Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

Nghiên cứu tổng hợp xúc tác dị thể axit rắn, ứng dụng trong quá trình chuyển hóa dầu vi tảo thành nhiên liệu sinh học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.82 MB, 90 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
---------------------------------------

BÙI TRỌNG QUÍ

NGHIÊN CỨU TỔNG HỢP XÚC TÁC DỊ THỂ AXÍT RẮN,
ỨNG DỤNG TRONG QUÁ TRÌNH CHUYỂN HÓA
DẦU VI TẢO THÀNH NHIÊN LIỆU SINH HỌC

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT
KỸ THUẬT HOÁ HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC :
PGS. TS. NGUYỄN KHÁNH DIỆU HỒNG

Hà Nội – 2014


Luận văn thạc sĩ

GVHD: PGS.TS.Nguyễn Khánh Diệu Hồng

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan: Luận văn này là công trình nghiên cứu thực sự của cá
nhân, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS. TS. Nguyễn Khánh
Diệu Hồng.
Các số liệu, những kết luận nghiên cứu được trình bày trong luận văn này
trung thực và chưa từng được công bố dưới bất cứ hình thức nào.
Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.


Học viên

Bùi Trọng Quí

Bùi Trọng Quí – 12BKTHH


Luận văn thạc sĩ

GVHD: PGS.TS.Nguyễn Khánh Diệu Hồng

LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tôi xin chân thành cám ơn PGS.TS Nguyễn Khánh Diệu Hồng
người đã trực tiếp hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn này. Với những lời chỉ dẫn,
những tài liệu, sự tận tình hướng dẫn và những lời động viên của cô đã giúp tôi vượt
qua nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện luận văn này.
Tôi cũng xin cám ơn quý thầy cô trong Viện kỹ thuật hoá học đã tạo điều kiện,
giúp đỡ, truyền dạy những kiến thức quý báu, những kiến thức này rất hữu ích và
giúp tôi nhiều khi thực hiện nghiên cứu.
Đặc biệt, tôi xin cám ơn Giáo sư Đinh Thị Ngọ về những góp ý có ý nghĩa rất
lớn khi tôi thực hiện nghiên cứu của mình.
Tôi xin chân thành cám ơn.
Học viên
Bùi Trọng Quí

Bùi Trọng Quí – 12BKTHH


Luận văn thạc sĩ


GVHD: PGS.TS.Nguyễn Khánh Diệu Hồng
MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN ..............1
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ .....................................................................2
DANH MỤC CÁC BẢNG..........................................................................................3
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ NHIÊN LIỆU SINH HỌC BIODIESEL ................5
1.1. NGUYÊN LIỆU TỔNG HỢP BIODIESEL ........................................................5
1.1.1. Các nguồn nguyên liệu ..................................................................................5
1.1.2. Một số loại nguyên liệu .................................................................................5
1.1.3. Nguyên liệu dầu vi tảo sản xuất biodiesel .....................................................6
1.2. QUÁ TRÌNH CHUYỂN HÓA DẦU TẢO THÀNH BIODIESEL ...................20
1.2.1. Khái quát chung ...........................................................................................20
1.2.2. Bản chất hóa học ..........................................................................................20
1.3. NHIÊN LIỆU SINH HỌC BIODIESEL ............................................................24
1.3.1. Khái niệm về nhiên liệu sinh học biodiesel .................................................24
1.3.2. Lịch sử phát triển biodiesel ..........................................................................25
1.3.3. Ưu nhược điểm của nhiên liệu biodiesel ....................................................27
1.3.4. Tiêu chuẩn chất lượng đối với biodiesel......................................................29
1.3.5. Tình hình sử dụng biodiesel trên thế giới và ở Việt Nam ...........................32
1.4. TỔNG QUAN XÚC TÁC CHO PHẢN ỨNG TỔNG HỢP BIODIESEL .......34
1.4.1. Các loại xúc tác và cơ chế của quá trình trao đổi este .................................34
1.4.2. Giới thiệu về xúc tác axit zirconia (ZrO2) và zirconia sunfat hóa ...............39
CHƯƠNG II. THỰC NGHIỆM VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........48
2.1. CHẾ TẠO VÀ ĐẶC TRƯNG XÚC TÁC SO42-/ZrO2 ......................................48
2.1.1. Tổng hợp xúc tác .........................................................................................48
2.1.2. Các phương pháp đặc trưng xúc tác ............................................................49
2.2. TỔNG HỢP BIODIESEL TỪ NGUYÊN LIỆU DẦU VI TẢO TRÊN HỆ XÚC
TÁC SO42-/ZrO2 ........................................................................................................52
2.2.1. Tổng hợp biodiesel sử dụng xúc tác SO42-/ZrO2 .........................................52

2.2.2. Phương pháp thực nghiệm đánh giá dầu vi tảo và chất lượng sản phẩm ....56
Bùi Trọng Quí – 12BKTHH


Luận văn thạc sĩ

GVHD: PGS.TS.Nguyễn Khánh Diệu Hồng

CHƯƠNG III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ..........................................................60
3.1. XÁC ĐỊNH ĐẶC TRƯNG CỦA ZrO2 ............................................................60
3.1.1. Xác định trạng thái pha tinh thể của ZrO2 qua giản đồ XRD .....................60
3.1.2. Xác định nhiệt độ nung tối ưu bằng giản đồ TG-DTA ................................62
3.2. XÁC ĐỊNH ĐẶC TRƯNG CỦA XÚC TÁC SO42-/ZrO2 ................................64
3.2.1 Xác định đặc trưng của xúc tác SO42-/ZrO2 bằng phổ XRD........................64
3.2.2 Xác định tính axít của xúc tác SO42-/ZrO2 bằng giản đồ TPD-NH3 ...........65
3.3. THỬ NGHIỆM HOẠT TÍNH XÚC TÁC VỚI NGUYÊN LIỆU DẦU VI TẢO
HỌ BOTRYOCOCCUS .............................................................................................67
3.3.1. Một số tính chất đầu vào của nguyên liệu ...................................................67
3.3.2. Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng trong quá trình tổng hợp biodiesel ............71
3.3.3. Chất lượng sản phẩm chuyển hóa giai đoạn 1 của dầu vi tảo trên xúc tác
SO42-/ZrO2 ..............................................................................................................78
3.3.4. Phản ứng tổng hợp biodiesel ở nhiệt độ cao và áp suất cao .......................78
KẾT LUẬN ...............................................................................................................81
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................82

Bùi Trọng Quí – 12BKTHH


Luận văn thạc sĩ


GVHD: PGS.TS.Nguyễn Khánh Diệu Hồng

DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN

ASTM

Tiêu chuẩn của hiệp hội thử nghiệm và vật liệu Mỹ

BET

Phương pháp đẳng nhiệt hấp phụ - nhả hấp phụ N2

CTPT

Công thức phân tử

EN

Tiêu chuẩn Châu Âu

EU

Liên minh Châu Âu

IR

Phổ hấp phụ hồng ngoại

IUPAC


Hiệp hội hóa học quốc tế

ISO

Tiêu chuẩn quốc tế

MCS

Mesoporous Calcium Silicate

SEM

Phương pháp kính hiển vi điện tử quét

TEM

Phương pháp kính hiển vi điện tử truyền qua

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

XRD

Phương pháp nhiễu xạ tia X


NLSH

Nhiên liệu sinh học

ZS

Ziconia sunfat hóa

Bùi Trọng Quí – 12BKTHH

Page 1


Luận văn thạc sĩ

GVHD: PGS.TS.Nguyễn Khánh Diệu Hồng
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ

Hình 1.1. Ảnh kính hiển vi tảo Botryococcus .............................................................8
Hình 1.2. Tảo được nuôi trong phòng thí nghiệm.....................................................13
Hình 1.3. Sự phụ thuộc định tính của hàm lượng triglyxerit và các sản phẩm vào
thời gian phản ứng .....................................................................................................23
Hình 1.4. Cấu trúc tinh thể đơn nghiêng monoclinic ................................................39
Hình 1.5. Cấu trúc tinh thể tứ phương tetragonal ....................................................40
Hình 1.7. Sự hình thành tâm axit Bronsted và Lewis trên SO42-/ZrO2 .....................41
Hình 1.6. Ion tetrameric ............................................................................................41
Hình 2.1 Tia tới và tia phản xạ trên bề mặt tinh thể.................................................50
Hình 2.2. Sơ đồ thiết bị phản ứng áp suất thường.....................................................53
Hình 2.3. Sơ đồ chiết tách thu biodiesel ..................................................................54
Hình 2.4. Thiết bị phản ứng cao áp ...........................................................................55

Hình 3.1. Giản đồ XRD của chất mang trước khi nung ............................................60
Hình 3.2. Giản đồ XRD của chất mang sau khi nung tại 500oC ...............................61
Hình 3.3. Giản đồ phân tích nhiệt kết hợp của zirconia ôxit ....................................62
Hình 3.4. Sơ đồ nung tạo ZrO2 dạng tứ diện.............................................................63
Hình 3.5. Giản đồ XRD của ZrO2 trước khi ngâm tẩm ............................................64
Hình 3.6. Giản đồ XRD của xúc tác SO42-/ZrO2 .......................................................64
Hình 3.7. Giản đồ TPD-NH3 của ZrO2 và các thông số thu được từ giản đồ TPDNH3 ............................................................................................................................65
Hình 3.8. Giản đồ TPD-NH3 của xúc tác SO42-/ZrO2 và các thông số thu được từ
giản đồ TPD-NH3 ......................................................................................................65
Hình 3.9. Sắc ký đồ của dầu vi tảo khi chưa metyl hóa ...........................................68
Hình 3.10. Sắc ký đồ của dầu vi tảo sau khi metyl hóa ...........................................69
Hình 3.11. Ảnh hưởng của thời gian phản ứng tới hiệu suất tổng hợp biodiesel .....72
Hình 3.12. Ảnh hưởng của hàm lượng xúc tác đến hiệu suất tổng hợp biodiesel ....73
Hình 3.13. Ảnh hưởng của tỷ lệ thể tích metanol/dầu đối với hiệu suất tổng hợp
biodiesel ....................................................................................................................74
Hình 3.14. Ảnh hưởng của nhiệt độ phản ứng đến hiệu suất tổng hợp biodiesel .....75
Hình 3.15. Ảnh hưởng của tốc độ khuấy trộn khối phản ứng tổng hợp biodiesel ..77

Bùi Trọng Quí – 12BKTHH

Page 2


Luận văn thạc sĩ

GVHD: PGS.TS.Nguyễn Khánh Diệu Hồng
DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1. Năng suất thu sinh khối của các cây lấy dầu ............................................. 7
Bảng 1.2. Một số vi tảo chứa dầu................................................................................ 8

Bảng 1.3. So sánh năng suất thu được từ các cây lấy dầu khác nhau ....................... 10
Bảng 1.4. Thành phần các loại axit béo trong dầu vi tảo .......................................... 17
Bảng 1.5. Thành phần axit béo trong dầu vi tảo ....................................................... 17
Bảng 1.6. Thành phần hóa học của tảo tính trên một đơn vị tảo khô ....................... 18
Bảng1.7. Thành phần các axit béo trong dầu tảo ...................................................... 18
Bảng 1.8. Sản lượng tiêu thụ biodiesel ở một số nước ............................................. 26
Bảng 1.9. Tiêu chuẩn Châu Âu cho biodiesel ........................................................... 29
Bảng 1.10. Tiêu chuẩn chất lượng Biodiesel B100 ASTM 6751 (USA).................. 30
Bảng 1.11. Tiêu chuẩn chất lượng cho biodiesel B100 TCVN 7717 ....................... 31
Bảng 1.12. Tình hình sản xuất biodiesel trên thế giới ( triệu thùng/ngày) ............... 32
Bảng 1.13. So sánh hiệu suất alkyl este trên các loại xúc tác khác nhau ................ 38
Bảng 1.14. Ảnh hưởng của chất nền đến chất lượng xúc tác .................................... 43
Bảng 3.1.Tổng hợp các kết quả thu được từ phổ TPD-NH3 của ZrO2 và xúc tác
SO42-/ZrO2 ................................................................................................................. 66
Bảng 3.2. Các tính chất đặc trưng của dầu vi tảo...................................................... 67
Bảng 3.3. Thành phần các chất và các gốc axit béo trong dầu vi tảo ....................... 69
Bảng 3.4: Các thành phần hóa học trong dầu vi tảo ................................................. 70
Bảng 3.5. Ảnh hưởng của thời gian đối với phản ứng tổng hợp biodiesel ............... 71
Bảng 3.6. Ảnh hưởng của hàm lượng xúc tác đến hiệu suất tổng hợp biodiesel ...... 73
Bảng 3.7. Ảnh hưởng của tỷ lệ metanol/dầu đối với hiệu suất tổng hợp biodiesel .. 74
Bảng 3.8. Ảnh hưởng của nhiệt độ phản ứng đến hiệu suất tổng hợp biodiesel. ...... 75
Bảng 3.9: Ảnh hưởng của tốc độ khuấy trôn đối với hiệu suất tổng hợp biodiesel .. 76
Bảng 3.10. Tổng hợp các thông số tối ưu cho quá trình tổng hợp biodiesel ............ 77
Bảng 3.11. Một số chỉ tiêu kỹ thuật của dầu vi tảo sau giai đoạn 1 phản ứng.......... 78
Bảng 3.12. Ảnh hưởng của thời gian phản ứng đến hiệu suất ở các nhiệt độ........... 79
Bảng 3.13. Chỉ tiêu kỹ thuật của sản phẩm biodiesel phản ứng tại nhiệt độ 110oC . 79
Bảng 3.14. Các thông số công nghệ tối ưu khi tổng hợp biodiesel ở nhiệt độ và áp
suất cao ...................................................................................................................... 80

Bùi Trọng Quí – 12BKTHH


Page 3


Luận văn thạc sĩ

GVHD: PGS.TS.Nguyễn Khánh Diệu Hồng
LỜI MỞ ĐẦU

Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, nhu cầu sử dụng năng lượng
ngày càng tăng cao, trong khi đó nguồn năng lượng quan trọng là nhiên liệu hóa
thạch thì ngày càng cạn kiệt và không thể tái tạo được. Do đó vấn đề đặt ra là
nghiên cứu tìm ra các loại nhiên liệu mới thay thế nhiên liệu hóa thạch, một trong
những hướng nghiên cứu đó là sản xuất Biodiesel từ dầu thực vật hoặc mỡ động vật.
Hiện nay trên thế giới đã có rất nhiều nước nghiên cứu và sản xuất nhiên liệu
biodiesel trên các loại dầu thực vật và mỡ động vật để pha trộn vào nhiên liệu diesel
khoáng nhằm làm tăng sản lượng nhiên liệu diesel và giảm khí thải ô nhiễm môi
trường. Tiêu biểu như: Đức, Mỹ, Pháp, Mexico… là những nước có nền nông
nghiệp phát triển.
Trong số đó, dầu vi tảo là một nguồn nguyên liệu hứa hẹn do có rất nhiều ưu
điểm vượt trội so với các loại khác do không ảnh hưởng đến an ninh lương thực,
năng suất lấy dầu rất cao, dễ dàng thích nghi với các điều kiện khí hậu, không tốn
diện tích nuôi trồng vì sinh trưởng trên các bề mặt nước mặn, nước ngọt hay nước
lợ, kể cả nước ô nhiễm. Tuy nhiên, dầu vi tảo có đặc điểm là hàm lượng axit béo tự
do cao, nên không phù hợp với các loại xúc tác bazơ truyền thống do tạo xà phòng
hoặc làm giảm mạnh hiệu suất phản ứng và gây phản ứng kéo dài, quá trình phức
tạp. Từ đó đặt ra nhu cầu về một loại xúc tác có thể phù hợp với nguyên liệu dầu vi
tảo có chỉ số axit cao mà đảm bảo hiệu suất quá trình phản ứng. Vì vậy tôi đã chọn
đề tài “ Nghiên cứu tổng hợp xúc tác dị thể axit rắn SO42-/ZrO2, ứng dụng chuyển
hóa dầu vi tảo thành nhiên liệu sinh học” để thực hiện luận văn tốt nghiệp của mình.


Bùi Trọng Quí – 12BKTHH

Page 4


Luận văn thạc sĩ

GVHD: PGS.TS.Nguyễn Khánh Diệu Hồng

CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ NHIÊN LIỆU SINH HỌC BIODIESEL
1.1. NGUYÊN LIỆU TỔNG HỢP BIODIESEL
1.1.1. Các nguồn nguyên liệu
Biodiesel có thể sản xuất từ nhiều nguồn nguyên liệu khác nhau, trên cơ sở là
sự phát triển của nguyên liệu theo thời gian, ta có thể tạm thời phân loại ra làm 3 thế
hệ như sau:
- Thế hệ thứ nhất: Dầu thực vật, mỡ động vật có khả năng ăn được như dầu
lạc, dầu vừng, dầu hướng dương, dầu hạt cải…
- Thế hệ thứ hai: Dầu mỡ thải (đã qua sử dụng) hoặc các loại phụ phẩm của
các ngành chế biến thức ăn (như mỡ cá tra, cá basa…).
- Thế hệ thứ ba: Dầu của những cây không ăn được như dầu hạt cao su, dầu
jatropha, dầu vi tảo….
1.1.2. Một số loại nguyên liệu
1.1.2.1. Cặn béo thải
Cặn béo thải thu được từ quá trình tinh chế cuối cùng trong quy trình tinh
luyện dầu, mỡ động thực vật. Cặn béo thải có thành phần hóa học rất phức tạp,
trong đó thành phần chủ yếu là các axit béo tự do, ngoài ra còn có các thành phần
khác như sterol, tocopherol, các este sterol, các hydrocacbon, các sản phẩm bẻ gãy
mạch của các axit béo tự do, andehit, xeton và axyl glyxerin. Hàm lượng axit béo tự
do thường chiếm từ 25 – 75% của cặn béo thải phụ thuộc vào nguyên liệu dầu ăn

đem tinh luyện và điều kiện công nghệ của quá trình tinh luyện (đặc biệt có loại lên
đến hơn 90%) [20]. Do có hàm lượng axit béo tự do rất cao, cặn béo thải có thể sử
dụng để sản xuất nhiên liệu sinh học biodiesel. Trên thế giới, cặn béo thải thường
được sử dụng làm nguyên liệu cho quá trình sản xuất tocopherol và sterol [8] –
những sản phẩm có giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, sau khi tách tocopherol và sterol
ra khỏi cặn béo thải, vẫn còn một lượng cặn rất lớn thải ra thường được sử dụng làm
thức ăn gia súc, gây lãng phí một lượng nguyên liệu rất lớn có thể sử dụng để tổng
hợp biodiesel. Hơn nữa, đây là loại nguyên liệu rẻ tiền nhất trong tất cả các nguồn
Bùi Trọng Quí – 12BKTHH

Page 5


Luận văn thạc sĩ

GVHD: PGS.TS.Nguyễn Khánh Diệu Hồng

có thể sản xuất biodiesel, được sản xuất từ nguồn nguyên liệu tái tạo là dầu mỡ
động thực vật, có sản lượng rất lớn được thu mua từ các nhà máy sản xuất dầu, mỡ
động thực vật, do đó tận dụng được nguồn nguyên liệu này cho sản xuất nhiên liệu
sinh học biodiesel sẽ là một hướng đi rất kinh tế vào hiệu quả.
1.1.3. Nguyên liệu dầu vi tảo sản xuất biodiesel
Vi tảo là những loại tảo cực nhỏ có cấu tạo đơn giản, nổi trên mặt nước và
không có lá, rễ hoặc cuống. Loại tảo này dễ bị phân hủy hơn so với những loại thực
vật tiềm năng khác có thể sử dụng làm nhiên liệu sinh học do chúng không có màng
tế bào rắn chắc. Trong khi đó, không giống như nhiên liệu hóa thạch, nhiên liệu chế
tạo từ tảo không chứa cácbon. Loại tảo này hấp thụ khí CO2 từ không khí và giải
phóng khí này khi được đốt cháy, không làm tăng thêm lượng CO2 như nhiên liệu
hóa thạch [23].
Tảo là loài thực vật bậc thấp trong hệ sinh thái, tồn tại chủ yếu trong môi

trường nước (nước ngọt, lợ hoặc nước biển), có khả năng chuyển hóa năng lượng
mặt trời, nước và khí CO2 thành sinh khối tảo. Để tạo điều kiện tối ưu cho quá trình
nuôi trồng vi tảo, kỹ thuật nuôi cấy 2 pha thường hay được áp dụng: pha đầu là pha
tối ưu cho quá trình phát triển sinh khối tảo trong hệ thống kín có kiểm soát các
thông số; pha thứ 2 sinh khối tảo được chuyển vào trong môi trường bất lợi để tăng
cường quá trình tổng hợp các sản phẩm quan trọng trong tế bào tảo như dầu tảo,
chất bột, protein. Do vậy, sinh khối vi tảo đã trở thành nguyên liệu quan trọng cho
sản xuất như biodiesel, etanol, green diesel, nhiên liệu phản lực sinh học (biojet).
Sinh khối còn lại có thể dùng làm thực phẩm, dược phẩm, thức ăn chăn nuôi, phân
bón...
Giống tảo được chọn để nuôi trồng phải được chọn lựa rất nghiêm ngặt và
phải có khả năng chống chịu được tạp nhiễm.
Sau đây là bảng so sánh năng suất thu hồi sinh khối từ các loại cây chứa dầu
và vi tảo:
Bùi Trọng Quí – 12BKTHH

Page 6


Luận văn thạc sĩ

GVHD: PGS.TS.Nguyễn Khánh Diệu Hồng

Bảng 1.1. Năng suất thu sinh khối của các cây lấy dầu [14]
STT

Sinh khối

Năng suất (tấn/ha/năm)


1.

Đậu nành

1-2,5

2.

Cây cải dầu

3

3.

Dầu cọ

19

4.

Jatropha

7,5-10

5.

Vi tảo

14-255


Từ bảng trên cho thấy sinh khối vi tảo thu được là rất lớn so với các loại cây
khác, do đó nó là một tiềm năng mạnh cho nguồn sản xuất nhiên liệu sạch trong
tương lai. Một nghiên cứu của tác giả [2] cho biết tảo diatom có thể cho năng suất
thu dầu lên tới 46 tấn dầu/ha/năm
1.1.3.1. Các loại tảo sử dụng để sản xuất nhiên liệu sinh học
Có rất nhiều loại tảo khác nhau, phụ thuộc vào điều kiện khí hậu và mục đích
sử dụng mà chọn loại vi tảo phù hợp, được trình bày bảng 1.2.

Loại tảo

Năng suất chất béo thu
được

Botryococcus

Thành phần dầu (% trọng
lượng khô)
25-75

Chlorella sp

28-32

42,1

Crypthecodinium cohnii

20 -51,1

-


Dunaliella tertiolecta

16,1- 71,0

-

Dunaliella salina

>20

116,0

Isochrysis sp

37,8

Monallanthus salina

25–33
20,0–22,0

Nannochloropsis sp.

31-68

37,6–90,0

Bùi Trọng Quí – 12BKTHH


-

-

Page 7


Luận văn thạc sĩ

GVHD: PGS.TS.Nguyễn Khánh Diệu Hồng

Nannochloris sp

20- 35

60,9–76,5

Neochloris oleoabundans

35-54

90,0–134,0

Nannochloropsis oculata
Phaeodatylum
tricornutum

22,7–29,7

84,0–142,0


20-30

44,8

Schizochytrium sp.
Skeletonema costatum

50-77
13,5–51,3

17,4

Bảng 1.2. Một số vi tảo chứa dầu [18,32]
Từ bảng ta thấy vi tảo Botryococcus và Dunaliella tertiolecta, Schizochytrium
sp là chủng vi tảo mà có hàm lượng dầu cao nhất. Vì thế các nhà khoa học trên thế
giới tập trung đã nghiên cứu thác loại vi tảo này để cho năng suất thu hồi dầu
biodiesel là cao nhất.
a) Tảo Botryococcus:

Hình 1.1. Ảnh kính hiển vi tảo Botryococcus
Tảo Botryococcus chứa 75% hydrocacbon của trọng lượng chất khô, có thể
biến chế thành etanol. Môi trường chuyên biệt được dùng để nuôi tảo Bb là chiếu
sáng với cường độ 1,2 ± 0,2 flux, nhiệt độ ủ từ 27-300C, chu kỳ chiếu sáng ngày
đêm là 16:8 và khi bổ sung 85 mM NaCl thì lượng hdrocarbon của tảo thu được cao
nhất [5,29]. Có sự gia tăng về sinh khối đến 1,3 lần khi nuôi tảo Bb trong môi
trường cải tiến có bổ sung CO2 2% và kéo theo đó là sự gia tăng các hydrocarbon
Bùi Trọng Quí – 12BKTHH

Page 8



Luận văn thạc sĩ

GVHD: PGS.TS.Nguyễn Khánh Diệu Hồng

trong dầu ép tảo. Mặc dù có hàm lượng hydrocarbon rất cao nhưng hiện nay trên thế
giới vẫn chưa thể sản xuất thành công biodiesel từ giống tảo này. Nguyên nhân
chính do chưa tìm được loài tảo phù hợp, quy trình sản xuất chưa ổn định, hiệu suất
thu sinh khối thấp nên giá thành sản phẩm còn khá cao [30].
b) Dunaliella tertiolecta
Khả năng thích ứng môi trường của vi tảo D. Tertiolecta là rất cao, sống
được trong điều kiện nước mặn hàm lượng muối lớn hơn 32 % từ nước biển thông
thường cho đến vùng biển chết. Môi trường nuôi cấy ảnh hưởng sự phát triển và
trao đổi chất trong quá trình nuôi tảo, vì thế ảnh hưởng của nguồn ánh sáng, mật độ
sáng, nồng độ CO2, chu kì quang hợp đến vi tảo Dunaliella tertiolecta (D.tertiolecta
) được các nhà khoa học nghiên cứu rất kĩ. Tiến hành nuôi cấy tảo trong 3 loại đèn
ánh sáng khác nhau: đèn đỏ LEDs, đèn LEDs trắng, và đèn huỳnh quang, kết quả
cho thấy:
-

Nếu tăng nguồn ánh sáng, mật độ sáng thì ảnh hưởng đến chất lượng
sinh khối cũng như tốc độ phát triển của tảo D.tertiolecta.

-

Nguồn sáng và mật độ sáng khác nhau cũng không ảnh hưởng đáng kể
đến thành phần FAME trong tảo D.tertiolecta.

-


Metyl linolenic và metyl pamitic là thành phần FAME chính trong
D.tertiolecta.

1.1.3.2. So sánh năng suất thu dầu với các loại dầu khác
Tảo cho sản lượng biodiesel cao nhất. Một mẫu tảo có thể sản xuất lượng dầu
gấp 250 lần so với đậu tương. Trong thực tế, sản xuất biodiesel từ tảo có thể đủ thay
thế cho lượng xăng chạy ô tô hiện nay.
Tại sao phải chọn loại vi tảo để tạo nhiên liệu sinh học?
-

Vi tảo không yêu cầu nước sạch, chúng có thể sống trong nước bẩn. Do
đó không ảnh hưởng đến nguồn nước sạch

Bùi Trọng Quí – 12BKTHH

Page 9


Luận văn thạc sĩ
-

GVHD: PGS.TS.Nguyễn Khánh Diệu Hồng

Nơi nuôi tảo thường đặt ở gần biển nơi đất không trồng cây lương thực
được nên không ảnh hưởng đến đất nông nghiệp.

-

Các nhà máy nhiệt điện thông thường đặt tại gần biển, thuận lợi cho việc

nuôi tảo

-

Hàm lượng dầu trong tảo biển là lớn nhất so với các loại cây thông
thường

-

Vi tảo hoạt động trên nguyên lí quang hợp- chuyển đổi năng lượng mặt
trời và khí CO2 thành dầu sinh học để sản xuất NLSH và thực phẩm chức
năng.

-

Giảm khí thải CO2 trong khí quyển.

-

So với cây dầu khác, vi tảo phát triển cực kỳ nhanh chóng. Vi tảo sinh
khối tăng gấp đôi trong vòng 24h. Trong điều kiện tăng trưởng thích hợp,
với ánh nắng đầy đủ và nguồn dinh dưỡng, sinh khối tăng gấp đôi thời
gian ngắn nhất là 3,5 giờ [27]

-

Diện tích đất canh tác cần thiết cho vi tảo nhỏ hơn nhiều so với cây dầu
[27]

Trên cùng một đơn vị diện tích, lượng dầu mà tảo tạo ra nhiều gấp 30 lần

lượng dầu từ đậu nành. Đồng thời tảo có thể tăng khả năng sản xuất dầu bằng cách
bổ sung khí CO2 trong quá trình nuôi trồng hoặc sử dụng các môi trường giàu chất
hữu cơ (như nước thải) để phát triển. Điều này vừa tạo ra NLSH, vừa làm giảm
lượng CO2 cũng như làm sạch môi trường.
Bảng 1.3. So sánh năng suất thu được từ các cây lấy dầu khác nhau [32]
Cây lấy dầu

Năngsuất

Diện tích đất cần thiết

Năng suất biodiesel

(L/ha/năm)

(m2 năm/kg biodiesel)

(kg bio/ha năm)

Ngô

172

66

152

Đậu nành

636


18

562

Jatropha

741

15

656

Bùi Trọng Quí – 12BKTHH

Page 10


Luận văn thạc sĩ

GVHD: PGS.TS.Nguyễn Khánh Diệu Hồng

Cây cải dầu

974

12

862


Hoa hướng dương

1070

11

946

Cây dầu dừa

2689

99

54

Dầu cọ

5366

2

4747

Vi tảob

136900

0,1


121.104

Vi tảoc

58700

0,2

51.927

b: 70% dầu trong sinh khối
c: 30% dầu trong sinh khối
Từ bảng ta thấy sinh khối tảo tạo 1 lượng dầu lớn nhất trong các loại cây lấy
dầu. Ví dụ năng suất biodiesel từ dầu tảo đạt 58.700 L/ha ( vi tảo có 30% KL dầu)
lớn hơn nhiều so với cây cải dầu (chỉ đạt 974 L/ha), cũng như cây jatropha chỉ đạt
741 L/ha. Diện tích đất canh tác cần thiết cho vi tảo nhỏ hơn nhiều so với cây dầu
khác. Một nghiên cứu khác ở Trung Quốc cho thấy khoảng 0,2% tổng diện tích cây
trồng của Trung Quốc sẽ đủ để sản xuất sinh khối tảo có thể đáp ứng 50% nhu cầu
nhiên liệu vận tải mà các cây lấy dầu khác không đáp ứng được điều đó [27].
1.1.3.3. Tiềm năng, trữ lượng sinh khối vi tảo ở Việt Nam
Ở Việt Nam, từ năm 2009 chính phủ đã bắt đầu thực hiện chương trình Quốc
gia về phát triển NLSH đến 2015 và tầm nhìn đến năm 2025. Chương trình gồm
một số dự án như các dự án về xây dựng nhà máy sản xuất etanol sinh học từ sắn,
mía do PetroVietnam chủ trì đã được khởi công.
Theo kế hoạch công suất thiết kế 365.000 tấn/năm, có khả năng sản xuất
7.3x106 tấn xăng E5. Cùng trong năm 2009 chương trình nghiên cứu quy trình
công nghệ nuôi trồng và sản xuất vi tảo làm nguyên liệu cho sản xuất NLSH đã
được phê duyệt. Chương trình kéo dài 3 năm từ 2009-2011, do Viện Công nghệ
Sinh học, Viện Khoa học và CN Việt Nam chủ trì. Cho đến nay, chương trình đã và
đang thực hiện các nội dung nghiên cứu như sau:


Bùi Trọng Quí – 12BKTHH

Page 11


Luận văn thạc sĩ

GVHD: PGS.TS.Nguyễn Khánh Diệu Hồng

 Sàng lọc các chủng/loài vi tảo (cả nước mặn và nước ngọt) trong tập đoàn
giống của Việt Nam có hàm lượng carbonhydrate cao (làm nguyên liệu cho
etanol) hoặc giàu lipid và có thành phần axit béo phù hợp (làm nguyên liệu
cho diesel sinh học). kết quả sàng lọc cho thấy 1 số loài thuộc chi
Tetraselmis, Botryococus braunii , Chlorella và một số loài vi tảo dị dưỡng
khác là tiềm năng để trở thành nguồn nguyên liệu cho sản xuất NLSH ở Việt
Nam.
 Nuôi trồng và thu sinh khối một số loài tảo lựa chọn được trên qui mô lớn, cả
ở hồ và hệ thống bioreactor kín.
 Nghiên cứu giảm giá thành sản xuất sinh khối thông qua tối ưu hóa các quá
trình nuôi trồng, thu hoạch sinh khối, nhằm tạo ra nguyên liệu từ vi tảo có
giá cạnh tranh so với các loại nguyên liệu khác.
 Kết hợp sản xuất sinh khối và xử lý nước thải từ các làng nghề truyền thống
hoặc hấp thụ khí thải CO2 từ các nhà máy điện. Tối ưu hóa quá trình kết hợp
này vừa giảm giá thành sinh khối vừa giải quyết vấn đề môi trường. Sử dụng
các sản phẩm được loại ra trong quá trình sản xuất diesel sinh học (như
glycerol) làm nguồn cacbon để nuôi trồng các loài vi tảo giàu dinh dưỡng
khác làm thức ăn cho động vật nuôi.
 Phát triển qui trình chuyển hóa từ sinh khối tảo thành dầu tảo, sau đó thành
diesel sinh học. Thành phần axit béo ứng với mỗi loài vi tảo thường khác

nhau, dẫn đến qui trình chuyển hóa và chất lượng diesel sinh học ứng với
từng loại sinh khối cũng khác nhau. Tối ưu hóa qui trình chuyển hóa cũng là
yêu cầu để giảm giá thành diesel sinh học và nâng cao chất lượng của nhiên
liệu từ tảo.



Khả năng nuôi trồng tảo tại nước ta
Những kết quả nghiên cứu cho thấy tảo biển chlorella và botryococus

braunii có nhiều triển vọng ứng dụng tại Việt Nam, là nguồn sản xuất biodiesel
phong phú mà không xâm hại an ninh lương thực như những loại cây trồng lấy dầu
Bùi Trọng Quí – 12BKTHH

Page 12


Luận văn thạc sĩ

GVHD: PGS.TS.Nguyễn Khánh Diệu Hồng

biodiesel khác. Đặc biệt, tảo có thể tồn tại ở bất cứ nơi nào có đủ ánh sáng, kể cả
vùng hoang hoá, nước mặn, nước thải, lại có khả năng làm sạch môi trường nước
thải. Nghiên cứu sử dụng nguồn tảo giống Chlorella trong nước, được cung cấp từ
Khoa Thuỷ sản Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM, Khoa Thuỷ sản Trường ĐH Cần
Thơ và Trung tâm Quốc gia giống Hải sản Nam Bộ. Thí nghiệm cho thấy tảo
Chlorella cho dầu có màu vàng sậm, năng suất chuyển đổi dầu thành biodiesel là
97% sau 2 giờ phản ứng [35]. Trên thế giới, tảo Chlorella đã được nhiều tác giả
nghiên cứu để sản xuất nhiên liệu biodiesel sinh học. Ý tưởng sản xuất Biodisel từ
vi tảo có từ lâu. Năm 1994, Roessler và cộng tác viên đã nghiên cứu sản xuất

biodiesel từ vi tảo, sau đó nhiều tác giả khác đã nghiên cứu.

Hình 1.2. Tảo được nuôi trong phòng thí nghiệm
Hàm lượng dầu trong tảo tính trung bình trên thế giới trong khoảng 15 ÷
77% tuỳ loài. Qua thí nghiệm của nhóm nghiên cứu Trường ĐH Nông Lâm cho
thấy, hàm lượng dầu ở tảo tại VN còn thấp, cần có những bước cải tiến để nâng hàm
lượng dầu lên.
Nên có hướng đề nghị nhập các giống tảo hàm lượng dầu cao để các đơn vị
thuỷ sản nghiên cứu triển khai nuôi trồng các vùng ngập mặn, hoang hoá. Đồng thời
cần nghiên cứu ứng dụng các thiết bị nuôi quang hợp, chiết tách dầu để tự chế tạo,
giảm giá thành sản xuất biodiesl trong tương lai.

Bùi Trọng Quí – 12BKTHH

Page 13


Luận văn thạc sĩ

GVHD: PGS.TS.Nguyễn Khánh Diệu Hồng

1.1.3.4. Thành phần hóa học của dầu vi tảo
Hàm lượng chất béo và axit béo trong dầu vi tảo là khác nhau ở mỗi loài, tùy
thuộc vào điều kiện nuôi cấy. Một số báo cáo đã so sánh thành phần hóa học của
dầu vi tảo trong 2 điều kiện nuôi cấy khác nhau : nuôi cấy trong điều kiện tối ưu và
điều kiện không thích hợp (điều kiện stress). Trong điều kiện nuôi trồng tối ưu hàm
lượng axit béo được tổng hợp trong tảo ít hơn trong môi trường stress. Thành phần
axit béo gồm các chuỗi cacbon từ C10-C14, có chuỗi dài hơn C16-C18, thậm chí
chuỗi dài hơn nữa C ≥ 20 được trình bày ở bảng 1.4.
Trong dầu vi tảo chứa những hợp chất sau :


 Ete Lipid và tryglyxerit

Bùi Trọng Quí – 12BKTHH

Page 14


Luận văn thạc sĩ

GVHD: PGS.TS.Nguyễn Khánh Diệu Hồng

Những chất phức tạp này có trong dầu tảo sẽ làm cho dầu tảo có độ nhớt cao,
độ nhớt dầu tảo tại 40OC đạt 9,8 cst, ảnh hưởng không tốt đến khả năng phun
nhiên liệu của động cơ, dễ làm tắc nghẽn động cơ.

 Axit béo
O

OH

C 16:0 axit palmitic
O
C 16:3 axit Hexandecantrienoic

OH
O
OH

C18:0 axit Stearic

O
C18:3 axit Gama-linolenic

Bùi Trọng Quí – 12BKTHH

OH

Page 15


Luận văn thạc sĩ

GVHD: PGS.TS.Nguyễn Khánh Diệu Hồng
o
C 2 0 :0 a x it A ra c h id ic

OH

O
C 2 2 :0 A x it b e h e n ic

OH

 Các hydrocabon anken, dien, trien

Trong dầu tảo thành phần hóa học là các hydrocacbon không phân nhánh, là
nguyên liệu tốt cho sản xuất nhiên liệu. Ngoài ra trong tảo có nhiều axit béo không
no như α-linolenic, axit eicosapentaenoic( EPA) và axit docosaesaenoic (DHA)... là
những chất bổ dưỡng dùng tổng hợp dược phẩm và thực phẩm..... Sinh khối vi tảo
dư sau khi được tách thành dầu tảo có 46% cacbon (C), 10% nitrogen (N) và 1%

photpho( P) được dùng để làm thức ăn chăn nuôi hoặc phân hủy kị khí làm phân
bón hóa học....[31]
a)

Thành phần các axit béo:

Việc nuôi trồng khác nhau sẽ cho dầu tảo có hàm lượng lipid và axit béo
khác nhau. Trong dầu tảo chứa cả axit béo no lẫn axit béo không no. Thành phần
hóa học của axit béo trong dầu tảo bao gồm [2]:

Bùi Trọng Quí – 12BKTHH

Page 16


Luận văn thạc sĩ

GVHD: PGS.TS.Nguyễn Khánh Diệu Hồng

Bảng 1.4. Thành phần các loại axit béo trong dầu vi tảo[2]
Axit béo
Oleic (18:1)
Palmitic (16:0)
Stearic (18:0)
iso-17:0
Linoleic (18:2)

Thành phần %
36
15

11
8,4
7,4

Một nghiên cứu khác cũng xác định thành phần axit béo trong dầu tảo như sau [31]:
Bảng 1.5. Thành phần axit béo trong dầu vi tảo [31]
Axit béo
Palmitic
Palmitoleic
Stearic
Oleic
Linoleic
Linolenic

Công thức
16:0
16:1

Thành phần
(KL/ tổng chất béo)
12–1
55–7

18:0

1–2

18:1

58–60


18:2

4–20

18:3

14–30

Từ hai bảng trên ta thấy hàm lượng axit béo không no trong dầu tảo chiếm chủ
yếu chẳng hạn như palmitoleic(16:1), oleic (18:1), linoleic (18:2) và axit (18:3) còn
axit béo no như axit palmitic (16:0) và stearic (18:0) thì chiếm 1 lượng nhỏ. Đối với
vi tảo cụ thể sẽ cho thành phần khác nhau, ví dụ như: vi tảo Chlorococcum sp. Có
C18:1 (63%KL), C16:0 (~ 19%KL), C18:2 (~4%KL), C16:1(4% KL) và C18:0 (~
3%KL).
Theo tác giả [19] phân tích rằng trong dầu tảo không chỉ có riêng axit béo mà
còn có chất béo (chất béo no lẫn chất béo không no) còn được gọi là
“glicerolipid”.Một nghiên cứu cho thấy glicerolipid C18:1 chiếm 60%; 20% là
Bùi Trọng Quí – 12BKTHH

Page 17


Luận văn thạc sĩ

GVHD: PGS.TS.Nguyễn Khánh Diệu Hồng

C18:0; 15% C16:0; và 5% là C14:0. Còn theo tác giả [13] thì trong dầu vi tảo D.
tertiolecta có metyl linolenic and metyl palmitic là thành phần chính của FAME. Do
đó D. Tertiolecta sẽ là nguồn nguyên liệu cho sản xuất biodiesel

Bảng 1.6. Thành phần hóa học của tảo tính trên một đơn vị tảo khô (%)
Strain (loài tảo)
Protein Carbohydrates
Scenedesmus
50-56
10-17
obliquus
Scenedesmus
47
quadricauda
Scenedesmus
8-18
21-52
dimorphus
Chlamydomonas
48
17
rheinhardii
Chlorella vulgaris
51-58
12-17
Chlorella
57
26
pyrenoidosa
Spirogyra sp.
6-20
33-64
Dunaliella bioculata
49

4
Dunaliella salina
57
32
Euglena gracilis
39-61
14-18
Prymnesium
28-45
25-33
parvum
Tetraselmis
52
15
maculata
Ngoài ra theo nghiên cứu của tác giả [2] thành

Lipids
12-14

Axit Nucleic
3-6

1.9

-

16-40

-


21

-

14-22
2

4-5
-

11-21
8
6
14-20
22-38

1-2

3

-

phần axit béo trong dầu tảo

khác nhau sẽ khác nhau được trình bày ở bảng 1.7.
Bảng1.7. Thành phần các axit béo trong dầu tảo
Axit béo trong dầu
Axit no
Axit không no


Cladophora fracta
12,5± 0,7
33,7± 1,6

Chlorella protothecoides
10,8±0,6
24,1±1,2

50,9± 1,9

62,8±2,5

3,6± 0,3

2,6± 0,2

(1 nối đôi)
Axit không no
(nhiều nối đôi)
Axit tự do

Bùi Trọng Quí – 12BKTHH

Page 18


Luận văn thạc sĩ

GVHD: PGS.TS.Nguyễn Khánh Diệu Hồng


Từ bảng trên ta thấy lượng axit không no trong dầu tảo là rất nhiều, điều này
làm giảm tính ổn định đến biodiesel [2].
b) Ảnh hưởng của thành phần hóa học đến chất lượng của biodiesel thu
được
Nhìn chung trong vi tảo chứa nhiều axit béo, ví dụ như vi tảo Botryococcus
braunii, the Chlorellas chứa chủ yếu axit có hydrocacbon từ C16-C18, là thành phần
cho sản xuất biodiesel. Tuy nhiên lượng axit béo không no chiếm rất nhiều
Axit béo trong dầu tảo có 2 loại: no và không no. Trong dầu tảo có axit không
no (C16:2); (C18:2) và (C18:3) chiếm hàm lượng lớn, điều này làm giảm tính ổn
định của biodiesel. Tuy nhiên axit không no đa (có nhiều hơn 2 nối đôi) làm cho
điểm nóng chảy thấp hơn rất nhiều so với axit có 1 nối đôi và axit no. Vì thế dầu tảo
thích ứng rất tốt ở các nước ở xứ lạnh so với các loại dầu biodiesel từ thực vật khác
[2]. Ngoài ra trong dầu tảo có chứa các hợp chất phức tạp ,nhiều hydrocabon, phân
nhánh (như alkadienyl-o- alkadienyl ete, alkadienyl-o-bitryalyl ete...) làm cho
biodiesel từ dầu tảo có độ nhớt cao, ảnh hưởng đến khả năng phun nhiên liệu của
động cơ, nhiên liệu khó cháy ,cháy không đều.
Hàm lượng lipid và axit béo khác nhau tùy thuộc vào điệu kiện nuôi cấy tảo
khác nhau. Do đó trong một số trường hợp để hàm lượng lipid được nâng cao ta nên
điều khiển khí nitơ (không có nitơ) và một số điều kiện khác. Vậy loài tảo nào cho
biodiesel là tốt nhất? Không có một chủng hay một loài tảo cụ thể. Tuy nhiên tảo
cát (diatom) và tảo xanh thì tạo một cơ sở đầy hứa hẹn. Ví dụ như vi tảo
Scenedesmus dimorphus thuộc loại tảo xanh Chlorophyceae, và vi tảo Dunaliella
tertiolecta cũng rất thích hợp để sản xuất biodiesel

Bùi Trọng Quí – 12BKTHH

Page 19



Luận văn thạc sĩ

GVHD: PGS.TS.Nguyễn Khánh Diệu Hồng

1.2. QUÁ TRÌNH CHUYỂN HÓA DẦU TẢO THÀNH BIODIESEL
1.2.1. Khái quát chung
Thu hoạch sinh khối tảo và tách dầu từ sinh khối, theo kiểu truyền thống là ly
tâm, tách phần nổi, tách phần kết lắng, lọc màng hoặc dùng sóng siêu âm là các quá
trình tiêu hao nhiều năng lượng nhất, chiếm phần chủ yếu trong giá thành sản phẩm
(chiếm đến 30% tổng chi phí). Hầu hết việc trích ly dầu tảo đều nhằm tạo biodiesl
[2]. Để giảm chi phí thu hoạch tảo và chiết tách dầu, chuyển hóa sang NLSH là mục
tiêu để giảm giá thành của nhiên liệu nguồn gốc từ tảo.
Như đã biết công nghệ pha loãng, tạo vi nhũ tương, nhiệt phân, este hóa là
bốn công nghệ để giải quyết vấn đề độ nhớt cao [2]. Mà Biodiesel từ dầu tảo là
monoankyl este của dầu thực vật, thông thường dầu thực vật có độ nhớt gấp 10- 17
lần so với dầu khoáng, nhưng khi tổng hợp thành biodiesel từ quá trình este hóa thì
độ nhớt đạt tương đương với dầu diesel khoáng [2]. Do đó mục đích của quá trình
este hóa cũng là làm giảm độ nhớt của dầu [2]. Độ nhớt động học của sản phẩm este
hóa (metyl este) thay đổi từ 3,23 – 5,61mm2/s. Tác nhân phản ứng trao đổi este là
các alcol khác nhau, nhưng thông thường hay sử dụng metanol [2]. Metanol có công
thức CH3OH, là rượu đầu tiên của dãy no, phân cực. Vì gốc CH3 có khối lượng nhỏ
nên metyeste tạo ra có tỉ trọng nhỏ hơn nhiều so với pha glixerin, là cho sản phẩm
dễ phân lớp và tách biodiesel dễ dàng. Thông thường metanol/dầu thích hợp là 6/1
đến 9/1 (dư metanol để phản ứng theo chiều thuận). Metanol rẻ tiền, dễ kiếm tuy
nhiên rất độc.
1.2.2. Bản chất hóa học
1.2.2.1.

Phản ứng trao đổi este


a/ Định nghĩa:
Phản ứng trao đổi este là phản ứng trao đổi este giữa phân tử triglyxerit (trong
dầu thực vật hoặc mỡ động vật) với rượu no, đơn chức, mạch ngắn (thường là
CH3OH hoặc C2H5OH) để tạo ra một este mới và glyxerin. Ưu điểm của phương
Bùi Trọng Quí – 12BKTHH

Page 20


×