BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP CƠ SỞ
MÃ SỐ: CS.2012.19.48
KHÓ KHĂN CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRONG QUÁ TRÌNH
HỌC TẬP THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ
Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS. Đoàn Văn Điều
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2013
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP CƠ SỞ
MÃ SỐ: CS.2012.19.48
KHÓ KHĂN CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRONG QUÁ TRÌNH
HỌC TẬP THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ
Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS. Đoàn Văn Điều
Thành viên nghiên cứu: TS. Trần Thị Thu Mai
ThS. Nguyễn Vĩnh Khương
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2013
SUMMARY
- Project Title: Difficulties of students at Ho Chi Minh City University of Education
-
in the process of studying under credit system
Code number: CS.2012.19.48
Coordinator: Third semester students studying under credit system
Implementing Institution: Department of Psychology Education
Cooperating
Institution(s)…………………………………………………………………
Duration: from April 2012 to April 20123
Objectives: On the base of theory and surveying the status of difficulties of
students at Ho Chi Minh City University of Education in the process of studying
under credit system, some solutions for this problem are proposed.
Main contents:
1. Analyzing theoretically difficulties in the process of training under credit
system
2. Surveying difficulties of students in the process of training under credit system
3. Proposing some solutions for difficulties of students in the process of
training under credit system.
Results obtained:
The research is conducted on the subject:
292 third semester students at Ho Chi Minh City University of Education.
The data are collected with the following scales: “Four Systems Anxiety
Questionnaire (FSAQ): A Self-Report Measure of Somatic, Cognitive,
Behavioral, and Feeling Components.” by F. Koksal, and D. G. Power (1990);
Third semester students’ cognition on studying under credit system; Third
semester students’ evaluation on difficulties in the process of studying
under credit system; Third semester students’ solutions for difficulties in
the process of studying under credit system (these scales are developed
through content analysis of the answers in the pilot survey conducted on
120 students); and Evaluation on the tasks of academic advisors; as well
as calculating the parameters of the scales mentioned above.
3.2. Results:
The parameters of the scales mentioned above are appropriate with the
criteria of the scales and having reliability;
The findings of the scales:
Four Systems Anxiety Questionnaire (FSAQ): A Self-Report Measure of
‘Somatic, Cognitive, Behavioral, and Feeling Components. Of students’
anxiety, cognitive one is ranked the highest; the next are somatic and feeling
ones; and the least is behavioral one.
Third semester students’ cognition on study under credit system. Independence
and voluntary action are ranked the highest; the next is the freedom to choose
the learning contents; and the least is the learning pressure.
1
Third semester students’ evaluation on difficulties in study under the credit
system. Students evaluate learning environment the highest; the next are
planning and working as planned; individual efforts and working in group; and
the least is psychological responses.
Third semester students’ solutions toward difficulties in study under the credit
system. Students pay much attention to the school that raise the conditions for
them to study more effectively such as changing some terms on the fees and
study after failing the subjects; the next is responses on planning, learning
methods and individual efforts, and academic and communicative relationships
with teachers and peers; then the training necessary psychological quality; and
the least is looking for learning materials.
On the tasks of academic advisors, students evaluate individual quality of the
advisors more highly than their implementations of the tasks; whereas,
instructors evaluate their implementations of the tasks more highly than
individual quality.
In short, the findings reflect third semester students’ psychological
characteristics and experiences. In the author’s opinion, the findings show that third
semester students’ psychological characteristics present the academic mature in
specific; and personality one in general that help students study successfully under
credit system.
Certified by Implementing Institution
Ho Chi Minh City, April 10th, 2013
Project head,
Doan Van Dieu
2
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
NAM
TRƯỜNG ĐHSP TP. HỒ CHÍ MINH
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 4 năm 2013
THÔNG TIN VỀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. Thông tin chung:
- Tên đề tài: Khó khăn của sinh viên Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh trong quá
trình học tập theo hệ thống tín chỉ
-
Mã số: CS.2012.19.48
-
Chủ nhiệm: PGS.TS. Đoàn Văn Điều
-
Cơ quan chủ trì: Khoa Tâm lý – Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Thành phố
Hồ Chí Minh
-
Thời gian thực hiện: từ tháng 4 năm 2012 đến tháng 4 năm 2013
2. Mục tiêu:
Trên cơ sở lý luận và khảo sát thực trạng khó khăn của sinh viên Trường ĐHSP TP.
Hồ Chí Minh khi tham gia học tập theo hệ thống tín chỉ, đề tài đề xuất một số giải
pháp cho việc giải quyết những khó khăn này.
3. Kết quả nghiên cứu:
3.1. Nghiên cứu được thực hiện trên khách thể chính:
292 sinh viên học kỳ 3 trường ĐHSPTP.HCM thu thập số liệu bằng các thang
đo: Bảng hỏi lo âu bốn hệ thống: đo lường tự tường trình về các yếu tố thể chất,
nhận thức, hành vi và tình cảm (thang đo được biên dịch và cải biên ở Tài liệu
tham khảo [9]); Nhận thức của sinh viên học kỳ 3 về việc học theo tín chỉ;
Đánh giá của sinh viên học kỳ 3 về khó khăn trong việc học theo tín chỉ; Cách
giải quyết của sinh viên học kỳ 3 đối với khó khăn trong việc học theo tín chỉ
(các thang đo được soạn thảo từ bảng thăm dò thử trên 120 sinh viện) và Đánh
giá về một số công việc của cố vấn học tập (tham khảo nội dung Dự thảo ở Tài
3
liệu tham khảo [17]); đồng thời để tính toán các tham số của dụng cụ nghiên
cứu của các thang đo vừa nêu.
3.2. Một số kết quả nghiên cứu:
các tham số của các thang đo nêu trên đều có những trị số phù hợp với tiêu chí
của các dụng cụ đo lường mang tính tin cậy;
kết quả nghiên cứu của các thang đo như sau:
Bảng hỏi lo âu bốn hệ thống: đo lường tự tường trình về các yếu tố thể chất,
nhận thức, hành vi và tình cảm
Lo âu của sinh viên, lo âu liên quan đến nhận thức được đánh giá ở thứ bậc cao
nhất, kế đến lo âu liên quan đến thể chất và tình cảm, cuối cùng là lo âu liên
quan đến hành vi. Nữ sinh viên đánh giá cao hơn nam sinh viên về lo âu mang
tính hành vi.
Nhận thức của sinh viên học kỳ 3 về việc học theo tín chỉ;
Sinh viên đánh giá tinh thần độc lập, tự giác trong học tập là cao nhất; kế đến
là sự tự do trong lựa chọn nội dung học tập và cuối cùng là áp lực của việc học.
Đánh giá của sinh viên học kỳ 3 về khó khăn trong việc học theo tín chỉ;
Sinh viên đánh giá cao nhất là điều kiện bên ngoài của học tập; tiếp theo là
việc lập kế hoạch và làm việc theo kế hoạch, nỗ lực bản thân và làm việc theo
nhóm; cuối cùng là những thích ứng mang tính tâm lý.
Cách giải quyết của sinh viên học kỳ 3 đối với khó khăn trong việc học theo tín
chỉ. Sinh viên quan tâm nhiều nhất đến việc nhà trường tạo điều kiện để việc
học tập thuận lợi hơn như: thay đổi một số quy định về học phí và việc học lại
khi thi rớt; thứ đến là những đáp ứng mang tính kế hoạch, phương pháp học tập
và những nổ lực bản thân và các mối quan hệ trong học thuật và giao tiếp với
thầy cô và bạn bè; sau đó là rèn luyện những phẩm chất tâm lý cần thiết cho
việc học và cuối cùng là việc tìm tài liệu học tập.
Về công việc của cố vấn học tập, sinh viên đánh giá cao những phẩm chất
mang tính cá nhân và đánh giá ở thứ bậc thấp hơn việc thực hiện công việc của
4
cố vấn học tập; trong khi đó, giảng viên đánh giá các phẩm chất mang tính
công việc cao hơn những phẩm chất mang tính cá nhân.
Tóm lại, kết quả nghiên cứu phản ánh được những đặc điểm tâm lý và những kinh
nghiệm có cơ sở từ các đặc điểm tâm lý của sinh viên học kỷ 3 được nghiên cứu. Theo
tác giả, kết quả cho thấy một số đặc điểm tâm lý của sinh viên học kỳ 3 thể hiện sự
trưởng thành về học thuật nói riêng, và về các đặc điểm nhân cách nói chung để giúp
các sinh viên học tập theo hệ thống tín chỉ thành công.
4. Sản phẩm:
- một báo cáo kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ theo quy định;
- một tóm tắt báo cáo kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ;
- một bài báo liên quan đến đề tài “Thực trạng khó khăn của sinh viên học kỳ ba
Trường Đại Học Sư Phạm Thành Phố Hồ Chí Minh trong quá trình học tập theo hệ
thống tín chỉ” được đăng trên Tạp chí Khoa học Trường ĐHSPTP.HCM.
5. Hiệu quả, phương thức chuyển giao kết quả nghiên cứu và khả năng áp dụng
- xác lập những khó khăn của sinh viên học kỳ ba Trường Đại Học Sư Phạm Thành
Phố Hồ Chí Minh trong quá trình học tập theo hệ thống tín chỉ;
- chuyển giao qua các bài viết đến các giảng viên, cố vấn học tập và nhà giáo dục quan
tâm đến việc hình thành những đặc điểm học tập tích cực cho sinh viên.
Xác nhận của cơ quan chủ trì,
Chủ nhiệm đề tài,
PGS.TS. Đoàn Văn Điều
5
MỤC LỤC
SUMMARY ..........................................................................................................1
THÔNG TIN VỀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...................................................3
MỤC LỤC .............................................................................................................6
MỞ ĐẦU ...............................................................................................................8
1. Tính cấp thiết của đề tài ....................................................................................... 8
2. Mục đích nghiên cứu............................................................................................. 8
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu: ................................................................... 9
4. Giả thuyết nghiên cứu........................................................................................... 9
5. Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................................ 9
6. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 9
7. Phạm vi nghiên cứu............................................................................................. 10
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KHÓ KHĂN HỌC TẬP .....................11
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề: ............................................................................. 11
1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài...................................................... 11
1.1.2. Các công trình nghiên cứu ở trong nước ...................................................... 16
1.2. Khái niệm cơ bản của vấn đề nghiên cứu ...................................................... 18
1.2.1. Khó khăn (theo từ điển tiếng Việt) có nghĩa là sự trở ngại làm mất nhiều
công sức hoặc thiếu thốn. [16]................................................................................ 18
1.2.2. Khó khăn (theo từ điển tiếng Anh) [từ tiếng Latin difficultās, từ difficilis:
difficult, từ dis- not + facilis easy, FACILE]. Nó gồm các nghĩa sau đây: .............. 18
1.2.3. Khó khăn học tập .......................................................................................... 19
1.3. Lý luận về khó khăn học tập ........................................................................... 19
1.3.1. Những khó khăn tâm lý ................................................................................ 20
1.3.2. Khó khăn học tập ở trẻ em............................................................................ 26
1.3.3. Khó khăn học tập (trẻ nhỏ) ........................................................................... 31
1.3.4. Khó khăn tâm lý và khó khăn liên quan của trẻ em khó khăn học tập ......... 35
1.3.5. Khó khăn học tập của sinh viên .................................................................... 37
1.4. Hệ đào tạo tín chỉ ............................................................................................. 38
1.4.1. Định nghĩa tín chỉ ......................................................................................... 38
1.4.2. Những ưu điểm của phương thức đào tạo theo tín chỉ. Trong phương thức
đào tạo theo tín chỉ: ................................................................................................ 41
1.4.3. Vai trò người dạy .......................................................................................... 42
6
1.4.4. Vai trò của người học ................................................................................... 43
1.5. Một số đặc điểm của sinh viên ........................................................................ 43
1.5.1. Lý thuyết và mô hình tư duy của sinh viên .................................................. 43
1.5.2. Đặc điểm cuối tuổi vị thành niên / sinh viên truyền thống........................... 47
CHƯƠNG 2: KHÓ KHĂN CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRONG QUÁ TRÌNH HỌC TẬP THEO
HỆ THỐNG TÍN CHỈ .......................................................................................49
2.1. Khó khăn tâm lý do lo âu của sinh viên ......................................................... 50
2.1.1. Thể thức và phương pháp nghiên cứu .......................................................... 50
2.1.2. Kết quả nghiên cứu bảng hỏi lo âu .............................................................. 52
2.2. Nhận thức của sinh viên học kỳ 3 về việc học theo tín chỉ ........................... 61
2.2.1. Thể thức và phương pháp nghiên cứu .......................................................... 61
2.2.2. Kết quả nhận thức của sinh viên học kỳ 3 về việc học theo tín chỉ ............. 62
2.3. Đánh giá của sinh viên học kỳ 3 về khó khăn trong việc học theo tín chỉ .. 65
2.3.1. Phương pháp và thể thức nghiên cứu ........................................................... 65
2.3.2. Kết quả thang đánh giá khó khăn trong việc học theo tín chỉ ...................... 66
2.4. Cách giải quyết của sinh viên học kỳ 3 đối với khó khăn trong việc học theo
tín chỉ ........................................................................................................................ 70
2.4.1. Phương pháp và thể thức nghiên cứu ........................................................... 70
2.4.2. Kết quả thang đáp ứng khó khăn trong việc học theo tín chỉ ....................... 71
2.5. Đánh giá một số công việc của cố vấn học tập ............................................... 74
2.5.1. Đánh giá của sinh viên ................................................................................. 74
2.5.2. Đánh giá của cố vấn học tập ......................................................................... 82
2.6. So sánh đánh giá của sinh viên và cố vấn học tập về một số công việc của cố
vấn học tập và của sinh viên ................................................................................... 87
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...........................................................................95
MỘT SỐ HƯỚNG DẪN CHO SINH VIÊN NĂM NHẤT ............................97
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................99
7
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việc nghiên cứu khó khăn học tập đã được thực hiện nhiều ở trong nước cũng
như nước ngoài. Các công trình nghiên cứu trước đây thường đi sâu vào các lĩnh vực
tâm lý, thể lý của người học cũng như sự thay đổi môi trường học tập từ cấp học này
sang cấp học khác.
Khó khăn học tập được các nhà nghiên cứu phương tây qui về những khó khăn
tâm lý. Khó khăn học tập tâm lý có hai mức độ chính do khó khăn tâm lý gây ra: 1)
khó khăn học tập hoặc vấn đề học tập và 2) khuyết tật học tập.
Khó khăn học tập hoặc vấn đề học tập thường là kết quả của những học sinh
gặp một hoặc một số chứng khó khăn liên quan đến học tập như chứng khó đọc, khó
viết, khó tính toán, … hoặc những rối loạn tâm lý ở mức độ trung bình như lo
âu/hoảng loạn; trầm cảm; nghiện rượu và ma túy; căng thẳng; chấn thương và rối loạn
ăn uống.
Khuyết tật học tập là hệ quả của sự thương tổn não bộ nghiêm trọng.
Ngoài ra, một loại khó khăn học tập khác là do thiếu khả năng học thuật, các
yếu tố nhận thức gồm: phong thái học tập, động cơ, quá trình học chuyên môn đòi hỏi
có đa dạng kỹ năng, đa dạng quá trình, các kỹ năng ngôn ngữ, tính mới trong giáo
dục, hứng thú, danh tiếng và hình ảnh của cơ sở đào tạo, nhịp độ học tập. Nói cách
khác, khả năng của bản thân người học và môi trường học tập.
Trong nghiên cứu này, các tác giả nghiên cứu khó khăn của sinh viên trong học
tập do sự thay đổi hệ thống đào tạo từ niên chế sang tín chỉ ở Việt Nam. Đây là sự
thay đổi có thể là to lớn đối với sinh viên Việt Nam, nói chung; sinh viên Trường Đại
học Sư phạm Tp.HCM, nói riêng. Có nhiều tài liệu việt về thực trạng này, nhưng còn
ít những nghiện cứu liên quan đến vấn đề này.
Từ những lý do trên, đề tài : «Khó khăn của sinh viên ĐHSP Tp. HCM trong quá trình học
tập theo hệ thống tín chỉ” được nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu
8
Trên cơ sở lý luận và khảo sát thực trạng khó khăn của sinh viên Trường ĐHSP
TP. Hồ Chí Minh khi tham gia học tập theo hệ thống tín chỉ, đề tài đề xuất một số giải
pháp cho việc giải quyết những khó khăn này.
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu:
-
Đối tượng nghiên cứu: Khó khăn của sinh viên ĐHSP Tp. HCM trong quá trình
học tập theo hệ thống tín chỉ.
-
Khách thể nghiên cứu: sinh viên học kỳ 3 đào tạo theo hệ thống tín chỉ tại
Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh.
4. Giả thuyết nghiên cứu
Khi chuyển từ đào tạo theo niên chế qua đào tạo theo hệ thống tín chỉ của
Trường ĐHSP TP. Hồ Chí Minh, ngoài những khó khăn tâm lý, sinh viên học kỳ 3
còn gặp những khó khăn do quá trình nhận thức và những khó khăn về mặt thủ tục
cũng như việc sử dụng các nguồn lực hỗ trợ và cách thức thích ứng với phương pháp
giảng dạy mới. Nếu sinh viên nhận thức được những khó khăn nêu trên và được
hướng dẫn đầy đủ, thì việc học tập của sinh viên sẽ thuận lợi hơn.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
4. Phân tích về mặt lý luận những khó khăn trong đào tạo theo hệ thống tín chỉ
5. Khảo sát những mặt khó khăn trong đào tạo theo hệ thống tín chỉ
6. Đề xuất một giải pháp để giải quyết khó khăn trong đào tạo theo hệ thống tín
chỉ.
6. Phương pháp nghiên cứu
Cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu
+ Cách tiếp cận: theo quan điểm hê thống và quan điểm thực tiễn. Việc nghiên
cứu các khó khăn của sinh viên ĐHSP Tp. HCM trong quá trình học tập theo
hệ thống tín chỉ được thực hiện một cách hệ thống gồm các mặt trọn vẹn của
các yếu tố của việc học của sinh viên như những yếu tố bên trong: nhận thức,
đặc điểm tâm lý, v.v... và những yếu tố bên ngoài như môi trường học tập, các
phương tiện, các thủ tục, v.v…
9
+ Phương pháp nghiên cứu trong đề tài:
-
Phương pháp nghiên cứu tài liệu: phân tích, tổng hợp tài liệu liên quan đến vấn
đề nghiên cứu làm cơ sở lý luận cho vấn đề nghiên cứu.
-
Phương pháp trắc nghiệm tâm lý: Tác giả sử dụng một thang đo “Lo âu” của F.
Koksal và D.G. Power (1990) và thực hiện các bước cải biên, thử nghiệm và áp
dụng vào môi trường Việt Nam.
-
Phương pháp khảo sát mẫu: đây là phương pháp chủ yếu được sử dụng trong
quá trình nghiên cứu nhằm tìm hiểu thực trạng khó khăn của sinh viên ĐHSP
Tp. HCM trong quá trình học tập theo hệ thống tín chỉ. Từ đó, xây dựng một
một số hướng dẫn qui trình giải quyết một số khó khăn trong học tập đến các
phòng ban chức năng để sinh viên được hướng dẫn học tập một cách hiệu quả.
-
Phương pháp Toán thống kê ứng dụng trong nghiên cứu: dùng để xử lý số liệu.
Phương pháp này được thực hiện bằng phần mềm SPSS for Win, phiên bản
13.0
7. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài chỉ nghiên cứu một số khó khăn tâm lý có liên quan đến học tập và khó khăn
học tập trên sinh viên học kỳ 3 hệ đào tạo tín chỉ tại Trường ĐHSP TP. Hồ Chí Minh.
10
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KHÓ KHĂN HỌC TẬP
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề:
1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài
Theo hiểu biết của tác giả, thường những khó khăn học tập được các nhà nghiên cứu
nước ngoài quy về hai mặt chính: khó khăn về mặt tâm lý và khó khăn do sự thay đổi
môi trường hoạt động của chủ thể. Dưới đây là một số quan điểm của các nhà nghiên
cứu nước ngoài:
• Khó khăn học tập do khó khăn tâm lý:
+ Những khó khăn tâm lý là rất phổ biến. Hiện nay ước tính có 15-18% người Mỹ,
trong đó có 14 triệu trẻ em, gặp phải một vấn đề tâm lý có thể chẩn đoán và điều trị
được. Trong bất kỳ khoảng thời gian một tháng, gần 8 triệu người Mỹ bị trầm cảm.
20% người Mỹ bị ảnh hưởng ít nhất một lần trầm cảm năng trong suốt cuộc đời của
mình. Lo âu và trầm cảm là các loại khó khăn tâm lý trong sáu thứ thường thấy trong
các chữa trị của các bác sĩ gồm: trầm cảm; lo lắng / hoảng loạn; nghiện rượu và ma
túy; căng thẳng; chấn thương và rối loạn ăn uống. [29]
+ Khó khăn học tập do thiếu một số kỹ năng học tập
Theo Viện Quốc gia về rối loạn thần kinh và đột quỵ, từ 8 đến 10% trẻ em dưới 18
tuổi đang đối phó với một số hình thức khó khăn học tập và rối loạn tâm lý. Những
đứa trẻ này có thể nhận được các dịch vụ giáo dục đặc biệt để hỗ trợ trong học tập, do
yêu cầu của trẻ không được chú ý và cháu bị thụt lùi trong học tập. Là cha mẹ, bạn
cần làm quen với các vấn đề học tập và giáo dục con em với thầy cô giáo. Những khó
khăn của các cháu có thể là:
Khó khăn phối hợp kỹ năng vận động
Kỹ năng vận động là một thành phần cần thiết để học tập. Kỹ năng vận động tốt là
điều quan trọng cho con của bạn nắm bắt các đồ vật, viết, cắt hoặc chọn các thứ.
Những kỹ năng vận động thô, như chạy và nhảy là cần thiết cho sự phát triển thể chất
và di chuyển. Phối hợp tay và mắt gặp khó khăn khi một đứa trẻ trải nghiệm khó khăn
phối hợp kỹ năng vận động. Cầm một bút chì hoặc cài nút áo sơ mi là một nhiệm vụ
11
đầy thách thức cho trẻ có khó khăn phối hợp kỹ năng vận động. Những thiếu sót trong
kỹ năng vận động có thể tạo ra sự thua sút trong kiểu học tập của trẻ, đẩy cháu vào
nguy cơ tụt hậu so với bạn bè của mình.
Khó khăn đọc và sử dụng ngôn ngữ
Đọc và sử dụng ngôn ngữ nói là một thành phần đáng kể của việc học. Con của bạn có
thể gặp khó khăn hiểu biết âm thanh và các mẫu cơ bản, hoặc cháu có thể khó khăn
với đọc hiểu và từ vựng. Một số trẻ khó khăn với sự nhận biết những từ đơn lẻ hoặc
làm thế nào để phối hợp các từ với nhau để tạo thành một câu mạch lạc. Những trẻ
khác có thể gặp vấn đề tìm ra ý tưởng có liên quan trong một câu chuyện. Sự chậm trễ
ngôn ngữ hoặc các vấn đề giao tiếp có thể ảnh hưởng đến sự thành công học tập của
con em. Không thể diễn tả bằng lời khái niệm sẽ bất lợi cho con của bạn trong trường
học, cũng như không có khả năng để xử lý ngôn ngữ. Trẻ không thể làm theo hướng
dẫn hoặc giải thích vấn đề có nguy cơ thất bại trong việc học tập ở trường.
Khó khăn viết
Khó khăn viết có thể được mô tả như là không có khả năng về thể chất để vẽ các chữ
cái hoặc từ, hoặc khó khăn trong thể hiện suy nghĩ dưới dạng vật lý. Khó khăn với
chính tả, độ chính xác hoặc sự gọn gàng cũng có thể được phân loại như khó khăn
viết. Con của bạn sẽ trải nghiệm khó khăn học tập nếu cháu không thể viết bài ra tập
hoặc sao chép các bài tập về nhà chính xác. Khó khăn viết có thể dưới dạng không thể
xử lý thông tin. Bất kỳ khó khăn nào trong số này sẽ có tác động tiêu cực đến học tập
của con em quý vị.
Rối loạn học tập thông thường
Một số rối loạn thông thường có thể tác động tiêu cực đến việc học tập của con em
quý vị. Chứng khó đọc có thể làm mất khả năng xử lý ngôn ngữ của con quý vị do sự
pha trộn mang tính hình ảnh của những từ và chữ cái. Chứng khó phối hợp động tác,
rối loạn hợp nhất cảm giác, ảnh hưởng đến phối hợp tay và mắt của trẻ và phối hợp kỹ
năng vận động. Rối loạn xử lý thính giác hoặc hình ảnh can thiệp vào khả năng hiểu
thông tin nói hoặc viết tương ứng. Trẻ em với chẩn đoán của bất kỳ về những điều
12
kiện này được giới thiệu vào một chuyên gia trường học để được giúp đỡ trong việc
khắc phục vấn đề. [25]
+ Khó khăn học tập do rối loạn tâm lý
Khái niệm bao trùm khó khăn học tập cụ thể (SPLD) được sử dụng để mô tả một loạt
các khó khăn. Nhiều người sử dụng nó đồng nghĩa với chứng khó đọc (một khó khăn
với các từ), nhưng hiện nay người ta chấp nhận chung rằng chứng khó đọc chỉ là một
trong một nhóm các khó khăn đó có thể bao gồm:
-
Chứng khó đọc
-
Chứng khó phối hợp thao tác vận động
-
Chứng khó tính toán
-
Rối loạn thiếu chú ý hiếu động (ADD hay ADHD): Khó tập trung hoạt động và
có tính bốc đồng cao
-
Hội chứng Asperger và tự kỷ: khó khăn hành vi cảm xúc vận động hoặc thậm
chí giao tiếp xã hội.
Những khó khăn học tập này thông thường ảnh hưởng đến kỹ năng phối hợp thao tác
vận động của học sinh, xử lý thông tin và ghi nhớ. Tuy nhiên, hãy lưu ý không có hai
cá nhân có cùng một kết hợp của khó khăn học tập cụ thể và không thể ngoại suy một
mô tả từ người này sang người khác.
Cũng cần lưu ý rằng nhiều học sinh có khó khăn học tập cụ thể (SPLD), cũng như
những học sinh khác không có SPLD, bị sự rối loạn thị giác nhận thức và khó chịu đôi
khi được gọi là là hội chứng Meares Irlen. Điều này ảnh hưởng đến việc đọc sách của
các em in trên giấy trắng, phim trong và slide cũng như cách sử dụng của máy tính.
Điều cũng quan trọng là lưu ý những khó khăn được mô tả ảnh hưởng đến chiến lược
do cá nhân phát triển để giải quyết các vấn đề nghiên cứu của họ, sự căng thẳng và lo
âu cũng tác động. Chỉ những ai đã trải qua những thách thức khó khăn học tập cụ thể
thực sự hiểu biết sự phức tạp và khó khăn phát sinh trong một tình huống học tập - và
sự phấn khởi khi ai đó trình bày thông tin một cách phù hợp với phong cách suy nghĩ
hay sở thích của họ. [30]
13
+ Khó khăn học tập do chứng khó đọc
Nhiều học sinh trải nghiệm thất bại hay bối rối trong hệ thống giáo dục có thể cố gắng
che giấu những khó khăn của chúng vì sợ bị hiểu lầm hoặc bị kỳ thị. Các học sinh
khác đã phát triển các chiến lược đối phó trước khi vào học đại học nhưng nhận thấy
các yêu cầu đặt ra cho các em tại trường đại học đòi hỏi chúng phải tìm kiếm sự hỗ trợ
bổ sung. Sàng lọc và đánh giá với một nhà tâm lý học có trình độ có thể xác định sinh
viên gặp khó khăn trong một loại học tập cụ thể, cần xem xét như chứng khó đọc. Đặc
tính thứ cấp có thể của chứng khó đọc:
-
Lo âu
-
Căng thẳng
-
Hốt hoảng
-
Thiếu tin tưởng
-
Mệt mỏi
-
Thất vọng
+ Khó khăn học tập do rối loạn lo âu
Chúng ta nhiều khi trải nghiệm lo âu lúc này hay lúc khác trong cuộc sống, mặc dù có
lẽ chúng không nghiêm trọng để cần một chuyên gia chẩn đoán. Lo âu là một mối
nguy hiểm hoặc là một tín hiệu cảnh báo cho chúng ta. Các kích thích sinh lý chúng ta
trải nghiệm trực tiếp liên quan đến tác hại của lo âu. Khi phải đối mặt với mối đe dọa
đến sự thoải mái về thể chất có thể gây ra hoặc tổn hại thể chất một cách nghiêm trọng
hoặc gây tử vong, chúng ta có những phản ứng mang tính tâm lý và thể chất. Phản ứng
này đã được gọi là phản ứng "chiến đấu hay chạy trốn" bởi vì nó kích hoạt chúng ta
hoặc bảo vệ bản thân, hoặc chạy trốn và thoát khỏi chấn thương. Trong một cuộc
khủng hoảng đe dọa cuộc sống, phản ứng chiến đấu hay chạy trốn này có thể cứu cuộc
sống của chúng ta. [28]
+ Khó khăn học tập do vấn đề cá nhân và tâm lý của sinh viên đại học.
Ngày càng có nhiều sự chú ý được hướng đến việc chuyển đổi giáo dục đại học theo
kinh nghiệm của sinh viên theo tuổi truyền thống và người lớn. Đó là một phong trào
kết hợp rất nhiều căng thẳng và thách thức. Mặc dù một số sinh viên có thể trải
nghiệm quá trình chuyển đổi này như là một thách thức đối với sự phát triển cá nhân,
14
các sinh viên khác bị tràn ngập bởi những thay đổi và trải nghiệm sự điều chỉnh kém
về cảm xúc và bị trầm cảm.
Các vấn đề điều chỉnh và phát triển chung đòi hỏi sự chú ý liên tục bởi các chuyên gia
nhà trường liên quan trực tiếp đến thành công đại học. Lịch sử tâm lý thường củng cố
những vấn đề này, làm phức tạp thêm việc điều trị. Những khó khăn này thường hiện
diện như là sự không hiệu quả trong đối phó với việc bị tách khỏi gia đình, quản lý
thời gian và căng thẳng, kỹ thuật nghiên cứu cơ bản, thiết lập mục tiêu, hình thành
mối quan hệ, điều khiển cảm xúc, và tạo ra lòng tự trọng. Sự thành công mang tính cá
nhân, học tập, xã hội, và chuyên nghiệp phụ thuộc vào khả năng của sinh viên quản lý
các khía cạnh trong cuộc sống của họ. [19]
• Khó khăn học tập do nội dung môn học và môi trường học tập
+ Môn học:
Lập trình máy tính
Theo Tony Jenkins, khó khăn trong việc học của sinh viên gồm:
-
Vấn đề khả năng,
-
Các yếu tố nhận thức gồm: phong thái học tập, động cơ,
-
Khó khăn trong quá trình học chuyên môn do sự đòi hỏi có đa dạng kỹ năng, đa
dạng quá trình, các kỹ năng ngôn ngữ, tính mới trong giáo dục, hứng thú, danh
tiếng và hình ảnh của cơ sở đào tạo, nhịp độ học tập. [23]
Môn khoa học
Trong khi một số sinh viên xuất sắc trong môn khoa học, nhiều sinh viên học tập môn
học phức tạp này nhận thấy khó khăn rõ ràng. Khoa học là một môn học gồm rất
nhiều các quy tắc và nguyên tắc. Nếu không nắm chắc các quy tắc này và hiểu chúng
có nghĩa gì, người học sẽ gặp khó khăn để hiểu thông tin khoa học. Có một số lý do
tại sao sinh viên có thể gặp khó khăn để tìm hiểu nguyên tắc khoa học và, vì thế, gặp
khó khăn nắm bắt môn học như:
-
Quan niệm sai lầm
Nhiều sinh viên vào lớp học khoa học cảm giác như họ biết thông tin khoa học chỉ để
tìm thấy thông tin này là không chính xác. Bộ Giáo Dục Tiểu Học và Trung Học bang
15
Missouri báo cáo rằng học sinh trước đó hình thành quan niệm sai lầm khoa học
thường gặp khó khăn để thay thế thông tin sai lệch với thực tế khoa học thực sự. Nếu
bị thấm sâu những quan niệm sai lầm này, học sinh có thể gặp khó khăn trong việc
hiểu nội dung khoa học.
-
Việc học phức tạp
Để hiểu các chủ đề khoa học phức tạp, học sinh phải có một cơ sở phát triển tốt trước
khi học tập khoa học. Khoa học, như toán học, xây dựng trên chính nó. Nếu học sinh
không đạt được nội dung khoa học cơ bản trong việc học ban đầu, các em có khả năng
gặp khó khăn với các khái niệm khoa học phức tạp hơn sau đó. Trong giảng dạy, học
sinh thiếu cơ sở khoa học này, thông tin các em chưa học là một thách thức đối với
giáo viên do không có thời gian để theo dõi và dạy lại thông tin lẽ ra đã phải được tiếp
thu.
-
Khái niệm trừu tượng và không thể quan sát
Trong khi một số khái niệm khoa học giải quyết các chủ đề cụ thể, những khái niệm
khác giải quyết những thứ không thể quan sát. Học sinh thường suy nghĩ xung quanh
khái niệm trừu tượng. Do các em không thể nhìn thấy về mặt vật lý các nguyên tắc thứ
các em đang học, chúng không thể xử lý thông tin đang nhận được qua bài học. Tương
tự như vậy, một số con số môn khoa học là quá rộng hoặc nhỏ vô hạn để hiểu. Những
vấn đề này có thể là trở ngại giữa một học sinh và hiểu biết khoa học thực sự.
Như vậy, các tác giả đã nêu những khó khăn học tập là do những khó khăn tâm lý như
rối loạn tâm lý, thiếu khả năng hoặc kỹ năng cần thiết cho việc học tập và do những
khó khăn do thay đổi môi trường học tập mà người học không có khả năng thích ứng
với các thay đổi đó. [26]
1.1.2. Các công trình nghiên cứu ở trong nước
Các bài viết và công trình nghiên cứu về khó khăn học tập có khá nhiều tác giả nghiên
cứu.
+ Khó khăn học tập do phẩm chất tâm lý chưa được rèn luyện
Một khám phá thú vị, nhiều sinh viên biện hộ rằng có rất nhiều khó khăn khiến họ gặp
16
thất bại trong việc học. Họ nghĩ những sinh viên giỏi không bao giờ gặp phải những
vấn đề như thế. Một kết quả nghiên cứu cho thấy sự thật, hầu hết tất cả học sinh, sinh
viên ở các nước trên thế giới đều có chung 16 vấn đề khó khăn phổ biến sau đây.
-
Trí nhớ kém
-
Thích trì hoãn công việc
-
Lười biếng
-
Nghiện trò chơi điện tử, xem tivi, internet...
-
Gặp khó khăn trong việc hiểu bài giảng
-
Dễ dàng bị xao nhãng
-
Khả năng tập trung ngắn hạn
-
Mơ màng trong lớp
-
Sợ thi cử
-
Hay phạm lỗi do bất cẩn
-
Chịu áp lực từ gia đình
-
Có quá nhiều thứ để học và có ít thời gian
-
Không có động lực học
-
Dễ dàng bỏ cuộc
-
Thầy cô dạy không lôi cuốn
-
Không có hứng thú đối với môn học [27]
Như vậy, khó khăn học tập của sinh viên là do những yếu tố liên quan đến việc các
phẩm chất tâm lý chưa được rèn luyện để có thể học tập hiệu quả. Ngoài ra, những tác
động tiêu cực của môi trường cũng đóng góp phần lớn.
+ Khó khăn học tập do chưa làm quen với cuộc sống tự lập
Một trong số những khó khăn của sinh viên hiện nay là việc làm quen với cuộc sống
tự lập liên quan đến nhà ở, sinh hoạt cá nhân và vấn đề tài chính, chi tiêu. [31]
+ Khó khăn học tập do đòi hỏi cao của nhiệm vụ học tập và giao tiếp
17
Sinh viên ngoài những khó khăn như phải sống xa nhà, thuê trọ vất vả thì còn có rất
nhiều những khó khăn về: nội dung học tập, kiểm tra thi cử, chuyên cần và giao tiếp
bạn bè. [22]
+ Khó khăn học tập do việc sử dụng ngôn ngữ trong học tập, trong giao tiếp, trong
thích ứng với môi trường học tập ở cấp tiểu học, trung học và đại học
-
Trần Thị Lệ Thu (2010), nghiên cứu về “Thực trạng khó khăn tâm lý của sinh
viên trường Đại học sư phạm Hà Nội và nhu cầu có sự trợ giúp của chuyên gia
tâm lý học đường”, Luận văn cao học. [15]
-
Lê Mỹ Dung (2010), “Thực trạng khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập của
học sinh lớp 3 hiện nay”, Luận văn cao học Tâm lý học. [6]
-
Đặng Thanh Nga (2010), “Khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập của sinh
viên trường Đại học Luật Hà Nội”, Luận văn cao học Tâm lý học.[12]
Qua các công trình nghiên cứu trong nước cho thấy: các tác giả nhấn mạnh đến những
khó khăn tâm lý trong việc sử dụng ngôn ngữ trong học tập, trong giao tiếp, trong
thích ứng với môi trường học tập ở cấp tiểu học, trung học và đại học.
1.2. Khái niệm cơ bản của vấn đề nghiên cứu
1.2.1. Khó khăn (theo từ điển tiếng Việt) có nghĩa là sự trở ngại làm mất
nhiều công sức hoặc thiếu thốn. [16]
1.2.2.
Khó
khăn
(theo
từ
điển
tiếng
Anh)
[từ
tiếng
Latin
difficultās, từ difficilis: difficult, từ dis- not + facilis easy, FACILE]. Nó gồm các
nghĩa sau đây:
-
Trạng thái hay chất lượng khó khăn
-
một nhiệm vụ, vấn đề, vv, khó khăn để giải quyết
-
(thường số nhiều) tình huống khó khăn hay lúng túng, đặc biệt tình huống tài
chính
-
một tranh chấp hay bất đồng
-
(thường số nhiều) phản đối hoặc trở ngại
18
-
một sự cố hoặc nguồn gốc của rắc rối, sự lo lắng
-
thiếu thoải mái; lúng túng [2]
1.2.3. Khó khăn học tập
-
Khó khăn học tập là điều kiện thần kinh can thiệp vào khả năng của đứa trẻ để
lưu trữ, xử lý và / hoặc tạo ra thông tin. Khó khăn học tập có thể ảnh hưởng đến
khả năng đọc, viết, nói chuyện, đánh vần, làm toán học và lập luận của đứa trẻ.
Chúng cũng có thể ảnh hưởng đến sự chú ý, ghi nhớ, phối hợp, kỹ năng xã hội
và sự trưởng thành tình cảm của đứa trẻ. Một đứa trẻ khó khăn học tập làm việc
dưới mức tiềm năng của mình, tụt hậu so với bạn bè và không thể đối phó với
những yêu cầu của trường mặc dù có những nỗ lực thích hợp. [7]
-
Khó khăn học tập hoặc vấn đề học tập thường là thuật ngữ mô tả đầu tiên được
sử dụng khi một trẻ bắt đầu gặp khó khăn ở trường. Ở một số quốc gia nó được
sử dụng như từ đồng nghĩa với khó khăn học tập. Tuy nhiên, khó khăn học tập
và khuyết tật học tập thường được phân biệt với khó khăn học tập là thuật ngữ
rộng hơn. Bất cứ ai trải qua khó khăn học tập giữa nhẹ nhàng và nghiêm trọng
có thể do những yếu tố bên trong và bên ngoài gây ra và có thể hoặc không thể
là kết quả mong đợi về tiềm năng con người.
Khó khăn học tập, cho dù chúng được thể hiện là khuyết tật học tập hay không, luôn
luôn cần được giải quyết. Các cháu cần nhận được sự quan tâm khi chỉ đơn giản khó
khăn học tập, trước khi các cháu có cơ hội để bắt đầu phản ứng dây chuyền tiêu cực
gồm các vấn đề giáo dục, xã hội, cá nhân, cảm xúc và gia đình rộng lớn hơn. [21]
Từ những định nghĩa trên, tác giả chọn dịnh nghĩa dưới đây làm cơ sở cho nghiên cứu
của mình:
Khó khăn của sinh viên học kỳ 3 ĐHSP Thành phố Hồ Chí Minh trong quá trình học
tập theo hệ thống tín chỉ là những điều mới nảy sinh do việc chuyển từ hệ thống đào
tạo theo niên chế sang hệ thống đào tạo theo tín chỉ làm cho sinh viên này gặp trở
ngại về tâm lý và thực tiễn, đòi hỏi sinh viên nhiều cố gắng về nhận thức, thái độ và
hành vi để khắc phục.
1.3. Lý luận về khó khăn học tập
19
Trong thực tiễn, khi tiến hành bất cứ một hoạt động nào con người điều gặp phải
những khó khăn, làm cho hoạt động bị chệch hướng, dẫn đến giảm đi hiệu quả mà con
người mong muốn, thậm chí không đạt được mục đích hoạt động. Những khó khăn
này, được gọi chung là những khó khăn trong quá trình hoạt động của con người,
được tạo nên bởi các yếu tố mang tính tiêu cực gồm yếu khách quan (bên ngoài) và
yếu tố chủ quan (bên trong).
Đây là những yếu tố có ảnh hưởng gián tiếp đến hoạt động của con người. Yếu tố
khách quan, được hiểu là những điều kiện, phương tiện, môi trường hoạt động,…
Những yếu tố chủ quan, chính là những yếu tố xuất phát từ bản thân của mỗi cá nhân
khi tham gia vào hoạt động như: nhận thức, thái độ, tình cảm, năng lực, kinh nghiệm,
các thao tác kỹ năng tiến hành hoạt động. Các yếu tố bên trong có thể chia làm hai
loại: yếu tố sinh học và yếu tố tâm lý. Những khó khăn do yếu tố tâm lý tạo nên gọi là
những khó khăn tâm lý. Chính yếu tố bên trong này ảnh hưởng trực tiếp đến tiến trình
và kết quả hoạt động của con người.
1.3.1. Những khó khăn tâm lý
Lo âu
Lo âu là một phản ứng cảm xúc và sinh lý bình thường đối với cảm giác bị đe dọa. con
người khác nhau khi họ cảm thấy dễ bị tổn thương như thế nào trong các tình huống
khác nhau: điều này có thể bị ảnh hưởng do kinh nghiệm trong quá khứ cũng như bởi
các niềm tin và thái độ mà họ có về những tình huống này. Một số tình huống chung
thường gây ra lo lắng bao gồm:
- xa nhà và / hoặc thích nghi với cuộc sống ở trường đại học
- di chuyển đến một khu vực mới hoặc công việc mới
- thuyết trình, hoặc thực hiện trong các tình huống xã hội
- đối phó với công việc và các kỳ thi
- giải quyết các mối quan hệ hoặc thiếu các mối quan hệ
- các vấn đề tình dục
- chuẩn bị rời khỏi trường đại học.
20
Nhưng đôi khi nó là tình huống cụ thể mà lo lắng kích động:
- e ngại về gia nhập vào một không gian hoặc tình huống mới
- phải đối phó với người có thẩm quyền
- lo ngại về việc liệu bạn đã chọn khoá học hoặc công việc thích hợp
-hoảng sợ về việc phải đối mặt với kỳ thi hoặc làm một bài thuyết trình
- lo lắng về chấp nhận và phê duyệt xã hội, hoặc về thất bại, những lời chỉ trích hay từ
chối từ những người khác
- những lo ngại về sức khỏe.
Kinh nghiệm của sự lo âu có thể từ sự băn khoăn nhẹ và lo lắng đến sự khủng hoảng
nghiêm trọng. Ở mức hợp lý, cơn bộc phát ngắn của sự lo âu có thể thúc đẩy chúng ta
và nâng cao hiệu suất của chúng ta, nhưng nếu lo âu trở nên quá nghiêm trọng hoặc
mãn tính, nó có thể trở thành suy nhược.
Lo âu thường liên quan đến một thành phần cảm xúc (ví dụ như sợ hãi, căng thẳng),
một thành phần sinh lý (ví dụ như thở nhanh, run rẩy, khô miệng, tim đập mạnh, bụng
đánh lô tô) và một thành phần nhận thức (đáng sợ hoặc suy nghĩ tiêu cực, ví dụ như
tôi sẽ thất bại / lừa dối bản thân mình / buông xuôi). Những điều này sau đó có thể ảnh
hưởng đến hành vi của chúng ta, ví dụ bằng cách lãng tránh hoặc nghỉ việc, né tránh
con người hoặc các tình huống, mất ngủ, uống rượu quá nhiều hoặc dùng các chất
cấm.
+ Làm thế nào bạn có thể tự giúp mình
Trước hết, bạn cần phải biết rằng lo âu là hoàn toàn bình thường. Mọi người đều cảm
thấy lo lắng khi họ đang có trong một tình huống căng thẳng họ cảm thấy dễ bị tổn
thương, do đó, là lo âu không có nghĩa rằng bạn là 'yếu' hay 'bất thường'. Trong thực
tế, một mức độ căng thẳng nào đó có thể rất hữu ích - nó có thể thúc đẩy chúng ta thú
vị hoặc tiếp thêm sinh lực và cho phép chúng ta đạt tới đỉnh cao hơn và đáp ứng
những thách thức mới. Suy cho cùng, nếu không bao giờ giải quyết những điều mà
chúng ta cảm thấy thách thức, thì chúng ta đã không chắc chắn rằng có thể thành
công, chúng ta sẽ ngừng học tập hoặc đi vào cuộc sống.
21
Tuy nhiên, cũng có trường hợp quá căng thẳng có thể can thiệp nghiêm trọng đến
cuộc sống bình thường. Tuy nhiên, trạng thái lo âu cấp tính là thời gian hạn chế và sẽ
bắt đầu mờ dần trong một thời gian tương đối ngắn. Ngay cả khi sự lo âu với cường
độ cao, bạn có thể vẫn có thể hoạt động tốt hơn hơn bạn mong đợi, và những người
khác thường không biết rằng bạn đang cảm thấy như thế nào.
Dưới đây là một số chiến lược bạn có thể thử cho chính mình:
+ Xem xét các trường hợp căng thẳng trong cuộc sống của bạn
Hãy suy nghĩ về tất cả những điều đang xảy ra trong cuộc sống của bạn có thể gây bạn
căng thẳng. Khi có thể, hãy cố gắng tìm ra các giải pháp thiết thực để giảm các nguồn
căng thẳng này. Điều này có thể bao gồm:
- nói "không" với những thứ bạn không muốn làm
- từ bỏ các hoạt động và trách nhiệm không cần thiết, tốn thời gian
- đối mặt với vấn đề công việc bằng cách nói chuyện với hướng dẫn của bạn, giám đốc
nghiên cứu hoặc giám sát/quản lý
- sử dụng một kế hoạch hành động có tổ chức và thực tế để giải quyết các dự án
- yêu cầu thông tin hoặc sự phản hồi hữu ích
- thảo luận về vấn đề mối quan hệ.
Hãy sẵn sàng thừa nhận những gì cảm thấy đúng cho bạn và đối xử tử tế với chính
mình để đáp ứng nhu cầu của bạn. Tăng khả năng đối phó với căng thẳng của bạn
bằng cách chăm sóc sức khỏe gồm việc cố gắng ăn uống đầy đủ, tập thể dục thường
xuyên và nghỉ ngơi đúng cách. Hỗ trợ từ những người khác là rất quan trọng; do đó,
dành nhiều thời gian với bạn bè và / hoặc các thành viên hỗ trợ trong gia đình. Thực
hiện các hoạt động thú vị, hoặc của riêng bạn hoặc với người khác, cũng rất quan
trọng, vì vậy hãy tiếp tục với thú vui hoặc sở thích của bạn và xem xét lựa chọn điều
gì đó bạn muốn làm trong một thời gian.
Nếu bạn không chắc chắn về những gì đang làm cho bạn lo âu, hãy nói chuyện này
thông qua với một tham vấn viên để khám phá và hiểu được sự lo âu và làm thế nào
để giải quyết nó.
22
+ Một cách tiếp cận hợp lý đối với những suy nghĩ tiêu cực thách thức
Khi rất lo âu, con người có xu hướng phóng đại một tình huống đe dọa và đánh giá
thấp bản thân về cách họ có thể đối phó hiệu quả với tình hình đó. Suy nghĩ của chúng
ta đang bị bóp méo bởi trạng thái cảm xúc và nó có thể giúp chúng ta "chựng lại" và
đánh giá tình hình thực tế hơn khi bạn cảm thấy bình tĩnh. Dưới đây là một cách tiếp
cận hợp lý để đưa nỗi sợ hãi vào suy nghĩ để thách thức tính hợp lý của chúng, hoặc
để tìm ra một cách nhìn khác về tình hình của bạn. Hãy tự hỏi bạn những câu hỏi như:
Bạn có đang đánh giá bản thân một cách khắc nghiệt?
-
Bạn có đang tập trung vào thất bại và quên đi thành công của bạn không? Bạn
có quản lý để tồn tại những tình huống tương tự trong quá khứ (hoặc thậm chí
để thành công mặc dù chúng hiện diện!) không? Bạn có đang đánh giá sự tồn
tại toàn diện của bạn trên cơ sở của một sự kiện hoặc một phần của cuộc sống,
hoặc bạn có đang mong đợi hoàn hảo không?
Bạn có "bi kịch hóa" tình huống không?
-
Bạn có nhìn thấy những điều rất quan trọng hoặc không có gì đáng kể, hoặc giả
định rằng không thành công sẽ là một thảm kịch hoàn toàn không?
Bạn có lo lắng về tương lai?
- Bạn có giả định rằng bạn biết những gì sẽ xảy ra trong tương lai không?
- Bạn có chứng cứ nào cho rằng nỗi sợ hãi của bạn là hợp lý không?
-
Bạn có phóng đại cơ hội về một thứ gì đó diễn ra không như mong đợi hoặc giảm
thiểu khả năng làm cho nó tốt hơn của bạn không?
-
Bạn có đang tự làm cho mình sợ về những tình huống bạn không thực sự phải đối
mặt hiện nay, và có thể không bao giờ xảy ra không?
Bạn có tự so sánh với người khác không?
- Bạn có giả định rằng mọi người khác đang làm giỏi, ngoại trừ bạn khi bạn không
thực sự biết những người khác đang cảm nhận hoặc quản lý công việc như thế nào
không?
23