Tải bản đầy đủ (.doc) (101 trang)

Luận văn thạc sỹ kinh tế nông nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (466.9 KB, 101 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

BÙI THỊ NHƯ

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CHÈ SHAN TUYẾT,
HUYỆN VỊ XUYÊN, TỈNH HÀ GIANG

Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp
Mã số:

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Xuân Dũng

THÁI NGUYÊN - 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn: “Giải pháp phát triển chè Shan tuyết,
huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang” là công trình nghiên cứu độc lập của tôi
Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong đề tài luận văn này là trung
thực, có nguồn gốc rõ ràng và hoàn toàn chưa được sử dụng để bảo vệ một
học vị nào.
Tôi cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ để thực hiện đề tài này đã được cảm
ơn và các thông tin trích dẫn trong đề tài đều được chỉ rõ nguồn gốc.

Tác giả luận văn

Bùi Thị Như



LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận
được sự hướng dẫn, giúp đỡ quý báu của các thầy cô, các anh chị, các em và
các bạn. Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tôi xin được bày tỏ lới cảm ơn
chân thành tới:
Ban Giám hiệu, Quý thầy cô giáo Khoa …….., phòng Đào tạo sau đại
học của trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh đã tận tình giảng dạy
và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và hoàn thành luận văn.
Tôi vô cùng biết ơn và bày tỏ lòng kính trọng sâu sắc đối với PGS.TS
Nguyễn Xuân Dũng, người đã hết lòng giúp đỡ, hướng dẫn, động viên và tạo
mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành
luận văn tốt nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn sự hợp tác, giúp đỡ của Phòng Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn huyện Vị Xuyên tỉnh Hà Giang, Chi cục thống kê huyện
Vị Xuyên, tình Hà Giang, Uy ban nhân dân các xã Thượng Sơn, xã Cao Bồ
huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang... đã giúp đỡ tôi trong quá trình hoàn thành
Luận văn.
Ban Giám hiệu, Khoa Kinh tế của Trường Trung cấp Kinh tế Kỹ thuật
Hà Giang đã tạo mọi điều kiện về vật chất, thời gian, lẫn tinh thần để tôi yên
tâm học tập, nghiên cứu và hoàn thành Luận văn.
Gia đình, bạn bè, đồng nghiệp những người luôn sát cánh động viên và
giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Do sự hiểu biết và thời gian nghiên cứu có hạn, chắc chắn luận văn
không thể tránh khỏi những hạn chế và khiếm khuyết nhất định. Tôi mong
nhận được sự chỉ dẫn và đóng góp ý kiến của thầy cô và đồng nghiệp để luận
văn thêm hoàn thiện.
Thái Nguyên, tháng năm 2015
Tác giả luận văn


Bùi Thị Như


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ATTP
HTX
SX
CSVC

KH - KT
KT - XH
KH&CN
TNHH
UBND

: An toàn thực phẩm
: Hợp tác xã
: Sản xuất
: Cơ sở vật chất
: Lao động
: Khoa học - Kỹ thuật
: Kinh tế - Xã hội
: Khoa học và Công nghệ
: Trách nhiệm hữu hạn
: Ủy ban nhân dân


DANH MỤC CÁC BẢNG
STT Bảng
Tên bảng

Trang
1
1.1 Tình hình SX và xuất khẩu chè ở Việt Nam (2012 - 2014)
30
Diện tích, năng suất, sản lượng chè tỉnh Hà Giang (2012 2
1.2
35
2014)
3
2.1 Ma trận SWOT
44
Diện tích, năng xuất, sản lượng chè cho thu hoach của huyện
4
3.1
54
Vị Xuyên
5
3.2 Giá trị cây chè Shan tuyết
56
Kết quả phân tích một số thành phần dinh dưỡng đất trồng
6
3.3
57
chè
Diện tích cây chè Shan Tuyết của một số xã trên địa bàn
7
3.4
58
huyện Vị Xuyên
Diện tích cây chè Shan Tuyết của 2 xã Thượng Sơn, xã Cao

8
3.5
60
Bồ
9
3.6 Đặc điểm nhân khẩu của các hộ điều tra
61
10
3.7 Năng suất, sản lượng, thu nhập từ chè của các hộ điều tra
63
Ma trận SWOT thể hiện các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội,
11
4.1 thách thức trong phát triển chè Shan tuyết ở huyện Vị
81
Xuyên, tỉnh Hà Giang


MỤC LỤC


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hà Giang là tỉnh vùng núi cao ở cực Bắc đất nước, có đường biên giới
dài 274 km giáp với nước cộng hoà nhân dân Trung Hoa. Hà Giang thiệt thòi
vì có ít diện tích đất dành cho phát triển cây lúa nước, trồng các loại cây rau,
củ, quả hay các loại cây công nghiệp. Tuy nhiên, bù lại, Hà Giang có Công
viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn, một số sản vật chỉ có ở vùng
cao núi đá hay ở vùng cao núi đất; có diện tích đất trồng chè lớn thứ ba trong
cả nước (sau Lâm Đồng và Thái Nguyên).
Là một trong số những tỉnh nghèo nhất nước, Hà Giang luôn mong

muốn tìm cho mình hướng phát triển kinh tế để dân thoát nghèo. Tìm một
hướng đi phù hợp với điều kiện tự nhiên xã hội, với trình độ nguồn nhân lực
địa phương và hiệu quả kinh tế mang lại phải cao với tỉnh Hà Giang thật
không đơn giản. Những năm qua, các nhà khoa học, chuyên gia kinh tế trong
và ngoài tỉnh đã nhiều lần bàn thảo để tìm cho vùng đất có nhiều cái nhất
(nghèo nhất, cao nguyên đá duy nhất, thiếu nước nhất…) một chiến lược phát
triển kinh tế thoát khỏi tình trạng tỉnh nghèo bền vững.
Cây chè được các nhà quản lý và chỉ đạo điều hành phát triển kinh tế
của tỉnh xác định là cây góp phần tích cực cho việc chuyển dịch cơ cấu kinh
tế nông nghiệp, là một trong những loại cây hàng hoá chiến lược để thực hiện
chương trình xoá đói giảm nghèo của tỉnh. Những tưởng, định hướng đó sẽ là
bệ phóng để cây chè Hà Giang lên ngôi, nhanh chóng chiếm được thị phần
trong thời kinh tế hội nhập; thương hiệu chè Hà Giang ngày càng được nhiều
người trong và ngoài nước biết đến. Trên thực tế, những năm qua, chè Hà
Giang kém về sức cạnh tranh trên thương trường về tất cả các mặt cần và đủ
của một sản phẩm hàng hoá.
Là tỉnh có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho cây chè sinh trưởng và phát
triển, đặc biệt là với sản phẩm chè San tuyết, xác định cây chè là cây chiến
lược để xoá đói giảm nghèo nên lãnh đạo tỉnh đã tập trung chỉ đạo, đưa ra các
1


chính sách cũng như giải pháp để khuyến khích đầu tư, phát triển SX, kinh
doanh chè. Hiện nay sản lượng chè Hà Giang đứng thứ 5 toàn quốc và đứng
thứ 3 trong xuất khẩu ra thị trường thế giới, toàn tỉnh Hà Giang có 15.064 ha
chè, trong đó diện tích chè kinh doanh 12.536 ha, được trồng chủ yếu tại các
huyện Vị Xuyên, Bắc Quang, Hoàng Su Phì, Xín Mần, Quang Bình... chè Hà
Giang chủ yếu là giống chè Shan tuyết. [34]
Chè Shan tuyết ở Hà Giang là giống chè mang loài quý hiếm, chè Shan
tuyết ở Hà Giang mọc ở độ cao trung bình từ 600 - 1.800 m so với mực nước

biển nên có phẩm cấp, chất lượng tốt, hương vị độc đáo và đặc trưng riêng.
Hà Giang là tỉnh có diện tích chè Shan tuyết lớn nhất cả nước với gần 16.000
ha, mỗi năm cho sản lượng chè búp tươi trên 30.000 tấn. Vì vậy, trong những
năm gần đây tỉnh Hà Giang đã có nhiều chính sách đầu tư, hỗ trợ đầu tư; trồng
mới, thâm canh, chế biến, xuất khẩu đã thu hút được 13 Doanh nghiệp, trên
300 Hợp tác xã và các tổ chức kinh tế khác tham gia vào ngành chè.
Xác định được giá trị và lợi ích kinh tế to lớn của cây chè nói chung và
đặc biệt là cây chè Shan tuyết nói riêng, trong những năm qua Hà Giang đã
chú trọng phát triển diện tích chè và coi cây chè là một trong những cây mũi
nhọn để đầu tư chiến lược, coi phát triển cây chè là giải pháp xoá đói, giảm
nghèo, hướng tới làm giàu bằng các sản phẩm chè Shan tuyết cho đại đa số
người dân trong nông nghiệp và đồng bào dân tộc thiểu số các xã vùng cao.
Tuy nhiên cây chè Hà Giang nói chung và chè Shan tuyết nói riêng hiện
vẫn phát triển chưa như mong muốn. Theo ý kiến của giới chuyên môn,
nguyên nhân là do diện tích chè không tập trung nên khó khăn cho việc triển
khai SX lớn, áp dụng khoa học công nghệ và cơ giới hoá; mật độ vườn chè
chưa đảm bảo; đầu tư thâm canh chưa được chú trọng. Chè ở Hà Giang chủ
yếu được trồng bằng hạt, đến nay, nhiều diện tích chè đã bị già cỗi và có biểu
hiện suy thoái. Ở các huyện vùng cao núi đất như Hoàng Su Phì, Xín Mần,
cây chè được bà con các dân tộc phần lớn trồng theo lối quảng canh, chưa chú
trọng vào đầu tư thâm canh. Khâu chế biến chè hầu như cũng làm thủ công
2


hoàn toàn. Năng suất, chất lượng và giá trị sản phẩm chè đạt thấp, công tác
quảng bá lại kém nên sức tiêu thụ sản phẩm cũng kém và hệ quả cuối cùng là
người trồng chè có mức thu nhập thấp, đời sống không ổn định, nguy cơ tái
nghèo cao.
Từ ý nghĩa thực tiễn đó tôi tiến hành thực hiện đề tài “Giải pháp phát
triển Chè Shan tuyết, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang” làm đề tài nghiên

cứu luận văn chuyên ngành kinh tế nông nghiệp là hết sức cấp thiết.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Nghiên cứu các giải pháp nhằm phát triển chè Shan tuyết ở huyện Vị
Xuyên, tỉnh Hà Giang.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển Chè Shan tuyết.
- Đánh giá thực trạng phát triển Chè Shan tuyết ở huyện Vị Xuyên, tỉnh
Hà Giang.
- Đưa ra các giải pháp chủ yếu nhằm phát triển Chè Shan tuyết ở huyện
Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Tình hình SX Chè Shan Tuyết trên địa bàn huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà
Giang.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về nội dung:
Đề tài đi sâu nghiên cứu tình hình SX và tiêu thụ Chè Shan tuyết của
các hộ gia đình, từ đó đề xuất ra các giải pháp phát triển SX chè cho địa
phương.
- Phạm vi về không gian:
Đề tài tiến hành nghiên cứu tại huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang.
- Phạm vi về thời gian:
3


Đề tài tiến hành điều tra, nghiên cứu số liệu trong 3 năm từ năm 2012
đến năm 2014. Từ đó đưa ra định hướng, giải pháp phát triển đến năm 2020.
4. Ý nghĩa khoa học của đề tài
Từ kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần làm cơ sở thực tiễn và lý

luận để phát triển cây Chè Shan tuyết ở Tỉnh Hà Giang ;
Là cơ sở khoa học cho việc định hướng phát triển Chè Shan tuyết đối
với khu vực miền núi phía Bắc.
5. Những đóng góp mới của đề tài
Hệ thống hoá một số vấn đề lý luận về phát triển Chè Shan tuyết trên
địa bàn huyện Vị xuyên, tỉnh Hà Giang
Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng và những yếu tố ảnh hưởng
đến phát triển Chè Shan tuyết trên địa bàn huyện Vị xuyên, tỉnh Hà Giang từ
năm 2012 đến nay, chỉ ra điểm mạnh, điểm yếu và nguyên nhân.
Đề xuất một số giải pháp phát triển chè shan tuyết trên địa bàn huyện
Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang.
6. Bố cục của luận văn
Ngoài Phần mở đâu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
luận văn được kết cấu thành 4 chương như sau:
- Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn;
- Chương 2: Phương pháp nghiên cứu;
- Chương 3: Thực trạng về phát triển Chè Shan tuyết huyện Vị Xuyên,
tình Hà Giang giai đoạn năm 2012 - 2014;
- Chương 4: Một số giải pháp phát triển Chè Shan tuyết huyện Vị
Xuyên, tình Hà Giang đến năm 2020.

4


Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIẾN CỦA VIỆC
PHÁT TRIỂN CHÈ SHAN TUYẾT
1.1. MỘT SỐ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN CHÈ
1.1.1. Khái niệm về phát triển
Phát triển là một khái niệm rộng, bao quát nhiều lĩnh vực trong xã hội.
Vì thế, có rất nhiều quan điểm khác nhau về sự phát triển:

Raaman Weitz cho rằng: “Phát triển là một quá trình thay đổi liên tục
làm tăng trưởng mức sống con người và phân phối công bằng những thành
quả tăng trưởng trong xã hội” [16].
Theo ngân hàng thế giới (WB): phát triển trước hết là sự tăng trưởng về
kinh tế, nó còn bao gồm cả những thuộc tính quan trọng và liên quan khác,
đặc biệt là sự bình đẳng về cơ hội, sự tự do về chính trị và các quyền tự do về
con người [16].
Theo MalcomGills: phát triển bao gồm sự tăng trưởng và thay đổi cơ
bản trong cơ cấu của nền kinh tế, sự tăng lên của sản phẩm quốc dân do
ngành công nghiệp tạo ra, sự đô thị hóa, sự tham gia của các dân tộc của một
quốc gia trong quá trình tạo ra các thay đổi trên.
Tuy có nhiều quan niệm về sự phát triển, nhưng tựu trung lại các ý kiến
đều cho rằng: Phạm trù của sự phát triển là phạm trù vật chất, phạm trù tinh
thần, phạm trù về hệ thống giá trị của con người. Mục tiêu chung của phát
triển là nâng cao các quyền lợi về kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội và quyền
tự do công dân của mọi người dân [21]
1.1.2. Vài nét về cây chè và vai trò của chè với đời sống con người
1.1.2.1. Nguồn gốc cây chè Việt Nam
Năm 1933, ông J.J B Denss, một chuyên gia về chè của Hà Lan,
nguyên giám đốc viện nghiên cứu chè Buitenzorg ở Java (Inđônêxia), cố vấn
của Công ty chè Đông Dương thời Pháp sau khi đi khảo sát các cây chè cổ ở
huyện Vị Xuyên tỉnh Hà Giang - Việt Nam đã viết về nguồn gốc cây chè trên
thế giới. Trong bài viết của ông có điểm cần chú ý là những nơi mà con người
5


tìm thấy cây chè bao giờ cũng ở cạnh những con sông lớn, nhất là sông
Dương Tử, sông Tsikiang ở Trung Quốc, sông Hồng ở Việt Nam, sông
Mêkông ở Vân Nam, tất cả những con sông này đều bắt nguồn từ phía đông
Tây Tạng. Vì lý do này ông cho rằng nguồn gốc của cây chè là từ các dãy núi

này phân tán đi [20].
Năm 1976, viện sỹ hàn lâm khoa học Liên Xô K.M. Demukhatze
nghiên cứu sự tiến hoá của cây chè bằng cách phân tích chất càphêin trong
chè mọc hoang dại và chè do con người trồng ở các vùng khác nhau trên thế
giới. Trong đó có các vùng chè cổ của Việt Nam (Yên Bái, Lạng Sơn, Nghệ
An). Tác giả đã kết luận: Cây chè cổ ở Việt Nam tổng hợp các càphêin đơn
giản hơn cây chè ở Vân Nam, Trung Quốc và như vậy phức tạp ở cây chè Vân
Nam, Trung Quốc nhiều hơn ở cây chè Việt Nam. Do đó tác giả đã đề xuất sơ
đồ tiến hoá của cây chè như sau: Cây hoa trà - chè Việt Nam - chè Vân Nam chè Trung Quốc - chè Assam Ấn Độ [20].
Qua phân tích nhiều nhà khoa học đã cho rằng Việt Nam là một trong
những cái nôi của cây chè. Các vùng chè Lạng Sơn, Hà Giang và đặc biệt là
khu vực chè hoang với hơn 41 vạn cây chè tuyết cổ thụ ở Suối Giàng (huyện
Nghĩa Lộ – Yên Bái) trên độ cao hơn 1300m so với mực nước biển là những
bằng chứng quan trọng cho giả thiết trên. Ngoài những giống chè như chè
Tuyết san, Việt Nam đã nhập khẩu thêm một số giống chè mới có nguồn gốc
từ Nhật Bản, Đài Loan, Trung Quốc.
1.1.2.2. Vị trí, vai trò của chè đối với đời sống nhân dân
Chè là loại cây công nghiệp dài ngày, trồng 1 lần cho thu hoạch nhiều
năm, từ 30 đến 50 năm. Trồng và thâm canh từ đầu, liên tục và sau 3 năm cây
chè đã được đưa vào kinh doanh, mang lại thu nhập kinh tế hàng năm vì năng
suất, sản lượng tương đối ổn định. Từ chè búp tươi, tuỳ theo công nghệ và
cách chế biến sẽ tạo ra các loại sản phẩm chè khác nhau: Chè xanh, chè đen,
chè vàng, chè túi lọc v.v. Chè có nhiều vitamin có giá trị dinh dưỡng và bảo
vệ sức khoẻ. Có tác dụng giải khát, bổ dưỡng và kích thích hệ thần kinh trung
6


ương, giúp tiêu hoá các chất mỡ, giảm được bệnh béo phì, chống lão hoá... Do
đó chè đã trở thành sản phẩm đồ uống phổ thông trên toàn thế giới. Chè được
sử dụng hàng ngày và hình thành nên một tập quán tạo ra được nền văn hoá.

Khoa học hiện đại đã đi sâu nghiên cứu, tìm hiểu và đã tìm ra nhiều hoạt chất
có giá trị trong sản phẩm của cây chè; người ta có thể chiết suất từ cây chè lấy
ra những sinh tố đặc biệt như: càphêin, vitamin A, B1, B2, B6, đặc biệt là
vitamin C dùng để điều chế thuốc tân dược cao cấp. Vì thế chè không những
có tên trong danh mục nước giải khát, mà nó còn có tên trong từ điển y học,
dược học. Người Nhật Bản khẳng định chè đã cứu người khỏi bị nhiễm xạ và
gọi đó là thứ nước uống của thời đại nguyên tử, nạn nhân bom nguyên tử
Hirôxima ở các vùng trồng chè xanh đã sống khoẻ mạnh, đó chính là một
bằng chứng sinh động về tác dụng chống phóng xạ của chè [20].
Chè là loại cây đã đi vào đời sống con người một cách sâu sắc, đậm đà.
Uống trà đã trở thành một phong tục tập quán, là sở thích từ lâu đời của nhiều
dân tộc trên thế giới. Cũng giống như nhiều nước châu Á và Đông Nam Á
khác, ở Việt Nam tục uống trà đã có từ rất lâu đời. Người Việt Nam biết đến
trà từ khá sớm, phương ngôn cổ truyền không ít những lời dạy về cách uống
trà như: “rượu ngâm nga, trà liền tay” “trà tam rượu tứ ”. Ấm trà, chén rượu
đã trở nên rất quen thuộc, thân thương đối với người Việt Nam từ già tới trẻ,
từ thành thị tới nông thôn. Uống trà phải thưởng thức tới nước thứ ba mới
thấy hết hương vị ngọt đậm của trà, là một loại hoạt động ăn, uống vừa có ý
nghĩa thực dụng, vừa là biểu hiện của văn hoá ăn uống đỏi hỏi trình độ
thưởng thức cao và nâng nó lên thành nghệ thuật uống rượu, thưởng thức trà.
Trà dù được chế biến, được uống theo cách nào vẫn biểu thị một nét văn hoá
độc đáo như trà đạo. Đối với người Việt Nam mỗi khi có ấm trà xanh pha
thường mời hàng xóm láng giềng cùng thưởng thức. Đạo trà Việt Nam thật
trân trọng ở cách dâng mời đầy ngụ ý, dù lòng vui hay buồn, dù trời mưa hay
nắng, khách cũng không thể từ chối khi chủ nhân trân trọng đưa mời; mời trà
đã là một ứng xử văn hoá lịch sự, lễ độ và lòng mến khách của chủ nhà.
7


Phong tục đó đã tạo nên một vẻ đẹp đặc trưng với những nét rất riêng, mang

đậm chất Á Đông. Với “trà tam, rượu tứ” của cổ nhân đã làm cho con người
giải toả được những lo toan thường nhật, làm phong phú thêm đời sống tinh
thần và làm tăng ý nghĩa cho sinh hoạt đời thường, giúp con người xích lại
gần nhau, ấm áp thắm đượm tình làng, nghĩa xóm. Có thể khẳng định nền văn
hoá trà Việt Nam đậm đà bản sắc đã tồn tại và toả hương [22].
Chè có giá trị sử dụng và là hàng hoá có giá trị kinh tế, SX chè mang
lại hiệu quả kinh tế khá cao góp phần cải thiện đời sống cho người LĐ. Hiện
nay chè đã trở thành mặt hàng xuất khẩu có giá trị của Việt Nam. Ngoài ra thị
trường nội địa đòi hỏi về chè ngày càng nhiều với yêu cầu chất lượng ngày
càng cao. Phát triển SX, đẩy mạnh tiêu thụ chè, góp phần quan trọng trong
việc tạo việc làm tăng thu nhập cho người trồng chè. Đặc biệt là đồng bào
trung du và miền núi, nơi mà có cơ sở vật chất kỹ thuật còn thấp kém, vấn đề
việc làm còn gặp nhiều khó khăn và thu nhập vẫn còn thấp. Như vậy, chè là
loại cây có tiềm năng khai thác vùng đất đai rộng lớn của khu vực trung du và
miền núi. Bên cạnh đó nó còn có tác dụng phủ xanh đất trống, đồi trọc, bảo vệ
đất, bảo vệ môi trường sinh thái. Nước ta có điều kiện khí hậu, đất đai phù
hợp với sự sinh trưởng và phát triển của cây chè, nhân dân ta lại có kinh
nghiệm và tập quán trồng chè lâu đời. Nước ta có nguồn LĐ dồi dào, khéo léo
trong các khâu thu hoạch, chế biến chè, có các cơ sở nghiên cứu lâu năm về
chè. Do đó tiềm năng khai thác và phát triển SX chè trong những năm tiếp
theo là rất lớn và khả thi.
1.1.3. Nội dung phát triển Chè Shan tuyết
1.1.3.1. Khái niệm về chè và Chè Shan Tuyết
- Cây chè tên khoa học: Cmaellia Sinensis là loài cây mà lá và chồi của
chúng được sử dụng để chế biến chè;
- Chè Shan tuyết là thứ chè Shan lá to, lá nhỏ, búp và lá non có nhiều
lông trắng như tuyết, sinh trưởng khỏe, chịu ẩm, chịu lạnh, năng suất cao và
chất lượng tốt.
8



1.1.3.2. Vai trò của Chè Shan tuyết và phát triển chè Shan tuyết
Chè Shan tuyết cổ thụ mọc tự nhiên trên những ngọn núi cao quanh
năm sương phủ, khí hậu ôn hòa và có những cây vài trăm tuổi. Mang lại
nguồn lợi ích kinh tế không nhỏ cho đồng bào người dân tộc vùng cao, đồng
thời theo nghiên cứu của các nhà khoa học, ngoài tác dụng giải nhiệt, mát
gan, Chè Shan tuyết còn chống ung thư. Bên cạnh đó, Chè Shan tuyết còn
được đánh giá cao bởi vị ngọt, ngậy, hương thơm đặc trưng; đặc biệt do mọc
trên núi cao, không bao giờ phải bón phân hay phun thuốc trừ sâu nên được
đánh giá là chè sạch “tuyệt đối”.
Chè Shan tuyết đa tác dụng, ngoài giá trị phòng hộ khi trồng ở khu vực
đầu nguồn, búp chè Shan còn được chế biến thành 3 loại chè: Chè đen, chè
xanh và chè vàng.
Việt Nam là nước có tiềm năng về đất đai, khí hậu thuận lợi cho phát
triển cây chè, đặc biệt là Chè Shan tuyết. Chè Shan tuyết là mặt hàng có thị
trường và giá cả ổn định, với ưu thế không kén đất như các loại cây trồng
như: cà phê, hồ tiêu…, mà năng suất đem lại tương đối ổn định.
Theo Tạp chí Thế giới Chè và nhiều báo khác đã đăng kết quả nghiên
cứu, các viện hàm lâm khoa học, các trường đại học, các nhà khoa học trên
thế giới đưa ra lời khuyên về việc nên uống Chè Shan tuyết cổ thụ thường
xuyên, bởi nó mang lại lợi ích cho sức khoẻ của con người, những tác dụng
mà chè Shan tuyết mang lại như:
- Tăng khả năng thần kinh trung ương, chống lão hoá.
- Bổ gan, thận, chống béo phì.
- Phòng chống nội chướng, phòng chống bệnh nhồi máu cơ tim.
- Phòng chống viêm khẩu xoang, viêm yết hầu, viêm ruột.
- Ngăn ngừa bức xạ.
- Có khả năng hạn chế phát triển và có khả năng tiêu diệt các tế bào ung
thư.
- Tăng khả năng tuổi thọ v.v…

9


Chè Shan tuyết thân cây to cao, tán rộng. Vì thế, bên cạnh giá trị của
búp thì Chè Shan tuyết còn được trồng làm rừng phòng hộ, phủ xanh đất
trống đồi trọc. Tác dụng của rừng phòng hộ đầu nguồn thì ai cũng hiểu, nó
giúp cho việc giữ đất, giữ nước, điều hòa dòng chảy, chống xói mòn rửa trôi
thoái hóa đất, chống bồi đắp sông ngòi, hồ đập, giảm thiểu lũ lụt, hạn chế hạn
hán và giữ gìn được nguồn thủy năng lớn cho các nhà máy thủy điện… Tuy
nhiên đối với người dân vùng dân tộc thiểu số thì trồng rừng chưa cho ngay
cái ăn cái mặc, trong khi thực hiện trồng rừng theo các chương trình, dự án
của Nhà nước thì vẫn phải vất vả với nỗi lo cơm áo hằng ngày. Nhưng với
rừng Chè Shan tuyết thì khác, cây nhanh cho thu hoạch mà vòng đời lại dài nó
không những có tác dụng phòng hộ mà còn bảo đảm cho người trồng rừng
cuộc sống trước mắt cũng như lâu dài. Vì vậy mà không cần tuyên truyền, vận
động, việc trồng rừng này rất nhanh chóng đi vào cuộc sống với tính tự giác
cao của người dân.
Nhận thấy nguồn sản phẩm quý giá của Chè Shan tuyết, cộng với việc
tỉnh Hà Giang có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho cây chè sinh trưởng, phát
triển, đặc biệt là giống Chè Shan tuyết vì vậy, trong cuộc “cách mạng” chuyển
dịch cơ cấu cây trồng - vật nuôi, tỉnh Hà Giang đã coi cây chè này là cây hàng
hóa chiến lược. Góp phần hình thành nên những vùng SX hàng hóa tập trung,
gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Trong những năm qua, phát triển SX
Chè Shan tuyết đã góp phần sử dụng hiệu quả đất đai của toàn tỉnh, tạo việc
làm cho nhiều người LĐ, góp phần xóa đói giảm nghèo và phát triển kinh tế
của vùng, chuyển nền kinh tế tự cấp tự túc của đồng bào dân tộc nơi đây sang
một nền kinh tế SX hàng hóa, góp phần phân công LĐ giữa miền ngược và
miền xuôi. Đồng thời, Chè Shan tuyết cũng đem lại nguồn lợi tương đối lớn
cho ngân sách của địa phương. Nhờ vậy, cây chè có sự phát triển đáng mừng
cả về chất lượng cũng như diện tích, bước đầu hình thành được vùng SX tập

trung gắn với chế biến, tiêu thụ sản phẩm.

10


1.1.3.3. Nội dung phát triển Chè Shan tuyết
* Phát triển sản xuất của các nhóm hộ trồng chè
Việt Nam có nhiều địa phương có điều kiện thuận lợi để phát triển cây
chè nói chung và Chè Shan tuyết nói riêng như Yên Bái, Tuyên Quang, Hà
Giang..... Trong những năm trở lại đây nhận thấy được tiềm năng kinh tế to
lớn từ Chè Shan tuyết đem lại, các hộ dân trồng chè Shan tuyết tại các địa
phương đã tích cực hơn trong việc trồng và chăm sóc.
Để phát triển SX chè Shan tuyết thuận lợi việc huy động nguồn vốn đầu
tư rất quan trọng, đa số hộ dân trồng chè Shan tuyết đểu được Nhà nước hỗ
trợ nguồn vốn.
Bên cạnh đó, để nâng cao năng suất, sản lượng các hộ SX chè được hỗ
trợ, tạo mọi điều kiện để áp dụng tốt khoa học kỹ thuật trong quá trình SX,
LĐ của các hộ được tham gia vào các lớp tập huấn nâng cao kinh nghiệm, tay
nghề. Tiếp nhận công nghệ trồng, chăm sóc và quản lý tiên tiến, đổi mới
phương pháp canh tác, đặc biệt chú trọng đến SX chè an toàn đạt tiêu chuẩn.
Đẩy mạnh phát huy sức mạnh của mối liên kết 4 nhà (Nhà nông, Nhà doanh
nghiệp, Nhà nước, Nhà khoa học) trong SX và tiêu thụ để mang lại tính toàn
diện và hiệu quả.
* Phát triển chè Shan tuyết thông qua tăng cường vai trò của chính
quyền địa phương
Tăng cường công tác khuyến nông, đào tạo tay nghề cho người dân
trồng chè giúp họ hiểu được những kiến thức kỹ thuật, công nghệ trong SX, là
một trong những chủ trương quan trọng của chính quyền địa phương nhằm
phát triển tối đa ngành Chè Shan tuyết.
Bên cạnh đó, địa phương cũng áp dụng chính sách phù hợp với đặc

điểm của ngành chè, đầu tư tín dụng, hỗ trợ về vốn thông qua nguồn vay ưu
đãi, hỗ trợ chuyển giao KH - KT, giống, phân bón, cung cấp thông tin về thị
trường, đào tạo nhân lực và đầu tư xây dựng CSVC, kỹ thuật, hệ thống thủy
lợi và đầu tư trang thiết bị cơ giới cho các khâu thu hái và chế biến chè.
11


Tích cực trong công tác mở rộng thị trường, liên kết giữa các doanh
nghiệp và nông dân trong SX chè nguyên liệu để hình thành SX theo hướng
SX gắn với thị trường.
* Phát triển chè Shan tuyết kết hợp phát triển tiêu thụ
Để tìm được đầu ra ổn định cho chè Shan tuyết các hộ trồng chè cùng
với doanh nghiệp SX chè cần có sự đổi mới toàn diện. Đẩy mạnh ứng dụng
KH - KT trong SX và chế biến, cải tiến mẫu mã, bao bì sản phẩm, SX sản
phẩm theo hướng đa dạng hóa và phù hợp với nhu cầu của thị trường. Đồng
thời, cần liên tục tổ chức tập huấn, đào tạo LĐ, nhân lực một cách toàn diện
và chuyên sâu, nâng cao năng suất và tay nghề.
Đồng thời doanh nghiệp cần tập trung SX chè sạch, chè an toàn. Quy
trình chế biến chè cần đạt tiêu chuẩn vệ sinh ATTP, cải tiến dây chuyền SX
theo hướng hiện đại hóa, có hệ thống kiểm tra khắt khe trước khi đưa ra thị
trường.
* Xây dựng thương hiệu và mở rộng thị trường tiêu thụ
Điểm nổi bật của ngành chè Việt Nam, đó là thương hiệu chè Việt đã
được đăng ký và bảo hộ tại 70 thị trường quốc gia và khu vực. Một số thị
trường lớn của chè Việt Nam như Nga, Đức, Trung Quốc, Pakistan,… Với
trên 160 doanh nghiệp tham gia xuất khẩu chè, Việt Nam đã xuất khẩu nhiều
loại sản phẩm trà, trong đó trà đen chiếm chủ yếu (khoảng 78% tổng sản
lượng xuất khẩu), còn lại là trà xanh và các loại sản phẩm trà khác từ chè.
Ngoài tính kinh tế, cây chè còn mang tính xã hội. Cây chè Việt Nam là cây
trồng gắn với vùng trung du và vùng núi với trên 400.000 hộ nông dân tham

gia SX; giá trị SX bình quân đạt bình quân là 68 triệu đồng/ha, có nơi đạt 90 100 triệu đồng/ha. Vì vậy, cây chè có ý nghĩa xoá đói, giảm nghèo, tăng thu
nhập cho người dân ở vùng cao.
Tuy năng suất chè Việt Nam đã đạt mức bình quân của thế giới, nhưng
giá bán thấp, chỉ bằng 60-70% giá bình quân trên thế giới. Nguyên nhân chủ
yếu là do sản phẩm chè của Việt Nam còn nghèo nàn về chủng loại (chẳng
12


hạn, trà đen xuất khẩu chiếm tới 78%); chất lượng, mẫu mã chưa hấp dẫn nên
sức cạnh tranh thấp; giữa chế biến và SX nguyên liệu chưa gắn kết với
nhau…
Để ngành chè khắc phục được những tồn tại, phát triển bền vững, mạnh
mẽ hơn nữa, đòi hỏi người trồng chè, các nhà khoa học, nhà quản lý và các
doanh nghiệp cần tiếp tục có những đóng góp cho sự nghiệp phát triển chè
Việt Nam. Tăng cường xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ. Chú
trọng hơn nữa phát triển kết cấu hạ tầng KT - XH đối với các vùng trồng chè
nói chung và trong công cuộc xây dựng nông thôn mới, góp phần xoá đói
giảm nghèo, nâng cao thu nhập của người dân, tạo mọi điều kiện cho ngành
chè góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp
hoá, hiện đại hoá.
* Nâng cao chất lượng chè Shan tuyết
SX chè theo tiêu chuẩn VietGAP là một hướng đi đúng đắn trong xu
thế phát triển hiện nay. Chỉ có tích cực chăm sóc, đầu tư tăng năng suất, chất
lượng cũng như việc thu hái đảm bảo phẩm cấp mới là lựa chọn tối ưu hiện
nay và lâu dài. Đối với SX công nghiệp cũng vậy, các doanh nghiệp đã và
đang đầu tư sửa chữa, bảo dưỡng dây chuyền máy móc. Nhiều doanh nghiệp
đã tiến hành ký kết hợp đồng tiêu thụ với người dân trong vùng nguyên liệu
và cung ứng phân bón, vật tư cho người làm chè.
Song song với việc đầu tư, sửa chữa, bảo dưỡng máy móc của các
doanh nghiệp, các ngành chức năng cũng cần kiểm tra, rà soát, đánh giá tất cả

các doanh nghiệp và chỉ cho hoạt động đối với các doanh nghiệp đảm bảo các
quy định của Nhà nước về vệ sinh ATTP.
Một vấn đề mấu chốt để tạo nên một niên vụ chè thành công là các
doanh nghiệp SX, kinh doanh chè cần liên doanh, liên kết chặt chẽ với người
dân vùng nguyên liệu cũng như các doanh nghiệp để vừa có nguyên liệu ổn
định SX, nâng cao chất lượng sản phẩm, xây dựng thương hiệu chè Shan
tuyết vừa không bị các doanh nghiệp lớn hay các đối tác khác ép giá.
13


1.1.3.4. Đặc điểm sinh trưởng và phát triển của chè Shan tuyết
Chè Shan tuyết là cây lâu năm, có 2 chu kỳ phát triển:
- Chu kỳ phát triển lớn:
Bao gồm suốt cả đời sống cây chè từ khi hoa chè thụ phấn trên cây mẹ
hình thành hạt và cây con cho đến khi cây già cỗi và chết.
Những đặc điểm chủ yếu là:
+ Giai đoạn tiền cây chè con: Kể từ lúc hoa chè thụ phấn đến khi hạt
chín trên cây mẹ hoặc từ mầm chè được phân hóa đến lúc tạo thành một cành
giâm. Đây là giai đoạn đầu tiên của cây chè, chủ yếu nằm ở vườn chè giống;
+ Giai đoạn cây chè con: Kể từ khi gieo hạt (hoặc giâm cành) đến khi
cây ra hoa lần đầu tiên;
+ Giai đoạn cây non: Bắt đầu từ khi ra hoa lần đầu tiên đến khi cây sinh
trưởng đầy đủ và định hình 3 - 4 năm;
+ Giai đoạn cây lớn, cây trưởng thành: Từ khi cây chè bước vào giai
đoạn kinh doanh đến khi có biểu hiện tạo tán mới (chè suy thoái);
+ Giai đoạn già cỗi: Bắt đầu từ khi có chồi mọc vượt từ gốc đến khi chè
già cỗi chết.
- Chu kỳ phát triển nhỏ:
Bao gồm hai quá trình sinh trưởng dinh dưỡng và sinh trưởng sinh
thực. Các mầm dinh dưỡng phát triển thành búp, lá tạo nên các đợt sinh

trưởng; các mầm sinh thực phát triển thành nụ, hoa, quả chè.
Nhưng đặc điểm chính:
+ Sinh trưởng búp: Chồi lá phình lên → Mọc lá vảy ốc → Mọc lá cá →
Mọc lá thật → Búp mù ngủ, nghỉ (sau một thời gian lại tái diễn).
+ Sinh trưởng cành:
Khi cây nhỏ: phân cành theo kiểu phân đơn, có thân chính rõ.
Khi cây lớn: kiểu phân cành hợp trục, thân chính không rõ, chồi chè lớn
lên, hái búp liên tục thì phân nhánh theo kiểu hợp trục nhiều ngả.
14


+ Sinh trưởng bộ rễ: Gồm rễ dẫn và rễ hút, sự phát triển của bộ rễ và
thân lá có hiện tượng xen kẽ nhau.
+ Sinh trưởng sinh thực:
Mầm sinh thực phồng lên thành nụ → nở hoa → thụ phấn → kết quả.
Ngoài ra, cây chè Shan tuyết thường được đốn vào mùa đông, đồng
thời với việc phát cỏ v.v… Sang xuân, vụ 1 hái vào tháng 3 - 4 âm lịch; vụ 2
hái vào tháng 5 - 7 âm lịch; vụ 3 hái vào 8 - 9 âm lịch, nếu điều kiện thời tiết
thuận lợi thì có thể hái thêm một vụ nữa nhưng năng suất rất thấp do trời lạnh,
khô cạn.
1.1.3.5. Giá trị kinh tế của chè Shan tuyết
Chè Shan tuyết ở vùng núi phía Bắc là giống chè năng suất cao, trong
điều kiện tự nhiên 1 hecta chè Shan với mật độ 2800 - 3000 cây có thể cho
năng suất từ 6 - 8tấn búp tươi/năm. Hơn nữa do địa hình núi cao và tập quán
canh tác của đồng bào dân tộc không sử dụng phân vô cơ và thuốc hóa học vì
vậy có thể coi chè Shan tuyết núi cao là sản phẩm hữu cơ có giá trị lớn, giá
bán chè xanh chế biến từ chè Shan cao hơn 2 - 5 lần chè vùng thấp.
Đồng thời cây chè Shan tuyết ở vùng miền núi còn có tác dụng tích cực
vào việc tạo công ăn việc làm, cải thiện đời sống cho đồng bào dân tộc, hạn
chế tập quán du canh, du cư, góp phần tích cực vào việc chuyển đổi cơ cấu

cây trồng, hình thành vùng SX hàng hóa.
Về mặt sinh thái: Chè Shan tuyết có nguồn gốc cây rừng, thích nghi cao
với điều kiện sinh thái miền núi, nếu để phát triển tự nhiên cây chè sinh
trưởng rất khỏe tương đương với cây rừng. Với những cây chè được tác động
các biện pháp kỹ thuật (đốn hái) thường cây cao 6 - 7m, tán rộng 3 - 6m; với
đặc điểm như vậy cây chè Shan được coi như thành phần cơ cấu cây rừng.
Ngoài giá trị kinh tế do sản phẩm búp chè mang lại nó còn có tác dụng che
phủ đất chống xói mòn, ổn định hệ sinh thái rừng. Hiện nay phát triển cây chè
Shan tuyết ở các tỉnh miền núi là góp phần vào kế hoạch trồng 5 triệu ha
rừng.
15


1.1.3.6. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển chè, chè Shan tuyết
* Điều kiện tự nhiên
- Điều kiện Đất đai:
Đất đai là tư liệu SX chủ yếu, đặc biệt đối với cây chè, nó là yếu tố ảnh
hưởng trực tiếp đến sản lượng, chất lượng chè nguyên liệu và chè thành phẩm
[4].
Chè Shan tuyết là một cây không yêu cầu khắt khe về đất so với một số
cây công nghiệp dài ngày khác. Tuy nhiên để chè Shan tuyết sinh trưởng và
phát triển tốt, nương chè Shan tuyết có nhiệm kỳ kinh tế dài, khả năng cho
năng suất cao, ổn định, chất lượng chè Shan tuyết ngon thì cây chè Shan tuyết
cũng phải trồng ở nơi có đất tốt, phù hợp với đặc điểm sinh vật học của nó.
Qua nghiên cứu của các chuyên gia cho thấy đất trồng chè Shan tuyết
tốt phải có điều kiện: Đất trồng chè Shan tuyết có độ cao lớn hơn 600m so với
mực nước biển, độ dốc từ 150 – 250 , độ chua (pHKCL) thích hợp nhất là 4,5 5,5. Tính chất vật lý của đất: Tầng dày tối thiểu là 50cm, thành phần cơ giới
đất thích hượp từ thịt nhẹ đến thịt nặng Hóa tính đất chè Shan tuyết: Hàm
lượng mùn trong đất phải trên 2,5%, dinh dưỡng trong đất ở mức độ cho
phép.

- Thời tiết, khí hậu:
Độ ẩm, nhiệt độ và hàm lượng mưa là những yếu tố ảnh hưởng lớn đến
chè Shan tuyết. Để chè Shan tuyết phát triển tốt thì nhiệt độ bình quân là 20–
260C, lượng mưa trung bình là 1500 – 2000mm/năm nhưng phải phân đều cho
các tháng, ẩm độ không khí từ 80 – 85%, ẩm độ đất 70 – 80%, chè Shan tuyết
là cây ưa sáng tán xạ, thời gian chiếu sáng trung bình 9 giời/ngày. Nhiệt độ
không khí ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sinh trưởng và phát triển của chè
Shan tuyết. Chè Shan tuyết ngừng sinh trưởng khi nhiệt độ không khí dưới
100C hay trên 400C. Mùa đông cây chè tạm ngừng sinh trưởng, mùa xuân bắt
đầu phát triển trở lại. Thời vụ thu hoạch chè Shan tuyết dài, ngắn, sớm, muộn

16


tùy thuộc chủ yếu vào điều kiện nhiệt độ. Tuy nhiên các giống chè Shan tuyết
khác nhau có mức độ chống chịu khác nhau
Chè Shan tuyết vốn là cây thích nghi sinh thái vùng cận nhiệt đới bóng
râm, ẩm ướt. Lúc nhỏ cây cần ít ánh sáng, một đặc điểm cũng cần lưu ý là các
giống chè Shan tuyết lá nhỏ ưa sáng hơn các giống chè Shan lá to.
* Nhóm nhân tố giống và kỹ thuật
- Giống chè:
Là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất, chất lượng chè
nguyên liệu và chè thành phẩm. Có thể nói giống là tiền đề năng suất, chất
lượng chè thời kỳ dài 30- 40 năm thu hoạch, nên cần được hết sức coi trọng.
Giống chè là giống có năng suất cao, chất lượng tốt, chống chịu được
điều kiện sống khắc nghiệt và sâu bệnh. Nguyên liệu phù hợp chế biến các
mặt hàng có hiệu quả kinh tế cao. Cùng với giống tốt trong SX kinh doanh
chè cần có một số cơ cấu giống hợp lý, việc chọn tạo giống chè là rất quan
trọng trong công tác giống. Ở Việt Nam đã chọn, tạo được nhiều giống chè tốt
bằng phương pháp chọn lọc cá thể như: PH1, TRI777, 1A, TH3. Đây là một

số giống chè khá tốt, tập trung được nhiều ưu điểm, cho năng suất và chất
lượng búp cao, đã và đang được sử dụng ngày càng nhiều, trồng trên diện tích
rộng, bổ sung cơ cấu giống vùng và thay thế dần giống cũ trên các nương chè
cằn cỗi.
Bên cạnh đặc tính của các giống chè, phương pháp nhân giống cũng
ảnh hưởng trực tiếp tới chè nguyên liệu. Hiện nay có 2 phương pháp được áp
dụng chủ yếu là trồng bằng hạt và trồng bằng cành giâm. Đặc biệt phương
pháp trồng chè cành đến nay đã được phổ biến, áp dụng rỗng rãi và dần dần
trở thành biện pháp chủ yếu trên thế giới cũng như ở Việt Nam.
- Áp dụng tiến bộ KH - KT
Cùng với giống mới việc áp dụng tiến bộ khoa học vào SX và chế biến
cũng là điều kiện cần thiết để tạo ra năng suất cao và chất lượng tốt

17


Tủ cỏ rác và tưới nước: Tủ cỏ rác tăng năng suất chè 30-50% do giữ
được ẩm, tăng lượng mùn và các chất dinh dưỡng dễ tiêu trong đất. Chè cũng
là cây trồng rất cần nước, nếu cung cấp nước thường xuyên thì năng suất chè
nguyên liệu sẽ tăng từ 25-40%.
Đốn chè: là biện pháp kỹ thuật cần thiết để nâng cao năng suất, chất
lượng chè. Kết quả nghiên cứu ở Inđônêxia cho thấy hàm lượng càphêin của
nguyên liệu chè đốn cao hơn nguyên liệu chè chưa đốn. Ngoài phương pháp
đốn, thời vụ đốn cũng ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng chè. Thường tiến
hành đốn vào thời kỳ cây chè ngừng sinh trưởng, không ra búp từ ngày giữa
tháng 12 đến cuối tháng 1 hàng năm nhưng tập trung chủ yếu vào tháng 1.
Bón phân: Bón phân cho chè nhất là chè kinh doanh là một biện pháp
kỹ thuật quan trọng quyết định trực tiếp tới năng suất và chất lượng chè búp.
Chè là cây có khả năng thích ứng với điều kiện dinh dưỡng rất rộng rãi, nó có
thể sống nơi đất rất màu mỡ cũng có thể sống ở nơi đất cằn cỗi mà vẫn có thể

cho năng suất nhất định. Tuy nhiên muốn nâng cao được năng suất, chất
lượng thì cần phải bón phân đầy đủ. Bón phân cho chè là biện pháp kinh tế kỹ
thuật cần thiết để nâng cao năng suất và chất lượng cho chè, nhưng biện pháp
này cũng có những tác dụng ngược. Bởi nếu bón phân không hợp lý sẽ làm
cho năng suất và chất lượng không tăng lên được, thậm chí còn bị giảm
xuống. Nếu bón đạm với hàm lượng quá cao hoặc bón các loại phân theo tỷ lệ
không hợp lý sẽ làm giảm chất Tanin hoà tan của chè, làm tăng hợp chất Nitơ
dẫn tới giảm chất lượng chè. Vì vậy bón phân cần phải bón đúng cách, đúng
lúc, đúng đối tượng và cần cân đối các yếu tố dinh dưỡng chủ yếu như: Đạm,
lân, kali sao cho phù hợp.
* Nhóm nhân tố về điều kiện KT - XH
- Thị trường:
Thị trường là yếu tố quan trọng và có tính quyết định đến sự tồn tại của
cơ sở SX kinh doanh chè, của các đơn vị SX trong nền kinh tế thị trường: mỗi
nhà SX, mỗi cơ sở SX kinh doanh và mỗi cá nhân đều phải trả lời 3 câu hỏi
18


của kinh tế học đó là: SX cái gì, SX như thế nào và SX cho ai. Câu hỏi SX cái
gì được đặt lên hàng đầu, mang tính định hướng. Để trả lời được câu hỏi này
người SX phải tìm kiếm thị trường, tức là xác định nhu cầu có khả năng thanh
toán của thị trường đối với hàng hoá mà họ sẽ SX ra. Thị trường đóng vai trò
là khâu trung gian nối giữa SX và tiêu dùng.
Khi tìm kiếm được thị trường, người SX phải lựa chọn phương thức tổ
chức SX như thế nào cho phù hợp, sao cho lợi nhuận thu được là tối đa. còn
việc giải quyết vấn đề SX cho ai, đòi hỏi phải nghiên cứu kỹ được thị trường,
xác định rõ được khách hàng, giá cả và phương thức tiêu thụ. Muốn vậy phải
xem xét quy luật cung cầu trên thị trường. Ngành chè có ưu thế hơn một số
ngành khác, bởi sản phẩm của nó được sử dụng khá phổ thông ở trong nước
cũng như quốc tế. Nhu cầu về mặt hàng này khá lớn và tương đối ổn định.

Hơn nữa chè không phải là sản phẩm tươi sống, sau khi chế biến có thể bảo
quản lâu dài, chè mang tính thời vụ cũng ít gắt gao hơn các loại cây ăn quả.
Chính nhờ những ưu điểm trên dễ tạo ra thị trường khá ổn định và khá vững
chắc, là điều kiện, là nền tảng để kích thích, thúc đẩy sự phát triển của ngành
chè.
- Giá cả
Đối với người SX nông nghiệp nói chung, của người trồng chè nói
riêng thì sự quan tâm hàng đầu là giá chè (giá chè búp tươi và chè búp khô)
trên thị trường; giá cả không ổn định ảnh hưởng tới tâm lý người trồng chè.
Có thể nói sự biến động của thị trường ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống
của người SX nói chung, cũng như người làm chè, ngành chè nói riêng. Do đó
việc ổn định giá cả, mở rộng thị trường tiêu thụ chè là hết sức cần thiết cho sự
phát triển lâu dài của ngành chè.
- Nhân tố LĐ
Nhân tố LĐ luôn là yếu tố quyết định trong việc SX, trong SX chè
Shan tuyết cũng vậy, yếu tố con người mang lại năng suất, sản lượng, chất
lượng cho chè Shan tuyết. Để sản phẩm chè Shan tuyết SX ra có năng suất
19


×