Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Ý THỨC CHÍNH TRỊ VÀ VẤN ĐỀ BỒI DƯỠNG Ý THỨC CHÍNH TRỊ CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HIỆN NAY THÔNG QUA VIỆC DẠY PHẦN CÔNG DÂN VỚI CÁC VẤN ĐỀ CHÍNH TRỊ XÃ HỘI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (391.08 KB, 12 trang )

Kỉ yếu Hội nghị sinh viên NCKH

Ý THỨC CHÍNH TRỊ VÀ VẤN ĐỀ BỒI DƯỠNG Ý THỨC CHÍNH TRỊ
CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HIỆN NAY
THÔNG QUA VIỆC DẠY PHẦN CÔNG DÂN
VỚI CÁC VẤN ĐỀ CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI
Tô Thị Hạnh Nhân
(SV năm 4, Khoa Giáo dục Chính trị)
GVHD: TS Nguyễn Ngọc Khá
1. Phần mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài
Ý thức chính trị giữ vai trò định hướng đối với các hình thái ý thức xã hội khác
cũng như trong hoạt động nhận thức và thực tiễn của mỗi cá nhân. Thanh niên Việt
Nam chính là chủ thể cơ bản của sự nghiệp công nghiệp hóa (CNH), hiện đại hóa
(HĐH) đất nước. Trong bối cảnh đối mặt với nhiều thách thức, khó khăn, nước ta càng
cần đến vai trò, sức sống, tài năng của người trẻ để kiến tạo những biến chuyển mới.
Trong quá trình rèn đức, luyện tài thì không chỉ có nỗ lực của bản thân mỗi bạn trẻ mà
còn cần đến công tác bồi dưỡng ý thức chính trị cho họ. Ở nhà trường THPT, nhiệm vụ
này trước hết thuộc về môn Giáo dục Công dân (GDCD). Trong chương trình GDCD ở
trường trung học phổ thống (THPT) hiện nay, phần Công dân với các vấn đề chính trị xã hội thể hiện tính định hướng chính trị sâu sắc của hệ thống tri thức môn GDCD ở
THPT, giữ vai trò tiên phong trong việc hình thành và phát triển ý thức chính trị cho
học sinh (HS). Việc học tập phần Công dân với các vấn đề chính trị - xã hội của HS
hiện nay bên cạnh những mặt tích cực thì vẫn còn tồn tại những mặt hạn chế. Vì những
lí do trên, tác giả chọn vấn đề “Ý thức chính trị và vấn đề bồi dưỡng ý thức chính trị
cho HS THPT hiện nay thông qua việc dạy phần Công dân với các vấn đề chính trị - xã
hội” làm đề tài nghiên cứu khoa học cho mình.
1.2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
1.2.1. Mục đích nghiên cứu
Đề tài làm rõ quan điểm triết học marxist về ý thức chính trị nói chung và vai trò
định hướng của ý thức chính trị đối với HS THPT thông qua việc dạy phần Công dân
với các vấn đề chính trị - xã hội nói riêng. Từ đó, nêu lên một số giải pháp cơ bản để


bồi dưỡng ý thức chính trị cho HS THPT trong giai đoạn hiện nay.
1.2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích trên, đề tài cần thực hiện những nhiệm vụ sau:
Một là, phân tích khái niệm, kết cấu của ý thức chính trị và mối quan hệ của nó
với các hình thái ý thức xã hội khác. Hai là, phân tích vai trò định hướng của ý thức
chính trị đối với HS THPT hiện nay. Ba là, đánh giá thực trạng học tập phần Công dân
với các vấn đề chính trị - xã hội của HS THPT hiện nay. Bốn là, nêu lên một số giải

138


Năm học 2012 - 2013

pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả của việc bồi dưỡng ý thức chính trị cho HS THPT
hiện nay thông qua việc dạy phần Công dân với các vấn đề chính trị - xã hội.
1.3. Phương pháp nghiên cứu
 Phương pháp nghiên cứu lí luận: Đề tài sử dụng các phương pháp của chủ
nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử bao gồm phân tích và tổng hợp,
quy nạp và diễn dịch, thống nhất logic – lịch sử, cấu trúc – chức năng, phương pháp so
sánh và các phương pháp khác.
 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Đề tài sử dụng phương pháp khảo sát
thực tế thông qua phát phiếu điều tra, trưng cầu ý kiến đối với các HS khối 11 và khối
12 của một số trường THPT trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (THPT Bùi Thị
Xuân, THPT Marie Curie và THPT Mạc Đĩnh Chi).
1.4. Phạm vi nghiên cứu
Việc học tập phần Công dân với các vấn đề chính trị - xã hội trong môn GDCD
lớp 11 của học sinh lớp 11 và lớp 12 của một số trường THPT trên địa bàn Thành phố
Hồ Chí Minh trong năm học 2012 – 2013.
1.5. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu về ý thức chính trị và công tác bồi dưỡng ý thức chính trị cho

HS THPT hiện nay thông qua việc dạy phần Công dân với các vấn đề chính trị - xã hội
trong môn GDCD lớp 11.
2. Ý thức chính trị và vai trò của nó đối với học sinh trung học phổ thông hiện
nay
2.1. Khái niệm ý thức chính trị và kết cấu của nó
Ý thức chính trị là một trong những hình thái của ý thức xã hội, là sự phản ánh
đời sống, các mối quan hệ chính trị của xã hội như quan hệ giai cấp, đảng phái, dân tộc,
quốc gia, quốc tế,… trong đó nòng cốt là quan hệ giai cấp. Ý thức chính trị chỉ xuất
hiện trong xã hội có giai cấp và nhà nước. Ý thức chính trị luôn luôn mang bản chất
giai cấp.
Xét về cấp độ phản ánh, ý thức chính trị bao gồm tâm lí chính trị và hệ tư tưởng
chính trị. Tâm lí chính trị là những tâm trạng, động cơ, thái độ, xu hướng chính trị
thường ngày của các tầng lớp và giai cấp trong xã hội. Hệ tư tưởng chính trị là hệ thống
những quan điểm, tư tưởng chính trị phản ánh trực tiếp, tập trung lợi ích và địa vị giai
cấp của một tập đoàn người nào đó. Chủ nghĩa Marx - Lenin là hệ tư tưởng chính trị
khoa học và cách mạng của giai cấp công nhân toàn thế giới đồng thời là ngọn cờ giải
phóng của quần chúng bị áp bức, bóc lột. Nó phản ánh tiến trình khách quan của sự
phát triển lịch sử nhân loại. Hệ tư tưởng Marx - Lenin đối lập với hệ tư tưởng tư sản –
hệ tư tưởng bảo vệ lợi ích của giai cấp tư sản, của thiểu số người trong xã hội, bảo vệ
chế độ người bóc lột người.
2.2. Mối quan hệ giữa ý thức chính trị với các hình thái ý thức xã hội khác
139


Kỉ yếu Hội nghị sinh viên NCKH

Xét mối quan hệ giữa ý thức chính trị và ý thức pháp quyền thì giữa chúng luôn
có sự tác động qua lại chặt chẽ, mật thiết lẫn nhau. Trong xã hội có giai cấp, ý thức
chính trị của giai cấp thống trị quy định nội dung, bản chất của ý thức pháp quyền.
Ngược lại, ý thức pháp quyền là công cụ đắc lực để bảo vệ, thực thi lợi ích và địa vị

của giai cấp thống trị trên thực tế. Xét mối quan hệ giữa ý thức chính trị với ý thức đạo
đức, ý thức chính trị quy định nội dung, bản chất của ý thức đạo đức. Ngược lại, ý thức
đạo đức là công cụ của giai cấp thống trị xã hội nhằm tuyên truyền, bảo vệ các chuẩn
mực đạo đức phù hợp với quan điểm của nó. Xét mối quan hệ giữa ý thức chính trị với
ý thức khoa học, ý thức chính trị quy định mục đích của hoạt động nhận thức khoa học.
Ngược lại, ý thức khoa học phản ánh đời sống sinh động của khoa học thông qua lăng
kính giai cấp. Xét mối quan hệ giữa ý thức chính trị với ý thức tôn giáo, ý thức chính trị
cũng luôn tác động mạnh mẽ đến ý thức tôn giáo, hoạt động tôn giáo trong một quốc
gia luôn chịu sự chi phối của giai cấp thống trị xã hội. Ngược lại, ý thức tôn giáo lại trở
thành công cụ đắc lực trong việc bảo vệ chế độ chính trị hiện tồn của giai cấp thống trị.
Xét mối quan hệ giữa ý thức chính trị với ý thức thẩm mỹ, ý thức chính trị quy định
mục đích, xu hướng vận động và phát triển của ý thức thẩm mĩ. Ngược lại, ý thức thẩm
mĩ là phương tiện biểu đạt, công cụ tinh thần to lớn trong việc bảo vệ, củng cố cho lợi
ích giai cấp của các tập đoàn thống trị trong xã hội.
Tóm lại, giữa các hình thái ý thức xã hội luôn có sự tác động qua lại chặt chẽ với
nhau, trong đó ý thức chính trị nổi lên như một hình thái ý thức tiên phong, định hướng
con đường cho các hình thái ý thức xã hội khác. Đối với học sinh THPT nói riêng và
thanh niên Việt Nam hiện nay nói chung – những chủ thể năng động nhất trong tiến
trình quá độ lên chủ nghĩa xã hội (CNXH) của nước ta thì ý thức chính trị càng góp
phần quan trọng vào việc dẫn dắt mỗi bạn trẻ trong quá trình rèn đức, luyện tài, lao
động – hướng nghiệp cũng như vươn đến một cuộc đời chân, thiện, mỹ dưới ánh sáng
của chủ nghĩa Marx – Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh.
2.3. Vai trò định hướng của ý thức chính trị đối với học sinh trung học phổ
thông hiện nay
2.3.1. Quá trình rèn luyện đạo đức của học sinh trung học phổ thông dưới sự
định hướng của ý thức chính trị
Vai trò định hướng của ý thức chính trị đối với quá trình rèn luyện đạo đức của
HS THPT được hiểu là ý thức chính trị tác động đến quá trình rèn luyện những phẩm
chất đạo đức của HS nước ta hiện nay, những phẩm chất đạo đức ấy không phải nói
đến những phẩm chất đạo đức chung chung nào mà trước hết phải nhấn mạnh đến

những phẩm chất của nền đạo đức mới – đạo đức cộng sản chủ nghĩa mà nước ta đã và
đang xây dựng. Nền đạo đức ấy nhằm hướng tới việc hình thành con người xã hội chủ
nghĩa để gây dựng nên CNXH. Vì thế, việc bồi dưỡng ý thức chính trị cho mỗi HS
THPT - thế hệ công dân trẻ của đất nước trong quá trình rèn đức, rèn người thực sự cần
thiết để họ hiểu được rằng chính họ chứ không phải ai khác mới là chủ thể kiến tạo nên
nền đạo đức cộng sản tương lai.
140


Năm học 2012 - 2013

2.3.2. Quá trình học tập và hướng nghiệp của học sinh trung học phổ thông
dưới sự định hướng của ý thức chính trị
Tính định hướng của ý thức chính trị trong việc học tập và lựa chọn nghề nghiệp
của HS THPT thể hiện ở chỗ nó dẫn dắt HS trong quá trình xác định, điều chỉnh mục
tiêu học tập và lựa chọn nghề nghiệp. Dựa vào thực tiễn kinh tế, chính trị - xã hội của
đất nước và thế giới, HS sẽ tự nhận thức được mình sẽ đầu tư vào học cái gì, học ra sao
cho hiệu quả dưới sự hướng dẫn của gia đình, nhà trường và xã hội. Tiến trình quá độ
của đất nước có vững vàng vượt qua được những khó khăn, thử thách hiện tại và tương
lai hay không phụ thuộc rất lớn vào chất lượng học tập cũng như nghề nghiệp tương lai
của mỗi HS THPT hiện nay – những chủ thể tích cực của sự nghiệp CNH, HĐH đất
nước.
2.3.3. Quá trình rèn luyện ý thức pháp luật của học sinh trung học phổ thông
dưới sự định hướng của ý thức chính trị
Nói đến vai trò định hướng của ý thức chính trị trong việc rèn luyện ý thức pháp
luật của HS THPT là nói đến vai trò của ý thức chính trị trong việc giúp HS có ý thức
sống, học tập theo pháp luật của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam chứ
không phải bất kì pháp luật nào. Ý thức chính trị giúp HS hiểu được bản chất nhân đạo,
tiến bộ của pháp luật nước ta, hiểu được những quyền và nghĩa vụ cụ thể của công dân
Việt Nam xuất phát từ đâu, vì ai. Từ đó, nó hướng mỗi HS biết sống, học tập trong

khuôn khổ pháp luật nước nhà, tôn trọng pháp luật và có ý thức bảo vệ Nhà nước pháp
quyền XHCN Việt Nam của dân, do dân và vì dân.
2.3.4. Quá trình rèn luyện nếp sống văn hóa của học sinh trung học phổ thông
dưới sự định hướng của ý thức chính trị
Vai trò định hướng của ý thức chính trị đối với quá trình rèn luyện nếp sống văn
hóa là làm cho HS có hiểu biết về nền văn hóa dân tộc, nhận thức sâu sắc được vì sao
hiện nay nước ta chủ trương xây dựng nền văn hóa tiên tiến và đậm đà bản sắc dân tộc.
Trên cơ sở nhận thức sâu sắc đó, HS THPT vừa biết loại bỏ những tàn dư tư tưởng và
văn hóa của chế độ cũ cũng như những “luồng gió độc” từ các nền văn hóa khác đã và
đang xâm nhập mạnh mẽ vào giới trẻ trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay vừa biết “gạn
đục, khơi trong”, tiếp thu và tinh biến những tinh hoa, tinh túy của các nền văn hóa ấy.
3. Bồi dưỡng ý thức chính trị cho học sinh trung học phổ thông thông qua việc
dạy phần Công dân với các vấn đề chính trị - xã hội
3.1. Tính tất yếu của việc bồi dưỡng ý thức chính trị cho học sinh trung học
phổ thông trong giai đoạn hiện nay
3.1.1. Yêu cầu của xã hội đối với việc giáo dục học sinh trung học phổ thông
trong giai đoạn hiện nay
Trong giai đoạn hiện nay, xã hội yêu cầu mỗi HS THPT phải ra sức rèn luyện đạo
đức, không ngừng học hỏi, rèn luyện ý thức pháp luật và nếp sống văn hóa để đủ sức
gánh vác trọng trách tương lai của mình. Trong quá trình giáo dục toàn diện đó, mỗi
141


Kỉ yếu Hội nghị sinh viên NCKH

HS phải có ý thức tìm hiểu những tri thức về chính trị - xã hội trong nước và quốc tế,
về con đường chính trị của đất nước cũng như những quyết sách, chiến lược chính trị
của Đảng và Nhà nước ta vì chính những tri thức đó sẽ hướng quá trình rèn đức luyện
tài của HS THPT đi đúng quỹ đạo của đất nước với đích đến là hoàn thiện nhân cách,
xây dựng những con người xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

3.1.2. Thực trạng ý thức chính trị của học sinh trung học phổ thông hiện nay
Về mặt tích cực, phần lớn thanh niên nói chung và HS THPT nước ta nói riêng có
tinh thần xung kích đi đầu trên nhiều lĩnh vực, có thái độ, nhận thức tốt và ý thức chính
trị cao, có ý chí vượt qua khó khăn, vươn lên lập thân, lập nghiệp, phát huy mạnh mẽ
truyền thống xung kích cách mạng của những thế hệ thanh niên cách mạng lớp trước.
Từ đó, vị trí, vai trò của thanh niên trong xã hội không ngừng được khẳng định và nâng
cao thông qua việc thanh niên tham gia ngày càng nhiều và hiệu quả vào sự nghiệp
phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững quốc phòng, an ninh của đất nước.
Về mặt hạn chế, hạn chế đáng lo ngại nhất của thế hệ trẻ nói chung và HS THPT
nước ta hiện nay nói riêng vẫn là ít quan tâm hoặc ngại tham gia vào các sinh hoạt
chính trị và các hoạt động xã hội, sống vị kỷ, nhận thức chính trị còn non kém, chưa
xác định được lí tưởng sống đúng đắn. Qua thái độ của HS THPT đối với việc lấy ý
kiến đóng góp cho Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 của Nhà nước ta bắt đầu từ
01/2013 đến hết tháng 09/2013 phần nào đã phản ánh được thực trạng hạn chế về ý
thức chính trị ấy của một bộ phận giới trẻ hiện nay:
Bảng 1. Sự quan tâm của HS THPT đối với việc lấy ý kiến đóng góp cho Dự thảo sửa
đổi Hiến pháp 1992 của Nhà nước ta bắt đầu từ 01/2013 đến hết tháng 09/2013
Kết quả
Lựa chọn
Số HS
Tỷ lệ
Câu hỏi: Em có quan tâm đến việc lấy ý kiến đóng góp cho Dự thảo sửa đổi Hiến
pháp 1992 của Nhà nước ta bắt đầu từ 01/2013 đến hết tháng 09/2013 không?
A. Có. Đây là dịp để thế hệ trẻ không chỉ nâng cao hiểu
biết về pháp luật mà còn là cơ hội cho những người trẻ
54
44,63%
tham gia tích cực vào họat động chính trị của đất nước,
thể hiện tinh thần dân tộc, trách nhiệm công dân trong
công cuộc xây dựng nước nhà.

B. Không. Ý kiến của mình không có vai trò, ảnh hưởng
gì thì quan tâm đến nhiều thứ thiết thân khác hơn là
67
55,37%
đóng góp vào một Dự thảo mà không biết đóng góp của
mình ai sẽ lắng nghe.
C. Ý kiến khác:……………………………………………
0
0
121
100
Tổng
Bên cạnh nhiều HS cho rằng việc lấy ý kiến đóng góp cho Dự thảo sửa đổi Hiến
pháp 1992 của Nhà nước ta bắt đầu từ 01/2013 đến hết tháng 09/2013 là cơ hội để thế
hệ trẻ không chỉ nâng cao hiểu biết về pháp luật mà còn tạo cơ hội cho họ quan tâm,
142


Năm học 2012 - 2013

tham gia vào họat động chính trị của đất nước, thể hiện tinh thần dân tộc, trách nhiệm
công dân trong công cuộc xây dựng nước nhà (44,63%) thì phần lớn HS vẫn khẳng
định ý kiến của mình không có vai trò gì vào việc đó nên quan tâm đến nhiều thứ thiết
thân khác hơn là đóng góp vào một Dự thảo mà không biết đóng góp của mình ai sẽ
lắng nghe (55,37%). Điều này phản ánh thái độ thờ ơ, thụ động, thiếu tự tin của HS
THPT vào vai trò, trách nhiệm chính trị của bản thân trước những sinh hoạt chính trị
rộng lớn của đất nước, đặc biệt là đợt sinh hoạt chính trị pháp lí rộng lớn như lần này.
Ngày nay, các thế lực thù địch của nước ta lợi dụng phim ảnh, video đen, các cuộc giao
lưu trực tiếp để khơi dậy bản năng sinh vật trong mỗi con người, lôi kéo con người
chạy theo lạc thú, dẫn đến nghiện ngập, mại dâm, trác táng, bạo lực…để từng bước hủy

hoại nhân cách con người, làm tan vỡ hạnh phúc gia đình và băng hoại đạo đức xã hội.
Chính điều đó đã và đang ảnh hưởng rất mạnh mẽ đến thế hệ trẻ nước ta, nhất là những
HS THPT hiện nay. Vì lẽ đó, việc tăng cường bồi dưỡng ý thức chính trị, giúp HS nhận
diện được bản chất chính trị của những hiện tượng do kẻ thù dựng nên về mọi mặt, nhất
là về văn hóa, lối sống thực sự cấp bách trong quá trình hình thành và phát triển nhân
cách của HS nước ta hiện nay.
3.2. Thực trạng học tập phần Công dân với các vấn đề chính trị - xã hội hiện
nay của học sinh trung học phổ thông
3.2.1. Vai trò và kết cấu của hệ thống tri thức phần Công dân với các vấn đề
chính trị - xã hội
Về vai trò, qua mỗi bài học, từng đơn vị kiến thức trong phần Công dân với các
vấn đề chính trị - xã hội trong môn GDCD lớp 11 giúp HS hiểu được bản chất chính trị
của một số vấn đề nhất định, nắm được con đường chính trị, bối cảnh chính trị của đất
nước, đặc biệt là tự xác định được trách nhiệm chính trị của bản thân đối với sự phát
triển bền vững của đất nước; định hướng cho HS về trách nhiệm của họ đối với bản
thân, gia đình và xã hội cũng như xác định thái độ, trách nhiệm của HS trước các vấn
đề lớn lao của dân tộc và thời đại. Giáo dục, bồi dưỡng, vun đắp để giúp các em từng
bước định hình được một nhân cách trong sáng, biết lựa chọn cho mình lí tưởng, lẽ
sống đúng đắn.
Về kết cấu, phần Công dân với các vấn đề chính trị - xã hội có tám bài được chia
thành hai nhóm bài. Nhóm thứ nhất là các nội dung liên quan đến một số vấn đề của
chủ nghĩa xã hội được phân chia thành ba bài là Chủ nghĩa xã hội, Nhà nước xã hội chủ
nghĩa và Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, nhóm thứ hai là các bài liên quan đến một số
chính sách lớn ở nước ta hiện nay – Chính sách dân số và giải quyết việc làm, Chính
sách tài nguyên và bảo vệ môi trường, Chính sách giáo dục và đào tạo, khoa học và
công nghệ, văn hóa; Chính sách quốc phòng và an ninh và Chính sách đối ngoại của
Nhà nước ta. Như vậy, phần Công dân với các vấn đề chính trị - xã hội trong môn
GDCD lớp 11 là tổng hợp những tri thức chính trị - xã hội căn bản liên quan đến con
đường chính trị, các chiến lược, quyết sách chính trị hiện tại và tương lai của đất nước.


143


Kỉ yếu Hội nghị sinh viên NCKH

Con đường ấy, những quyết sách chính trị ấy tác động quyết định đến vận mệnh chính
trị của đất nước cũng như liên quan thiết thân đến mỗi công dân Việt Nam.
3.2.2. Mặt tích cực của việc học tập phần Công dân với các vấn đề chính trị xã hội của học sinh trung học phổ thông
Thứ nhất, về hiểu biết của HS đối với thời kì quá độ lên CNXH của đất nước, có
đến 90,08% HS được khảo sát cho rằng quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư
bản chủ nghĩa ở nước ta có nghĩa là bỏ qua những mặt tiêu cực của chủ nghĩa tư bản,
nhưng tiếp thu, kế thừa những thành tựu mà nhân loại đã đạt được dưới chế độ tư bản
chủ nghĩa, đặc biệt là những thành tựu về khoa học và công nghệ. Điều này phản ánh
nhận thức đúng đắn của HS THPT về con đường chính trị của đất nước, là kết quả của
quá trình tự giáo dục và giáo dục chính trị từ gia đình, nhà trường và xã hội, trọng tâm
là hoạt động giáo dục chính trị từ nhà trường, từ bộ môn GDCD nói chung và qua
những bài học trong phần Công dân với các vấn đề chính trị - xã hội trong môn GDCD
lớp 11 hiện nay nói riêng.
Thứ hai, về mục đích học tập, phấn đấu của HS hiện nay, theo kết quả khảo sát,
có tới 68,60% HS THPT khẳng định rằng việc thường xuyên rèn luyện đạo đức và cố
gắng trong học tập là nhằm rèn đức, trí, dũng, liêm ngay từ khi còn trẻ để khi trưởng
thành có đủ đức và tài cống hiến cho quê hương, đất nước; còn lại là để trở thành HS
giỏi toàn diện, khẳng định giá trị bản thân (13,22%) và làm vui lòng cha mẹ (4,96%).
Thứ ba, về thái độ của HS đối với việc tham gia xây dựng Nhà nước pháp quyền
XHCN Việt Nam, theo kết quả khảo sát, có tới 89,95% HS tự thấy mình cần có trách
nhiệm vào việc tham gia xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam bằng việc
luôn chấp hành chính sách, pháp luật đi đôi với việc lên án, phê phán những hành vi vi
phạm pháp luật, lợi dụng quyền tự do ngôn luận để xuyên tạc chính sách, chế độ, chính
quyền Nhà nước ta.
3.2.3. Mặt hạn chế của việc học tập phần Công dân với các vấn đề chính trị xã hội của học sinh trung học phổ thông

Thứ nhất, về sự đánh giá của HS đối với các tri thức trong phần Công dân với các
vấn đề chính trị - xã hội, có đến 76,03% HS cho rằng những tri thức trong phần Công
dân với các vấn đề chính trị - xã hội trong môn GDCD lớp 11 hiện nay là học rồi để đó,
không vận dụng được gì, chỉ có 23,14% HS khẳng định rằng những tri thức trong phần
Công dân với các vấn đề chính trị - xã hội trong môn GDCD lớp 11 hiện nay là rất
quan trọng vì nó giúp HS mở rộng tầm nhìn về các vấn đề chính trị - xã hội của đất
nước và thế giới. Khi bạn trẻ cho rằng hệ thống tri thức trong phần Công dân với các
vấn đề chính trị - xã hội trong môn GDCD lớp 11 là học rồi để đó, không vận dụng
được gì thì cũng có nghĩa là đối với HS THPT, những tri thức chính trị - xã hội đó chỉ
là một mớ lí thuyết suông chứ chẳng thể nào giúp ích gì cho người học hay chẳng thể
nào biến thành “cây đời mãi mãi xanh tươi” được. Chính nhận thức đó dẫn tới việc các
em lơ là, chán nản mỗi khi đến tiết GDCD nói chung và học nhóm các bài trong phần
Công dân với các vấn đề chính trị - xã hội nói riêng.
144


Năm học 2012 - 2013

Thứ hai, về thái độ của HS đối với việc thực hiện nghĩa vụ quân sự thể hiện qua
thái độ của HS đối với Thông tư liên tịch số 13 quy định đối tượng được tạm hoãn thực
hiện nghĩa vụ quân sự vừa được thông qua vào tháng 3/2013:
Bảng 2. Ý kiến của HS đối với Thông tư liên tịch số 13 quy định đối tượng
được tạm hoãn thực hiện nghĩa vụ quân sự
Kết quả
Lựa chọn
Số HS
Tỷ lệ
Câu hỏi: Ý kiến của em đối với Thông tư liên tịch số 13 của Bộ Quốc phòng và Bộ
Giáo dục và Đào tạo về việc công dân nhận được lệnh gọi nhập ngũ và giấy báo nhập
học cùng một thời điểm thì phải chấp hành lệnh gọi nhập ngũ, trường hợp cùng nhận

được giấy báo nhập học và lệnh gọi nhập ngũ mà lệnh gọi nhập ngũ quy định thời gian
có mặt sau thời gian nhập học, công dân vẫn thực hiện nghĩa vụ quân sự có hiệu lực từ
ngày 07/03/2013?
A. Không công bằng đối với những người thi đậu đại học,
106
87,60%
cao đẳng.
B. Rất hợp lí vì sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ quân sự là
10
8,26%
trách nhiệm thiêng liêng của mọi công dân Việt Nam.
C. Không quan tâm.
5
4,14%
D. Ý kiến khác:…………………………………………
0
0
121
100
Tổng
Như vậy, có tới 87,60% HS khẳng định rằng việc công dân nhận được lệnh gọi
nhập ngũ và giấy báo nhập học cùng một thời điểm thì phải chấp hành lệnh gọi nhập
ngũ và trường hợp cùng nhận được giấy báo nhập học và lệnh gọi nhập ngũ mà lệnh
gọi nhập ngũ quy định thời gian có mặt sau thời gian nhập học, công dân vẫn thực hiện
nghĩa vụ quân sự là không công bằng đối với những người đậu đại học, cao đẳng, chỉ
có 8,26% HS cho rằng quy định đó rất hợp lí vì sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ quân sự là
trách nhiệm thiêng liêng của mọi công dân Việt Nam. Những con số trên đây phần nào
đã phản ánh được thực trạng ý thức trách nhiệm công dân của những bạn trẻ đang ngồi
trên ghế nhà trường hiện nay. Hơn nữa, nó còn phản ánh lối sống ích kỷ, chỉ biết vì
mình đang ngày càng len lỏi sâu vào thế hệ trẻ nói chung và HS THPT nước ta hiện

nay nói riêng.
Thứ ba, về lí do chọn ngành nghề, hầu hết các em chọn ngành, nghề trước hết là
khát khao có nhiều tiền, do đó các em lựa chọn những ngành, nghề như kinh doanh nhà
hàng, khách sạn (40,50%), quản trị du lịch - khách sạn (24,79%), doanh nhân
(12,39%). Rõ ràng, trước thực tiễn kinh tế và xu thế phát triển kinh tế của đất nước và
quốc tế thì việc phần lớn HS lựa chọn những ngành nghề “hot” như vậy là điều dễ hiểu.
Tuy nhiên, điều lo ngại là HS vốn đã không mặn mà với các hoạt động chính trị, hoạt
động cộng đồng lại thiếu kinh nghiệm sống thì liệu khi bước vào thế giới kinh doanh,
buôn bán với biết bao cám dỗ vật chất, đồng tiền những chủ nhân tương lai của đất
nước ấy có đủ bản lĩnh để bảo vệ chính mình và bảo vệ đất nước? Liệu bạn trẻ có lún
145


Kỉ yếu Hội nghị sinh viên NCKH

sâu vào lối sống ích kỷ, lối sống tư sản, lối sống con buôn? Giữa một thời đại “mở” thế
này thì điều lo ngại đó không còn ở thì tương lai nữa.
Nguyên nhân của thực trạng hạn chế trên trước hết phải nói đến công tác bồi
dưỡng ý thức chính trị cho HS THPT thông qua việc dạy phần Công dân với các vấn đề
chính trị - xã hội trong môn GDCD lớp 11 của đội ngũ giáo viên (GV) GDCD hiện nay
chưa thực sự được chú trọng. Chính tính chất hời hợt trong việc dạy và học như thế sẽ
dần làm cho thế giới quan chính trị của HS “teo lại”, cứ như thế, không chóng thì chầy,
những chủ nhân tương lai của đất nước từ chỗ mơ hồ về nền chính trị đất nước sẽ đi
đến phủ định nó, “xét lại” nó – điều này còn nguy hại hơn là những thứ giặc ngoại xâm
khác.
3.3. Một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả của việc bồi dưỡng ý
thức chính trị cho học sinh trung học phổ thông thông qua việc dạy phần Công dân
với các vấn đề cbính trị - xã hội
3.3.1. Nâng cao nhận thức của học sinh trung học phổ thông về vị trí, vai trò
của phần Công dân với các vấn đề chính trị - xã hội

Người GV GDCD phải nâng cao nhận thức của HS THPT về vị trí, vai trò của
phần Công dân với các vấn đề chính trị - xã hội trong môn GDCD lớp 11 bằng việc
hướng quá trình giảng dạy từng đơn vị kiến thức, từng bài học trong phần đó vào việc
rèn luyện đạo đức, học tập, hướng nghiệp, rèn luyện ý thức pháp luật và nếp sống văn
hóa cho người học.
Rõ ràng, chỉ khi nào người học thấy được những tri thức thầy, cô truyền đạt thực
sự hữu ích, tác động mạnh mẽ đến lợi ích của mình, đụng chạm đến quá trình hình
thành và phát triển nhân cách của mình thì lúc đó các em sẽ chủ động, tích cực tiếp thu
để dần nghiệm ra vai trò vô cùng quan trọng của ý thức chính trị, của thế giới quan
chính trị đến quá trình học tập, lựa chọn nghề nghiệp, rèn luyện ý thức pháp luật và nếp
sống văn hóa của mình.
3.3.2. Đổi mới phương pháp dạy học và hình thức kiểm tra, đánh giá
Đổi mới phương pháp dạy học và hình thức kiểm tra, đánh giá khi dạy các bài
trong phần phần Công dân với các vấn đề chính trị - xã hội trong môn GDCD lớp 11
đòi hỏi người GV GDCD phải thực sự thấm nhuần và biết “lựa chọn” những nội dung
các bài học. GV phải nắm vững tri thức từng bài, từng đơn vị kiến thức; mặt khác, lại
phải nắm vững tính tổng thể của toàn bộ chương trình và quan hệ giữa các phần, các
bài.
Về phương pháp dạy học, nhóm các bài về một số vấn đề về chủ nghĩa xã hội gồm
những đơn vị kiến thức mang nặng tính lí luận chính trị, chủ yếu cung cấp cho HS một
số kiến thức cơ bản và khái quát chủ nghĩa xã hội, nhà nước xã hội chủ nghĩa và nền
dân chủ xã hội chủ nghĩa. Vì vậy, phương pháp thuyết trình diễn giảng là phương pháp
chủ đạo của bài. Tuy nhiên, HS lớp 11 đã được học Triết học ở lớp 10, tư duy lí luận,
kiến thức thực tiễn, khả năng khái quát và phê phán đã ở mức độ cho phép, do vậy GV
146


Năm học 2012 - 2013

có thể sử dụng kết hợp các phương pháp: nêu vấn đề, thảo luận nhóm, đàm thoại,…

bằng những câu hỏi gợi mở để làm tăng tính tích cực và chủ động học tập của HS, đồng
thời, làm cho bài giảng tăng thêm tính thực tiễn và sinh động. Còn nhóm các bài về một
số chính sách của Nhà nước ta gồm những tri thức không mang tính lí luận, trừu tượng
cao, hơn nữa, HS có thể đã được tiếp nhận từ nhiều nguồn thông tin khác nhau. Vì vậy,
phương pháp chủ yếu GV nên sử dụng là phương pháp đàm thoại kết hợp với giảng
giải để phát huy tinh thần độc lập suy nghĩ và sáng tạo của HS; để rèn luyện tinh thần
hợp tác trong việc giải quyết vấn đề và phát huy tính tích cực trong tư duy của HS, tùy
từng nội dung, GV có thể vận dụng thêm hình thức trao đổi nhóm; ngoài ra, GV có thể
sử dụng phương pháp trắc nghiệm để đánh giá mức độ nhận thức của HS hoặc yêu cầu
HS sưu tầm tranh, ảnh, số liệu.
Về hình thức kiểm tra, đánh giá, theo kết quả khảo sát, có đến 55,37% HS muốn
thực hiện bài trắc nghiệm khách quan khi kiểm tra, đánh giá phần Công dân với các
vấn đề chính trị - xã hội, còn lại là tự luận (17,36%), kết hợp giữa hình thức tự luận và
trắc nghiệm khách quan (14,88%), thi vấn đáp (10,74%), đàm thoại về những vấn đề
được học như một cuộc nói chuyện và điều tra thực tiễn (1,65%). Thực tế đó phản ánh
việc HS hiện nay muốn “thoát” khỏi lối đánh giá, kiểm tra theo kiểu trả bài, dò bài, thi
viết đơn thuần; sự thực là nếu chúng ta đánh giá HS cả một quá trình gắn liền với cách
ra đề thi theo hướng “mở” hay kết hợp giữa hình thức tự luận với trắc nghiệm thì người
học sẽ có động lực để học, có cơ hội để trình bày những quan điểm của cá nhân dựa
trên những hiểu biết thực tế và khả năng tư duy, lập luận của mình; sự thực là cách
đánh giá, kiểm tra theo kiểu làm một lần hay đôi ba lần chứ không đánh giá cả quá
trình hoặc là ra đề thi kiểu “đóng” đã làm giảm động lực, thui chụt sức sáng tạo nơi
người trẻ.
3.3.3. Tăng cường phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội
Về phía gia đình, vai trò tích cực của gia đình trong việc bồi dưỡng ý thức chính
trị cho HS THPT hiện nay thể hiện ở lối sống lành mạnh, cách hành xử vừa có tình vừa
có lí cũng như tuân thủ pháp luật của các thành viên trong gia đình, nhất là ở các đấng
sinh thành. Mỗi thành viên trong gia đình hãy là tấm gương sáng về đạo đức, lối sống,
về trách nhiệm và ý thức công dân để cho HS THPT noi theo; hãy giúp các em có cách
nhìn đúng đắn về con người, cuộc sống, về chính quyền, chế độ cũng như các chính

sách của Nhà nước ta gắn liền với quá trình liên hệ, phối hợp với nhà trường. và xã hội.
Cố nhiên, để làm được này không phải dễ dàng đối với bất kì gia đình nào và nó đòi
hỏi mỗi thành viên trong gia đình phải có hiểu biết, có nhận thức chính trị - xã hội nhất
định.
Về phía các đơn vị khác trong nhà trường, công tác bồi dưỡng ý thức chính trị
cho HS THPT trong nhà trường chỉ thực sự lan tỏa khi có sự phối hợp chặt chẽ giữa đội
ngũ GV GDCD với Ban giám hiệu, Đoàn thanh niên, Công đoàn nhà trường, các GV
chủ nhiệm và bộ môn khác,… Sự thờ ơ, qua loa, hờ hững của bất kì bộ phận nào trong
nhà trường đối với công tác giáo dục ý thức chính trị cho HS THPT đều làm cho sự
147


Kỉ yếu Hội nghị sinh viên NCKH

nghiệp bồi dưỡng ý thức chính trị cho các em HS bất thành. Sự thực là điều này vẫn
còn tồn tại rất phổ biến ở các trường THPT hiện nay. Sự thực là tính chất hình thức,
qua loa, đại khái vẫn là chủ yếu trong các hoạt động, phong trào chính trị - xã hội ở nhà
trường THPT hiện nay. Và, sự thực là ở nhà trường THPT hiện nay vấn đề dạy chữ,
truyền thụ tri thức chuyên môn vẫn có thứ bậc cao hơn vấn đề dạy người, truyền thụ tri
thức chính trị - xã hội cho người học - đây là bài toán nan giải đối với những người làm
công tác giáo dục, nhất là trong bối cảnh hiện nay. Nó đòi hỏi những người làm công
tác giáo dục phải thực sự yêu nghề, yêu trẻ, phải có ý thức trách nhiệm đối với sự
nghiệp trồng người, lo cho nỗi lo chung của đất nước.
Về phía xã hội, xã hội ở đây được hiểu theo nghĩa là tổng thể các tổ chức chính
quyền ở địa phương và trung ương, nhất là các phòng, ban tuyên giáo, tuyên huấn của
các tổ chức đó. Đây là những tổ chức giữ vai trò quan trọng trong quá trình tuyên
truyền, giáo dục, rèn luyện ý thức chính trị cho HS THPT thông qua những hoạt động,
phong trào chính trị - xã hội ở tầm vĩ mô.
Tóm lại, để tăng tính hiệu quả trong công tác bồi dưỡng ý thức chính trị cho HS
THPT hiện nay thông qua việc giảng dạy phần Công dân với các vấn đề chính trị - xã

hội thì cần phải thực hiện đồng bộ các giải pháp về nhận thức, về ý thức trách nhiệm
của mỗi người GV GDCD trong quá trình tích cực đổi mới phương pháp dạy học và
hình thức kiểm tra, đánh giá cũng như tăng cường sự phối hợp giữa gia đình, nhà
trường và xã hội. Có thể nói, dù có thiết kế nên bao nhiêu giải pháp cơ bản trên cơ sở lí
luận khoa học và thực tiễn sinh động nhưng nếu chủ thể của công tác giáo dục chính trị
cho HS THPT thông qua việc dạy phần Công dân với các vấn đề chính trị - xã hội – đội
ngũ GV GDCD – không thực sự mẫu mực về nhân cách cũng như lối sống thì mục đích
của việc ấy là bất khả thi.
4. Kết luận
Nói đến việc bồi dưỡng ý thức chính trị cho HS THPT hiện nay là nói đến việc
bồi dưỡng cho HS THPT ý thức và bản lĩnh chính trị, ý thức rõ về vị trí, nghĩa vụ, bổn
phận của mình đối với xã hội, sẵn sàng chịu trách nhiệm, phòng tránh được những mặt
trái của cơ chế thị trường, những tiêu cực và tệ nạn xã hội. Sứ mệnh này trước hết
thuộc về đội ngũ GV GDCD trong quá trình giảng dạy hệ thống tri thức bộ môn mà
trọng tâm, trọng điểm là phần Công dân với các vấn đề chính trị - xã hội.
Xuất phát từ thực trạng việc học phần Công dân với các vấn đề chính trị - xã hội
nay của HS THPT cùng nguyên nhân của nó, mỗi GV GDCD hãy giúp những công dân
trẻ có những tri thức đúng đắn về con đường đang đi của cả dân tộc, về những quyết
sách chính trị ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của các em, về trách nhiệm chính trị
của các em đối với con thuyền cách mạng của đất nước. Mỗi gia đình, mỗi chủ thể giáo
dục trong nhà trường và xã hội hãy cùng với đội ngũ GV GDCD phối, kết hợp với nhau
để làm cho công tác bồi dưỡng ý thức chính trị cho HS THPT hiện nay đi vào chiều
sâu, thực sự có sức lan tỏa và thực sự hiệu quả.

148


Năm học 2012 - 2013

Nếu giáo dục văn hóa, khoa học – kỹ thuật, lao động sản xuất là một quá trình thì

giáo dục, bồi dưỡng ý thức chính trị càng đòi hỏi sự “dài hơi” và tiên phong của người
dạy, đòi hỏi mỗi GV GDCD phải kiên trì, nhẫn nại và quyết tâm vì thế hệ tương lai,
nhất là đối với những giáo viên GDCD trẻ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Hoàng Anh (2012): Giáo dục với việc hình thành và phát triển nhân cách sinh
viên, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

2.

Vũ Đình Bảy (chủ biên, 2010), Phương pháp dạy học môn Giáo dục Công dân ở
trường trung học phổ thông, Nxb Giáo dục.

3.

Nguyễn Đăng Bằng (chủ biên, 2002), Góp phần dạy tốt, học tốt môn Giáo dục
Công dân ở trường THPT, Nxb Giáo dục.

4.

Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009), Giáo dục Công dân lớp 11, Nxb Giáo dục.

5.

Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội.

6.


Bộ Giáo dục và Đào tạo (2001), Giáo trình Triết học Mác – Lênin, Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội.

7.

Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Sách Giáo viên Giáo dục Công dân lớp 11, Nxb
Giáo dục.

8.

Phạm Khắc Chương, Tạ Văn Doanh (1997), Chỉ nam nhân cách học trò, Nxb
Thanh niên, Hà Nội

9.

Dương Tự Đam (2007), Những phương pháp tiếp cận thanh niên hiện nay, Nxb
Thanh niên.

10. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ
XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
11. B.P.Êxipôp (chủ biên, 1977), Những cơ sở của lí luận dạy học, Nxb Giáo dục.
12. Phùng Văn Hòa, Đoàn Thu Huyền (2012), Những kiến thức cần thiết cho thanh
niên, Nxb Văn hóa – Thông tin.
13. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, t.10.
14. Nhà xuất bản Giáo dục (2008), Bài tập trắc nghiệm Giáo dục Công dân 11.
15. Nguyễn Chương Nhiếp (2004), Thị hiếu thẩm mỹ trong đời sống, Nxb Chính trị
quốc gia.
16. Đoàn Văn Thái (2004), Nhiệm vụ cơ bản của thanh niên Việt Nam trong thời kì
công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Nxb Thanh niên.
17. Quang Vinh, Trần Kim Duyên, Văn Song (2008), Hồ Chí Minh về giáo dục và tổ

chức thanh niên, Nxb Thông tấn.

149



×