Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

Phân tích tác động của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới đến thị trường chứng khoán

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (217.89 KB, 18 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH
KHOA TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

---   ---

MÔN HỌC: THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH
ĐỀ TÀI
PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA CUỘC KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH THẾ
GIỚI ĐẾN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁNG

Nhóm 4: Trần Thị Bích Nhung - 33131020627
Trần Quang Đạo - 33131023741
Nguyễn Thị Kim

Hoa -

33141025112
Nguyễn Thị Hồng Liên - 33131021924
Trần Anh Tuấn - 33141020019

THÁNG 9/2016


Phân tích tác động của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới đến TTCK

Nhóm 4

MỤC LỤC

PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA CUỘC KHỦNG HOẢNG
TÀI CHÍNH THẾ GIỚI ĐẾN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁNG


I.

KHÁI QUÁT VỀ CUỘC KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH
1. Khái niệm
Khủng hoảng tài chính là tình trạng tài chính mất cân đối nghiêm trọng dẫn đến sụp đổ. Hay
nói cách khác, khủng hoảng tài chính là sự mất khả năng thanh khoản của các tập đoàn tài
chính dẫn tới sự sụp đổ và phá sản dây chuyền trong hệ thống tài chính; là sự đổ vỡ trầm trọng
các bộ phận của thị trường tài chính tiền tệ kéo theo sự vỡ nợ của hàng loạt ngân hàng và tổ
chức tài chính do sự sụt giảm mạnh, nhanh chóng về giá tài sản. Kết quả cuối cùng, thị trường
tài chính bị đông cứng và bất lực, các hoạt động kinh tế sụt giảm nghiêm trọng.
Khủng hoảng tài chính là sự thất bại của một hay một số nhân tố của nền kinh tế trong việc đáp
ứng đầy đủ nghĩa vụ, bổn phận tài chính của mình. Khủng hoảng tài chính xảy ra khi nhu cầu
tiền vượt quá nguồn cung. Nhu cầu tiền mặt của người dân hay của nhà đầu tư nước ngoài đã
2


Phân tích tác động của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới đến TTCK

Nhóm 4

gây sức ép cho hệ thống ngân hàng và thị trường tài chính khiến cho hệ thống ngân hàng và thị
trường chứng khoáng có thể sụp đồ. Trong nền kinh tế thế giới hiện nay sự lây lan của khủng
hoảng tài chính thường đi kèm với sự khủng hoảng kinh tế kéo dài.
2. Dấu hiệu
- Sự giảm giá dây chuyền của các đồng tiền.
-

Tỷ giá hối đoái tăng độ biến và dây chuyền.

-


Lãi suất tín dụng gia tăng.

-

Hệ thống ngân hàng tê liệt.

-

Thị trường cổ phiếu sụt giá nhanh chóng.

-

Các hoạt động kinh tế suy giảm.

3. Phân loại:
3.1 Khủng hoảng ngân hàng (Banking crisis)
Khủng hoảng ngân hàng là khủng hoảng tài chính ảnh hưởng tới các hoạt động ngân
hàng. Khủng hoảng ngân hàng bao gồm rút tiền gửi hàng loạt ảnh hưởng tới từng ngân hàng
riêng lẻ; hoảng loạn ngân hàng ảnh hưởng tới nhiều ngân hàng; và khủng hoảng ngân hàng hệ
thống là sự đổ vỡ ngân hàng mang tính hệ thống, các tổ chức tài chính và doanh nghiệp gặp
khó khăn trong việc thanh lý hợp đồng đúng thời hạn (theo Wikipipedia).
Hay nói cách khác, đây là tình trạng diễn ra khi các khách hàng đồng loạt rút tiền ồ ạt khỏi
ngân hàng. Vì ngân hàng cho vay phần lớn số tiền gửi vào nên khách hàng đồng loạt rút tiền, sẽ
rất khó để các ngân hàng có khả năng hoàn trả các khoản nợ. Sự rút tiền ồ ạt có thể dẫn tới sự
phá sản của ngân hàng, khiến nhiều khách hàng mất đi khoản tiền gửi của mình, trừ phi họ
được bồi thường nhờ bảo hiểm tiền gửi. Nếu việc rút tiền ồ ạt lan rộng sẽ gây ra khủng hoảng
ngân hàng mang tính hệ thống. Cũng có thể hiện tượng trên không lan rộng, nhưng lãi suất tín
đụng được tăng lên do lo ngại về sự thiếu hụt trong ngân sách. Lúc này chính các ngân hàng sẽ
3



Phân tích tác động của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới đến TTCK

Nhóm 4

trở thành nhân tố gây ra khủng hoảng tài chính. Lý thuyết về khủng hoảng ngân hàng cho rằng
tính bất ổn (dễ đổ vỡ) của hệ thống ngân hàng bắt nguồn từ những thông tin bất cân xứng – là
tình trạng khi một bên trong mối quan hệ kinh tế hay giao dịch có ít thông tin về phía bên kia.
Nguyên nhân dẫn tới khủng hoảng ngân hàng:
+ Do (1) chính sách kinh tế vĩ mô; (2) chính sách kinh tế vi mô, bao gồm toàn bộ chỉ số
hoặc phạm vi về cơ cấu và giám sát dưới sự kiểm soát hoặc ảnh hưởng trực tiếp của Chính phủ;
(3) chiến lược và hoạt động của từng ngân hàng (theo nghiên cứu của Latter – 1997).
+ Do đặc điểm cụ thể của từng ngân hàng, như: quản trị thiếu hiệu quả, các quyết định cho
vay thiếu thận trọng…; các yếu tố kinh tế vĩ mô của ngân hàng, như: giảm tốc độ tăng trưởng,
các điều khoản ngoại thương, khủng hoảng tiền tệ, nâng giá đồng tiền, sự sụt giá của thị trường
BĐS và thị trưởng chứng khoán…
+ Do bản chất của hoạt động các ngân hàng là đi vay ngắn hạn và cho vay dài hạn, khi thị
trường tài chính không hiệu quả, bong bóng đổ vỡ tại các thị trường tài chính.

3.2 Khủng hoảng tiền tệ (Currency cisis)
Đây còn được gọi là khủng hoảng tỉ giá hối đoái hay cán cân thanh toán nổ ra khi hoạt
động “đầu cơ” tiền tệ dẫn đến sự giảm giá một cách đột ngột của đồng nội tệ hoặc trường hợp
buộc các cơ quan có trách nhiệm phải bảo vệ đồng tiền của nước mình bằng cách nâng cao lãi
suất hay chi ra một khối lượng lớn ngoại hối.
Khủng hoảng tiền tệ xảy ra khi có sự suy sụp giá trị đồng nội tệ của một quốc gia. Sự
suy sụp giá trị tiêu cực này ảnh hưởng xấu tới nền kinh tế quốc gia đó, tạo ra bất ổn định trong
tỷ giá hối đoái. Sự mất giá trị đồng nội tệ sẽ làm mất đi vai trò là một phương tiện thanh toán
cũng như phương tiện tích lũy giá trị của đồng nội tệ. Khủng hoảng tiền tệ thường tác động
mạnh tới các quốc gia theo chế độ neo tỷ giá hơn là chế độ thả nổi tỷ giá.

Ví dụ cụ thể cho khủng hoảng tiền tệ là cuộc khủng hỏang tài chính các nước Đông Nam
Á năm 1997 (có trình bày ở phần sau).

3.3 Khủng hoảng kép (Twin crisis)
4


Phân tích tác động của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới đến TTCK

Nhóm 4

Xảy ra khi khủng hoảng tiền tệ và khủng hoảng ngân hàng xảy ra đồng thời.

3.4 Khủng hoảng nợ công
Là khi khả năng thanh toán nguồn vay nước ngoài của một quốc gia, trong đó chỉ tiêu
quan trọng nhất là tỉ lệ thanh toán nợ nước ngoài (tỉ lệ giữa nguồn vay nước ngoài cả gốc và lãi
mà quốc gia đó trả trên một năm trên tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của quốc gia đó trong
năm đó hoặc trong năm trước. Bình thường chỉ tiêu này dưới 20%, nếu chỉ tiêu này lớn hơn
20% chứng tỏ lượng vốn vay nước ngoài của quốc gia đó quá lớn.
Hay nói cách khác, khủng hoảng nợ công là tình trạng nợ công tăng cao (vỡ nợ) làm
chao đảo nền kinh tế do sự mất cân đối giữa thu và chi ngân sách quốc gia. Nhu cầu chi tăng
cao trong khi thu không đáp ứng nổi, chính phủ phải đi vay tiền thông qua nhiều hình thức như
phát hành công trái, trái phiếu, hiệp định tín dụng… để chi, từ đó dẫn đến tình trạng nợ. Thâm
hụt ngân sách kéo dài dẫn đến nợ công gia tăng. Nợ không trả sớm, để lâu thành “lãi mẹ đẻ lãi
con” và ngày càng chồng chất thêm.

Nguyên nhân chủ yếu gây ra khủng hoảng nợ công:
+ Việc gia tăng mạnh chi tiêu từ ngân sách nhà nước, lương và chi phí hoạt động của bộ
máy nhà nước…
+ Chính phủ không minh bạch các số liệu về tình trạng ngân sách của quốc gia, sự kiểm

soát chi tiêu và quản lý nợ yếu kém của Nhà nước, không chặt chẽ, gây thất thoát, lãng phí
trong đầu tư và chi tiêu, tệ nạn tham nhũng phát triển…
+ Các nguồn thu (chủ yếu từ thuế) tăng không kịp với nhu cầu chi (cắt giảm thuế, trốn thuế,
tệ tham nhũng…)
+ Tâm lý ảo tưởng về sức mạnh, uy tín quốc gia dẫn đến tình trạng vay nợ tràn lan, đầu tư
quá trớn, thiếu tính toán…
+ Chính phủ không kịp thời khống chế hành vi cho vay thiếu trách nhiệm của một số ngân
hàng khi nền kinh tế tăng trưởng nóng tạo thành bong bóng. Mặt khác còn lựa chọn bao cấp các
ngân hàng này khi họ bị thua lỗ.
+ Tỷ lệ tiết kiệm trong nước thấp làm cho thâm hụt ngân sách ngày càng tăng.
5


Phân tích tác động của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới đến TTCK

Nhóm 4

4. Các cuộc khủng hoảng tài chính thế giới
4.1 Khủng hoảng tài chính Đông Nam Á năm 1997
Đây là cuộc khủng hoảng minh chứng cho lý thuyết “bộ ba bất khả thi” bắt nguồn ở
Thái Lan năm 1997. Ngày 02/7/1997, Ngân hàng trung ương Thái Lan tuyên bố thả nổi đồng
bath kéo theo phản ứng giảm giá dây chuyền đối với các đồng tiền trong khu vực như
Singapore, Philippin… Trước hết phải kể đến chiến lược phát triển kinh tế có phần thiên lệch
của Chính phủ Thái Lan: không duy trì được thế cân bằng giữa các chính sách kinh tế vĩ mô, hệ
thống tài chính ngân hàng không được phát triển tương ứng dẫn đến tốc độ tăng trưởng kinh tế
giảm (từ 9% năm 1995 xuống còn 6,4% năm 1996), nợ nước ngoài tăng quá lớn so với dự trữ
ngoại tệ (nợ 90 tỷ USD, trong đó nợ ngắn hạn chiếm tới 40%). Việc ồ ạt đầu tư vào bất động
sản dẫn tới hậu quả tỷ lệ phòng trống của các nhà cao ốc văn phòng và khu nhà ở lên tới 20%,
kéo theo nguy cơ thanh khoản của các ngân hàng ở mức báo động do các nhà đầu tư không có
tiền trả nợ. Đồng thời Thái Lan chủ yếu dựa vào danh mục đầu tư ngắn hạn của nước ngoài, mà

phần lớn số này được thông qua các ngân hàng trong nước và các công ty tài chính. Như vậy,
càng khoản vay càng trở thành gánh nặng không chịu nổi với Thái Lan. Mặt khác, việc Chính
phủ Thái Lan giữ cố định tỷ giá đồng bath đối với đồng đô la Mỹ trong suốt 13 năm trước đó
đã khiến đồng bath trở nên kém linh hoạt và gây cản trở đối với các nhà xuất khẩu. Đồng bath
lên giá đã làm cho hàng hóa của Thái Lan trở nên quá đắt trên thị trường nước ngoài, cán cân
thương mại bị thâm hụt tài khoản vãng lai (nhập khẩu nhiều hơn xuất khẩu). Do chính sách
quản lý ngoại hối của Thái Lan tương đối tự do, cơ chế chuyển đổi ngoại tệ đồng bath khá dễ
dàng nên khi có biến động trên thị trường tài chính tiền tệ, luồng vốn ngoại tệ chuyển ra ngoài
tăng mạnh đã kéo đồng bath xuống giá. Bối cảnh này thúc đẩy giới đầu cơ trong và ngoài nước
muốn phá giá đồng bath để kiếm lợi nhuận do chênh lệch tỷ giá. Việc Ngân hàng trung ương
Thái Lan tuyên bố phá giá đồng bath chẳng qua là giải pháp cuối cùng cứu vãn tình thế nhưng
trên thực tế lại góp phần đẩy tỷ giá USD/bath tăng thêm. Trước tình hình đó, Chính phủ Thái
Lan đã phải công bố những giải pháp ưu tiên hàng đầu, đó là sáp nhập một số công ty tài chính
với nhau (có số vốn ít nhất là 7,5 tỷ bath) và dùng quỹ của Ngân hàng trung ương Thái Lan cứu
vãn tình trạng của khoảng 91 công ty có số nợ trên 200 triệu bath. Chính phủ Thái Lan cũng
kêu gọi sự giúp đỡ về mặt tài chính của các quốc gia trong khu vực và IMF để có được ít nhất
là 10 tỷ USD giải quyết cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ trầm trọng này.
6


Phân tích tác động của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới đến TTCK

Nhóm 4

Nguyên nhân:
+ Tình trạng tăng trưởng kinh tế quá nóng, đầu tư mất cân bằng: Tốc độ tăng trưởng cao lẽ
ra là cần thiết đối với các nước đang phát triển muốn theo kịp đà phát triển của thế giới. Tuy
nhiên, Thái Lan là quốc gia có tốc độ tăng trưởng gần như dẫn đầu khu vực châu Á lúc bấy giờ
nhưng lại có sự đầu tư mất cân đối và thiếu hiệu quả, đặc biệt là tập trung nguồn vốn quá nhiều
vào các lĩnh vực hạ tầng. Nợ Chính phủ và chủ yếu là nợ nước ngoài tăng. Bên cạnh đó, các

doanh nghiệp ở Thái Lan cũng thiên về kinh doanh bất động sản và lại sử dụng chủ yếu là nợ
ngắn hạn đòi hỏi độ thanh khoản cao. Thực tế đã chứng minh là ở Thai Lan, phần vay nợ kinh
doanh BĐS tăng với tốc độ bằng khỏang 10 lần tốc độ tăng trưởng kinh tế Thái Lan. Cung
vượt quá cầu, khu vực BĐS giảm giá mạnh dẫn đến khủng hoảng. Các doanh nghiệp không có
tiền trả nợ kéo theo các NHTM và các công ty tài chính rơi vào tình trạng mất thanh khoản.
+ Khủng hoảng nợ đồng USD: Trong một thời gian dài, các nước Đông Nam Á đã gắn tỷ
giá hối đoái của mình với đồng USD khiến các doanh nghiệp, ngân hàng trong nước và cả các
nhà đầu tư nước ngoài dần tin tưởng vào sự ổn định của đồng nội tệ quốc gia đó.

Cộng vào

đó, việc các quốc gia này đã tự do hóa và mở cửa thị trường vốn tạo điều kiện cho các doanh
nghiệp, ngân hàng trong nước lẫn giới đầu tư tài chính thế giới cho vay đồng USD với lãi suất
thấp, cho vay lại bằng đồng nội tệ với lãi suất cao để ăn chênh kệch lãi suất mà không phải lo
sợ rủi ro phá giá đồng nội tệ. Như vậy, dự trữ ngoại tệ không đủ để trả nợ nước ngoài.
+ Sự hoạt động yếu kém của hệ thống ngân hàng tài chính: Do Chính phủ các nước có cơ
chế mở cửa trong việc vay vốn từ nước ngoài nên các ngân hàng đã đổ xô huy động vốn USD
từ các ngân hàng nước ngoài với lãi suất thấp. Phần lớn nguồn vốn vay này cho các nhà đầu tư
ngành BĐS vay lại, hoặc tập trung vào các lĩnh vực hóa dầu, xe ô tô, sắt thép… hay tài trợ các
giới đầu tư tài chính trong nước mua cổ phiếu (vốn đã bão hòa trên thị trường thế giới). Khi thị
trường BĐS suy giảm và thị trường chứng khoán bị phá giá mạnh, các công trình công nghiệp
không sinh lợi, các doanh nghiệp mất khả năng thanh khoản kéo theo các ngân hàng và các
công ty tài chính gặp khủng hoảng.
+ Sai lầm trong chiến lược xuất khẩu: Trong tình hình lúc bấy giờ, đồng USD đang dần có
giá hơn so với các đồng tiền mạnh như yên Nhật, DM của Đức dẫn đến việc hàng hóa của các
nước Đông Nam Á kém cạnh tranh (do cố định tỷ giá với USD), xuất khẩu giảm. Các nước này
đã theo đuổi chính sách theo hướng xuất khẩu một cách cứng nhắc và tập trung quá cao vào
7



Phân tích tác động của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới đến TTCK

Nhóm 4

một vài mặt hàng theo kiểu độc canh đã làm mất dần khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc
tế, công nghệ chậm đối mới. Xuất khẩu giảm dẫn đến nhập khẩu tăng, kết quả làm thâm hụt
cán cân vãng lai. Để bù đắp lượng ngoại tệ thiếu hụt phải bổ sung bằng vay nợ, mà chủ yếu là
vay nợ ngắn hạn nước ngoài với những điều kiện không thuận lợi và lãi suất cao. Chính sách tỷ
giá cố định gắn chặt với đồng USD trong thời gian này vô tình kìm hãm xuất khẩu, vừa kích
thích tiêu dùng quá mức. Hậu quả là chính sách hướng về xuất khẩu không những không thực
hiện được còn xu hướng đầu tư nước ngoài để thay thế hàng nhập khẩu lại bộc lộ khá rõ nét.
Tình trạng này càng làm cho nhập khẩu bị đẩy lên, cán cân thương mại thêm thâm hụt.
4.2 Khủng hoảng tài chính thế giới 2007 – 2009
Đây là cuộc khủng hoảng gây thiệt hại lớn, có quy mô rộng và được đánh giá là một
bước ngoặt trong lịch sử phát triển kinh tế của con người. Cuộc khủng hoảng bắt nguồn từ
cường quốc kinh tế số một thế giới (Hoa Kỳ) làm suy sụp trung tâm tài chính trứ danh phố Wall
và lan rộng sang các nước khác; làm tê liệt hệ thống tài chính toàn cầu và gây thiệt hại cho rất
nhiều quốc gia.

Nguyên nhân
+ Do sự mất cân đối toàn cầu. Có thể được hiểu là những khỏan thặng dư thương mại khổng
lồ của một số quốc gia như Trung Quốc, và thâm hụt thương mại của một số quốc gia như Mỹ.
Một lượng tiền dư thừa từ những quốc gia có tỷ lệ tiết kiệm cao và các nước xuất khẩu dầu lửa
đã chảy vào nước Mỹ khiến lãi suất ở Mỹ được duy trì ở mức thấp. Điều này gây ra sự bùng nổ
trong lĩnh vực cho vay tín dụng kéo theo sự tăng vọt của giá các loại tài sản như nhà đất và
chứng khoán tại Mỹ. Khi những bong bóng này vỡ, khủng hoảng tài chính nổ ra.
+ Các Ngân hàng thương mại và các tổ chức tài chính Mỹ đã sử dụng chiêu bài “Cỗ máy
đầu tư cấu trúc” (hoạt động cho vay dưới tiêu chuẩn và nghiệp vụ chứng khoán hóa, cụ thể: huy
động vốn ngắn hạn thông qua việc phát hành thương phiếu với lãi suất thấp để đầu tư vào các
loại chứng khoán được đảm bảo bằng tài sản). Đầu năm 2001, để giúp nền kinh tế thoát khỏi trì

trệ. FED đã liên tục hạ lãi suất cơ bản dẫn đến việc các Ngân hàng thương mại cũng hạ lãi suất
cho vay tiền mua bất động sản. Chính phủ Mỹ lúc đó lại đang có chính sách khuyến khích và
tạo điều kiện cho dân nghèo được vay tiền dễ dàng hơn để mua nhà (cho vay không cần chứng
8


Phân tích tác động của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới đến TTCK

Nhóm 4

minh thu nhập – cho vay dưới chuẩn). Hai công ty tài chính Fannie Mae và Freddie Mac (được
Chính phủ bảo trợ) đã đổ vốn vào thị trường bằng cách mua lại các khoản cho vay dưới chuẩn
của các Ngân hàng thương mại, biến chúng thành các loại chứng từ được đảm bảo bằng các
khoản vay thế chấp (MBS) rồi bán lại cho các nhà đầu tư trên Thị trường chứng khoán. Điều tất
yếu, thị trường bất động sản không còn là sân chơi duy nhất của các Ngân hàng thương mại
hoặc các công ty chuyên cho vay thế chấp BĐS nữa mà đã có sự tham gia tích cực của các nhà
đầu tư và đầu cơ trên Thị trường chứng khoán vốn có khả năng tài chính rất dồi dào. Do có thể
bán lại phần lớn các khoản vay để các công ty khác biến chúng thành MBS, các Ngân hàng
thương mại đã mạo hiểm hơn trong việc cho vay bất chấp khả năng trả nợ của người vay.

II. KHÁI QUÁT THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
-

1. Khái niệm thị trường chứng khoán
Thị trường chứng khoán: là một bộ phận quan trọng của Thị trường vốn, hoạt động của nó
nhằm huy động những nguồn vốn tiết kiệm nhỏ trong xã hội tập trung thành nguồn vốn lớn tài
trợ cho doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế và Chính phủ để phát triển sản xuất, tăng trưởng kinh

-


tế hay cho các dự án đầu tư.
Thị trường chứng khoán là nơi diễn ra các hoạt động giao dịch mua bán các loại chứng khoán.
Việc mua bán được tiến hành ở hai thị trường sơ cấp và thứ cấp. do vậy thị trường chứng khoán
là nơi chứng khoán được phát hành và trao đổi.

-

Thị trường sơ cấp: người mua, mua được chứng khoán lần đầu từ những người phát hành.

-

Thị trường thứ cấp: nơi diễn ra sự mua đi bán lại các chứng khoán đã được phát hành ở Thị
trường sơ cấp.

-

Hàng hóa giao dịch trên Thị trường chứng khoán bao gồm: các cổ phiếu, trái phiếu và một
số công cụ tài chính khác có thời hạn trên 1 năm.
2. Vị trí thị trường chứng khoán: Trong thị trường Tài chính có hai thị trường lớn là:

-

Thị trường Tài chính ngắn hạn (Thị trường tiền tệ)
Thị trường Tài chính dài hạn (Thị trường vốn): bao gồm Thị trường tín dụng dài hạn (gồm Thị
trường cho vay thế chấp và thị trường cho thuê tài chính); và Thị trường chứng khoán
9


Phân tích tác động của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới đến TTCK


Nhóm 4

-

3. Đặc điểm của thị trường chứng khoán
Được đặc trưng bởi hình thức tài chính trực tiếp, người cần vốn và người cung cấp vốn đều

-

trực tiếp tham gia thị trường, giữa họ không có trung gian tài chính.
Là thị trường gần với Thị trường cạnh tranh hoàn hảo. Mọi người đều tự do tham gia vào thị
trường. Không có sự áp đặt giá cả trên thị trường chứng khoán, mà giá cả ở đây được hình

-

thành dựa trên quan hệ cung – cầu.
Về cơ bản là một thị trường liên tục, sau khi các chứng khoán được phát hành trên thị trường sơ
cấp, nó có thể được mua đi bán lại nhiều lần trên thị trường thứ cấp. Thị trường chứng khoán
đảm bảo cho các nhà đầu tư có thể chuyển chứng khoán của họ thành tiền mặt bất cứ lúc nào
họ muốn.

-

4. Vai trò của Thị trường chứng khoán
Thị trường chứng khoán là phương tiện huy động vốn đầu tư sản xuất kinh doanh, thúc đẩy

nền kinh tế phát triển.
- Thị trường chứng khoán là công cụ khuyến khích dân cư tiết kiệm và sử dụng tiền tiết kiệm
này và đầu tư, từ đó xã hội hóa việc đầu tư.
- Thị trường chứng khoán thúc đẩy các doanh nghiệp sử dụng vốn có hiệu quả.

- Thị trường chứng khoán góp phần điều hòa vốn giữa các ngành trong nền kinh tế, tạo nên
sự phát triển nhanh và đồng đều trong nền kinh tế.
- Thị trường chứng khoán là công cụ thu hút và kiểm soát vốn đầu tư nước ngoài
5. Các nhân tố ảnh hưởng tới Thị trường chứng khoán (TTCK)

5.1 Các nhân tố vĩ mô tác động Đến thị trường chứng khoán
Môi trường chính trị :cũng có ảnh hưởng rất lớn đến thị trường chứng khoán, xã hội
luôn có những tác động nhất định đến hoạt động của TTCK. Yếu tố chính trị bao gồm những
thay đổi về chính phủ và các hoạt động chính trị. sửa đổi chính sách có ảnh hưởng rất lớn đến
TTCK
Môi trường xã hội và pháp luật : Hệ thống chính sách có tác động rất lớn đến bản thân
TTCK và hoạt động của các doanh nghiệp. Mỗi thay đổi chính sách có thể kéo theo các tác
động làm giá chứng khoán tăng hoặc giảm, nhất là trong những thời điểm nhạy cảm.
Đây là những yếu tố phi kinh tế nhưng cũng ảnh hưởng không nhỏ đến giá chứng khoán
trên thị trường. Nếu những yếu tố này có khả năng ảnh hưởng tích cực tới tình hình kinh doanh
của DN thì giá cổ phiếu của DN sẽ tăng lên.
Tỷ giá hối đoái : Tỷ giá hối đoái có tác động đến TTCK trên cả 2 giác độ là môi trường
10


Phân tích tác động của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới đến TTCK

Nhóm 4

tài chính và chính bản thân hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh
nghiệp nhập nguyên liệu hay tiêu thụ sản phẩm ở nước ngoài.
Tỷ giá hối đoái tăng cao đã tác động tới thị trường chứng khoán khá nhiều, các nguồn
vốn nước ngoài được đầu tư nhiều vào thị trường chứng khoán nhưng việc tỷ giá hối đoái tăng
mạnh đã làm nảy sinh lí do khiến các nhà đầu tư nước ngoài rút vốn khỏi thị trường, một lượng
vốn lớn nhanh chóng bị rút khỏi thị trường sẽ làm giá chứng khoán giảm và điều này sẽ tác

động làm tăng lãi suất. Nếu lãi suất tăng sẽ trở thành gánh nặng cho kinh tế và ngược lại.
Lạm phát: là sự mất giá của đồng tiền, nó làm thay đổi hành vi tiêu dùng và tiết kiệm
của dân cư và doanh nghiệp. Tỷ lệ lạm phát không hợp lý sẽ gây khó khăn cho hoạt động sản
xuất kinh doanh, ngăn cản sự tăng trưởng và đổi mới doanh nghiệp.
Lạm phát tăng thường là dấu hiệu cho thấy, sự tăng trưởng của nền kinh tế sẽ không bền
vững, lãi suất sẽ tăng lên, khả năng thu lợi nhuận của DN bị hạ thấp khiến giá cổ phiếu giảm.
Lạm phát càng thấp thì càng có nhiều khả năng cổ phiếu sẽ tăng giá và ngược lại.
Thông thường, giá cổ phiếu có xu hướng tăng khi nền kinh tế phát triển tốt và có xu
hướng giảm khi nền kinh tế giảm sút. Như vậy, nếu dự đoán được xu hướng phát triển của nền
kinh tế, thì có thể dự báo được xu thế phát triển chung của TTCK. Vì vậy việc dự đoán tình
hình kinh tế để xem xét các ảnh hưởng của nó đến giá chứng khoán cũng rất quan trọng đến các
nhà đầu tư.
Lãi suất: Lãi suất Trái phiếu Chính phủ được coi là lãi suất chuẩn, những thay đổi trong
lãi suất trái phiếu Chính phủ sẽ làm ảnh hưởng tới giá chứng khoán, khi lãi suất chuẩn tăng làm
cho giá cả của các loại chứng khoán khác giảm xuống, ngược lại lãi suất chuẩn giảm lại làm
cho giá của chứng khoán tăng lên.
Bình thường, lãi suất thực chất không là gì khác hơn ngoài chi phí mà một ngưòi phải
trả cho việc sử dụng tiền của người khác. Thế nhưng câu chuyện về lãi suất khi nó chạy sang
thị trường chứng khoán lại không dừng lại ở đó.
Mối quan hệ giữa lãi suất và giá trái phiếu là mối quan hệ trực tiếp và ngược chiều nhau.
Giá của trái phiếu là giá trị hiện tại của các dòng tiền. Khi lãi suất thị trường càng cao thì các
dòng tiền bị chiết khấu với lãi suất càng lớn, do vậy dẫn đến giá trái phiếu càng nhỏ. Do đó,
giữa lãi suất thị trường và lãi suất trái phiếu có quan hệ tỷ lệ nghịch: khi lãi suất ngân hàng tăng
cao hơn lãi suất trái phiếu, giá trái phiếu sẽ sụt giảm.
Không chỉ vậy, quan hệ quan hệ giữa lãi suất thì trường và lãi suất chứng khoán là mối
quan hệ gián tiếp tác động đến giá của chứng khoán. Nếu lãi suất thị trường cao hơn lãi suất
chứng khoán thì giá chứng khoán sẽ giảm, điều này khiến cho hoạt động trên thị trường chứng
11



Phân tích tác động của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới đến TTCK

Nhóm 4

khoán giảm sút vì người ta thích gửn tiền vào ngân hàng hơn là mua chứng khoán.
5.2 Các yếu tố theo thời gian


Các yếu tố ảnh hưởng ngắn hạn
Thời kỳ ngắn hạn, TTCK lên xuống do những sự kiện hàng ngày, các thông tin cập nhật,

kể cả những tin đồn gây nên. Các nhà đầu tư chuyên nghiệp và không chuyên tiếp nhận, diễn
giải thông tin, suy đoán, kết luận và quyết định mua bán có thể sai hoặc nhầm lẫn nếu thông tin
đó không chính xác. Ở thời kỳ này, không phải bản thân các sự kiện hay thông tin, mà chính
trạng thái tâm lý hiện hành trên thị trường làm giá chứng khoán lên xuống. Đôi khi, nhà đầu tư
phản ánh một cách hốt hoảng, thái quá, ngược với mọi logic thường nhật hay các luận cứ kinh
tế. Điều này có thể dẫn đến thị trường tăng giảm vô căn cứ, chỉ vì người chơi chứng khoán lấy
các sự kiện như một cách biện minh cho hành động của mình.
Một ví dụ rõ nhất là sự ảnh hưởng mạnh và rõ rệt của những biến động hàng ngày, hàng
giờ của kinh tế thế giới trong thời gian qua. Những sự kiện như việc phá sản hàng loạt tổ chức
tài chính hàng đầu sau khi mọi nỗ lực giải cứu không thành khiến TTCK toàn thế giới sụt giảm
kỷ lục. Tâm lý nặng nề đó tiếp tục khiến nhà đầu tư hoảng hốt, tháo chạy không cân nhắc và
hiển nhiên TTCK càng thêm suy thoái.


Các yếu tố ảnh hưởng trung hạn
Tiền và tâm lý là những yếu tố có tính quyết định đến trào lưu thị trường trung hạn.

Theo nhiều nhà kinh tế, khi cả hai yếu tố tiền và tâm lý đều âm, TTCK rất trầm. Nếu chỉ có một
trong hai yếu tố tích cực, còn yếu tố kia âm thì thị trường vẫn chưa thể khởi sắc. Song khi có

tiền cộng với tâm lý phấn khích, TTCK theo xu hướng đi lên, phát triển nhanh một cách bùng
nổ. Bên cạnh tiền và tâm lý, yếu tố lãi suất cũng đóng vai trò quan trọng. Việc tăng hay giảm
lãi suất của hệ thống tổ chức tín dụng đôi khi còn phát huy tác dụng lên TTCK, vượt trước tác
động vào nền kinh tế một thời gian.


Các yếu tố ảnh hưởng dài hạn
Quá trình phát triển nền kinh tế quốc dân, quá trình kinh doanh của các ngành cũng như

từng doanh nghiệp, triển vọng sinh lời của chúng là những yếu tố ảnh hưởng tới TTCK trong
12


Phân tích tác động của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới đến TTCK

Nhóm 4

một khoảng thời gian dài. Thêm vào đó, các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ hay tình hình
chính trị và chính sách tín dụng, tiền tệ cũng rất quan trọng. Hai trạng thái bi quan và lạc quan
trong tâm lý công chúng nhà đầu tư cũng là vấn đề cần lưu tâm. Ngoài ra, vấn đề đối nội, đối
ngoại, chủ trương phát triển kinh tế của nhà nước, sự phát triển thị trường bất động sản, thị
trường vàng, thị trường tiền tệ,… cũng có ảnh hưởng trực tiếp đến TTCK.
 Việc phân chia các yếu tố ảnh hưởng theo thời gian chỉ là tương đối, bởi thực tế các
yếu tố ảnh hưởng này có thể diễn ra luân phiên nhau, thay thế và xen kẽ nhau nên rất khó biết
trước để phán đoán chính xác sự biến động của TTCK. Có thể nhà đầu tư đã tham gia thị
trường khá lâu sẽ dần hình thành trực giác cho khả năng quan sát và cảm nhận diễn biến của
TTCK.

III. TÁC ĐỘNG CỦA KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH THẾ GIỚI ĐỐI VỚI THỊ TRƯỜNG
CHỨNG KHOÁN

1. Đối với thị trường chứng khoán thế giới
Các thị trường chứng khoán lớn của thế giới ở New York, London, Paris, Frankfurt, Tokyo
đều có thời điểm sụt giá lớn lịch sử.
Ở châu Âu, chỉ số FTSE 100 từ mức 4789,79 xuống còn 4699,82.[3] Chỉ số DAX hôm 2
tháng 3 năm 2009 chỉ còn 3666,4099 điểm so với 8067,3198 hôm 27 tháng 12 năm 2007. Chỉ
số CAC 40 hôm 2 tháng 3 năm 2009 cũng xuống mức thấp kỷ lục 2534,45 điểm.
Nhật Bản có một hệ thống tài chính tương đối vững vàng đã trải qua một thời kỳ tái cơ cấu
sau khủng hoảng 1996-1997. Tuy nhiên, tác động tiêu cực từ khủng hoảng tài chính Hoa Kỳ
vẫn khiến cho thị trường chứng khoán của nước này rối loạn. Chỉ số giá cổ phiếu bình quân
Nikkei đã xuống mức thấp lịch sử vào các ngày 8 và 10 tháng 10 năm 2008.
2. Đối với thị trường chứng khoán trong nước.

Các nghiên cứu gần đây cho thấy, cơn bão tài chính thế giới chưa có những tác động lớn
trực tiếp đến nền kinh tế nói chung và TTCK Việt Nam nói riêng. Cơ sở của những kết luận
trên là tính liên thông và hội nhập của nền kinh tế Việt Nam với nền kinh tế và thị trường tài
chính thế giới chưa cao. Tuy nhiên, nếu xem xét một cách thấu đáo có thể thấy rằng mặc dù
không chịu ảnh hưởng trực tiếp nhưng TTCK Việt Nam cũng đã chịu sự tác động nhất định từ
13


Phân tích tác động của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới đến TTCK

Nhóm 4

cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Sự tác động này biểu hiện trên các phương diện sau đây:
Một là, khủng hoảng tài chính với sức lan tỏa nhanh chóng đã tác động đến các quốc gia
vốn là thị trường xuất khẩu hàng hoá của nhiều doanh nghiệp niêm yết như Mỹ, Liên minh
Châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc…Khủng hoảng tài chính làm sức mua của các thị trường trên
giảm sút nghiêm trọng ảnh hưởng đáng kể đến kế hoạch doanh thu và lợi nhuận của các doanh
nghiệp niêm yết làm giá cổ phiếu của các doanh nghiệp này vốn đang sụt giảm lại khó có khả

năng phục hồi.
Hai là, khủng hoảng tài chính đã làm cho các nhà đầu tư nước ngoài bán ròng cổ phiếu, trái
phiếu. Tính từ đầu tháng 8/2008 đến đầu tháng 10/2008 các nhà đầu tư nước ngoài đã liên tục
bán ròng cổ phiếu với tổng giá trị lên 1.278 tỷ đồng và khoảng 13,5 ngàn tỷ đồng đối với trái
phiếu. Với giá trị bán ra khổng lồ này đã góp phần không nhỏ vào sự sụt giảm của chỉ số VNIndex và Hastc-Index thời gian qua. Trước đó, nhiều ý kiến đã “trấn an” các nhà đầu tư là sẽ
không có chuyện các nhà đầu tư ngoại rút vốn vì phần lớn các quỹ đầu tư nước ngoài tại Việt
Nam là các quỹ đóng. Tôi cho rằng, ý kiến trên là không thuyết phục. Vì xét về bản chất thì các
quỹ đóng không mua lại chứng chỉ đã phát hành cho nhà đầu tư nhưng họ hoàn toàn có thể thực
hiện tái cấu trúc danh mục đầu tư của mình, trong đó có việc bán chứng khoán ở thời điểm này
để mua vào thời điểm khác hoặc bán ở thị trường này để đầu tư vào thị trường khác hoặc đầu tư
vào thị trường ngoại hối. Thực tế cho thấy, đồng nội tệ của nhiều quốc gia bị ảnh hưởng nặng
bởi lạm phát đã mất giá so với đồng USD vài chục phần trăm trong khi sự giảm giá của đồng
Việt Nam so với đồng USD và các ngoại tệ mạnh khác là không đáng kể. Khả năng nhà đầu tư
nước ngoài đã nhận định rằng đồng Việt Nam sẽ tiếp tục mất giá cũng như các đồng tiền khác
nên đã bán chứng khoán để mua ngoại tệ nhằm kiếm lời là rất có thể. Nếu kịch bản diễn ra
đúng như họ dự đoán thì khi đó họ sẽ bán ngoại tệ để tiếp tục đầu tư vào chứng khoán.
Thứ ba, tác động rõ nét nhất của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đến TTCK Việt Nam
là ở yếu tố tâm lý. Thật ra, yếu tố tâm lý trên TTCK thì ở quốc gia nào cũng có, đặc biệt là các
quốc gia có thị trường này mới hình thành. Yếu tố tâm lý đã làm cho TTCK Việt Nam bao phen
lâm vào tình trạng mất cân đối cung cầu: khi giá chứng khoán lên thì mua không được, ngược
lại khi giá rớt thì chỉ toàn lệnh bán mà không có lệnh mua. Sở dĩ có hiện tượng này là do phần
nhiều các nhà đầu tư Việt Nam chưa chuẩn bị kiến thức và bản lĩnh cũng như kinh nghiệm cần
thiết để tham gia mua bán chứng khoán, mặt khác môi trường thông tin chưa thật sự đảm bảo
14


Phân tích tác động của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới đến TTCK

Nhóm 4


cho thông tin đến với tất cả các nhà đầu tư cùng một lúc và chuẩn xác. Việc đầu tư theo đám
đông đã gây khó khăn trong việc hoạch định chính sách và điều tiết thị trường của cơ quan
quản lý và trở thành mảnh đất màu mỡ cho các hành vi làm giá, giao dịch nội gián, tung tin đồn
thất thiệt…để trục lợi. Tâm lý mua bán theo đám đông lại trở nên nặng nề hơn khi nền kinh tế
bị lạm phát. Mỗi khi các thông tin về việc tăng giá xăng dầu, Ngân hàng nhà nước tăng lãi suất
cơ bản hoặc chỉ số giá tiêu dùng được công bố đều nhận được phản ứng tức thời từ TTCK.
Trong giai đoạn này, các nhà đầu tư nước ngoài được xem là nhân tố dẫn dắt thị trường. Động
thái mua vào hoặc bán ra của họ cũng sẽ làm cho giá chứng khoán tăng hoặc giảm theo. Nhưng
từ cuối tháng 9/2008 đến nay, rất nhiều thông tin tốt về nền kinh tế được phát đi như lãi suất cơ
bản và giá xăng liên tục giảm, chỉ số giá tiêu dùng giảm đáng kể đã không nhận được những
phản ứng tích cực nào từ thị trường và chỉ số chứng khoán cả 2 sàn Thành phố Hồ Chí Minh và
Hà Nội đều giảm. Điều đó cho thấy nhà đầu tư Việt Nam đã không còn quan tâm đến các thông
tin tốt từ nền kinh tế trong nước nữa. Cái mà họ quan tâm là diễn biến tình hình giao dịch ở các
TTCK Mỹ, Anh, Nhật Bản…thế nào và sẽ có hành vi đầu tư tương tự. Thời gian gần đây, diễn
biến của các chỉ số chứng khoán Việt Nam luôn cùng chiều với chỉ số của các thị trường trên.
Vậy là cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã chuyển hướng tâm lý đầu tư của các nhà đầu tư
Việt Nam: từ đầu tư theo nhà đầu tư nước ngoài ở trong nước sang đầu tư theo các “nhà đầu tư
ngoài nước”. Tâm lý này trở thành một rào cản không nhỏ cho các nỗ lực của Chính phủ nhằm
vực dậy TTCK. Nhiều chuyên gia đã chỉ ra rằng, khi thị trường tài chính có biến động mạnh ở
một hoặc nhiều nước phát triển, các TTCK toàn cầu có độ liên thông lớn hơn rất nhiều so với
thời kỳ ổn định và Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật đó.
Thứ tư, tâm lý giá xuống đã làm méo mó vai trò là “phong vũ biểu” phản ánh “sức khỏe”
nền kinh tế và đe dọa tính thanh khoản của thị trường. Đó là khi, giá chứng khoán xuống quá
thấp thì người bán lại không muốn bán nhưng người mua cũng sẽ không dám mua do vẫn còn
lo sợ chứng khoán sẽ tiếp tục giảm nữa. Khi đó từ “khủng hoảng niềm tin” thị trường sẽ chuyển
sang một cuộc khủng hoảng khác nguy hiểm hơn nhiều: khủng hoảng về tính thanh khoản.
Thứ năm, mặc dù không phải phát sinh mới đây do cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu
nhưng TTCK Việt Nam vẫn còn tồn tại rất nhiều những vấn đề khác mà trong phạm vi bài viết
này chúng tôi chưa có điều kiện đề cập đến. Cụ thể như các vấn đề về khung pháp lý, vai trò
quản lý, giám sát của Nhà nước, tính minh bạch của thị trường…

15


Phân tích tác động của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới đến TTCK

Nhóm 4

Thứ sáu các công ty chứng khoán đang đứng trước nhiều khó khăn về lợi nhuận để tồn tại
và phát triển, với mức thu nhập trung bình thường chỉ bằng 1/3 tổng chi phí cần thiết trong hoạt
động của mình… Điều này đòi hỏi các công ty chứng khoán quan tâm hơn đến các giải pháp về
cơ cấu lại kinh doanh; cơ cấu lại dịch vụ hoạt động và giảm tối đa chi phí hoạt động....Đặc biệt
là đổi mới và phát triển công nghệ hiện đại, nâng cao chất lượng hoạt động để phát triển khi thị
trường phục hồi.
Thứ bảy sức hấp dẫn kinh doanh trên TTCK đã giảm sút, sức nóng của TTCK giảm dần,
song hầu như chỉ nhận được các giá trị ảo "tiềm năng" các cổ phiếu thưởng thay vì "tiền tươi"
từ cổ tức hàng năm, quy luật lợi nhuận bình quân trong kinh tế thị trường phát huy sức mạnh
của nó, tỷ suất lợi nhuận trong các lĩnh vực kinh doanh được san bằng, giá trị các chứng khoán
phải trở về đúng với giá trị thực và mức sinh lãi thực của chúng (phụ thuộc vào dao động xung
quanh và mức lợi nhuận bình quân xã hội trên dưới 10%/năm, chứ không phải vài trăm phần
trăm và phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của công ty phát hành chứng khoán…) nghĩa là, có
thể nói, giá trị các chứng khoán hiện nay là ngày càng sát hơn với giá trị thực của chúng.

IV DẤU HIỆU NHẬN BIẾT VÀ CÁCH PHÒNG NGỪA ĐỐI VỚI TTCK VIỆT NAM
-

1. Dấu hiệu nhận biết
Thị trường hàng hoá, tiêu thụ thu hẹp: khủng hoảng kinh tế toàn cầu làm cho thị trưòng tiêu thụ
hàng hoá thu hẹp, do sản xuất của doanh nghiệp; thu nhập người dân giảm mạnh. Vì vậy nhu
cầu về tiêu thụ hàng hoá sản phẩm giảm mạnh.
- Nguồn vốn đầu tư nước ngoài, đặc biệt là đầu tư trực tiếp giảm.


-

Khủng hoảng kinh tế – tài chính toàn cầu có tác động gián tiếp đến thị trường tài chính tiền tệ
và hoạt động ngân hàng. Tác động này phản ánh trên 03 phương diện sau:
+ Dòng vốn đầu tư gián tiếp biến động mạnh. Trong thời gian qua, thị trường chứng
khoán trong nước liên tục điều chỉnh, với nhiều yếu tố tác động. Trong đó việc bán ròng của
các nhà đầu tư nước ngoài có tác động ảnh hưởng trực tiếp đến thị trường, tạo hiệu ứng mạnh
đến tâm lý nhà đầu tư, và làm cho thị trường liên tục giảm điểm trong thời gian qua. Việc các tổ
chức tài chính –chi nhánh hoặc công ty con đang hoạt động ở Việt Nam, rút vốn về nước nhằm
cứu nguy hoặc đảm bảo an toàn cho các công ty mẹ. Bên cạnh đó khủng hoảng tài chính cũng
tạo tâm lý bảo toàn vốn; tâm lý nắm giữ tiền mặt hơn là cổ phiếu của các Nhà đầu tư – Đây là
02 nguyên nhân cơ bản mà nhà đầu tư nước ngoài bán ròng trong thời gian qua, có tác động
16


Phân tích tác động của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới đến TTCK

Nhóm 4

ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán trong nước.
+ Các hoạt động đầu tư, liên kết góp vốn mua cổ phần của các nhà đầu tư chiến lược vào
hệ thống ngân hàng trong nước giảm và hạn chế hơn.
+ Những biến động của lãi suất; giá vàng; đồng Dolla Mỹ... trên các thị trường tiền tệ
thế giới trong điều kiện khủng hoảng thường biến động nhanh, liên tục và khó dự báo. Điều
này tạo môi trường cho các hoạt động đầu cơ, và tác động ảnh hưởng nhất định đến thị trường
tiền tệ ; thị trường ngoại hối...
2. Cách phòng ngừa đối với thị trường chứng khoán Việt Nam
Mặc dù khủng hoảng tài chính toàn cầu không tác động trực tiếp đến Việt Nam nhưng
nước ta ít nhiều cũng đã chịu sự tác động nhất định. Sự tác động rõ nét nhất là đối với nền kinh

tế, trong đó có thị trường chứng khoán (TTCK). Chính vì vậy, việc nghiên cứu những vấn đề lý
luận và thực tiễn về nguyên nhân, diễn biến, các giải pháp khắc phục hậu quả của cuộc khủng
hoảng tài chính toàn cầu nhằm hình thành các giải pháp hoàn thiện việc quản lý, điều hành kinh
tế vĩ mô nói chung và TTCK nói riêng là hết sức hữu ích đối với Việt Nam.
Một khi diễn biến của tình hình giao dịch trên TTCK đã thoát khỏi sự tác động của các
yếu tố nội tại mà đã chuyển sang phụ thuộc vào những yếu tố từ bên ngoài như các thông tin về
diễn biến của cuộc khủng hoảng tài chính hay sự tăng, giảm của các chỉ số chứng khoán nước
ngoài thì việc dự báo về tình hình thị trường cũng như đề xuất các giải pháp là hết sức khó
khăn. Tuy vậy, từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, chúng ta cũng thấy rằng các nhà điều
hành và hoạch định chính sách phát triển TTCK Việt Nam cần tập trung vào các vấn đề sau:
– Tiếp tục thực thi chiến lược phát triển TTCK Việt Nam đã được Chính phủ phê chuẩn,
trong đó việc liên thông, kết nối với thị trường các nước là cần thiết, tuy nhiên phải được tiến
hành cẩn trọng, có lộ trình để hạn chế đến mức thấp nhất “các cơn địa chấn” có thể xảy ra như
cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu hiện nay. Đồng thời, tăng cường các hoạt động kiểm tra,
thanh tra và xử phạt đủ mạnh nhằm tạo ra môi trường kinh doanh chứng khoán minh bạch,
công bằng và đúng pháp luật.
– Xây dựng lộ trình hợp lý cho việc áp dụng các công cụ, sản phẩm mới cho thị trường
như bán khống và giao dịch ký quỹ, đặc biệt là các công cụ phái sinh. Các công cụ phái sinh
17


Phân tích tác động của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới đến TTCK

Nhóm 4

chỉ nên áp dụng khi đã hình thành một khung pháp lý đầy đủ để điều chỉnh việc phát hành và
giao dịch các công cụ phức tạp này trên cơ sở nhận thức đầy đủ những yếu tố tích cực và tiêu
cực của nó sau khi trình độ quản lý, điều hành thị trường đã được nâng lên một bước.
– Cần nghiên cứu và sớm triển khai các công cụ kích cầu trong đầu tư. Trước hết, Chính
phủ nên xem xét khả năng lùi thời gian thu thuế từ đầu tư chứng khoán vì nguồn thu từ đầu tư

chứng khoán không nhiều nhưng nó sẽ là nguồn động viên tinh thần giúp các thị trường có thể
cải thiện phần nào niêm tin cho các nhà đầu tư, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay. Ngoài ra, theo
tín hiệu thị trường cần sớm đưa vào áp dụng các giải phải giúp hỗ trợ tính thanh khoản và
khuyến khích đầu tư như lệnh thị trường, cho phép nhà đầu tư được mở nhiều tài khoản và
được cùng mua, cùng bán một loại chứng khoán trong cùng một ngày giao dịch, sớm đưa thị
trường giao dịch các cổ phiếu chưa niêm yết đi vào hoạt động…
– Đẩy mạnh và kiên quyết đối với việc tách chức năng lưu ký tiền của nhà đầu tư từ
công ty chứng khoán sang ngân hàng để minh bạch hoá hoạt động của công ty chứng khoán,
gây dựng lòng tin của các nhà đầu tư. Thường xuyên kiểm tra và giám sát các hoạt động kinh
doanh của công ty chứng khoán, đặc biệt là các hoạt động tiềm ẩn xung đột lợi ích cao.

18



×