Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

thực hiện chế độ trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động tại các doanh nghiệp thuộc ngành khai khoáng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (162.7 KB, 18 trang )

MỤC LỤC
Mục lục
Trang

Lời mở đầu
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CHẾ ĐỘ TRANG BỊ PHƯƠNG TIỆN BẢO
VỆ CÁ NHÂN
1.1 Các khái niệm chung
1.2 Cơ sở pháp lý
1.3 Mục đích nghiên cứu
1.4 Nội dung – đối tượng nghiên cứu
1.5 Sự cần thiết của việc trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao
động tại các doanh nghiệp
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CỦA CÔNG TÁC TRANG BỊ PHƯƠNG
TIỆN BẢO VỆ CÁ NHÂN THUỘC NGÀNH KHAI KHOÁNG HIỆN NAY
2.1 Sơ lược tình hình TNLĐ, BNN đang diễn ra tại Việt Nam và trong ngành
khai khoáng
2.2 Nguyên nhân xảy ra TNLĐ và BNN
2.3 Một số vd minh họa về chế độ trang bị PTBVCN tại một số đơn vị sản xuất
CHƯƠNG 3: CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG
PHƯƠNG TIỆN BẢO VỆ CÁ NHÂN CHO LAO ĐỘNG NGÀNH KHAI
THÁC KHOÁNG SẢN
3.1 Trách nhiệm của các bên liên quan
3.2 Kiến nghị, đề xuất
Kết luận
Tài liệu tham khảo
Phụ lục

1



LỜI MỞ ĐẦU
Việt Nam đang trong quá trình thực hiện công nghiệp hoá - hiện đại hóa đất
nước và góp phần vào sự phát triển kinh tế của đất nước. Tuy nhiên, sự phát
triển khoa học kỹ thuật và việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và công
nghệ mới vào các ngành kinh tế làm nảy sinh nhiều yếu tố ảnh hưởng đến điều
kiện làm việc cũng như sức khỏe của người lao động. Mặc dù vấn đề an toàn
lao động, trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân đã được quan tâm nhiều hơn
trước nhưng tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp vẫn đang xảy ra và có thể
tiếp tục xảy ra trong tương lai cho nên việc thực hiện những biện pháp nhằm
ngăn ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cũng như đảm bảo sức khỏe của
người lao động là việc làm cấp thiết.dù vấn đề an toàn lao động đã được quan
tâm nhiều hơn thời kỳ trước
Để góp phần vào việc hạn chế tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp xảy ra
trong lĩnh vực khai thác khoáng sản, sau đây em xin trình bày bài tiểu luận của
mình về đề tài “Thực hiện chế độ trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân cho
người lao động tại các Doanh nghiệp thuộc ngành: Khai Khoáng”.
Kết cấu bài tiểu luận gồm những phần sau:
Chương I. Tổng quan về chế độ trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân.
Chương II. Thực trạng của công tác trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân thuộc
ngành khai khoáng hiện nay.
Chương III. Các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng phương tiện bảo vệ cá
nhân cho lao động ngành khai khoáng.
Em xin chân thành cảm ơn cô Lưu Thu Hường đã hướng dẫn em hoàn thành
bài tiểu luận này.

2


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CHẾ ĐỘ TRANG BỊ PHƯƠNG TIỆN
BẢO VỆ CÁ NHÂN

1.1 Các khái niệm chung:
- Phương tiện bảo vệ cá nhân (PTBVCN) là: những dụng cụ, phương tiện cần
thiết mà người lao động phải được trang bị để sử dụng trong khi làm việc hoặc
thực hiện nhiệm vụ để bảo vệ cơ thể khỏi tác động của các yếu tố nguy hiểm,
độc hại phát sinh trong quá trình lao động, khi các giải pháp công nghệ, thiết
bị, kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc chưa thể loại trừ hết.
(Theo khoản 1 Điều 3 của Thông tư số: 04/2014/TT-BLĐTBXH )
- An toàn, Vệ sinh lao động (AT,VSLĐ): là một động hoạt động đồng bộ trên
các mặt luật pháp, tổ chức hành chính, kinh tế xã hội, khoa học kỹ thuật nhằm
cải thiện điều kiện lao động sao cho điều kiện lao động tiện nghi hơn, thoải
mái hơn góp phần giảm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, đảm bảo người lao
động có đủ sức khỏe và đảm bảo sản xuất liên tục.
-Tai nạn lao động (TNLĐ): là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận chức
năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá
trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động.
-Bệnh nghề nghiệp(BNN): là một bệnh phát sinh do các tác hại của nghề
nghiệp tác động thường xuyên và kéo dài đối với sức khỏe người lao động. Ví
dụ: bệnh bụi phổi silic, bệnh bụi bông...
- Ngành khai khoáng được hiểu là hoạt động khai thác khoáng sản hoặc các vật
liệu địa chất từ lòng đất, thường là các thân quặng, mạch hoặc vỉa than. Các vật
liệu được khai thác từ mỏ như: kim loại cơ bản, kim loại quý, sắt, urani,
than,... Khai thác khoáng sản là ngành lao động đặc thù, được xếp vào loại lao
động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. Hầu hết các mỏ khai thác khoáng sản có
kiến tạo phức tạp, người lao động thường xuyên phải tiếp xúc với nguy cơ gây
nên các BNN như bụi than, đá, tiếng ồn, các loại khí độc (CH4, CO, CO2…)
1.2 Cơ sở pháp lý:
-Những văn bản pháp luật, chính sách của nhà nước về thực hiện công tác
AT,VSLĐ nhằm thể hiện đường lối, chính sách của Đảng, nhà nước về công
3



tác AT,VSLĐ. Nội dung xây dựng và thực hiện các văn bản pháp luật về công
tác AT,VSLĐ có rất nhiều nhưng chủ yếu là các văn bản quy phạm phát luật;
chỉ thị; thông tư; nghị quyết; các văn bản hướng dẫn...
-Về vấn đề trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động tại doanh
nghiệp có:
+Thông tư số: 04/2014/TT-BLĐTBXH về hướng dẫn thực hiện chế độ trang bị
phương tiện bảo vệ cá nhân:
Điều 3. Phương tiện bảo vệ cá nhân
Điều 4. Điều kiện được trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân
Điều 6. Nguyên tắc sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân ...
+Tại “ điều 149: Phương tiện bảo vệ cá nhân trong lao động” trong Bộ Luật
lao động 2012.
+Tại “ điều 23. Phương tiện bảo vệ cá nhân trong lao động” trong Luật An
toàn, Vệ sinh lao động 2015.
1.3 Mục đích nghiên cứu:
-Lao động là hoạt động quan trọng nhất của con người để tạo ra những giá trị
vật chất, tinh thần cho xã hội. Trong quá trình lao động con người thường
xuyên tiếp cận với điều kiện làm việc có các yếu tố nguy hiểm và có hại cho
sức khỏe, dễ xảy ra TNLĐ và BNN. Bởi vậy, mục đích của công tác trang bị
PTBVCN là thông qua các dụng cụ, phương tiện để loại trừ những yếu tố nguy
hiểm và có hại phát sinh trong làm việc, nhằm tạo điều kiện lao động thuận lợi
hơn để ngăn ngừa BNN và TNLĐ, hạn chế ốm đau, giảm sút sức khỏe, nhằm
bảo đảm an toàn, bảo vệ sức khỏe và tính mạng cho người lao động trực tiếp
góp phần bảo vệ và phát triển lực lượng lao động.
-Nghiên cứu các vấn đề sử dụng PTBVCN trong ngành khai khoáng: khai thác
trong hầm lò, khai thác lộ thiên và những việc trên tầng, nghiền sàng... cùng
các lĩnh vực thuộc ngành khai khoáng. Nghiên cứu những mặt tích cực và hạn
chế trong việc trang bị PTBVCN cho lao động ngành khai thác khoáng sản.
Nguyên nhân và hậu quả đối với việc việc sử dụng PTBVCN không đúng cách

hoặc không trang bị PTBVCN.
1.4 Nội dung – đối tượng nghiên cứu:

4


- Đối tượng nghiên cứu: các doanh nghiệp, cơ quan và lao động thuộc ngành
khai khoáng. Khách thể nghiên cứu là: phương tiện bảo vệ cá nhân.
- Điều kiện trang bị : Người lao động trong khi làm việc chỉ cần tiếp xúc với
một trong những yếu tố nguy hiểm, độc hại dưới đây thì được trang bị:
+Tiếp xúc với yếu tố vật lý xấu;
+Tiếp xúc với bụi và hóa chất độc hại;
+Tiếp xúc với yếu tố sinh học độc hại, môi trường vệ sinh lao động xấu: Vi rút,
vi khuẩn độc hại gây bệnh, côn trùng có hại; Các yếu tố sinh học độc hại khác.
+Làm việc với máy, thiết bị, công cụ lao động, làm việc ở vị trí mà tư thế lao
động nguy hiểm dễ gây ra tai nạn lao động; điều kiện lao động nguy hiểm, độc
hại khác.
* PTBVCN cần thiết cho ngành kai khoáng:
Hiện nay, tại Việt Nam, việc quy định các PTBVCN trong các ngành nghề độc
hại nguy hiểm được Nhà nước quy định rõ trong Thông tư 04/2014/TTBLĐTBXH ban hành ngày 12 tháng 02 năm 2014, trong đó có ngành khai
khoáng. Ví dụ:
-Về lao động vận hành máy sàng rung; vận hành máy lọc, máy phân ly khoáng
sản (than, quặng) lao động cần có các PTBVCN như: Quần áo lao động phổ
thông; Mũ vải (Thay bằng mũ, nón lá chống mưa nắng cho người làm việc
ngoài trời); Găng tay vải bạt; Giầy vải bạt thấp cổ; Khẩu trang lọc bụi; Kính
trắng chống bụi hoặc chống chấn thương cơ học; Áo mưa; Xà phòng.
-Về lao động đào hào, đào giếng (thăm dò và khai thác khoáng sản) cần trang
bị PTBVCN: Quần áo lao động phổ thông; Mũ chống chấn thương sọ não;
Găng tay vải bạt; Giầy vải bạt thấp cổ; Ủng cao su; Áo mưa; Xà phòng.
1.5 Sự cần thiết của việc trang bị PTBVCN cho người lao động:

Ngày nay, khoa học công nghệ rất phát triển mang lại nhiều lợi ích cho con
người. Trong đó có việc trang bị máy móc thiết bị hiện đại vào công việc để
hiệu suất làm việc trở lên cao hơn, nhưng nó cũng tiềm ẩn những rủi ro nhất
định. Vì vậy các doanh nghiệp, tổ chức cần trang bị các PTBVCN cho người
lao động, đề tránh các TNLĐ và BNN xảy ra. Để đảm bảo sức khỏe cho người
lao động, giúp cho hiệu suất làm việc cao hơn, và cũng là biện pháp tạo động
lực giúp người lao động làm việc tốt hơn.

5


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CỦA CÔNG TÁC TRANG BỊ
PHƯƠNG TIỆN BẢO VỆ CÁ NHÂN THUỘC
NGÀNH KHAI KHOÁNG HIỆN NAY
2.1 Sơ lược tình hình TNLĐ, BNN đang diễn ra tại Việt Nam và trong ngành
khai khoáng:
- Tai nạn lao động tại Việt Nam đang ngày càng nổi lên như một thách thức,
với tính chất nghiêm trọng về số thương tật, tử vong, ảnh hưởng tiêu cực tới sự
phát triển kinh tế, xã hội.
Theo Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, trong lĩnh vực công nghiệp mỗi
năm có khoảng 5000 vụ TNLĐ khiến từ 500 đến 600 người chết. Những
ngành, nghề để xảy ra tai nạn lao động nghiêm trọng trong năm vẫn là lao động
giản đơn trong khai thác khoáng sản, xây dựng, hóa chất. Trong đó, lĩnh vực
khai thác khoáng sản nói chung và khai thác đá nói riêng luôn chiếm tỷ lệ cao,
khoảng từ 18 – 20 % tổng số vụ TNLĐ.
- Tổng hợp từ Báo cáo tình hình tai nạn lao động của Bộ Lao động – Thương
Binh và Xã hội:
Năm
Số vụ tai nạn
Số người bị nạn

Số người chết
Số người chết vì khai
thác mỏ và xây dựng

2000
3405
3530
371
122

2010
5125
5307
601
68

2011
5896
6154
574
72

2012
6777
6967
606
84

2013
6695

6887
662
101

(Đơn vị tính: nghìn vụ; người)

Nhận xét: số vụ tai nạn lao động qua các năm ngày càng tăng cao, gây thiệt hại
lớn về người và của. TNLĐ gây ra thiệt hại hàng chục tỷ đồng cho doanh
nghiệp, xã hội. Cho thấy công tác bảo hộ lao động còn quá nhiều hạn chế, công
tác thanh kiểm tra về AT, VSLĐ của các sở ban ngành còn ít và hạn chế.
- Ngành khai khoáng, hay khai thác khoáng sản là một ngành công nghiệp
năng lượng quan trọng vào bậc nhất ở nước ta không chỉ bởi những giá trị tài
nguyên được đo đếm bằng tiền, mà còn là một ngành đem lại việc làm cho rất
nhiều lao động trực tiếp, góp phần ổn định kinh tế và trật tự xã hội . Thế nhưng,
6


trong hoạt động khai thác, hàng năm, vẫn có hàng nghìn vụ tai nạn lao động
với nhiều người chết và bị thương. Ví dụ như trong ngành khai thác than, theo
báo cáo của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin),
năm 2013, ngành than đã xảy ra 26 vụ tai nạn lao động, làm chết 30 công nhân.
Trong những ngày làm việc đầu tiên năm 2014, một vụ tai nạn lao động đã bất
ngờ xảy ra tại Công ty TNHH MTV Than Đồng Vông làm 6 công nhân thiệt
mạng và 1 công nhân bị thương nặng. Đây là một trong số những vụ TNLĐ có
số người chết cao nhất của ngành than.
-Trong năm 2015 trên toàn quốc đã xảy ra 7.620 vụ tai nạn lao động, làm 7.785
người bị nạn, trong đó 629 vụ tai nạn lao động chết người, có 666 người chết,
1.704 người bị thương nặng. (theo thông báo Tình hình tai nạn lao động năm
2015 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội ). Trong đó:
+ Lĩnh vực xây dựng chiếm 35,2% tổng số vụ tai nạn chết người và 37,9%

tổng số người chết;
+ Lĩnh vực cơ khí chế tạo chiếm 8,8 % tổng số vụ chết người và 8,1% tổng số
người chết;
+ Lĩnh vực dịch vụ chiếm 7,1% tổng số vụ chết người và 6,8% tổng số người
chết;
+ Lĩnh vực dịch vụ vận tải và bốc xếp hàng hóa chiếm 5,9% tổng số vụ chết
người và 6,1% tổng số người chết;
+ Lĩnh vực khai thác khoáng sản chiếm 5,5% tổng số vụ chết người và 6,9%
tổng số người chết;
=>Lĩnh vực khai thác khoáng sản là một trong các lĩnh vực có số vụ tai nạn và
người chết cao. Và số người mắc BNN trong ngành này cũng chiếm tỷ lệ lớn
hơn 70% trên 30 BNN tại Việt Nam, trong đó chủ yếu là bệnh bụi phổi Silic,
bụi phổi than... Tóm lại, người lao động làm nghề khai khoáng vừa phải đối
mặt với ô nhiễm, thậm chí là nguy hiểm cả tính mạng. Trong khi đó, người sử
dụng lao động đã không xây dựng quy trình, biện pháp làm việc an toàn,
không huấn luyện – đào tạo, trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao
động. Lao động trong ngành này thường có hợp đồng ngắn hạn, thời vụ, xuất
thân từ nông thôn thiếu kỹ năng làm việc và kỉ luật lao động thấp
2.2 Nguyên nhân xảy ra TNLĐ và BNN:
7


- Điều kiện lao động xấu không đảm bảo an toàn, nhiều nguy cơ dẫn đến
TNLĐ và BNN: Người lao động làm việc trong các công trường khai thác luôn
bị các nguy cơ gây TNLĐ và BNN rình rập như: Sạt, lở đất đá; điều kiện thời
tiết khắc nghiệt: mưa, bão, nắng nóng, ngập lụt và môi trường lao động bị ô
nhiễm bởi khói, bụi, tiếng ồn, rung, lắc…
- Tình hình vi phạm các qui định của Nhà nước về AT,VSLĐ trong khai thác
còn rất phổ biến: những quy định của Nhà nước; Pháp luật về AT,VSLĐ trong
khai thác khoáng sản đã được nêu rõ trong nhiều văn bản luật như: Bộ luật Lao

động, Luật khoảng sản, Luật Bảo vệ môi trường... Tuy nhiên việc thực hịên các
quy định đó ở nhiều đơn vị, cơ sở khai thác chưa nghiêm, nhất là các đơn vị
khai thác với khối lượng nhỏ (dưới 100.000m3/ năm) và thời gian khai thác
ngắn (dưới 5 năm). Hiện tượng vi phạm phổ biến là: khai thác không có giấy
phép; công nghệ khai thác, tổ chức và biện pháp khai thác thường không tuân
thủ các qui định về kỹ thuật và AT,VSLĐ.
-Nguyên nhân dẫn đến tai nạn chết người do người sử dụng lao động chiếm
52,8% ( năm 2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ).
+Do người sử dụng lao động không trang bị PTBVCN cho người lao động của
mình. Một trong các nguyên nhân chính gây ra bệnh bụi phổi silic, bụi phổi
than... là do người lao động không được trang bị khẩu trang lọc bụi, khẩu trang
chống độc. Trong khai thác khoáng sản người lao động thường xuyên tiếp xúc
với các thiết bị có công suất lớn, tiếng ồn rung lắc mà máy gây ra rất mạnh
nhưng người lao động lại không được trang bị thiết bị chống ồn như tai nghe,
nút tai...là nguyên nhân dẫn đến gần 20% lao động trong ngành này mắc bệnh
điếc nghề nghiệp trong tổng số người mắc BNN của Việt Nam ( năm 2015).
Trên thực tế, có rất nhiều doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp tư nhân người sử
dụng lao động đã cắt giảm việc trang bị các PTBVCN để đảm bảo lợi nhuận.

+Do người sử dụng lao động trang bị PTBVCN kém chất lượng, cũ kỹ không
đảm bảo an toàn và yêu cầu cho người lao động (các PTBVCN không có
nguồn gốc, xuất xứ, chất lượng không đảm bảo). Điều này cho thấy sự vô
trách nhiệm của các doanh nghiệp, người sử dụng lao động đối với người lao
động; vì họ chỉ quan tâm tới lợi ích trước mắt, mà không hề quan tâm tới sức
khỏe và sự an toàn của những người công nhân.
+Người sử dụng lao động thiếu trách nhiệm trong việc trang bị PTBVCN cho
người lao động, hoặc nếu PTBVCN bị hỏng, không có trách nhiệm cấp phát
lại. Việc cấp phát PTBVCN có công dụng bảo vệ chưa phù hợp với người lao
8



động. Trước khi cấp phát chưa kiểm tra lại chất lượng, không định kỳ kiểm tra
trong quá trình người người lao động sử dụng và ghi sổ theo dõi các PTBVCN
chuyên dùng có đảm bảo được độ an toàn cao hay không.
- Nguyên nhân từ phía người lao động chiếm 18,9%( năm 2015 của Bộ Lao
động-Thương binh và Xã hội ).
+Người lao động làm trong nghề khai khoáng thường có trình độ thấp nên
nhận thức của họ về tầm quan trọng của việc sử dụng PTBVCN khi làm việc
trong môi trường có tính độc hại chưa cao, không ý thức được việc không
mang PTBVCN sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏa của mình như thế nào.
+Ý thức chấp hành nội quy của doanh nghiệp về trang bị PTBVCN không tốt:
nhiều người lao động đã không mang những thiết bị bảo vệ cá nhân lên người
vì thấy vướng khó chịu, hoặc thấy khi mang vào hiệu quả làm việc không cao.
+Một số PTBVCN không đảm bảo tính thẩm mỹ, không phù hợp với sở thích
của người lao động. Hoặc khi được trang bị PTBVCN thì người lao động chỉ
mang khi có mặt người sử dụng lao động, mang với hình thức đối phó.
- Một trong các nguyên nhân dẫn đến TNLĐ, đến từ phía cơ quan Quản lý
Nhà nước: Họ thiếu trách nhiệm trong khâu kiểm tra quản lý chất lượng
PTBVCN cho người lao động không được rõ ràng, công khai. Do đó, rất nhiều
doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp tư nhân sử dụng rất nhiều PTBVCN không có
trong danh mục nghề, chưa được đăng kí sử dụng, hoặc những thiết bị hết hạn
sử dụng không đảm bảo an toàn => khi những thiết bị này được sử dụng tràn
nan, thì việc dẫn đến TNLĐ là rất cao, tăng mức độ nguy hiểm.
Các cơ quan Quản lý Nhà nước vẫn chưa thực hiện tốt khâu kiểm tra đôn đốc
thực thi pháp luật về trang bị PTBVCN ở tại các doanh nghiệp, tổ chức.
- Một số nhận xét:
+Những mặt tích cực: Người sử dụng lao động đã dần nhận thấy trách nhiệm
của mình trong việc đảm bảo an toàn, và trang bị PTBVCN cho người lao
động. Bắt đầu quan tâm, thực hiện nghiêm túc các thông tư hướng dẫn, luật
pháp về trang bị PTBVCN cho người lao động.

Các cơ quan quản lý nhà nước đã đưa ra nhiều thông tư, nghị định hướng dẫn
thực hiện quy định về trang bị PTBVCN cho người lao động. Quá trình kiểm
9


tra cũng đã được siết chặt hơn trước, các khâu cấp phép hoạt động cho các
doanh nghiệp khai khoáng cũng được quan tâm - giám sát - thanh tra nếu đủ
điều kiện mới được cấp phép hoạt động.
Người lao động cũng dần nhận thức được trách nhiệm của mình trong việc bảo
vệ an toàn tính mạng cho chính bản thân; việc thực hiện nội quy, quy định của
công ty về trang bị PTBVCN.
+Những mặt hạn chế: Tốc độ phát triển ngành khai thác khoáng sản ngày càng
lớn nhưng không đi kèm với công tác trang bị PTBVCN tốt, hợp lý khiến số
người chết vì TNLĐ trong ngành khai khoáng tăng một cách đáng báo động
trong mấy năm gần đây.
Với tốc độ phát triển như vậy, ngành khai khoáng được coi là ngành kinh tế
mũi nhọn của nước ta, và đang tạo ra một một khối lượng việc làm lớn, giải
quyết nhu cầu việc làm cho hàng triệu lao động, đặc biệt là lao động phổ thông
từ các vùng nông thôn. Tuy nhiên, việc chủ các doanh nghiệp khai khoáng
đang sử dụng rất nhiều lao động phổ thông thời vụ chính là điểm mấu chốt
khiến tai nạn lao động tăng cao. Do vậy mà người lao động không được quan
tâm trang bị PTBVCN đảm bảo an toàn lao động, không có bảo hiểm.
Hệ thống chính sách pháp luật hiện hành còn lạc hậu, chưa phù hợp với thực
tế, tồn tại nhiều bất cập, còn phân tán và chồng chéo; chưa có hướng dẫn về
hoạt động tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật và phòng ngừa TNLĐ trong các ngành có
nguy cơ cao (xây dựng, khai thác khoáng sản và hóa chất). Từ đó, làm cho các
cán bộ quản lý thanh tra khó khăn trong việc thực hiện tốt công việc của mình.
Người sử dụng lao động đôi khi vì lợi nhuận mà đánh đổi sự an toàn hay chính
tính mạng của người lao động bằng những phương tiện, thiết bị lạc hậu không
đảm bảo sự an toàn.

2.3 Một số ví dụ minh họa về chế độ trang bị PTBVCN tại một số đơn vị sản
xuất.
-Công ty xi măng Chinfon: Trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân :Tất cả cán bộ
công nhân viên đều được cấp phát quần áo đồngphục ( mùa đông và mùa hè
theo từng số đo riêng ) và giầy, mũ bảo hộ, khẩu trang, kính, xà phòng vv.. ở
những vị trí đặc thù còn được trang bị quần áo chống cháy chịu được nhiệt độ
10


cao. Đăng ký kiểm định các thiết bị, máy móc có yêu cầu nghiêm ngặt về
ATLĐ: Lên kế hoạch kiểm tra và hiệu chỉnh, kiểm định định kỳ các thiết bị
trên theo đúng yêu cầu của pháp luật.
- Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản (Vinacomin): yếu tố an toàn là
một trong những mục tiêu hàng đầu và cũng là tiêu chí quan trọng để xem xét,
đánh giá công tác thi đua, thành tích của các đơn vị. Các thiết bị như quần áo
bảo hộ trong ngành, dây đai an toàn, giày bảo hộ cao cấp đều được trang bị.
Các ban chuyên môn của Tập đoàn sẽ kiểm tra chặt chẽ kết quả thực hiện trang
bị PTBVCN ở các đơn vị và thường xuyên báo cáo Tổng giám đốc để có biện
pháp xử lý kịp thời. Lãnh đạo các đơn vị phải trực tiếp chỉ đạo việc lập các
biện pháp nâng cao mức độ đảm bảo an toàn để ứng phó với các nguy cơ mất
an toàn, những thiếu sót, tồn tại...
-Nhiều năm qua, Công ty than Nam Mẫu luôn coi trọng công tác an toàn, vệ
sinh lao động. Nâng cao tính tự giác, giữ nghiêm kỷ luật, kỷ cương của người
lao động. Tăng cường trang bị các PTBVCN mới hiện đại, để đảm bảo an toàn
tính mạng cho lao động, đặc biệt là đều trang bị giày bảo hộ lao động cao cấp
cho lao động của doanh nghiệp.
-Bên cạnh đó có nhiều doanh nghiệp vẫn chưa thực hiện tốt công tác trang bị
PTBVCN đảm bảo an toàn cho người lao động. Ví dụ như các doanh nghiệp ở
tỉnh Hòa Bình đã mắc nhiều sai phạm trong lĩnh vực an toàn, vệ sinh lao động.
Theo ông Đỗ Thành Long, Phó Chánh thanh tra Sở LĐTBXH: trong năm 2015

Thanh tra Sở đã phối hợp kiểm tra 15 doanh nghiệp thuộc lĩnh vực có nhiều
nguy cơ xảy ra TNLĐ: khai thác khoáng sản, điện và kiểm tra pháp luật lao
động tại 14 doanh nghiệp khác. Các doanh nghiệp được kiểm tra có quy mô từ
5 - 431 lao động. Qua kiểm tra 14 doanh nghiệp với 1.866 lao động, đoàn đã
kiến nghị 86 thiếu sót, phát hiện 75 hành vi vi phạm. Trong đó, có 10 doanh
nghiệp chưa tổ chức huấn luyện công tác AT, VSLĐ định kỳ hàng năm; tất cả
các doanh nghiệp trang bị chưa đầy đủ, đúng chủng loại PTBVCN cho người
lao động. Đáng chú ý là phần lớn các PTBVCN không có nguồn gốc, xuất xứ,
chất lượng không đảm bảo. Doanh nghiệp chưa trang bị được quần áo bảo
hộ trong ngành cho công nhân. Ngoài ra các phương tiện khác cũng không
được kể đến như giày bảo hộ cao cấp.
11


CHƯƠNG 3: CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG
PHƯƠNG TIỆN BẢO VỆ CÁ NHÂN CHO LAO ĐỘNG
NGÀNH KHAI KHOÁNG
3.1 Trách nhiệm của các bên liên quan:
* Trách nhiệm của người sử dụng lao động (NSDLĐ) trong việc thực hiện quy
định về PTBVCN:
Nhà nước ta đã có các văn bản quy định rõ trách nhiệm của NSDLĐ về thực
hiện AT,VSLĐ nói chung, trách nhiệm thực hiện quy định về PTBVCN nói
riêng. Nội dung NSDLĐ phải có trách nhiệm thực hiện các quy định về trang
bị cấp phát PTBVCN gồm :
- Phải mua sắm và cấp phát PTBVCN và cấp phát lại nếu PTBVCN bị mất, bị
hỏng không phải do lỗi của người lao động (NLĐ). Danh mục cấp phát được
thực hiện theo Thông tư 04/2014/TT-BLĐTBXH do Bộ Lao động – Thương
binh và Xã hội ban hành. Tuy nhiên, với một nghề công việc tại một địa chỉ cụ
thể có thể xuất hiện những yếu tố nguy hại khác (do thiết bị, do công nghệ,
nguyên liệu sử dụng, điều kiện thời tiết, địa lý vùng lãnh thổ, do ô nhiễm của

môi trường xung quanh …).Trong trường hợp này ngoài các PTBVCN
theoThông tư 04, NSDLĐ phải cấp phát bổ sung những PTBVCN cần thiết
khác cho NLĐ ( căn cứ nội dung điều 149 Bộ Luật lao động).
- Phải đưa ra thời hạn sử dụng PTBVCN phù hợp, căn cứ tính chất công việc
và chất lượng của PTBVCN cấp phát, sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức
Công đoàn cơ sở.
- Phải tổ chức huấn luyện, hướng dẫn NLĐ sử dụng thành thạo các PTBVCN
trước khi cấp phát và kiểm tra chặt chẽ việc sử dụng. Nội dung huấn luyện
NSDLĐ tối thiểu phải làm cho NLĐ hiểu rõ : Khi nào phải mang PTBVCN?
Cần sử dụng những PTBVCN nào trong khi làm việc ? Thực hiện các thao tác
khi mang, cởi bỏ, điều chỉnh như thế nào là đúng cách ? Phương pháp bảo
dưỡng, giữ gìn PTBVCN ra sao? Giới hạn sử dụng của PTBVCN? Biết được
khi nào cần loại bỏ PTBVCN…

12


- Phải cấp phát PTBVCN có công dụng bảo vệ phù hợp.Trước khi cấp phát
phải kiểm tra lại chất lượng, đồng thời phải định kỳ kiểm tra trong quá trình
NLĐ sử dụng và ghi sổ theo dõi các PTBVCN chuyên dùng có yêu cầu an toàn
cao ...
- Phải bố trí nơi cất giữ, bảo quản hợp lý.
- NSDLĐ không được cấp phát tiền thay hiện vật hoặc giao tiền cho NLĐ tự
mua sắm PTBVCN…
PTBVCN có thực sự trở thành giải pháp hiệu quả bảo vệ sức khoẻ và an toàn
trong lao động phụ thuộc rất lớn vào việc thực hiện trách nhiệm của NSDLĐ
theo quy định của Nhà nước.
Cũng cần thấy rằng khi NLĐ mang PTBVCN thì ít nhiều cũng gây cảm giác
không bình thường, thậm chí khó chịu vì vậy NSDLĐ cần có biện pháp tuyên
truyền giáo dục kết hợp hình thức hành chính cần thiết khác để NLĐ tự giác

thực hiện .
* Trách nhiệm của người lao động trong việc thực hiện quy định về PTBVCN:
Để thực hiện tốt quy định về PTBVCN cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa
NSDLĐ và NLĐ.
Theo quy định, NLĐ khi đã được trang cấp PTBVCN thì bắt buộc phải sử
dụng PTBVCN theo đúng quy định trong lúc làm việc. Không được sử dụng
PTBVCN vào mục đích riêng hoặc sai mục đích.
- NLĐ phải biết được tác hại nếu không mang PTBVCN. Phải biết giới hạn
bảo vệ, cách thực hiện các thao tác khi mang vào, tháo ra, điều chỉnh, vệ sinh,
bảo dưỡng, bảo quản PTBVCN theo huấn luyện của NSDLĐ.
- Bằng trực quan, trước mỗi khi sử dụng NLĐ cần kiểm tra sự toàn vẹn của
PTBVCN mình sẽ dùng. Điều này là bắt buộc khi sử dụng các PTBVCN có
liên quan trực tiếp đến các yếu tố nguy hại có thể gây tai nạn tức thời như:
găng tay, ủng, phương tiện phòng chống hơi khí độc….
- Khi chưa được cấp phát PTBVCN theo quy định, hoặc cấp phát không đủ,
không phù hợp NLĐ cần phải phản ánh, yêu cầu NSDLĐ xử lý.
Theo quy định chung NLĐ sẽ phải bồi thường khi làm hỏng, làm mất
13


PTBVCN nếu không có lý do chính đáng. Tùy theo quy định của mỗi đơn vị,
NLĐ phải trả lại PTBVCN khi không còn làm việc tại đơn vị nữa nếu NSDLĐ
yêu cầu.
* Trách nhiệm của cơ quan Nhà nước trong việc thực hiện quy định về
PTBVCN:
-Cơ quan nhà nước sẽ đưa ra các quy định về việc sử dụng PTBVCN nói
chung cho các ngành nghề và nói riêng cho ngành khai khoáng. Hiện tại,
Thông tư 04/2014/TT-BLĐTBXH ban hành ngày 12 tháng 2 năm 2014 là văn
bản quy định rõ nhất về phương tiện bảo hộ lao động cho các ngành nghề có
tính chất nguy hiểm, độc hại trong đó có ngành khai khoáng.

-Tuy vậy, việc quy định các chế tài xử lý vi phạm PTBVCN còn chưa rõ ràng.
Nhà nước nên có các văn bản xử lý những doanh nghiệp, NSDLĐ cũng như
NLĐ nếu có bất cứ vi phạm về trang bị PTBVCN trong quá trình lao động,
khai thác. Nhà nước cũng cần xây dựng tiêu chuẩn để đảm bảo chất lượng
PTBVCN. Yêu cầu các doanh nghiệp khai khoáng phải khai thác theo đúng
yêu cầu đã quy định.
-Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện trang bị PTBVCN tại các doanh nghiệp. Có
cơ chế quản lý thị trường về hàng giả, không đảm bảo chất lượng.
3.2 Kiến nghị, đề xuất:
Để giảm thiểu TNLĐ, bảo vệ sức khỏe người lao động, tiết kiệm thời gian và
chi phí điều trị do TNLĐ, BNN gây ra; cần triển khai đồng bộ các biện pháp
như sau: Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền về AT, VSLĐ nhằm nâng
cao trách nhiệm của các đơn vị, cơ sở khai thác khoáng sản và người lao động
để mọi người có ý thức cảnh giác và phòng ngừa tai nạn.
-Các cơ quan quản lý nhà nước, cùng các ban ngành chức năng cần có sự phối
hợp chặt chẽ trong công tác thanh kiểm tra việc thực hiện các quy định của
Nhà nước về việc trang bị PTBVCN ở tất cả các cơ quan, doanh nghiệp thuộc
ngành khai khoáng, siết chặt các yêu cầu về việc sử dụng các trang thiết bị đảm
bảo an toàn, đúng trong danh mục nghề.
-Đối với doanh nghiệp, phải lấy biện pháp phòng ngừa là chính, tăng cường
công tác tự kiểm tra, kịp thời khắc phục những nguy cơ mất an toàn lao động,
14


đồng thời tổ chức tốt công tác trang bị PTBVCN cho người lao động. Hằng
năm, các cơ quan, doanh nghiệp cần nghiêm túc thực hiện các chương trình tập
huấn hướng dẫn sử dụng các trang thiết bị PTBVCN; để người lao động hiểu
hết công dụng, và biết cách sử dụng phương tiện đó. Người sử dụng lao động
cần phải nâng cao trách nhiệm của mình trong việc mua bán, sử dụng các trang
thiết bị PTBVCN trong doanh nghiệp mình, đảm bảo an toàn đúng theo quy

định của nhà nước và pháp luật.
Doanh nghiệp nên phối hợp với tổ chức công đoàn cơ sở, tổ chức các chương
trình về việc hướng dẫn chia sẻ cách sử dụng các PTBVCN đúng cách, công
dụng của phương tiện, khi nào cần sử dụng... Hoặc tổ chức các cuộc thi, trò
chơi có thưởng về việc tìm hiểu các trang thiết bị PTBVCN, để người lao động
hiểu được hết các công dụng mà PTBVCN mang đến cho mình, từ đó nâng cao
ý thức tự giác thực hiện các quy định về trang bị PTBVCN của doanh nghiệp.
Tổ chức các lớp tập huấn về việc sử dụng các trang thiết bị PTBVCN cho
người lao động.
-Đối với người lao động: cần nâng cao tinh thần, ý thức tự giác trong việc thực
hiện các quy định về việc trang bị PTBVCN để bảo vệ chính bản thân mình.
Có thể tìm hiểu các công dụng của những phương tiện mình được cấp phát qua
sách báo, internet để từ đó biết cách sử dụng đúng yêu cầu.

15


KẾT LUẬN
Tóm lại, ngành khai thác khoáng sản là một ngành kinh tế mũi nhọn luôn được
quan tâm phát triển, nhưng ngành này cũng mang lại rất nhiều nguy hiểm cho
người lao động. Nhu cầu làm việc của người lao động luôn lớn hơn nguồn
cung, lương cao là do môi trường làm việc quá độc hại nguy hiểm, khắc nghiệt.
Mặt khác, vấn đề trang bị PTBVCN cho người lao động còn hạn chế gây ra
TNLĐ, gây ảnh hưởng đến sức khỏe trước mắt và lâu dài, đặc biệt là BNN.
Trong ngành công nghiệp khai khoáng, hay bất kể lĩnh vực nào thì BNN
thường có xu hướng trở thành mãn tính, mất thời gian điều trị dài. Vậy để đưa
ngành phát triển, và thu hút lao động, tạo tiền đề cho sự phát triển kinh tế, tất
cả các cơ quan Nhà nước, người sử dụng lao động và người lao động đều phải
có sự phối hợp chặt chẽ với nhau trong việc trang bị PTBVCN, nâng cao ý
thức cho người lao động.

Có thể thấy rằng, việc sử dụng PTBVCN hiện nay tại các doanh nghiệp khai
khoáng vẫn chưa hiệu quả, TNLĐ vẫn xảy ra - BNN vẫn tăng với tỷ lệ đáng
kể, đòi hỏi Nhà nước – các cơ quan quản lý phải có chế tài xử lý việc sử dụng
cũng như đưa ra các chỉ tiêu, tiêu chuấn chất lượng nhằm đảm bảo việc sản
xuất khai thác có hiệu quả và đảm bảo an toàn khi đưa vào sử dụng.

16


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Việt Dũng. Thông báo tình hình tai nạn lao động năm 2015 // Bộ Lao Động –
Thương Binh và Xã Hội. Cục An toàn Lao động. 2016
( )
2.Liên Trang. "Siết" an toàn lao động trong khai thác khoáng sản // Kinh tế và
Dự báo. 2015
( )
3.Văn phòng Tổng cục. Khai thác khoáng sản: Doanh nghiệp thờ ơ với tiêu
chuẩn an toàn lao động // Tổng cục địa chất và khoáng sản Việt Nam. 2015
( />%C3%A1c-kho%C3%A1ng-s%E1%BA%A3n-doanh-nghi%E1%BB%87p-th
%E1%BB%9D-%C6%A1-v%E1%BB%9Bi-ti%C3%AAu-chu%E1%BA
%A9n-an-to%C3%A0n-lao-%C4%91%E1%BB
%99ng&Itemid=357&lang=vi )
4.HTT. ATVSLĐ
trong các ngành có nguy cơ cao ở Việt Nam // Báo Giao thông. 2013
( )
5. Gia tăng nghiêm trọng tai nạn lao động trong các ngành có nguy cơ cao //
website Phòng chống bệnh nghề nghiệp. 2014
(:8086/pcbenhnghenghiep/pages/tintuc.aspx?
CateID=9&ItemID=799 )
6. An toàn và vệ sinh lao động trong ngành công nghiệp khai thác khoáng sản.

2014
( )
7. Tình hình tai nạn lao động trong những năm gần đây.
( )
8. Hà Đạo. Nâng cao an toàn lao động trong nghề đặc thù // Báo Lao động và
Xã hội. 2015.
( />17


9. PGS. TS. Trịnh Khắc Thẩm (2007), Giáo trình Bảo hộ lao động, Nhà xuất
bản Lao động Xã hội, Hà Nội.

18



×