TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HUẾ
Khoa Tài nguyên đất và Môi trường Nông nghiệp
KHÓA LUẬN
TỐT NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI:
Đánh giá tình hình thực hiện chính sách giao đất lâm nghiệp
cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Hướng Hóa,
tỉnh Quảng Trị
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Thủy
Lớp: Quản lý đất đai 45.2
Thời gian thực hiện: 01/2015-05/2015
Địa điểm thực tập: Phòng TN&MT huyện Hướng Hóa
Giáo viên hướng dẫn: Th.S Phạm Gia Tùng
Bộ môn: Công nghệ quản lý đất đai
NĂM 2015
Lời Cảm Ơn
Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, tôi đã nhận được sự quan tâm,
giúp đỡ tận tình về nhiều mặt. Với tình cảm chân thành, tôi xin bày tỏ lòng biết
ơn sâu sắc tới nhiều cá nhân, đơn vị đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá
trình học tập và nghiên cứu đề tài.
Trước hết tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô giáo khoa TNĐ&MTNN,
cùng toàn thể thầy cô trường đại học Nông lâm Huế đã trang bị cho tôi nhiều
kiến thức bổ ích và quý giá trong suốt thời gian học tập tại trường.
Xin chân thành cảm ơn thầy giáo thạc sỹ Phạm Gia Tùng, người đã trực
tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành
khóa luận tốt nghiệp này.
Xin gửi lời cảm ơn chân thành đến toàn thể lãnh đạo, cán bộ Phòng Tài
nguyên và Môi trường Hướng Hóa, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất đã
nhiệt tình hướng dẫn, tạo điều kiện tốt cho tôi trong suốt quá trình thực tập và
thu thập tài liệu để hoàn thành tốt đề tài.
Tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của Hạt Kiểm lâm, Chi cục
Thống kê huyện Hướng Hóa, UBND các xã và các hộ gia đình DTTS đã tạo
điều kiện cho tôi điều tra, thu thập số liệu, cung cấp những thông tin cần thiết để
thực hiện đề tài này.
Cuối cùng tôi xin cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè đã động viên, giúp
đỡ tôi trong quá trình hoàn thành khóa luận tốt nghiệp của mình.
Mặc dù đã có sự cố gắng, nhưng do kiến thức và năng lực bản thân có hạn,
kinh nghiệm thực tiễn chưa nhiều nên không thể tránh khỏi những sai sót. Kính
mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô và các bạn để khóa luận
hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Huế, Tháng 5 năm 2015
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Thủy
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BCH
Ban chấp hành
BNNPTNT
Bộ Nông nghiệp phát triển nông thôn
BTC
Bộ tài chính
BTNMT
Bộ tài nguyên môi trường
CNQSDĐ – SDR Chứng nhận quyền sử dụng đất- sử dụng rừng
CHDCND
Cộng hòa dân chủ nhân dân
DTTS
Dân tộc thiểu số
GĐGR
Giao đất giao rừng
HĐND
Hội đồng nhân dân
LSNG
Lâm sản ngoài gỗ
QLBVR
Quản lý bảo vệ rừng
QSD
Quyền sử dụng
TTCN
Tiểu thủ công nghiệp
TTLT
Thông tư liên tịch
TW
Trung ương
UBDT
Ủy ban dân tộc
UBND
Ủy ban nhân dân
UBTVQH
Ủy ban Thường vụ Quốc hội
XDCB
Xây dựng cơ bản
MỤC LỤC
PHẦN I.................................................................................................................1
ĐẶT VẤN ĐỀ......................................................................................................1
. Tính cấp thiết của đề tài....................................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu.....................................................................................................2
1.3. Yêu cầu........................................................................................................................ 2
PHẦN II...............................................................................................................3
TỔNG QUAN VỀ CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU...........................................3
2.1. Cơ sở lý luận của đề tài...............................................................................................3
2.1.1. Khái niệm đất lâm nghiệp.......................................................................................3
2.1.2. Vai trò của rừng.....................................................................................................5
2.1.3. Khái niệm, mục đích, nguyên tắc, căn cứ và cơ sở pháp lý của việc giao đất........6
2.1.3.1. Khái niệm, hình thức giao đất..........................................................................6
2.1.3.2 Mục đích giao đất.............................................................................................7
2.1.3.3 Nguyên tắc giao đất lâm nghiệp......................................................................7
2.1.3.4 Căn cứ giao đất lâm nghiệp..............................................................................9
2.1.3.5 Cơ sở pháp lý của việc giao đất lâm nghiệp.....................................................9
2.2 Cơ sở thực tiễn của đề tài...........................................................................................11
2.2.2 Tình hình giao đất lâm nghiệp ở Việt Nam và ở tỉnh Quảng Trị.............................16
2.2.2.1 Tình hình giao đất lâm nghiệp ở Việt Nam......................................................16
2.2.2.2 Tình hình giao đất lâm nghiệp ở tỉnh Quảng Trị..............................................17
PHẦN III............................................................................................................18
ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ ....................................................19
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU....................................................................19
3.1 Đối tượng nghiên cứu..................................................................................................19
3.2. Phạm vi nghiên cứu....................................................................................................19
3.3. Nội dung nghiên cứu..................................................................................................19
3.4. Phương pháp nghiên cứu...........................................................................................19
PHẦN IV............................................................................................................20
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN................................................21
4.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội...........................................................21
4.1.1 Điều kiện tự nhiên.................................................................................................21
4.1.1.1 Vị trí địa lý.......................................................................................................21
4.1.1.2. Đặc điểm địa hình, địa mạo...........................................................................22
4.1.1.3. Đặc điểm khí hậu, thời tiết.............................................................................23
4.1.1.4 Thủy văn.........................................................................................................24
4.1.1.5 Các nguồn tài nguyên.....................................................................................24
4.1.1.6 Thực trạng môi trường:..................................................................................29
4.1.1.7 Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên........................30
4.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội.........................................................................................30
4.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế.......................................................................................30
4.1.2.2. Thực trạng phát triển kinh tế..........................................................................31
4.1.2.3. Dân số, lao động và việc làm.........................................................................33
4.1.2.4. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng..............................................................35
4.1.2.5 Đánh giá chung về điều kiện kinh tế - xã hội..................................................36
4.2. Khái quát hiện trạng sử dụng đất của huyện Hướng Hóa...........................................38
4.3 Hiện trạng sử dụng đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện...............................................44
4.4 Thực trạng giao đất lâm nghiệp cho đồng bào dân tộc thiểu số quản lý tại huyện
Hướng Hóa........................................................................................................................ 46
4.4.1 Căn cứ pháp lý được áp dụng để giao đất lâm nghiệp cho đồng bào dân tộc thiểu
số quản lý ở huyện Hướng Hóa:....................................................................................46
4.4.2 Quy định về tổ chức thực hiện và trình tự thủ tục:.................................................50
4.4.3 Kết quả giao đất lâm nghiệp cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện
Hướng Hóa.................................................................................................................... 51
4.4.4 Đặc điểm, vị trí các khu rừng giao cho đồng bào dân tộc thiểu số:.......................53
4.5 Đánh giá công tác giao đất lâm nghiệp cho đồng bào dân tộc thiểu số sử dụng, quản
lý........................................................................................................................................ 55
4.5.1 Hiệu quả của chính sách giao đất lâm nghiệp cho đồng bào dân tộc thiểu số......55
4.5.2 Thuận lợi và khó khăn trong việc giao đất lâm nghiệp cho đồng bào dân tộc thiểu
số................................................................................................................................... 59
4.6 Một số biện pháp nâng cao hiệu quả giao đất lâm nghiệp cho đồng bào dân tộc thiểu
số sử dụng, quản lý........................................................................................................... 61
4.6.1Giải pháp về chính sách.........................................................................................61
4.6.2 Giải pháp về tổ chức quản lý................................................................................62
4.6.3 Giải pháp về khoa học công nghệ........................................................................62
PHẦN V..............................................................................................................64
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ................................................................................64
5.1Kết luận........................................................................................................................ 64
5.2. Đề nghị....................................................................................................................... 65
PHẦN 6...............................................................................................................67
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................67
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Tổng hợp kết quả giao đất lâm nghiệp chia theo chủ quản lý.....17
Bảng 4.1 Quy mô và cơ cấu các loại đất huyện Hướng Hoá..........................25
Bảng 4.2: Dân số phân theo dân tộc ở huyện Hướng Hóa năm 2014...........33
Bảng 4.3 Hiện trạng diện tích tự nhiên các xã trong huyện..........................38
Bảng 4.4 Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp của huyện Hướng Hóa năm
2013.....................................................................................................................38
Bảng 4.5 Hiện trạng sử dụng đất phi nông nghiệp của huyện Hướng Hóa
năm 2013............................................................................................................40
Bảng 4.6 Cơ cấu phân bố và sử dụng đất đai năm 2013................................42
Bảng 4.7 Hiện trạng diện tích đất lâm nghiệp các xã trong huyện...............44
Bảng 4.8 Căn cứ pháp lý được áp dụng để giao đất lâm nghiệp cho đồng
bào dân tộc thiểu số quản lý ở huyện Hướng Hóa.........................................46
Bảng 4.9 Các Quyết định của UBND huyện về giao đất lâm nghiệp cho đồng
bào dân tộc thiểu số ở huyện Hướng Hóa.......................................................47
Bảng 4.10 Kết quả giao đất lâm nghiệp cho cộng đồng dân tộc thiểu số trên
địa bàn huyện Hướng Hóa giai đoạn 2006-2013............................................51
Bảng 4.11: Kết quả giao đất lâm nghiệp cho hộ gia đình dân tộc thiểu số
trên địa bàn huyện Hướng Hóa giai đoạn 2006-2013....................................52
Bảng 4.12: Đặc điểm, vị trí các khu rừng giao cho đồng bào dân tộc thiểu số
.............................................................................................................................53
Bảng 4.13 Tác động của việc giao đất lâm nghiệp cho DTTS quản lý đến đời
sống, thu nhập và việc làm của người dân huyện Hướng Hóa......................55
Bảng 4.14: Tình hình cháy rừng ở Hướng Hóa giai đoạn 2000-2013...........57
Bảng 4.15 Tỷ lệ che phủ của đất lâm nghiệp giai đoạn 2006-2013...............58
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 4.2. Cơ cấu đất đai của huyện Hướng Hóa năm 2013..........................42
Hình 4.3: Hiện trạng rừng ở Hướng Hóa, 2013..............................................45
Hình 4.4: Sự thay đổi độ che phủ của đất lâm nghiệp huyện Hướng Hóa giai
đoạn 2006- 2013.................................................................................................58
PHẦN I
ĐẶT VẤN ĐỀ
. Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai là tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc
biệt không thể thay thế, là địa bàn phân bố các khu dân cư, khu kinh tế, văn hóa,
giáo dục, an ninh quốc phòng. Nước ta là một nước nông nghiệp nên đại đa số
người dân là lao động trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp. Vì vậy, việc sử dụng đất
nông, lâm nghiệp đúng mục đích, hợp lý, hiệu quả là vấn đề cấp thiết hiện nay.
Để sử dụng hợp lý, hiệu quả thì cần phải có những chính sách đúng đắn của
chính quyền các cấp.
Việc giao đất cho người dân quản lý, sử dụng ổn định theo quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất là chính sách của Nhà nước nhiều năm qua nhằm ổn định và
phát triển kinh tế- xã hội.
Các chính sách về đất đai, đặc biệt là chính sách giao đất lâm nghiệp đã
góp phần quan trọng trong việc phát triển kinh tế- xã hội, ổn định đất nước. Sau
khi giao đất cho người dân quản lý và sử dụng thì tình hình kinh tế của hộ gia
đình đã có sự phát triển hơn, góp phần thúc đẩy nền kinh tế đất nước phát triển.
Hướng Hoá là huyện miền núi, vùng cao, biên giới nằm về phía Tây của
tỉnh Quảng Trị, nhờ đất đai, thời tiết khí hậu thuận lợi nên có điều kiện để phát
triển nông - lâm nghiệp. Là một trong những huyện áp dụng chính sách giao đất
lâm nghiệp cho người dân sử dụng, quản lý, chăm sóc và bảo vệ.
Đồng bào dân tộc thiểu số là một bộ phận dân cư sinh sống trên địa bàn
huyện Hướng Hóa- tỉnh Quảng Trị. Hoạt động sản xuất chủ yếu là sản xuất nông
nghiệp nhưng do trình độ dân trí và trình độ ứng dụng khoa học công nghệ thấp
nên việc sử dụng đất đem lại hiệu quả không cao. Vì vậy việc áp dụng các chính
sách đất đai để giúp bộ phận dân cư này sử dụng, quản lý tốt đất của mình nhằm
đạt được kết quả tốt nhất và nâng cao đời sống. Trong đó chính sách giao đất
lâm nghiệp cho người dân tộc thiểu số, sử dụng, chăm sóc và quản lý là cần thiết
hiện nay.
Để đánh giá được các kết quả của việc giao đất lâm nghiệp cho đồng bào
dân tộc thiếu số sử dụng và quản lý, trên cơ sở đó tìm ra một số giải pháp nhằm
tiếp tục nâng cao hiệu quả của công tác này, được sự đồng ý của khoa Tài
nguyên đất và Môi trường nông nghiệp, cùng sự giúp đỡ và hướng dẫn của thầy
1
giáo Th.s Phạm Gia Tùng, tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá tình
hình thực hiện chính sách giao đất lâm nghiệp cho đồng bào dân tộc thiểu số
trên địa bàn huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
- Tìm hiểu chính sách giao đất lâm nghiệp cho đồng bào dân tộc thiểu số
trên địa bàn huyện Hướng Hóa và đánh giá hiệu quả của chính sách đó.
- Đề xuất một số giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả việc giao đất lâm
nghiệp cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Hướng Hóa, tỉnh
Quảng Trị.
1.3. Yêu cầu
- Nắm vững các nội dung liên quan đến sử dụng đất trên địa bàn toàn huyện.
- Các chính sách đưa vào nghiên cứu phải được triển khai trên địa bàn
trong một thời gian đủ dài (tối thiểu là 3 năm) để các đánh giá, nhận xét phải
đảm bảo tính thực tiễn.
- Nghiên cứu phải làm rõ được sự khác biệt cơ bản trong sử dụng đất và các
chính sách liên quan đến đất lâm nghiệp đối với các hộ đồng bào dân tộc thiểu số.
- Thu thập các tài liệu, số liệu đầy đủ, đảm bảo độ tin cậy.
2
PHẦN II
TỔNG QUAN VỀ CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở lý luận của đề tài
2.1.1. Khái niệm đất lâm nghiệp
Đất lâm nghiệp (LNP) là đất đang có rừng tự nhiên hoặc đang có rừng
trồng đạt tiêu chuẩn rừng theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển
rừng; đất đang khoanh nuôi để phục hồi rừng; đất mới trồng rừng nhưng chưa
thành rừng; đất đang trồng rừng hoặc đã giao, cho thuê để trồng rừng và diện
tích đất trống trong các khu rừng đặc dụng hoặc diện tích đất trống được bảo vệ
trong các khu rừng khác theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển
rừng. Theo loại rừng lâm nghiệp bao gồm : đất rừng sản xuất, đất rừng phòng
hộ, đất rừng đặc dụng [2].
Đất lâm nghiệp bao gồm đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng.
- Đất rừng sản xuất - RSX
Đất rừng sản xuất là đất sử dụng vào mục đích sản xuất lâm nghiệp theo
quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng; bao gồm đất có rừng tự
nhiên sản xuất, đất có rừng trồng sản xuất, đất khoanh nuôi phục hồi rừng sản
xuất, đất trồng rừng sản xuất [2].
+ Đất có rừng tự nhiên sản xuất - RSN
Đất có rừng tự nhiện sản xuất là đất rừng sản xuất có rừng tự nhiên đạt tiêu
chuẩn rừng theo pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng [2].
+ Đất có rừng trồng sản xuất - RST
Đất có rừng trồng sản xuất là đất rừng sản xuất có rừng do con người trồng
đạt tiêu chuẩn rừng theo pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng [2].
+ Đất khoanh nuôi phục hồi rừng sản xuất - RSK
Đất khoanh nuôi phục hồi rừng sản xuất là đất rừng sản xuất đã có rừng bị
khai thác, chặt phá, hoả hoạn nay đã giao, cho thuê để khoanh nuôi, bảo vệ
nhằm phục hồi rừng bằng hình thức tự nhiên là chính [2].
+ Đất trồng rừng sản xuất - RSM
Đất trồng rừng sản xuất là đất rừng sản xuất đã giao, cho thuê để trồng
rừng và đất có cây rừng mới trồng nhưng chưa đạt tiêu chuẩn rừng [2].
3
- Đất rừng phòng hộ - RPH
Đất rừng phòng hộ là đất để sử dụng vào mục đích phòng hộ đầu nguồn,
bảo vệ đất, bảo vệ nguồn nước, bảo vệ môi trường sinh thái, chắn gió, chắn cát,
chắn sóng ven biển theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng;
bao gồm đất có rừng tự nhiên phòng hộ, đất có rừng trồng phòng hộ, đất khoanh
nuôi phục hồi rừng phòng hộ, đất trồng rừng phòng hộ [2].
+ Đất có rừng tự nhiên phòng hộ - RPN
Đất có rừng tự nhiên phòng hộ là đất rừng phòng hộ có rừng tự nhiện đạt
tiêu chuẩn rừng theo pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng [2].
+ Đất có rừng trồng phòng hộ - RPT
Đất có rừng trồng phòng hộ là đất rừng phòng hộ có rừng do con người
trồng đạt tiêu chuẩn rừng theo pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng [2].
+ Đất khoanh nuôi phục hồi rừng phòng hộ - RPK
Đất khoanh nuôi phục hồi rừng phòng hộ là đất rừng phòng hộ đã có rừng
bị khai thác, chặt phá, hoả hoạn nay đã giao, cho thuê để khoanh nuôi, bảo vệ
nhằm phục hồi rừng bằng hình thức tự nhiên là chính [2].
+ Đất trồng rừng phòng hộ - RPM
Đất trồng rừng phòng hộ là đất rừng phòng hộ đã giao, cho thuê để trồng
rừng và đất rừng phòng hộ có cây rừng mới trồng nhưng chưa đạt tiêu chuẩn
rừng [2].
- Đất rừng đặc dụng - RDD
Đất rừng đặc dụng là đất để sử dụng vào mục đích nghiện cứu, thí nghiệm
khoa học, bảo tồn thiên nhiên và đa đạng sinh học, vườn rừng quốc gia, bảo vệ
di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh, bảo vệ môi trường sinh thái theo
quy định của pháp luật về bảo vệ và pháp triển rừng; bao gồm đất có rừng tự
nhiên đặc dụng, đất có rừng trồng đặc dụng, đất khoanh nuôi phục hồi rừng đặc
dụng, đất trồng rừng đặc dụng [2].
+ Đất có rừng tự nhiên đặc dụng - RDN
Đất có rừng tự nhiên đặc dụng là đất rừng đặc dụng có rừng tự nhiên đạt
tiêu chuẩn rừng theo pháp luật về bảo vệ và pháp triển rừng [2].
+ Đất có rừng trồng đặc dụng - RDT
Đất có rừng trồng đặc dụng là đất rừng đặc dụng có rừng do con người
trồng đạt tiêu chuẩn rừng theo pháp luật về bảo vệ và pháp triển rừng [2].
4
+ Đất khoanh nuôi phục hồi rừng đặc dụng - RDK
Đất khoanh nuôi phục hồi rừng đặc dụng là đất rừng đặc dụng đã có rừng
bị khai thác, chặt phá, hoả hoạn nay đã giao, cho thuê để khoanh nuôi, bảo vệ
nhằm phục hồi rừng bằng hình thức tự nhiên là chính [2].
+ Đất trồng rừng đặc dụng - RDM
Đất trồng rừng đặc dụng là đất rừng đặc dụng đã giao, cho thuê đề trồng
rừng và đất rừng đặc dụng có cây rừng mới trồng nhưng chưa đạt tiêu chuẩn
rừng [2].
2.1.2. Vai trò của rừng
Rừng là tài nguyên quý báu của đất nước, có khả năng tái tạo là bộ phận
quan trọng của môi trường sinh thái, có giá trị to lớn đối với nền kinh tế quốc
dân, gắn liền đời sống của nhân dân với sự sống còn của dân tộc.
+ Vai trò cung cấp
Cung cấp lâm sản, đặc sản phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng của xã hội, trước
hết là gỗ và lâm sản ngoài gỗ [8].
Cung cấp động vật, thực vật là đặc sản phục vụ nhu cầu tiêu dùng của các
tầng lớp dân cư [8].
Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp, cho xây dựng cơ bản [8].
Cung cấp dược liệu quý phục vụ cho nhu cầu chữa bệnh và nâng cao sức
khỏe cho con người [8].
Cung cấp lương thực, nguyên liệu chế biến thực phẩm…phục vụ nhu cầu
đời sống xã hội [8].
+ Vai trò phòng hộ, bảo vệ môi trường sinh thái
Phòng hộ đầu nguồn, giữ đất, giữ nước, điều hòa dòng chảy, chống xói
mòn rửa trôi thoái hóa đất, chống bồi đắp sông ngòi, hồ đập, giảm thiểu lũ lụt,
hạn chế hạn hán, giữ gìn được nguồn thủy năng lớn cho các nhà máy thủy điện.
Phòng hộ ven biển, chắn sóng, chắn gió, chống cát bay, chống sự xâm nhập
của nước mặn… bảo vệ đồng ruộng và khu dân cư ven biển[8].
Phòng hộ khu công nghiệp và khu đô thị, làm sạch không khí, tăng dưỡng khí,
giảm thiểu tiếng ồn, điều hoà khí hậu tạo điều kiện cho công nghiệp phát triển [8].
Phòng hộ đồng ruộng và khu dân cư: giữ nước, cố định phù sa, hạn chế lũ
lụt và hạn hán, tăng độ ẩm cho đất [8].
5
Bảo vệ khu di tích lịch sử, nâng cao giá trị cảnh quan và du lịch [8].
Rừng còn là đối tượng nghiên cứu của nhiều lĩnh vực khoa học, đặc biệt là
nơi dự trữ sinh quyển bảo tồn các nguồn gen quý hếm [8].
+ Vai trò xã hội.
Là nguồn thu nhập chính của các đồng bào dân tộc miền núi, là cơ sở quan
trọng để phân bố dân cư, điều tiết lao động xã hội, góp phần xóa đói giảm nghèo
cho xã hội [8].
2.1.3. Khái niệm, mục đích, nguyên tắc, căn cứ và cơ sở pháp lý của việc giao
đất
2.1.3.1. Khái niệm, hình thức giao đất
a, Khái niệm giao đất:
Theo khoản 7 điều 3 luật đất đai 2013 quy định: “Nhà nước giao quyền sử
dụng đất( Nhà nước giao đất) là việc nhà nước ban hành quyết định giao đất để
trao quyền sử dụng đất cho đối tượng có nhu cầu sử dụng đất”.
b, Các hình thức giao đất:
Theo Điều 54, 55 Luật đất đai 2013 quy định có 2 hình thức giao đất:
- Giao đất không thu tiền sử dụng đất
Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất trong các trường hợp sau đây:
1. Hộ gi đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi
trồng thủy sản, làm muối được giao đất nông nghiệp trong hạn mức quy định tại
Điều 129 của Luât này;
2. Người sử dụng đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất rừng sản xuất
là rừng tự nhiên, đất xây dụng trụ sở cơ quan, đất sử dụng vào mục đích quốc
phòng, an ninh; đất sử dụng vào mục đích công cộng không nhằm mục đích kinh
doanh; đất làm nghĩa trang, nghĩa địa không thuộc trường hợp quy định tại
khoản 4 Điều 55 của Luật này;
3. Tổ chức sự nghiệp công lập chưa tự chủ tài chính sử dụng đất xây dựng
công trình sự nghiệp;
4. Tổ chức sử dụng đất để xây dựng nhà ở phục vụ tái định cư theo dự án
của Nhà nước;
5. Cộng đồng dân cư sử dụng đất nông nghiệp; cơ sở tôn giáo sử dụng đất
phi nông nghiệp quy định tại khoản 1 Điều 159 của Luật này.
6
- Giao đất có thu tiền sử dụng đất:
Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất trong các trường hợp sau đây:
1. Hộ gia đình, cá nhân được giao đất ở;
2. Tổ chức kinh tế được giao đất để thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở
để bán hoặc để bán kết hợp cho thuê;
3. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài được giao đất để thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở để bán hoặc
để bán kết hợp cho thuê;
4. Tổ chức kinh tế được giao đất thực hiện dự án đầu tư hạ tầng nghĩa
trang, nghĩa địa để chuyển nhượng quyền sử dụng đất gắn với hạ tầng.
2.1.3.2 Mục đích giao đất
- Đảm bảo cho đất đai được sử dụng hợp pháp, đúng mục đích có hiệu quả
Giao đất là một nội dung quản lý nhà nước về đất đai, công nhận quyền sử
dụng đất của người được công nhận. Người sử dụng đất sử dụng đúng mục đích
ghi trong hồ sơ xin giao đất. Tính hợp pháp của quyền sử dụng đất tạo điều kiện
cho chủ sử dụng đất yên tâm đầu tư vốn, công sức nhằm khai thác tốt tiềm năng
đất đai, cải tạo bồi bổ đất đai, phát triển sản xuất, thực sự coi đất như tài sản của
mình, không ngừng nâng cao hiệu quả sử dụng đất.
- Xác lập mối quan hệ giữa nhà nước với người sử dụng đất, làm căn cứ
pháp lý để giải quyết mọi quan hệ đất đai đúng pháp luât.
- Làm cơ sở để người sử dụng đất thực hiện các quyền: chuyển đổi, chuyển
nhượng, cho thuê, thừa kế, thế chấp, góp vốn, bảo lãnh quyền sử dụng đất theo
pháp luật phù hợp với sự vận động vốn có của quan hệ đất đai trong thực tiễn
cuộc sống.
2.1.3.3 Nguyên tắc giao đất lâm nghiệp
* Rừng phòng hộ:
- Rừng phòng hộ được xác lập theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ
hoặc Chủ tịch UBND tỉnh thì giao cho Ban quản lý rừng phòng hộ[1].
- Nhà nước giao đất trồng rừng cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân để trồng
rừng sản xuất kết hợp phòng hộ; hoặc trồng rừng phòng hộ, khoanh nuôi, bảo vệ
thảm thực vật được kết hợp với sản xuất kinh doanh lâm nghiệp, nông nghiệp,
ngư nghiệp ở các vùng sau đây [1].
7
- Vùng phòng hộ đầu nguồn ít xung yếu [1].
- Vùng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay mà cát đã cố định [1].
- Vùng phòng hộ chắn sóng, lấn biển mà đất đã ổn định [1].
- Vùng phòng hộ bảo vệ môi trường sinh thái [1].
- ở các vùng phòng hộ đầu nguồn rất xung yếu và xung yếu, nếu có dân cư
sinh sống trong đó thì giao đất thổ cư, thổ canh, đất để sản xuất nông nghiệp ổn
định lâu dài cho hộ gia đình, cá nhân theo Luật đất đai năm 1993 mà không giao
đất lâm nghiệp có rừng để làm đất sản xuất nông nghiệp. Ngoài ra, nhân dân
sống trong vùng phòng hộ đầu nguồn rất xung yếu và xung yếu được nhận
khoán trồng rừng, chăm sóc, nuôi dưỡng và bảo vệ rừng theo Quyết định
202/TTg ngày 02 tháng 5 năm 1994 của Thủ tướng Chính phủ [1].
- Đối với rừng phòng hộ chưa giao cho ai quản lý thì giao cho Chi cục
Kiểm lâm địa phương quản lý, bảo vệ [1].
* Rừng đặc dụng:
- Vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên được xác lập theo quyết định
của Thủ tướng Chính phủ hoặc Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh thì giao cho Ban
quản lý vườn quốc gia hoặc khu bảo tồn thiên nhiên [1].
Đối với khu vực cần phải bảo vệ nghiêm ngặt mà còn có các hộ dân cư
sống xen kẽ nhưng chưa hoặc không có khả năng di chuyển đi nơi khác thì chủ
rừng được khoán cho các hộ gia đình này diện tích rừng phải bảo vệ theo hợp
đồng khoán. Riêng đất thổ cư, thổ canh, đất nông nghiệp các hộ gia đình đã sử
dụng từ trước khi được giao cho hộ gia đình theo Luật đất đai năm 1993 [1].
- Đối với các khu rừng văn hoá, di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh,
nghiên cứu thí nghiệp được xác lập theo quyết định của cơ quan quản lý Nhà
nước có thẩm quyền thì giao cho Ban quản lý các công trình này quản lý theo
quy định của pháp luật. Nếu có dân cư sinh sống trong các khu rừng này thì đất
thổ cư, thổ canh, đất sản xuất nông nghiệp ổn định mà nhân dân đã sử dụng từ
trước thì Ban quản lý được trả lại cho địa phương để địa phương giao cho hộ gia
đình, cá nhân sinh sống trong khu rừng [1].
- Đối với rừng đặc dụng chưa hoặc không có Ban quản lý thì giao cho Chi
cục Kiểm lâm địa phương quản lý, bảo vệ [1].
* Rừng sản xuất:
- Rừng sản xuất thuộc lại đất lâm nghiệp có rừng tự nhiên, có rừng trồng
bằng vốn của Nhà nước, có thảm thực vật cần khoanh nuôi, bảo vệ thì:
8
+ Giao cho các tổ chức của Nhà nước theo luận chứng kinh tế kỹ thuật,
phương án quản lý, dự án đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt [1].
+ Giao cho hộ gia đình, cá nhân theo khế ước được cơ quan quản lý Nhà
nước có thẩm quyền phê duyệt (có mẫu khế ước kèm theo) [1].
- Rừng sản xuất thuộc loại đất lâm nghiệp chưa có rừng, cần phải gây trồng
rừng thì:
+ Giao cho các tổ chức của Nhà nước theo khả năng sử dụng, được cấp có
thẩm quyền phê duyệt [1].
+ Trường hợp việc giao đất lâm nghiệp gắn với việc thực hiện các chính
sách đầu tư hỗ trợ bằng vốn của Nhà nước thì việc giao đất phải theo kế hoạch
nguồn vốn đầu tư hỗ trợ hàng năm của Nhà nước [1].
- Rừng sản xuất chưa giao cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thì giao cho
các cơ quan Kiểm lâm địa phương quản lý, bảo vệ [1].
2.1.3.4 Căn cứ giao đất lâm nghiệp
- Quỹ đất lâm nghiệp của từng địa phương [13].
- Quy hoạch đất lâm nghiệp, quy hoạch rừng các loại của từng địa phương
đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt [13].
- Nhu cầu, khả năng sử dụng đất lâm nghiệp vào mục đích lâm nghiệp của
các tổ chức được ghi trong luận chứng về kỹ thuật, dự án quản lý, xây dựng khu
rừng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt đơn xin giao đất của hộ
gia đình, cá nhân được UBND xã phường, thị trấn nơi cư trú xác nhận [13].
- Trong trường hợp giao đất lâm nghiệp gắn với việc thực hiện chính sách
đầu tư hỗ trợ bằng vốn của Nhà nước thì việc giao đất phải theo kế hoạch nguồn
vốn hỗ trợ đầu tư hằng năm của nhà nước [13].
2.1.3.5 Cơ sở pháp lý của việc giao đất lâm nghiệp
Các văn bản pháp lý liên quan tới việc giao đất:
- Luật đất đai 2003.
- Luật đất đai 2013.
- Thông tư liên tịch số 07/2011/TTLT-BNNPTNT-BTNMT của Bộ Tài
nguyên và Môi trường-Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn : Hướng dẫn
một số nội dung về giao rừng, thuê rừng gắn liền với giao đất, thuê đất lâm
nghiệp.
9
- Thông tư số 01/2005/TT-BTNMT ngày 13 tháng 4 năm 2005 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định
181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai năm
2003.
- Nghị định 163/1999/NĐ-CP ngày 16/11/1999 về giao đất, cho thuê đất
lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng lâu dài vào mục đích
lâm nghiệp.
- Quyết định 178/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về Quyền lợi,
nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân được giao, được thuê, nhận khoán rừng và đất
lâm nghiệp đến từng gia đình.
- Quyết định 146/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chính sách
thu hồi đất sản xuất của các nông trường, lâm trường để giao cho hộ đồng bào
dân tộc thiểu số nghèo.
- Nghị định số 135/2005/NĐ-CP ngày 08/11/2005 của Chính phủ về giao
khoán đất nông nghiệp, đất rừng sản xuất và đất có mặt nước nuôi trồng thủy
sản trong các nông trường quốc doanh, lâm trường quốc doanh.
- Chỉ thị số 38/2005/CT-TTg ngày 05/12/2005 của Thủ tướng Chính phủ về
rà soát, quy hoạch 3 loại rừng.
- Quyết định 304/2005/QĐ-TTg ngày 23/11/2005 của Thủ tướng Chính
phủ về việc giao rừng, khoán bảo vệ rừng cho hộ gia đình và cộng đồng là đồng
bào dân tộc thiểu số tại Tây Nguyên.
- Thông tư liên tịch số 80/2003/TTLT/BNN_BTC ngày 03/09/2003 của Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ tài chính về quyền hưởng lợi, nghĩa vụ
của hộ gia đình, cá nhân được giao, được thuê, nhận khoán rừng và đất lâm
nghiệp.
- Thông tư số 38/2007/TT-BNN ngày 25/4/2007 của Bộ NN&PTNT về
hướng dẫn trình tự, thủ tục giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng cho tổ chức,
hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư thôn.
- Nghị quyết 03/2007/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Trị
về quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng đến năm 2010, định hướng tới
năm 2020.
10
2.2 Cơ sở thực tiễn của đề tài
2.2.1. Một số chính sách đất đai cho đồng bào dân tộc thiểu số
a, Chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất
Nước ta là nước nông nghiệp, khoảng 70% dân số là nông dân, 90% lao
động người dân tộc thiểu số sống bằng nghề nông [14], vì thế đất đai là tư liệu
sản xuất đặc biệt quan trọng đối với cuộc sống của đồng bào ở nông thôn, nhất
là vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Với trình độ dân trí, canh tác còn thấp, chưa
ứng dụng được khoa học công nghệ trong canh tác, sản xuất, nên hiệu quả sử
dụng đất không cao. Nhu cầu sử dụng đất để canh tác khá cao, một số nơi người
dân dân tộc thiểu số còn thiếu đất ở, đất sản xuất. Để đáp ứng nhu cầu đó của
đồng bào dân tộc thiểu số, Nhà nước đã ban hành một số chính sách hỗ trợ như
Nghị quyết số 22/NQ-TW, ngày 27-11-1989 của Bộ Chính trị "Về một số chủ
trương, chính sách lớn phát triển kinh tế - xã hội miền núi" và Nghị quyết số
24/NQ-TW, ngày 21-1-2003 của BCH T.Ư Đảng khóa IX "Về công tác dân tộc"
đã thể hiện rõ chủ trương, định hướng và những mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp
để thực hiện mục tiêu xóa đói, giảm nghèo, ổn định đời sống, phát triển kinh tế xã hội cho khu vực miền núi, vùng DTTS, trong đó có vấn đề giải quyết đất ở,
đất sản xuất cho đồng bào DTTS. Triển khai chủ trương này, Chính phủ ban
hành nhiều quyết định, chính sách cụ thể. Từ năm 2002 đến 2011, có hơn 40
quyết định của Thủ tướng Chính phủ, hơn 50 quyết định, thông tư của các bộ,
ngành ( Quyết định 134/2004/QĐ-TTg về việc hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nhà ở
và nước sinh hoạt cho hộ dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn; Quyết định
số 198/2007/QĐ-TTg ngày 31-12-2007 của Thủ tướng Chính phủ về sửa đổi, bổ
sung một số điều của Quyết định số 134/2004/QĐ-TTg ngày 20-7-2004 của
Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và
nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn;…).
UBND các tỉnh, thành phố đã xây dựng 405 đề án, dự án triển khai thực hiện
chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất cho đồng bào DTTS nghèo. Qua 10 năm
thực hiện (2002-2011), với nhiều chương trình, chính sách, đã có 333.995 hộ
đồng bào DTTS nghèo được thụ hưởng chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất
(148.059 hộ được hỗ trợ đất ở, 185.936 hộ được hỗ trợ đất sản xuất)[17]. Với
kết quả đó, đồng bào rất phấn khởi, yên tâm lao động sản xuất, không du canh,
không di cư tự do, cùng nhau nỗ lực vươn lên thoát nghèo.
Tuy nhiên, sau 10 năm thực hiện chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, đến
nay, còn hơn 300 nghìn hộ DTTS nghèo thiếu và không có đất ở, đất sản xuất,
11
gần bằng số hộ cần đầu tư của giai đoạn khởi đầu chính sách (2002- 2008)[17].
Điều này đồng nghĩa với việc còn một bộ phận không nhỏ đồng bào DTTS đang
có cuộc sống nghèo khó, thiếu thốn. Vùng miền núi, biên giới, vùng đặc biệt khó
khăn mức sống còn khoảng cách khá xa so các vùng khác của cả nước. Nguyên
nhân do việc triển khai các chính sách cụ thể gặp khó khăn, bất cập, kết quả đạt
thấp, nhất là nhiều chính sách thực hiện dang dở, không đạt mục tiêu đề ra. Một
số mục tiêu, nhiệm vụ cấp bách Nghị quyết 24/NQ-TW đặt ra đến năm 2010 thì
đến nay vẫn chưa hoàn thành.
Thời gian qua (2002-2011), Chính phủ đã tích cực chỉ đạo, tập trung giải
quyết vấn đề bức xúc nhất đối với cuộc sống của các hộ DTTS nghèo, đó là
thiếu và không có đất ở, đất sản xuất. Các chính sách đúng, trúng và nhận được
sự hưởng ứng, đồng tình của người dân, cấp ủy, chính quyền các cấp nhưng
trong quá trình thực thi lại chưa đạt kết quả, hiệu quả cao. Nguyên nhân do quản
lý nhà nước, chỉ đạo thực hiện các chính sách về đất ở vùng DTTS còn hạn chế,
yếu kém. Nhiều địa phương lúng túng trong xác định đối tượng thụ hưởng, phải
điều chỉnh đề án, chậm được phê duyệt vì số liệu thiếu chính xác, phải rà soát
nhiều lần. Trong khi đó, văn bản hướng dẫn, chỉ đạo, triển khai lại quá chậm.
Nhiều chương trình, dự án có cùng một số nội dung nhưng mỗi bộ, ngành quản
lý một chương trình, dự án khác nhau, dẫn đến sự chồng chéo, khó khăn trong tổ
chức thực hiện đối với cơ sở. Mặt khác, các chính sách liên quan việc hỗ trợ đất
ở, đất sản xuất, đều có các mục tiêu lớn, rõ và cụ thể, nhưng lộ trình, thời gian
thực hiện lại quá ngắn. Định mức hỗ trợ thấp và chưa sát tình hình thực tế tại các
địa phương, vùng miền. Việc bố trí nguồn lực, bảo đảm điều kiện thực hiện các
chương trình còn hạn chế, dàn trải. Qua báo cáo của các địa phương, hầu hết các
chương trình, dự án hỗ trợ đất ở, đất sản xuất đều trong tình trạng chờ vốn và
thiếu vốn. Đây là nguyên nhân cơ bản dẫn đến việc thực hiện các chính sách giải
quyết đất ở, đất sản xuất cho đồng bào DTTS nghèo không đạt mục tiêu đề ra.
Ngoài ra nguồn lực để thực hiện các chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất cho
đồng bào dân tộc thiểu số hiện còn hạn chế; định mức giao đất ở, đất sản xuất
chưa phù hợp với đặc điểm của từng vùng, miền, còn nhiều bất hợp lý; giá đất
trên thực tế rất cao (từ 50 đến 100 triệu đồng/ha; có nơi 300 triệu đồng/ha)
nhưng mức hỗ trợ theo định mức của Nhà nước cho phép bình quân chỉ có 4
triệu đồng/ha là quá thấp nên việc điều hòa, chuyển nhượng đất để cấp lại cho
dân không thực hiện được.
b, Chính sách tái định canh, định cư
* Quyết định số 33/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về Chính
sách hỗ trợ di dân thực hiện định canh, định cư cho đồng bào dân tộc thiểu số
giai đoạn 2007 – 2010:
12
Hỗ trợ trực tiếp hộ du canh, du cư thực hiện định canh, định cư:
- Được giao đất ở, đất sản xuất, diện tích tối thiểu theo mức quy định tại
Quyết định số 134/2004/QĐ-TTg ngày 20 tháng 7 năm 2004 của Thủ tướng
Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh
hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn;
- Hỗ trợ bình quân 15 triệu đồng/hộ định canh, định cư để làm nhà ở, phát
triển sản xuất, mua lương thực 6 tháng đầu tính từ khi đến điểm định canh, định
cư, nước sinh hoạt; mức hỗ trợ cụ thể cho từng hộ và từng mục đích do Ủy ban
nhân dân tỉnh quy định;
- Đối với hộ định canh, định cư xen ghép được hỗ trợ 01 triệu đồng/hộ để
tạo nền nhà;
- Hỗ trợ di chuyển các hộ từ nơi ở cũ đến nơi định canh, định cư (tính theo
thực tế khi lập dự án).
Các hộ du canh, du cư sau khi được tổ chức định canh, định cư được hưởng
các chính sách hiện hành khác như người dân tại chỗ và được vay vốn của Ngân
hàng Chính sách xã hội theo quy định để phát triển sản xuất, cải thiện đời sống.
* Quyết định số 1342/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 25/8/2009
về Phê duyệt Kế hoạch định canh, định cư cho đồng bào dân tộc thiểu số du
canh, du cư đến năm 2012
Đến năm 2012, phấn đấu đạt các mục tiêu sau:
- Hoàn thành cơ bản việc định canh, định cư cho các hộ đồng bào dân tộc
thiểu số còn du canh, du cư trên phạm vi cả nước;
- 70% số điểm định canh, định cư tập trung (thôn, bản) có đủ các công trình
cơ sở hạ tầng thiết yếu, phù hợp với quy hoạch chung, bao gồm: đường giao
thông, điện, thuỷ lợi nhỏ, lớp học, nhà mẫu giáo, nhà sinh hoạt cộng đồng và
một số công trình thiết yếu khác;
- 100% số hộ đồng bào dân tộc thiểu số du canh, du cư được tổ chức định
canh, định cư theo quy hoạch, có nhà ở, đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt…
theo quy định; trong đó: trên 70% số hộ được sử dụng điện, nước sinh hoạt hợp
vệ sinh;
- Tại các điểm định canh, định cư không còn hộ đói, mỗi năm giảm 2 - 3%
số hộ nghèo ( theo chuẩn nghèo quy định tại Quyết định số 170/2005/QĐ-TTg
ngày 08 tháng 7 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ).
13
Triển khai thực hiện Quyết định 33 của Chính phủ, trong những năm qua,
Ủy ban Dân tộc Chính phủ đã cấp gần 1.250 tỷ đồng; các địa phương đã giải ngân
được 1.165 tỷ đồng để thực hiện 297 dự án, trong đó có 44 dự án định canh định
cư lồng ghép và 253 dự án định canh định cư tập trung. Đến nay, cả nước đã có
9.827 hộ đồng bào dân tộc thiểu số, với 46.187 nhân khẩu được di dời và định
canh định cư, 3.357 hộ được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, khai hoang
thêm gần 9.000 ha đất ở và đất sản xuất nông nghiệp[22]. Chính sách hỗ trợ di
dân, thực hiện định canh định cư cho đồng bào dân tộc thiểu số bao quát ở nhiều
lĩnh vực như phát triển sản xuất, giao thông, điện, nước sinh hoạt, giáo dục, văn
hóa, y tế; sắp xếp ổn định dân cư theo hướng quy hoạch mới đã góp phần phát
triển sản xuất, ổn định và cải thiện đời sống, nâng cao thu nhập và dân trí cho
đồng bào dân tộc thiểu số ở địa bàn miền núi, biên giới, vùng sâu, vùng xa.
Tuy nhiên, quá trình triển khai thực hiện chính sách còn một số dự án chưa
sát thực tế, phương án sản xuất không rõ ràng, chưa gắn sản xuất với đất đai và
chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, cây công nghiệp của đồng bào vùng dự
án định canh định cư làm ra, nên hiệu quả kinh tế thấp, không bền vững, dẫn đến
tái du canh du cư và di cư tự do ở một số địa phương. Một số nơi còn buông
lỏng quản lý hộ tịch, hộ khẩu và quản lý đất sản xuất dẫn đến tình trạng phá
rừng, ô nhiễm môi trường.
Để thực hiện tốt các cơ quan cần làm công tác dân tộc và cấp ủy, chính
quyền các địa phương cần tiếp tục nghiên cứu, xây dựng chương trình, dự án hỗ
trợ đồng bào dân tộc định canh định cư theo hướng sát thực, cụ thể, hiệu quả;
thực hiện đồng bộ các giải pháp về cơ chế, chính sách, về vốn và tổ chức triển
khai để đạt kết quả cao; tập trung nguồn lực hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số ở
địa bàn miền núi, biên giới, vùng sâu, vùng xa ổn định nơi ở, phát triển sản xuất,
xóa đói giảm nghèo bền vững, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần, giữ vững
an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
c, Chính sách giao đất, giao rừng:
Những năm qua, nhiều chủ trương, chính sách đặc thù hỗ trợ đồng bào dân
tộc thiểu số đã được triển khai thực hiện, trong đó có chính sách giao đất lâm
nghiệp và giao rừng, nhằm xóa đói giảm nghèo, cải thiện đời sống cho đồng bào
dân tộc thiểu số, cũng như góp phần bảo vệ rừng. Ở các vùng miền núi, quỹ đất
chính là đất lâm nghiệp và rừng. Nhà nước đã tiến hành giao đất giao rừng cho
dân, ưu tiên cho đồng bào dân tộc thiểu số, với mục tiêu hỗ trợ cải thiện đời
sống bên cạnh mục tiêu bảo vệ, khôi phục và phát triển rừng bền vững.
14
Chính sách giao đất, giao rừng được triển khai nhằm giúp dân tộc thiểu số
có sinh kế từ rừng, góp phần giải quyết việc làm tại chỗ và tăng thu nhập, từ đó
tạo động lực và sự chủ động cho người dân tham gia trồng và bảo vệ rừng.
Từ giữa năm 2006 đến nay, các tỉnh ở Tây Nguyên đã thực hiện giao khoán
công tác bảo vệ rừng cho dân, theo Quyết định 304/2005/QĐ-TTg của Thủ
tướng Chính phủ về thí điểm giao rừng, khoán bảo vệ rừng cho hộ gia đình và
cộng đồng trong buôn, làng tại chỗ.
Theo dự án được Chính phủ phê duyệt, có 4.776 hộ gia đình tại các buôn
làng được giao khoán rừng với diện tích rừng đã giao khoán 109.324ha [19].
Thực hiện dự án giao khoán rừng trên, tỉnh Kon Tum đã giao 51.295ha
rừng cho 2.284 hộ bà con dân tộc thiểu số quản lý, bảo vệ [19].
Tỉnh Gia Lai đã giao 15.540ha rừng cho 584 hộ quản lý, bảo vệ [19].
Tỉnh Đắk Lắk giao 19.300ha rừng cho 308 hộ quản lý bảo vệ [19].
Tỉnh Lâm Đồng giao 21.569ha rừng cho 808 hộ và tỉnh Đắk Nông giao
1.620ha rừng cho 89 hộ quản lý bảo vệ [19].
Thực hiện chính sách giao đất giao rừng cho đồng bào DTTS, UBND các
huyện ở tỉnh Thừa Thiên Huế đã quyết định giao hơn 27.000 ha rừng tự nhiên
(chủ yếu là rừng sản xuất nghèo) cho hộ gia đình, nhóm hộ và cộng đồng dân cư
đồng bào DTTS quản lý và hưởng lợi [18].
Các chương trình 134, 135 của Chính phủ cùng nghị quyết 04 của tỉnh đã
giúp đồng bào dân tộc thiểu số Bình Thuận có một cuộc sống ổn định. Đến nay,
toàn tỉnh đã giao khoán gần 90 ngàn ha rừng cho 2.447 hộ đồng bào dân tộc
thiểu số nhận quản lý, bảo vệ [21].
Tỉnh Quảng Nam đã giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho
nhóm hộ và hộ gia đình, cá nhân với tổng diện tích gần 540 hécta đất rừng và
lập hồ sơ giao đất cho 13 cộng đồng dân cư để quản lý, bảo vệ với hơn 2.625
hécta rừng các loại [20].
Mặc dù Nhà nước đã ban hành chính sách giao đất rừng cho đồng bào dân
tộc thiểu số, nhưng thực tế kết quả rất hạn chế .Ngành lâm nghiệp đầu tư cao,
chậm mang lại thu nhập nên nếu đầu tư hiệu quả sẽ mang lại thu nhập trung và
dài hạn cho các khoản chi lớn, tiết kiệm, tái đầu tư phát triển lâm nghiệp…
Đồng bào dân tộc thiểu số muốn cải thiện sinh kế thì phải dựa vào các nguồn
sinh kế khác mà chủ yếu là trồng trọt, chăn nuôi hoặc nghề nghiệp khác như cán
bộ, giáo viên, xuất khẩu lao động…
15
Trong đó, trở ngại lớn nhất là yêu cầu về hồ sơ, thủ tục quá phức tạp. Vì
theo Thông tư 38/2007/TT-BNN hướng dẫn trình tự, thủ tục giao rừng, để hoàn
tất hồ sơ thì phải họp bàn giữa chính quyền với người dân để thông qua đơn, kế
hoạch quản lý khu rừng sau khi được Nhà nước giao rừng, thẩm định hồ sơ, tờ
trình kèm hồ sơ, biên bản khi bàn giao rừng tại thực địa, thực hiện nghĩa vụ tài
chính...Mà một đồng bào và chính quyền cấp xã bình thường không thể hoặc rất
khó hoàn thành được tất cả các yêu cầu nêu trên. Chưa nói đến đồng bào các dân
tộc còn bị rào cản ngôn ngữ, thì các thủ tục trên thật sự là thách đố không thể
vượt qua. Mặt khác, đồng bào DTTS đều nghèo, cho nên hầu như không có
nguồn lực để chi phí cho các thủ tục giao đất rừng theo quy định của Thông tư
38/2007/TT-BNN, có bản do trình độ văn hóa người dân còn hạn chế, cho nên
việc yêu cầu họ viết đơn và làm các thủ tục để được xét giao đất, giao rừng là
điều không thể. Ngoài ra, nguyên nhân chính sách GĐGR thời gian qua tác động
không mấy tích cực đến đời sống sinh kế của đồng bào dân tộc thiểu số một
phần do vấn đề tham vấn chưa tốt, chưa có sự tham gia của người dân.
2.2.2 Tình hình giao đất lâm nghiệp ở Việt Nam và ở tỉnh Quảng Trị
2.2.2.1 Tình hình giao đất lâm nghiệp ở Việt Nam
Kết quả theo dõi diễn biến tài nguyên rừng được ban hành tại Quyết định
số 3322/QĐ-BNN-TCLN ngày 28/7/2014 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc
công bố hiện trạng rừng toàn quốc năm 2013, tính đến 31/12/2013 như sau:
- Tổng diện tích đất lâm nghiệp toàn quốc là: 16.679.408 ha
Trong đó:
+ Diện tích đất có rừng: 13.954.454 ha
+ Diện tích đất chưa có rừng: 2.724.546 ha
+ Diện tích rừng và đất lâm nghiệp nằm trên địa bàn 6.093 xã (trong đó: 238
xã có diện tích 10.000 ha trở lên; 1.048 xã có từ 3.000 đến 10.000 ha; 1.528 xã có
1.000 đến 3.000ha; 1.044 xã có 500 đến 1.000 ha và 2.235 xã dưới 500 ha).
- Độ che phủ rừng năm 2013 đạt 41,0%. Trong 7 năm ( 2006 - 2013) diện
tích rừng cả nước tăng 0,9 triệu ha, độ che phủ tăng 3,8% ( trung bình tăng 0.5
%/ năm).
Công tác giao đất, giao đất lâm nghiệp trong thời gian qua ở Việt Nam chủ
yếu được thực hiện theo Nghị định 02/CP ngày 15/3/1995; Nghị định
163/1999/NĐ-CP ngày 16/11/1999 của Chính phủ về giao đất, cho thuê đất lâm
nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài vào mục
16