Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

Thiết kế trung tâm điều hành phòng cháy chữa cháy thời gian thực qua mạng viễn thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (13.6 MB, 86 trang )

VŨ TRUNG DŨNG

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

VŨ TRUNG DŨNG

KỸ THUẬT ĐIỆN TỬ

THIẾT KẾ TRUNG TÂM ĐIỀU HÀNH PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY
THỜI GIAN THỰC QUA MẠNG VIỄN THÔNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT
KỸ THUẬT ĐIỆN TỬ

KHÓA 2013B
HÀ NỘI - 2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

VŨ TRUNG DŨNG

THIẾT KẾ TRUNG TÂM ĐIỀU HÀNH PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY
THỜI GIAN THỰC QUA MẠNG VIỄN THÔNG
Chuyên ngành: Kỹ thuật điện tử

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT
KỸ THUẬT ĐIỆN TỬ


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. ĐỖ TRỌNG TUẤN

Hà Nội - 2014


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan những kết quả nghiên cứu trong luận văn là hoàn toàn
trung thực, của tôi, không vi phạm bất cứ điều gì trong luật sở hữu trí tuệ và pháp
luật Việt Nam. Nếu sai, tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Vũ Trung Dũng

1


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................... 1
MỤC LỤC .............................................................................................................. 2
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT ..................................................... 4
DANH MỤC CÁC BẢNG ...................................................................................... 5
DANH MỤC ĐỒ THỊ, HÌNH VẼ ........................................................................... 6
MỞ ĐẦU............................................................................................................. 9
Lý do chọn đề tài ................................................................................................. 9
Lịch sử nghiên cứu .............................................................................................. 9
Mục đích nghiên cứu của luận văn, đối tượng, phạm vi nghiên cứu ................... 10
Tóm tắt cơ bản và đóng góp mới của tác giả ...................................................... 10
Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 10
CHƯƠNG 1 Khái quát mô hình trung tâm điều hành phòng cháy chữa cháy ......... 11

1.1 Khái quát công tác PCCC thành phố Hà Nội ................................................ 11
1.2 Mô hình tổng quan của trung tâm điều hành PCCC...................................... 11
1.2.1 Mô hình kỹ thuật trung tâm điều hành PCCC ........................................ 11
1.2.2 Mô hình quản lý trung tâm điều hành PCCC ......................................... 12
1.3 Một số mô hình trung tâm điều hành PCCC và CHCN ................................ 13
1.3.1 Phòng cảnh sát PCCC và CNCH Công an tỉnh Phú Thọ ........................ 13
1.3.2 Trung tâm cảnh báo T&T ...................................................................... 16
1.3.3 Trung tâm chỉ huy - Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn ....................... 20
1.4 Trung tâm điều hành PCCC thời gian thực qua mạng viễn thông ................. 23
CHƯƠNG 2 Chức năng của mạng viễn thông trong giám sát và điều hành công tác
PCCC .................................................................................................................... 26
2.1 Thiết bị thu phát UHF Satellar ..................................................................... 26
2.2 Thiết lập mạng VPN ảo................................................................................ 28
2.3 Gửi dữ liệu qua mạng 3G bằng Module SIM5320 ........................................ 30

2


CHƯƠNG 3 Thiết kế trung tâm điều hành PCCC thời gian thực qua mạng viễn
thông ..................................................................................................................... 32
3.1 Thiết kế thiết bị cảnh báo trung tâm điều hành PCCC .................................. 33
3.1.1 Thiết kế phần cứng trong thiết bị trung tâm điều hành PCCC ................ 34
3.1.2 Thiết kế, cài đặt phần mềm thiết bị trung tâm điều hành PCCC ............ 40
3.2 Thiết kế thiết bị phối ghép với trung tâm hiện có ......................................... 53
3.2.1 Khối nguồn ........................................................................................... 54
3.2.2 Tín hiệu báo cháy từ trung tâm báo cháy hiện có................................... 55
3.2.3 Khối điều khiển..................................................................................... 56
3.2.4 Khối Module SIM 5320 ........................................................................ 56
3.2.5 Hoàn thiện thiết bị phối ghép ................................................................ 58
CHƯƠNG 4 Thực nghiệm và đánh giá .................................................................. 60

4.1 Thực nghiệm ................................................................................................ 60
4.1.1 Thực nghiệm lần 1 ................................................................................ 61
4.1.2 Thực nghiệm lần 2 ................................................................................ 66
4.1.3 Thực nghiệm lần 3 ................................................................................ 74
4.2 Đánh giá ...................................................................................................... 77
KẾT LUẬN ........................................................................................................... 79
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 81
PHỤ LỤC.............................................................................................................. 82

3


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

Từ viết tắt

Tiếng Anh

ASIS

American

Tiếng Việt
Society

for Hiệp hội các nhà sản xuất

Industrial Security

cung cấp dịch vụ bảo vệ Mỹ


LAN

Local Area Network

Mạng nội bộ

NFPA

National

Fire

Protection Hiệp hội an toàn phòng chống

Association
UART

Universal

cháy nổ quốc gia Mỹ
asynchronous Bộ truyền/ nhận dữ liệu không

receiver/transmitter

đồng bộ

UHF

Ultra high frequency


Tần số siêu cao

VPN

Virtual Private Network

Mạng riêng ảo

4


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1 So sánh các hình thức truyền tín hiệu của trung tâm cảnh báo................. 18
Bảng 2.1 Bảng tần số hỗ trợ của các dòng SIM5320. ............................................. 31
Bảng 4.1 Kết quả cảnh báo qua đường truyền UHF lần 1 ...................................... 64
Bảng 4.2 Kết quả cảnh báo qua đường truyền internet lần 1 .................................. 65
Bảng 4.3 Kết quả cảnh báo qua của thiết bị phối ghép lần 1 .................................. 65
Bảng 4.4 Kết quả cảnh báo qua đường truyền UHF lần 2 ...................................... 72
Bảng 4.5 Kết quả cảnh báo qua đường truyền internet lần 2 .................................. 72
Bảng 4.6 Kết quả cảnh báo qua của thiết bị phối ghép lần 2 .................................. 73

5


DANH MỤC ĐỒ THỊ, HÌNH VẼ
Hình 1.1 Sơ đồ mặt bằng trung tâm điều hành phòng cảnh sát PCCC .................... 14
Hình 1.2 Mô hình hoạt động của trung tâm cảnh báo ............................................. 17
Hình 1.3 Các hình thức truyền tín hiệu của trung tâm cảnh báo ............................. 18
Hình 1.4 Giao diện phần mềm cảnh báo khi có báo động....................................... 19

Hình 1.5 Trung tâm chỉ huy - UBQG tìm kiếm cứu nạn......................................... 21
Hình 1.6 Mặt bằng trung tâm chỉ huy - UBQG tìm kiếm cứu nạn .......................... 22
Hình 1.7 Các thiết bị đề xuất trong trung tâm điều hành PCCC ............................. 24
Hình 2.1 Truyền tin giữa hai thiết bị Satellar ......................................................... 27
Hình 2.2 Truyền nhận qua các trạm trung gian ...................................................... 28
Hình 2.3 Mô hình kết nối VPN .............................................................................. 30
Hình 2.4 Module sim 5320 .................................................................................... 31
Hình 3.1 Sơ đồ kết nối trung tâm điều hành PCCC ................................................ 32
Hình 3.2 Sơ đồ chức năng thiết bị cảnh báo trung tâm điều hành .......................... 33
Hình 3.3 Khối nguồn của thiết bị cảnh báo trung tâm điều hành ............................ 35
Hình 3.4 Model drayek vigor2910 NE ................................................................... 36
Hình 3.5 Thiết bị Satelar được lắp đặt trong thiết bị cảnh báo trung tâm điều hành 37
Hình 3.6 Khối xử lý và khối hiển thị...................................................................... 38
Hình 3.7 Mạch rơ le điều khiển khối báo động đèn và còi .................................... 39
Hình 3.8 Bố trí các khối phần cứng bên trong thiết bị cảnh báo trung tâm ............ 39
Hình 3.9 Thiết bị cảnh báo trung tâm điều hành hoàn thiện phần cứng .................. 40
Hình 3.10 Menu "Cấu hình" ................................................................................. 41
Hình 3.11 Menu "Thao tác" ................................................................................... 42
Hình 3.12 Kết quả của thao tác hiển thị lên thanh trạng thái .................................. 42
Hình 3.13 Giao diện phần mềm khi không có và khi có cảnh báo ......................... 43
Hình 3.14 Khối hiển thị thông tin tổng quát và khối giao diện đếm cảnh báo......... 44
Hình 3.15 Khối hiển thị danh sách tòa nhà xảy ra sự cố ........................................ 45
Hình 3.16 Giao diện hiển thị chi tiết một quận....................................................... 45
Hình 3.17 Thuật toán kết nối socket ..................................................................... 47
6


Hình 3.18 Thuật toán tách dữ liệu ......................................................................... 48
Hình 3.19 Cảnh báo tại màn hình chính ................................................................. 49
Hình 3.20 CSDL quận và CSDL tòa nhà .............................................................. 50

Hình 3.21 Liên kết giữa CSDL quận và tòa nhà ..................................................... 51
Hình 3.22 Thuật toán kết nối cổng COM .............................................................. 52
Hình 3.23 Giao diện phần mềm hoàn chỉ ............................................................... 53
Hình 3.24 Giao diện của quận khi có cảnh báo ...................................................... 53
Hình 3.25 Sơ đồ khối thiết bị phối ghép tủ trung tâm ............................................. 54
Hình 3.26 Sơ đồ khối nguồn .................................................................................. 55
Hình 3.27 Sơ đồ nguyên lý phân áp ....................................................................... 55
Hình 3.28 Sơ đồ nguyên lý của khối điều khiển ..................................................... 56
Hình 3.29 Sơ đồ khối mô đun SIM5320 ............................................................... 57
Hình 3.30 Sơ đồ nguyên lý mô đun SIM5320 ....................................................... 58
Hình 3.31 Mô đun SIM 5320 ................................................................................ 58
Hình 3.32 Bố trí các khối phần cứng trong thiết bị phối ghép ................................ 59
Hình 3.33 Thiết bị phối ghép với trung tâm hiện có ............................................... 59
Hình 4.1 Sơ đồ khối hệ thống thực nghiệm lần 1 .................................................. 61
Hình 4.2 Hội trường phòng CS PCCC thị xã Sơn Tây ........................................... 62
Hình 4.3 Lắp đặt thiết bị cảnh báo trung tâm điều hành tại phòng cảnh sát PCCC thị
xã Sơn Tây ............................................................................................................ 63
Hình 4.4 Lắp đặt tủ phân tán tại phòng CS PCCC Sơn Tây ................................... 63
Hình 4.5 Thiết bị cảnh báo trung tâm điều hành báo động khi có tín hiệu cảnh báo
tại buổi thực nghiệm lần thứ nhất........................................................................... 64
Hình 4.6 Lãnh đạo phòng CS PCC Sơn Tây chụp ảnh cùng nhóm nghiên cứu ....... 66
Hình 4.7 Mô hình thực nghiệm lần 2 ..................................................................... 66
Hình 4.8 Trung tâm điều hành PCCC thời gian thực giả lập .................................. 68
Hình 4.9 Lắp đặt tủ phân tán và thiết bị phối ghép tại trung tâm điều hành PCCC . 68
Hình 4.10 Lắp đặt thiết bị cảnh báo trung tâm điều hành và anten định hướng ...... 70
Hình 4.11 Màn hình mở rộng kết nối với thiết bị cảnh báo trung tâm .................... 70
7


Hình 4.12 Hình ảnh truyền về từ trạm mặt đất ....................................................... 71

Hình 4.13 Màn hình hiển thị nhiều vị trí cảnh báo đồng thời ................................. 71
Hình 4.14 Kết nối không ổn định và hình ảnh thu được chất lượng thấp ................ 73
Hình 4.15 Hệ thống được giới thiệu tại hội nghị về PCCC..................................... 74
Hình 4.16 Mô hình thực nghiệm lần 3 ................................................................... 75
Hình 4.17 Màn hình hiển thị các quận có cảnh báo đồng thời ................................ 76
Hình 4.18 Hình ảnh thu được tại trung tâm điều hành khi bắt đầu có cháy ............. 76
Hình 4.19 Hình ảnh thu được tại trung tâm điều hành khi chữa cháy xong ............ 77

8


MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
Công tác phòng cháy chữa cháy (PCCC) đóng một vai trò hết sức quan trọng
trong việc bảo vệ tính mạng và tài sản của mọi gia đình và xã hội. Chỉ cần một phút
lơ là, bất cẩn sẽ để lại hậu quả lớn. Đã có nhiều vụ cháy xảy ra gây thiệt hại nặng nề
về người và tài sản, qua đó đòi hỏi việc nâng cao ý thức PCCC là không thể xem
nhẹ.
Ở Việt Nam, hầu hết các nhà cao tầng và khu vực công cộng đều có hệ thống
báo cháy. Tuy nhiên, các hệ thống này chỉ báo động tại chỗ và phải có người trực
tiếp ở đó. Việc thông báo đến cơ quan cảnh sát PCCC thường rất muộn khi đám
cháy đã lớn làm cho thiệt hại ở mức cao. Đồng thời việc thông báo đến cơ quan
cảnh sát PCCC chỉ thực hiện được bằng cách gọi điện hoặc fax và người thông báo
phải cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết. Điều này cũng làm chậm tiến độ chữa
cháy của các đội cứu hộ. Vì vậy, xây dựng một hệ thống tự động thông báo đến cơ
quan cảnh sát PCCC khi mới có báo động là một việc hết sức cần thiết nhằm đảm
bảo cho công tác chữa cháy và cứu nạn cứu hộ (CNCH) diễn ra được nhanh chóng,
kịp thời, giảm thiểu tối đa thiệt hại mà đám cháy gây ra. Đồng thời, hệ thống này
phải làm việc được với các hệ thống báo cháy trước kia và phục vụ cho công tác
điều hành trong việc chỉ huy chữa cháy và CNCH. Trên cơ sở đó, đề tài "Thiết kế

trung tâm điều hành phòng cháy chữa cháy thời gian thực qua mạng viễn thông"
được tác giả cùng tham gia đề xuất và thực thi khuôn khổ đề tài nghiên cứu khoa
học của Sở KHCN thành phố Hà Nội "Nghiên cứu công nghệ chế tạo hệ thống cảnh
báo tự động và phương tiện hỗ trợ cứu hộ cứu nạn phục vụ phòng cháy chữa cháy
trên địa bàn thành phố Hà Nội" mã số 01C-02/04/2013 -2 do TS. Đỗ Trọng Tuấn
chủ trì.
Lịch sử nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các phòng cảnh sát PCCC nên chắc chắn
các đơn vị chủ quản đã có hồ sơ khi xây dựng cơ sở vật chất cho các phòng này.
9


Nhưng hiện tại, các công việc thông tin, báo cáo tại các phòng đều làm nhân công.
Chưa có một đề tài nào, nghiên cứu nào được công bố về việc tự động hóa công tác
báo cháy và chữa cháy của các phòng cảnh sát PCCC.
Mục đích nghiên cứu của luận văn, đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Nghiên cứu mô hình tổng quan trung tâm điều hành phòng cảnh sát PCCC và
CNCH. Các mô hình trung tâm chỉ huy hiện đại đang có tại Việt Nam.
- Nghiên cứu vai trò mạng viễn thông trong giám sát và điều hành công tác
PCCC.
- Đưa ra mô hình trung tâm điều hành PCCC thời gian thực qua mạng viễn
thông. Thiết kế thiết bị cảnh báo trung tâm điều hành và Thiết bị phối ghép với
trung tâm hiện có.
- Thực nghiệm đánh giá tính hiệu quả của sản phẩm.
Tóm tắt cơ bản và đóng góp mới của tác giả
Nội dung đề tài cần giải quyết các vấn đề:
- Nghiên cứu khái quát về mô hình trung tâm điều hành PCCC.
- Vai trò mạng viễn thông trong giám sát và điều hành công tác PCCC
- Thiết kế trung tâm điều hành phòng cháy chữa cháy thời gian thực qua mạng
viễn thông.

- Thiết kế thiết bị kết nối giữa trung tâm báo cháy cũ và trung tâm điều hành
mới xây dựng.
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu xuất phát từ các yêu cầu thực tiễn, tham khảo các mô
hình thực tế, các tiêu chuẩn liên quan NFPA và TCVN. Và với những yêu cầu cụ
thể từ đề tài Nghiên cứu khoa học của Sở KHCN thành phố Hà Nội, tác giả đã xác
định những yêu cầu cụ thể cần thực hiện để thiết kế trung tâm điều hành phòng cháy
chữa cháy thời gian thực qua mạng viễn thông nhằm hoàn thành các yêu cầu đặt ra.
Tôi xin chân thành cảm ơn TS Đỗ Trọng Tuấn, các thầy giáo trong Viện
Điện tử - Viễn thông trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, các thành viên trong Lab
bộ môn điện tử hàng không vũ trụ đã giúp đỡ tôi hoàn thành nội dung luận văn này.
10


CHƯƠNG 1 Khái quát mô hình trung tâm điều hành phòng cháy chữa cháy
1.1 Khái quát công tác PCCC thành phố Hà Nội
Ở Việt Nam, công tác PCCC và CHCN là trách nhiệm, nghĩa vụ của mọi cá
nhân, mọi tổ chức, nhưng đơn vị quản lý và điều hành là Cục cảnh sát Phòng cháy
chữa cháy và cứu nạn cứu hộ (PCCC & CNCH). Hiện nay, Cục cảnh sát PCCC &
CNCH có 8 Sở cảnh sát và 55 Phòng cảnh sát trực thuộc [1] trợ giúp việc điều hành
của cục. Phòng Cảnh sát PCCC & CNCH là đơn vị trực tiếp quản lý các hoạt động
về PCCC của tất cả các cơ quan hành chính sự nghiệp, đơn vị sản xuất kinh doanh,
… trong địa bàn được giao.
Trong vài năm trở lại đây, tốc độ đô thị hóa tăng nhanh số lượng nhà cao tầng
trong địa bàn các thành phố lớn cũng tăng lên nhanh. Điều này làm cho việc đảm
bảo an toàn phòng cháy và chữa cháy cho các toà nhà cao tầng là một chủ đề quan
trọng. Số vụ cháy nổ, đặc biệt ở các thành phố lớn đang có xu hướng giảm dần.
Trong 6 tháng đầu năm 2013, Hà Nội xảy ra 75 vụ cháy, 1 vụ nổ làm chết 3 người,
làm bị thương 11 người, thiệt hại ước tính khoảng 16 tỷ đồng, con số này so với
cùng kỳ năm 2012 đã giảm 59 vụ, 5 người chết và 2 người bị thương. Có thể thấy

được sự nguy hiểm của các vụ cháy nổ khi nó xảy ra đe dọa nghiêm trọng tới người
và tài sản dù công tác chữa cháy có được tiến hành kịp thời hay không. Vì vậy, vấn
đề đặt ra cho việc bảo vệ con người và tài sản trước những vụ hỏa hoạn là công tác
giám sát, cảnh báo và phòng cháy.
1.2 Mô hình tổng quan của trung tâm điều hành PCCC
1.2.1 Mô hình kỹ thuật trung tâm điều hành PCCC
Hầu hết các trung tâm điều hành PCCC trực thuộc phòng cảnh sát PCCC và
CNCH đều có trang thiết bị cơ bản. Ngoài những trang thiết bị hiện đại được trang
bị để phục vụ công tác PCCC và CNCH như xe chữa cháy, xe cứu hộ, quần áo
chống cháy thì đa số các trung tâm điều hành phòng cháy chữa cháy chỉ được cung
cấp các thiết bị sau:
-

Phòng làm việc: trang bị cơ bản phải có.

-

Bàn làm việc: trang bị cơ bản cần có để cán bộ trực ban làm việc.
11


-

Điện thoại để bàn: nhận cuộc gọi thông báo đám cháy

-

Bộ đàm: Kênh thông tin liên lạc giữa trung tâm điều hành với các đội chữa
cháy cứu hộ, giữa các thành viên trong cùng một đội với nhau.


-

Bản đồ giấy: Bản đồ địa phương.

-

Máy fax và máy tính: gần như không có
Các trang thiết bị tại trung tâm điều hành phòng cháy chữa cháy rất đươn giản

và hầu hết là phải có nhân công thực hiện ở tất cả các thao tác. Việc này không
mang lại hiệu quả cao trong công việc nhất là đối với một công việc đặc thù như
PCCC.
1.2.2 Mô hình quản lý trung tâm điều hành PCCC
Trong giờ làm việc, tại trung tâm điều hành PCCC ít nhất có hai cán bộ
thường trực. Một cán bộ là chỉ huy cấp đội giải quyết các công việc theo chức năng
như nhận thông tin báo cháy, tiếp công dân, nắm bắt tình hình quân số, lực lượng
phương tiện. Một cán bộ thuộc đội nghiệp vụ để tiếp nhận thông tin báo cháy, cứu
nạn cứu hộ qua các kênh thông tin như điện thoại, bộ đàm.
Khi có cuộc gọi báo cháy, cán bộ trực ban phải ghi được các thông tin sau:
- Họ tên, địa chỉ (hoặc số điện thoại người gọi)
- Cháy ở đâu (địa chỉ nơi xảy ra cháy, đường đến đám cháy)
- Cháy cái gì? (chất cháy)
- Mức độ cháy (to, nhỏ)
- Đã xử lý ra sao?
Sau khi có được thông tin, cán bộ trực ban báo đơn vị xuất xe, lực lượng,
phương tiện tham gia chữa cháy. Tại đơn vị, Lãnh đạo phòng là người cao nhất có
quyền ra quyết định điều động lực lượng và phương tiện tham gia chữa cháy và
CNCH. Nếu trong đám cháy có sự tham gia của nhiều lực lượng công an, chỉ huy là
ban giám đốc công an tỉnh. Nếu có sự tham gia của quân đội, chủ tịch Ủy ban nhân
dân tỉnh là người chỉ huy. Nếu có nhiều phòng cảnh sát PCCC và CNCH, sở cảnh

sát PCCC và CNCH của các tỉnh tham gia thì người ra quyết định chỉ huy là cục
trưởng Cục cảnh sát PCCC và CNCH.
12


Mô hình quản lý tại các trung tâm điều hành PCCC hết sức chặt chẽ. Tuy
nhiên khi có báo cháy, thông tin người báo cần cung cấp khá nhiều và đôi khi chưa
chắc người báo đã biết là cháy cái gì mà chỉ biết là có cháy. Thủ tục phải khai tên,
tuổi, địa chỉ, số điện thoại cũng àm chậm quá trình chữa cháy. Việc này có thể được
đồng bộ và khai trước nếu có đủ thiết bị và công nghệ được áp dụng, làm giảm thời
gian trong quá trình cấp thông tin.
1.3 Một số mô hình trung tâm điều hành PCCC và CHCN
Để đề tài có tính thực tiễn cao và được áp dụng trực tiếp vào thực tế. Tác giả
đã nghiên cứu, tìm hiểu thực tế tại một số phòng cảnh sát PCCC, trung tâm cảnh
báo của công ty bảo vệ chuyên nghiệp với hơn 20 năm kinh nghiệm, trung tâm chỉ
huy của Ủy ban quốc gia tìm kiếm cứu nạn.
1.3.1 Phòng cảnh sát PCCC và CNCH Công an tỉnh Phú Thọ
Phòng cảnh sát PCCC và CNCH công an tỉnh Phú Thọ đặt trụ sở tại phường
Nông Trang thành phố Việt Trì tỉnh Phú Thọ, gồm 3 đội được bố trí tại phường
Nông Trang và Phường Thọ Sơn (thành phố Việt Trì) và thị xã Phú Thọ.
Trung tâm điều hành đặt tại trụ sở phường Nông Trang, số điện thoại khẩn
0210114. Cơ sở vật chất của phòng gồm:
- 16 xe chữa cháy
- 1 xe thang 32m
- Điện thoại cố định: 4line
- Máy fax: 1 máy
- Bộ đàm: phủ sóng rộng do sử dụng chung cột thu phát của công an tỉnh.
- Bản đồ tỉnh Phú Thọ và Bản đồ các phường trong khu vự phụ trách.

13



Hình 1.1 Sơ đồ mặt bằng trung tâm điều hành phòng cảnh sát PCCC
công an tỉnh Phú Thọ
Trung tâm điều hành của phòng cảnh sát PCCC và CNCH công an tỉnh Phú
Thọ sơ đồ mặt bằng như hình 1.1. Trong đó, giữa phòng gần cửa vào ra nhất là
bàn họp lớn (số 1 trong hình). Trên bàn họp để khá nhiều bản đồ của các phường
xã liên quan. Bàn họp này là nơi để cán bộ chiến sỹ trao đổi ra phương án chỉ huy
mỗi khi có sự việc. Ngoài bàn họp, trung tâm có hai bàn làm việc kê vuông góc
nhau ở góc phòng (số 2 trong hình). Bàn họp là nơi để các chiến sỹ ngồi làm việc
trong phiên trực của mình. Trên bàn làm việc có máy fax (số 3 trong hình) và
máy điện thoại cố định (số 4 trong hình). Ngoài ra, trong phòng còn có hệ thống
bộ đàm (số 5 trong hình) và bản đồ toàn tỉnh Phú Thọ được treo trên tường (số 6
trong hình).
Về thông tin liên lạc bằng bộ đàm của cảnh sát PCCC và CNCH công an tỉnh
Phú Thọ có 2 kênh chung cho toàn tỉnh: một kênh do Cục Cảnh sát PCCC và
CNCH cấp, kênh còn lại do Công an tỉnh Phú Thọ cấp. Do anten thu phát của hệ
thống bộ đàm được lắp trên cột anten công an tỉnh nên sóng bộ đàm rất khỏe. Bọ
đàm được sử dụng để thông tin giữa trung tâm điều hành với các xe và giữa các
thành viên trên xe để phối hợp thao tác khi xử lý vụ việc.
Trong một ca trực, tại phòng cảnh sát PCCC và CNCH công an tỉnh Phú Thọ
có một chỉ huy cấp đội trực ban tại phòng này và giải quyết các nhiệm vụ theo
chức năng được phân công như: tiếp nhận thông tin báo cháy, tiếp công dân …
14


Ngoài ra có hai cán bộ thuộc đội nghiệp vụ trực hai ca trong ngày để tiếp nhận
thông tin trong đó có thông tin báo cháy, thông tin CNCH trên địa bàn thông qua
hệ thống thông tin liên lạc gồm: hệ thống bộ đàm nội bộ của cảnh sát PCCC, hệ
thống bộ đàm của công an tỉnh Phú Thọ, điện thoại nội bộ, điện thoại của bưu

điện. Số điện thoại tiếp nhận thông tin báo cháy là 114.
Khi có cuộc gọi báo cháy đến, người đầu tiên tiếp nhận thông tin là chiến sỹ
thường trực. Chiến sỹ này phải ghi đầy đủ các thông tin sau vào sổ: [2]
- Họ tên, địa chỉ (hoặc số điện thoại người gọi)
- Cháy ở đâu (địa chỉ nơi xảy ra cháy, đường đến đám cháy)
- Cháy cái gì? (chất cháy)
- Mức độ cháy (to, nhỏ)
- Đã xử lý ra sao?
Sau khi tiếp nhận tin báo, cán bộ trực ban xử lý như sau:
- Cháy trong địa bàn thành phố Việt Trì báo động toàn đơn vị xuất xe, lực
lượng tham gia chữa cháy sau đó báo cáo lãnh đạo phòng trực xin chỉ đạo. Tất cả
lực lượng phương tiện tham gia chữa cháy duy trì liên lạc qua hệ thống bộ đàm
của đơn vị. Chỉ huy điều hành chiến thuật, lực lượng phương tiện tham gia chữa
cháy, cứu nạn, cứu hộ qua hệ thống bộ đàm này (trang bị theo cơ số trên xe chữa
cháy báo gồm các bộ đàm cầm tay).
- Cháy trên địa bàn huyện thành thị: báo cáo lãnh đạo phòng trực trong ngày,
tuỳ theo tình hình thực tế lãnh đạo phòng quyết định xuất xe đi chữa cháy hoặc
thông tin cho các đơn vị khác gần đó ứng cứu (Đội Cảnh sát PCCC và CNCH thị
xã Phú Thọ, Đội chữa cháy tổng công ty giấy Việt Nam, Đội chữa cháy Công ty
TNHH MTV hoá chất 21 – Bộ QP…)
Sau khi kết thúc một sự việc: chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ, đơn vị thu hồi lực
lượng phương tiện, kiểm tra lại các phương tiện chữa cháy, thông tin liên lạc, lập
biên bản vụ việc. Về đơn vị, toàn bộ cán bộ chiến sỹ họp để báo cáo công tác xử
lý cũng như hướng khắc phục, rút kinh nghiệm cho các sự việc lần sau.

15


Như vậy, phòng cảnh sát PCCC và CNCH công an tỉnh Phú Thọ chỉ nhận
thông tin báo cháy qua các kênh nội bộ trong ngành hoặc điện thoại với các cá

nhân, tổ chức ngoài ngành. Việc này có nghĩa là phải con người nhìn thấy đám
cháy không thể tự dập tắt được mới thông báo đến cảnh sát PCCC, đồng nghĩa
với việc đám cháy đã có thiệt hại lớn và cảnh sát PCCC chỉ đến để hạn chế thiệt
hại của vụ cháy mà không cứu được đám cháy từ đầu.
1.3.2 Trung tâm cảnh báo T&T

Công ty T&T là công ty cung cấp thiết bị và dịch vụ bảo vệ, an toàn phòng
cháy - chữa cháy hàng đầu Việt Nam. Với hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh
vực thiết kế, cung cấp các hệ thống an ninh điện tử, phòng cháy chữa cháy, dịch
vụ bảo vệ, có thể nói đây là một trong những công ty đầu tiên tại Việt Nam tham
gia vào hoạt động PCCC. Công ty là đối tác quan trọng của các phòng cảnh sát
PCCC tại Việt Nam tham gia vào quá trình cung cấp, huấn luyện, chuyển giao
phương tiện PCCC mới cho các đơn vị. Đến năm 1998, công ty gia nhập Hiệp
hội các nhà sản xuất cung cấp dịch vụ bảo vệ Mỹ (ASIS) và Hiệp hội an toàn
phòng chống cháy nổ quốc gia Mỹ (NFPA).
Năm 1999, công ty thành lập Trung tâm theo dõi cảnh báo từ xa đầu tiên tại
Việt Nam (sau đây gọi tắt là trung tâm cảnh báo T&T). Trung tâm này dựa trên
mô hình của các công ty tại Mỹ và Canada, có điều chỉnh phù hợp để áp dụng tại
Việt Nam. Công ty có dịch vụ cảnh báo từ xa để phục phụ nhu cầu của tất cả các
tổ chức, cá nhân tại Việt Nam theo tiêu chuẩn Mỹ.
Dịch vụ theo dõi cảnh báo từ xa là mô hình bảo vệ, hoạt động trên nguyên
tắc kết hợp sáng tạo giữa các thiết bị báo động hiện đại và sự tiếp ứng kịp thời
của các lực lượng phản ứng nhanh để phát hiện và ngăn chặn các rủi ro do trộm
cắp, đột nhập hoặc hỏa hoạn gây ra và được sự hỗ trợ kịp thời khi có các yêu cầu
khẩn cấp. Nền tảng của dịch vụ này là xây dựng được trung tâm cảnh báo để tiếp
nhận và xử lý các tín hiệu cảnh báo cũng như điều hành các hoạt động liên quan.
Mô hình hoạt động của trung tâm cảnh báo được thể hiện trong hình 1.2

16



Hình 1.2 Mô hình hoạt động của trung tâm cảnh báo
Trong mô hình hoạt động của trung tâm cảnh báo có các khối sau:
- Khối trung tâm cảnh báo: là trung tâm có chức năng giám sát, tiếp nhận và
xử lý các tín hiệu cảnh báo (báo cháy, nổ, báo động, báo trợ giúp khẩn
cấp…) phát ra từ thuê bao. Điều phối mọi hoạt động liên quan đến việc bảo
vệ an ninh cho người sử dụng.
- Khối thiết bị cảnh báo: là các thiết bị được lắp đặt tại vị trí người sử dụng
yêu cầu, có chức năng phát tín hiệu cảnh báo và truyền tín hiệu này đến khối
thu phát tín hiệu cảnh báo khi có sự cố.
- Khối thu phát tín hiệu cảnh báo: là thiết bị thu phát được lắp đặt tại vị trí
người sử dụng, có chức năng thu nhận tín hiệu cảnh báo từ các thiết bị cảnh
báo và truyền về khối trung tâm cảnh báo.
Việc truyền tín hiệu cảnh báo từ vị trí người sử dụng đến trung tâm cảnh báo
có thể được thực hiện bằng một trong ba cách sau:
- Kết nối mạng vô tuyến: Tất cả các tín hiệu báo động tại sẽ truyền về trung
tâm cảnh báo bằng sóng vô tuyến hai chiều thông qua bộ thu phát sóng vô
tuyến được lắp đặt tại vị trí người sử dụng. Kết nối mạng vô tuyến mới chỉ
cung cấp cho một số quận trong khu vực thành phố Hồ Chí Minh.
- Kết nối qua mạng internet: Tất cả các tín hiệu báo động sẽ truyền về trung
tâm cảnh báo bằng đường truyền internet thông qua tủ điều khiển trung tâm
kết nối với card giao tiếp internet. Kết nối này cung cấp được cho tất cả các
khách hàng trong phạm vi toàn quốc có kết nối internet.
17


- Kết nối qua đường dây điện thoại: Tất cả các tín hiệu báo động sẽ truyền về
trung tâm cảnh báo bằng đường dây điện thoại. Loại kết nối này cung cấp
được cho các khách hàng trên phạm vi cả nước sử dụng điện thoại bàn có
dây.


Hình 1.3 Các hình thức truyền tín hiệu của trung tâm cảnh báo
Bảng 1.1 So sánh các hình thức truyền tín hiệu của trung tâm cảnh báo

TT

1
2
3

Hình thức kết
nối
Qua

Thời gian truyền
tín hiệu về trung
tâm cảnh báo

mạng



tuyến hai chiều

1 – 3 giây

thoại

line


điện

Điều kiện kết

cung cấp

nối

Hồ Chí Minh

Qua mạng Internet 5 – 6 giây
Qua

Phạm vi

Cả nước

15 – 20 giây

Cả nước

18

trong phạm vi
TP.HCM


kết

nối


Internet
sử

dụng

điện

thoại bàn có dây


Theo yêu cầu và điều kiện của người sử dụng dịch vụ, mỗi khi có cảnh báo
trung tâm cảnh báo sẽ có phản ứng tương thích. Khi có tín hiệu báo động, tại
trung tâm cảnh báo sẽ biết được các thông tin sau:
- Thông tin nơi bảo vệ: tên, địa chỉ, số điện thoại liên hệ,…
- Khu vực phát ra tín hiệu báo động: Hiển thị cụ thể bản đồ khu vực và vị trí
phát ra tín hiệu báo động
- Loại tín hiệu báo động: Báo động đột nhập, báo cháy, hỗ trợ khẩn cấp,…
- Sơ đồ đường đi: Bản đồ đường đi từ Trung tâm cảnh báo, Cảnh sát 113,
Công an phường, Cảnh sát PCCC đến khu vực cần bảo vệ.

Hình 1.4 Giao diện phần mềm cảnh báo khi có báo động
Trung tâm cảnh báo T&T đã nhận tín hiệu cảnh báo một cách tự động do có
quy ước với khách hàng. Điều này rất quan trọng vì giúp phát hiện sớm và ngăn
chặn các sự việc có khả năng gây ra thiệt hại lớn. Tuy nhiên, với cùng một thiết
bị thu phát tín hiệu cảnh báo chỉ có thể gửi thông tin cảnh báo về trung tâm cảnh
báo bằng một hình thức kết nối, không có đường kết nối dự phòng cho thiết bị
đó. Phần mềm cảnh báo tại trung tâm cảnh báo còn đơn giản, chưa có các thiết bị
để báo động khi không có nhân viên tại đó, không có hệ thống để trợ giúp công
tác CNCH và chỉ huy điều hành. Trung tâm báo động và thiết bị truyền tin phải

đồng bộ với thiết bị tại trung tâm cảnh báo nên không thể tích hợp với hệ thống
19


cảnh báo của các hãng khác. Nên với khách hàng đã sử dụng thiết bị không phải
của hãng cung cấp sẽ rất lãng phí khi sử dụng dịch vụ của trung tâm cảnh báo.
1.3.3 Trung tâm chỉ huy - Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn

Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm cứu nạn (UBQG) là tổ chức phối hợp liên ngành,
có chức năng giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, tổ chức phối hợp thực hiện
công tác tìm kiếm cứu nạn trong phạm vi cả nước và hợp tác khu vực, quốc tế;
trực tiếp chỉ đạo Ban Chỉ đạo Tìm kiếm Cứu nạn của các Bộ, ngành, địa phương
và các đơn vị chuyên trách, kiêm nhiệm thực hiện công tác tìm kiếm cứu nạn
theo quy định của pháp luật. Bộ Quốc phòng là cơ quan thường trực của Ủy ban
Quốc gia tìm kiếm cứu nạn, có trách nhiệm bảo đảm các điều kiện hoạt động của
Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm cứu nạn và sử dụng bộ máy của mình để tổ chức thực
hiện nhiệm vụ của Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn. [3]
Trong vụ việc máy bay mang số hiệu MH370 của hãng hàng không Malaysia
Airline mất tích. Ban đầu các bên liên quan nghi ngờ nó bị rơi xuống biển, gần
lãnh thổ của Việt Nam, UBQG tìm kiếm cứu nạn Việt Nam đã nhanh chóng
thành lập trung tâm chỉ huy và đưa phương tiện ra tìm kiếm, cứu nạn cứu hộ.
Suốt thời gian đó, trung tâm chỉ huy thuộc văn phòng UBQG tìm kiếm cứu nạn
hoạt động liên tục, bất kể ngày đêm. Đây được coi là một trung tâm chỉ huy điều
hành hiện đại nhất lúc bây giờ do hầu hết các thiết bị và phương tiện đều được
huy động tối đa để thực hiện mục tiêu tìm kiếm. Công tác thông tin được thực
hiện liên tục bất kể ngày đêm. Vào lúc cao điểm của công tác tìm kiếm cứu nạn
vụ máy bay MH370, trung tâm chỉ huy có hơn 30 nhân viên làm việc cho dù nó
được thiết kế để cho hơn 10 người làm việc.

20



Hình 1.5 Trung tâm chỉ huy - UBQG tìm kiếm cứu nạn.
Vào thời điểm được cho là có trang bị tốt nhất, trung tâm chỉ huy - UBQG
tìm kiếm cứu nạn được trang bị các thiết bị sau:
- 07 bộ máy tính có kết nối internet và cài đặt phần mềm chuyên dụng.
- 02 bộ máy fax để fax đi và nhận fax đến. đặt tại bàn làm việc.
- 02 máy in: in giấy tờ. đặt trên bàn làm việc.
- 01 hệ thống bộ đàm công suất lớn, có chuyển tiếp: liên lạc trực tiếp với các
tàu đang tham gia tìm kiếm cứu nạn trên biển.
- 03 màn hình hiển thị treo trên tường. Hiển thị thông tin tìm kiếm cứu nạn.
- 01 máy chiếu
- 01 bàn họp lớn: trên bàn có rất nhiều bản đồ giấy.
Mặt bằng bố trí trung tâm chỉ huy - UBQG tìm kiếm cứu nạn được thể hiện
trong hình 1.6.

21


Hình 1.6 Mặt bằng trung tâm chỉ huy - UBQG tìm kiếm cứu nạn
Tại trung tâm chỉ huy - UBQG tìm kiếm cứu nạn có một bàn họp lớn (số 1
trong hình), trên mặt bàn có rất nhiều bản đồ giấy (số 9 trong hình). Bàn họp này
để các đồng chí bàn bạc, họp hành khi có công việc cần thảo luận hoặc để họp
với các ban ngành khác. Trên trần bàn họp lớn có một máy chiếu (số 8 trong
hình) để phục vụ các cuộc họp. Trung tâm có hai bàn làm việc (số 2 trong hình),
một bàn làm việc tập thể có 6 máy tính nối mạng internet ( số 4 trong hình), 2
máy fax để fax đi và nhận fax đến (số 5 trong hình), 2 máy in (số 6 trong hình),
10 máy điện thoại bàn có dây (số 7 trong hình). Ngoài ra, trung tâm chỉ huy UBQG tìm kiếm cứu nạn có hệ thống bộ đàm công suất lớn, có khả năng chuyển
mạch để trao đổi thông tin trực tiếp với các tàu tìm kiếm cứu nạn ngoài biển. Hai
bên tường của trung tâm (A và B trong hình 1.6) lắp đặt các thiết bị hiển thị

thông tin. Bên A treo bảng công tác (số 10 trong hình), trên bảng công tác có 2
màn hình LCD (số 11 trong hình) hiển thị thông tin tìm kiếm cứu nạn được đưa
lên từ máy tính có phần mềm chuyên dụng. Bên tường B treo một bản đồ Việt
Nam bằng giấy khổ lớn (số 12 trong hình 1.6), phía trước là lớp kính có khả năng
viết luôn lên mặt kính.
Trung tâm chỉ huy - UBQG tìm kiếm cứu nạn được trang bị các thiết bị hiện
đại, đắt tiền. Các vấn đề về truyền thông luôn được ưu tiên. Nhưng khâu thông
22


tin cảnh báo ban đầu cũng chưa được tự động mà vẫn phải thông qua một tổ chức
hoặc cá nhân thông báo đến. Việc này làm giảm tính tức thời trong công tác tìm
kiếm cứu nạn, đôi khi nó gây ra thiệt hại to lớn.
1.4 Trung tâm điều hành PCCC thời gian thực qua mạng viễn thông
Từ các yêu cầu thực tế trên, vấn đề đặt ra phải xây dựng một trung tâm điều
hành PCCC thời gian thực qua mạng viễn thông. Trung tâm này phải được kết
nối tự động đến các trung tâm báo cháy của các đơn vị quản lý. Khi mới có cảnh
báo cháy, trung tâm đã nhận được thông tin cảnh báo. Khi đó chiến sỹ trực ban
tiến hành xác minh và chuẩn bị phương án chữa cháy, CNCH kịp thời. Đồng thời
trung tâm điều hành PCCC thời gian thực qua mạng viễn thông phải kế thừa cơ
sở vật chất, trang thiết bị trong phòng trực ban của cảnh sát PCCC. Do đó, trung
tâm điều hành PCCC thời gian thực qua mạng viễn thông được đề xuất có các
thiết bị sau:
- 01 phòng làm việc: nơi đặt các thiết bị của trung tâm. Phòng này chính là
phòng trực ban hiện tại của các phòng cảnh sát PCCC.
- Bàn làm việc nhân viên: ít nhất 01 bàn. Đây là chỗ ngồi làm việc của các
chiến sỹ trực ban, theo dõi và tiếp nhận thông tin báo cháy, cứu hộ. Thiết bị
này cũng đã có tại các phòng trực ban hiện nay.
- Bàn họp: nơi giao ban, trao đổi kế hoạch của cán bộ chiến sỹ trong trung
tâm. Bàn họp cũng thường có sẵn ở tất cả các phòng trực ban hiện nay.

- Máy điện thoại cố định, máy fax: phục vụ công tác tiếp nhận cảnh báo cháy
ở những nơi chưa có hệ thống tự động. Máy điện thoại và máy fax luôn có
sẵn trong phòng trực ban của phòng cảnh sát PCCC.
- Bộ đàm: phương tiện liên lạc giữa cán bộ, chiến sỹ tại trung tâm và các đội
PCCC và CNCH khi thực hiện nhiệm vụ. Bộ đàm là thiết bị có sẵn ở tất cả
các phòng cảnh sát PCCC hiện nay.
- Bản đồ giấy: bản đồ của các địa phương mình quản lý về phương diện
PCCC. Bản đồ này rất có ích và luôn sẵn có tại phòng cảnh sát PCCC.

23


×