Tải bản đầy đủ (.doc) (62 trang)

Tiểu luận Năng lực quản trị khởi nghiệp, môi trường khởi nghiệp và kết quả hoạt động của doanh nghiệp vừa và nhỏ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (644 KB, 62 trang )

1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1 đặt vấn đề
Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, kết quả hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp là yếu tố đóng vai trò quyết định. Do đó, hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp không còn là việc của riêng doanh
nghiệp, mà đòi hỏi sự chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, sự ủng hộ, nỗ lực của
các tổ chức ngành nghề và người lao động. Có nâng cao kết quả hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp mới nâng cao được năng lực cạnh tranh của
nền kinh tế và của sản phẩm, người lao động có việc làm, thu nhập, tình
hình phát triển kinh tế - xã hội đất nước ổn định.
Đánh giá một cách tổng thể, sau khi gia nhập WTO, năng lực cạnh
tranh của doanh nghiệp Việt Nam đã được cải thiện. Theo báo cáo của Bộ
Kế hoạch và Đầu tư, số lượng và chất lượng doanh nghiệp Việt Nam ngày
càng được tăng lên. Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu bình quân 5 năm
2007-2011 là 19,25%/năm, cao hơn mức 18,1%/năm của thời kỳ 5 năm
2001-2005 trước khi nước ta gia nhập WTO. Kim ngạch xuất khẩu bình
quân theo đầu người năm 2010 đạt 914,4 USD/người so với 559,2
USD/người của năm 2006, tăng gấp gần 2 lần. Thị trường tiêu thụ hàng hóa
của Việt Nam ngày càng được mở rộng, giá nhiều mặt hàng xuất khẩu cũng
tăng hơn trước. Không chỉ tăng về lượng, mà cơ cấu các mặt hàng xuất
khẩu của Việt Nam cũng có những thay đổi theo hướng tích cực. Có thêm
nhiều mặt hàng xuất khẩu mới, như trái cây, hoa, rau... Quy mô thị trường
cũng được mở rộng, đến năm 2010 đã có 19 thị trường Việt Nam xuất khẩu
đạt từ 1 tỉ USD trở lên.
Tuy nhiên, để nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh, năng lực cạnh
tranh của doanh nghiệp là một công việc không đơn giản. Thực tế cho thấy,
sức cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường thế giới chưa
được cải thiện đáng kể, sức cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn



2

thấp, độ ổn định chưa cao. Đa số các doanh nghiệp Việt Nam có quy mô
nhỏ, thị phần hạn hẹp, tiềm lực khoa học - công nghệ yếu, chưa có thương
hiệu nổi tiếng; sản xuất hàng xuất khẩu chủ yếu làm gia công, nên phụ
thuộc vào nhập khẩu nguyên vật liệu đầu vào; chất lượng nhân lực của
doanh nghiệp Việt Nam chưa đáp ứng được yêu cầu, tỷ lệ người lao động
qua đào tạo thấp…
Trong cuộc hội thảo “Nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và đổi
mới, phát triển doanh nghiệp” do Ban Kinh tế Trung ương tổ chức mới đây,
Phó thủ tướng-GS, TS Vương Đình Huệ nhắc tới việc văn kiện Đại hội
Đảng toàn quốc lần thứ XII đã nhắc tới vấn đề “khởi nghiệp”, cho thấy tầm
quan trọng và sự quan tâm của Đảng ta với vấn đề khởi sự sản xuất-kinh
doanh của người dân, doanh nghiệp như thế nào. Tạo môi trường kinh
doanh công bằng, tích cực hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân tiếp cận nguồn vốn
vay ưu đãi cũng như nâng cao năng lực quản trị, khả năng ứng dụng khoa
học công nghệ trong bước đầu khởi nghiệp là kiến nghị của không ít doanh
nghiệp nhằm từng bước đảm bảo khởi nghiệp thành công.
Xung quanh câu chuyện khởi nghiệp của doanh nghiệp, ông Phạm
Đình Vũ, Phó Chánh văn phòng, Phòng Công tác Hiệp hội doanh nghiệp
Việt Nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng:
Chính phủ cần có chính sách hỗ trợ để tạo hệ sinh thái tốt cho hoạt động
khởi nghiệp. Điều quan trọng là chính sách phải cụ thể về nhiều vấn đề như
hỗ trợ về thuế như thế nào, bảo hộ ý tưởng, bảo hộ sở hữu trí tuệ,… ra sao.
Thậm chí, đối với những doanh nghiệp có ý tưởng sáng tạo, khả thi, đặc
biệt liên quan tới hoạt động công nghệ cao, Chính phủ có thể đưa ra chính
sách ưu đãi về thuế liên tiếp trong 3 năm đầu thành lập.
Trên thực tế, ngay tại cuộc gặp gỡ với 100 doanh nhân trẻ khởi
nghiệp xuất sắc năm 2016 diễn ra mới đây, Phó Thủ tướng Chính phủ

Vương Đình Huệ đã khẳng định: Chính phủ sẽ tạo môi trường kinh doanh
thông thoáng nhất, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia theo


3

nguyên tắc thị trường và không phân biệt đối xử. Thời gian tới, Chính phủ
sẽ tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, đồng thời khuyến khích các
thành phần kinh tế phát triển cạnh tranh bình đẳng theo pháp luật, chỉ hỗ
trợ cho đối tượng doanh nghiệp xứng đáng.
Để hiểu rõ các vấn đề trên tôi chọn đề tài “Năng lực quản trị khởi
nghiệp, môi trường khởi nghiệp và kết quả hoạt động của doanh nghiệp
vừa và nhỏ” để trả lời câu hỏi làm thế nào để nâng cao kết quả hoạt động
kinh doanh và năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp vừa và nhỏ
(DNVVN).
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá năng lực quản trị khởi nghiệp, môi trường khởi nghiệp và
kết quả hoạt động của doanh nghiệp.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Đề tài được hình thành nhằm giải quyết các mục tiêu sau:
- Đánh giá năng lực quản trị khởi nghiệp, môi trường khởi nghiệp và
kết quả hoạt động của doanh nghiệp tại Đồng Bằng Sông Cửu Long
( ĐB S C L ) .
- Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực quản trị khởi nghiệp,
môi trường khởi nghiệp về kết quả hoạt động của doanh nghiệp.
- Đề xuất giải pháp nâng cao năng lực quản trị và kết quả hoạt động
của doanh nghiệp trong thời gian tới.
1.3 Tổng quan về DNVVN
1.3.1 Tình hình hoạt động của doanh nghiệp ở Việt Nam

Trong tháng Tư, cả nước có 10954 doanh nghiệp thành lập mới với số
vốn đăng ký là 62,2 nghìn tỷ đồng, tăng 11,1% về số doanh nghiệp và giảm
14,7% về số vốn đăng ký so với tháng trước; số vốn đăng ký bình quân một
doanh nghiệp thành lập mới trong tháng đạt 5,7 tỷ đồng, giảm 23,2%. So với
cùng kỳ năm trước, số doanh nghiệp thành lập mới tăng 19,2%; số vốn đăng


4

ký tăng 21,3%. Tổng số lao động đăng ký của các doanh nghiệp thành lập mới
trong tháng Tư là 105 nghìn người, giảm 15,1% so với tháng Ba.
Trong tháng, cả nước có 1955 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động,
giảm 0,2% so với tháng trước; có 5844 doanh nghiệp gặp khó khăn phải tạm
ngừng hoạt động (bao gồm 1584 doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có
đăng ký và 4260 doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động chờ đóng mã số doanh
nghiệp hoặc không đăng ký), tăng 50,6%; có 840 doanh nghiệp hoàn tất thủ
tục giải thể, chấm dứt hoạt động, tăng 16%.
Tính chung 4 tháng đầu năm, cả nước có 34721 doanh nghiệp đăng
ký thành lập mới với tổng vốn đăng ký là 248,2 nghìn tỷ đồng, tăng 22,9%
về số doanh nghiệp và tăng 52,8% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm
2015[7]; số vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp đạt 7,1 tỷ đồng, tăng
24,2%. Nếu tính cả 553,3 tỷ đồng vốn đăng ký tăng thêm của các doanh
nghiệp thay đổi tăng vốn thì tổng vốn bổ sung thêm vào nền kinh tế trong 4
tháng đầu năm là 801,5 nghìn tỷ đồng. Số lao động dự kiến được tạo việc
làm của các doanh nghiệp thành lập mới 4 tháng đầu năm 2016 là 427,2
nghìn người, giảm 0,2% so với cùng kỳ năm 2015.
Số doanh nghiệp ngừng hoạt động quay trở lại hoạt động trong 4
tháng đầu năm là 11331 doanh nghiệp, tăng 79,4% so với cùng kỳ năm
trước. Số doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, chấm dứt hoạt động sản
xuất, kinh doanh trong 4 tháng đầu năm nay là3759 doanh nghiệp, tăng

15,7% so với cùng kỳ năm trước, trong đó phần lớn là những doanh nghiệp
quy mô nhỏ có vốn đăng ký dưới 10 tỷ đồng, chiếm tới 93,5%. Nếu phân
theo loại hình doanh nghiệp, trong tổng số doanh nghiệp hoàn tất thủ tục
giải thể, chấm dứt hoạt động có 1524 công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành
viên (chiếm 40,5%); 1124 công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên (chiếm
29,9%); 611 doanh nghiệp tư nhân (chiếm 16,3%) và 500 công ty cổ phần
(chiếm 13,3%).


5

Số doanh nghiệp gặp khó khăn buộc phải tạm ngừng hoạt động
trong 4 tháng đầu năm nay là 25135 doanh nghiệp, tăng 31,8% so với cùng
kỳ năm trước, bao gồm 9450 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng hoạt động
có thời hạn và 15685 doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ đóng mã số doanh
nghiệp hoặc không đăng ký. Trong tổng số doanh nghiệp tạm ngừng hoạt
động có thời hạn, có 3484 công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên (chiếm
36,9%); 3316 công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên (chiếm 35,1%);
1638 công ty cổ phần (chiếm 17,3%) và 1012 doanh nghiệp tư nhân (chiếm
10,7%). Đối với doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động chờ đóng mã số thuế
hoặc không đăng ký, có 6342 công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên
(chiếm 40,4%); 4998 công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên (chiếm
31,9%); 2620 công ty cổ phần (chiếm 16,7%) và 1724 doanh nghiệp tư
nhân (chiếm 11%) và 01 công ty hợp danh.
1.3.2. Tình hình hoạt động của doanh nghiệp tại ĐBSCL
Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Cần Thơ
Tính đến 30/4/2014, Cần Thơ có 11.168 doanh nghiệp được cấp giấy
chứng nhận đăng ký doanh nghiệp với tổng vốn đăng ký là 40,264 tỷ đồng,
trong số đó có 7.185 DN đang hoạt động, chiếm 64,3%.
Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Cà Mau

Tính đến 26/5/2014, Cà Mau có 4.032 doanh nghiệp đang hoạt động,
vốn đăng ký 22.500,487 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho 39.595 lao động.
Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bạc Liêu
Tính đến tháng 6/2014, Bạc Liêu có 1.405 doanh nghiệp đang hoạt
động (trong đó 1.393 là DNNVV), vốn đăng ký 9.916 tỷ đồng, trong đó:
589 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại-dịch vụ, 527 doanh
nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp – xây dựng và 289 doanh
nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông lâm thủy sản. Giải quyết việc làm
cho 26.539 lao động.
Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Sóc Trăng


6

Tính đến tháng 6/2014, Sóc Trăng có 2.001 doanh nghiệp đang hoạt
động, 99,2% là DNNVV. 18,9% doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực
xây dựng, 11,26% hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp chế biến, 4,15%
doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông lâm thủy sản, 3,68% doanh
nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khoa học công nghệ và 3,04% hoạt động
trong lĩnh vực lưu trú, dịch vụ ăn uống. 77% doanh nghiệp làm ăn có lãi
(tăng hơn 15% so với 2012), 22,3% doanh nghiệp làm ăn thu lỗ (giảm 5,7%
so với năm 2012).
Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Trà Vinh
Tính đến tháng 5/2014, Trà Vinh có 1.497 doanh nghiệp, vốn đăng
ký 11.405 tỷ đồng, DNNVV chiếm tỷ lệ 98,86% (1480 DN). Giải quyết
37.150 việc làm cho người lao động.
Lĩnh vực thương mại – dịch vụ: 53,04% (794 doanh nghiệp), thu hút
gần 8500 lao động (22,9%).
Lĩnh vực xây dựng: 27,19% (407 doanh nghiệp), 9300 lao động
(25,03%).

Lĩnh vực công nghiệp: 14,035% (210 doanh nghiệp), 15000 lao động
(chiếm 40,38%).
Lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa….: 86 doanh nghiệp (5,74%), 4350
lao động (11,7%).
Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bến Tre
Hiện, Bến Tre có 2.519 doanh nghiệp đang hoạt động, vốn đăng ký
8.693 tỷ đồng, 62.595 lao động. Đa số doanh nghiệp trên địa bàn có quy
mô nhỏ, vốn đăng ký bình quân khoảng 2,5 tỷ đồng. Tỷ lệ DNNVV chiếm
trên 96%. Lao động chủ yếu là lao động phổ thông chưa qua đào tạo nghề.
Sản phẩm chủ yếu trong nước, chưa xuất khẩu nhiều. Trình độ quản lý
doanh nghiệp còn hạn chế. Hoạt động riêng lẻ, chưa tạo sự liên kết, hợp
tác.
Đa số các doanh nghiệp tập trung sản xuất sản phẩm có thế mạnh của
tỉnh như chế biến dừa, thủy sản, sản xuất cây con giống, nuôi trồng thủy


7

sản… Lĩnh vực thương mại - dịch vụ: 40% , lĩnh vực công nghiệp - xây
dựng: 25%, lĩnh vực nông lâm thủy sản chiếm 35%.
1.3.3 Đánh giá thực trạng của các doanh nghiệp Việt Nam
1.3.3.1 Về quy mô và số lượng
Mới đây, Tổng cục Thống kê đã công bố kết quả điều tra thực trạng
doanh nghiệp Việt Nam trong 3 năm 2002-2004.
Theo số liệu điều tra, số doanh nghiệp thực tế đang hoạt động theo
Luật Doanh nghiệp tính đến 1/1/2004 là 72.012, giải quyết việc làm cho
5,175 triệu lao động. Điểm đáng lo ngại nhất là số lượng doanh nghiệp
nhiều nhưng quy mô nhỏ, phân tán, công nghệ kỹ thuật thủ công lạc hậu.
Năm 2004, bình quân 1 doanh nghiệp chỉ có 72 lao động và 24 tỷ đồng tiền
vốn, trong khi đó từ năm 2000 thì số lao động đã là 84 và vốn là 26 tỷ

đồng. Như vậy, xu hướng quy mô nhỏ ngày càng tăng, do 3 năm qua doanh
nghiệp mới đăng ký kinh doanh chủ yếu là tư nhân với quy mô nhỏ và siêu
nhỏ. Doanh nghiệp dưới 10 lao động chiếm hơn 46%, từ 10 đến dưới 50 lao
động chiếm 35%. Về quy mô vốn, số doanh nghiệp dưới 10 tỷ đồng chiếm
86%, trong đó hơn một nửa là dưới 1 tỷ đồng. Những ngành tập trung
nhiều doanh nghiệp có quy mô vừa và lớn là công nghiệp, bình quân 154
lao động và 32 tỷ đồng vốn, tiếp đó là vận tải, thông tin liên lạc rồi đến xây
dựng. Quy mô nhỏ và phân tán là ngành thương nghiệp, bình quân 18 lao
động và 6 tỷ đồng vốn. Doanh nghiệp ngành khách sạn, nhà hàng bình
quân 27 lao động và 9 tỷ đồng vốn.
Do phần lớn doanh nghiệp có mức vốn thấp (dưới 10 tỷ đồng) nên
khả năng trang bị máy móc thiết bị, kỹ thuật công nghệ tiên tiến là rất hạn
chế. Mức trang bị tài sản cố định bình quân cho 1 lao động ngoài quốc
doanh là 50 triệu đồng, chỉ bằng 20% so với doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài.
Theo nhận định qua kết quả điều tra của Tổng cục Thống kê, doanh
nghiệp phát triển còn mang tính tự phát chưa có định hướng rõ ràng. Số
doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn chiếm 77,5% số doanh
nghiệp được thành lập từ năm 2000 trở lại đây, nhưng biến động tới gần


8

20% hằng năm. Nhiều tỉnh có hàng nghìn doanh nghiệp nhưng 70-80%
trong số đó chỉ có 1-5 lao động và số vốn không quá 5 tỷ đồng như Long
An, Đồng Tháp, Nam Định... Doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có
vốn đầu tư nước ngoài phát triển ổn định và có định hướng rõ ràng hơn,
nhưng rất ít doanh nghiệp có quy mô lớn, đặc biệt Việt Nam chưa có một
tập đoàn kinh tế mạnh nào.
Trong bối cảnh Việt Nam sắp gia nhập WTO, năng lực cạnh tranh

của các doanh nghiệp được nhận xét là đáng lo ngại. Số doanh nghiệp kinh
doanh thua lỗ tăng từ 19% năm 2000 lên hơn 23% năm 2003 (tổng số lỗ
tính đến năm 2003 là 10.825 tỷ đồng), gần bằng 1/4 số vốn hoạt động của
các doanh nghiệp này. Số doanh nghiệp kinh doanh có lãi, năm cao nhất
mới chiếm 73% với mức lãi thấp (tổng lãi năm 2003 là 89.054 tỷ đồng).
Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp mới khẳng định được ở một số mặt
hàng sản phẩm và dịch vụ thông thường.
Trong khi đó, quyền lợi của người lao động trong rất nhiều doanh
nghiệp đang bị xem nhẹ. Số liệu thống kê cũng cho thấy, doanh nghiệp
chưa đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho người lao động chiếm hơn
70% tổng số doanh nghiệp Việt Nam hiện có.
Mặt khác, khá nhiều doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh
nghiệp chỉ đăng ký với số vốn điều lệ mang tính hình thức chứ chưa phải
quy mô vốn thực của họ. Các doanh nghiệp nhà nước cũng trong tình trạng
tương tự như vậy, vì Nhà nước bảo lãnh cho các doanh nghiệp này cho nên
quy mô và vốn kinh doanh không phản ánh đúng thực chất doanh nghiệp.
Trong mọi ngành nghề, lĩnh vực hoạt động chưa hề có một doanh nghiệp
nào của Việt Nam được xếp hạng theo danh mục quốc tế.
Hội nhập kinh tế thế giới bắt buộc chúng ta phải đối phó với những
tác động của nó. Chúng ta có thể hạn chế được những tác động xấu bằng
chính năng lực của mình, bao gồm cả sức mạnh kinh tế và sức mạnh về tổ
chức thị trường trong nước, chống đầu cơ. Cụ thể như việc đối phó với sự
tăng giá xăng dầu trong năm 2005 chẳng hạn.


9

Ví dụ như nếu không có khoảng 1 tỷ USD Chính phủ bỏ ra để giảm
nhẹ gánh nặng xăng dầu, công nghiệp chắc chắn sẽ khó hơn nhiều vì theo
khái niệm về “độ nở”, giá đầu vào tăng một thì giá đầu ra sẽ tăng gấp rưỡi.

Công nghiệp của chúng ta trong thời gian qua có thể tạm gọi là tăng
trưởng tốt, nhưng vấn đề chúng ta đang gặp phải vẫn nằm ở khả năng cạnh
tranh, giá trị gia tăng tạo được. Giá trị sản xuất công nghiệp của chúng ta
tăng cao (15-16%), nhưng tốc độ tăng của giá trị tăng thêm chỉ trên 10%
một chút, còn chênh lệch nhiều. Và ngay cả kết quả xuất khẩu 26 tỷ USD,
tăng trưởng trên 20% trong năm 2004 đã là rất tốt. Nhưng vấn đề cần được
phân tích kỹ khi bàn tới việc phát triển sản xuất, đẩy mạnh xuất khẩu là
thực tế trong 26 tỷ đó có bao nhiêu tỷ USD giá trị tăng thêm mà chúng ta
thu được từ sản xuất.
Vấn đề mấu chốt để nâng cao khả năng cạnh tranh vẫn là cải cách,
sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước (DNNN). Có thể thấy rõ ràng rằng qua
hơn mười hai năm đổi mới, sắp xếp doanh nghiệp nhà nước, chúng ta đã
sắp xếp, cổ phần hóa được gần 2.300 doanh nghiệp, nhưng tỷ lệ vốn sở hữu
nhà nước của các doanh nghiệp này chỉ chiếm khoảng 8,2% tổng vốn sở
hữu nhà nước tại các doanh nghiệp. Bình quân một doanh nghiệp chỉ có 45
tỷ đồng, trong đó vốn lưu động chưa đến 10 tỷ đồng, có tới 47% DNNN có
vốn chưa đầy 5 tỷ đồng. Xem xét kỹ thì không ít doanh nghiệp chỉ có vốn
trên sổ sách, hoặc trong tài sản không dùng đến, nên vốn thực tế dùng cho
sản xuất kinh doanh chỉ còn 50%.
Năm 2003, trong số 77% DNNN làm ăn có lãi, chỉ chưa đầy 40% có
mức lãi bằng hoặc cao hơn lãi suất cho vay của ngân hàng thương mại. Nếu
đưa thêm giá trị quyền sử dụng đất vào chi phí và cắt bỏ các khoản ưu tiên,
ưu đãi của Nhà nước, thì số DN có lãi còn ít hơn. Số thuế thu nhập DNNN
chỉ chiếm 9,2% trên tổng số nộp ngân sách nhà nước.
Phần còn lại trong số 210.000 tỷ đồng vốn nhà nước nằm ở đâu? Một
nửa trong số này nằm ở dầu khí, điện lực và bưu chính viễn thông, và phần
lớn còn lại nằm ở các tổng công ty 91 khác như hàng hải, hàng không...
Đây chính là vấn đề mấu chốt để chúng ta tính toán kỹ cho bài toán phát



10

triển trong năm 2006 và trong suốt lộ trình hội nhập của kinh tế ViệtNam.
Trong Hội nghị toàn quốc đổi mới doanh nghiệp năm 2004, Thủ
tướng Phan Văn Khải đã chỉ ra một loạt yếu kém của khối doanh nghiệp
nhà nước, trong đó hiệu quả làm ăn thấp đang là một thách thức lớn khi
Việt Nam hội nhập quốc tế. Thuế thu nhập doanh nghiệp chỉ đạt 8.000 tỷ
đồng trong tổng số 87.000 tỷ nộp ngân sách nhà nước; nợ xấu 8,5% trong
khi bình quân cả nền kinh tế chỉ 6,1%; tổng số nợ của khối này phải thu,
phải trả lên tới khoảng 300.000 tỷ đồng.
Nhiều DNNN có trình độ công nghệ dưới mức trung bình của thế
giới và khu vực. Thiết bị, dây chuyền lạc hậu so với thế giới từ 10-20 năm,
trong đó có 38% đang chờ thanh lý. Chi phí sản xuất công nghiệp còn rất
cao, hạn chế mức tăng giá trị gia tăng. Cụ thể là giá trị sản xuất mấy năm
gần đây tăng 15 %/năm, nhưng giá trị gia tăng chỉ tăng 10%. Tốc độ đổi
mới công nghệ chậm, chỉ khoảng 10% trong thời gian qua. Các ngành công
nghiệp có trình độ công nghệ cao, hiện đại như: điện tử, tin học... mới chỉ
chiếm vài phần trăm giá trị sản xuất công nghiệp; dịch vụ có hàm lượng trí
tuệ cao không nhiều.
Chưa hình thành được các ngành công nghiệp phụ trợ, cung cấp
những linh kiện, sửa chữa, thiết kế, tiếp thị mà chúng ta có lợi thế cạnh
tranh, để giảm giá thành sản phẩm công nghiệp chế tạo, tăng khả năng cạnh
tranh, thu hút lao động.
Trong vòng 11 năm qua từ 1992-2003, cả nền kinh tế tạo được thêm
9 triệu chỗ làm việc mới, thì khu vực DNNN chỉ tăng thêm có gần 200.000
chỗ, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) được nửa triệu, còn
lại hơn 8 triệu là của khu vực kinh tế dân doanh. Hiện nay, chỉ có khoảng 2
triệu lao động làm việc tại các DNNN.
Năng suất lao động của DNNN còn thấp. Theo số liệu của Tổng cục
Thống kê, năng suất lao động thời kỳ 1996-2001 của DNNN tăng bình

quân mỗi năm 4,8%, thấp hơn mức tăng GDP là 7% cùng thời kỳ.
Giá bán các sản phẩm của DNNN trong nước còn cao hơn giá nhập


11

khẩu, chẳng hạn với xi măng là 115%, giấy 127%, thép 125%, phân bón
136%... Một thực tế đáng lo ngại khác là sức cạnh tranh của DNNN rất
yếu. Trong khối ASEAN, Việt Nam thuộc nhóm kém phát triển (chỉ khá
hơn Lào, Campuchia, Mianma). Khi Việt Nam gia nhập WTO, nếu các
DNNN không được hưởng ưu tiên thì khu vực này khó có thể cạnh tranh
thắng lợi với doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp nước ngoài bởi đội
ngũ quản lý doanh nghiệp kém, trình độ công nghệ lạc hậu, năng suất lao
động thấp... Biện pháp để tháo gỡ những bức bách hiện nay là cần phải
phát triển nhanh lực lượng sản xuất. Một đất nước nhỏ bé như Xingapo,
dân số chỉ có 3 triệu người mà mỗi năm làm ra đến 165 tỷ USD. Còn
Việt Nam, với 80 triệu dân nhưng GDP chỉ đạt 40 tỷ USD/năm. Nếu cứ
tiếp tục tiến độ đổi mới, sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước chậm chạp như
hiện nay, doanh nghiệp nhà nước sẽ bị thua ngay trên sân nhà.
Như vậy, còn một khoảng cách lớn về hiệu quả và sức cạnh tranh so
với yêu cầu gia nhập WTO khi chúng ta phải tự do hóa thương mại và đầu
tư theo các chuẩn mực của tổ chức này. Vì vậy, theo đánh giá của Ban
nghiên cứu của Thủ tướng Chính phủ về tầm quan trọng và tác động của
cải cách DNNN với việc gia nhập WTO, thì nếu không có những bước đi
mang tính đột phá để nhanh chóng nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh thì
nguy cơ đổ vỡ hàng loạt DNNN là điều khó tránh khỏi.
Xét về tổng thể thì hơn 90% các doanh nghiệp của Việt Nam là vừa
và nhỏ ở hai mặt giá trị tài sản và vốn kinh doanh. Nếu xét về mặt quy mô
doanh nghiệp thì khả năng cạnh tranh về vốn của doanh nghiệp
Việt Nam là thấp. Để cạnh tranh tốt và có hiệu quả thì vấn đề đầu tiên và

cũng là vấn đề thiết yếu đối với các doanh nghiệp đó là quy mô vốn.
Nhưng những doanh nghiệp có lượng vốn lớn hiện nay là doanh nghiệp nhà
nước thì lại làm ăn không có hiệu quả hoặc có hiệu quả thấp. Trong khi lại
được sự bảo trợ rất lớn về mọi mặt của nhà nước do đó khu vực doanh
nghiệp nhà nước không được đánh giá là khu vực có năng lực cạnh tranh
cao. Trong khi khu vực doanh nghiệp tư nhân là khu vực luôn luôn được
các nước trên thế giới quan tâm và tạo điều kiện phát triển thì ngược lại ở


12

Việt Nam khu vực kinh tế này lại ít được quan tâm, ít được đánh giá cao.
Và lượng vốn đầu tư của khu vực kinh tế này luôn thấp hơn so với khu vực
kinh tế nhà nước. Chính vì thế năng lực cạnh tranh của khu vực này không
được đánh giá thật sự cao.
1.3.3.2 Về giá cả và yếu tố đầu vào
Giá cả cũng như cơ sở của nó là giá thành của nhiều hàng hoá và
dịch vụ của Việt Nam cao hơn giá cả của hàng hoá và dịch vụ cùng loại của
nhiều nước trong khu vực. Năm 2005, giá đường trắng trên thế giới là
4.700 đ/kg, trong khi ViệtNam cao hơn từ 1,5 đến 2 lần. Giá xi măng nhập
khẩu (giá CIF) về đến Việt Nam trong khoảng 35 đến 40 USD/tấn, trong
khi đó giá thành xi măng của Việt Nam từ 42 đến 65 USD/tấn. Giá thép
xây dựng thế giới đầu năm 2005 từ 380 đến 420 USD /tấn, thì tại Việt Nam
giá thép có lúc lên đến gần 500 USD/tấn. Giá xe máy DREAM ở Thái Lan
khoảng 1000 USD/chiếc, trong khi đó giá xe máy cùng loại tại
Việt Nam chưa có thuế là 1.280 USD/chiếc. Giá gạo của Việt Nam trong
siêu thị là 10.000đ/kg, còn giá gạo cùng loại của Thái Lan nếu bỏ thuế chỉ
còn 7.500đ/kg.
Trong tương lai, năng lực cạnh tranh về giá của các hàng hoá và dịch
vụ của các doanh nghiệp phụ thuộc vào sự biến động của giá thành hàng

hoá và dịch vụ mà các doanh nghiệp sản xuất ra cùng với những biến động
về chi phí lưu thông của chúng.
Hiện nay, vướng mắc hay trở ngại khiến doanh nghiệp Việt Nam gặp
nhiều khó khăn đó là chi phí các yếu tố đầu vào của doanh nghiệp Việt
Nam quá cao như giá cước điện thoại quốc tế, giá bốc xếp ở cảng, giá của
các sản phẩm độc quyền… cao hơn thế giới rõ rệt. Ví dụ chi phí vận
chuyển một container từ Khu công nghiệp Bình Dương đến cảng Vũng Tàu
còn cao hơn cả từ Vũng Tàu đi Xingapo. Tại Việt Nam, doanh nghiệp phải
chịu quá nhiều tiêu cực phí: qua các trạm kiểm soát dọc đường, khi xe vào
cảng hay khi hàng lên tàu...
Hiện tại trong xu thế phát triển hướng về xuất khẩu thì hầu hết các
doanh nghiệp có xu thế này đều phải lấy nguyên liệu bằng cách nhập khẩu


13

từ nước ngoài vào. Ví dụ như ngành da giày nhập từ 75 đến 80% nguyên
vật liệu, ngành nhựa nhập khẩu 100% hạt nhựa… Ngoài ra, trong khi kỹ
thuật thông tin đại chúng tạo điều kiện cho cạnh tranh toàn cầu với chi phí
gia nhập thị trường ngày càng rẻ thì ở Việt Nam lại có xu hướng ngược lại.
Trình độ về công nghệ cũng ảnh hưởng lớn đến khả năng cạnh tranh
của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp Việt Namhiện nay hầu hết là lạc hậu,
chậm phát triển và áp dụng công nghệ mới vào sản xuất kinh doanh. Điều
này dẫn đến vấn đề sản lượng thấp, giá thành cao... do đó việc cạnh tranh
với các doanh nghiệp nước ngoài là vô cùng khó khăn. Mặt khác, do thiếu
vốn, thiếu kinh nghiệm quản lý tiên tiến nên giá thành cao, chất lượng kém.
Tính kết nối, phối hợp giữa các ngành, các cơ sở công nghiệp từ
khâu cung cấp nguyên liệu đến khâu sản xuất ra thành phẩm rất hạn chế.
Thêm vào đó là vấn đề về thuế nhập khẩu. Đối với hàng nhập khẩu,
ngoài thuế nhập khẩu còn phải chịu thuế giá trị gia tăng VAT (dù chưa có

giá trị tăng thêm). Mặc dù sau đó được hoàn thuế nhưng thời gian hoàn
thuế VAT chậm, do đó dẫn tới việc doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn về
vốn hoạt động kinh doanh. Để giải quyết tình trạng vốn hoạt động trong
kinh doanh, doanh nghiệp buộc phải vay ngân hàng và đương nhiên phải
chịu một khoản lãi suất mà lẽ ra nếu việc hoàn thuế nhanh và kịp thời hơn
thì doanh nghiệp đã không phải chịu khoản lãi suất này. Đó cũng là một
yếu tố đẩy giá thành lên cao khiến khả năng cạnh tranh của các doanh
nghiệp giảm xuống.
Chi phí về lao động: Lao động Việt Nam thừa về số lượng nhưng
thiếu và yếu về chất lượng, năng suất lao động thấp. So với các nước trong
khu vực, năng suất lao động ngành dệt của Việt Nam chỉ bằng 90-95%
năng suất lao động ngành dệt của Trung Quốc, bằng 85% năng suất lao
động ngành dệt của Thái Lan. Ưu thế về chi phí lao động rẻ của
Việt Namđang mất dần. Giá nhân công của 2 ngành có năng lực cạnh tranh
tốt nhất (dệt may và da giày) hiện đang bằng và cao hơn so với một số
nước trong khu vực. Để đào tạo nghề, nâng cao kỹ năng, trình độ, ý thức
nhiệt tình, tinh thần hợp tác, cần có chi phí đầu tư lớn, và như thế, giá thành


14

hàng hoá và dịch vụ trong nước sẽ tiếp tục tăng lên.
Chi phí về tài sản cố định của nhiều doanh nghiệp đang và sẽ chiếm
tỷ lệ lớn trong giá trị của các hàng hóa và dịch vụ. Khu vực đầu tư nước
ngoài ở Việt Nam, giá trị tài sản cố định chiếm 76% tổng vốn góp, nhưng
trong đó có tới 38% tài sản chờ thanh lý. Hiệu suất sử dụng tài sản cố định
của Công ty dệt Phước Long là 62%, của Nhà máy đường Quảng Bình là
27%, của Nhà máy đường Cam Ranh là 15%. Tài sản cố định của doanh
nghiệp nhà nước chỉ còn 1/2 giá trị, 1/3 trong số đó tuổi sử dụng đã trên 10
năm. Bên cạnh đó là những khoản nợ ngân hàng khổng lồ của các doanh

nghiệp nhà nước phải trả lợi tức. Các khoản nợ đó có thể tính là: nợ phải
thu 104.889 tỷ đồng (chiếm 24,7% doanh thu), nợ khó đòi là 2.970 tỷ đồng
(chiếm 2,66% số phải thu)… Tính chung, nợ phải trả bằng 140% tổng số
vốn nhà nước tại các doanh nghiệp.
Bảng1 Chi phí đầu vào của Việt Nam và một số nước châu Á
(USD/tháng)
TP.
Thượ

Xingap Bangko KualaL Jakar
Chi phí
HC
ng
Nội
o
k
umpur
ta
M
Hải
Chi phí thuê
văn
23
16
24
42
13
17
19
phòng/tháng/m

2
Chi phí thuê
văn phòng đại 1850 1800 1500
2285
1420
920
2000
diện
Cước
điện
thoại (3 phút đi 8,52 8,52 4,3
2,23
3,11
6,21
2,59
Nhật Bản)
Điện
kinh
0,07 0,07 0,035 0,05
0,03
0,06
0,0177
doanh/ Kwh
Cước vận tải 1
container 40/ft
1825 1375 880
670
1466
895
1252

từ
DN
đếnYokohama
1 lít xăng
0,63 0,63 0,3
0,74
0,34
0,29
0,138
Thuế thu nhập 50
50
45
29
37
29
30
cá nhân (max,

Manil
a
28

197
3,78
0,09
994
0,35
33



15

%)
Nguồn: CIEM
Các chi phí đầu vào khác trong xu thế đều tăng, tính từ năm 1996
đến nay: giá xăng dầu tăng gần 100%, giá nước tăng 130%, giá điện tăng
37,5%, cước thông tin liên lạc quốc tế sau nhiều lần cắt giảm vẫn còn cao
hơn các nước trong khu vực.
Những chi phí trên còn đẩy giá thành của nguyên vật liệu trong nước
tăng, làm cho giá thành của những hàng hoá, dịch vụ sử dụng tỷ lệ lớn các
đầu vào nội địa càng tăng. Giá cả các yếu tố đầu vào càng cao thì càng ảnh
hưởng đến năng lực cạnh tranh về mặt giá cả của doanh nghiệp Việt Nam.
Đối với khu vực kinh tế tư nhân, ngoài một số khó khăn do tăng chi
phí đầu vào giống như các doanh nghiệp nhà nước, nhìn chung khu vực
kinh tế tư nhân còn nhỏ bé, phân tán, trình độ công nghệ ứng dụng trong
sản xuất kinh doanh và trình độ quản lý tay nghề của người lao động còn
hạn chế. Họ còn có khó khăn hơn về vốn hoạt động, mặt bằng sản xuất kinh
doanh, môi trường pháp lý, môi trường tâm lý, xã hội…
Như vậy, rõ ràng là năng lực cạnh tranh về giá cả của các hàng hóa
(dịch vụ) và việc khắc phục hạn chế về năng lực cạnh tranh của các doanh
nghiệp Việt Nam ngay trên thị trường nội địa cả ngắn hạn lẫn dài hạn còn
là điều nan giải. Những yếu kém về năng lực cạnh tranh của các doanh
nghiệp còn có nguyên nhân xuất phát từ môi trường hoạt động của chúng.
1.3.3.3 Về chi phí trong hoạt động sản xuất, kinh doanh
Có một nhận xét chung là chi phí kinh doanh ở nước ta còn quá cao
so với các nước khác trong khu vực. Các chi phí hoạt động kinh doanh như:
chi phí nhân công, chi phí vận chuyển, chi phí nhà xưởng, đất đai, các loại
thuế... của nhiều ngành, nhiều lĩnh vực vẫn còn ở mức cao bất hợp lý khiến
cho nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc nâng cao năng lực cạnh
tranh và phát huy lợi thế so sánh trên trường quốc tế và không thể chủ động

đổi mới công nghệ, nâng cao trình độ quản lý doanh nghiệp cũng như tay
nghề cho người lao động.


16

Bảng 2:So sánh chi phí thực hiện việc tuân thủ pháp luật của các nước và
Việt Nam
Mức chi
Nước có mức phí
của
Chi phí pháp lý
thấp nhất
một nước
châu Á
46
Thời gian khởi sự 2
một doanh nghiệp
(Trung
(Ôxtrây
lia)
(ngày)
Quốc)
17
33
Thuê mướn và sa
thải lao động (chỉ
số linh hoạt từ 1- (Trung Quốc, (Malaixia)
CH Séc)
100)

7
Thời gian thực thi
một hợp đồng
(Tunixia)
(ngày)
Tiếp cận thông tin
tín dụng từ các tổ
chức nhà nước (số
lượng
người
vay/nghìn dân)
Tiếp cận thông tin
tín dụng từ các cơ
quan, cá nhân trong
nước (số lượng
Thời gian đóng cửa
(phá sản) một
doanh
nghiệp
(năm)
Nguồn: VCCI.

Nước
mức
nhất


cao Việt Nam

168

(Inđônêxia)
73
(Thái Lan)

50

220

(Xingapo)

(Papua Niu
Ghinê)

0

105

496

(Nauy)

(Malaixia)

(Bồ
Nha)

0

512


945

(Trung Quốc)

(Xingapo)

(Nauy)

0,4

0,7

6

(Ai-len)

(Xingapo)

(Inđônêxia)

Đào

1.3.3.4 Thực trạng quản trị nguồn nhân lực tại các doanh nghiệp
nhỏ và vừa của Việt Nam hiện nay
Chủ các DNNVV thường là kỹ sư hoặc kỹ thuật viên tự đứng ra
thành lập và vận hành doanh nghiệp, họ vừa là người quản lý, vừa tham gia
trực tiếp vào sản xuất nên mức độ chuyên môn trong quản lý DN không
cao. Ngoài ra, hầu hết những người chủ DNNVV đều không tham gia vào



17

các khóa đào tạo quản lý chính quy, chưa có đủ kiến thức về quản trị DN;
chỉ quản lý theo kinh nghiệm và ý kiến chủ quan.
Về hoạch định nguồn nhân lực
Hiện nay, có rất ít DNNVV lập kế hoạch nhân lực trong dài hạn.
Theo số liệu thống kê, có đến 85% trong tổng số doanh nghiệp thực hiện dự
báo nhu cầu dựa trên số lượng lao động cần thay thế, chỉ có khoảng 15% là
dựa vào sự thay đổi về khoa học, công nghệ, nhu cầu sản phẩm và dịch vụ,
quy mô vốn,… Thêm vào đó, việc xác định thừa hay thiếu lao động cũng
chỉ do từng phòng ban xác định dựa vào khối lượng công việc hiện tại chứ
không có sự tham gia của phòng nhân sự. Phòng nhân sự chỉ có chức năng
nhận chỉ tiêu lao động và thực hiện việc tuyển dụng.
Nhiều chủ DNNVV Việt Nam cũng xác định được nhu cầu về nguồn
nhân lực trong ngắn hạn hoặc thậm chí chỉ căn cứ vào thời điểm hiện tại để
ra quyết định. Chỉ những DN có quy mô từ 50-300 lao động là còn quan
tâm và đề ra chiến lược nguồn nhân lực, nhưng những chiến lược này còn
rất sơ sài.
Đối với công tác đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch nguồn nhân
lực và đưa ra dự kiến cho kế hoạch của năm tiếp theo, hiện nay, các nhà
quản lý của Việt Nam nói chung và các DNNVV nói riêng vẫn chưa coi
trọng quá trình này, vì vậy công tác này tại các DN còn rất đơn giản.
Về phân tích công việc
Hầu hết các DNNVV Việt Nam đều thực hiện việc xây dựng công
tác phân tích công việc, đặc biệt là những DN có quy mô từ 50 lao động trở
lên. Mỗi DN đều có những mẫu soạn thảo mô tả công việc riêng của mình,
gồm những nội dung chính như: Tên công việc; Tên bộ phận chuyên trách
công việc; Tên người giám sát; Phần mô tả tóm tắt về công việc; Các tiêu
chuẩn hoàn thành công việc.
Tuy nhiên, công tác phân tích công việc chỉ được tiến hành chi khi

có chỗ trống trong DN. Các DNNVV Việt Nam cũng không đưa ra một


18

quy trình , hay một sự đánh giá nào về công tác này mà chủ yếu chỉ do một
cá nhân thực hiện sau đó được trưởng phòng của phòng ban đó ký duyệt và
gửi xuống phòng nhân sự.
Về tuyển dụng nhân sự
Đối với nguồn tuyển dụng nội bộ: khi công tác tuyển dụng được tiến
hành thì phòng tổ chức – hành chính sẽ thông báo đến các đơn vị trong hệ
thống và các phòng ban nghiệp vụ khác, từng bộ phận sẽ xem xét thấy cá
nhân nào có khả năng đảm nhiệm công việc thì thông báo lại cho phòng tổ
chức. Tuy nhiên, do nguồn nhân lực tại các DNNVV thường có quy mô
nhỏ nên ưu thế dành cho tuyển dụng nội bộ là không nhiều.
Đối với tuyển dụng từ bên ngoài: việc tuyển dụng thông qua các tổ
chức giới thiệu việc làm còn rất khiêm tốn. Nguồn từ cơ sở đào tạo và
thông tin đại chúng là một phần đảm bảo cho các doanh nghiệp tuyển được
đúng người đúng việc. Hình thức này chủ yếu áp dụng tại các DN có quy
mô từ 50 lao động trở lên, trong đó thông báo tuyển dụng qua Internet, báo
chí. Theo thống kê thì có 25% DN tuyển dụng qua các phương tiện thông
tin đại chúng này, con số này là rất thấp so với các nước phát triển cũng
như một số nước trong khu vực.
Mỗi DN đều lựa chọn một cách thức tuyển dụng riêng nhưng hầu hết
các DNNVV đều thực hiện các bước của quá trình tuyển chọn như sau: tiếp
nhận hồ sơ và nghiên cứu; lựa chọn những ứng viên đạt yêu cầu để phỏng
vấn.
Khi tiến hành phỏng vấn, các DN lập hội đồng phỏng vấn gồm giám
đốc, trưởng phòng nhân sự và các nhân viên nhân sự tham gia phỏng vấn.
Ứng viên vượt qua vòng phỏng vấn sẽ được nhận vào thừ việc trong vòng

3-6 tháng, sau đó DN sẽ ký hợp đồng chính thức.
Trên thực tế, nhiều DNNVV do trình độ nhận thức và quản lý còn
chưa cao nên sau khi thực hiện quá trình tuyển dụng nhân sự, các DN này
thường kết thúc quá trình tuyển dụng mà không cần biết hiệu quả của đợt


19

tuyển dụng này là như thế nào, có đạt được mục tiêu của quá trình tuyển
dụng không…. Chính vì vậy, công việc đánh giá hiệu quả công tác tuyển
chọn cũng chỉ được khoảng 35% các DNNVV tiến hành.
Về đánh giá thành tích
Hầu hết các DNNVV sử dụng phương pháp đánh giá bằng thang
điểm, tuy nhiên, các tiêu chí đánh giá thường do chủ quan mà không dựa
trên bản mô tả công việc. Hiện nay, việc người lao động đánh giá cấp trên
là một điều rất ít DN áp dụng. Điều này sẽ làm giảm tính khách quan trong
công tác đánh giá, và khiến nhiều nhà quản lý không chịu học hỏi, đổi mới
bản thân.
Về đào tạo, nâng cao kỹ năng, tay nghề cho người lao động
Đa số các DNNVV không có chiến lược đào tạo và phát triển gắn
liền với tầm nhìn và mục tiêu cụ thể của doanh nghiệp. Một thực tế khác là
nhiều DN Việt Nam chỉ quan tâm đến việc đào tạo cho các cán bộ quản lý,
chuyên gia cấp cao. Còn với công tác đào tạo chuyên viên kỹ thuật, công
nhân lao động thì hình thức đào tạo chủ yếu là tự đào tạo hoặc người lao
động phải tự nâng cao tay nghề.
Bên cạnh những nhược điểm trong quản trị DN nói trên thì rất nhiều
các DNNVV hiện nay chưa xây dựng được một quy chế trả lương hoàn
thiện cho người lao động.
Từ thực trạng nói trên, có thể thấy rằng hiệu quả công tác sử dụng và
quản trị nguồn nhân lực trong các DNNVV Việt Nam còn khá thấp, chưa

đáp ứng được tình hình phát triển một cách hết sức nhanh chóng của nền
kinh tế cũng như yêu cầu về vấn đề sử dụng nguồn nhân lực hiện nay.
Quản trị nguồn nhân lực tại các DN này không được quan tâm phát triển
nên không tận dụng được một các hiệu quả nguồn lao động trong DN.

CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1 Khái niệm về DNVVN
Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch


20

ổn định được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục
đích thực hiện các hoạt động kinh doanh
Theo nghị định 90/2001/NĐ-CP, doanh nghiệp vừa và nhỏ là doanh nghiệp
có cơ sở sản xuất kinh doanh độc lập, đăng ký kinh doanh theo pháp luật
hiện hành, có vốn đăng ký kinh doanh không quá 10 tỷ đồng và có số lao
động thường xuyên trung bình hàng năm không quá 300 lao động.
Trong cuốn” cách thức tổ chức và vận hành cacc1 doanh nghiệp nhỏ”
Clifford M.Baumback đưa ra định nghĩa” Doanh nghiệp nhỏ là một doanh
nghiệp được quản lý một cách chủ động bỏi các chủ nhân của nó, mang đặc
trưng cá nhân cao, phạm vi hoạt động của nó chủ yếu tại địa phương, và
chủ yếu phụ thuộc vào nguồn vốn địa phương để trang trải tài chính cho sự
tăng trưởng của nó”.
Đây là những đặc trưng cơ bản làm nảy sinh phần lớn những khó khăn và
những nhu cầu đặc biệt của DNVVN
2.2 Tiêu chí phân loại DNVVN
Ở mỗi nước, do mục tiêu phát triển và điều kiện khác nhau nên tiêu chí
phân loại cũng khác. Thông thường có hai nhóm tiêu chí phổ biến dùng để
phân loại DNVVN; tiêu chí định tính và tiêu chí định lượng.

- Nhóm tiêu chí định tính. Dựa trên đặc tính cơ bản của DNVVN như
chuyên môn hóa thấp, ít đầu mối quản lý, mức độ phước tạp của quản
lý thấp.
- Nhóm tiêu chí định lượng. nhóm này sử dụng các tiêu chí như số vốn,
số vốn lao động, giá trị tài sản, doanh thu, lợi nhuận.
2.3 Đặc trưng của sự khỏi nghiệp
Các cuộc khảo sát cho thấy những người lập nghiệp tìm kiếm những thời
cơ để tạo vận mệnh cho chí mình. Họ luôn cảm thấy hạnh phúc mặc dù
làm việc nhiều hơn, trách nhiệm nhiều hơn. Khi khởi nghiệp họ có cơ hội
để thực hiện những điều mà khi đi làm thuê họ khó có được, đó là:
- Làm chủ trong công việc, có cơ hội thực hiện những sở trường trong
kinh doanh
- Cơ hội thu được những khoản lợi nhuận lớn, đầu tư vào những lĩnh vực
yêu thích.
- Được hưởng trọn vẹn thành quả lao động mà mình tạo ra.
Bên cạnh đó, có rất nhiều trở ngại cho các nhà doanh nghiệp, nhất là
những người khởi nghiệp, vì không chỉ làm tròn trách nhiệm của mình mà
còn liên đới tới nhiều người, chụi nhiều trách nhiệm trước pháp luật, trước
người lao động, liên đới với xã hội…và phải lường trước các rủi ro có thể
xảy đến.
2.4 Cơ sở lí luận về khởi nghiệp kinh doanh.
Khởi nghiệp một doanh ghiệp không chỉ đơn thuần là mang hồ sơ đến cơ
quan đăng ký kinh doanh mà còn là quá trình phức tạp đòi hỏi công sức và
thời gian. Đó là việc tìm hiểu môi trường mà nơi đó doanh nghiệp của mình
sẽ kinh doanh, khi đi vào hoạt động thì sức cạnh tranh của doanh nghiệp


21

mình đi đến đâu. Để có thể xác định được điều trên, ngoài kinh nghiệm của

người khỏi nghiệp nhất thiết phải có cơ sở lý thuyết dẫn đường để khởi
nghiệp thành công.Có nhiều lý thuyết liên quan đến khởi dựng và tổ chức
doanh nghiệp, lý thuyết về Marketing, lý thuyết về tổ chức doanh nghiệp,
lý thuyết về quản trị tài chính, nhân sự… Chi tiết hơn có tài liệu hướng dẫn
khởi sự doanh nghiệp của VCCI và tổ chức hợp tác kỹ thuật Đức GTZ,
chương trình đào tạo khởi dựng doanh nghiệp của tổ chức
BUSINESSEDGE về lý thuyết này được cho là phù hợp và đầy đủ với thực
tiển nên được chọn làm cơ sở lý thuyết cho đề tài. Bên cạnh đó, ứng với
mỗi bước đi của lý thuyết trên,có sự kết hợp với lý thuyết cơ bản về
Marketing, quản trị dự án, quản trị tài chính, quản trị nhân lực ….
2.5 Chọn loại hình doanh nghiệp
Mỗi nhà lập nghiệp đều phải quyết định 2 vấn đề khi thành lập doanh
nghiệp đó là :
Thứ nhất : tự mình đứng ra lập doanh nghiệp hay làm với một đối tác.
Điều này phải xem xét những cái được và các mấtkhi đứng ra lập nghiệp
một mình hay với một đối tác, những cái được ở đây như ;
Có thể dễ dàng thực hiện hơn và an toàn hơn trong kinh doanh và
trách nhiệm gách vác. Việc quản trị thể hiện trên nguyên tác tập thể, làm
việc nhóm sẽ đem sự sáng tạo cao trong trong sản xuất và kinh doanh.
Bạn không phải thường trực ở công ty trong toàn bộ thời gian. Sẽ có
thêm người để trông coi công việc, chia sẽ việc công sở, chia sẽ những kỹ
năng bổ sung .
Có một đồng nghiệp với động lực làm việc và tinh thần cao, không
đơn thuần như người hưởng công ăn lương. Có người góp vốn và chia sẽ
rủi ro, tận dụng được mối quan hệ của người đó nhằm tạo điều kiện thuận
lợi trong kinh doanh.
Ngoài những thuận lợi khi lập nghiệp với đối tác thì cũng có nhiều
bất lợi như:
Không được độc lập tự chủ toàn bộ trong các quyết định.
Có nguy cơ xung đột về lợi ích khi góp vốn, rút vốn, chia sẽ lợi

nhuận, các quyết định quản lý…
Thứ hai là chọn loại hình doanh nghiệp nào ?
Tùy theo ngành nghề, quy mô mà ta chọn loại hình doanh nghiệp sau:
Doanh nghiệp tư nhân: Công ty do duy nhất một người làm chủ sỡ
hữu. Người này chụi trách nhiệm vô hạn với số nợ của Công ty, lợi nhuận


22

hay khoản lổ của Công ty sẽ được thể hiện trong bản kê khai thuế thu nhập
cá nhân. Loại hình này thành lập đơn giản và trách được những chi phí lớn
như Công ty hợp doanh hay Công ty cổ phần.
Công ty TNHH: Công ty có một hay nhiều thành viên tham gia
nhưng không quá 50 thành viên, đặc điểm là mỗi thành viên chỉ chụi trách
nhiệm nợ và nghĩa vụ tài sản khác trong phần vốn cam kết đóng góp của
mình. Điều đó không có nghĩa là chủ doanh nghiệp không chụi trách nhiệm
về khoản nợ vượt quá mức vốn của Công ty, vì nếu ký kết các hợp đồng
kinh tế vượt quá mức vốn Công ty thì người đại diện pháp luật phải chụi
trách nhiệm về sai phạm đó.
Công ty Cổ phần; Công ty gồm 3 thành viên trở lên và mỗi thành
viên chỉ chụi trách nhiệm ở mức hữu hạn. Trừ những điều liệt kê dưới
đâykhông có cổ đông nào trong Công ty chụi trách nhiệm đối với các
khoản nợ của Công ty. Các chủ nợ chỉ có thể sử dụng tài sản của Công ty
cổ phần để thanh toán các khoản nợ. Công ty tự khai báo thuế và trả các
khoản thuế từ thu nhập của doanh nghiệp. Nếu Công ty cổ phần dùng một
phần thu nhập đề trả cổ tức thì công ty sẹ không khấu trừ phần cổ tức phải
trả thuế cho phần nhận được.
Công ty hợp doanh: trong Công ty hợp doanh, mỗi thành viên chụi
trách nhiệm vô hạn đối với các khảon nợ của Công ty. Thu nhập và chi phí
được thể hiện trong bảng kê khai thuế riêng như mỗi thành viên đối tác chỉ

báo cáo phần lợi nhuận hoặc lỗ của doanh nghiệp tương ứng với phần vốn
góp của họ vào Công ty trong bảng kê khai thuế thu nhập cá nhân của
mình.
2.6 Cơ cấu tổ chức doanh nghiệp
Cơ cấu loại hình tổ chức doanh nghiệp là hình thức tồn tại của một tổ chức,
biểu thị trật tự sắp xếp theo một trật tự nào đó giữa các bộ phận của tổ chức
cùng các mối quan hệ giữa chúng. Trong đó có cơ cấu quản trị là để phân
công lao động trong lĩnh vực quản trị, có tác động đến quá trình hoạt động
của hệ thống quản trị. Cơ cấu tổ chức cho doanh nghiệp. Đó là việc thiết
lập chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cho từng cá nhân, từng bộ phận, cùng
với nó là những chi tiết và cụ thể hóa công việc của các bộ phận.
Các doanh nghiệp mới thành lập rất khó khăn trong công việc sắp xếp cơ
cấu tổ chức, nhất là doanh nghiệp sản xuất những loại hàng hóa phức tạp.
Việc xây dựng hoàn thiện cơ cấu tổ chức phải đãm bảo những yêu cầu sau:
- Tính tối ưu; phối hợp nhịp nhàng giữa các cấp, giữa các khâu(Giữa


23

các cấp là cơ cấu theo chiều dọc, giữa các khâu là cơ cấu theo chiều
ngang). Làm sao cho tính năng động cao, luôn đi sát phục vụ quản lý
sản xuất kinh doanh.
- Tính linh hoạt: Cơ cấu tổ chức sao cho có tính linh hoạt cao và có thể
thích nghi với môi trường bên ngoài.
Mô hỉnh tổ chức quản lý theo dự án rát được chú trọng hiện nay và
rất phù hợp với các doanh nghiệp nhỏ, thiếu nguồn lực.
- Tính tin cậy: Cô cấu tổ chức phải đãm bảo tính chính xác của tất cả
thông tin sử dụng trong doanh nghiệp, nhờ đó đảm bảo sự phối hợp
với các hoạt động và nhiệm vụ của tất cả các bộ phận trong doanh
nghiệp.

- Tính kinh tế: Cơ cấu quản trị phải sử dụng chi phí quản lý đạt hiệu
quả cao nhất. Tiêu chuẩn xem xét yêu cầu này là mối tương quan
giữa chi phí bỏ ra và dự định khoản thu về.
2.7Đăng ký kinh doanh
Cơ sở pháp lý và thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp.
Khi khởi nghiệp là chủ doanh nghiệp phải chụi trách nhiệm pháp lý
trước nhiếu vấn đề như: Tài sản nợ, nghĩa vụ với nhà nước, với người lao
động, với môi trường, với xã hội… Do đó, ít nhiều, người khởi nghiệp
cũng phải có hiểu biết pháp luật. mặc dù các Công ty tư vấn đầu tư, văn
phòng luật xuất hiện ngảy càng nhiều nhưng chủ doanh nghiệp vẫn cần biết
những điều cơ bản của doanh nghiệp mình về khía cạnh pháp lý.
Sau khi nghiên cứ về các đặc điểm nguồi lựv, người khởi nghiệp xác
định loại hình doanh nghiệp và xác định thủ tục pháp lý cho dự án kinh
doanh theo pháp luật hiện hành.
Trình tự thủ tục đăng ký kinh doanh.
Sau khi chuẩn bị hồ sơ, người khỏi nghiệp tiến hành nộp hồ sơ lên sở
Kế hoạch và đầu tư và đóng lệ phí đăng ký kinh doanh. Sai 15 ngày đối
với việc thành lập doanh nghiệp. 12 ngày đối với thành lập chi nhánh,
văn phòng đại diện Sở Kế Hoạch và Đầu tư bắt đầu trả hồ sơ gồm: Giấy
chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận hoạt động chi nhánh,
văn phòng đại diện.
*Giấy chứng nhận đăng ký thuế
* Giấy phép khắc dấu


24

Trên đây là quy định hiện hành về hồ sơ và thủ tục đăng ký
kinh doanh, mỗi thời điểm khác nhau sẽ có những quy định khác nhau nên
phải cập nhật văn bản pháp luật tại từng thời điểm.


CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


25

3.1. Phương pháp phân tích số liệu
- Đề tài nghiên cứu sử dụng phương pháp thống kê mô tả tần số,
nhằm tính tần số và xác định tỷ lệ phần trăm
- Kiểm định thang đo Cronbach’s Alpha là phương pháp tiếp theo
được sử dụng để hiệu chỉnh bộ biến đánh giá năng lực cạnh tranh của
doanh nghiệp được đề xuất ban đầu.
- Phân tích nhân tố khám phá EFA ( Exploratory Factor Analysis )
nhằm gom nhóm các biến quan sát.
3.2. Phương pháp Thống kê mô tả
Phương pháp thống kê mô tả được sử dụng trong đề tài nghiên cứu
này là tính tần số và xác định tỷ lệ phần trăm.
3.2.1. Phân tích nhân tố khám phá EFA
Trước tiên, chúng ta phải tiến hành kiểm tra độ tin cậy của thang đo
bằng Cronbach’s Alpha để có thể đảm bảo rằng bộ biến được đề xuất ban
đầu là phù hợp với đề tài nghiên cứu. Kiểm tra độ tin cậy thang đo bằng hệ
số tin cậy Cronbach’s Alpha, kiểm định tổng các biến ( quan sát ) có hệ số
tương quan thấp so với biến tổng sẽ giúp loại bỏ được những biến rác trước
khi tiến hành phân tích nhân tố. Một thang đo có độ tin cậy tốt khi hệ số
Cronbach’s Alpha thông thường ≥ 0,6 (tốt nhất là ≥ 0,7) mối quan hệ các
biến quan sát (item) với biến tổng đạt độ tin cậy.
Nếu hệ số Cronbach’s Alpha < 6 thì bỏ các item để có hệ số
Cronbach’s Alpha ≥ 0,6 và nếu Cronbach’s Alpha từ 0,6 trở lên là có thể
chấp nhận được trong trường hợp khái niêm thang đo lường là mới đối với
người trả lời.

Phân tích nhân tố khám phá EFA là tên chung của một nhóm các thủ
tục được sử dụng chủ yếu để thu nhỏ và tóm tắt dữ liệu. Phân tích nhân tố
sẽ rút gọn một số lượng biến nhiều thành một số lượng biến ít hơn mà vẫn


×