanh thu tài chính. ............................ 87
Lưu đồ 3.11: Lưu đồ luân chuyển chứng từ chi phí tài chính .................................. 97
Lưu đồ 3.12: Lưu đồ luân chuyển chứng từ thu nhập khác ...................................... 99

Lưu đồ 3.13: Lưu đồ luân chuyển chứng từ chi phí khác ....................................... 101


1

LỜI MỞ ĐẦU
 Sự cần thiết, ý nghĩa của đề tài
Toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế và tự do hóa thương mại đang là xu thế
nổi bật của nền kinh tế thế giới. Hòa chung vào xu thế đó, nền kinh tế Việt Nam
cũng mở cửa, hội nhập và phát triển sôi động. Đứng ở góc độ các doanh nghiệp, bên
cạnh những cơ hội mang lại về thuế, về thị trường, khoa học công nghệ…thì doanh
nghiệp phải đối mặt với vấn đề sống còn trước sự gia nhập ồ ạt của doanh nghiệp bên
ngoài, bên trong tạo nên làn sóng cạnh tranh khóc liệt buộc doanh nghiệp phải đảm bảo
tự chủ hoạt động kinh doanh và làm ăn có lãi mới tồn tại.
Đối với doanh nghiệp thương mại, thì việc lựa chọn mặt hàng nào để kinh doanh
có hiệu quả, và kinh doanh như thế nào để mang lại lợi nhuận cao, thì bên cạnh đó
doanh nghiệp phải tổ chức tốt khâu tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh, đặc biệt
là có một hệ thống thông tin kế toán giúp nhà lãnh đạo kiểm soát được toàn bộ tình
hình kinh doanh và hiệu quả mang lại, từ đó đưa ra những chiến lược kinh doanh phù
hợp cũng như biện pháp khắc phục những mặt tồn tại. Chính vì vậy, công tác kế toán
doanh thu, chi phí, và xác định kết quả kinh doanh đóng vai trò cực kỳ quan trọng.
Nhận thức được ý nghĩa và tầm quan trọng của vấn đề trên, trong quá trình thực
tập tại Chi nhánh Xăng Dầu Ninh Thuận, em quyết định đi sâu nghiên cứu công tác
kế toán của chi nhánh với đề tài: “kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả
kinh doanh tại Chi Nhánh Xăng Dầu Ninh Thuận”
 Mục đích, đối tượng nghiên cứu
• Mục đích nghiên cứu
- Tổng hợp, hệ thống hóa những vấn đề chung liên quan đến kế toán doanh
thu tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh.
- Tìm hiểu thực trạng công tác kế toán doanh thu, chi phí và XĐKQKD tại Chi

Nhánh Xăng Dầu Ninh Thuận. Đánh giá ưu, nhược điểm từ đó đưa ra những đề xuất
nhằm hoàn thiện công tác kế toán doanh thu tiêu thụ và XDKQKD tại chi nhánh.
- Vận dụng lý thuyết vào thực tiễn để bổ sung, củng cố kiến thức đã học.
• Đối tượng nghiên cứu:
Nghiên cứu quy trình hạch toán kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả
kinh doanh tại Chi nhánh Xăng Dầu Ninh Thuận.


2

 Phạm vi nghiên cứu
• Về mặt thời gian:
Đề tài nghiên cứu tài liệu, sổ sách giới hạn trong 4 năm tài chính 2013, 2014,
2015, 2016 và chuyên đề tập trung vào Quý I/ 2016.
• Về không gian:
Đề tài thực hiện tại phòng kế toán Chi nhánh Xăng Dầu Ninh Thuân, Số 24,
Quang Trung, TP Phan Rang – Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận.
 Phương pháp nghiên cứu.
- Quan sát thực tế
- Phương pháp thu thập tài liệu: sổ sách, phỏng vấn trực tiếp.
- Phương pháp so sánh, đối chiếu giữa thực tế và cơ sở lý luận.
- phương pháp phân tích: mô tả, lý luận và đưa ra đánh giá.
 Nội dung và kết cấu
- Tên của đề tài: “Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh
taị Chi nhánh Xăng Dầu Ninh Thuận”.
- Kết cấu : Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Mục lục, Tài liệu tham khảo thì Đề
tài bao gồm 4 chương:
Chương 1 : Cơ sở pháp lý về kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả
kinh doanh
Chương 2: Giới thiệu về Chi nhánh Xăng dầu Ninh Thuận

Chương 3 : Thực trạng công tác kế toán doanh, chi phí và xác định kết quả
kinh doanh tại Chi nhánh Xăng Dầu Ninh Thuận.
Chương 4 : Nhận xét, đánh giá và một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác
kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại Chi Nhánh Xăng Dầu
Ninh Thuận.


3

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ PHÁP LÝ VỀ KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ VÀ
XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH
1.1 Khái niệm về kế toán doanh thu tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh
1.1.1 Tiêu thụ
1.1.1.1 Khái niệm
Tiêu thụ là khâu cuối cùng của họat động sản xuất kinh doanh, là quá trình đưa
các loại sản phẩm của doanh nghiệp đã sản xuất vào lưu thông để thực hiện giá trị
của nó thông qua các phương thức bán hàng.
Thực chất của quá trình tiêu thụ sản phẩm là quá trình tìm kiếm doanh thu để
bù đắp chi phí và tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp. Tiêu thụ sản phẩm tốt là một
quá vấn đề có ý nghĩa rất lớn đối với quá trình tái sản xuất của doanh nghiệp và là
điều kiện cơ bản để thực hiện chế độ hạch toán kinh tế.
Trong quá trình tiêu thụ sản phẩm, doanh nghiệp còn phát sinh một số quan hệ
với Ngân sách nhà nước thông qua việc nộp các khoản thuế như: Thuế TTĐB, thuế
GTGT, thuế XK.
1.1.1.2 Vai trò
Là họat động nhằm đưa lại hiệu quả cho sản xuất
Là khâu quan trọng không thể thiếu đựơc đối với họat động sản xuất của doanh
nghiệp.
Có vai trò quan trọng trong việc thực hiện, phát triển, mở rộng thị trường tiêu

thụ, duy trì mối quan hệ của người sản xuất và người tiêu dùng.
Giữ vai trò quan trọng trong việc phản ánh hiệu quả cuối cùng của họat động
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Trước những vai trò này, doanh nghiệp phải làm tốt công tác tiêu thụ vì nó quyết
định sự tồn tại hay phát triển của doanh nghiệp.


4

1.1.2 Doanh thu
Doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế đạt được trong kỳ của doanh nghiệp,
phát sinh từ họat động sản xuất kinh doanh thông thường của doanh nghiệp, góp phần
làm tăng vốn chủ sở hữu.
Doanh thu của doanh nghiệp bao gồm:
• Bán hàng: bán sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất ra và bán hàng hóa mua vào.
• Cung cấp dịch vụ: thực hiện công việc theo hợp đồng đã thõa thuận trong
một kỳ hoặc trong nhiều kỳ kế toán.
• Tiền lãi, tiền bản quyền, lợi nhuận và cổ tức được chia.
1.1.3 Xác định kết quả kinh doanh
Là việc phản ánh kết quả họat động sản xuất kinh doanh trong kỳ kế toán của
doanh nghiệp thông qua việc quyết toán sổ sách, chứng từ.
Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm:
• Kết quả họat động sản xuất kinh doanh: là số chênh lệch giữa doanh thu
thuần và giá vốn hàng bán (Gồm cả sản phẩm, hàng hóa, bất động sản đầu tư và dịch
vụ, giá thành sản xuất của sản phẩm xây lắp, chi phí liên quan họat động kinh doanh
bất động sản đầu tư như: chi phí khấu hao, chi phí sửa chữa, nâng cấp, chi phí cho
thuê họat động, chi phí thanh lý, nhượng bán bất động sản đầu tư), chi phí bán hàng
và chi phí quản lý doanh nghiệp.
• Kết quả họat động tài chính: là số chệnh lệch giữa doanh thu của hoạt động
tài chính và chi phí tài chính.

• Kết quả họat động khác: là số chênh lệch giữa các khoản thu nhập khác và
các khoản chi phí khác và thuế thu nhập doanh nghiệp.
1.2 Các cơ sở pháp lý liên quan đến kế toán doanh thu tiêu thụ và xác định kết
quả kinh doanh
1.2.1 Chuẩn mực kế toán
 Chuẩn mực 01- chuẩn mực chung
Việc ghi nhận doanh thu và chi phí phải phù hợp với nhau. Khi ghi nhận một
khoản doanh thu phải ghi nhận một khoản chi phí tương ứng có liên quan đến việc


5

tạo ra doanh thu đó. Chi phí tương ứng doanh thu bao gồm chi phí của kỳ tạo ra doanh
thu và chi phí của các kỳ trước hoặc chi phí phải trả nhưng liên quan đến doanh thu
của kỳ đó.
 Chuẩn mực số 02- hàng tồn kho
Khi bán hàng tồn kho, giá gốc của hàng tồn kho đã bán được ghi nhận là chi phí
sản xuất, kinh doanh trong kỳ phù hợp với doanh thu liên quan đến chúng được ghi
nhận.
 Chuẩn mực số 14- Doanh thu và thu nhập khác
• Doanh thu chỉ bao gồm tổng giá trị của các lợi ích doanh nghiệp đã thu được
hoặc sẽ thu được. Các khoản thu hộ bên thứ ba không phải là nguồn lợi ích kinh tế,
không làm tăng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp sẽ không được coi là doanh thu.
Các khoản vốn góp của cổ đông hoặc chủ sở hữu làm tăng vốn chủ sở hữu nhưng
không là doanh thu.
• Doanh thu được xác định theo giá trị hợp lý của các khoản đã thu hoặc sẽ thu
được. Doanh thu phát sinh từ giao dịch được xác định bởi thỏa thuận giữa doanh
nghiệp với bên mua hoặc bên sử dụng tài sản. Nó được xác định bằng giá trị hợp lý
của các khoản đã thu được hoặc sẽ thu được sau khi trừ (-) các khoản chiết khấu
thương mại, chiết khấu thanh toán, giảm giá hàng bán và giá trị hàng bán bị trả lại.

• Đối với các khoản tiền hoặc tương đương tiền không được nhận ngay thì
doanh thu được xác định bằng cách quy đổi giá trị danh nghĩa của các khoản sẽ thu
được trong tương lai về giá trị thực tế tại thời điểm ghi nhận doanh thu theo tỷ lệ lãi
suất hiện hành. Giá trị thực tế tại thời điểm ghi nhận doanh thu có thể nhỏ hơn giá trị
danh nghĩa sẽ thu được trong tương lai.
• Khi hàng hóa hoặc dịch vụ được trao đổi để lấy hàng hóa hoặc dịch vụ tương
tự về bản chất và giá trị thì việc trao đổi đó không được coi là một giao dịch tạo ra
doanh thu. Khi hàng hóa hoặc dịch vụ được trao đổi để lấy hàng hóa hoặc dịch vụ
khác không tương tự thì việc trao đổi đó được coi là một giao dịch tạo ra doanh thu.
Trường hợp này doanh thu được xác định bằng giá trị hợp lý của hàng hóa hoặc dịch
vụ nhận về, sau khi điều chỉnh các khoản tiền hoặc tương đương tiền trả thêm hoặc


6

thu thêm. Khi không xác định được giá trị hợp lý của hàng hóa hoặc dịch vụ nhận về
thì doanh thu được xác định bằng giá trị hợp lý của hàng hóa hoặc dịch vụ đem trao
đổi, sau khi điều chỉnh các khoản tiền hoặc tương đương tiền trả thêm hoặc thu thêm.
• Doanh thu bán hàng được ghi nhận khi đồng thời thỏa mãn tất cả năm (5)
điều kiện sau:
(a) Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền
sở hữu sản phẩm hoặc hàng hóa cho người mua;
(b) Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hóa như người sở hữu
hàng hóa hoặc quyền kiểm soát hàng hóa;
(c) Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn;
(d) Doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán
hàng;
(e) Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng.
• Doanh nghiệp phải xác định thời điểm chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích
gắn liền với quyền sở hữu hàng hóa cho người mua trong từng trường hợp cụ thể.

Trong hầu hết các trường hợp, thời điểm chuyển giao phần lớn rủi ro trùng với thời
điểm chuyển giao lợi ích gắn liền với quyền sở hữu hợp pháp hoặc quyền kiểm soát
hàng hóa cho người mua. Trường hợp doanh nghiệp vẫn còn chịu phần lớn rủi ro
gắn liền với quyền sở hữu hàng hóa thì giao dịch không được coi là hoạt động bán
hàng và doanh thu không được ghi nhận. Doanh nghiệp còn phải chịu rủi ro gắn liền
với quyền sở hữu hàng hóa dưới nhiều hình thức khác nhau.
• Nếu doanh nghiệp chỉ còn phải chịu một phần nhỏ rủi ro gắn liền với quyền
sở hữu hàng hóa thì việc bán hàng được xác định và doanh thu được ghi nhận. Ví dụ
doanh nghiệp còn nắm giữ giấy tờ về quyền sở hữu hàng hóa chỉ để đảm bảo sẽ nhận
được đủ các khoản thanh toán.
• Doanh thu bán hàng được ghi nhận chỉ khi đảm bảo là doanh nghiệp nhận
được lợi ích kinh tế từ giao dịch. Trường hợp lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng
còn phụ thuộc yếu tố không chắc chắn thì chỉ ghi nhận doanh thu khi yếu tố không
chắc chắn này đã xử lý xong (ví dụ, khi doanh nghiệp không chắc chắn là Chính phủ


7

nước sở tại có chấp nhận chuyển tiền bán hàng ở nước ngoài về hay không). Nếu
doanh thu đã được ghi nhận trong trường hợp chưa thu được tiền thì khi xác định
khoản tiền nợ phải thu này là không thu được thì phải hạch toán vào chi phí sản xuất,
kinh doanh trong kỳ mà không được ghi giảm doanh thu. Khi xác định khoản phải
thu là không chắc chắn thu được (Nợ phải thu khó đòi) thì phải lập dự phòng nợ phải
thu khó đòi mà không ghi giảm doanh thu. Các khoản nợ phải thu khó đòi khi xác
định thực sự là không đòi được thì được bù đắp bằng nguồn dự phòng nợ phải thu
khó đòi.
• Doanh thu và chi phí liên quan tới cùng một giao dịch phải được ghi nhận
đồng thời theo nguyên tắc phù hợp. Các chi phí, bao gồm cả chi phí phát sinh sau
ngày giao hàng (như chi phí bảo hành và chi phí khác), thường được xác định chắc
chắn khi các điều kiện ghi nhận doanh thu được thỏa mãn. Các khoản tiền nhận trước

của khách hàng không được ghi nhận là doanh thu mà được ghi nhận là một khoản
nợ phải trả tại thời điểm nhận tiền trước của khách hàng. Khoản nợ phải trả về số tiền
nhận trước của khách hàng chỉ được ghi nhận là doanh thu khi đồng thời thỏa mãn
năm (5) điều kiện ở trên.
 Chuẩn mực số 17- Thuế TNDN
Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp( hoặc thu nhập thuế thu nhập doanh
nghiệp): là tổng chi phí thuế thu nhập hiện hành và chi phí thuế thu nhập hoãn lại khi
xác định lợi nhuận hoặc lỗ của một kỳ. Chi phí thuế TNDN hiện hành là số thuế thu
nhập doanh nghiệp phải nộp ( hoặc thu hồi được) tính trên thu nhập chịu thuế và thuế
suất thuế thu nhập doanh nghiệp của năm hiện hành.
1.2.2 Chế độ kế toán
Chế độ kế toán theo Thông tư 200/2014/TT-BTC
Theo thông tư 200 kế toán doanh thu bao gồm:
• Kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Được quy định cụ thể theo Điều 79. Tài khoản 511 - Doanh thu bán hàng và
cung cấp dịch vụ
Trong đó:


8

Điều kiện để ghi nhận doanh thu bán hàng: Quy định ở mục a khoản 1.3 của
khoản 1 điều 79 Tài khoản 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ có bổ sung
cụ thể yếu tố doanh thu được xác định tương đối chắc chắn. Khi hợp đồng quy định
người mua được quyền trả lại sản phẩm, hàng hoá, đã mua theo những điều kiện cụ
thể, doanh nghiệp chỉ được ghi nhận doanh thu khi những điều kiện cụ thể đó không
còn tồn tại và người mua không được quyền trả lại sản phẩm, hàng hoá.
Điều kiện để ghi nhận doanh thu cung cấp dịch vụ: Quy định ở mục b khoản 1.3
của khoản 1 điểu 79 Tài khoản 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ bổ
sung cụ thể yếu tố doanh thu được xác định tương đối chắc chắn. Khi hợp đồng quy

định người mua được quyền trả lại dịch vụ đã mua theo những điều kiện cụ thể, doanh
nghiệp chỉ được ghi nhận doanh thu khi những điều kiện cụ thể đó không còn tồn tại
và người mua không được quyền trả lại dịch vụ đã cung cấp.
Doanh thu không bao gồm các khoản thu hộ bên thứ ba: Các loại thuế gián thu,
bán hàng đại lý…
Thời điểm, căn cứ để ghi nhận doanh thu kế toán và doanh thu tính thuế có thể
khác nhau tùy vào từng tình huống cụ thể
Trường hợp doanh nghiệp có doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ bằng
ngoại tệ có nhận tiền ứng trước của khách hàng bằng ngoại tệ thì doanh thu tương
ứng với số tiền ứng trước được quy đổi ra đơn vị tiền tệ kế toán theo tỷ giá giao dịch
thực tế tại thời điểm nhận ứng trước.
Trường hợp xuất hàng hóa để khuyến mại, quảng cáo nhưng khách hàng chỉ
được nhận hàng khuyến mại, quảng cáo kèm theo các điều kiện khác như phải mua
sản phẩm, hàng hóa thì kế toán phải phân bổ số tiền thu được để tính doanh thu cho
cả hàng khuyến mại, giá trị hàng khuyến mại được tính vào giá vốn hàng bán
Nguyên tắc ghi nhận doanh thu đối với giao dịch bán hàng hóa, cung cấp dịch
vụ theo chương trình dành cho khách hàng truyền thống được quy định cụ thể tại
khoản 1.6.10 khoản 1 điều 79.
• Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu
Quy định cụ thể tại Điều 81. Tài khoản 521 - Các khoản giảm trừ doanh thu


9

Trong đó:
- Nếu sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã tiêu thụ từ các kỳ trước, đến kỳ sau phải
giảm giá, phải chiết khấu thương mại, bị trả lại nhưng phát sinh trước thời điểm phát
hành Báo cáo tài chính, kế toán phải coi đây là một sự kiện cần điều chỉnh phát sinh
sau ngày lập Bảng cân đối kế toán và ghi giảm doanh thu, trên Báo cáo tài chính của
kỳ lập báo cáo (kỳ trước).

- Trường hợp sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ phải giảm giá, phải chiết khấu
thương mại, bị trả lại sau thời điểm phát hành Báo cáo tài chính thì doanh nghiệp ghi
giảm doanh thu của kỳ phát sinh (kỳ sau).
• Kế toán doanh thu hoạt động tài chính
Quy định cụ thể tại Điều 80. Tài khoản 515 - Doanh thu hoạt động tài chính
Trong đó:
Đối với tiền lãi thu được từ các khoản vay, bán hàng trả chậm, trả góp: doanh
thu chỉ được ghi nhận khi chắc chắn thu được và các khoản gốc cho vay, nợ gốc phải
thu không bị phân loại là quá hạn, cần phải lập dự phòng.
Kế toán chi phí bao gồm:
• Kế toán giá vốn hàng bán
Quy định cụ thể tại Điều 89. Tài khoản 632 – Giá vốn hàng bán
Trong đó:
- Khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho được tính vào giá vốn hàng bán trên
cơ sở số lượng hàng tồn kho và phần chênh lệch giữa giá trị thuần có thể thực hiện
được nhỏ hơn giá gốc hàng tồn kho.
- Khi bán sản phẩm, hàng hóa kèm thiết bị, phụ tùng thay thế thì giá trị thiết
bị, phụ tùng thay thế được ghi nhận vào giá vốn hàng bán.
• Kế toán chi phí bán hàng
Quy định cụ thể tại Điều 91. Tài khoản 641 - Chi phí bán hàng
Trong đó:
- Xuất hàng hóa để khuyến mại, quảng cáo nhưng khách hàng chỉ được nhận
hàng khuyến mại, quảng cáo kèm theo các điều kiện khác như phải mua sản phẩm,


10

hàng hóa (ví dụ như mua 2 sản phẩm được tặng 1 sản phẩm....) thì kế toán phản ánh
giá trị hàng khuyến mại, quảng cáo vào giá vốn hàng bán .
- Trường hợp doanh nghiệp có hoạt động thương mại được nhận hàng hoá

(không phải trả tiền) từ nhà sản xuất, nhà phân phối để quảng cáo, khuyến mại cho
khách hàng. Khi hết chương trình khuyến mại, nếu không phải trả lại nhà sản xuất số
hàng khuyến mại chưa sử dụng hết, kế toán ghi nhận thu nhập khác là giá trị số hàng
khuyến mại không phải trả lại quy định cụ thể ở điều 91 khoản 3 mục g.
• Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp
Quy định cụ thể tại Điều 92. Tài khoản 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp
• Kế toán chi phí hoạt động tài chính
Quy định cụ thể tại Điều 90. Tài khoản 635 – Chi phí tài chính
• Kế toán chi phí khác
Quy trình cụ thể tại Điều 94. Tài khoản 811 - Chi phí khác
• Kế toán chi phí thuế TNDN
Quy trình cụ thể tại Điều 95. Tài khoản 821 – Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp
Trong đó
- Các khoản chi phí không được coi là chi phí thuế TNDN theo quy định của
Luật thuế nhưng có đầy đủ hóa đơn chứng từ và đã hạch toán đúng theo chế độ kế
toán thì không được ghi giảm chi phí kế toán mà chỉ cần điều chỉnh trong quyết toán
thuế TNDN để làm tăng số thuế TNDN phải nộp.
- Trường hợp phát hiện sai sót không trọng yếu liên quan đến khoản thuế thu
nhập doanh nghiệp phải nộp của các năm trước, doanh nghiệp được hạch toán tăng
(hoặc giảm) số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của các năm trước vào chi phí
thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành của năm phát hiện sai sót.
- Đối với các sai sót trọng yếu, kế toán điều chỉnh hồi tố theo quy định của
Chuẩn mực kế toán – “Thay đổi chính sách kế toán, ước tính kế toán và các sai sót”.
Như vậy, theo thông tư 200 thì doanh thu và chi phí tạo ra khoản doanh thu đó
phải được ghi nhận đồng thời teo nguyên tắc phù hợp. Trong một số trường hợp,
nguyên tắc phù hợp có thể xung đột với nguyên tắc thận trọng trong kế toán, thì kế


11


toán phải căn cứ vào bản chất và các chuẩn mực kế toán để phản ánh giao dịch một
cách trung thực hợp lý.
• Thông tư 200/2014/TT-BTC quy định tài khoản 911 – Xác định kết quả kinh
doanh (Điều 96) dùng để xác định và phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh và các
hoạt động khác của doanh nghiệp trong một kỳ kế toán năm. Kết quả hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp bao gồm: Kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh, kết quả
hoạt động tài chính và kết quả hoạt động khác.
1.2.3 Các văn bản pháp luật liên quan
1.2.3.1 Văn bản pháp luật liên quan đến thuế GTGT
• Luật thuế GTGT số 13/2008/QH12 của Quốc hội;
• Luật thuế GTGT số 31/2013/QH13 của Quốc hội;
• Nghị định 209/2013/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết và
hướng dẫn thi hành một số điều Luật thuế GTGT;
• Nghị định 92/2013/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết thi hành
một số điều có hiệu lực từ ngày 01/07/2013 của luật sửa đổi bổ sung một số điều của
Luật TNDN và sửa đổi bổ sung mốt số điều luật thuế GTGT;
• Thông tư 219/2013/TT-BTC của Bộ tài chính hướng dẫn thi hành Luật thuế
GTGT và Nghị định 209/2013/NĐ-CP ngày 18/13/2013 của Chính phủ quy định chi
tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật thuế GTGT;
• Thông tư 141/2013/TT-BTC của Bộ tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định
92/2013/NĐ-CP ngày 13/08/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số
điều có hiệu lực từ ngày 01/07/2013 của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật
Thuế TNDN và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Thuế GTGT
• Thông tư 72/2014/TT-BTC của Bộ tài chính quy định về hoàn thuế GTGT
đối với hàng hóa của ngừơi nước ngoài, ngừơi Việt Nam định cư ở nước ngoài mang
theo khi xuất cảnh;
• Thông tư 134/2014/TT-BTC của Bộ tài chính hướng dẫn thủ tục gia hạn thời
hạn nộp thuế và hoàn thuế GTGT đối với máy móc và thiết bị nhập khẩu để tạo TSCĐ
của dự án đầu tư;



12

• Thông tư 193/2015/TT-BTC của Bộ tài chính sửa đổi, bổ sung thông tư
219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ tài chính hướng dẫn thi hành luật thuế
GTGT và Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của chính phủ quy định
chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều luật thuế GTGT;
• Nghị định 12/2015/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết thi hành
luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật về thuế và sửa đổi bổ sung một số điều
của các Nghị định về thuế;
• Thông tư 26/2015/TT-BTC của Bộ tài chính hướng dẫn về Thuế GTGT và
quản lý thuế tại Nghị định 12/2015/NĐ-CP ngày 12/02/2015 của Chính phủ quy định
chi tiết thi hành Luật sửa đổi bổ sung một số điều của các Luật về thuế và sửa đổi bổ
sung một số điều của Nghị định về thuế và sửa đổi một số điều của Thông tư
39/2014/TT-BTC ngày 31/03/2014 của Bộ tài chính về Hóa đơn bán hàng hóa, cung
ứng dịch vụ.
1.2.3.2 Văn bản pháp luật liên quan đến thuế TNDN
• Luật thuế TNDN số 14/2008/QH12 của Quốc hội;
• Nghị định 2018/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn
thi hành luật thuế TNDN;
• Luật số 32/2013/QH13 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật
thuế TNDN;
• Thông tư 135/2013/TT-BTC của Bộ tài chính hướng dẫn áp dụng thí điểm
Thuế TNDN đối với tổ chức tài chính vi mô;
• Thông tư 119/2014/TT-BTC của Bộ tài chính về việc sửa đổi, bổ sung một
số điều của Thông tư 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013, Thông tư 111/2013/TTBTC ngày 15/08/2013, Thông tư 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013, Thông tư
08/2013/TT-BTC ngày 10/01/2013, Thông tư 85/2011/TT-BTC ngày 17/06/2011,
Thông tư 39/2014/TT-BTC ngày 31/03/2014 và Thông tư 78/2014/TT-BTC ngày
18/06/2014 của Bộ tài chính để cải cách, đơn giản các thủ tục hành chính về thuế;



13

• Thông tư 78/2014/TT-BTC của Bộ tài chính hướng dẫn thi hành nghị định
218/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 26/12/2013 quy định và hướng dẫn thi hành
thuế TNDN;
• Thông tư 96/2015/TT-BTC của Bộ tài chính hướng dẫn về thuế TNDN tại
Nghị định số 12/2015/NĐ-CP ngày 12/02/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi
hành luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế và sửa đổi bổ sung một
số điều của các Nghị định về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số
78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014, Thông tư số 119/2014/TT-BTC ngày 25/8/2014,
Thông tư số 151/2014/TT-BTC ngày 10/10/2014 của Bộ Tài chính.
1.2.3.3 Các văn bản pháp luật về kinh doanh xăng dầu
• Nghị định 83/2014/NĐ –CP ngày 03/09/2014 của Chính phủ quy định về
kinh doanh xăng dầu.
• Thông tư 38/2014/TT-BCT ngày 24/10/2014 của Bộ tài chính quy định chi
tiết một số điều của Nghị định 83/2014.
• Chế độ kế toán áp dụng cho tập đoàn Xăng dầu Việt Nam được Bộ Tài Chính
phê duyệt tại Công văn chấp nhận số 956/BTC – CĐKT ngày 18/01/2007.


14

CHƯƠNG 2
GIỚI THIỆU VỀ CHI NHÁNH XĂNG DẦU NINH THUẬN
2.1 Khái quát chung về chi nhánh Xăng Dầu Ninh Thuận.
2.1.1 Sơ lược:
• Tên gọi: Chi Nhánh Xăng Dầu Ninh Thuận
• Địa chỉ: 24 Quang Trung, TP Phan Rang – Tháp Chàm, Tỉnh Ninh Thuận.
• Điện thoại: (068)3823450 – 3823370


Fax: 068.3824200

• Mã số thuế: 4200240380011
• Hình thức sở hữu vốn: Công ty TNHH một thành viên do Tập đoàn Xăng
dầu Việt Nam làm chủ sở hữu, hoạt động theo mô hình công ty cổ phần.
• Cơ quan chủ quản: Công ty Xăng Dầu Phú Khánh
• Lĩnh vực kinh doanh: Thương mại
• Ngành nghề kinh doanh: Xăng, dầu, mỡ nhờn, gas, nhựa đường, Sơn
Petrolimex, đại lý bán bảo hiểm ô tô, xe máy và dịch vụ chuyển tiền nhanh.
• Tài khoản giao dịch:
-

490021100001001 – Mở tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn

Tỉnh Ninh Thuận.
-

102010000882426 – Mở tại Ngân hàng TMCP Công thương tỉnh Ninh Thuận.

- 0811000001024 – Mở tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương tỉnh Ninh Thuận.
2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của Chi Nhánh Xăng Dầu Ninh Thuận
Trước đây trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận có 4 công ty vật tư tổng hợp huyện,
thị gồm có:
ě Công ty vật tư tổng hợp (VTTH) thị xã Phan Rang – Tháp Chàm.
ě Công ty vật tư tổng hợp huyện Ninh Hải.
ě Công ty vật tư tổng hợp huyện Ninh Phước.
ě Công ty vật tư tổng hợp huyện Ninh Sơn.



15

Năm 1992, sau khi tái thành lập tỉnh, 4 công ty hợp nhất thành Chi Nhánh vật
tư tổng hợp Ninh Thuận (trực thuộc công ty vật tư tổng hợp Thuận Hải – Bộ Vật Tư,
sau đó là Bộ Thương mại).
Ngày 27 – 12 – 1994 Bộ Thương mại ra quyết định số 1662/TM – TCCB về
việc thành lập Chi nhánh xăng dầu Ninh Thuận là đơn vị trực thuộc công ty xăng dầu
Phú Khánh (Tập đoàn xăng dầu Việt Nam – PETROLIMEX).
Quyết định số 387/XD-QĐ-HĐQT ngày 28/06/2010 của Hội đồng Quản trị
Tổng Công ty xăng dầu Việt Nam chuyển Công ty xăng dầu Phú Khánh thành Công
ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Tổng Công ty xăng dầu Việt Nam làm chủ
sở hữu.
2.1.3 Chức năng và nhiệm vụ của Chi nhánh
2.1.3.1 Chức năng:
Chức năng chính của Chi nhánh xăng dầu Ninh Thuận là tổ chức kinh doanh
cung ứng xăng dầu và các sản phẩm hóa dầu nhằm đáp ứng cho các nhu cầu an ninh
quốc phòng, kinh tế xã hội và nhu cầu tiêu dùng trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận. Ngoài
ra, trong những thời điểm đặc biệt, Chi nhánh xăng dầu Ninh Thuận còn phải đảm
nhận chức năng dự trữ cho địa phương, bình ổn thị trường xăng dầu trong địa bàn
được phân công.
Ngoài mặt hàng kinh doanh chính là xăng dầu và các sản phẩm hóa dầu, Chi
nhánh xăng dầu Ninh Thuận có thể phát triển thêm một số ngành kinh doanh, dịch vụ
khác tùy thuộc vào nhu cầu thị trường và khả năng phát triển của đơn vị tại các thời
điểm.
2.1.3.2 Nhiệm vụ:
Chi nhánh xăng dầu Ninh Thuận có trách nhiệm khai thác, sử dụng hiệu quả
mọi tiềm năng như lao động, trang thiết bị, tiền vốn, … nhằm hoàn thành kế hoạch được
công ty giao và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với ngân sách Nhà nước tại địa phương.
Hàng năm công ty xăng dầu Phú Khánh giao kế hoạch toàn diện cho Chi nhánh
xăng dầu Ninh Thuận gồm: kế hoạch sản lượng, kế hoạch tài chính, kế hoạch đầu tư

và sửa chữa, kế hoạch nhân sự và kế hoạch tiền lương. Đây là cơ sở pháp lý để đánh
giá quá trình tổ chức thực hiện hàng năm của Chi nhánh.


×