Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

ẢNH HƯỞNG CỦA TỪ HÁN VIỆT TRONG VIỆC HỌC TIẾNG TRUNG CỦA SINH VIÊN KHOA TIẾNG TRUNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (441.85 KB, 9 trang )

Năm học 2012 - 2013

ẢNH HƯỞNG CỦA TỪ HÁN VIỆT TRONG VIỆC HỌC TIẾNG TRUNG
CỦA SINH VIÊN KHOA TIẾNG TRUNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Huỳnh Sáng Du,
Lí Bích Bảo,
Hồ Tằng Nhục,
Hồ Thúy Hoa
(Sinh viên năm 3, Khoa Tiếng Trung)
GVHD: TS Nguyễn Phước Lộc
1. Lời mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài
Hiện nay, ngày càng có nhiều công ti Trung Quốc, Đài Loan đầu tư hợp tác sang
nước ngoài, đặc biệt là Việt Nam chúng ta. Do đó, nhu cầu học tiếng Trung ngày một
gia tăng. Ví dụ như những năm gần đây, lượng sinh viên đăng kí vào ngành Ngôn ngữ
Trung Quốc của Trường Đại học Sư Phạm Thành phố Hồ Chí Minh (ĐHSP TPHCM)
ngày càng nhiều. Những năm trước, hệ cử nhân chỉ có một lớp, mỗi năm số lượng lớp
tăng dần và đến năm 2012 Khoa Tiếng Trung đã mở đến 4 lớp cử nhân. Vậy làm thế
nào để nâng cao năng lực học tập của sinh viên, đặc biệt là trong việc học từ vựng để
giúp quá trình học tập đạt hiệu quả cao hơn?
Do yếu tố địa lí, lịch sử, văn hoá; tiếng Việt và tiếng Trung có mối quan hệ mật
thiết, khăng khít với nhau. Nhiều tài liệu nghiên cứu cho rằng: trong tiếng Việt có hơn
60% là từ Hán Việt. Những từ Hán Việt này đã tạo điều kiện thuận lợi cho người Việt
học tiếng Trung, ví dụ như làm tăng khả năng ghi nhớ và nắm bắt ý nghĩa của từ. Tuy
nhiên, do sự vận động, thay đổi không ngừng của ngôn ngữ đã khiến cho một bộ phận
từ có sự chuyển di, vì vậy gây không ít khó khăn cho người học.
Vậy làm sao để vận dụng tốt những từ Hán Việt, tránh mắc phải những lỗi về
nghĩa của từ cũng như từ tính của nó? Đề tài nghiên cứu “Ảnh hưởng của từ Hán Việt
trong việc học tiếng Trung của sinh viên Khoa Tiếng Trung Trường ĐHSP TPHCM”
sẽ phần nào giúp các bạn hiểu rõ hơn tầm quan trọng của từ Hán Việt trong việc học


tiếng Trung.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Khảo sát sự ảnh hưởng của từ Hán Việt trong quá trình học của sinh viên Khoa
Tiếng Trung Trường ĐHSP TPHCM, đồng thời khảo sát mức độ nắm vững về mối liên
hệ ngữ nghĩa giữa từ Hán Việt và từ Hán hiện đại của các bạn sinh viên, từ đó tìm ra
biện pháp để học tốt từ vựng, lưu ý những lỗi sai để sử dụng tiếng Trung một cách
chính xác và nhuần nhuyễn hơn.
1.3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Khảo sát sự hiểu biết về mối tương quan giữa từ Hán Việt và từ Hán hiện đại
trong việc học tiếng Trung của sinh viên Khoa Tiếng Trung Trường ĐHSP TPHCM.
29


Kỉ yếu Hội nghị sinh viên NCKH

- Phân tích, hệ thống hóa cơ sở lí luận về từ Hán Việt và từ Hán.
- Phân tích sự ảnh hưởng của từ Hán Việt và những thiếu sót, lỗi sai thường gặp
trong quá trình học tiếng Trung.
1.4. Khách thể nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu: Sự ảnh hưởng của từ Hán Việt trong việc học tiếng Trung
của sinh viên Khoa Tiếng Trung Trường ĐHSP TPHCM.
Đối tượng nghiên cứu: sinh viên Khoa Tiếng Trung Trường ĐHSP TPHCM.
1.5. Phương pháp luận và phương pháp luận nghiên cứu
- Phương pháp luận nghiên cứu: quan điểm hệ thống – cấu trúc, thực tiễn.
- Phương pháp nghiên cứu: phân tích và tổng hợp lí thuyết, phân loại, hệ thống
hóa lí thuyết, điều tra giáo dục, phỏng vấn, phương pháp lấy ý kiến chuyên gia, thống
kê.
2. Giới thiệu chung: Tổng quan về từ Hán Việt
Về thuật ngữ từ Hán Việt, từ trước đến nay, các nhà nghiên cứu ngôn ngữ học đã
đưa ra nhiều định nghĩa khác nhau. Nhưng khái quát nhất thì từ Hán Việt phải phù hợp

hai điều kiện [5]:
- Chúng phải là từ mượn Hán, hoặc phải có quan hệ với tiếng Hán,
- Chúng phải có cách đọc Hán Việt.
Như ta đã biết, hệ quả của quá trình giao lưu tiếp xúc ngôn ngữ, văn hoá Việt Trung trong một thời kì lịch sử lâu dài đã để lại trong tiếng Việt một bộ phận quan
trọng, đó chính là lớp từ Hán Việt. Theo ước lượng của các nhà nghiên cứu, từ Hán
Việt chiếm khoảng trên dưới 70% vốn từ trong phong cách chính luận, khoa học. Sở dĩ
có nhiều lớp từ gốc Hán như thế trong tiếng Việt là vì quá trình du nhập ngôn ngữ và
văn hoá Hán xảy ra đối với xã hội Việt Nam qua nhiều giai đoạn khác nhau. Ở mỗi một
thời kì, ngôn ngữ Hán du nhập vào tiếng Việt lại chịu ảnh hưởng bởi các giai đoạn ngữ
âm Hán khác nhau như ngữ âm Hán Thượng Cổ, ngữ âm Hán Trung Cổ và các thói
quen sử dụng do người Việt tự tạo… Do đó nghĩa của từ Hán Việt đã có sự chuyển di
so với tiếng Hán.
3. Cơ sở lí luận chung giữa từ Hán Việt và Hán hiện đại
3.1. Mối quan hệ giữa từ Hán Việt và từ Hán hiện đại
Chúng ta có thể tìm hiểu các mối quan hệ giữa từ Hán Việt với từ Hán tương ứng
theo các góc độ sau:
3.1.1 Mối quan hệ về ngữ nghĩa giữa từ Hán Việt và từ Hán hiện đại [3]
3.1.1.1. Giống nhau hoàn toàn
Có những từ Hán Việt có sự tương đồng nhất định cả về ngữ âm lẫn ngữ nghĩa so
với từ Hán hiện đại tương ứng như: 广告 - quảng cáo, 海关 - hải quan,... Những từ này
đã giúp ích rất nhiều trong quá trình học tiếng Trung của sinh viên.
3.1.1.2. Khác nhau hoàn toàn

30


Năm học 2012 - 2013

Có những từ Hán có từ Hán Việt tương ứng nhưng ý nghĩa của chúng khác nhau
hoàn toàn.

Ví dụ 1:
 困难 - khốn nạn
Trong tiếng Hán, “困难” là “trắc trở, trở ngại, khó khăn”; khi dịch sang từ Hán
Việt lại trở thành một từ thường dùng để chỉ “hèn mạt, đáng khinh bỉ, đáng nguyền
rủa” .
3.1.1.3. Vừa có nét nghĩa giống nhau, vừa có điểm khác biệt
a) Từ Hán hiện đại không có một số nét nghĩa so với từ Hán Việt
Vốn nguyên nghĩa của từ Hán ít, nhưng sau khi du nhập vào Việt Nam, ngoài
những nghĩa ban đầu vốn có, còn thêm một số nghĩa mới.
Ví dụ 2:
 重量- trọng lượng
Trong tiếng Việt từ “trọng lượng” ngoài có ý nghĩa là “trọng lực tác dụng vào
một vật; khối lượng của một vật cụ thể nào đó”; thì đồng thời nó còn một ý nghĩa là
“sức thuyết phục cao”. Nghĩa này trong tiếng Trung không có.
Lời nói của anh ta rất có trọng lượng.
他的话很有重量。()
他的话很有分量。()
b) Từ Hán Việt không có một số nét nghĩa so với từ Hán hiện đại
Khi vay mượn, người Việt chỉ mượn một hoặc vài nghĩa trong tổng số nghĩa của
từ mượn trong tiếng Trung; hoặc trong quá trình phát triển, phạm vi sử dụng của từ
Hán Việt đó đã bị thu hẹp lại.
Ví dụ 3:
 活泼-hoạt bát
Trong tiếng Trung “活泼” ngoài nghĩa tương đương như từ “hoạt bát” trong tiếng
Việt thì nó còn chỉ “đơn chất hoặc hợp chất dễ tác dụng với đơn chất hoặc hợp chất
khác để sinh ra phản ứng hoá học”.
钾是金属元素中最活泼的元素。
Kali là nguyên tố hoạt bát nhất trong kim loại. ()
Kali là nguyên tố dễ tác dụng nhất trong các kim loại. ()
c) Từ Hán Việt không có một số nét nghĩa so với từ Hán hiện đại nhưng đồng

thời cũng tăng thêm một số nét nghĩa mới
Ví dụ 4:
 成熟- thành thục
成熟: 植物的果实等完全长成,泛指生物体发育到完备的阶段;
展到完善的程度;
31


Kỉ yếu Hội nghị sinh viên NCKH

Thành thục:  (cơ thể sinh vật) đã đạt đến giai đoạn có thể sinh sản được;
 hết sức thành thạo và nhuần nhuyễn về động tác, kĩ năng, kĩ thuật (do đã qua
một quá trình trau dồi, luyện tập lâu dài và kĩ càng);
Có thể thấy được “成熟” không có nét nghĩa  của từ “thành thục” và từ “thành
thục” cũng không có nét nghĩa  của từ “成熟”.
 我的意见还不成熟.
Ý kiến của tôi chưa được thành thục. ()
Ý kiến của tôi chưa được chín chắn. ()
 Qua những động tác thành thục đó, có thể thấy được anh ấy là một thuỷ thủ
giàu kinh nghiệm.
从那成熟的动作, 可以看出他是个经验丰富的水手。()
从那熟练的动作, 可以看出他是个经验丰富的水手。()
*Ngoài ra đối với nét nghĩa , phạm vi sử dụng của từ Hán Việt cũng thu hẹp
nhiều so với từ Hán tương ứng.
3.1.2 Mối quan hệ về từ tính giữa từ Hán Việt và Hán Hiện Đại tương ứng [4]
Từ Hán Việt và từ Hán có sự khác nhau về từ tính. Có thể là do khi thay đổi về ý
nghĩa mà dẫn đến sự thay đổi về từ loại của nó; hoặc trong quá trình sử dụng, từ Hán
Việt được thay đổi để phù hợp với người Việt, đây là một trong những điều mà người
học ít chú ý đến. Điều này dẫn đến việc đặt sai vị trí ngữ pháp của từ trong câu.
Ví dụ 5:

 社交 - xã giao
Trong tiếng Hán, “社交” chỉ có nghĩa là động từ; nhưng sang tiếng Việt, nó lại
mang thêm cả nhiệm vụ của danh từ và tính từ.
Đó chỉ là nụ cười xã giao thôi.
这只是敷衍的笑容而已.
3.1.3 Mối quan hệ về phong cách của từ Hán Việt và từ Hán hiện đại tương
ứng
Trong tiếng Trung, từ đó thường là văn nói hoặc là từ có sắc thái trung tính nhưng
sang tiếng Việt lại được dùng trong văn viết. Như “địa cầu”(地球)hiện nay thường
được thay thế bằng từ “Trái Đất”, còn từ “địa cầu” thường chỉ được dùng trong văn viết;
hiện nay thường ít được sử dụng ngoại trừ những trường hợp đã được gắn liền với ý
nghĩa cố định như “quả địa cầu”. Bên cạnh đó, cũng phải kể đến một số từ trong tiếng
Trung chỉ được sử dụng trong văn viết, hoặc các văn bản cổ, phạm vi sử dụng rất hẹp
nhưng ở Việt Nam, các từ Hán Việt này được sử dụng rất phổ biến như: danh thiếp (名
帖),nhuận bút (润笔),du học (游学), ngạc nhiên(愕然) ,…
Ví dụ 6:
 我在酒店时遇见了他。
32


Năm học 2012 - 2013

Lúc ở tửu điếm tôi đã gặp anh ấy. ()
Lúc ở quán rượu tôi gặp anh ấy.()
3.2. Ảnh hưởng của từ Hán Việt trong việc học từ vựng tiếng Trung
3.2.1. Ảnh hưởng tích cực
Qua khảo sát, từ Hán Việt có sự tương đồng nhất định với từ Hán hiện đại về ngữ
nghĩa lẫn ngữ âm nên hỗ trợ rất nhiều cho người học trong quá trình làm quen với tiếng
Trung. Trong quá trình học, chúng ta có thể nhận thấy, ở nhiều trường hợp ý nghĩa của
từ Hán Việt tương ứng với nghĩa từ tiếng Trung cho nên người học có thể dựa trên đặc

điểm này để gia tăng vốn từ cho mình. Mặc dù không hiểu một từ nào đó người học
cũng có thể dựa trên âm Hán Việt để phán đoán ngữ nghĩa của nó. Đồng thời, khi học
một ngôn ngữ mới, việc hiểu và biết cách vận dụng là một điều rất quan trọng, tuy việc
vận dụng trong câu của từ Hán Việt và từ Hán hiện đại có sự khác biệt nhưng trên cơ
bản người học vẫn có thể mơ hồ đoán ra. Sự tương đồng đó giúp cho việc học và nắm
bắt ý nghĩa của từ nhanh hơn, đặc biệt với những thuật ngữ không có thay đổi về mặt ý
nghĩa, giáo viên có thể dùng ngay từ Hán Việt tương ứng để giải thích cho sinh viên, từ
đó sinh viên cũng ghi nhớ một cách dễ dàng hơn. Nhìn chung, các từ này có tính tích
cực khá cao, giúp người Việt có nhiều ưu thế hơn trong khi học tiếng Trung.
3.2.2. Ảnh hưởng tiêu cực
Bên cạnh những ảnh hưởng tích cực, do tâm lí chủ quan của người học mà từ Hán
Việt cũng mang đến không ít ảnh hưởng tiêu cực. Vì ngôn ngữ luôn gắn liền với xã hội,
trong hoàn cảnh xã hội khác nhau, con người cũng sẽ có cách nhìn nhận khác nhau về
sự vật, hiện tượng từ đó dẫn đến các cách sử dụng ngôn ngữ khác nhau. Mặc dù từ Hán
Việt có xuất xứ từ tiếng Trung nhưng nó lại phát triển trong môi trường của người Việt
nên có nhiều từ đã không còn tương đồng hoàn toàn về ý nghĩa hay từ loại so với từ
Hán hiện đại nữa, thậm chí là hoàn toàn khác biệt, vì thế nếu sinh viên quá chủ quan về
lợi thế này thì sẽ dễ đưa đến tình trạng hiểu sai dẫn đến sử dụng sai.
4. Từ Hán Việt trong giáo trình môn “Tiếng Trung quốc tổng hợp”
Nhóm khảo sát đã tiến hành khảo sát, thống kê số lượng từ Hán Việt trong bộ
giáo trình môn Tiếng Trung Quốc tổng hợp: “chinese for college students” do nhà xuất
bản 华语教学 phát hành từ sơ cấp đến trung cấp, gồm có 4 cuốn (2, 3, 4, 5). Số lượng
từ mới trong bộ giáo trình là 1650 từ, trong đó có 1429 từ là từ song âm tiết trở lên, có
430 từ Hán có từ Hán Việt tương ứng, chiếm tỉ lệ 30% .
Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy mối quan hệ về mặt ngữ nghĩa giữa từ Hán và
từ Hán Việt tương ứng như sau:
 234 từ có nghĩa tương ứng với từ Hán Việt.
 185 từ vừa có nét nghĩa giống nhau, vừa có điểm khác biệt, trong đó:
+ Từ Hán Việt không có một số nét nghĩa so với từ Hán: 97
+ Từ Hán không có một số nét nghĩa so với từ Hán Việt: 27

+ Vừa tăng thêm, vừa mất bớt nét nghĩa: 61
33


Kỉ yếu Hội nghị sinh viên NCKH

 10 từ Hán Việt có ngữ nghĩa hoàn toàn khác với từ Hán tương ứng
5. Đánh giá sự hiểu biết sử dụng từ Hán Việt của sinh viên Khoa Tiếng Trung
Trường Đại học Sư phạm TPHCM
5.1. Phần câu hỏi không có ngữ cảnh
Chúng tôi đưa ra một số từ Hán Việt và từ Hán tương ứng, yêu cầu người được
khảo sát xác định mối tương quan giữa chúng là tương đồng hay khác biệt. Kết quả thu
được thể hiện trong bảng thống kê dưới đây:
Bảng 1. Tỉ lệ từ sai trong phần khảo sát về từ Hán Việt khi không có ngữ cảnh
Tỉ lệ từ sai
Năm học

Dưới 50%

Trên 50%

Năm 1

6%

94%

Năm 2
Năm 3


35%
24%

65%
76%

33%
67%
Năm 4
Qua bảng thống kê, chúng tôi thấy rằng sinh viên năm 1 có số lượng sai trên 50%
chiếm tỉ lệ cao nhất. Nguyên nhân có thể là do thời gian các bạn tiếp xúc tiếng Trung
chưa lâu, hoặc các bạn đã không sử dụng trong một thời gian dài (đối với các bạn sinh
viên người Hoa) dẫn đến tình trạng “đoán mò”.
Sinh viên năm 2 có tỉ lệ sai thấp nhất, một phần là do các bạn đã tích luỹ được
một vốn từ nhất định, bắt đầu chú ý đến sự khác biệt giữa từ Hán Việt và từ Hán tương
ứng; mặt khác trong số sinh viên được khảo sát, sinh viên người Hoa chiếm đa số, các
bạn đã có sẵn vốn từ khá phong phú. Tuy nhiên, với các từ ít gặp như “cáo trạng - 告
状”, các bạn vẫn tư duy trực tiếp sang từ Hán Việt mà không quan tâm đến mối liên hệ
giữa từ tiếng Trung và từ tiếng Việt. Tỉ lệ chọn sai từ “cáo trạng - 告状” lên đến 90%.
Đối với các sinh viên người Việt năm 3, đã có một khoảng thời gian học tập và
tiếp xúc với Tiếng Trung nên đã có sự chú ý nhất định về sự khác biệt ngữ nghĩa của từ,
đa số tỉ lệ sai chỉ ở khoảng 55% - 65%, còn tỉ lệ sai của sinh viên người Hoa năm 3 chỉ
ở khoảng 50% - 60%. Tuy nhiên, với một số từ cá biệt nằm trong giáo trình và đã được
học qua như từ “部门 - bộ môn”, các bạn vẫn không chú ý đến sự khác biệt của nó; tỉ lệ
chọn sai chiếm đến 65%.
Ở sinh viên năm 4, tỉ lệ sai có giảm nhưng với các từ không mấy xa lạ như “水晶
- thuỷ tinh”, tỉ lệ sai vẫn là 100%. Điều này có thể là do tâm lí chủ quan của các sinh
viên năm 4, không kiểm tra từ điển hoặc có thể ngay trong tiếng Việt, các bạn sinh viên
đã đánh đồng “thủy tinh” và “pha lê” là một.
Nhìn chung, tỉ lệ chọn sai cao nhất ở cả sinh viên bốn năm là từ “điểm tâm - 点

心”, có đến 99% trong tổng số sinh viên được khảo sát đều sai từ này. Các bạn đều cho
rằng chúng có ý nghĩa giống nhau. Nhìn trên góc độ trực quan có cảm giác “点心” có

34


Năm học 2012 - 2013

nghĩa như từ “điểm tâm” là “bữa ăn sáng”, nhưng thực chất từ “点心” trong tiếng
Trung dùng để chỉ “các món bánh ngọt”. Ngược lại, với từ Hán “监考” có đến hơn
80% sinh viên cho rằng đó là “giám khảo, người coi thi”. Trong khi đó, từ “监考”
trong tiếng Trung lại là động từ với nghĩa là “coi thi”.
5.2. Phần câu hỏi có ngữ cảnh
Chúng tôi đặt những từ Hán Việt vào những câu cụ thể, ngữ cảnh cụ thể và yêu
cầu người được khảo sát dịch các câu này sang tiếng Trung và ngược lại. Kết quả thu
được thể hiện trong bảng thống kê dưới đây:
Bảng 2. Tỉ lệ câu sai trong phần khảo sát về từ Hán Việt khi có ngữ cảnh
Tỉ lệ từ sai
Năm học

Dưới 50%

Trên 50%

Năm 1

18%

82%


Năm 2
Năm 3

32%
72%

68%
28%

58%
42%
Năm 4
Chúng tôi phân loại chúng thành các trường hợp sau:
Phần 1: Dịch sang tiếng Trung
Trường hợp 1: Dịch thẳng những từ Hán Việt đã cho sang tiếng Trung
Ví dụ 7: Anh trai tôi là bộ đội.
Đa số các bạn dịch như sau: 我哥哥是部队。
Câu dịch đúng là: 我哥哥是军人。
Ở trường hợp sai này, tỉ lệ sai chiếm đa số là các bạn sinh viên năm 1, 2 và một
số bạn người Việt năm 3. Có thể là do vốn từ của họ chưa nhiều nên họ dịch thẳng
những từ Hán Việt này sang tiếng Trung mà không ý thức được từ đó không dùng trong
trường hợp đó hoặc không có nghĩa tương ứng với nhau.
Trường hợp 2: Biết không thể dịch thẳng từ Hán Việt sang tiếng Trung nên đã sử
dụng cách biểu đạt khác tuy nhiên lại không chính xác
Ví dụ 8: Anh ấy rất thích văn chương, lúc cao hứng cũng làm thơ.
Đa số các bạn dịch như sau: 他很喜欢诗歌,有兴趣时也会作诗。
Câu dịch đúng là: 他很喜欢文学,兴致高的时候也会作诗。
Ví dụ 9: Tính tự ái của hắn rất cao, mọi người đừng đả động đến hắn.
Một số các bạn dịch như sau: 他的自卑心很高,大家别管他。
Câu dịch đúng là: 他的自尊心很强,大家别惹他。

Nhiều sinh viên ý thức được sự khác biệt của từ Hán Việt và từ Hán tương ứng.
Các bạn biết là sử dụng từ “文章”, “高兴” thay cho từ “văn chương”, “cao hứng” là sai
nên đã thay bằng những từ khác nhưng những từ đó lại không hoàn toàn chính xác,

35


Kỉ yếu Hội nghị sinh viên NCKH

tương ứng với nhau. Bên cạnh đó, khi ý thức từ đó không có từ Hán tương ứng, các bạn
đã cố gắng dùng cách biểu đạt khác nhưng cách biểu đạt đó sai ý nghĩa hoàn toàn, thậm
chí nó không có trong tiếng Trung (自卑心).
Trường hợp 3: Biết sử dụng từ Hán Việt thay vào là sai nên đã sử dụng từ chính
xác và phù hợp với ý nghĩa của câu
Ví dụ 10: Bưu phẩm đã gửi đi rồi.
Đa số các bạn dịch như sau: 邮件已经寄了。/包裹已经寄了。
Sinh viên đã nhận ra với từ tiếng Trung tương ứng đặt vào câu là sai nên đã tìm từ
thích hợp và chính xác để thay thế.
Phần 2: Dịch sang tiếng Việt
Trường hợp 1: Dịch thẳng từ Hán sang từ Hán Việt
Ví dụ 11: 我要丰富我的大学生活.
Đa số các bạn dịch như sau: tôi muốn phong phú cuộc sống đại học của mình.
Trường hợp này xảy ra do 2 nguyên nhân: một là do vốn từ chưa đủ nên phải
dùng từ Hán Việt để thay thế, hai là do chưa nắm rõ cả ngữ nghĩa lẫn từ tính của từ Hán
Việt và từ Hán tương ứng đó. Như ở ví dụ trên, từ “phong phú” trong tiếng Việt chỉ là
tính từ nên không thể dùng như động từ, vì thế khi sử dụng phải thêm động từ. Trong
khi đó “丰富” trong tiếng Trung không chỉ là tính từ mà còn là động từ, có thể sử dụng
trực tiếp.
Trường hợp 2: Biết không nên dùng từ Hán Việt nên đã sử dụng từ Thuần Việt để
thay thế nhưng lại dùng sai và dùng từ quá khẩu ngữ làm mất tính “nhã” của câu văn

Ví dụ 12: 你随便找个座位坐吧.
Đa số các bạn dịch như sau: bạn tìm đại một chỗ để ngồi đi.
Câu nên dịch là: Các bạn cứ tự nhiên tìm chỗ ngồi đi.
Sinh viên biết sử dụng từ “tùy tiện” để dịch từ “随便” là không đúng nhưng
không biết cách diễn đạt như thế nào nên sử dụng thẳng những từ thường nói của mình
để dịch khiến câu văn không được hay, trường hợp này thường xuất hiện ở các bạn sinh
viên người Hoa.
6. Kết luận
Qua quá trình khảo sát, thống kê, nhóm nghiên cứu nhận thấy rằng: khi học các
bạn không thật sự chú ý đến việc nghĩa của từ Hán việt có hoàn toàn tương ứng với
tiếng Trung hay không mà đa phần thường dựa vào ý kiến chủ quan của mình mà phán
đoán và sử dụng; cho nên tỉ lệ sai trong phần từ Hán Việt không có ngữ cảnh chiếm tỉ
lệ khá cao, còn tỉ lệ sai trong phần dịch câu có ngữ cảnh chiếm tỉ lệ thấp hơn.
Theo góc độ của ngôn ngữ, việc chịu ảnh hưởng từ trong tiếng mẹ đẻ được xem là
một trong những khó khăn đối với người học. Vì vậy, trong thời gian ngắn người học

36


Năm học 2012 - 2013

rất khó có thể nắm bắt được nghĩa của những từ Hán Việt này để dịch một cách chính
xác.
Nhóm nghiên cứu cho rằng việc nắm bắt nghĩa của từ Hán Việt cũng như từ Hán
không chỉ là sự nỗ lực của riêng giáo viên mà cần phải có sự hợp tác cũng như cố gắng
từ phía sinh viên. Vì thế trong quá trình giảng dạy, ngoài việc giáo viên đưa ra nhiều
bài tập dưới nhiều dạng khác nhau để sinh viên thực hành, ví dụ như: đưa ra từ Hán
Việt trong điều kiện/trường hợp không có ngữ cảnh để sinh viên phán đoán; đặt những
từ Hán Việt vào trong điều kiện/trường hợp có ngữ cảnh để sinh viên dịch hoặc lựa
chọn thích hợp,... thì sinh viên cũng nên “cảnh giác” trước các từ Hán Việt, ghi chép

cẩn thận những gì giáo viên truyền đạt, phân loại, hệ thống hóa để dễ dàng tra cứu, tra
từ điển để hiểu chính xác nghĩa của chúng, làm nhiều bài tập vận dụng,... Điều này sẽ
giúp ích cho sinh viên rất nhiều trong việc nắm bắt nghĩa của từ Hán Việt một cách dễ
dàng hơn và từ đó dẫn đến việc sử dụng từ không những chính xác hơn mà còn nhuần
nhuyễn hơn.

1.
2.
3.

4.
5.
6.
7.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Nguyễn Phước Lộc (2008), “Mối quan hệ ngữ nghĩa giữa từ Hán Việt và từ tiếng
Hán trong việc giảng dạy ngôn ngữ Hán Việt”, Tạp chí Khoa học Ứng dụng, Số 6.
Nguyễn Phước Lộc (2012), “Bẫy” trong việc dạy và học từ Hán Việt, Tạp chí hội
nghị học thuật dạy học Hán ngữ thế giới, kỳ 2.
Nguyễn Phước Lộc (2008), “Sự tương đồng về ngữ nghĩa giữa từ Hán Việt và từ
tiếng Hán cùng với sự ảnh hưởng của nó trong việc học ngôn ngữ Hán – Việt”, Tạp
chí “Nghiên cứu Hán ngữ đối ngoại” (số 4), Nxb Thương vụ - Trung quốc, đồng
thời đăng trên kỷ yếu Hội nghị khoa học giảng dạy Hoa ngữ thế giới lần thứ 8 ( Đài
Loan – tháng 1 – 2007)
Nguyễn Phước Lộc (2003), “So sánh sơ lược về sự khác biệt giữa từ song âm tiết
Hán Việt và từ tiếng Hán”, Tạp chí Học tập Hán ngữ (Trung Quốc), số 6.
La Văn Thanh, (2011) Đặc điểm của từ Hán Việt song âm tiết: đối chiếu với tiếng
Hán, Tập đoàn xuất bản Trung Quốc, Công ti xuất bản sách báo thế giới.
Từ điển Hán ngữ hiện đại (2002), Nxb Thương vụ.

Hoàng Phê (chủ biên) (2005), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng.

37



×