Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

CẢI THIỆN SINH KẾ CHO ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN VÕ NHAI TỈNH THÁI NGUYÊN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.17 MB, 86 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM


BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP ĐẠI HỌC

CẢI THIỆN SINH KẾ CHO ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN VÕ NHAI TỈNH THÁI NGUYÊN
Mã số: ĐH 2014-TN03-02

Chủ nhiệm đề tài: ThS. Trần Lệ Thị Bích Hồng

Thái Nguyên, 2015


ii
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM


BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP ĐẠI HỌC

CẢI THIỆN SINH KẾ CHO ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ TRÊN
ĐỊA BÀN HUYỆN VÕ NHAI TỈNH THÁI NGUYÊN
Mã số: ĐH 2014-TN03-02

Chủ nhiệm đề tài: ThS. Trần Lệ Thị Bích Hồng
Người tham gia: 1. ThS. Hồ Lương Xinh
2. TS. Bùi Đình Hòa


3. PGS.TS. Đỗ Anh Tài
4. ThS. Phương Hữu Khiêm

Thái Nguyên, 2015


1
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
------------------------------------

THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. Thông tin kết quả nghiên cứu
- Tên đề tài: “Cải thiện sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn
huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên”.
- Mã số: ĐH2014-TN03-02
- Chủ nhiệm đề tài: ThS. Trần Lệ Thị Bích Hồng
Tel: 02803853925; 0982640119
E mail:
- Cơ quan chủ trì đề tài: Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.
- Thời gian thực hiện: Tháng 01/2014 đến tháng 12/2015
2. Mục tiêu
Tìm hiểu, đánh giá các hoạt động sinh kế từ đó đưa ra các giải pháp cụ thể
góp phần phát triển kinh tế xã hội tại địa phương.
3. Kết quả nghiên cứu
Tình hình phát triển kinh tế trên địa bàn huyện võ nhai trong những năm qua
đã đạt được những thành tựu đáng kế cụ thể trong năm 2012 tổng giá trị sản xuất là
118.816,5 triệu đồng. Sang năm 2013 tổng giá trị sản xuất là 126.651,7 triệu đồng
tăng so với năm 2012 là 6,59%. Đến năm 2014 tổng giá trị sản xuất đã là 131.400,7
triệu đồng tăng hơn so với năm 2013 là 3,7%/năm.

Các nguồn lực sinh kế của nhóm hộ điều tra:
- Nguồn lực tự nhiên của nhóm hộ điều tra cho thấy tổng diện tích quỹ đất
của các hộ tương đối lớn so với các vùng khác. Diện tích đất bình quân của các hộ
là 11.93 sào/hộ trong đó chủ yếu là đất lâm nghiệp trồng keo và các loại cây rừng.
Đất trồng lúa chiếm khoảng 34% tổng quỹ đất của các hộ.
- Nguồn lực con người: Số các hộ có số nhân khẩu từ 3 đến 6 nhân khẩu.
Đây cũng là đặc điểm chung của các hộ thuộc vùng nông thôn trong cả nước. Các
hộ có số lao động bình quân từ 2,95 đến 3,35 tại ba vùng nghiên cứu. Số nhân khẩu
bình quân của các hộ khoảng 4,5 người/hộ
- Nguồn lực vật chất chủ yếu của mỗi nông hộ trong 3 vùng trung bình chung
khoảng 30,51 triệu đồng, trong đó giá trị của chuồng trại lớn nhất chiếm (38,09%),


2
tiếp sau là giá trị cây lâu năm của các hộ gia đình có giá trị trung bình mỗi hộ
khoảng 8,92 triệu chiếm 29,23% trong cơ cấu tư liệu sản xuất của các hộ
- Nguồn lực tài chính là yếu tố trung gian cho sự trao đổi, có ý nghĩa quan
trọng đối với việc sử dụng thành công các loại nguồn lực khác.Tiền mặt đối với các
hộ gia đình là rất quan trọng nó là nguồn để hộ gia đình trang trải, đầu tư cho sản
xuất và phát triển. Tuy nhiên nguồn này luôn bị hạn chế đặc biệt là đối với những
gia đình nghèo ở các xã nghiên cứu.
- Nguồn lực xã hội của các hộ nghiên cứu cho thấy các hộ được tham gia họp
bàn/trao đổi ý kiến tại địa phương song mức độ tham gia của các nhóm hộ lại không
giống nhau. Có những hộ rất tích cực đi họp bàn, nhưng cũng có những hộ không
tham gia các cuộc họp ở địa phương, đó là những hộ trẻ do bận đi làm nên ít tham
gia.
Thực trạng các hoạt động sinh kế của huyện Võ Nhai:
- Các loại cây trồng chính có diện tích giảm dần xã La Hiên giảm 0,25ha, xã
Bình Long giảm 0,18 ha, xã Sản mộc giảm 0,14ha.
- Trong những năm gần đây các hộ đã đầu tư nhất định vào chăn nuôi: trâu,

bò, lợn, gia cầm…tuy nhiên chăn nuôi vẫn còn nhỏ lẻ chưa có quy mô gia trại, trang
trại lớn.
- Diện tích đất lâm nghiệp của vùng chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng quỹ đất
của khu vực (chiếm 72,82% trong tổng diện tích đất). Xã Sảng Mộc có diện tích
rừng trồng phòng hộ chiếm tỷ lệ cao nhất 92,7% trong khi đó xã La Hiên 13,3%, xã
Bình Long chiếm 3%.
Chi phí cho sản xuất nông nghiệp và phi nông nghiệp cho thấy xã La Hiên,
nơi có diện tích trồng trọt lớn nên chi phí cho trồng trọt lớn nhất là 31.572,80, xã
Bình Long là xã phát triển chăn nuôi hơn nên chi phí đầu tư cho chăn nuôi của xã
cao nhất đạt 34.170,83. Xã Sản mộc là vùng sâu vùng xa nên chi phí cho sản xuất
nông nghiệp là thất nhất so với 2 xã còn lại.

Doanh thu của các hộ điều tra chủ yếu từ hoạt động trồng trọt và chăn nuôi
mang lại, mặc dù diện tích đất rừng ở 3 xã là khá lớn nhưng chủ yếu là rừng mới
trồng chưa được khai thác do vậy nguồn thu từ cây lâm nghiệp hầu như chưa có. Xã


3
Bình Long có tổng doanh thu thu được là lớn nhất đạt 112.901,60; xã La Hiên đạt
107.916,45; xã Sảng mộc đạt 49.912,63.
4.1. Sản phẩm khoa học
02 bài báo đăng tại Tạp chí Khoa học và Công nghệ Đại học Thái Nguyên. 01 bài
đăng tháng 12/2015, tập 145, số 15, trang 151 - 156. Tên bài báo: “Một số giải pháp
giảm nghèo bền vững cho hộ dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Võ Nhai tỉnh Thái
Nguyên”. 01 bài đăng tháng 7/2016, tập 152 số 07/2, 2016, trang 213-218. Tên bài
báo: “Đánh giá các hoạt động sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số huyện Võ Nhai
tỉnh Thái Nguyên”
4.2. Sản phẩm đào tạo
- 02 học viên cao học khóa 20 chuyên ngành Phát triển nông thôn thực hiện
đề tài luận văn thạc sĩ.

4.3. Sản phẩm ứng dụng
Đưa ra được một số giải pháp chủ yếu cải thiện sinh kế cho đồng bào dân tộc
thiểu số trên địa bàn huyện Võ Nhai
5. Hiệu quả
Giúp người dân tộc thiểu số tại huyện Võ Nhai có cải nhìn tổng thể về thực
trạng sinh kế của mình từ đó đưa ra những giải pháp cụ thể để phát triển sản xuất
nâng cao thu nhập cho người dân.
6. Khả năng áp dụng và phương thức chuyển giao kết quả nghiên cứu
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả các hoạt động sinh kế được áp dụng trên
địa bàn huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên.
Cơ quan chủ trì

Ngày 21tháng 12 năm 2015
Chủ nhiệm đề tài

ThS. Trần Lệ Thị Bích Hồng


4

INFORMATION ON RESEARCH RESULTS
1. General information
- Project title: Improving the livelihoods of ethnic minorities in the district
Vo Nhai, Thai Nguyen
- Code number: ĐH2014-TN03-02
- Coordinator: Tran Le Thi Bich Hong
Tel: 02803852925; 0982640119
E mail:
- Implementing institution: Thai Nguyen University of Agriculture and
Foresrty – Thai Nguyen University

- Duration: from January 2014 to December 2015
2. Objective
Learning and assessing the livelihood activity thereby offering specific solutions
contributing to economic and social development at local.
3. Research results
Economic development situation in district in recent years has achieved remarkable
achievements. Specifically, in 2012 the total value of production was 118,816.5
million VND. To 2013, total production value is 126,651.7 million VND increase
compared to 2012 is 6.59%. By 2014 the total value of production was 131,400.7
million VND increase compared to 2013 was 3.7% / year.
The livelihood resources of the surveyed households:
- Natural resources of surveyed households group shows the total land area of the
household is relatively large compared with other regions. The average land area of
11.93 perches household/household in which mostly forest land and planted acacia
forest trees. Paddy land accounts for about 34% of the total land of the household.
- Human Resources: Number of households with demography from 3 to 6 peoples.
This is also a common feature of the rural households in the country. Households
with an average number of employees from 2.95 to 3.35 in the three studied regions.
The number of people per household of 4.5 persons / household.
- Physical resources of the household mainly in three areas overall average of about
30.51 million VND, including the value of the largest stables occupied 38.09%,
followed by the perennial values of households with average values of about 8.92
million VND household occupies 29.23% of the productive assets of households.
- Financial resources are factors that mediate the exchange, have important
implications for the successful use of other mechanical resources for families. Cash
is very important source for households using cover investment for production and
development. But this source is always limited, especially for poor families in the
study communes.



5
- Social resources of the study showed that households were participating in
households meeting / exchange of ideas locally, but the level of participation of
these groups are not identical. Some participation war very positive in meeting, but
also some not participating in local meetings, such as those young so busy at work.
Status of livelihood activities of the district Vo Nhai
Status of livelihood activities of the district Vo Nhai
- The main crops have decreased acreage, La Hien commune 0,25ha decrease, down
0.18ha in Binh Long commune, commune San Moc reduce 0,14ha.
- In recent years, the household has certain investments in livestock: cattle, pigs,
poultry, livestock ... but still small-scale no camp, large farms.
- The area of forest land of the huge proportion of the total land area (occupying
72.82% of the total land area). Sang Moc commune has an area of protective forest
plantations accounted for the highest percentage 92.7%, whereas 13.3% in La Hien
commune and Binh Long commune 3%.
Cost for agricultural and non-agricultural shows La Hien commune; where large
planting area should cost a maximum cultivation 31572.80; Binh Long commune
livestock development should cost more investment for communal livestock highest
34170.83. Sang Moc is socially remote areas, so the cost of agricultural production
as compared to the second most losses remaining communes.
Revenue of the surveyed households mainly from farming activities and animal
husbandry bring, although forest land in three communes is quite large but newly
planted mostly untapped so revenues from forest trees hardly any industry. Binh
Long commune has a total turnover being the largest reaching 112,901.60; La Hien
commune achieve 107,916.45; Sang Moc commune reaching 49912.63.
4. Products
4.1. Scientific products
02 papers published in the Journal of Science and Technology Thai Nguyen
University. 01 Posts 12.2015, episode 145, No. 15, pages 151 - 156. Title of the
article: "Some solutions for sustainable poverty reduction for ethnic minority

households in the district Vo Nhai, Thai Nguyen" 01 post 7.2016, episode 152, No.
07/2,2016, pages 213-218. Title of article: "Assessment of livelihood activities for
ethnic minorities Vo Nhai district, Thai Nguyen province"
4.2. Education Products
02 Masters in Rural Development.
4.3. Product applications
Giving some key measures to improve the livelihoods of ethnic minorities in the
district Vo Nhai.
5. Outcomes


6
Helping minorities in Vo Nhai district has improved holistic view of their livelihood
situation from that proposed specific measures to develop production and increase
income for people.
6. Applicability and method of transferring research results
Some solutions to enhance the efficiency of livelihoods are applied in Vo Nhai
district, Thai Nguyen province.


7

MỤC LỤC
1.Tính cấp thiết của đề tài

1

2. Mục đích nghiên cứu

2


3. Mục tiêu nghiên cứu

2

4. Ý nghĩa của đề tài

2

4.1. Ý nghĩa khoa học

2

4.2. Ý nghĩa thực tiễn

2

Chương I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

3

1.1. Cơ sở khoa học của luận văn

3

1.1.1. Một số quan niệm về nghèo và hộ nghèo

3

1.1.2. Khái niệm sinh kế và hoạt động sinh kế


6

1.2. Cơ sở thực tiễn của luận văn

10

1.2.1. Thực trạng nghèo trên thế giới và khu vực hiện nay

10

1.2.2. Thực trạng nghèo tại Việt Nam

12

1.2.3. Tình hình phát triển sinh kế hộ nông dân ở các nước trên thế giới và

13

những bài học kinh nghiệm
Chương 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CÚU

15

2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

15

2.1.1. Đối tượng nghiên cứu


15

2.1.2. Phạm vi nghiên cứu

15

2.2. Nội dung nghiên cứu

15


8
2.3. Phương pháp nghiên cứu

15

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

18

3.1. Tình hình chung

18

3.1.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội huyến Võ Nhai

18

3.1.2. Tình hình sử dụng đất huyện Võ Nhai


22

3.1.3. Tình hình dân số và lao động

24

3.1.4.. Thực trạng cơ sở hạ tầng, y tế, giáo dục

27

3.1.5. Tình hình phát triển kinh tế trên địa bàn huyện

28

3.1.6. Diện tích một số cây trồng chính qua 3 năm tại vùng nghiên cứu

34

3.1.7. Tình hình chăn nuôi một số vật nuôi chính qua 3 năm tại vùng nghiên

36

cứu
3.2. Các nguồn lực sinh kế của đồng bào dân tộc thiểu số huyện Võ Nhai

38

3.2.1. Nguồn lực tự nhiên của nhóm hộ điều tra trên địa bàn

38


3.2.2. Nguồn lực con người của nhóm hộ điều tra

39

3.2.3. Nguồn lực vật chất của nhóm hộ điều tra

41

3.2.4. Nguồn lực tài chính của nhóm hộ điều tra

42

3.2.5. Nguồn lực xã hội

42

3.3. Thực trạng các hoạt động sinh kế của đồng bào dân tộc thiểu số tại

43

huyện Võ Nhai
3.3.1. Hoạt động sản xuất nông nghiệp

43

3.3.2. Hoạt động sản xuất phi nông nghiệp

47



9
3.3.3. Kết quả sinh kế của người dân

48

3.4. Đánh giá thực trạng sinh kế để rút ra những ưu, nhược điểm

53

3.5. Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả các hoạt động sinh kế bền vững

54

3.5.1. Quan điểm, phương hướng

54

3.5.2. Giải pháp

54

Kết luận

59

Đề nghị

60



10

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1. Chuẩn nghèo đói được xác định qua các thời kỳ từ năm 1993 đến 2011
Bảng 2.1. Bảng mẫu điều tra
Bảng 3.1. Tình hình sử dụng đất huyện Võ Nhai

5
17
22

Bảng 3.2. Tình hình lao động và sử dụng lao động của huyện Võ Nhai giai
đoạn 2012 - 2014

25

Bảng 3.3. Giá trị sản xuất các ngành kinh tế huyện Võ Nhai giai đoạn 2012
- 2014
Bảng 3.4. Thực trạng phát triển nông nghiệp của huyện Võ Nhai qua 3 năm

29
32

Bảng 3.5. Tỷ lệ hộ nghèo của huyện Võ Nhai qua các năm

33

Bảng 3.6. Diện tích một số cây trồng chính qua 3 năm tại vùng nghiên cứu


34

Bảng 3.7. Tình hình chăn nuôi một số vật nuôi chính qua 3 năm tại vùng
nghiên cứu

36

Bảng 3.8. Diện tích - cơ cấu sử dụng đất đai của nhóm hộ điều tra năm 2014

38

Bảng 3.9. Lao động và nhân khẩu của nhóm hộ điều tra năm 2014

40

Bảng 3.10. TLSX chủ yếu bình quân của nông hộ năm 2014

41

Bảng 3.11: Diện tích cây trồng của hộ điều tra huyện Võ Nhai năm 2014

44

Bảng 3.12: Tình hình chăn nuôi gia súc, gia cầm của các hộ điều tra

45

Bảng 3.13: Tình hình nguồn lực rừng của các hộ điều tra năm 2014

46


Bảng 3.14: Tình hình thu nhập từ rừng của các hộ điều tra năm 2014

47

Bảng 3.15: Chi phí trung bình cho sản xuất nông nghiệp, phi nông nghiệp
của các hộ điều tra huyện Võ Nhai

49

Bảng 3.16: Trung bình doanh thu của hộ điều tra huyện Võ Nhai

50

Bảng 3.17: Thu nhập trung bình từ nông nghiệp của hộ

51

Bảng 3.18: Thu nhập bình quân của hộ điều tra huyện Võ Nhai

52


11
MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam là một nước đang phát triển, với hơn 90% tỷ lệ người nghèo đang
sinh sống ở các vùng nông thôn hẻo lánh. Đây là những vùng yếu kém, dễ bị tổn
thương, cộng đồng dân cư sống ở những vùng này còn chịu nhiều thiệt thòi, cơ hội
tiếp cận giáo dục, thông tin thị trường còn hạn chế. Do vậy, nông nghiệp bền vững

và sinh kế ổn định đóng vai trò quan trọng trong công tác giảm nghèo và sự phát
triển của đất nước. Để giảm số lượng người nghèo, chính phủ và các cơ quan phát
triển ở Việt Nam đã có nhiều nỗ lực phát triển sinh kế cho người nghèo trong thập
kỷ vừa qua và đã thu được những kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên, thực tế cho thấy
rằng vẫn còn rất nhiều những khó khăn, trở ngại không ngừng tác động đến đời
sống thường ngày của đồng bào dân tộc thiểu số như: Thiếu vốn sản xuất, trình độ
kỹ thuật chưa cao, chi phí sinh hoạt cao, chi phí đầu vào lớn,… Hơn thế nữa là hàng
loạt những hệ lụy của những phương thức canh tác không bền vững, sự suy thoái tài
nguyên đất, nước ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn, sự gia tăng các hiện tượng
thiên tai dưới tác động của biến đổi khí hậu. Sự cộng hưởng của những yếu tố này
tiếp tục đẩy người dân đến tình trạng đói nghèo.
Đứng trước thực trạng đó hàng loạt những chương trình dự án về sinh kế bền
vững đang là một mối quan tâm đặt lên hàng đầu hiện nay của con người. Nó là
điều kiện cần thiết cho quá trình phát triển, nâng cao đời sống của con người nhưng
vẫn đáp ứng được đòi hỏi về chất lượng môi trường tự nhiên. Trên thực tế đã có
nhiều chương trình, tổ chức, dự án hỗ trợ cho cộng đồng để hướng đến mục tiêu
phát triển ổn định và bền vững. Thực tế cho thấy việc lựa chọn những hoạt động
sinh kế của người dân chịu ảnh hưởng rất lớn từ nhiều yếu tố: Điều kiện tự nhiên,
xã hội, yếu tố con người, vật chất, cơ sở hạ tầng,… Việc điều tra, đánh giá hiệu quả
các hoạt động sinh kế giúp chúng ta hiểu rõ được những phương thức sinh kế của
người dân có phù hợp với các điều kiện của địa phương hay không, các hoạt động
sinh kế đó có bền vững, phát triển lâu dài và ổn định không.
Huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên là một huyện miền núi còn gặp rất nhiều
khó khăn, cơ sở hạ tầng yếu kém, thu nhập thấp chưa đáp ứng đươc các nhu cầu về


12
đời sống vật chất, tinh thần của người dân. Việc tìm hiểu, phân tích các hoạt động
sinh kế của hộ nông dân trên địa bàn, là cơ sở thiết lập các can thiệp của các dự án
xóa đói giảm nghèo sẽ góp phần cải thiện sinh kế, nâng cao thu nhập và phát triển

sản xuất nông nghiệp cho người dân trong huyện nói riêng cũng như người dân trên
cả nước nói chung.
Xuất phát từ thực tế đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Cải thiện
sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên”.
2. Mục đích nghiên cứu
Đánh giá thực trạng, tìm hiểu nguyên nhân và những yếu tố chính ảnh hưởng
đến sinh kế của các hộ nghèo và đưa ra những giải pháp giảm nghèo cải thiện đời
sống nhân dân trong huyện Võ Nhai.
3. Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Võ Nhai.
- Phân tích các nguồn lực như: tự nhiên, xã hội, con người, tài chính, cơ sở
hạ tầng….tác động đến sinh kế của người dân.
- Tìm hiểu các hoạt động sinh kế của đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn
huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên.
- Đánh giá hiệu quả các hoạt động sinh kế, ưu nhược điểm hoạt động sinh kế
mang lại cho người dân.
- Đề xuất giải pháp phát triển các hoạt động sinh kế góp phần phát triển kinh
tế xã hội của địa phương.
4. Ý nghĩa của đề tài
4.1. Ý nghĩa khoa học
Có cái nhìn tổng quan về các nguồn lực và các hoạt động sinh kế của đồng bào dân
tộc thiểu số tại huyện Võ Nhai.
Xác định những khó khăn cản trở, hay những thuận lợi trong việc tiếp cận
các nguồn lực hiện có tại địa phương nhằm cải thiện sinh kế.
4.2. Ý nghĩa thực tiễn


13
Xác định các giải pháp có tính thực tiễn áp dụng cho các hộ nông dân trên
địa bàn huyện để cải thiện sinh kế, tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống cho hộ dân

trong tương lai.
Chương I
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học của luận văn

1.1.1. Một số quan niệm về nghèo và hộ nghèo

1.1.1.1. Một số quan niệm về nghèo
Nghèo diễn tả sự thiếu cơ hội để có thể sống một cuộc sống tương ứng với
các tiêu chuẩn tối thiểu nhất định. Thước đo các tiêu chuẩn này và các nguyên nhân
dẫn đến nghèo nàn thay đổi tùy theo địa phương và theo thời gian. Tổ chức y tế thế
giới định nghĩa nghèo theo thu nhập. Theo đó một người là nghèo khi thu nhập hàng
năm ít hơn một nửa mức thu nhập bình quân trên đầu người hàng năm (Per Capita
Incomme, PCI) của quốc gia [2].
Theo quan điểm nghèo ở thành phố Hồ Chí Minh thì nghèo là không có thức
ăn bổ dưỡng, phải tiết kiệm tiền cho bữa ăn hôm sau, chẳng có phương tiện đi lại,
cuộc sống không ổn định, buôn bán nhỏ lẻ, trẻ con chỉ đi học khi nào có tiền, chẳng có ai
giúp đỡ, không được chơi tennis, chẳng có gì giải trí ngoài đánh bạc và mua vé số. [5]
* Nghèo tuyệt đối
Để có một cái nhìn tổng quan về các vấn đề của các nước đang phát triển, Robert
McNamara, khi là giám đốc của Ngân hàng Thế giới, đã đưa ra khái niệm nghèo tuyệt
đối. Ông định nghĩa khái niệm nghèo tuyệt đối như sau: “Nghèo ở mức độ tuyệt đối là
sống ở ranh giới ngoài cùng của tồn tại. Những người nghèo tuyệt đối là những người
phải đấu tranh để sinh tồn trong các thiếu thốn tồi tệ và trong tình trạng bỏ bê và mất
phẩm cách vượt quá sức tưởng tượng của giới trí thức chúng ta’’.
Ngân hàng Thế giới xem thu nhập 1 đô la Mỹ/ngày theo sức mua tương
đương của địa phương so với (đô la thế giới) để thỏa mãn nhu cầu sống như là
chuẩn tổng quát cho nạn nghèo tuyệt đối. Trong những bước sau đó các trị ranh giới
nghèo tuyệt đối (chuẩn) cho từng địa phương hay từng vùng được xác định, từ 2



14
đô la cho khu vực Mỹ La tinh và Carribean đến 4 đô la cho những nước Đông
Âu cho đến 14,40 đô la cho những nước công nghiệp. (Chương trình Phát triển
Liên Hiệp Quốc 1997).
* Nghèo tương đối
Trong những xã hội được gọi là thịnh vượng, nghèo được định nghĩa dựa vào
hoàn cảnh xã hội của cá nhân. Nghèo tương đối có thể được xem như là việc cung
cấp không đầy đủ các tiềm lực vật chất và phi vật chất cho những người thuộc về
một số tầng lớp xã hội nhất định so với sự sung túc của xã hội đó.
Nghèo tương đối có thể là khách quan, tức là sự hiện hữu không phụ thuộc
vào cảm nhận của những người trong cuộc. Người ta gọi là nghèo tương đối chủ
quan khi những người trong cuộc cảm thấy nghèo không phụ thuộc vào sự xác định
khách quan. Bên cạnh việc thiếu sự cung cấp vật chất (tương đối), việc thiếu thốn
tài nguyên phi vật chất ngày càng có tầm quan trọng hơn. Việc nghèo đi về văn hóa
- xã hội, thiếu tham gia vào cuộc sống xã hội do thiếu hụt tài chính một phần được
các nhà xã hội học xem như là một thách thức xã hội nghiêm trọng. [2]

1.1.1.2. Hộ nghèo và phương pháp xác định chuẩn nghèo của Chương trình
xóa đói giảm nghèo quốc gia
* Hộ nghèo
Ngày 30/01/2011, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định
số 09/2011/QĐ-TTg về việc ban hành chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo áp dụng cho
giai đoạn 2011 – 2015.
Chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011 - 2015 như sau:
Hộ nghèo ở nông thôn là hộ có mức thu nhập bình quân từ 400.000
đồng/người/tháng (từ 4.800.000 đồng/người/năm) trở xuống.
Hộ nghèo ở thành thị là hộ có mức thu nhập bình quân từ 500.000
đồng/người/tháng (từ 6.000.000 đồng/người/năm) trở xuống.
Hộ cận nghèo ở nông thôn là hộ có mức thu nhập bình quân từ 401.000 đồng

đến 520.000 đồng/người/tháng.


15
Hộ cận nghèo ở thành thị là hộ có mức thu nhập bình quân từ 501.000 đồng
đến 650.000 đồng/người/tháng.
Chuẩn mực xác định nghèo ở Việt Nam qua các giai đoạn như sau:


16
Bảng 1.1. Chuẩn nghèo đói được xác định qua các thời kỳ
Giai đoạn

Đơn vị tính

Hộ đói

Hộ nghèo

Dưới mức Dưới mức

1. Giai đoạn 1993 - 1994

Gạo

Khu vực nông thôn

Kg/người/tháng

8


15

Khu vực thành thị

Kg/người/tháng

13

20

2. Giai đoạn 1995 - 1997

Gạo

Vùng nông thôn miền núi, hải đảo

Kg/người/tháng

13

15

Vùng nông thôn đồng bằng, trung du Kg/người/tháng

13

20

Vùng thành thị


Kg/người/tháng

13

25

3. Giai đoạn 1997 - 2000

Tiền

Vùng nông thôn miền núi, hải đảo

Đồng/người/tháng

45

55

Vùng nông thôn đồng bằng, trung du Đồng/người/tháng

45

70

Vùng thành thị

Đồng/người/tháng

45


90

4. Giai đoạn 2001 - 2005

Tiền

Vùng nông thôn miền núi, hải đảo

Đồng/người/tháng

-

80

Vùng nông thôn đồng bằng, trung du Đồng/người/tháng

-

10

Vùng thành thị

Đồng/người/tháng

-

150

5. Giai đoạn 2006 - 2010


Tiền

Khu vực nông thôn

Đồng/người/tháng

-

200

Khu vực thành thị

Đồng/người/tháng

-

260

6. Giai đoạn 2010-2015

Tiền

Khu vực nông thôn

Đồng/người/tháng

400

Khu vực thành thị


Đồng/người/tháng

500

(Nguồn: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)


17
1.1.2. Khái niệm sinh kế và hoạt động sinh kế
1.1.2.1. Khái niệm sinh kế
Ý tưởng về sinh kế đã có từ tác phẩm của Robert Chambers vào giữa những
năm 80 (sau đó được phát triển hơn nữa bởi Chamber, Conway và những người
khác vào đầu những năm 1990). Từ đó một số cơ quan phát triển đã tiếp nhận khái
niệm sinh kế và cố gắng đưa vào thực hiện.
Sinh kế của một hộ gia đình, hay một cộng đồng còn được gọi là kế sinh nhai
hay phương kế kiếm sống của hộ gia đình hay cộng đồng đó.
Theo Chamber and Conway (1992): Một sinh kế bao gồm khả năng
(capacity), tài sản (assets)- (các nguồn dự trữ, các nguồn tài nguyên, quyền
được bảo vệ và tiếp cận)- và các hoạt động cần có cho một cách thức kiếm
sống.
Theo Ellis: Một sinh kế bao gồm tài sản (tự nhiên, phương tiện vật chất,con
người, tài chính và vốn xã hội), các hoạt động, và việc tiếp cận đến các tài sản và
các hoạt động này (qua thể chế, quan hệ xã hội), tất cả cùng nhau xác định sự sống
mà cá nhân hay hộ gia đình nhận được. [1]
Theo DFID thì sinh kế có thể được mô tả là một tập hợp của việc sử dụng
các nguồn lực thực hiện các hoạt động để sống. Các nguồn lực có thể bao gồm kỹ
năng và khả năng (vốn con người) của một cá nhân, đất đai, tiết kiệm và trang thiết
bị (vốn tự nhiên, tài chính và vật chất), các nhóm hỗ trợ chính thức hay các mạng
lưới không chính thức hỗ trợ cho việc thực thi hoạt động (vốn xã hội).

1.1.2.2. Khái niệm hoạt động sinh kế
Hoạt động sinh kế là các hoạt động cụ thể do con người làm chủ thể. Và hoạt
động đó được tiến hành trong cuộc sống hằng ngày để tạo thu nhập nhằm thỏa mãn
nhu cầu sống của họ. [1]
Thông thường, đối với một cộng đồng thì luôn luôn tồn tại hai hoạt động
sinh kế sau:
- Hoạt động nông nghiệp gồm: Trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, thuỷ sản...
- Hoạt động phi nông nghiệp gồm: Buôn bán, dịch vụ, làm thuê, xay xát,...


18
Hoạt động sinh kế của nông hộ gồm có: Trồng trọt (lúa, ngô, sắn, khoai,...)
và chăn nuôi (trâu, bò, lợn, gà,...).
1.1.2.3. Các khái niệm liên quan
Theo DFID sinh kế bao gồm 3 thành tố chính: Nguồn lực và khả năng con
người có được, chiến lược sinh kế và kết quả sinh kế có quan niệm cho rằng sinh kế
không đơn thuần chỉ là vấn đề kiếm sống, kiếm miếng ăn và nơi ở. Mà nó còn đề
cập đến vấn đề tiếp cận các quyền sở hữu, thông tin, kỹ năng, các mối quan
hệ,…(Wallmann, 1984). Sinh kế cũng được xem như là “sự tập hợp các nguồn lực
và khả năng mà con người có được kết hợp với những quyết định và hoạt động mà
họ thực thi nhằm để sống cũng như để đạt được các mục tiêu và ước nguyện của
họ”(DFID). Về cơ bản các hoạt động sinh kế là do mỗi cá nhân hay hộ gia đình tự
quyết định dựa vào năng lực và khả năng của họ và đồng thời chịu tác động của các
thể chế chính sách và các mối quan hệ xã hội và mỗi cá nhân và hộ gia đình tự thiết
lập trong cộng đồng.
* Khái niệm chiến lược sinh kế
Chiến lược sinh kế dùng để chỉ phạm vi và sự kết hợp những lựa chọn và
quyết định mà người dân đưa ra trong việc sử dụng, quản lí các nguồn vốn và tài
sản sinh kế nhằm tăng thu nhập và nâng cao đời sống cũng như để đạt được mục
tiêu nguyện vọng của họ.

* Khái niệm sinh kế bến vững
Khái niệm sinh kế lần đầu tiên được đề cập trong báo cáo Brundland (1987)
tại hội nghị thế giới vì môi trường và phát triển. Một sinh kế được cho là bền vững
khi con người có thể đố phó và khắc phục được những áp lực và cú sốc. Đồng thời
có thể duy trì hoặc nâng cao khả năng và tài sản ở cả hiện tại và trong tương lai mà
không gây tổn hại đến cơ sở các nguồn tài nguyên thiên nhiên.


19
* Khung phân tích sinh kế bền vững IFAD [10]

TÀI SẢN SINH KẾ

Phạm vi
rủi ro
+ Các cú
sốc
+
Các
khuynh
S
hướng
+
Tính
thời vụ
P

H
N


Cơ cấu và tiến trình
thực hiện

Ảnh
hưởng
và khả
năng
tiếp cận

Cơ cấu
+ Các cấp
chính
quyền
+ Đơn vị
tổ chức

P

Quá trình
tiến hành
+ Luật lệ
+ Chính
sách
+
Văn
hóa
+ thể chế
chính
sách


Ký hiệu:
-

H: Nguồn lực con người
N: Nguồn lực tự nhiên
S: Nguồn lực xã hội
P: Nguồn lực tài chính
P: Nguồn lực vật chất

Hình 1. Khung phân tích sinh kế

CHIẾN
LƯỢC
SINH
KẾ

Kết quả sinh
kế
+ Tăng thu
nhập
+ Tăng sự ổn
định
+ Giảm rủi ro
+ Nâng cao
an
toàn
lương thực
+ Sử dụng
bền
vững

hơn
các
nguồn lực tự
nhiên


20
* Khái niệm các nguồn vốn sinh kế
Nguồn vốn sinh kế được hiểu như là các điều kiện khách quan và chủ quan
tác động vào một sự vật hiện tượng làm cho nó thay đổi về chất hoặc lượng. Trong
phạm vi đề tài này, các yếu tố về con người, tự nhiên, vật chất, tài chính, xã hội, các
thể chế chính sách mà xã hội quy định. Các nguồn vốn đó được hiểu như sau:
+ Nguồn vốn con người: Con người là cơ sở nguồn vốn này. Vốn con người bao
gồm các yếu tố như cơ cấu nhân khẩu của hộ gia đình, kiến thức và giáo dục của các
thành viên trong gia đình (bao gồm trình độ học vấn, kiến thức truyền được hoặc được kế
thừa trong gia đình ), những kỹ năng và năng khiếu của từng cá nhân, khả năng lãnh đạo,
sức khỏe, tâm sinh lí của các thành viên trong gia đình, quỹ thời gian, hình thức phân
công lao động. Đây là một yếu tố được xem như là quan trọng nhất vì nó quyết định khả
năng một cá nhân, một hộ gia đình sử dụng và quản lí các nguồn vốn khác.
+ Nguồn vốn xã hội: Bao gồm các mạng lưới xã hội, các mối quan hệ với họ
hàng, người xung quanh, bao gồm ngôn ngữ, các giá trị về niềm tin tín ngưỡng, văn
hóa, các tổ chức xã hội, các nhóm chính thức cũng như phi chính thức mà con
người tham gia để có được những lợi ích và cơ hội khác nhau,… Việc con người
tham gia vào xã hội và sử dụng nguồn vốn này như thế nào cũng tác động không
nhỏ đến quá trình tạo dựng sinh kế của họ. Vốn xã hội được duy trì, phát triển và
tạo ra những lợi ích mà người sở hữu nó mong muốn như khả năng tiếp cận và huy
động nguồn lực có từ các mối quan hệ, chia sẻ thông tin, kiến thức hay các giá trị
chuẩn mực. Vốn xã hội của mỗi cá nhân được tích lũy trong quá trình xã hội hóa
của họ thông qua sự tương tác giữa cá các cá nhân.
+ Nguồn vốn tài chính: Tài chính là yếu tố, là nguồn lực quan trọng đối với

bất kỳ hoạt động sản xuất, kinh doanh nào. Các hoạt động sinh kế của người dân
nông thôn cũng không nằm ngoài sự ảnh hưởng của các nhân tố vốn sản xuất (tài
chính). Trước đây vốn của các hộ sản xuất thường là vốn tự có của từng gia đình
hoặc vay mượn của bà con họ hàng, láng giềng nên quy mô sản xuất không được
mở rộng. Ngày nay, trong điều kiện của nền kinh tế thị trường cạnh tranh khốc liệt,
nhu cầu về vốn đã khác trước, đòi hỏi các hộ sản xuất phải có lượng vốn nhiều hơn
để đầu tư, cải tiến công nghệ, đưa thiết bị máy móc tiên tiến vào một số khâu, công


21
đoạn, công việc này có thể thay thế kỹ thuật lao động thủ công được, nhằm nâng
cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm để đáp ứng nhu cầu thị trường, nâng
cao chất lượng cuộc sống người dân [13].
1.1.2.4. Các lí thuyết áp dụng
* Quan điểm phát triển bền vững
Đây là một quan điểm thuộc xã hội hiện đại khi quan niệm về phát triển
không đơn thuần chỉ là sự tăng trưởng về mặt kinh tế. Lý thuyết này ra đời sau
một thời gian dài, sự phát triển được hiểu thiên lệch là sự tăng trưởng về mặt
kinh tế đã gây nên những hậu quả nặng nề: Sự phân hóa giàu nghèo một cách sâu
sắc, biến đổi khí hậu, môi trường bị tàn phá nặng nề, sự nóng dần lên của trái
đất,…những hậu quả ấy do bởi những hoạt động phát triển của con người.
Khái niệm phát triển bền vững xuất hiện trong phong trào bảo vệ môi trường
những năm 70 của thế kỷ XX và được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau. Phát
triển bền vững được hiểu như là: “Sự đáp ứng nhu cầu hiện tại mà không làm tổn
hại đến khả năng của các thế hệ tương lai trong việc đáp ứng nhu cầu của bản thân
họ” (Báo cáo Bruland, 1987). Hoặc là “Sự cải thiện chất lượng cuộc sống của con
người trong khuôn khổ phạm vi sức chứa của hệ sinh thái trợ giúp” (chăm lo trái
đất),… Phát triển bền vững cũng có thể được hiểu là một sự phát triển lâu dài, phát
triển đi đôi với việc làm phong phú các nguồn vốn sinh kế để từ đó dẫn đến các tác
động tích cực tới đời sống của con người. Sự phát triển đó làm tăng khả năng chống

chọi với những cú sốc, tổn thương do con người và tự nhiên gây ra. [7]
Nói tóm lại quan niệm về sinh kế bền vững đều hướng đến một thế đứng
kiềng 3 chân: “Kinh tế - môi trường - xã hội”. Đây cũng được xem là mục tiêu
mà con người hướng tới trong tương lai khi tác động ngược của các quan điểm
phát triển sai lệch trước đây đã và đang ngày càng ảnh hưởng tiêu cực đến con
người. Lý thuyết này được áp dụng trong đề tài để phân tích hoạt động sinh kế
của người dân và xây dựng một mô hình phát triển tiến bộ hơn so với mô hình
sinh kế hiện tại - mô hình sinh kế bấp bênh và thiếu tính bền vững.


22
1.2. Cơ sở thực tiễn của luận văn

1.2.1. Thực trạng nghèo trên thế giới và khu vực hiện nay
Đầu năm 2011 Chương trình Phát triển LHQ (UNDP) ước tính, trên thế giới
có khoảng một tỷ người lâm vào tình trạng thiếu lương thực. Đến cuối tháng 10
năm 2011, dân số thế giới đạt 7 tỷ người. Điều đó có nghĩa, mỗi ngày trên hành tinh
cứ 7 người sẽ có 1 người bị đói, nghèo mặc dù thế giới sản xuất đủ lương thực cho
tất cả mọi người. [2]
Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đối diện với những căng thẳng và nguy cơ tụt
giảm ngày càng lớn, khủng hoảng việc làm, giá lương thực tăng cao, bất công xã
hội, biến đổi khí hậu, khiến cho số người lâm vào cảnh cùng cực gia tăng.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến nghèo đói đã được chỉ ra, trong đó phải kể đến
cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đến nay vẫn đeo đuổi nhiều nước, đặc biệt các
nước phát triển trong đó có Mỹ. Khu vực đồng Euro đang phải đối mặt với khủng
hoảng nợ công nên buộc phải áp dụng chính sách thắt lưng buộc bụng làm ảnh
hưởng đến an sinh xã hội, trầm trọng thêm tình trạng thất nghiệp, ảnh hưởng không
nhỏ đến phần còn lại của thế giới.
Nguyên nhân quan trọng nữa phải kể đến là giá lương thực trên thế giới tăng
cao. Dân số thế giới gia tăng trong khi sản xuất lương thực chỉ đủ cho 7 tỉ miệng ăn

mà chẳng có dư thừa nên bất cứ biến động nào như thiên tai, lũ lụt, hạn hán (mà
vùng Sừng châu Phi đang phải đối mặt) khiến sản lượng giảm, đều có thể làm lương
thực tăng giá.
Nghèo đói tập trung chủ yếu vào hai khu vực đó là Châu Phi và Châu Á :
Với khu vực Châu Á có tỷ lệ người nghèo và số người nghèo cao bởi họ phải
hứng chịu nhiều những biến động của nền kinh tế thế giới. Hiện nay, 900 triệu
người châu Á đang phải sống trong tình trạng cực kì nghèo đói với mức sống dưới
1,25 đô la Mỹ/ngày. 620 người sống dưới mức thu nhập 1USD/ngày. Một nửa trong
số này sống ở Trung Quốc và Ấn Độ.
Với Châu Phi nghèo là do châu lục này tỷ lệ có thanh niên thất nghiệp cao
nhất thế giới. Có tới 32 trong số 38 nước nghèo nhất thế giới là thuộc châu Phi. Số
tiền nợ của châu Phi lên tới 425 tỷ USD. Tuổi thọ trung bình ở châu Phi thấp nhất


23
thế giới, 45 tuổi. Chỉ có 58% số người dân châu Phi được dùng nước sạch. Họ có 7
triệu người phải sống trong các trại tị nạn, 20 triệu người sống trong cảnh vô gia cư.
Ngoài ra hạn hán, mù chữ, thiếu nước sạch xảy ra thường xuyên trong những năm
qua đã đẩy châu lục này vào tình trạng đói nghèo trầm trọng. [5]
Với Châu Âu theo bao cáo của Eurostat thì "Trong năm 2010, 115 triệu người,
hay 23,4% dân số, trong EU27 có nguy cơ nghèo đói hoặc loại trừ xã hội. Điều này
có nghĩa rằng họ đã rơi vào ít nhất một trong ba hoàn cảnh sau: có nguy cơ đói
nghèo, bị tước đoạt vật chất hoặc sống trong các hộ gia đình với cường độ làm việc
rất thấp. Việc giảm số lượng người có nguy cơ nghèo đói hoặc loại trừ xã hội ở EU
là một trong những mục tiêu chính của chiến lược 2020 Châu Âu.
Cơ quan thống kê của Liên minh châu Âu cho biết: Trong năm 2010, số người
đang có nguy cơ nghèo đói hoặc loại trừ xã hội được ghi nhận cao nhất ở Bulgaria
(42%), Rumani (41%), Latvia (38%), Lithuania (33%) và Hungary (30%), và thấp
nhất ở Cộng hòa Séc (14%), Thụy Điển và Hà Lan (cả hai đều 15%), Áo, Phần Lan
và Luxembourg (tất cả 17%).

Năm 2011 vẫn chưa có số liệu thống kê, nhưng theo dự báo của một số
chuyên gia kinh tế, tình trạng khủng hoảng nợ công, thiếu việc làm tại nhiều nước
trong Liên minh châu Âu sẽ tiếp tục đẩy số lượng người nghèo tăng cao hơn nữa.
Con số người nghèo được dự báo sẽ tăng lên xóa đói giảm nghèo đến 140 triệu
người.

1.2.2. Thực trạng nghèo tại Việt Nam
Ngày 28/03/2012, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã ban hành Quyết
định số 375/QĐ-LĐTBXH phê duyệt kết quả điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận
nghèo năm 2011.
Theo kết quả điều tra năm 2011, số hộ nghèo trên cả nước xấp xỉ 2,6 triệu hộ,
chiếm tỷ lệ 11,76%; số hộ cận nghèo là hơn 1,5 triệu hộ, chiếm tỷ lệ 6,98%. So với
kết quả điều tra hộ nghèo và hộ cận nghèo năm 2010, cả nước đã giảm được hơn
450.000 hộ nghèo, tỷ lệ giảm nghèo đạt 2,44%; giảm hơn 80.000 số hộ cận nghèo
với tỷ lệ giảm là 0,51%.


×