Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

Một số chỉ số sinh học của học sinh trung học phổ thông Dân tộc Mông và Dân tộc Nùng huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.38 MB, 90 trang )

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2

MỘT SỐ CHỈ SỐ SINH HỌC CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC
PHỔ THÔNG DÂN TỘC MÔNG VÀ DÂN TỘC NÙNG
HUYỆN BẮC HÀ, TỈNH LÀO CAI

Chuyên ngành: Sinh học thực nghiệm
Mã số: 60 42 01 14

LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC

Người hướng dẫn khoa học

TS. ĐỖ HỒNG CƢỜNG

Hà Nội - 2013


2

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Một đất nước có phát triển hay không, có nhiều yếu tố để quyết định
nhưng con người chiếm một vai trò quan trọng. Con người là nguồn tài nguyên
quý báu quyết định sự phát triển của đất nước, trong đó sức khỏe vừa là tài sản,
vừa là niềm hạnh phúc lớn nhất của mỗi cá nhân cũng như toàn xã hội. Cho
nên đầu tư chăm sóc sức khỏe cho con người chính là góp phần đầu tư cho sự
phát triển kinh tế xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống của mỗi người.


Năm 1975, cuốn sách “Hằng số sinh học người Việt Nam” [68] do
Nguyễn Tấn Gi Trọng làm chủ biên, được xuất bản lần đầu tiên ở nước ta.
Năm 2003, cuốn “Các giá trị sinh học người Việt Nam bình thường thập kỉ 90
– thế kỉ XX” [4] được Bộ Y tế xuất bản. Hai cuốn sách trên đã được các nhà
khoa học đón nhận và hoan nghênh vì đã đề cập đến hầu hết các giá trị sinh
học cơ bản của con người và đã được dùng làm tài liệu tham khảo cho nhiều
công trình khoa học trong và ngoài nước.
Trong những năm gần đây, hướng nghiên cứu về thể lực, trí tuệ con
người đã có điều kiện phát triển và trên thực tế phát triển rất mạnh mẽ. Kết
quả hàng trăm đề tài nghiên cứu [19, 22, 41, 43, 44, ...] đã được ứng dụng
trong sản xuất, đào tạo và chăm sóc sức khỏe nhân dân. Tuy nhiên, các công
trình nghiên cứu chủ yếu tập trung ở vùng thành thị và nông thôn, còn ở miền
núi và đặc biệt trên đối tượng dân tộc ít người thì chưa được quan tâm nghiên
cứu đúng mức.
Tại tỉnh Lào Cai nói chung, trong đó có huyện Bắc Hà nói riêng là nơi
có rất nhiều dân tộc ít người sinh sống như: dân tộc Mông, Nùng, Dao.... Được
sự quan tâm của chính quyền địa phương, các em được đầu tư cả về vật chất
lẫn tinh thần. Việc nghiên cứu hình thái, sinh lí trên đối tượng học sinh các dân
tộc ít người sẽ góp phần cung cấp dữ liệu mới làm cơ sở cho công tác chăm
sóc sức khoẻ, phát triển thể chất và đề ra hình thức, phương pháp giáo dục
thích hợp cho học sinh trên địa bàn nghiên cứu nói riêng và cả nước nói chung.


3

Ở Việt Nam số lượng các công trình nghiên cứu đánh giá về sự tăng
trưởng và phát triển cơ thể của học sinh trung học đã có nhiều [1, 22, 43...]
nhưng các công trình nghiên cứu các chỉ số sinh học của học sinh trung học
các dân tộc trên địa bàn tỉnh Lào Cai còn ít đặc biệt là trên học sinh các dân
tộc ít người còn hạn chế. Hơn nữa việc đào tạo, bồi dưỡng cho con em vùng

dân tộc miền núi nhằm mục đích để sau này chính các em quay về xây dựng
quê hương, thôn bản ngày càng giàu đẹp. Vì vậy, việc tìm ra những luận
chứng mang tính quy luật về sự phát triển của của thể trạng tầm vóc của học
sinh miền núi là một bài toán có ý nghĩa rất quan trọng trong lý luận và thực
tiễ

đó đưa ra được những phương pháp khoa học về cách sống, học tập,

rèn luyện nhằm giúp cho sự phát triển cơ thể các em được toàn diện hơn.
Chính vì lý do đó, tôi đã quyết định chọn và tiến hành nghiên cứu đề tài: “Một
số chỉ số sinh học của học sinh trung học phổ thông dân tộc Mông và dân
tộc Nùng huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai’’.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Xác định một số chỉ số sinh học của học sinh trung học phổ thông dân
tộc Mông và dân tộc Nùng trường THPT Bắc Hà I, THPT Bắc Hà II, huyện
Bắc Hà, tỉnh Lào Cai. Trên cơ sở đó tìm ra mối liên hệ giữa sự tăng trưởng về
hình thái và các chức năng sinh lý để có thể vận dụng vào quá trình đào tạo
con người phát triển một cách toàn diện góp phần vào việc nâng cao chất
lượng nguồn nhân lực.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu một số chỉ số sinh học (chiều cao đứng, cân nặng, vòng
ngực trung bình, chỉ số Pignet, chỉ số BMI của học sinh dân tộc Mông và
Nùng từ 16 - 18 tuổi.
- Nghiên cứu một số chỉ số chức năng sinh lý của học sinh dân tộc
Mông và Nùng từ 16 - 18 tuổi (chỉ số tuần hoàn, hô hấp).
- Nghiên cứu mối tương quan giữa một số chỉ số hình thái và chức năng
sinh lý của học sinh.


4


4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu gồm 661 học sinh THPT dân tộc Mông và
dân tộc Nùng của các trường:
- Trường trung học phổ thông Bắc Hà I.
- Trường trung học phổ thông Bắc Hà II.
Học sinh được nghiên cứu có sức khỏe tốt, trạng thái tâm sinh
lý bình thường, không có các dị tật bẩm sinh và bệnh mạn tính.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Các chỉ số hình thái của học sinh như chiều cao đứng, cân nặng,
vòng ngực trung bình dược xác định theo phương pháp dùng trong nghiên
cứu y, sinh học [35].
Phương pháp xác định các chỉ số tuần hoàn, hô hấp.
+ Các chỉ số tuần hoàn:
- Đo nhịp tim: Được xác định bằng ống nghe tim phổi.
- Đo huyết áp động mạch: Được xác định bằng phương pháp
Korotkov, dụng cụ đo là huyết áp kế đồng hồ.
+ Các thông số hô hấp: Các thông số hô hấp được đo tại phòng y
tế của các trường Trung học phổ thông bằng máy đo chức năng hô hấp
ST95 (phế dung kế) của hãng FUKUDA (Nhật Bản).
6. Những đóng góp của đề tài
- Xác định được thực trạng một số chỉ số sinh học của học sinh
trung học phổ thông dân tộc Mông và dân tộc Nùng huyện Bắc Hà, tỉnh
Lào Cai.
- Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể làm tài liệu tham khảo cho
các cơ quan chức năng như Sở GD – ĐT, Sở Y tế, Ban Dân tộc tỉnh Lào
Cai. Đồng thời các kết quả thu được trong đề tài có thể đóng góp vào sự
hiểu biết thêm các chỉ số sinh học người Việt Nam cũng như sử dụng
làm tài liệu tham khảo cho việc giảng dạy môn Sinh học trong các
trường phổ thông và các ngành nghề khác có liên quan.



5

NỘI DUNG
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Khái quát về sinh trƣởng và phát triển
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm sinh trưởng
Sinh trưởng là sự tăng kích thước, khối lượng và làm biến đổi hình thái
của cá thể. Sinh trưởng bao gồm sự phân bào tăng kích thước cơ thể và sự
phân hoá tế bào để thực hiện sự phân công chức năng trong cơ thể.
Quá trình sinh trưởng của cơ thể có thể nhanh hay chậm tùy theo từng
thời kỳ.Sự tăng trưởng về chiều dài của cơ thể người nhanh nhất lúc thai nhi
đạt 4 tháng tuổi và ở lứa tuổi dậy thì. Quá trình sinh trưởng nhờ ba cơ chế: sự
phân bào, sự phân hóa tế bào và sự phân bố tế bào.
Tốc độ sinh trưởng của các bộ phận, các cơ quan, các khác nhau trong
cơ thể là không giống nhau. Ở người, sau khi sinh, thân và các chi sinh trưởng
nhanh hơn đầu. Cụ thể tỷ lệ này ở trẻ sơ sinh là 1/4; ở trẻ 2 tuổi - 1/5; trẻ 6
tuổi - 1/6; trẻ 12 tuổi - 1/7 và ở người trưởng thành là 1/8 [42].
Trên thực tế hiện tượng tăng tốc sinh trưởng diễn ra ngay thời kỳ phôi
thai. Tốc độ sinh trưởng và tăng trọng cơ thể phụ thuộc vào các yếu tố xã hội
cũng như hoàn cảnh sống. Trong điều kiện khắc nghiệt, khối lượng và chiều
cao trung bình của cơ thể giảm đáng kể.
Tóm lại, tăng tốc sinh trưởng là hiện tượng sinh lý có liên quan mật
thiết với nhiều yếu tố khác nhau. Sự hiểu biết đúng đắn vấn đề này là cơ sở để
tổ chức công tác giáo dục trong nhà trường, đề ra các chế độ học tập, lao động
và nghỉ ngơi hợp lý nhằm nâng cao khả năng phát triển toàn diện về mặt thể
lực và trí tuệ ở trẻ em.



6

1.1.2. Khái niệm và đặc điểm phát triển
Trong sự phát triển bao hàm sự sinh trưởng. Cơ thể không phát triển
được nếu không qua sinh trưởng. Phát triển là quá trình biến đổi toàn diện về
mặt hình thái và chức năng theo từng giai đoạn của đời sống cá thể. Có thể
nói, phát triển là quá trình thay đổi về mặt chất lượng trong cơ thể [42]. Chính
sự thay đổi diễn ra trong quá trình phát triển làm cho sự tác động qua lại giữa
các hệ cơ quan trong cơ thể trở nên phức tạp hơn.
Hay nói cách khác, phát triển là sự tổng hợp những biến đổi liên tục về
chất, về hình thái và chức năng ở cơ thể từ lúc sinh ra đến khi chết đi. Như
vậy, trong sự phát triển đã bao hàm cả sự sinh trưởng. Cơ thể không thể phát
triển được nếu không qua sinh trưởng. Mặt khác, trong quá trình sinh trưởng,
không chỉ diễn ra những biến đổi về mặt cấu trúc mà có cả những biến đổi về
mặt sinh lý, quá trình biệt hoá các tế bào tạo thành các mô, các cơ quan đảm
nhiệm những chức năng khác nhau, đó chính là quá trình phát triển. Tóm lại,
sinh trưởng và phát triển là hai quá trình diễn ra song song với nhau, có liên
quan mật thiết với nhau giúp cơ thể tăng trưởng về tầm vóc và thể lực.
Tuy nhiên, sinh trưởng và phát triển không đồng nhất với nhau. Vì có
những giai đoạn sinh trưởng chậm, phát triển nhanh (hiện tượng còi cọc), lại
có những giai đoạn sinh trưởng nhanh, phát triển chậm.
1.1.3. Đặc điểm sinh trưởng và phát triển của trẻ em ở lứa tuổi THPT
Lứa tuổi học sinh THPT cũng được xếp vào nhóm tuổi dậy thì. Đây là
mốc đánh dấu sự trưởng thành về mặt sinh học của cơ thể. Dậy thì là quá trình
kéo dài khoảng 3- 4 năm và được chia làm hai giai đoạn: Giai đoạn tiền dậy
thì và giai đoạn dậy thì hoàn toàn. Ở tuổi dậy thì, dưới tác dụng của các
hormon tuyến yên và tuyến sinh dục, cơ thể trẻ diễn ra hàng loạt những biến
đổi về hình thể, sinh lý và tâm lý [ 9], [41], [43]. Cụ thể những biến đổi đó là:



7

Những biến đổi về mặt thể chất:
- Kích thước cơ thể tăng nhanh, sự tăng chiều cao ở lứa tuổi này chủ
yếu do các xương ống dài ra nhanh. Da thay đổi, hệ mao mạch dưới da phát
triển mạnh làm cho da trở nên hồng hào, đặc biệt là ở các em nữ. Tuyến mồ
hôi và tuyến nhờn phát triển làm tóc mượt mà. Có khi tuyến nhờn không thải
kịp các chất ra ngoài gây hiện tượng mụn trứng cá. Ngoài một số đặc điểm
chung kể trên, ở nam và nữ lứa tuổi dậy thì còn xuất hiện một số đặc điểm
giới tính [9].
+ Các dấu hiệu giới tính ở nữ gồm:
*

Phát triển nhanh cơ quan sinh dục ngoài, tuyến vú, lông mọc ở
mu và nách.

*

Khung xương chậu phát triển theo chiều ngang.

*

Mô mỡ dưới da phát triển và dày hơn tạo dáng mềm mại.

*

Thanh quản phát triển tạo giọng nói thanh và cao.

+ Các dấu hiệu giới tính ở nam gồm:

*

Phát triển các cơ quan sinh dục ngoài.

*

Xuất hiện lông ở mu và nách.

*

Cơ phát triển mạnh.

*

Vai rộng, xương hông hẹp và cao, tầm vóc to lớn.

*

Thanh quản nở rộng làm cho giọng nói trở nên vang và trầm.

Những biến đổi về mặt sinh lý:
- Sự phát triển nhanh và không cân xứng của hệ vận động làm cho sự
phối hợp các cử động chưa được tốt lắm, do đó động tác của trẻ thường lóng
ngóng, vụng về và thiếu chính xác.
- Sự phát triển mạnh của các mô, các cơ quan ảnh hưởng nhiều đến
hoạt động của hệ tim mạch. Kích thước của tim tăng nhanh nhưng hệ mạch
máu phát triển chậm nên huyết áp cao hơn bình thường. Nhịp tim không đều,


8


có lúc không đáp ứng đủ nhu cầu về máu của cơ thể. Vì vậy, trẻ thường nhanh
mệt mỏi khi làm việc, nhất là khi lao động nặng nhọc hoặc ở chỗ đông người.
- Tình trạng không cân xứng trong quá trình phát triển của hệ tim mạch
đã ảnh hưởng đến tuần hoàn não, có thể gây nên thiểu năng tuần hoàn não
nhất thời làm các tế bào thần kinh bị thiếu oxi. Vì vậy, trẻ ở giai đoạn này
thường kém tập trung tư tưởng, kém nhạy cảm và ảnh hưởng đến trí nhớ.
- Quá trình hưng phấn mạnh hơn quá trình ức chế nên trẻ trong lứa tuổi
này thường nóng tính, khả năng kiềm chế kém, phản ứng bộp chộp, thiếu
chính xác, cảm xúc hay thay đổi.
- Với các em nam, da bìu bắt đầu thẫm màu và nhăn lại, tinh hoàn to
lên, các ống sinh tinh tăng kích thước và bắt đầu sản sinh tinh trùng. Lần xuất
tinh đầu tiên thường rất đột ngột và nhiều em không nhận biết được. Ở giai
đoạn đầu, chất lượng tinh trùng kém nên khả năng thụ tinh chưa cao, nếu có
thụ tinh thì chất lượng thai nhi kém.
- Với các em nữ, buồng trứng và tử cung phát triển, vú và mông to lên,
các nang trứng phát triển mạnh và trưởng thành, có thể có hiện tượng kinh
nguyệt. Trong thời gian đầu, chu kỳ kinh nguyệt thường không đều, biểu hiện ở
sự không đều của độ dài chu kỳ kinh nguyệt, thời gian chảy máu và lượng máu.
Những biến đổi về mặt tâm lý:
- Các em trong lứa tuổi này có tâm lý “muốn làm người lớn”, thích
sống độc lập và có nhu cầu “tự khẳng định mình”.
- Do sự biến đổi về thể chất, sinh lý nên các em đã có sự quan tâm đặc
biệt đến bạn khác giới, nảy sinh mối quan hệ về giới tính, về tình dục.
1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của trẻ ở
lứa tuổi THPT
Tuổi dậy thì chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như:
- Các yếu tố bên trong:



9

+ Yếu tố giới tính: Các em nam có tuổi dậy thì muộn hơn so với các em
nữ. Theo Lê Nam Trà [65], nữ dậy thì sớm hơn nam khoảng hai tuổi.
+ Bệnh tật: Ảnh hưởng đến quá trình phát triển tuổi dậy thì đặc biệt là
khi trẻ mắc các bệnh như: viêm dạ dày, viêm hành tá tràng, suy tuyến giáp
bẩm sinh, basedow, lùn tuyến yên, béo phì, Achondroplasia (không tạo sụn)
hay trẻ sinh ra từ những bà mẹ phải dùng nội tiết tố khi mang thai. Ngoài ra
các bệnh di truyền hay bệnh do sai lệch nhiễm sắc thể như: hội chứng Down,
hội chứng Turner… cũng ảnh hưởng đến tuổi phát triển dậy thì.
- Các yếu tố bên ngoài: Nhiều yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến tuổi dậy
thì của bé gái (theo [54]), trong đó có các yếu tố sau:
+ Yếu tố môi trường, khí hậu: Khi điều kiện dinh dưỡng khác nhau các
em gái ở vùng cao có tuổi dậy thì muộn hơn các em ở vùng khác. Ánh sáng
cũng ảnh hưởng đến tuổi dậy thì. Các em gái bị mù thường có kinh nguyệt
sớm hơn các em gái bình thường.
+ Yếu tố chiến tranh: Những năm có chiến tranh các em gái xuất hiện
kinh nguyệt muộn hơn.
+ Yếu tố stress: Những em gái của gia đình có bố mẹ ly dị hoặc thường
xuyên mâu thuẫn có kinh nguyệt sớm hơn.
+ Điều kiện sống (đặc biệt là điều kiện kinh tế, điều kiện dinh dưỡng):
Các em gái của những gia đình khá giả có thời điểm xuất hiện tuổi dậy thì sớm
hơn các em gái của những gia đình có mức sống thấp, nhà nghèo, đông con.
1.2. Lƣợc sử nghiên cứu về hình thái- thể lực cơ thể ngƣời
1.2.1. Các vấn đề chung về hình thái –thể lực con người
Chỉ số sinh học của con người được đánh giá dựa trên nhiều chỉ số
khác nhau, nhưng chiều cao, cân nặng, vòng ngực là những chỉ số sinh học
được lựa chọn sớm nhất. Các chỉ số này được dùng để đánh giá sức khoẻ, tầm
vóc, sự tăng trưởng, phát triển và khả năng học tập, lao động của con người,



10

cũng như tốc độ tăng trưởng, đặc điểm di truyền của mỗi dân tộc và của từng
người từ khi sinh ra đến khi chết [63]. Từ ba chỉ số cơ bản trên có thể tính
thêm một số chỉ số khác biểu hiện mối liên quan giữa chúng như chỉ số
Pignet, BMI ...
Tầm vóc và thể lực là những khái niệm phản ánh cấu trúc tổng hợp của
cơ thể, đặc biệt có liên quan chặt chẽ đến khả năng lao động, sức lao động và
thẩm mỹ của con người. Vì vậy, các chỉ số này từ lâu đã được nhiều nhà khoa
học quan tâm [25].
Trong mối quan hệ giữa môi trường và sức khoẻ, các đặc điểm hình
thái thể lực được coi là thước đo một mặt về sức khoẻ, mặt khác về khả năng
lao động. Cùng với sự phát triển của Y học và Sinh học, các công trình nghiên
cứu hình thái thể lực được bắt đầu từ rất sớm trong lịch sử và đến nay vẫn là
vấn đề thời sự, khoa học về con người nên việc nghiên cứu hình thái thể lực
ngày càng phát triển mạnh mẽ [25].
Chiều cao đứng của cơ thể là dấu hiệu được nhận xét sớm nhất trong
hầu hết các lĩnh vực ứng dụng của nhân trắc học trước cả giai đoạn hình thành
khoa học nhân trắc. Ý nghĩa phổ biến hơn cả của chiều cao là ở chỗ được coi
như biểu hiện của thể lực và nó là một chỉ tiêu quan trọng trong công tác
tuyển chọn vào quân đội, tuyển học sinh, tuyển thợ [25].
Cân nặng cũng được khảo sát thường xuyên các nghiên cứu thể lực của
con người. Cân nặng gồm hai phần: Phần cố định chiếm 1/3 khối lượng cơ thể
gồm có xương, da, nội tạng, thần kinh…và phần không cố định chiếm 2/3
khối lượng cơ thể là khối lượng cơ, khối lượng mỡ và nước. Ở người trưởng
thành, sự tăng cân chủ yếu là tăng phần không cố định và có liên quan chặt
chẽ đến chế độ dinh dưỡng [17].
Vòng ngực cũng được coi là một đặc trưng cơ bản của thể lực. Những
người đầu tiên lưu ý đến số đo vòng ngực là các bác sĩ lâm sàng, ở đầu thế kỷ



11

XIX, khi họ nhận thấy có sự liên quan giữa mức độ phát triển của lồng ngực
với các bệnh hô hấp. Dần dần cuối thể kỷ XIX, vòng ngực trở thành chỉ tiêu
quan trọng trong các tuyển chọn binh lính và nhân công lao động ( theo [25]).
Trong khi tiếp tục khảo sát những đặc điểm hình thái có liên quan đến
việc đánh giá mức độ tăng trưởng và phát triển thể lực, người ta dần dần nhận
ra rằng ở mức độ khác nhau trong những hoàn cảnh khác nhau, với các loại
hình cơ thể khác nhau, các chỉ tiêu hình thái có tương quan theo nhiều mức
độ. Thể lực không chỉ thể hiện đồng nhất ở từng loại chỉ tiêu riêng rẽ, ngược
lại, là tổng hoà của một số yếu tố cấu thành. Người ta bắt đầu suy nghĩ đến
việc tính các chỉ số dựa trên một số chỉ tiêu quan trọng nhất. Và phương pháp
đánh giá thể lực bằng các chỉ số ra đời. Chỉ số thể lực là tổng hợp các tương
quan của các dấu hiệu nhân trắc được biểu thị dưới dạng công thức toán học.
Các chỉ số khác nhau bao gồm các dấu hiệu khác nhau [25].
Nhiều công trình nghiên cứu về thể lực đã cho thấy sự khác nhau giữa
trẻ em thành phố và trẻ em nông thôn, giữa nam và nữ. Trên thực tế sự phát
triển thể lực của trẻ em phụ thuộc rất nhiều yếu tố và là kết quả của sự tác
động qua lại giữa cơ thể và môi trường [44].
1.2.2. Nghiên cứu chỉ số hình thái – thể lực trên thế giới
Từ thế kỷ XVIII, Tenon coi cân nặng là một chỉ số quan trọng để đánh
gía thể lực (theo [27]). Sau này, các nhà giải phẫu học kiêm họa sỹ thời phục
hưng (Leonard de Vinci; Mikenlanggielo; Raphae) đã tìm hiểu rất kỹ cấu trúc
và mối tương quan giữa các bộ phậntrong cơ thể người để đưa vào tác phẩm
hội họa của mình. Mối quan hệ giữa hình thái với môi trường sống cũng đã
được nghiên cứu tương đối sớm mà đại diện cho nó là các nhà nhân trắc học
Ludman, Nold và Volanski (theo [27]).
Rudolf Martin, người đặt nền móng cho nhân trắc học hiện đại qua hai

tăc phẩm nổi tiếng “ Giáo trình về nhân trắc học’’ và “ Kim chỉ nam đo đạc cơ


12

thể và xử lý thống kê’’. Trong các công trình này, ông đã đề xuất một phương
pháp và dụng cụ đo đạc các kích thước của cơ thể, cho đến nay vẫn được sử
dụng [25]. Sau Rudolf Martin đã có nhiều công trình bổ sung và hoàn thiện
thêm các đề xuất của ông cho phù hợp vói từng nước.
Năm 1754, trong luận án tiến sĩ của mình, Christian Friedrich Jumpert
(Đức) đã trình bày các số liệu đo đạc về chiều cao, cân nặng và các đại lượng
khác của một loạt trẻ trai, trẻ gái và thanh niên từ 1- 25 tuổi tại các trại mồ côi
Hoàng gia ở Berlin và một số nơi khác trên nước Đức. Đây được xem là công
trình nghiên cứu cắt ngang đầu tiên về tăng trưởng ở trẻ em – phương pháp
được dùng phổ biến do có ưu điểm là rẻ tiền, nhanh, thực hiện được trên
nhiều đối tượng cùng một lúc (theo [75]).
Nghiên cứu dọc đầu tiên về chiều cao được Philibert Guénneau de
Monbeilard thực hiện trên con trai mình từ năm 1759- 1777. Trong 18 năm
liên tục, mỗi năm được đo hai lần, cách nhau 6 tháng (theo [65]). Sau đó có
nhiều công trình khác của Edwin Chadwick ở Anh, Carlschule ở Đức, H.P.
Bowditch ở Mỹ… Năm 1977, hiệp hội các nhà tăng trưởng học đã được thành
lập đánh dấu một bước phát triển mới của việc nghiên cứu vấn đề này trên thế
giới (theo [27]).
Một nghiên cứu dọc khá lớn khác của Bowditch H. P. (1840- 1911),
hiệu trưởng đầu tiên của trưởng đầu tiên của trường Đại học Harvard (Mỹ) đã
đưa ra chuẩn tăng trưởng của trẻ em Mỹ và lần đầu tiên sử dụng hệ thống
bách phân vị trong nghiên cứu tăng trưởng mà 15 năm sau Galton F. (Anh)
mới sử dụng (theo [65]).
Vòng ngực là chỉ số được nghiên cứu từ những năm 20 của thế kỷ XIX,
đến nay, vòng ngực đã trở thành một chỉ số quan trọng để đánh giá thể lực sau

chiều cao và cân nặng.


13

Tuy nhiên, việc đánh giá thể lực chỉ dựa trên một trong các chỉ số như
cân nặng, chiều cao hay vòng ngực đều không cho kết quả mong muốn. Vì
vậy người ta đã hợp nhất nhiều đại lượng tăng trưởng vào một chỉ số chung
để đánh giá thể lực như: chỉ số Broca, chỉ số Kaup, chỉ số Pignet, chỉ số
BMI… Nhìn chung, một chỉ số được xác định từ càng nhiều thông số khác
nhau thì càng chính xác nhưng việc đo đạc và tính toán càng cồng kềnh và
phức tạp. Do đó, tuỳ mục đích nghiên cứu mà các tác giả đã chọn các chỉ số
thích hợp đối với công việc của mình (theo [73], [76], [79]).
1.2.3. Nghiên cứu một số chỉ số hình thái – thể lực ở Việt Nam
Ở Việt Nam, nhân trắc học được bắt đầu từ những năm 30 của thế kỷ
trước tại Ban nhân trắc học thuộc Viện Viễn đông Bác Cổ. Kết quả nghiên
cứu nhân trắc đã được công bố trong công tình nghiên cứu của Viện giải phẫu
học, Đại học Y khoa Đông Dương 1936 – 1944.
Từ 1954 đến nay, đã có nhiều công trình của các tác giả nghiên cứu về
các đặc điểm sinh học của người Việt Nam. Năm 1975, cuốn “Hằng số sinh
học người Việt Nam” [68] do Nguyễn Tấn Gi Trọng làm chủ biên được xuất
bản. Trong công trình này, các tác giả đã tập hợp đầy đủ các chỉ số nhân trắc
ở trẻ em và người lớn theo từng lứa tuổi trong đó có lứa tuổi THPT.
Năm 1975, Võ Hưng và Cs nghiên cứu về hình thái, thể lực của một số
dân tộc thiểu số như Mông, Dao, Pathẻn..ở hai huyện Đồng Văn và Bắc
Quang thuộc tỉnh Hà Giang. Sau đó tác giả lại tiếp tục nghiên cứu một số đặc
trưng nhân chủng học của người Churu (1977) [28], người Chil [29] ở Lâm
Đồng. Năm 1986, Nguyễn Quang Quyền tiến hành nghiên cứu đặc điểm hình
thái của phụ nữ dân tộc Tày ở miền Bắc Việt Nam.
Năm 1989, Thẩm Thị Hoàng Điệp và cộng sự [22] đã nghiên cứu về sự

phát triển chiều cao, vòng đầu, vòng ngực của người Việt Nam từ 1- 55 tuổi ở
8 tỉnh thuộc ba miền của đất nước. Kết quả nghiên cứu cho thấy, các chỉ số


14

thu được trong công trình này đều cao hơn hẳn so với các kết quả nghiên cứu
trước đó.Các tác giả cho thấy chiều cao đứng ở trẻ em nam 16 – 18 tuổi tăng từ
159,94÷162,15cm; ở nữ tăng từ 151,5÷152,73 cm; vòng ngực của nam tăng từ
74,89÷77,9; ở nữ tăng từ 75,42÷79,09 cm. Như vậy chiều cao đứng ở nam vượt
hơn hẳn so với chiều cao đứng ở nữ, có lẽ do nam ở thời kỳ này đã bước vào
tuổi dậy thì. Theo khoa học, vì nam dậy thì muộn hơn nữ lên lứa tuổi 15 – 18
chiều cao đứng ở nam vượt hơn hẳn so với nữ. Trong khi đó, kích thước vòng
ngực của trẻ nữ luôn cao hơn trẻ nam, điều này phù hợp với sự xuất hiện các
đặc điểm sinh dục thứ cấp ở nữ khác với nam.
Năm 1992, Thẩm Thị Hoàng Điệp [21] nghiên cứu dọc đối với 31 chỉ
số nhân trắc của 100 học sinh phổ thông từ 6- 17 tuổi ở Hà Nội và đã đưa ra
kết luận: Chiều cao của nữ tăng tốt nhất ở tuổi 11-12, của nam ở tuổi 13- 15.
Cân nặng tăng mạnh nhất ở tuổi 13 đối với nữ, ở tuổi 15 đối với nam. Có sự
gia tăng về chiều cao và cân nặng theo thời gian trong giai đoạn này. Quy luật
phát triển các kích thước vòng gần giống nhau và gần giống quy luật phát
triển cân nặng, do đó khi nghiên cứu có thể dùng kích thước vòng thay thế
cho kích thước cân nặng hoặc ngược lại. Trong những năm 7- 8 tuổi nếu sự
tăng về chỉ số Pignet tốt thì khi lớn lên (15- 16 tuổi) thể lực của trẻ càng tốt,
điều này có ý nghĩa rằng cần chăm sóc trẻ ngay từ khi còn nhỏ.
Năm 1994, Trịnh Văn Minh, Trần Sinh Vương và cộng sự [49] đã
nghiên cứu một số chỉ tiêu nhân trắc của cư dân trưởng thành ( từ 16 tuổi trở
lên tại phường Thượng Đình, Định Công, Hà Nội) gồm 595 nam, 841 nữ. Kết
quả cho thấy về chiều cao trong mỗi giới đều có xu hướng tăng, trong đó nam
cao hơn nữ rõ rệt ở mọi lứa tuổi.

Năm 1995, Trần Đình Long và cộng sự [46] đã nghiên cứu trên nhóm
học sinh tuổi từ 6 đến 16 ở thị xã Thái Bình và nhận thấy: Từ 11- 14 tuổi thì
trẻ nữ vượt trội hơn trẻ nam về các kích thước nghiên cứu, còn từ 15- 16 tuổi


15

thì trẻ nam lại tăng vượt trẻ nữ, chỉ số BMI thấp, chỉ số Pignet cao do trong độ
tuổi này trẻ khá gầy, có xu hướng phát triển ưu thế về phần xương.
Trong thời gian từ năm 1994 đến năm 1996, các tác giả trên tiếp tục
nghiên cứu trên học sinh từ 6 đến 18 tuổi ở các trường nội ngoại thành Hà Nội
và rút ra kết luận: Từ 11- 13 tuổi, trẻ nữ phát triển vượt trội so với trẻ nam,
còn từ 14- 16 tuổi trẻ nam lại phát triển nhanh hơn trẻ nữ. Chỉ số cân nặng và
chiều cao đứng trong nghiên cứu này đã tăng hơn so với các nghiên cứu trước
vào năm 1975 và 1990 (cao hơn 3- 5cm, nặng hơn 2- 7kg). Điều này cho thấy,
có sự thay đổi tích cực về các chỉ số tầm vóc – thể lực ở trẻ em Việt Nam
trong thời gian gần đây (theo [9]).
Trong luận án tiến sĩ của mình Nguyễn Mạnh Cường [8] đã cho thấy
các chỉ số thể lực của học sinh vùng nông thôn ven biển Thái Bình đều tăng
dần theo lứa tuổi, có sự khác biệt theo các chỉ số nghiên cứu giữa nam và nữ.
Năm 1996, Phan Thị Sang [55] đã tiến hành nghiên cứu chiều cao và
cân nặng của 2269 nữ sinh Huế trong độ tuổi 9- 17 và cho thấy chiều cao tăng
nhanh từ 10- 12 tuổi, tăng mạnh ở 11- 12 tuổi (trung bình hàng năm tăng
5,95cm), cân nặng tăng dần từ 9- 11 tuổi, tăng mạnh nhất ở tuổi 12 (trung
bình hàng năm tăng 3,79kg).
Từ năm 1999 đến năm 2002, Trần Thị Loan nghiên cứu trên học sinh
Hà Nội từ 6 – 17 tuổi [44] đã nhận thấy các chỉ số hình thái gồm chiều cao
đứng, cân nặng, vòng ngực của học sinh lớn hơn so với kết quả nghiên cứu
của các tác giả từ thập kỷ 80 trở về trước và lớn hơn so với học sinh các tỉnh
Thái Bình, Hà Tây, ngoại thành Hải Phòng. Điều này chứng tỏ điều kiện sống

đã ảnh hưởng đến các chỉ số hình thái, thể lực của học sinh.
Trong quyển "Các giá trị sinh học người Việt Nam bình thường thập kỷ
90- thế kỷ XX" [4], các nghiên cứu cũng cho thấy ở lứa tuổi 16- 18 có sự khác
biệt khá rõ về sự tăng trưởng nhiều chỉ số hình thái – nhân trắc giữa nam và


16

nữ. Cụ thể là: Chiều cao đứng của nam tăng từ 160.29÷163,40 cm, của nữ
tăng từ 152,45÷152,77cm, cân nặng của nam tăng từ 45,33÷49,71 kg, của nữ
tăng từ 42,13÷43,84 kg, vòng ngực trung bình của nam tăng từ 71,44÷75,08
cm, của nữ tăng từ 69,18÷72,61 cm, vòng cánh tay phải co của nam tăng từ
23,13÷25,71 cm, của nữ tăng từ 22,48÷23,87 cm. Công trình cũng đã nghiên
cứu một số chỉ số nhân trắc của trẻ lứa tuổi 16 - 18 và cho thấy chỉ số BMI ở
nam tăng từ 17,67÷18,64, ở nữ tăng từ 18,14÷19,05, còn chỉ số Pignet ở nam
giảm từ 43,29÷41,27, ở nữ giảm từ 41,19÷36,35. Chỉ số QVC ở nam giảm từ
16,63÷11,44, ở nữ giảm từ 9,05÷6,04.
Năm 2006, Trung tâm Tâm lý học và sinh lý lứa tuổi thuộc Viện chiến
lược và chương trình giáo dục [61] đã tiến hành nghiên cứu các chỉ số cơ bản
về sinh lý và tâm lý của 12 824 học sinh phổ thông từ 8- 20 tuổi. Kết quả
nghiên cứu về chiều cao đứng cho thấy: Học sinh nam lứa tuổi 11- 15 và nữ ở
mọi lứa tuổi (trừ 16 và 18 tuổi) đã thoát khỏi trạng thái còi cọc. Các số liệu
về cân nặng cho thấy: Bên cạnh những trẻ nhẹ cân đã xuất hiện những trẻ có
dấu hiệu béo phì, đặc biệt là các trẻ ở thành phố lớn. Như vậy, đã có sự
chuyển biến tích cực về mặt thể lực của học sinh trong giai đoạn hiện nay.
Đồng thời, các tác giả cũng lưu ý đến BMI ở học sinh nông thôn và nhậ thấy
tình trạng dinh dưỡng ở nông thôn còn hạn chế.
Những nghiên cứu ở các dân tộc khác nhau, có điều kiện sống khác
nhau cho thấy sự khác biệt về chủng tộc cũng là yếu tố tác động đến hình thái,
thể lực của học sinh [52]. Nguyễn Quang Mai và cộng sự [48] năm 1998 đã

nghiên cứu trên nữ sinh các dân tộc ít người cho thấy: chiều cao, cân nặng
trung bình của nữ sinh các dân tộc thiểu số thấp hơn nứ sinh ở vùng đồng
bằng và thành thị.
Đào Mai Luyến [47], năm 2000 nghiên cứu thể lực của người Êđê và
người Kinh định cư ở Đắc lắc cho thấy hình thái thể lực của người Êđê tốt


17

hơn của người Kinh. Tác giả cho đây là điểm khác biệt mang tính dân tộc và
do môi trường sống ảnh hưởng nhất định đến khả năng tăng trưởng của các
chỉ số hình thái.
Nguyễn Thị Bích Ngọc (2008) [53], nghiên cứu trên học sinh dân tộc
Sán Dìu từ 11 - 17 tuổi. Kết quả nghiên cứu của tác giả cho thấy, các chỉ số
sinh học của học sinh dân tộc Sán Dìu tăng dần theo tuổi, tốc độ tăng không
đều. Các chỉ số sinh học của học sinh dân tộc Sán Dìu thấp hơn so với học
sinh dân tộc Kinh ở thành thị và nông thôn.
Năm 2008, Đỗ Hồng Cường [9] nghiên cứu các chỉ số chiều cao, cân
nặng của các học sinh THCS ở tỉnh Hoà Bình thuộc các dân tộc: Mường,
Thái, Kinh, Tày, Dao và nhận thấy các em sống ở vùng đồng bằng, thành phố
và thị trấn có các chỉ số trên cao hơn so với các em sống ở vùng sâu, vùng xa
có điều kiện kinh tế kém phát triển hơn.
Năm 2010, Hoàng Quý Tỉnh [66] đã tiến hành nghiên cứu một số đặc
điểm hình thái cơ thể trẻ em người dân tộc Thái, Mông, Dao ở tỉnh Yên Bái
và các yếu tố liên quan đã cho thấy, các chỉ số sinh học của trẻ em các dân tộc
nghiên cứu thể hiện tính quy luật phát triển cơ thể của người Việt Nam. Tuy
nhiên, chế độ dinh dưỡng có ảnh hưởng đến chiều cao, cân nặng của trẻ em,
điều này thể hiện ở chỗ tỉ lệ suy dinh dưỡng thể còm, còi và nhẹ cân còn cao
ở trẻ em các dân tộc nghiên cứu.
Nhìn chung, các nghiên cứu gần đây của học sinh, sinh viên và thanh

niên Việt Nam đều cho thấy sự tăng lên đáng kể so với các số liệu từ những
nghiên cứu trước đó. Đặc biệt từ sau năm 1975 đến nay, tình hình kinh tế, văn
hoá và xã hội của nước ta có nhiều thay đổi theo chiều hướng tốt nên chắc
chắn đã ảnh hưởng đến tầm vóc, sức khoẻ của con người Việt Nam. Học sinh
thành phố thường có các chỉ số nhân trắc tốt hơn các em ở vùng nông thôn và
miền núi [12]. Điều này có thể giải thích bằng sự khác biệt về chất lượng cuộc


18

sống ở hai vùng khác nhau. Do điều kiện sống ở thành phố được cải thiện nên
học sinh thành phố thường có chiều cao, cân nặng tốt học sinh nông thôn và
miền núi cùng lứa tuổi [42].
1.3. Nghiên cứu một số chức năng sinh lý
1.3.1. Tổng quan về một số đặc điểm chức năng sinh lý
Trong các loại chức năng sinh lý phải kể đến chức năng sinh lý của phổi.
Các trị số thể tích phổi phụ thuộc và nhiều yếu tố như: yếu tố thể chất (tuổi, giới
tính, chiều cao), trình độ văn hoá, tâm lý, lối sống [18]. Người ta gọi các thông
số hô hấp là loại thông số phụ thuộc vào đối tượng (subject dependent) hoặc
phụ thuộc vào sự nỗ lực của đối tượng (effort dependent) (theo[18]).
Dung tích sống (VC: Vital capacity), là lượng khí sau khi đã hít vào tận
lực rồi thở ra hết sức, đây là thể tích khí qua miệng từ vị trí hít vào hoàn toàn
đến vị trí thở ra hoàn toàn. Dung tích sống thở mạnh (FVC: Forced expiratory
volume), là dung tích sống được đo bằng phương pháp thở ra mạnh, đối tượng
hít vào cho đến vị trí hít vào hoàn toàn, rồi thở ra một hơi mạnh hết sức,
nhanh hết sức và liên tục đến khi kết thúc ở vị trí thở ra hoàn toàn. Ngoài ra
người ta còn tính được các chỉ số như Tiffeneau, Gaensler, Demeny dựa vào
các chỉ số VC, FVC, FEV1 và cân nặng.
Ở người Việt Nam, có những thông số hô hấp thấp hơn của người Âu Mỹ như: dung tích sống, các thể tích hô hấp, biến thiên dung tích sống theo
chiều cao, độ dẻo phổi ngực, hệ số sử dụng ôxi, các dự trữ hô hấp động và

tĩnh, các lưu lượng tối đa. Điều này có được không phải do thể lực người Việt
Nam yếu mà do cơ thể người Việt Nam nhỏ và mảnh dẻ [17].
Lại có những thông số hô hấp cao hơn người Âu - Mỹ đã được phát triển
ý nghĩa chủ yếu không phải là chỉ tiêu của thể lực khoẻ hơn Âu - Mỹ, mà chủ
yếu là liên quan đến cấu trúc cơ thể, hoặc với chức năng khác. Ví dụ như: lưu
lượng thông khí phút cao do chức năng điều nhiệt, chỉ số thể lực Demeny cao


19

rõ rệt có liên quan đến cơ thể mảnh dẻ có tỉ lệ cơ học cao, sức cản đường hô
hấp cao do đó là hệ quả của quy luật đồng dạng các ống dẫn khí (theo [17]).
Tóm lại, trong phạm trù hô hấp, nếu như các khí trong máu có các
thành phần ổn định và giống của người Âu - Mỹ, thì các thông số liên quan
đến thông khí phổi rất biến động và có những thông số chắc chắn là khác biệt
rõ so với người Âu - Mỹ. Sự khác biệt đó thể hiện đặc điểm của cơ thể nhỏ,
nhẹ, mảnh dẻ, ít mỡ và ở môi trường nhiệt đới, nóng ẩm [17].
Chức năng cơ bản đảm bảo cung cấp ôxi và các chất dinh dưỡng cho toàn
bộ cơ thể là hoạt động của hệ tuần hoàn. Trong đó tần số tim và huyết áp động
mạch là những chỉ số cơ bản biểu hiện hoạt động của hệ tuần hoàn (theo [67]).
Tim có chức năng hút và đẩy máu, trong đó đẩy là động lực chính của
hệ tuần hoàn, giúp dịch tuần hoàn lưu thông trong hệ mạch. Công suất của tim
phụ thuộc vào tần số co bóp và thể tích co tim [67]. Bởi vậy, tần số tim là một
trong các chỉ số dùng để đánh giá hoạt động của hệ tuần hoàn và tình trạng
sức khỏe của con người.
Tim co bóp tạo nên lực đẩy máu lưu thông trong động mạch. Tuần
hoàn máu có thể coi là kết quả của hai loại lực đối lập nhau: Lực đẩy máu của
tim và lực cản của động mạch. Trong đó lực đẩy của tim lớn hơn nên máu lưu
thông trong động mạch với một áp suất nhất định gọi là huyết áp.
Huyết áp khi tim co và tim giãn không giống nhau. Khi tâm thất co, áp

suất đẩy máu trong hệ mạch tăng cao vì vậy huyết áp có được khi tim co có trị
số lớn nhất nên gọi là huyết áp tối đa hay huyết áp tâm thu. Khi tim giãn,
không có sức đẩy của tim nhưng máu vẫn được đẩy đi do tính đàn hồi của
thành động mạch. Vì vậy huyết áp có được ở giai đoạn này có trị số thấp nhất
nên gọi là huyết áp tối thiểu hay huyết áp tâm trương [67].
Mức độ chênh lệch giữa huyết áp tối đa và huyết áp tối thiểu là huyết
áp hiệu số. Đó là điều kiện cần thiết cho sự tuần hoàn máu. Khi huyết áp hiệu


20

số giảm xuống thấp thì tuần hoàn máu bị ứ trệ, huyết áp hiệu số lớn nhất ở các
động mạch chủ và động mạch lớn [67].
Năm 1982, Trịnh Bỉnh Dy đưa dẫn cứ [15] huyết áp người Việt Nam
thấp hơn người Âu – Mỹ (số thường gặp của người Việt Nam là:
110/70mmHg; số thường gặp của người Âu – Mỹ là: 120/80mmHg).
1.3.2. Nghiên cứu một số chức năng sinh lý trên thế giới
1.3.2.1 Các nghiên cứu về chức năng tuần hoàn
Các chỉ số chức năng hệ tuần hoàn được nghiên cứu thường tập trung
vào nhịp tim và huyết áp. Theo một số tác giả như: Arshavski và Tur, Waldo
và Edmun thì nhịp tim của trẻ trong vài giây đầu sau khi sinh khoảng 120140 nhịp/phút, ở trẻ đang bú mẹ khoảng 110- 160 nhịp/phút, ở trẻ trước tuổi
đi học khoảng 85- 100 nhịp/phút, ở học sinh khoảng 70- 74 nhịp/phút. Các tác
giả trên cho rằng, sự giảm nhịp tim trong quá trình phát triển của trẻ là do sự
thay đổi mức chuyển hoá và giảm tính hưng phấn của nút xoang cũng như do
tăng ảnh hưởng trương lực của dây thần kinh số X lên tim (theo [9]).
Ngoài nhịp tim và huyết áp, một chỉ tiêu nữa cũng được nhiều người
quan tâm đó là huyết áp động mạch. Huyết áp động mạch đã được nghiên cứu
từ thế kỷ XIX do nhiều tác giả tiến hành. Huyết áp được Korotkow xác định
bằng phương pháp đo gián tiếp, phương pháp này hiện vẫn đang được dùng
phổ biến (theo [27]).

Nhiều công trình nghiên cứu cho thấy, có sự biến đổi huyết áp theo các
giai đoạn khác nhau trong quá trình phát triển của trẻ [71]. Điều này thấy rõ
qua bảng 1.1.
Huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương ở trẻ em 7- 17 tuổi tăng dần
theo tuổi, nhưng tăng không đều. Thời điểm huyết áp tăng nhanh ở nữ là 9- 12
tuổi, ở nam là 9, 12 và 13 tuổi [71], huyết áp tăng nhanh ở cả nam và nữ vào
thời điểm 7- 8 tuổi. Một số tác giả cho thấy có sự khác biệt về huyết áp theo


21

giới tính trong quá trình phát triển, huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương
của trẻ nam luôn cao hơn so với trẻ nữ [9]. Các tác giả này còn cho biết có sự
khác biệt về huyết áp động mạch của các trẻ sống ở những vùng miền khác
nhau. Điều này phụ thuộc vào điều kiện sống và thể lực của từng người.
Bảng 1.1. Huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương của trẻ em ở các
lứa tuổi khác nhau:
Lứa tuổi

Huyết áp tâm thu

Huyết áp tâm trương

(mmHg)

(mmHg)

11 ngày- 6 tháng

70 - 109


40- 70

7 tháng- 2 năm

70 - 129

40- 74

3- 14 tuổi

106 ± 1,07

64 ± 1,13

15- 17 tuổi

116 ± 1,26

67 ± 1,33

Kết quả nghiên cứu của nhiều tác giả khác cũng cho thấy, huyết áp của
nam thường cao hơn của nữ và chịu ảnh hưởng của môi trường [9], [27].
1.3.2.2. Các nghiên cứu về chức năng hô hấp phổi
Năm 1846, máy hô hấp kế (spirometer) ra đời do Hutchinson thiết kế
[18], đã đặt nền móng cho việc xét nghiệm chức năng phổi. Đến đầu thập kỷ
80 của thế kỷ trước, việc nghiên cứu chức năng phổi đã có những bước thay
đổi về chất (theo [74], [75], [77], [78]).
Giữa thế kỷ XX, hàng loạt máy đo thể tích phổi ra đời, cho phép ghi và
tính chính xác các thể tích, dung tích và lưu lượng khí trong thông khí phổi.

Bước ngoặt trong việc nghiên cứu này được đánh dấu bằng việc xuất bản toàn
văn bộ “Tiêu chuẩn xét nghiệm chức năng phổi” vào năm 1983 do Cộng đồng
Than thép Châu Âu đề xuất và được tổ chức Y tế thế giới ủng hộ (theo [19]).
Theo dẫn liệu của nhiều tác giả, tần số hô hấp của trẻ sơ sinh dao động
từ 29 đến 65 lần/phút. Tần số hô hấp trở nên ổn định và giảm thấp trong quá


22

trình phát triển cơ thể: Ở trẻ 3- 4 tuổi, tần số hô hấp khoảng 28- 30 lần/phút, ở
trẻ 5- 6 tuổi chỉ số này khoảng 22- 24 lần/phút, ở trẻ 7- 8 tuổi khoảng 22- 23
lần/phút, ở trẻ 9 - 10 tuổi khoảng 20- 21 lần/phút. Không có sự khác biệt rõ về
tần số hô hấp giữa trẻ em nam và trẻ em nữ trong độ tuổi từ 12- 16 tuổi, chỉ
dao động trong khoảng 15- 17 lần/phút (theo [9]).
Các nghiên cứu về chỉ số chức năng phổi cho thấy, dung tích sống của trẻ
em phụ thuộc vào sự phát triển của phổi (số lượng, kích thước phế quản, phế
nang). Thể tích khí lưu thông ở trẻ 11- 12 tuổi khoảng 280- 350 ml, ở trẻ 12- 14
tuổi khoảng 300- 460 ml, ở trẻ 15- 16 tuổi khoảng 300- 560 ml (theo [9]).
Theo một số tác giả [71], dung tích sống ở trẻ em tăng mạnh vào thời
kỳ dậy thì, có sự khác biệt về dung tích sống theo giới tính và chỉ số này ở
nam luôn cao hơn ở nữ.
1.3.3. Nghiên cứu một số chức năng sinh lý ở Việt Nam
1.3.3.1 Các nghiên cứu về chức năng tuần hoàn
Chức năng về tim mạch người Việt Nam cũng được nhiều tác giả Việt
Nam nghiên cứu liên tục trong mấy chục năm gần đây [4], [17], [23], [67].
Theo "Hằng số sinh học người Việt Nam" [68] huyết áp động mạch
thay đổi theo lứa tuổi, trong đó ở nhóm trẻ lớn hơn 15 tuổi huyết áp tâm thu là
110 mmHg và huyết áp tâm trương là 70 mmHg. Công trình cũng nhận thấy
một số yếu tố làm thay đổi huyết áp như vị trí đo, tư thế đo, thời điểm đo và
giới tính. Các tác giả cũng tiến hành đếm mạch cổ tay, ở cổ hoặc nghe tim

trong 1 phút và tính trung bình trong cả cộng đồng các đối tượng nghiên cứu
và cho thấy tần số tim ở nam trưởng thành là 70- 80 lần/phút và ở nữ trưởng
thành là 75- 85 lần/phút.
Các kết quả nghiên cứu về huyết áp động mạch trên người Việt Nam
của Trịnh Bỉnh Dy trình bày trong cuốn “Về những thông số sinh học người


23

Việt Nam” [15] cho thấy, huyết áp của người Việt Nam không những thấp mà
còn tăng chậm theo tuổi.
Theo Phạm Thị Minh Đức [23], huyết áp tối đa bình thường có trị số là
90- 110 mmHg, nếu trên 140 mmHg thì được coi là tăng huyết áp và dưới 90
là hạ huyết áp. Huyết áp tối thiểu bình thường có trị số là 50- 70 mmHg, nếu
vượt qua 90 mmHg được coi là tăng huyết áp.
Năm 1993, Đoàn Yên và cộng sự [71] đã nghiên cứu tần số tim và
huyết áp của người Việt Nam và nhận thấy: Từ sau khi sinh, tần số tim và
huyết áp động mạch biến đổi có tính chất chu kỳ. Huyết áp động mạch tăng
đến 18 tuổi, sau đó ổn định đến 49 tuổi rồi lại tăng dần, còn tần số tim lại
giảm dần cho đến 25 tuổi, sau đó ổn định đến 69 tuổi. Huyết áp động mạch
trên người Việt Nam ở mọi lứa tuổi đều thấp hơn so với người Âu, Mỹ.
Nghiêm Xuân Thăng [57] đã nghiên cứu mối tương quan giữa hoạt
động tim mạch và huyết áp với khí hậu của cư dân vùng Nghệ An, Hà Tĩnh ở
hai nhóm tuổi 12- 15 và 18- 25. Kết quả cho thấy tần số tim và huyết áp ở bất
cứ độ tuổi nào cũng chịu ảnh hưởng của khí hậu. Tần số tim tăng theo sự tăng
nhiệt độ môi trường và biến đổi theo ngày, theo mùa, theo mức độ bức xạ.
Trong một ngày tần số tim tăng từ sáng đến trưa, cao nhất lúc 12- 14
giờ, sau đó giảm dần và thấp nhất lúc 22- 24 giờ. Cùng một thời điểm, tần số
tim về mùa hè thường cao hơn mùa đông. Ngoài ra, tần số tim còn bị chi phối
bởi các yếu tố như lao động và trạng thái tâm lý.

Nghiên cứu của Trần Thị Loan [43] cho thấy, ở lớp tuổi học sinh phổ
thông tần số tim giảm dần theo lớp tuổi, sự biến đổi tần số tim của nam và nữ
khác nhau.
Đào Mai Luyến [47] qua nghiên cứu huyết áp của các dân tộc Tây
Nguyên nhận thấy: dân tộc Êđê, Bana, Giarai có tần số tim và trị số huyết áp
động mạch khác nhau, xong các trị số này vẫn nằm trong giới hạn sinh lý bình


24

thường. Trong số các dân tộc này thì dân tộc Êđê có các chỉ số huyết áp tốt
hơn cả.
Năm 2006, Trần Trọng Thủy và cs [61] đã tiến hành nghiên cứu huyết
áp tối đa và huyết áp tối thiểu của học sinh phổ thông từ 8 – 20 tuổi. Các tác
giả nhận thấy đối với nam nhóm tuổi từ 16 – 18 huyết áp tối đa của học sinh
nam tăng từ 117,36mmHg lên 120,32mmHg, ở học sinh nữ tăng từ
113,51mmHg lên 113,79; huyết áp tối thiểu ở học sinh nam tăng từ
74,78mmHg lên 76,31mmHg, ở nữ tăng từ 73,46mmHg lên 73,63mmHg.
Năm 2008, Đỗ Hồng Cường [9] khi nghiên cứu về tần số tim và huyết
áp động mạch của học sinh lứa tuổi THCS thuộc các dân tộc khác nhau ở tỉnh
Hoà Bình đã thu được kết quả sau: Từ 11- 15 tuổi, tần số tim của học sinh
nam các dân tộc giảm từ 81,72÷82,95 lần/phút xuống 73,32÷74,29 lần/phút,
và của nữ giảm từ 83,56÷84,88 lần/phút xuống 76,5÷76,84 lần/phút. Tần số
tim của nam, nữ học sinh giữa các dân tộc rất ít có sự khác biệt. Huyết áp tâm
thu của học sinh nam tăng từ 97,53÷99,54 mmHg đến 112,17÷115,87 và của
nữ từ 102,56÷105,98 mmHg đến 117,53÷118,68 mmHg. Huyết áp tâm trương
của học sinh nam tăng từ 57,02÷58,38 mmHg đến 68,90÷69,56 mmHg và
của nữ là từ 61,56÷62,62 mmHg đến 72,23÷73,10 mmHg.
1.4.2.2. Những nghiên cứu về chức năng hô hấp
Các nghiên cứu trên đối tượng là trẻ em Việt Nam trước đây tập chung

vào các thông số thông khí phổi như dung tích sống, khí lưu thông, khí bổ trợ,
khí dự trữ, lượng ôxi tiêu thụ… Các nghiên cứu này được các tác giả gắn liền
với sự biến đổi theo hai chỉ số quan trọng là lứa tuổi và giới tính [7], [10],
[13], [16], [17], [19], [30], [60].
Theo số liệu trong quyển "Hằng số sinh học người Việt Nam" [68], các
tác giả đã đưa ra 19 chỉ số liên quan đến đặc điểm sinh lý hô hấp, trong đó
dung tích sống đã được các tác giả nghiên cứu theo giới tính, lứa tuổi và chiều


25

cao. Bên các dụng tích sống, các chỉ số thông khí tối đa, tần số thở… Đã được
các tác giả nghiên cứu trên nhiều nhóm đối tượng. Theo tài liệu này thì dung
tích sống của trẻ em biến đổi tỉ lệ thuận với lứa tuổi
Năm 1982, Trịnh Bỉnh Dy, Đỗ Đình Hồ, Phạm Khuê, Nguyễn Quang
Quyền, Lê Thanh Uyên [15] cho rằng: Người Việt Nam có chỉ số phổi cao đó
là số mililit dung tích sống quy về một kilogam cân nặng (hệ số Demeny).
Năm 1975, Nguyễn Đoàn Hồng và cộng sự đã đưa ra công thức tính
thông khí tối đa gián tiếp FEV0,75 x 32. Tuy nhiên đến năm 1993, Trần Thị
Dung, Kim Khánh đã cho rằng công thức MVVi = FEV1 x 30 là phù hợp với
người Việt Nam hơn cả (theo [18]).
Năm 1983, Trịnh Bỉnh Dy, Nguyễn Đình Hường và cộng sự [16] đã
tiến hành nghiên cứu các giá trị bình thường của 9 chỉ số thông khí phổi của
người Hà Nội từ 11- 80 tuổi. Các tác giả đã chia các đối tượng theo 4 nhóm
tuổi và xác định các chỉ số: dung tích sống thở mạnh, dung tích sống thở
chậm, thể tích thở ra tối đa giây đầu…Và nhận thấy các thông số chức năng
thông khí phổi ở người Việt Nam đều thấp hơn so với ở người Châu Âu.
Năm 1996, Trịnh Bỉnh Dy, Nguyễn Đình Hường, Nguyễn Văn Tường
[19] đã tập hợp 32 công trình nghiên cứu của 41 tác giả trên cả nước và đưa ra
các thông số về chức năng phổi. Các tác giả đã đưa ra phương trình cho 20

thông số trong xét nghiệm chức năng phổi ở nước ta. Các phương trình hồi
quy này có tính đại diện cho người Việt Nam, đó là kết quả của sự đóng góp
từ 276 phương trình hồi quy gốc.
Nguyễn Văn Tường, Lê Nam Trà và các tác giả khác [69] đã tiến hành
nghiên cứu các giá trị bình thường các chỉ số chức năng phổi tại Thanh Trì và
Thượng Đình Hà Nội. Các đối tượng trong nghiên cứu này ở độ tuổi từ 12- 82.
Đoàn Yên và cộng sự [71] đã tiến hành nghiên cứu nhịp thở, dung tích
sống, thể tích lưu thông, thể tích phút của người Việt Nam từ 6- 79 tuổi và


×