Tải bản đầy đủ (.pdf) (53 trang)

Nghiên cứu xác định tính chất của các chất thải rắn và nước thải từ dây chuyển sản xuất bột giấy tẩy trắng của công ty cổ phần giấy an hòa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.03 MB, 53 trang )

Đỗ Huy Giang

Luận văn Thạc sỹ Kỹ thuật Hóa học

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Viện đào tạo Sau đại học, Viện Kỹ
thuật Hóa học và các Qúy Phòng ban chức năng Trường Đại học Bách khoa Hà Nội;
Ban Giám hiệu, các Thầy Cô giáo của trường Cao Đẳng nghề Công nghệ Giấy và Cơ
điện, đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và hoàn thành khóa
học.
Tôi xin chân thành cám ơn các Thầy Cô giáo Viện Kỹ thuật Hóa học đã trang bị
những kiến thức thiết thực để tôi hoàn thành chương trình đào tạo, đồng thời hoàn
thành Luận văn này.
Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc của mình tới thầy giáo TS.Lê Quang
Diễn, người đã trực tiếp hướng dẫn và luôn tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình
nghiên cứu và thực hiện Luận văn.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến ban lãnh đạo Công ty cổ phần Giấy An Hòa và
Trung tâm Quan trắc và Bảo vệ Môi trường - S Tài nguyên và Môi trường Phú Thọ
đã hỗ trợ kinh phí và tạo điều kiện thuận lợi để tôi có được những thông tin, tài liệu,
khảo sát thực địa phục vụ cho việc hoàn thành Luận văn thạc sỹ kỹ thuật này.
Xin gửi lời cảm ơn tới Gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã kích lệ và giúp đỡ
động viên và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành khóa
học.
Hà Nội, ngày tháng 8 năm 2015
Tác giả

Đỗ Huy Giang


Đỗ Huy Giang


Luận văn Thạc sỹ Kỹ thuật Hóa học

LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan tất cả các số liệu nghiên cứu của đề tài là hoàn toàn trung thực.
Các thực nghiệm được tiến hành một cách nghiêm túc trong quá trình nghiên cứu,
không có sự sao chép từ bất kỳ tài liệu khoa học nào, các tư liệu tham khảo đều được
sự đồng ý của các đồng tác giả.
Hà Nội, ngày tháng 8 năm 2015
Tác giả luận văn

Đỗ Huy Giang


Đỗ Huy Giang

Luận văn Thạc sỹ Kỹ thuật Hóa học

MỤC LỤC
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH
CÁC CHỮ VIẾT TẮT
MỞ ĐẦU: ……………………………………………………..……………...............1
CHƢƠNG I. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.............................................3
1.1. Khái quát quá trình sản xuất bột giấy sunfat........... ……………..……...………...3
1.2. Đặc tính nước thải sản xuất bột giấy.......................................................................5
1.2.1. Khu vực chuẩn bị nguyên liệu gỗ.........................................................................8
1.2.2. Khu vực nấu, rửa, sàng chọn, làm sạch và tẩy trắng bột giấy .............................8
1.3. Khái quát dây chuyền sản xuất bột giấy sunfat tẩy trắng của Công ty cổ phần Giấy
An Hòa…………………………………………………………………………….…18

CHƢƠNG II. VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..........................21
2.1. Vật liệu………………………………………………………………… ....…….21
2.2. Phương pháp lấy mẫu chất thải rắn……………………………………...… …..21
2.3. Phương pháp lấy mẫu nước thải……………………………………....…… …..22
2.4. Phương pháp. Phán xét của chuyên gia, thống kê………………………...… ……22
2.5. Các phương pháp phân tích tính chất của chất thải rắn (chứa xơ sợi) …...…..…22
2.5.1. Xác định độ ẩm .......................................................................................... ......22
2.5.2. Xác định độ tro bằng phương pháp đốt..................................................... .......23
2.5.3. Xác định hàm lượng các chất tan trong nước lạnh................................... . .......24
2.5.4. Xác định hàm lượng xenlulozơ theo phương pháp Kurshner….........… ....….25
2.5.5. Xác định hàm lượng lignin theo phương pháp biến tính Komarov......... .. .......25
2.5.6. Xác định hàm lượng các chất tan trong dung dịch NaOH 1%..................... ......26
2.6. Các phương pháp phân tích tính chất nước thải....................................................26
CHƢƠNG III. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN……………………....……………..…28
3.1. Nghiên cứu xác định các nguồn phát thải từ dây chuyền sản xuất bột giấy .....…28
3.1.1. Công đoạn chuẩn bị nguyên liệu gỗ……………………..………………… ....28


Đỗ Huy Giang

Luận văn Thạc sỹ Kỹ thuật Hóa học

3.1.2. Công đoạn nấu bột………………………………………………...………. ….30
3.1.3. Công đoạn sàng chọn bột……………………………...………………… ……30
3.1.4. Công đoạn rửa bột giấy ………………………………….………................….31
3.1.5. Công đoạn tách loại lignin bằng oxi...................................................................31
3.1.6. Công đoạn tẩy trắng bột......................................................................................32
3.1.7. Công đoạn sàng chọn và làm sạch bột tẩy trắng.................................................32
3.1.8. Công đoạn xeo tấm bột.......................................................................................33
3.1.9. Phân xưởng thu hồi hóa chất..............................................................................33

3.2. Phân tích tính chất của chất thải ...........................................................................33
3.2.1. Tính chất của chất thải rắn..................................................................................33
3.2.2. Tính chất của nước thải……………………………………….…………… ....35
3.3. Đánh giá, đề xuất các giải pháp tận dụng và xử lý chất thải rắn và nước thải…..38
3.3.1. Đối với chất thải rắn…………………………………………………….… ….38
3.3.2. Đối với nước thải…………………………………………….…………… …..39
3.3.3. Một số giải pháp giảm thiểu chất thải……………………………...…………..39
KẾT LUẬN..................................................................................................................41
TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………………………..42
PHỤ LỤC....................................................................................................................44
Hình ảnh thực tế và thực nghiệm..............................................................................44


Đỗ Huy Giang

Luận văn Thạc sỹ Kỹ thuật Hóa học

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Tính chất của nước thải sản xuất bột giấy sunfat [13].................................11
Bảng 1.1. Tính chất của nước thải sản xuất bột giấy sunfat (tiếp theo).......................12
Bảng 1.2. Các hợp chất thấp phân tử của dịch đen thải nấu và tẩy trắng bột giấy
sunfat.............................................................................................................................14
Bảng 1.3. Tính chất nước thải của các công đoạn sản xuất khác nhau ........................16
Bảng 1.3. Tính chất nước thải của các công đoạn sản xuất khác nhau (tiếp)...............17
Bảng 3.1. Lượng phát thải từ công đoạn chuẩn bị nguyên liệu gỗ…………….….....29
Bảng 3.2. Tính chất của chất thải rắn .........................................................................33
Bảng 3.2. Tính chất của chất thải rắn .........................................................................34
Bảng 3.3. Lưu lượng và tính chất của nước thải…………………………………….36
Bảng 3.3. Lưu lượng và tính chất của nước thải…………………………………….37
Hình 3.4. Sơ đồ thu gom nước thải từ dây chuyền sản xuất bột giấy tẩy trắng……..38



Đỗ Huy Giang

Luận văn Thạc sỹ Kỹ thuật Hóa học

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Sơ đồ khối dây chuyền sản xuất bột giấy sunfat của Công ty cổ phần Giấy
An Hòa …………………………………………………………………….................19
Hình 3.1: Sơ đồ khối các công đoạn sản xuất bột giấy sunfat tẩy trắng………...……28
Hình 3.2: Hệ thống nấu bột sunfat liên tục ………………………….………….……30
Hình 3.3: Sàng chọn bột sau nấu .................................................................................31
Hình 3.4. Sơ đồ thu gom nước thải từ dây chuyền sản xuất bột giấy tẩy trắng………37


Đỗ Huy Giang

Luận văn Thạc sỹ Kỹ thuật Hóa học

CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BOD

Nhu cầu oxy sinh hóa

BTNMT

Bộ Tài nguyên môi trường

BYT


Bộ Y tế

CP

Cổ phần

COD

Nhu cầu oxy hóa học

KPHĐ

Không phát hiện được

PCCC

Phòng cháy chữa cháy

QCVN

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia



Quyết định

TC

Tiêu chuẩn


TCCP

Tiêu chẩn cho phép

TSS

Tổng chất rắn lơ lửng


Đỗ Huy Giang

Luận văn Thạc sỹ Kỹ thuật Hóa học

MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây, kinh tế xã hội của nước ta có nhiều đổi mới, với
mức tăng trưởng kinh tế đều, kèm theo chất lượng sống của người dân luôn được cải
thiện và nâng lên, do vậy nhu cầu của người tiêu dùng cũng tăng lên.
Giấy là một trong nhiều sản phẩm công nghiệp, tiêu dùng cần thiết đối với
công nghiệp và trong đời sống. Với nhu cầu ngày một tăng, kể cả về số lượng, chủng
loại, lẫn chất lượng, những năm gần đây ngành giấy cũng được chú trọng đầu tư phát
triển, để trở thành một trong những ngành công nghiệp trọng yếu, vừa mang lợi ích
kinh tế, đóng góp đáng kể cho ngân sách nhà nước và địa phương, đồng thời góp phần
đảm bảo an sinh xã hội, nhất là đối với khu vực vùng có diện tích lâm nghiệp lớn. Tuy
nhiên, trên quan điểm môi trường, công nghiệp bột giấy và giấy cũng là một trong các
ngành sản xuất gây áp lực lớn đến tài nguyên và môi trường, gồm từ khâu khai thác
nguyên liệu, sử dụng nhiên liệu, năng lượng, cho đến quá trình sản xuất, tiêu thụ và sử
dụng sản phẩm.
Sự phát triển thiếu quy hoạch, quy mô nhỏ, công nghệ và thiết bị lạc hậu, kèm
theo thiếu kiểm soát, tận dụng và xử lý chất thải kém, chạy theo lợi nhuận, là những

nguyên nhân làm cho ngành giấy trở thành một trong những ngành công nghiệp gây ô
nhiễm môi trường nghiêm trọng. Mặc dù nước ta vẫn có những doanh nghiệp sản xuất
bột giấy và giấy quy mô lớn, như Tổng công ty Giấy Việt Nam, Công ty cổ phần Giấy
Sài Gòn, Công ty cổ phần Giấy An Hòa..., áp dụng công nghệ hiện đại, tận dụng và xử
lý chất thải tương đối hiệu quả, nhưng do đặc điểm đơn lẻ, tính đặc thù về công nghệ
và thiết bị của mỗi doanh nghiệp, nên những nhà máy được đầu tư mới cũng gặp
nhiều khó khăn trong việc triển khai áp dụng công nghệ tận dụng và xử lý chất thải
phù hợp.
Công ty cổ phần Giấy An Hòa (Huyện Sơn Dương – Tỉnh Tuyên Quang) có
công suất thiết kế 130.000 tấn bột giấy sunfat tẩy trắng/năm, đã bắt đầu vận hành từ
tháng 8/2011, đến nay đã đi vào hoạt động ổn định. Mặc dù được thiết kế xây dựng hệ
thống xử lý nước thải đồng bộ đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường, nhưng thực tế cho
thấy, vấn đề tận dụng và xử lý chất thải rắn, nước thải và khí thải đang gặp rất nhiều
khó khăn, do những phát sinh và đặc thù sản xuất, mà phương án xử lý cũng như quản
1


Đỗ Huy Giang

Luận văn Thạc sỹ Kỹ thuật Hóa học

lý cũng gặp nhiêu khó khăn, vì vậy việc nghiên cứu toàn bộ về nguồn gốc và tính chất
của chất thải sản xuất là vấn đề bức thiết, nhằm điều chỉnh quá trình sản xuất và đưa
ra các giải pháp, áp dụng công nghệ phù hợp về tận dụng và xử lý đạt hiệu quả, đáp
ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường. Đây là lý do để nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu
xác định tính chất của các chất thải rắn và nước thải từ dây chuyền sản xuất bột
giấy của Công ty cổ phần Giấy An Hòa”.
Mục tiêu của đề tài là phân loại được toàn bộ chất thải rắn và nước thải từ dây
chuyền sản xuất bột giấy sunfat tẩy trắng tại Công ty cổ phần Giấy An Hòa, theo các
tính chất đặc trưng, đồng thời xác định được tính chất của chúng và đề xuất các giải

pháp tận dụng và xử lý.
Kết quả nghiên cứu sẽ được xem xét đưa vào áp dụng tại Công ty cổ phần Giấy
An Hòa, nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, bảo vệ môi trường.

2


Đỗ Huy Giang

Luận văn Thạc sỹ Kỹ thuật Hóa học

CHƢƠNG I. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Khái quát quá trình sản xuất bột giấy sunfat.
Bột giấy sunfat được sản xuất bằng phương pháp nấu ở nhiệt độ và áp suất cao.
Quá trình sản xuất bột tẩy trắng thương phẩm có thể mô tả bằng sơ đồ sau:

Các công đoạn chính của quá trình sản xuất bao gồm:
- Chuẩn bị nguyên liệu;
- Nấu bột;
- Rửa, sàng chọn và làm sạch bột;
- Tách loại lignin bằng oxi;
- Tẩy trắng;
- Sấy và đóng kiện;
- Thu hồi hóa chất.
Nguyên liệu sử dụng cho sản xuất bột giấy sunfat là chủ yếu là gỗ. Một số
dạng nguyên liệu phi gỗ khác, như tre nứa, phế phụ phẩm xơ sợi cây ngắn ngày, như
bã mía, rơm rạ, cỏ,..., ít được sử dụng. Có hai loại gỗ được sử dụng là gỗ cây lá kim,
loại có hàm lượng nhựa thấp và gỗ cây lá rộng. Tổng cộng có khoảng 50 loài cây được
sử dụng làm nguyên liệu giấy, trong đó có 38 loài gỗ lá rộng và 13 loài gỗ lá kim. Ở
3



Đỗ Huy Giang

Luận văn Thạc sỹ Kỹ thuật Hóa học

nước ta hiện nay chỉ sử dụng nguyên liệu là gỗ cây lá rộng, phổ biến là keo và bạch
đàn. Tre nứa được sử dụng nhiều nhất ở Trung Quốc.
Nguyên liệu dưới dạng thân cây hay cành nhánh nhỏ, sau khi khai thác được qua
công đoạn chuẩn bị nguyên liệu, bao gồm bóc vỏ gỗ, chặt mảnh, sàng chọn và rửa
mảnh.
Nấu bột giấy được tiến hành với dăm mảnh đã được chọn lựa, trong các thiết bị
chuyên dụng, là nồi nấu gián đoạn (như nhà máy giấy Bãi Bằng) hay liên tục (như
Công ty cổ phần Giấy An Hòa). Hóa chất sử dụng cho nấu là dung dịch NaOH và
Na2S, có chứa một lượng nhỏ các muối khác của natri. Quá trình nấu bao gồm công
đoạn gia nhiệt tới nhiệt độ nấu, bảo ôn ở nhiệt độ này (khoảng 165-170oC tương ứng
với áp suất trong thiết bị nấu khoảng 8-12atm) trong khoảng thời gian nhất định và thu
bột được tiến hành ở nhiệt độ 165-175oC. Dưới tác dụng của kiềm, trong quá trình nấu
bột có khoảng trên 50% nguyên liệu (bao gồm chủ yếu là lignin, pentozan và một
lượng nhỏ xenlulozơ) hòa tan vào dung dịch, tạo thành một hỗn hợp các hợp chất hữu
cơ đa dạng. Các phản ứng tách loại lignin và các thành phần khác của nguyên liệu gỗ
diễn ra từ từ, vì vậy mà quá trình cần phải kéo dài (khoảng vài giờ). Sau khi nấu ta thu
được huyền phù bột trong dung dịch nấu có màu đen, gọi là dịch đen, chứa các chất
hòa tan từ nguyên liệu gỗ và lượng kiềm dư.
Để tách bột xơ sợi ra khỏi dịch đen, huyền phù bột được rửa bằng hệ thống máy
rửa quy mô và năng suất cao. Bột thu được tiếp tục được sàng chọn và làm sạch để
tách mấu mắt, “bột sống” và các tạp chất cơ học khác, còn dịch đen được thu gom,
trong đó một phần được tái sử dụng ngay tại chỗ cho pha loãng bột trước khi rửa,
phần lớn còn lại được đưa sang bộ phận thu hồi để tận dụng.
Sau khi làm sạch, bột sunfat chưa tẩy trắng có thể được sử dụng cho sản xuất giấy

(chẳng hạn giấy bao gói...), hoặc tiếp tục được tẩy trắng, để sử dụng cho sản xuất giấy
chất lượng cao, như giấy in, giấy viết. Trước khi tẩy trắng, bột được tiếp tục tách loại
lignin bằng oxi trong môi trường kiềm (hay còn gọi là xử lý oxi-kiềm), về bản chất là
sự tiếp tục của quá trình nấu ở nhiệt độ thấp hơn với sử dụng tác nhân thân thiện môi
trường hơn, với mục đích giảm hàm lượng lignin trong bột, tránh sự phân hủy của xơ
sợi và tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tẩy trắng.

4


Đỗ Huy Giang

Luận văn Thạc sỹ Kỹ thuật Hóa học

Quá trình tẩy trắng là một quá trình nhiều công đoạn, về bản chất chất là tiếp tục
tách loại lignin và các thành phần mang màu khác chứa trong bột. Ở mỗi công đoạn có
sử dụng một hoặc vài chất tẩy kết hợp, do những đặc thù biến đổi của lignin và tính
chất của chất tẩy sử dụng. Để nâng cao hiệu quả tẩy trắng, cứ sau mỗi công đoạn tẩy
người ta lại tiến hành rửa bột bằng máy rửa, rồi lại tiếp tục công đoạn kế tiếp, tới khi
đạt độ trắng cần thiết (85-90% ISO hoặc cao hơn).
Bột giấy sau tẩy trắng có thể được sử dụng tại chỗ cho sản xuất giấy (như nhà
máy giấy Bãi Bằng và nhà máy giấy An Hòa hiện nay) hoặc sấy và đóng kiện để thu
được bột thương phẩm.
Một bộ phận quan trọng của nhà máy hiện đại sản xuất bột giấy sunfat là thu hồi
hóa chất, quyết định hiệu quả kinh tế, cũng như vận hành bình thường của nhà máy,
bởi với quy trình thu hồi hóa chất và tận dụng nhiệt của dây chuyền hiện đại, một nhà
máy sản xuất bột sunfat có thể tự cung hoàn toàn về hóa chất nấu bột, điện (với nhà
máy tuabin nhiệt điện) và hơi cho toàn bộ dây chuyền sản xuất, đồng thời đáp ứng
được yêu cầu về bảo vệ môi trường. Nếu dịch đen không được tận dụng thì không thể
vận hành nhà máy, bởi chi phí cho xử lý dịch đen đạt yêu cầu xả thải sẽ vượt gấp

nhiều lần tổng các chi phí sản xuất khác.
1.2. Đặc tính nƣớc thải sản xuất bột giấy.
Phân loại nước thải sản xuất bột giấy đã được thống nhất từ những năm 1980.
Như đã biết, tại các cơ sở công nghiệp sản xuất bột giấy có 03 dạng nước thải [13]:
- Nước sử dụng cho quá trình sản xuất, bị ô nhiễm bởi các chất hòa tan và các chất
không tan, trong một số trường hợp có thể có nhiệt độ cao.
- Nước sinh hoạt, từ các hạ tầng sinh hoạt và nhà làm việc của nhân sự nhà máy.
- Nước mặt, là nước mưa hoặc nước chảy tràn từ hệ thống cấp thoát nước.
Nước thải sản xuất hình thành khi sử dụng nước trực tiếp trong các quá trình sản
xuất, vận chuyển nguyên, nhiên, vật liệu, rửa thiết bị, làm lạnh.Về nguyên tắc, nước
làm lạnh bị nhiễm bẩn từ các nguồn có nhiệt độ cao.
Lượng nước thải từ nguồn phát thải, tính trên một đơn vị thời gian, được gọi là
lưu lượng nước thải và có thể được xác định tùy thuộc vào năng suất phát thải theo
tiêu chuẩn thoát nước, là khối lượng trung bình của nước thải tính bằng m3, cần thiết
5


Đỗ Huy Giang

Luận văn Thạc sỹ Kỹ thuật Hóa học

cho sản xuất ra một đơn vị khối lượng sản phẩm hoặc để chế biến một đơn vị khối
lượng nguyên liệu.
Tiêu chuẩn thoát nước công nghệ và tiêu chuẩn thoát nước chung có sự khác biệt.
Tiêu chuẩn thoát nước công nghệ được sử dụng khi thiết kế và cải tạo các nhà máy
đang hoạt động, theo các tiêu chuẩn thiết kế công nghệ hiện hành vào thời điểm đó.
Các tiêu chuẩn thoát nước chung được sử dụng để lập sơ đồ tổng thể về sử dụng và
bảo vệ nguồn nước, quy hoạch phân bố cơ sở công nghiệp của ngành, đưa ra các dự
báo về sử dụng nguồn nước. Tiêu chuẩn thoát nước chung được xác định theo các
đánh giá thẩm định về xả thải, trên cơ sở phân tích các định hướng chính về hoàn

thiện các quá trình công nghệ hiện có, có tính đến tiềm năng tạo dựng các sơ đồ sử
dụng nước hợp lý trong sản xuất với hệ thống tuần hoàn nước tối đa hay khép kín, khả
năng hoàn thiện các phương pháp xử lý nước thải đang vận hành và áp dụng các
phương pháp mới.
Lưu lượng nước thải (m3/ngày đêm) được tính theo công thức:
Qngày = NM
Trong đó, N là tiêu chuẩn thoát nước trên một đơn vị sản phẩm hoặc nguyên liệu
được chế biến. M là số lượng đơn vị sản phẩm hoặc nguyên liệu được chế biến trong
một ngày đêm.
Trong vòng một ngày đêm, nước thải sản xuất có thể được thải đều hoặc không
đều. Có thể có dao động theo mùa trong năm, được xác định theo quy trình công nghệ.
Ở một số cơ sở sản xuất có thể có trường hợp thải cùng lúc, khi đó tần suất thải có thể
là 1 lần trong một ca làm việc, trong một ngày đêm hay trong 1 tuần. Độ thoát nước
không đồng đều được xác định bằng hệ số thải theo giờ (Kh), được tính bằng tỉ số của
lưu lượng theo giờ lớn nhất và lưu lượng trung bình theo giờ. Thực tế cho thấy, đối
với các nhà máy sản xuất bột giấy và giấy Kh= 1,3-1,8.
Mức ô nhiễm của nước thải được đặc trưng bởi chất lượng nước, là tổ hợp các chỉ
tiêu lý học, hóa học, sinh học (vi khuẩn), bao gồm: Nhiệt độ; mùi; màu (theo thang
platin-coban); pH; nồng độ chất rắng lơ lửng (TSS) tính bằng mg/l hoặc g/m3; nhu cầu
oxi hóa học (COD); nhu cầu oxi sinh học (BOD), đặc trưng cho nồng độ các chất hữu
cơ; hàm lượng các chất đặc trưng cho loại hình sản xuất, các chất trích ly.

6


Đỗ Huy Giang

Luận văn Thạc sỹ Kỹ thuật Hóa học

Khối lượng và chất lượng của nước thải sản xuất phụ thuộc vào dạng nguyên liệu

và sản phẩm, năng suất sản phẩm, các tiêu chuẩn sử dụng nước, tiêu hao nước sạch
trên một đơn vị sản phẩm, đặc điểm của quá trình công nghệ, mức độ tận dụng chất
thải sản xuất, đặc thù của thiết bị sản xuất, trang thiết bị kiểm tra và đo lường.
Trên thế giới, các chỉ tiêu nước thải sản xuất có thể biểu thị dưới dạng đơn vị
nồng độ hay tính trên một đơn vị sản phẩm hoặc nguyên liệu được chế biến. Trong
công nghiệp sản xuất bột giấy và giấy, nước thải của ngành được so sánh với QCVN
40:2011/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp và QCVN
12:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước thải công nghiệp
giấy và bột giấy.
Nồng độ các chất trong nước thải có thể dao động theo thời gian. Nồng độ tăng có
thể trùng với thời điểm tăng lưu lượng nước thải do xả đồng thời. Lưu lượng không
đồng đều và nồng độ dao động gây khó khăn cho vận hành hệ thống thiết bị xử lý
nước thải.
Để thoát nước từ nguồn phát thải và chuyển tới nơi thu gom hay xử lý, tại các
nhà máy có hệ thống cống rãnh và bể chứa luân chuyển. Tùy thuộc vào khối lượng, vị
trí xả thải, dạng chất ô nhiễm và nồng độ của chúng, cũng như khả năng xử lý chung,
mà nước thải sản xuất được dẫn theo đường dẫn chung hoặc riêng biệt. Yếu tố quyết
định trong vấn đề này là tính chất của các chất ô nhiễm.
Các loại nước thải chứa cùng chất ô nhiễm chính thì được phối trộn cùng với
nhau.
Trên cơ sở phát triển của công nghệ xử lý nước thải sản xuất bột giấy và giấy, tùy
thuộc vào công nghệ được áp dụng, thành phần của các chất ô nhiễm và phương pháp
xử lý, cũng như tình hình thực tế, mà nước thải sản xuất bột giấy được phân luồng như
sau [12]:
- Đối với nhà máy sản xuất bột giấy sunfat:
+ Nước thải chứa dịch đen;
+ Nước thải chứa cặn;
+ Nước thải chứa xơ sợi;
- Đối với nhà máy sản xuất bột giấy sunfit:
+ Nước thải chứa dịch đen;

7


Đỗ Huy Giang

Luận văn Thạc sỹ Kỹ thuật Hóa học

+ Nước thải tính axit;
+ Nước thải chứa xơ sợi;
- Đối với nhà máy sản xuất giấy và cactong:
+ Nước thải chứa xơ sợi;
Như vậy có thể thấy, do tính chất của chất ô nhiễm mà nước thải sản xuất bột giấy
phức tạp hơn, so với sản xuất giấy và cactong.
1.2.1. Khu vực chuẩn bị nguyên liệu gỗ.
Tại khu vực này, khi rửa gỗ và bóc vỏ gỗ tạo thành một lượng nước thải chứa vỏ
cây và tạp chất cơ học. Lưu lượng thải đối với khu vực này thông thường vào khoảng
3,4(m3/tấn gỗ) hoặc 6,9-9,4(m3/tấn bột). Đối với gỗ cây lá rộng cho sản xuất bột hóa,
tiêu chuẩn này thường cao hơn. Trong nước thải có chứa mùn vụn vỏ cây, xơ sợi vụn,
đất, cát, các chất vô cơ và hữu cơ hòa tan. Nồng độ các chất lơ lửng vào khoảng 46004700mg/l, trong đó các chất vô cơ chiếm 3-5%, ô nhiễm hữu cơ theo BOD5 khoảng
230-400mg/l. Độ màu đối với gỗ lá kim vào khoảng 2000o theo thang Pt-Co, đối với
gỗ lá rộng tương ứng là ≤ 4000o theo thang Pt-Co. Nước thải tại khu vực này chứa vỏ
cây..., được xử lý lắng đơn giản và có thể được tái sử dụng tại chỗ.

1.2.2. Khu vực nấu, rửa, sàng chọn, làm sạch và tẩy trắng bột giấy.
Ô nhiễm nước ở khu vực này chủ yếu gắn liền với dịch đen, vì vậy phụ thuộc vào
dạng nguyên liệu, phương pháp nấu bột, hiệu suất bột và mức độ thu gom dịch đen.
Tính chất của nước thải cũng phụ thuộc nhiều vào quá trình tẩy trắng.
Trong quá trình sản xuất bột sunfat, các nguồn nước thải bao gồm:
- Nước thải chứa dịch đen của công đoạn nấu bột, rửa, sàng chọn và làm sạch bột.
Nước thải công đoạn này được chưng bốc thu hồi dịch đen, dịch đen được cho vào lò

đốt thu hồi để thu hồi hóa chất;
- Nước thải của bộ phận tẩy trắng, cô đặc và sấy bột;
- Nước ngưng có mùi của bộ phận nấu bột và chưng bốc dịch đen;
- Nước thải chứa cặn của bộ phận xút hóa, thu hồi vôi và chế biến sản phẩm phụ
(nếu có).

8


Đỗ Huy Giang

Luận văn Thạc sỹ Kỹ thuật Hóa học

Lưu lượng và chất lượng của các nguồn nước thải nêu trên đối với công nghiệp
giấy giai đoạn những năm 1980-1990, được trình bày trên bảng 1.1.
Nước thải của bộ phận rửa và làm sạch bột giấy bị ô nhiễm bởi dịch đen. Tính
chất của chúng được xác định theo tỉ lệ thu gom dịch đen đạt 95%. Khi sử dụng thiết
bị rửa hiện đại (như máy rửa chân không thùng quay nhiều cấp, máy rửa khuếch tán
liên tục, máy rửa ép) và sàng chọn bột nóng theo sơ đồ khép kín, độ ô nhiễm của
chúng theo BOD5 có thể giảm chỉ còn 4-10 kg/tấn bột.
Nước thải của bộ phận nấu, xử lý oxi-kiềm, chưng bốc dịch đen và đốt thu hồi,
được hình thành chủ yếu do dịch đen bị rò rỉ và chảy tràn.
Các chất ô nhiễm của nước thải chứa dịch đen có chứa xơ sợi, chất lơ lửng vô cơ,
lignin kiềm, các chất hữu cơ tan có nguồn gốc từ cacbohydrat, các muối sunfat, sunfit,
cacbonat, clorua natri.
Tại các nhà máy hiện đại, nguồn ô nhiễm quan trọng là công đoạn tẩy trắng bằng
clo và các hợp chất của clo, công đoạn kiềm hóa của bộ phận tẩy trắng bột giấy. Nước
từ khu vực này có độ màu và hàm lượng các chất hữu cơ cao. Khi có công đoạn xử lý
oxi-kiềm, lượng ô nhiễm giảm. Nước thải công đoạn clo hóa có pH: 1-2, vì vậy chúng
được phối trộn với nước thải công đoạn kiềm hóa, sau đó được trung hòa bổ sung và

chỉ khi đó mới được phối trộn với nước thải chứa dịch đen để xử lý cùng.
Nước thải khu vực sàng chọn bột chủ yếu chứa xơ sợi, vì vậy chúng được thu gom
và phối trộn cùng với nước thải chứa xơ sợi.
Trong quá trình sản xuất, hình thành một lượng nước ngưng từ khâu nấu bột và
chưng bốc có mùi khó chịu. Lượng nước ngưng phụ thuộc vào phương pháp nấu bột
và hệ thống thiết bị chưng bốc dịch đen. Nước ngưng nấu gián đoạn bị ô nhiễm mạnh
hơn nấu liên tục. Thiết bị chưng bốc màng dâng cho nước ngưng ít bị ô nhiễm hơn, so
với hệ chưng bốc màng rơi.
Phần nước ngưng bị ô nhiễm nhiều nhất là nước ngưng khí giả hay khí phóng đỉnh
nấu sunfat gián đoạn, chứa axit béo, axit nhựa và các dẫn xuất của chúng, metanol,
etanol, axeton và các chất bay hơi khác, như metylsunfua, dimetylsunfua,
dimetyldisunfua. Các hợp chất này tạo cho nước ngưng có mùi hắc và độc hại.

9


Đỗ Huy Giang

Luận văn Thạc sỹ Kỹ thuật Hóa học

Nước ngưng chưng bốc dịch đen cũng có hàm lượng cao các hợp chất của lưu
huỳnh, như H2S, (CH3)SH, (CH3)2S2. Ngoài ra, hàm lượng của chúng tăng lần lượt từ
hệ chưng bốc này sang hệ chưng bốc khác.
Nước ngưng có mùi cần xử lý ngay tại chỗ trước khi chuyển ra khỏi phân xưởng.
Ít ô nhiễm nhất là nước thải sấy bột sunfat tẩy trắng, mặc dù vậy chúng cũng được
trung hòa trước khi thải. Do hàm lượng các chất hữu cơ thấp, thông thường được phối
trộn với nước thải chứa xơ sợi.

10



Đỗ Huy Giang

Luận văn Thạc sỹ Kỹ thuật Hóa học

Bảng 1.1. Tính chất của nước thải sản xuất bột giấy sunfat [13].
Chỉ tiêu chất lượng

Định mức
Khu vực

thoát nước

Chất rắn lơ lửng

(m3/tấn bột hay

(mg/l)

sản phẩm phụ)

Tổng

Độ màu
(oPt-Co)

Xơ sợi

Chất khô (mg/l)
pH

Sấy khô

Nung

Nấu, rửa và làm sạch bột; chưng bốc dịch đen; đốt thu hồi đối với bột không tẩy trắng
-Từ gỗ lá kim, hiệu suất bột 46%

26,5

130

100

2000

10,5

2500

850

-Từ gỗ lá kim, hiệu suất bột 53%

12,2

445

370

2000


9,5

4500

2900

-Từ gỗ lá rộng, hiệu suất bột 53%

26,8

130

100

2000

10

2000

650

Tẩy trắng bột
- Công đoạn clo hóa*

31,5(33)

30


30

5000

2,0(1,5)

5800

3700

- Công đoạn kiềm hóa*

16,5(14)

30

30

18000

8,0(7,5)

5650(5000)

2950(2270)

- Sàng chọn bột tẩy trắng*

10(10)


290

30

150(100)

4,5

590

470

- Nước ngưng khu vực nấu bột**

0,4/1,3

-

-

-

9,5/10

-

-

- Nước ngưng khu vực chưng bốc


6,1

-

-

-

9,3

-

-

- Xút hóa

2,0

5000

-

-

8,0

1600

1600


11,5(11,5)

170(75)

155(50)

750(100)

9(4,5)

1630(520)

550(410)

- Cô đặc và sấy bột***

(*) - Trong ngoặc là giá trị đối với gỗ lá rộng; (**) - Nấu gián đoạn/Nấu liên tục; (***) - Trong ngoặc là giá trị đối với bột tẩy trắng

11


Đỗ Huy Giang

Luận văn Thạc sỹ Kỹ thuật Hóa học

Bảng 1.1. Tính chất của nước thải sản xuất bột giấy sunfat (tiếp theo).
Chỉ tiêu chất lượng
Các chất đặc thù (mg/l)

Khu vực

BOD5 (mg)

COD (mg/l)
H2S

CH3SH

(CH3)2
S

(CH3)2S2

Metanol

Etanol

Phenol

Nấu, rửa và làm sạch bột; chưng bốc dịch đen; đốt thu hồi đối với bột không tẩy trắng
-Từ gỗ lá kim, hiệu suất bột 46%

460

3150

-

-

-


-

-

-

-

-Từ gỗ lá kim, hiệu suất bột 53%

550

2350

-

-

-

-

-

-

-

-Từ gỗ lá rộng, hiệu suất bột 53%


850

5800

-

-

-

-

-

-

-

Tẩy trắng bột
- Công đoạn clo hóa*

265 (120)

1710 (1050)

-

-


-

-

-

-

-

- Công đoạn kiềm hóa*

410 (250)

2900 (1700)

-

-

-

-

-

-

-


15

90

-

-

-

-

-

-

-

12500/7000

-

200/9

400/70

675/37

7800/700


0

0

- Sàng chọn bột tẩy trắng*
- Nước ngưng khu vực nấu bột**

0
- Nước ngưng khu vực chưng bốc
- Cô đặc và sấy bột***

350/250 1500/570

-

1000

-

80

25

40

900

-

50


-

300(13)

2000(80)

-

-

-

-

-

-

-

(*) - Trong ngoặc là giá trị đối với gỗ lá rộng; (**) - Nấu gián đoạn/Nấu liên tục;(***) - Trong ngoặc là giá trị đối với bột tẩy trắng

12


Đỗ Huy Giang

Luận văn Thạc sỹ Kỹ thuật Hóa học


Những thông tin trên mặc dù đã được công bố từ lâu, nhưng cho đến nay vẫn
mang tính thời sự và là cơ sở để đánh giá tác động môi trường của sản xuất bột giấy.
Giai đoạn những năm sau năm 2000, việc đánh giá tính chất của chất thải nói
chung và nước thải nói riêng sản xuất bột giấy cũng có những thay đổi, tuy nhiên về
cơ bản vẫn dựa trên những nguyên tắc phân loại và phân luồng nước thải từ trước đây.
Sự khác biệt trong đánh giá tinh chất của nước thải, là độc tính của nước thải, tức tính
chất của nước thải không chỉ được đánh giá theo các chỉ số chung, như nhiệt độ, pH,
màu, COD, BOD, TSS, mà còn cả thành phần hóa học khác của nước thải. Ngoài ra,
tải lượng được quy đổi theo đơn vị sản phẩm (bột giấy), chứ không theo đơn vị khối
lượng nước thải (m3). Đây được xem là thước đo mức ô nhiễm môi trường của sản
xuất bột giấy [12]. Mức ô nhiễm và độc tính phụ thuộc vào nguyên liệu được sử dụng,
phương pháp nấu và tẩy trắng bột. Chẳng hạn, tải lượng ô nhiễm từ gỗ cứng thấp hơn
so với gỗ mềm. Mặt khác, dịch đen từ sản xuất bột sử dụng nguyên liệu phi gỗ thường
có hàm lượng silic cao. Nhìn chung, khối lượng nước thải có thể thay đổi từ giá trị gần
bằng không đến khoảng 400m3/tấn bột giấy, tùy thuộc vào nguyên liệu được sử dụng,
quy trình sản xuất và quy mô công suất.
Như vậy, sự thay đổi của các đặc tính nước thải và khối lượng thải của một nhà
máy, sẽ là cơ sở để đưa ra các giải pháp phòng ngừa ô nhiễm và công nghệ xử lý phù
hợp cho từng giai đoạn cụ thể. Một loạt nghiên cứu đã được công bố ở những giai
đoạn khác nhau [14,15,16], đã cho thấy tính phức tạp về thành phần hóa học của nước
thải sản xuất bột giấy tẩy trắng (Bảng 1.2).

13


Đỗ Huy Giang

Luận văn Thạc sỹ Kỹ thuật Hóa học

Bảng 1.2. Các hợp chất thấp phân tử của dịch đen thải nấu và tẩy trắng bột giấy sunfat.

Nhóm chất
Tính axit
Các chất trích ly
từ gỗ
Axit béo:
Axit focmic
Axit axetic
Axit palmitic
Axit heptadecanoic
Axit stearic
Axit arachidic
Axit tricosanoic
Axit lignoceric
Axit Oleic
Axit linolenic
Axit behenic
Axit nhựa:
Axit abietic
Axit dehydroabietic
Axit monoclorodehydroabietic
Axit diclorodehydroabietic
Axit levopimaric
Axit pimaric
Axit sandracopimaric

Dẫn xuất của lignin và
cacbohydrat
Oxiaxit:
Axit glyxeric
Axit dibasic:

Axit oxalic
Axit malonic
Axit succinic
Axit malic
Axit thơm:
Axit monohydroxy
benzoic
Axit dihydroxy beanzoic
Axit guaiacolic
Axit syringic

Phenol
Nhóm phenol:
Monoclorophenol
Diclorophenol
Triclorophenol
Tetraclorophenol
Pentaclorophenol
Nhóm Guaiacolic:
Dicloroguaiacol
Tricloroguaiaclo
Tetracloroguaiacol
Nhóm catecholic:
Diclorocatechol
Triclorocatechol
Nhóm syringic:
Triclorosyringol
Clorosyringandehit

Các chất trung tính

Hemixenlulozơ
Metanol
Cloroaxeton
Cloroform
Diclorometan
Tricloroetan
Cloropropenal
Clorofuranone
1,1-dicloromethylsulfone
Andehit
Xeton
Clorosunfua
Các hợp chất sunfua tính khử

14

Các chất khác
Nhóm dioxin:
2,3,7,8-tetracloro-dibenzodioxin (2,3,7,8-TCDD)
2,3,7,8-tetracloro-dibenzofuran (2,3,7,8-TCDF)
Các dẫn xuất từ gỗ:
Monotecpen
Sesquitecpen
Ditecpen (pimarol)
Abienol
Nhóm juvabione:
Juvabiol
Juvabione
Dẫn xuất từ lignin:
Eugenol

Isoeugenol
Stilben
Tannin
Flavonoid


Đỗ Huy Giang

Luận văn Thạc sỹ Kỹ thuật Hóa học

Mới đây, Pooja Tripathi và các cộng sự đã nghiên cứu tính chất hóa-lý học của
nước thải nhà máy sản xuất bột giấy sunfat tại Ấn Độ. Nhà máy công suất
65.000tấn/năm, áp dụng công nghệ nấu sunfat sử dụng nguyên liệu gỗ dương, tre nứa
và bạch đàn, tẩy trắng bột giấy theo sơ đồ CEHH. Tải lượng nước thải 125m3/tấn bột.
Nhà máy này có công suất và công nghệ sản xuất giống với nhà máy giấy Bãi Bằng.
Tính chất nước thải được trình bày trên Bảng 1.3.
Nhìn chung, các chỉ tiêu ô nhiễm của nước thải từng phân xưởng theo thời gian
trong năm khác nhau không nhiều, nhưng giữa các phân xưởng có sự khác biệt rõ rệt.
Có thể thấy một số đặc điểm về tính chất của nước thải như sau:
- Về chỉ số pH: Tuy nước thải có pH thấp nhất (trung bình 2,7) là công đoạn clo
hóa, nhưng về tổng thể, pH chung của toàn bộ nhà máy xấp xỉ 9,0.
- Độ màu: Nước thải sau công đoạn kiềm hóa có độ màu cao nhất, trung bình
1700Pt-Co, do nước thải là nước rửa trích ly kiềm lignin, là thành phần chính chứa các
chất mang màu từ gỗ, vì vậy COD cũng cao nhất. Tuy nhiên, độ màu trung bình của
nước thải toàn bộ nhà máy chỉ khoảng 1125Pt-Co.
- COD: Mặc dù có độ màu cao, nhưng nước thải của phân xưởng tẩy (trung bình
~800 mg/l), chỉ bằng 1/2 COD của nước thải toàn nhà máy (trung bình 1566mg/l).
- BOD: BOD của phân xưởng tẩy trắng (trung bình ~300mg/l) bằng 1/2 trung bình
toàn nhà máy (khoảng 600mg/l).
- TSS: Hàm lượng chất rắn lơ lửng của toàn bộ nhà máy trung bình khoảng

300mg/l, cao hơn khoảng 1,5 lần so với nước thải phân xưởng tẩy.

15


Đỗ Huy Giang

Luận văn Thạc sỹ Kỹ thuật Hóa học

Bảng 1.3. Tính chất nước thải của các công đoạn sản xuất khác nhau.
Mẫu
Mùa

Độ màu (PCU)

pH
Mẫu



Đông

Thu

Trung bình
Chênh lệch

C

E


COD (mg/l)

BOD (mg/l)

CBP

CPE

C

E

CBP

CPE

C

E

CBP

CPE

C

E

CBP


CPE

1

3.05 10.5

6.5

9.5

800

1700

1200

2500

930

1120

800

1580

350

430


300

600

2

2.6

10.1

6.4

9.1

780

1650

1140

2400

910

1100

780

1820


310

410

250

540

3

2.5

10.3

6.5

9.3

830

1600

1220

2450

950

1130


810

1390

380

440

310

610

4

2.6

10.5

6.4

9.3

800

1750

1300

2530


900

1150

830

1650

320

460

320

640

5

2.8

10.5

6.5

9.5

820

1850


1270

2650

950

1150

850

1580

380

480

320

650

6

2.8

11

6.5

9.5


800

1810

1200

2630

930

1110

830

1620

350

450

300

630

7

2.7

10.4


6.3

9.4

830

1860

1280

2670

960

1160

860

2000

390

510

340

660

8


2.6

10.5

6.3

9.5

860

1890

1290

2695

990

1210

880

1790

420

530

380


680

9

2.8

10.5

6.5

9.5

750

1590

1140

2460

900

1100

740

1460

280


410

280

540

10

2.8

10.5

6.4

9.5

710

1540

110

2410

890

1090

710


1110

260

430

265

520

11

2.7

10.4

6.4

9.4

760

1620

1160

2485

910


1120

750

1340

310

455

290

560

12

2.8

10.5

6.5

9.5

795

1650

1195


2492

940

1150

785

1460

340

470

320

580

2.7

10.5

6.4

9.4

794.6

1709.2


1125.4

2531

930

1132.5

802.1

1566.7

340.8

456.3

306.3

600.8

±32.18

±49.31 ±228.38 ±45.18 ±35.42

±32.99

±50.57

±0.14 ±0.20 ±0.07 ±0.12 ±38.81 ±114.34 ±310.91 ±99.24 ±28.28


C - Công đoạn clo hóa; E - Công đoạn kiềm hóa; CBP - Nước thải của toàn bộ phân xư ng tẩy; CPE - Nước thải của toàn bộ nhà máy

16


Đỗ Huy Giang

Luận văn Thạc sỹ Kỹ thuật Hóa học

Bảng 1.3. Tính chất nước thải của các công đoạn sản xuất khác nhau (tiếp).
Mẫu

TDS (mg/l)

Độ đục (NTU)

TSS (mg/l)

Mẫu số

C

E

CBP

CPE

C


E

CBP

CPE

C

E

CBP

CPE

1

2400

2000

1600

2400

400

800

200


300

75

94

107

350

2

2350

2220

1630

2450

380

750

180

180

73


90

95

310

3

2390

2400

1700

2300

420

810

210

310

79

98

102


370

4

2400

2000

1680

2420

450

830

240

350

80

100

110

410

5


2400

2100

1750

2490

400

850

250

320

80

100

110

365

6

2310

2130


1700

2480

390

810

235

310

78

95

100

355

7

2360

2200

1730

2420


410

800

250

340

86

99

118

370

8

2300

2100

1760

2490

400

880


280

365

90

110

121

375

9

2200

1900

1500

2300

400

790

195

280


68

90

100

320

10

2140

2120

1480

2430

390

760

190

260

65

91


101

315

11

2180

2200

1600

2220

420

830

210

295

71

101

101

330


12

2200

1910

1520

2290

450

820

230

310

74

105

110

350

Trung
bình


2302.5

2106.7

1637.5

2390.8

409.2

810.8

222.5

301.7

76.6

97.8

106.3

351.7

Chênh
lệch

±93.2

±135.8


±94.1

±86.7

±21.4

±34.3

±28.5

±46.0

±6.8

±5.9

±7.5

±27.9

Mùa


Đông

Thu

C - Công đoạn clo hóa; E - Công đoạn kiềm hóa; CBP - Nước thải của toàn bộ phân xư ng tẩy; CPE - Nước thải của toàn bộ nhà máy


17


Đỗ Huy Giang

Luận văn Thạc sỹ Kỹ thuật Hóa học

Qua đó có thể thấy, nước thải phân xưởng tẩy trắng bột giấy có đóng góp chủ yếu
vào độ màu của nước thải toàn bộ nhà máy, nhưng không phải là thành phần COD,
BOD hay TSS chính của nước thải toàn bột nhà máy.
Ở nước ta, theo đánh giá [17], tải lượng nước thải sản xuất bột giấy sunfat tẩy
trắng vào khoảng 200-210 m3/tấn bột, với COD vào khoảng 90-92 kg/tấn.
1.3. Khái quát dây chuyền sản xuất bột giấy sunfat tẩy trắng của Công ty
cổ phần Giấy An Hòa.
Dây chuyền sản xuất bột giấy sunfat của Công ty cổ phần Giấy An Hòa có công
suất thiết kế 130.000 tấn bột giấy tẩy trắng/năm. Sơ đồ khối của dây chuyền sản xuất
được trình bày trên hình1.1. Nguyên liệu sử dụng là gỗ bạch đàn, tre và keo. Bột
sunfat được nấu theo công nghệ nấu liên tục Compact Cooking G2, tách loại lignin
bằng oxi trong môi trường kiềm, tẩy trắng bằng dioxit clo theo quy trình tẩy ECF. Nhà
máy còn có hệ thống thu hồi hóa chất, hệ thống điều khiển và tự động hóa (DCS,
QCS) hiện đại. Hệ thống tuần hoàn nước và tận dụng hơi, chất thải cũng được thiết kế
và có kế hoạch áp dụng, nhằm tiết kiệm nước sử dụng, đồng thời giảm thiểu lượng
nước bị ô nhiễm, giảm qui mô đầu tư trạm xử lý nước thải.
Thực tế hơn hai năm hoạt động cho thấy, do mới đi vào hoạt động, lại áp dụng
công nghệ và thiết bị mới ở nước ta, nhà máy gặp nhiều khó khăn trong vận hành ở
một số công đoạn. Xử lý nước thải, chất thải rắn, khí thải tuy được thiết kế chi tiết,
nhưng vận hành có hiệu quả chưa cao, nhiều công đoạn vẫn gặp sự cố, không vận
hành được, nhiều dạng chất thải chưa có biện pháp xử lý. Nguyên nhân chính là do
chưa đầu tư thiết bị xử lý triệt để, nên chưa thể triển khai các biện pháp tận dụng và
xử lý phù hợp.


18


×