Tải bản đầy đủ (.pdf) (36 trang)

BÁO CÁO NHÓM MÔN HỌC: QUẢN TRỊ DỰ ÁN ĐỀ TÀI: “XÓA MÙ CHỮ TẠI XÃ MƯỜNG NHÉ, HUYỆN MƯỜNG NHÉ, TỈNH ĐIỆN BIÊN”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (482.93 KB, 36 trang )

TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG

------------------------------

BÁO CÁO NHÓM
MÔN HỌC: QUẢN TRỊ DỰ ÁN
ĐỀ TÀI: “XÓA MÙ CHỮ TẠI XÃ MƯỜNG NHÉ,
HUYỆN MƯỜNG NHÉ, TỈNH ĐIỆN BIÊN”
Giảng viên hướng dẫn:

Th.S Nguyễn Thị Tuyết Nhung

Nhóm sinh viên thực hiện:

3

Lâm Hồng Huy

71306122

Đinh Công Duy

71306045

Nguyễn Thế Bảo Ngọc

71306627

Trần Nguyễn Lan Chi


71306028

Phan Trung Hậu

71306096

Nguyễn Hoàng Dung
Phùng Thị Dung
Trần Văn Phúc
Tp.HCM, tháng ## năm 2016


BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC
STT

TÊN

MSSV

MỨC ĐỘ

1

Lâm Hồng Huy

71306122

100%

2


Đinh Công Duy

71306045

100%

3

Nguyễn Thế Bảo Ngọc

71306627

90%

4

Trần Nguyễn Lan Chi

71306028

90%

5

Phan Trung Hậu

71306096

100%


6

Nguyễn Hoàng Dung

100%

7

Phùng Thị Dung

100%

8

Trần Văn Phúc

100%

CHỮ KÝ

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................4
GIỚI THIỆU VỀ DỰ ÁN .........................................................................................5
I. Dự Án...................................................................................................................5
II. Lý do thực hiện dự án .........................................................................................5
III. Tình hình mù chữ và tái mù chữ ở Xã Mường Nhé ..........................................6
IV. Mục đích của việc nghiên cứu ..........................................................................7
V. Mục tiêu của dự án .............................................................................................8
VI. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................8

NỘI DUNG KẾ HOẠCH THỰC HIỆN DỰ ÁN ...................................................9
I. Trách nhiệm về các đơn vị liên quan đến dự án ..................................................9
1. Sở Giáo dục và Đào tạo...................................................................................9
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư .................................................................................10
3. Sở Tài chính ..................................................................................................10


4. Sở Nội vụ ......................................................................................................10
5. Sở Thông tin và Truyền thông ......................................................................10
6. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Đài phát thanh – Truyền hình tỉnh; báo
Điện Biên; Trang Thông tin điện tử tỉnh Điện Biên .........................................10
7. Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh ..............................................................10
8. UBND huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên ..................................................11
9. Hội Khuyến học tỉnh .....................................................................................11
II. Kế hoạch thực hiện dự án .................................................................................11
1. Chuẩn bị ........................................................................................................11
2. Tiến hành dự án .............................................................................................17
3. Nội dung từng giai đoạn ................................................................................18
4. Hình thức đánh giá ........................................................................................33
5. Rủi ro và biện pháp .......................................................................................34
LỜI KẾT ..................................................................................................................35


LỜI MỞ ĐẦU
Hiện nay, công cuộc công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước đang là một tất
yếu của sự phát triển, nó trở thành làn sóng mạnh mẽ tác động đến tất cả các nước
trên thế giới cũng như mọi mặt của đời sống xã hội. Kinh nghiệm cũng như thực
tiễn đã chỉ ra rằng công nghiệp hóa- hiện đại hóa có mối quan hệ chặt chẽ với sự
nghiệp Giáo dục và đào tạo.
Có thể nói rằng Giáo dục và đào tạo là yếu tố tác động mạnh mẽ đến quy mô,

tốc độ cũng như sự thành công của sự nghiệp công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất
nước. Bởi vì, công nghiệp hóa- hiện đại hóa là một quá trình mà trong đó sử dụng
năng lực, kinh nghiệm, trí tuệ, bản lĩnh của con người để tạo ra và sử dụng các
thành tựu khoa học kỹ thuật, công nghệ hiện đại kết hợp với giá trị truyền thống của
dân tộc để đổi mới mọi lĩnh vực của đời sống xã hội nhằm hướng tới một xã hội văn
minh và hiện đại. Chính vì vậy mà công nghiệp hóa- hiện đại hóa đòi hỏi phải có
một lực lượng lao động có chất lượng cao.
Tại Việt Nam, công cuộc công nghiệp hóa- hiện đại hóa đang được thực hiện,
do đó cũng đòi hỏi đến trình độ của lao động trong nước. Để nhận được sự đào tạo
tốt nhận thì đều cơ bản là phải biết chữ. Công cuộc xóa mù chữ ở nước ta đã bắt đầu
diễn ra từ những năm 45 đến nay tỷ lệ biết chữ đã cao nhưng vẫn còn những vùng
miền xa xôi trên tổ quốc kia vẫn còn nạn mù chữ.
Nhận thấy được tầm quan trọng trên, nhóm chúng em quyết định thực hiện
một dự án: “Xóa nạn mù chữ tại xã Mường Nhé, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện
Biên.” Nhằm nâng cao tỷ lệ đồng bào Việt Nam được biết chữ để có cuộc sống tốt
hơn và góp thêm một phần sức để xây dựng tổ quốc ngày càng vững mạnh.


GIỚI THIỆU VỀ DỰ ÁN
Căn cứ vào Quyết định số 692/QĐ-TTg ngày 04/09/2016 của Thủ tướng Chính phủ
về việc phê duyệt Dự án “Xóa mù chữ tại xã Mường Nhé, huyện Mường Nhé, tỉnh
Điện Biên”, công văn số 3428/BGDĐT-GDTX ngày 22/09/2016 của Ủy ban nhân
dân (UBND) tỉnh Điện Biên về việc phê duyệt Kế hoạch thực hiện Dự án “Xóa mù
chữ tại xã Mường Nhé, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên”, UBND tỉnh Điện Biên
xây dựng Kế hoạch thực hiện dự án như sau:
I. Dự Án
Tên: Chương trình xóa nạn mù chữ tại xã Mường Nhé, huyện Mường Nhé, tỉnh
Điện Biên.
II. Lý do thực hiện dự án
Việt Nam vẫn được biết đến là một trong những nước có tỷ lệ người biết đọc

biết viết cao, chiếm tới 90.3%. Thế nhưng bên cạnh đó, một thực tế không thể phủ
nhận là cho đến thời điểm hiện tại, vẫn có hàng triệu người Việt Nam ở trong tình
trạng mù chữ và tái mù, tập trung ở khu vực có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh
sống. Để giải quyết đẩy lùi nạn mù chữ và tái mù chữ hiện nay, trước hết chúng ta
cần nắm rõ thực trạng, tìm hiểu nguyên nhân, từ đó đưa ra những biện pháp giải
quyết phù hợp với cảnh huống ở từng địa phương.
Để phục vụ cho công cuộc ấy, Sở Giáo dục và Đào tạo chúng tôi đã tiến hành
khảo sát tại huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên. Kết quả của cuộc khảo sát này cho
phép chúng ta nhìn thấy con số mù chữ thực tế về tình hình mù chữ ở huyện Mường
Nhé tỉnh Điện Biên, và một số vấn đề liên quan, chẳng hạn như: chất lượng của các
lớp xóa mù chữ; sự chênh lệch giữa các dân tộc, các độ tuổi và bất bình đẳng giới
trong mù chữ và tái mù.


III. Tình hình mù chữ và tái mù chữ ở Xã Mường Nhé
Xã Mường Nhé (thuộc huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên) là một xã thuộc
một huyện miền núi, nằm trên ngã ba biên giới giữa Việt Nam với hai nước láng
giềng là Trung Quốc và Lào. Phía Tây Bắc giáp tỉnh Vân Nam Trung Quốc. Phía
Tây và Tây Nam giáp Lào. Phía Nam giáp huyện Mường Chà tỉnh Điện Biên. Phía
Đông và Đông Bắc giáp huyện Mường Tè tỉnh Lai Châu. Điểm cực Tây của Việt
Nam là A Pa Chải-Tá Miếu, chính là ngã ba biên giới, nằm tại xã Sín Thầu, có tọa
độ địa lý kinh độ 102°8' Đông, vĩ độ 22°44' Bắc. Diện tích tự nhiên ở đây chủ yếu
là rừng chiếm 55%.
Phạm vi nghiên cứu
- Không gian: Do điều kiện không cho phép nên chúng tôi chỉ tập trung vào:
 Bản Mường Nhé, xã Mường Nhé, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên.
 Bản Nà Pán, xã Mường Nhé, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên.
 Bản Đoàn Kết, xã Mường Nhé, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên.
-Thời gian: Dự án bắt đầu từ tháng 10/2016 và kết thúc vào tháng 09/2018.
Hiện trạng về nạn mù chữ

Tổng số người tại 3 bản này là 1523 người, bao gồm 3 dân tộc như: Kinh,
Thái, Mông, Tày, Hà Nhì. Theo thống kê do phòng Giáo dục và Đào tạo cung cấp
thì trong số 1523 người được khảo sát thì có 764 người (49,8% dân số tại 3 bản này)
thuộc diện mù chữ và tái mù chữ.


Trong đó số lượng người mù chữ ở nữ giới cao hơn so với nam giới. Theo nếp
sống của người dân tộc, thường chỉ có người đàn ông mới có các hoạt động trao đổi
ngoại giao, là người gánh vác mọi chuyện lớn trong gia đình, còn người phụ nữ chỉ
“quanh quẩn” trong nhà lo bếp núc, ít có sự tiếp xúc với bên ngoài. Vì vậy hầu hết
phụ nữ người dân tộc sẽ không được cho đi học tiếng phổ thông vì gia đình họ và
bản thân người phụ nữ cũng cho đó là không cần thiết. Kết quả này cũng phần nào
phản ánh được tình trạng bất bình đẳng trong việc thụ hưởng nền giáo dục của đồng
bào dân tộc thiểu số.
Nguyên nhân dẫn đến hiện trạng này:
 Chất lượng của các lớp xóa mù chữ.
 Sự chênh lệch giữa các dân tộc, các độ tuổi và bất bình đẳng giới trong mù
chữ và tái mù.
 Sự chênh lệch giữa các bản được khảo sát.
 Do vị trí địa lý.
IV. Mục đích của việc nghiên cứu
Nâng cao nhận thức, trách nhiệm về công tác xóa mù chữ (XMC) cho mọi người,
huy động các tổ chức kinh tế, xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân, cộng đồng dân cư
có trách nhiệm tham gia công tác XMC, củng cố, nâng cao chất lượng công tác phổ
cập giáo dục tiểu học trên địa bàn tỉnh Điện Biên.
Tiếp tục duy trì và nâng cao hiệu quả công tác XMC, giáo dục tiếp sau khi biết chữ,
mở rộng độ tuổi XMC, ưu tiên các đối tượng chính sách, người dân tộc thiểu số, tôn
giáo, phụ nữ, trẻ em gái, người khuyết tật và những người sinh sống ở các vùng có
điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khăn, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, nâng
cao dân trí, thực hiện công bằng xã hội.



V. Mục tiêu của dự án
Tổ chức XMC cho 637 người trong độ tuổi 15-60, nâng tỷ lệ biết chữ đạt trên 96%
và XMC cho 191 người trong độ tuổi từ 15-35, nâng tỷ lệ biết chữ đạt trên 99,5%.
Có trên 80% số người mới biết chữ tiếp tục tham gia học tập với nhiều hình thức
khác nhau nhằm củng cố vững chắc kết quả biết chữ và không tái mù chữ trở lại.
VI. Phương pháp nghiên cứu
- Thu thập thông tin:
 Thông qua báo chí, internet, các bài viết cũ…
 Tham dự các hoạt động xóa nạn mù chữ do địa phương tổ chức…
- Tổng hợp và xử lý thông tin:
Phân tích định lượng thông qua các chỉ số tài chính.
Đánh giá định tính theo ý kiến chuyên giá, quan sát thực tế và các thông tin thu thập
được.


NỘI DUNG KẾ HOẠCH THỰC HIỆN DỰ ÁN
I. Trách nhiệm về các đơn vị liên quan đến dự án
1. Sở Giáo dục và Đào tạo
Cơ quan thường trực, giúp đỡ UBND tỉnh Điện Biên tổ chức triển khai thực
hiện dự án này, phối hợp với các sở, ban, ngành, tổ chức, đoàn thể liên quan hướng
dẫn tổ chức thực hiện các nhiệm vụ và giải pháp của dự án này, xây dựng các văn
bản liên quan.
Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính xây dựng chính sách, chế độ hỗ trợ người
dạy và người học xóa mù chữ.
Tổ chức cung ứng và triển khai có hiệu quả tài liệu tuyên truyền về công tác
XMC, thực hiện chương trình xóa mù chữ và tài liệu dạy, học theo chương trình xóa
mù chữ theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Chuẩn bị cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, chủ trì, phối hợp với các sở, ban

ngành, tổ chức, đoàn thể liên quan tổ chức đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp
vụ cho cán bộ, giáo viên dạy xóa mù chữ.
Kiểm tra, giám sát, tổng hợp, đánh giá tình hình thực hiện dự án. Định kỳ sau
mỗi lớp (dự kiến là 4 tháng 1 lần) báo cáo kết quả học viên đạt và không đạt cho
UBND tỉnh và Bộ Giáo dục và Đào tạo, sau mỗi giai đoạn thống kê và báo cáo số
người đã đủ tiêu chuẩn được công nhận biết chữ, số người có ý định muốn tiếp tục
học sau khi đã biết chữ.
Tổng hợp dự toán kinh phí của các đơn vị được giao nhiệm vụ, phối hợp với
Sở Tài chính lập dự toán tổng thể để Sở Tài chính trình UBND tỉnh phê duyệt.


2. Sở Kế hoạch và Đầu tư
Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính và Sở Giáo dục và Đào tạo tham mưu
UBND tỉnh thực hiện phân bổ nguồn ngân sách Nhà nước từ nguồn vốn Chương
trình mục tiêu quốc gia về GD&ĐT do ngân sách Trung ương hỗ trợ.
3. Sở Tài chính
Bố trí ngân sách, chi cho các hoạt động giáo dục, kinh phí thực hiện dự án.
Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo lập dự toán tổng thể để trình cho UBND.
4. Sở Nội vụ
Phối hợp với Sở GD&ĐT tham mưu cho UBND tỉnh trong việc tổ chức, sắp
xếp, bố trí giáo viên chuyển trách công tác XMC để Sở có đủ nhân lực thực hiện dự
án này.
5. Sở Thông tin và Truyền thông
Chỉ đạo, định hướng và hướng dẫn các cơ quan báo chí địa phương, phòng
Văn hóa thông tin huyện Mường Nhé tuyên truyền về dự án.
6. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Đài phát thanh – Truyền hình tỉnh; báo
Điện Biên; Trang Thông tin điện tử tỉnh Điện Biên
Ưu tiên diện tích, thời lượng, chương trình, nội dung, mở chuyên trang mục,
có nhiều tin bài, phóng sự, thông tin phản ánh về công tác XMC.
Đăng tải các tin, bài phản ánh về tình hình triển khai dự án XMC.

7. Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh
Chỉ đạo các đồn Biên phòng phối hợp với Bộ GD&ĐT rà soát, khảo sát, thống
kê lại số lượng người thuộc diện mù chữ và tái mù chữ thực tế tại 3 bản này, thống
kê về kinh phí, trang thiết học cần thiết và gửi Phòng GD&ĐT.


8. UBND huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên
Đưa dự án “Xóa mù chữ tại xã Mường Nhé, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện
Biên” vào trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm của địa phương.
Bố trí đủ nhân lực, giáo viên chuyên trách làm công tác XMC theo quy định.
Hỗ trợ ngân sách cho công tác XMC, chỉ đạo các cơ quan liên quan thực hiện
chế độ chính sách đối với những người tham gia công tác XMC và hỗ trợ người học
XMC.
9. Hội Khuyến học tỉnh
Vận động gây quỹ, cấp học bổng cho đối tượng người tham gia học có hoàn
cảnh khó khăn.
II. Kế hoạch thực hiện dự án
1. Chuẩn bị
1.1 Khảo sát
Do số liệu thống kê đã cũ nên chúng tôi phối hợp với Bộ Giáo dục và đào tạo,
bộ chỉ huy bộ đội biên phòng đã tiến hành khảo sát thực tế lại tại 3 bản này.
Thời gian khảo sát: 1 tuần.
Nhân sự: Bao gồm 9 cán bộ trực thuộc các đồn biên giới gần khu vực 3 bản này.
Kết quả sau khi khảo sát thực tế thì có 651 người thuộc diện mù chữ và tái mù chữ,
như vậy tí hơn 113 so với số liệu do Bộ Giáo dục cung cấp (764 người). Kết quả
khảo sát được thể hiện trong bảng sau:


Nam


Nữ

Tổng

15-35

35-60

15-35

35-60

15-60

Mường Nhé

26/84

58/84

43/122

77/122

206

Nà Pán

21/74


53/74

31/110

79/110

184

Đoàn Kết

37/121

84/121

41/140

99/140

261

Như vậy sau khi khảo sát thì 3 bản này có số lượng người thuộc diện mù chữ
hoặc tái mù chữ là 651 người trong đó có 280 là nam và 371 là nữ.
1.2 Tuyên truyền, vận động, xác định số lượng học viên
Sở Giáo dục chúng tôi sẽ phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông tại
huyện, cũng như Sở Văn hóa, Thể thao và du lịch, đài phát thanh để tuyên truyền,
vận động người dân hưởng ứng, tham gia đăng ký khóa học này.
Thời gian: 1 tuần.
Số lượng học viên đăng ký:
Giai đoạn 1: 637 người.
Nam


Nữ

Tổng

15-35

35-60

15-35

35-60

15-60

Mường Nhé

25/82

57/82

43/119

76/119

201

Nà Pán

19/73


54/73

31/108

77/108

181

Đoàn Kết

34/118

84/118

39/137

98/137

255


Giai đoạn 2: 510 người (80% số lượng ban đầu).
Nam

Tổng

Nữ

15-35


35-60

15-35

35-60

15-60

Mường Nhé

21/66

45/66

34/95

61/95

161

Nà Pán

15/58

43/58

25/86

61/86


145

Đoàn Kết

27/94

67/94

32/110

78/110

204

1.3 Nhân lực
Dựa trên số lượng học viên đăng ký (637 người) thì chúng tôi quyết định kết
hợp với UBND huyện Mường Nhé và Sở Nội vụ tiến hành tuyển 21 giáo viên và 3
cán bộ giám sát để giảng dạy tại các lớp mù chữ ở giai đoạn 1, giai đoạn 2 do số
lương học viên đăng ký ít đi (510 người) nên chúng tôi sẽ xem xét, thỏa thuận giữ
lại 17 giáo viên và kết thúc hợp đồng với 4 giáo viên còn lại.
Thời gian tuyển: 1 tháng.
Số lượng:
 Giai đoạn 1: 21 giáo viên và 3 cán bộ thường trực.
 Giai đoạn 2: 17 giáo viên và 3 cán bộ thường trực.
Đa phần là những giáo viên đang dạy phổ cập trên địa bàn huyện Mường Nhé
có nhu cầu kiếm thêm thu nhập.
1.4 Địa điểm dạy học
Sau khi thống nhất về số lượng học viên và giáo viên cần thiết, chúng tôi sẽ
phối hợp với UBND huyện Mường Nhé quyết định chọn 3 nơi để làm cơ sở giảng

dạy làm địa điểm thực hiện dự án. Đặc điểm của 3 cở sở này đều có vị trí thuận tiện
tạo điều kiện cho học viên tại từng bản dễ dàng tiếp cận, cũng như đi lại:
 Bản Mường Nhé: THPT DNTN Mường Nhé (Cơ sở 1).


 Bản Nà Pán: Trường THPT Mường Nhé (Cơ sở 2).
 Bản Đoàn Kết: Trung tâm GDTX huyện Mường Nhé (Cơ sở 3).
Thời gian: 1 tháng.
Bao gồm: 30 người/lớp
Giai đoạn 1:
 Cơ sở 1: Gồm 7 lớp, 7 giáo viên và 1 cán bộ thường trực.
 Cơ sở 2: Gồm 6 lớp, 6 giáo viên và 1 cán bộ thường trực.
 Cơ sở 3: Gồm 8 lớp, 8 giáo viên và 1 cán bộ thường trực.
Giai đoạn 2:
 Cơ sở 1: Gồm 5 lớp, 5 giáo viên và 1 cán bộ thường trực.
 Cơ sở 2: Gồm 5 lớp, 5 giáo viên và 1 cán bộ thường trực.
 Cơ sở 3: Gồm 7 lớp, 7 giáo viên và 1 cán bộ thường trực.
1.5 Chuẩn bị dụng cụ học tập
Sách giáo khoa: dự kiến 6000 cuốn cho mỗi lớp, chi tiết chúng tôi sẽ thể hiện
trong bảng kinh phí. Được chiết khấu 10% do nhà xuất bản Kim Đồng cung cấp.
Tập vở: dự kiến 2000 cuốn tập, được tài trợ từ các doanh nghiệp.
Bút, thước, gôm…: Được tài trợ từ các doanh nghiệp.
Thời gian chuẩn bị: 2 tuần.
1.6 Thông báo, phổ biến cho học viên:
Sau khi chuẩn bi xong cở sở vật chất, chúng tôi sẽ thông báo cũng như phổ
biến cho những học viên đã đăng ký về nơi học, thời gian học.
Thời gian thông báo: 3 ngày.


1.7 Vận chuyển, kiểm tra trang thiết bị, dụng cụ học tập

Vận chuyển dụng cụ học tập tới từng cơ sở, số lượng theo đúng số lượng học
viên đăng ký tại mỗi cơ sở, đồng thời kiểm tra, chạy thử một số trang thiết bị cần
thiết trước khi tiến hành dạy học.
Thời gian vận chuyển, kiểm tra: 4 ngày.
1.8 Kinh phí
Kinh phí của dự án sẽ như sau:

STT

Nội dung

Số lượng

ĐVT

Đơn giá (VNĐ)

Thành tiền
(VNĐ)

1

Chi phí khảo sát, thống kê

3.000.000

2

Chi phí tuyên truyền, vận động


18.000.000

3

Chi phí thù lao
Giai đoạn I (250 ngày)
Giáo viên

21

Người

50.000/ngày

262.500.000

Cán bộ thường trực

3

Người

62.500/ngày

46.875.000

Phụ cấp

24


500.000/tháng

150.000.000

Giai đoạn II (180 ngày)

4

Giáo viên

17

Người

50.000/ngày

153.000.000

Cán bộ thường trực

3

Người

62.500/ngày

33.750.000

Phụ cấp


20

500.000/tháng

90.000.000

Chi phí thuê
Giai đoạn I (250 ngày)
Cơ sở 1

75.000/ngày

18.750.000

Cơ sở 2

50.000/ngày

12.500.000

Cơ sở 3

100.000/ngày

25.000.000

Giai đoạn II (180 ngày)
Cơ sở 1

50.000/ngày


9.000.000


5

Cơ sở 2

37.500/ngày

6.750.000

Cơ sở 3

75.000/ngày

13.500.000

Chi phí dụng cụ học tập
Giai đoạn I
Lớp 1
Sách giáo khoa

5.750

Cuốn

37.665.810

5.750


Cuốn

37.493.820

7.010

Cuốn

49.017.150

Lớp 2
Sách giáo khoa
Lớp 3
Sách giáo khoa

Giai đoạn II
Lớp 4
Sách giáo khoa

5.100

Cuốn

41.919.696

6.120

Cuốn


50.221.080

Lớp 5
Sách giáo khoa
6

Chi phí vận chuyển

1.500.000

7

Chi phí khác

2.000.000
Tổng

1.062.442.556

1.9 Ngân sách:
Ngân sách để thực hiện kế hoạch đến từ ngân sách Nhà nước cụ thể là từ
nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia về GD&ĐT do ngân sách Trung ương
hỗ trợ, ngân sách địa phương cân đối cấp phát thêm để triển khai thực hiện kế hoạch
theo yêu cầu thực tế của địa phương. (30% kinh phí của dự án).
Ngân sách còn được tài trợ bởi các nguồn lực của các tổ chức doanh nghiệp
bên ngoài như (50% kinh phí của dự án):


 Công ty THNN Việt Hoa.
 Tập đoàn Thiên Long.

 Công ty giấy Thanh Mai.
 Công ty sữa Vinamililk.
 Công ty Hòa Bình.
 Công ty Tiến Phát.
 Công ty Vĩnh Tiến.
Ngoài ra ngân sách dự án còn đến từ sự đóng góp từ các trường học, cộng
đồng, cá nhân (20% và đồ dùng học tập gồm vở và bút viết)
2. Tiến hành dự án
Thời lượng giảng dạy:
Giai đoạn I
Môn học

Giai đoạn II

Toàn cấp

Lớp 1 Lớp 2 Lớp 3 Tổng số Lớp 4 Lớp 5 Tổng số

(tiết)

Tiếng Việt

180

140

140

460


120

120

240

700

Toán

60

85

85

230

80

80

160

390

TN-XH

0


30

30

60

0

0

0

60

Sử-Địa

0

0

0

0

35

35

70


70

Khoa học

0

0

0

0

35

35

70

70

240

255

255

750

270


270

540

1.290

80

85

85

250

90

90

180

430

Tổng số tiết
Số buổi học
(3tiết/buổi)

Giai đoạn I: Xóa mù chữ và tái mù chữ.
Gồm lớp 1, lớp 2, lớp 3, yêu cầu sau khi kết thúc giai đoạn này: có thể nhận
biết, đọc và viết được chữ, kiến thức cơ bản về TNXH.



Giai đoạn II: Giáo dục tiếp sau khi biết chữ.
Gồm lớp 4, lớp 5, yêu cầu sau khi kết thúc giai đoạn này: cải thiện khả năng
đọc viết tốt hơn, làm được những bài toán bắt đầu phức tạp, có kiến thức cơ bản về
địa lý và lịch sử,kiến thức nâng cao về TNXH.
Thời khóa biểu dự kiến:
Thời gian: 18h30-20h45 (3 tiết)
Thứ 2

Thứ 3

Thứ 4

Thứ 5

Thứ 6

Lớp 1

Tiếng Việt

Toán

Tiếng Việt

Toán

Tiếng Việt

Lớp 2


Tiếng Việt

Toán

Toán

Tiếng Việt

Lớp 3

Tiếng Việt

Toán

Tiếng Việt

Toán

Tiếng Việt

Toán

Tiếng Việt

Khoa học

Sử-Địa

Lớp 4


Lớp 5

Tiếng Việt
Sử-Địa
Tiếng Việt

3. Nội dung từng giai đoạn
I. Giai đoạn 1
1. Lớp 1
1.1 Tiếng Việt
Bao gồm các môn như:
 Chữ cái.
 Học vần.

Tiếng Việt
TN-XH

Toán
Toán
Khoa học
Toán

Tiếng Việt
TN-XH
Tiếng Việt

Tiếng Việt



 Tập đọc.
 Chính tả.
 Kể chuyện.
 Tập viết.
Thời lượng: 180 tiết.
Do lớp 1 là nền tảng, bước khởi đầu quan trọng cho từng học viên nên chúng tôi sẽ
đặt ra những yêu cầu sau:
A. Chữ cái
Nội dung:
 Làm quen với bảng chữ cái a,b,c…
 Làm quen với nề nếp học tập, mạnh dạn, tự tin.
Yêu cầu:
 Giáo viên dựa vào tranh trong sách giáo khoa hoặc tranh ảnh, vật mẫu đã
chuẩn bị sẵn để giới thiệu chữ cái hoặc dấu ghi thanh mới.
 Hướng dẫn HV nhận dạng (phân tích) chữ ghi âm/ dấu ghi thanh mới.
 Hướng dẫn HV tập phát âm âm mới, tiếng rời và tiếng trong từ.
 Viết mẫu và hướng dẫn quy trình viết để HV tập viết chữ ghi âm, dấu ghi
thanh mới vào tập.
 Học viên tập tô theo nét chữ mới học trong tài liệu học. Giáo viên cần dành
thời gian hướng dẫn HV tư thế ngồi, cách để vở, giữ vở, khoảng cách giữa
mắt và vở, cách cầm bút đưa theo nét có sẵn.
B. Tập đọc
Nội dung: Đọc theo nội dung trong SGK.
Yêu cầu:


 Luyện đọc âm mới, tiếng rời và tiếng trong từ, luyện đọc theo nhiều hình
thức cá nhân, nhóm, cả lớp (giai đoạn đầu GV cần hướng dẫn HV cách nhìn
chữ, nhìn dấu để đọc thành tiếng).
 Nội dung luyện nghe - nói chủ yếu dựa vào tranh, do vậy tương đối tự do

không gò bó trong các âm, thanh vừa học (tuy nhiên, GV nên gợi ý sao cho
trong lời nói của HV, các âm, thanh đó xuất hiện với tần số cao để rèn kỹ
năng phát âm cho HV).
 GV nêu câu hỏi để hướng dẫn HV luyện nói, giúp HV làm quen với không
khí học tập mới, khắc phục sự rụt rè, tập mạnh dạn nói cho HV nghe và nghe
người khác nói, làm quen với môi trường giao tiếp mới - giao tiếp văn hoá,
giao tiếp học đường.
C. Học vần:
Nội dung:
 Học cách ghép vần của từng chữ cái.
 Các dấu thanh (dấu sắc, hỏi, nặng…).
 Vần của 2 chữ cái ghép lại với nhau (p-ph, n-nh…) và vần của những từ có
dấu thanh (ưa, uôi, ươi, â-ây…).
 Chữ thường, chữ hoa.
Yêu cầu:
 Giáo viên dựa vào tranh ở SGK hoặc tranh ảnh, vật mẫu đã chuẩn bị để giới
thiệu chữ ghi vần mới; cũng có thể giới thiệu trực tiếp vần mới.
 Dạy phát âm hoặc đánh vần các vần mới.
 Hướng dẫn học viên ghép âm, vần thành tiếng mới, từ mới, đánh vần và đọc
trơn nhanh tiếng mới, đọc trơn từ mới.
 Hướng dẫn học viên đọc từ ngữ ứng dụng (có thể kết hợp giải nghĩa của một
số từ ngữ ứng dụng, nếu giảng viên thấy cần thiết).


 Giảng viên hướng dẫn HV viết chữ ghi vần, tiếng mới (chú ý quy trình viết,
cỡ chữ, điểm đặt bút, dừng bút).
D. Tập viết
Nội dung:
 Tô các nét cơ bản a,b,c…
 Tô các chữ hoa A,B,C…

 Viết chữ số: 0,1,2,3…
Yêu cầu:
 Tuỳ vào nội dung bài tập viết, GV có thể gợi ý để HV phân tích cấu tạo chữ
 Giảng viên gợi ý, đặt câu hỏi và thông qua chữ mẫu trên bảng lớp để HV
nhận biết và phân tích cấu tạo của chữ cần luyện viết, so sánh để tìm điểm
tương đồng/ khác biệt giữa chữ cái cần luyện viết với chữ cái đã luyện viết
trước đó.
 GV củng cố lại một số chữ viết khó hoặc các chữ cái mà HV hay viết sai.
 Xác định các chữ viết hoa (nếu có) và quan hệ giữa chữ viết hoa với chữ cái
tiếp sau trong trường hợp thuận lợi và không thuận lợi.
 GV phân tích và minh họa các cách viết (điểm đặt bút, chiều hướng nét chữ,
thứ tự viết nét, liên kết các chữ cái, liên kết chữ cái thành tổ hợp chữ ghi âm,
vần, tiếng, điểm dừng bút), cần chú ý phân tích cả quy trình viết dấu phụ,
dấu thanh, khoảng cách giữa các chữ ghi tiếng...
 Viết mẫu và thao tác trực quan của GV trên bảng lớp giúp HV nắm quy trình
viết từng nét, từng chữ. Do vậy, GV phải viết chậm, đúng quy trình, phải tạo
điều kiện cho HV nhìn thấy tay GV viết từng nét chữ.

E. Chính tả
Nội dung: Theo nội dung trong SGK.
Yêu cầu:


 GV nêu yêu cầu của bài viết chính tả và các bài tập chính tả âm, vần.
 Cho HV đọc bài chính tả sẽ viết (trong SGK), tìm hiểu (hoặc tái hiện) nội
dung chính của bài viết.
 Hướng dẫn viết.
 Yêu cầu HV luyện viết những chữ khó.....
 Hướng dẫn HV viết bài tập chép, nhớ - vần, hoặc đọc bài chính tả cho HV
viết:

 Đọc lại toàn bài lần cuối cho HV soát lại bài chính tả vừa viết.
 GV chọn chấm một số bài viết của HV.
 GV cần giúp HV kiểm tra bài viết để phát hiện và chữa lỗi chính tả.
F. Kể chuyện
Nội dung: Dựa vào mẫu chuyện trong SGK.
Yêu cầu:
 Giáo viên đọc cho học viên nghe, giáo viên cần đọc to rõ ràng.
 Yêu cầu học viên tóm tắt lại nội dung của bài kể chuyện.
1.2 Toán học
Nội dung:
 Giới thiệu bộ đồ dùng học tập môn Toán.
 Các số từ 1,2,3…0.
 So sánh nhiều hơn, ít hơn, bé hơn (dấu <), lớn hơn (dấu >), bằng (dấu =), so
sánh các số có 2 chữ số.
 Hình vuông, hình tròn, tam giác, đo độ dài, đoạn thẳng, xăng-ti-mét, điểm ở
trong điểm ở ngoài 1 hình.
 Phép cộng, phép trừ, phép cộng phép trừ trong phạm vi 100, phép cộng phép
trừ các số tròn chục.
 Thời gian, số ngày trong tuần.
Yêu cầu:


 Giáo viên hướng dẫn cách ghi từng số, có thể ghi mẫu trên bảng để học viết
theo.
 Hướng dẫn tính kỹ càng, cẩn thận khi tính toán, ghi ra nháp trước khi ghi vô
vở.
 Hướng dẫn học viên phát âm các số từ 1-100.
Thời lượng: 60 tiết.
2. Lớp 2
2.1 Tiếng Việt

Bao gồm những môn như:
 Tập đọc.
 Chính tả.
 Kể chuyện.
 Tập viết.
 Luyện từ và câu.
 Tập làm văn.
Thời lượng: 140 tiết.
2.2 Toán
Đại số: Số hạng – tổng, đề-xi-mét, số bị trừ, số trừ, hiệu, phép cộng có tổng số bằng
10…
Hình học: Đường thẳng, chu vi hình tam giác, tứ giác…
Thời lượng: 85 tiết.
2.3 Tự nhiên – Xã hội:
Nội dung: Theo sách Tự nhiên – Xã hội lớp 2.
Thời lượng: 30 tiết.


3. Lớp 3
3.1 Tiếng Việt
Bao gồm các môn như:
 Tập đọc.
 Chính tả.
 Kể chuyện.
 Tập viết.
 Luyện từ và câu.
 Tập làm văn.
Thời lượng: 140 tiết.
3.2 Toán
Đại số: Đọc viết, so sánh, cộng trừ các số có ba chữ số, nhân chia 2 chữ số với 1

chữ số…
Hình học: Góc vuông, góc không vuông, đo độ dài, hình vuông, hình chữ nhật…
Thời lượng: 85 tiết.
3.3 Tự nhiên – Xã Hội
Nội dung: Theo sách Tự nhiên – Xã hội lớp 3.
Thời lượng: 30 tiết.
II. Giai đoạn 2
4. Lớp 4:
4.1 Tiếng Việt
 Luyện từ và câu.
 Tập làm văn.
 Chính tả.
 Tập đọc.


Thời lượng: 120 tiết.
4.2 Toán
Học viên sẽ được học 1 số nội dung như:
Đại số: Ôn tập các số đến 100000, biểu thức có chứa một chữ, các số có sáu chữ số,
hàng và lớp, triệu và lớp triệu, dãy số tự nhiên, viết, so sánh và sắp xếp số tự nhiên
trong hệ thập phân, đơn vị đo khối lượng, thời gian, trung bình cộng, phép cộng,
phép trừ, biểu thức có chứa hai chữ, ba chữ, tính chất giao hoán, kết hợp của phép
cộng…
Hình học: Biểu đồ, góc nhọn, góc tù, góc bẹt, hai đường thẳng vuông góc, song
song, hình chữ nhật, hình vuông, hình bình hành, hình thoi, tỉ lệ bản đồ.
Thời lượng: 80 tiết.
4.3 Lịch sử
Nội dung:
 Tiết 1: Môn lịch sử và địa lý.
 Tiết 2: Làm quen với bản đồ.

 Tiết 3: Nước Văn Lang.
 Tiết 4: Nước Âu Lạc.
 Tiết 5: Nước ta dưới ách đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc.
 Tiết 6: Khởi nghĩa Hai Bà Trưng (năm 40).
 Tiết 7: Chiến thắng Bạch Đằng do Ngô Quyền lãnh đạo (năm 938).
 Tiết 8: Ôn tập.
 Tiết 9: Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân.
 Tiết 10: Cuộc kháng chiến chống quân Tống lần thứ nhất.
 Tiết 11: Nhà Lý dời đô ra thăng Long.
 Tiết 12: Chùa thời Lý.
 Tiết 13: Cuộc kháng chiến chống quân tống lần thứ hai.


×