Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

ke hoach nghien cưu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (921.96 KB, 20 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯNG YÊN

TRƯỜNG THPT KHOÁI CHÂU
======™¶˜======

TÊt c¶ v× häc sinh th©n
yªuHäc
Häc,

n÷a,
Häc m·i

Dự án:

Học sinh thực hiện đề tài:

1. Nguyễn Huy Đông
2. Nguyễn Danh An
Giáo viên hướng dẫn:

Phạm Thị Lan Hương

Trang 1


MỤC LỤC
Năm học: 2014 - 2015

Trang 2



Xuất phát từ thực tế, bắt đầu từ năm 2014 – 2015 Bộ GD&ĐT đã đưa vào sử
dụng bộ sách giáo khoa Tiếng Việt công nghệ lớp 1 cho học sinh tiểu học . Bản
thân em có em học lớp 1, là một đối tượng được tiếp cận sự đổi mới này. Thỉnh
thoảng em của em về nhà có đặt ra câu hỏi với mẹ “mẹ ơi, nguyên âm là gì ạ?”,
“chữ b có phải là phụ âm không hả mẹ?”, “Mẹ đánh vần cho con từ này? (bát,
hòa, ban..)”... Để dạy được con học mẹ đã phải gọi điện nhiều lần cho cô giáo
dạy lớp 1 hỏi, tham khảo. Khi đọc sách Tiếng Việt công nghệ giáo dục lớp 1 thì
phần phát âm không có nên nhiều phụ huynh có con học lớp 1 chắc chắn sẽ gặp
khó khăn giống như mẹ của em. Khi tham khảo trên mạng thì em chưa thấy có
phần mềm nào hướng dẫn học, đánh vần theo cải cách của Bộ GD. Từ thực tế
này, trong em bắt đầu hình thành nên ý tưởng. Tại sao lại không làm một
chương trình phần mềm học Tiếng Việt công nghệ để cho mọi người được tiếp
cận với chủ trương đổi mới của Bộ GD một cách nhanh chóng hơn, gần gũi hơn,
tiện lợi hơn. Từ đó em đã bắt tay vào nghiên cứu, tham khảo và phát triển sản
phẩm phần mềm học tập này - PHẦN MỀM HỌC TIẾNG VIỆT CÔNG
NGHỆ LỚP 1 DOHU.

Trang 3


B. KẾT QUẢ MONG ĐỢI
Qua quá trình tìm hiểu thực tế, thông qua việc lấy ý kiến từ phụ huynh có
con học lớp 1, các em học sinh lớp 1, cô giáo dạy lớp 1. Chúng em thấy nhiều
phụ huynh khi tiếp cận với sách giáo khoa Tiếng Việt công nghệ lớp 1 không
biết cách đánh vần theo phương pháp Công nghệ giáo dục. Phụ huynh cũng
chưa biết đến luật chính tả, cách phát âm một số chữ cái …Đối với phụ huynh ở
Khoái Châu nói riêng, ở cả nước nói chung thì với phương pháp dạy Tiếng Việt
công nghệ còn khá mới mẻ và lạ lẫm.
Bất kì bậc làm cha, làm mẹ nào cũng muốn con mình học giỏi, thành đạt.
Để con thành công thì không thể vắng bóng sự quan tâm, chỉ dạy của bố mẹ.

Nếu bố mẹ biết, hiểu về Tiếng việt công nghệ lớp 1 sẽ hướng dẫn cũng như dạy
được con mình đúng cách. Chúng em xây dựng phầm mềm với chức năng phát
âm đúng, chuẩn theo phương pháp Công nghệ giáo dục. Gồm 2 loại đọc trơn và
đánh vần. Bên cạnh đó là tất cả các mẫu vần được phân loại trong Tiếng việt
công nghệ lớp 1 và luật chính tả, luật dấu thanh… Thông qua phần mềm giúp
phụ huynh sẽ biết, hiểu về Tiếng việt công nghệ để dạy con mình đúng cách.
Đối với các em học sinh lớp 1 khi học tiếng việt bằng phần mềm sẽ có các
bài tập luyện dạng trò chơi thú vị. Ở mỗi mẫu vần là 1 dạng bài tập luyện phù
hợp. Sau khi học xong các mẫu vần sẽ có nhiều dạng bài tập luyện tổng quát,
củng cố các mẫu vần đã học, cách phân tích vần, tiếng.
Để giáo dục tình yêu quê hương đất nước trong mỗi trẻ em Việt Nam.
Chúng em xây dựng nội dung giới thiệu các danh lam thắng cảnh của đất nước.
Qua nội dung này các em nhỏ vừa được biết thêm các từ mới, vừa được luyện
đọc đồng thời hiểu, biết về những địa danh nổi tiếng trên dải đất hình chữ S mến
yêu, tự hào.
Phần mềm sẽ là một công cụ hữu ích kết nối các em nhỏ người Việt sống
ở nước ngoài với Quê hương. Thông qua phần mềm các em có thể vừa học vừa
chơi và được hiểu biết thêm về mảnh đất nguồn cội của mình. Vun đắp tình yêu
quê hương đất nước trong mỗi em nhỏ Việt Nam

C. MÔ TẢ CHI TIẾT PHƯƠNG PHÁP HAY CÁC THỦ TỤC
Trang 4


Trong tháng 9, khi học đội tuyển học sinh giỏi tin em có trao đổi ý tưởng
sản phẩm phần mềm của mình với cô Phạm Thị Lan Hương. Được sự gợi ý,
định hướng ủng hộ của cô, chúng em đã bắt tay vào nghiên cứu, xây dựng và
phát triển phần mềm học Tiếng Việt công nghệ lớp 1 DOHU.

I. TÌM HIỂU THỰC TẾ VIỆC HỌC TIẾNG VIỆT CÔNG NGHỆ GIÁO

DỤC LỚP 1
1. Đặt mình vào vị trí người học
Chúng em nhờ cô Hương liên hệ, nhờ sự giúp đỡ của giáo viên trực tiếp
dạy lớp 1 để học hỏi, tìm hiểu về Tiếng Việt công nghệ giáo dục lớp 1.

H1: Cô Hoàng Thị Điệp hướng dẫn phát âm, luật chính tả, ngữ pháp

Trang 5


H2: Dự giờ học hỏi phương pháp, cách thức đưa nội dung vào phần mềm
2. Thăm dò ý kiến của phụ huynh có con đang học lớp 1
Chúng em đã in ra 150 phiếu thăm dò ý kiến phụ huynh về Tiếng Việt lớp
1- Công nghệ giáo dục ở 3 trường tiểu học trong huyện. Đó là trường tiểu học
TT Khoái Châu, trường tiểu học An Vĩ, trường tiểu học Đông Kết.

Trang 6


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH HƯNG YÊN
TRƯỜNG THPT KHOÁI CHÂU

PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN
<Về Tiếng Việt lớp 1 - Công nghệ giáo dục>
Họ và tên:
.......................................................................................................................................................
Địa chỉ:
.......................................................................................................................................................
Nghề nghiệp:
.......................................................................................................................................................

Xin Quý anh (chị) dành chút thời gian đọc và điền giúp chúng tôi các thông tin trong
phiếu khảo sát này. Ý kiến của Quý anh (chị) là những đóng góp quý báu với chúng tôi.
Trân trọng cảm ơn!
Chọn bằng cách đánh dấu X vào ô vuông
1. Con anh(chị) đang học bộ sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1 nào:
 Tiếng Việt lớp 1

 Tiếng Việt lớp 1 – Công nghệ giáo dục

2. Anh (chị) hiểu, biết như thế nào về Tiếng Việt lớp 1 – Công nghệ giáo dục.
 Không biết

 Biết một chút

 Biết tường tận

3. Anh (chị) có biết cách đánh vần theo phương pháp Công nghệ giáo dục không?
 Không biết

 Có biết

4. Anh (chị) có biết về luật chính tả, luật dấu thanh trong Tiếng Việt công nghệ giáo dục
không?
 Không biết

 Có biết

5. Anh (chị) có dạy con mình học ở nhà không?
 Không dạy


 Thi thoảng

 Thường xuyên

6. Anh (chị) có cảm thấy khó khăn khi dạy con mình học ở nhà không?
 Không

 Bình thường

 Có

Chân thành cảm ơn sự hợp tác của Anh (Chị)!

Trang 7


KẾT QUẢ THĂM DÒ Ý KIẾN VỚI 150 PHIẾU
1. Con anh(chị) đang học bộ sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1 nào:
Lựa chọn
 Tiếng Việt lớp 1
 Tiếng Việt lớp 1 – Công nghệ giáo dục:

Số phiếu
0
150

Phần trăm
0%
100%


2. Anh (chị) hiểu, biết như thế nào về Tiếng Việt lớp 1 – Công nghệ giáo dục.
Lựa chọn
 Không biết
 Biết một chút
 Biết tường tận

Số phiếu
130
20
0

Phần trăm
87%
13%
0%

3. Anh (chị) có biết cách đánh vần theo phương pháp Công nghệ giáo dục không?
Lựa chọn
 Không biết
 Có biết

Số phiếu
135
15

Phần trăm
90%
10%

4. Anh (chị) có biết về luật chính tả, luật dấu thanh trong Tiếng Việt công nghệ giáo dục

không?
Lựa chọn
 Không biết
 Có biết

Số phiếu
140
10

Phần trăm
93%
7%

Số phiếu
130
15
5

Phần trăm
87%
10%
3%

5. Anh (chị) có dạy con mình học ở nhà không?
Lựa chọn
 Không dạy
 Thi thoảng
 Thường xuyên

6. Anh (chị) có cảm thấy khó khăn khi dạy con mình học ở nhà không?

Lựa chọn
 Không
 Bình thường
 Có

Số phiếu
3
15
132

Phần trăm
2%
10%
88%

Qua kết quả thăm dò chúng em nhận thấy phụ huynh biết, hiểu về Tiếng
Việt công nghệ lớp 1 còn rất ít. Vì chưa hiểu về nó nên không biết phải dạy con
mình học như thế nào, nếu dạy thì chưa chắc đã dạy đúng cách. Do đó có rất
nhiều phụ huynh lo lắng khi con học theo phương pháp Công nghệ giáo dục.
Trang 8


3. Tìm hiểu tư tưởng của tác giả bộ sách Tiếng Việt lớp 1 – CNGD
Chúng em đã nhờ cô Hiệu trưởng liên hệ và được gặp Giáo sư Hồ Ngọc
Đại tại Trung tâm nghiên cứu công nghệ giáo dục tại - ĐC: Tòa nhà văn phòng
HEID (tầng 8); Ngõ 12 – Phố Láng Hạ; Quận Ba Đình – TP Hà Nội

H3: GS Hồ Ngọc Đại, GS Nguyễn Huy Lợi phân tích về Công nghệ giáo dục.
Chúng em được nghe tư tưởng giáo dục của Giáo sư Hồ Ngọc Đại và Giáo sư
Nguyễn Huy Lợi


Trang 9


H4: GS Hồ Ngọc Đại, GS Nguyễn Huy Lợi phân tích về Công nghệ giáo dục.
Giáo sư Hồ Ngọc Đại phân tích tư tưởng, mục tiêu của Công nghệ giáo dục

H5: Chúng em thăm quan trung tâm Công nghệ giáo dục

Trang 10


Cô Loan làm việc tại Trung
tâm công nghệ giáo dục,
thường xuyên dạy Tiếng Việt
cho người nước ngoài đang
định hướng cho chúng em về
nội dung học Tiếng Việt công
nghệ cho trẻ em Việt Nam
sống ở nước ngoài

H6: Hỏi cô Loan về Tiếng Việt lớp 1 – Công nghệ giáo dục
II. XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN DỰ ÁN
1. Thiết kế giao diện
Em và An nhận thấy rằng để có thể tạo được phần mềm đẹp thì cần một phần
mềm chỉnh sửa hình ảnh tốt và chúng em đã được Tuân (bạn cùng lớp) giới
thiệu cho phần mềm Photoshop CS6

Trang 11



H7: An đang chỉnh sửa ảnh với Photoshop CS6
Chúng em bàn với nhau rồi ra kết luận cho màn hình chính của phần mềm
gồm có 6 phần: Bảng chữ cái, Âm, Vần, Luật chính tả, bài tập và Địa danh Việt
Nam. Lấy chủ đề cho phần mềm là những con minion tinh nghịch, hài hước,
đáng yêu trong bộ phim hoạt hình Kẻ đánh cắp mặt trăng rất gần gũi với các em
nhỏ.
Khi thiết kế giao diện cho phần âm, vần chúng em đã dùng máy quét, quét
lại các hình ảnh, tiếng vần trong sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1 – Công nghệ
giáo dục. Rồi đưa vào Photoshop chỉnh sửa lại để được hình ảnh như mong
muốn.
2. Ghi âm
Phần ghi âm chúng em nhờ bạn Huyền (bạn cùng lớp) đọc các chữ cái, âm, vần
và tiếng.

Trang 12


H8: Huyền cùng nhóm ghi âm

H9: Đông đang ghi âm
Những lúc không nhờ được bạn em tự mình ghi âm cho kịp tiến độ
Để lưu, chỉnh sửa các file âm thanh chúng em sử dụng phần mềm Goldwave.

Trang 13


3. Lập trình
Bằng khả năng tự học của em về ngôn ngữ Visual Basic 6.0 em đã bắt tay
vào xây dựng, phát triển phần mềm học Tiếng Việt công nghệ lớp 1 DOHU


H10: Đông đang thiết kế Form trên Visual Basic 6.0
Trong quá trình làm em đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của cô giáo hướng dẫn

H11 : Cô Hương đang hướng dẫn, định hướng thuật toán.
Trang 14


Nhờ sự tận tình giúp đỡ của cô Vũ Thị Liên Hoa, cô đã liên hệ với Khoa
Công nghệ thông tin - Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên giúp đỡ.

H. 12: Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên
Thầy trưởng khoa Nguyễn Minh Quý đã hỗ trợ, tư vấn cho chúng em
trong quá trình phát triển, mở rộng phần mềm.

H13: Thầy Quý hướng dẫn phát triển phần mềm
Chúng em thiết kế phần mềm với 6 phần chính là : Bảng chữ cái, Âm, Vần,
Luật chính tả, Bài tập, Địa danh Việt Nam
Trang 15


Phần mềm gồm gần 80 Form với các nội dung khác nhau. Để liên kết các
Form với nhau chúng em tạo ra Form chính gồm 6 phần như trên.
Sử dụng thủ tục show và unload để hiện và ẩn các Form khác nhau
Ví dụ: Private Sub am_Click()
Form34.Show
Form1.Hide
End Sub
- Để chạy các file âm thanh trong phần mềm em sử dụng thủ tục gọi đến
thư viện Windows Media Player để load âm thanh được sử dụng trong rất nhiều

form trong phần mềm
Ví dụ : Private Sub Image5_Click()
Form2.WindowsMediaPlayer1.URL = App.Path & "\amthanh\94.mp3"
End Sub
- Để khai báo biến cho Form em sử dụng lệnh Public <tên biến> as dữ liệu>.
- Em sử dụng hàm randomize cho một biến với giá trị ngẫu nhiên từ 1 đến
29, với mỗi giá trị số tương ứng với một chữ cái và sử dụng câu lệnh Select case
để thực hiện lệnh load âm thanh hay hình ảnh được sử dụng cho phần bài tập.
Ví dụ: Randomize
i = Rnd(1) * 29
Select Case i
Case 1
Me.WindowsMediaPlayer1.URL = App.Path & "\cacbe\a.mp3"
Case 2
Me.WindowsMediaPlayer1.URL = App.Path & "\cacbe\a2.mp3"

Case 28
Me.WindowsMediaPlayer1.URL = App.Path & "\cacbe\x.mp3"
Case 29
Trang 16


Me.WindowsMediaPlayer1.URL = App.Path & "\cacbe\y.mp3"
End Select
- Em sử dụng câu lệnh if…then… hoặc lệnh Select Case để xét giá trị của
biến rồi thực hiện lệnh. Phần này em dùng trong phần bài tập. Ngoài ra em còn
sử dụng 2 lệnh này cho chức năng đọc trơn và đánh vần hoặc để giảm thiểu việc
dùng nhiều Form thì em cũng sử dụng câu lệnh này để dùng chung Form cho
một số phần giống nhau như phần vần và phần âm.

- Sử dụng thuộc tính visible để ẩn hiện một số bức ảnh trong phần mềm
thông qua sự kiện Click.
- Để làm cho khung hay chữ hiện lên khi ta rê con trỏ chuột vào một đối
tượng và ẩn đi khi không trỏ vào nữa em sử dụng sự kiện mousemove. Em mặc
định ban đầu cho các chữ hay khung đó ẩn đi bằng thuộc tính visible = false ,
khi rê con trỏ chuột vào đối tượng cần có khung hay chữ hiện lên thì em thay đổi
thuộc tính visible = true , khi rê chuột ra nền thì thuộc tính visible = fasle .
- Để có thể kéo thả ảnh thì em chỉnh thuộc tính DragMode = 1 và chọn
icon trong DragIcon. Em sử dụng chức năng này cho bài tập kéo thả tranh và
ghép chữ.
Trong quá trình hoàn thiện chúng em nhờ cô Diệp (cô giáo dạy môn Ngữ Văn)
chỉnh sửa câu từ, ví dụ sử dụng trong phần mềm

Trang 17


H14: Cô Diệp góp ý câu từ khi sử dụng
III. ĐÓNG GÓI PHẦN MỀM
Chúng em sử dụng phần mềm InnoSetup để đóng gói sản phẩm. Sau khi đóng
gói, phần mềm có thể được cài đặt được ở bất kì máy nào có đủ tiêu chí về cấu
hình.
IV. HƯỚNG DẪN CÀI ĐẶT SỬ DỤNG PHẦN MỀM
Chúng em làm 1file hướng dẫn cài đặt, sử dụng phần mềm trên Word và một vi
deo hướng dẫn cài đặt, sử dụng phần mềm.

Trang 18


V. KẾT LUẬN
Trên đây là quá trình nghiên cứu dự án của chúng em. Chúng em rất

mong được sự quan tâm, hỗ trợ của hội đồng khoa học để dự án của chúng em
được phát triển, được ứng dụng rộng rãi trong thực tế. Để phần mềm là một cầu
nối lớn của cải cách giáo dục với học sinh, phụ huynh.
Chúng em xin trân trọng cảm ơn!
Giáo viên hướng dẫn.

Nhóm nghiên cứu.

Phạm Thị Lan Hương

Nguyễn Huy Đông

Nguyễn Danh An

Trang 19


D. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ sách giáo khoa Tiếng Việt - Công nghệ giáo dục lớp 1 tập 1,2,3
Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam
2. Bộ sách Bài tập thực hành Tiếng Việt - Công nghệ giáo dục lớp 1 tập 1,2,3
Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam
3. Bài giảng mẫu về Tiếng việt công nghệ giáo dục lớp 1 trên youtobe.com
4. Tự học lập trình Visual Basic 6.0
Nhà xuất bản GTVT tác giả Đậu Quang Tuấn
5. Lập trình Visual Basic 6.0 cơ bản
Nhà xuất bản KH&KT tác giả Đặng Quế Vinh
6. Tự học Photoshop CS6
Nhà xuất bản Hồng Đức
7. Tự học qua mạng Internet.


Trang 20



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×