Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN TRONG XU THẾ hội NHẬP tài CHÍNH QUỐC tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (806.47 KB, 18 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA TÀI CHÍNH

BÀI TIỂU LUẬN
MÔN THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH
ĐỀ TÀI:
THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
TRONG XU THẾ HỘI NHẬP TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

Giảng viên: Ths. Nguyễn Hữu Huân
Nhóm 3:

1. Nguyễn Quốc Cường
2. Lê Thị Thu Thủy
3. Trần Bảo Trân
4. Đào Nguyễn Thanh Trúc
5. Hồ Thị Cẩm Vân

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 09 năm 2016


Lớp Tài chính VB2K17B – Nhóm 3

MỤC LỤC
MỤC LỤC ........................................................................................................................................... 1
I. SƠ LƯỢC QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM2
1. Hình thành thị trường chứng khoán Việt Nam ......................................................................... 2
2. Các sự kiện quan trọng.............................................................................................................. 2
II. THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM TRƯỚC KHI GIA NHẬP WTO
(11/1/2007) ........................................................................................................................................... 3
1. Giai đoạn 2000 - 2005 ............................................................................................................... 3


2. Giai đoạn 2006 – 11/01/2007 .................................................................................................... 4
3. Nhận xét chung về TTCK Việt Nam trước khi gia nhập WTO ................................................ 5
III. THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM SAU GIA NHẬP WTO (11/01/2007) .... 6
1. Cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO ............................................................................... 6
2. Thuận lợi và thách thức của TTCK Việt Nam khi gia nhập WTO ........................................... 7
3. Thực hiện cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO ............................................................... 8
4. Sự thay đổi của TTCK Việt Nam sau khi gia nhập WTO ........................................................ 9
IV. THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM HIỆN NAY TRONG XU THẾ HỘI
NHẬP TÀI CHÍNH QUỐC TẾ (EVFTA VÀ TPP) ...................................................................... 11
1. Cam kết của Việt Nam hiệp định EVFTA .............................................................................. 11
2. Cam kết của Việt Nam hiệp định TPP .................................................................................... 12
3. Thuận lợi và thách thức của TTCK Việt Nam tham gia hiệp định EVFTA và TPP .............. 13
4. Một số nhiệm vụ trọng tâm cần thực hiện đối với TTCK Việt Nam hiện nay ....................... 14
V. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO: .............................................................................. 17

Bài tiểu luận Thị trường tài chính

Trang 1


Lớp Tài chính VB2K17B – Nhóm 3
I.

SƠ LƯỢC QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT
NAM

1. Hình thành thị trường chứng khoán Việt Nam
Nền kinh tế Việt Nam được định hướng chuyển sang cơ chế thị trường kể từ Đại hội
Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VI năm 1986. Trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế
từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường định

hướng xã hội chủ nghĩa đặt ra vấn đề huy động vốn cho quá trình phát triển kinh tế xã
hội và thúc đẩy quá trình cổ phần hoá, nâng cao hiệu quả hoạt động của khu vực kinh tế
quốc doanh.
Qua 10 năm chuyển đổi từ kinh tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường (KTTT)
định hướng XHCN (từ năm 1986), thị trường hàng hóa – dịch vụ ở Việt Nam đã được
hình thành và bước đầu phát triển. Song riêng đối với thị trường tài chính, đặc biệt là thị
trường chứng khoán (TTCK) vẫn chưa có.
Theo thời gian, sự phát triển kinh tế, nhu cầu về vốn dài hạn cho đầu tư phát triển ngày
càng cao; chính vì vậy, Thị trường vốn đã ra đời. Để huy động được vốn dài hạn, bên
cạnh việc đi vay ngân hàng thông qua hình thức tài chính gián tiếp, Chính phủ và doanh
nghiệp còn huy động vốn thông qua hình thức phát hành chứng khoán. Khi một bộ phận
các chứng khoán có giá trị nhất định được phát hành, thì xuất hiện nhu cầu mua, bán
chứng khoán; và đây chính là sự ra đời của Thị trường chứng khoán với tư cách là một
bộ phận của Thị trường vốn nhằm đáp ứng nhu cầu mua, bán và trao đổi chứng khoán
các loại.
2. Các sự kiện quan trọng
Thời gian
Sự kiện
29/6/1995 Quyết định số 361/QĐ-TTg thành lập Ban Chuẩn bị tổ chức TTCK giúp
Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho việc xây
dựng TTCK ở Việt Nam
28/11/1996 Nghị định số 75/CP của Chính phủ thành lập Uỷ ban Chứng khoán Nhà
nước
11/07/1998 Chính phủ ban hành Nghị định 48/NĐ-CP về chứng khoán và TTCK
11/07/1998 Thủ tướng chính phủ ký Quyết định số 127/1998/QĐ-TTg thành lập
TTGDCK Tp.HCM và TTGDCK Hà Nội, đánh dấu bước ngoặc lịch sử
của TTCKVN.
20/7/2000 Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh HOSE khai
trương hoạt động
28/7/2000 Phiên giao dịch đầu tiên của Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Thành phố

Hồ Chí Minh với 2 cổ phiếu có mã giao dịch là REE và SAM
8/3/2005
Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội HNX bắt đầu hoạt động
27/07/2005 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 189/2005/QĐ-TTg thành
lập Trung tâm lưu ký chứng khoán độc lập duy nhất, hỗ trợ cho hoạt động
của cả thị trường chứng khoán.
29/06/2006 Quốc hội ban hành Luật Chứng khoán (có hiệu lực thi hành ngày
01/01/2007).
Bài tiểu luận Thị trường tài chính

Trang 2


Lớp Tài chính VB2K17B – Nhóm 3
Thời gian
Sự kiện
11/05/2007 Thủ tướng chính phủ ký Quyết định số 599/QĐ chuyển TTGDCK thành
SGDCK Tp.HCM.
02/01/2009 Thủ tướng chính phủ ký Quyết định số 01/2009/QĐ-TTg chuyển TT thành
SGDCK Hà Nội
24/06/2009 SGDCK Hà Nội khai trương vận hành thị trường đăng ký giao dịch chứng
khoán cty đại chúng chưa niêm yết (UPCoM)
06/02/2012 Sở GDCK TPHCM (HOSE) chính thức áp dụng chỉ số VN30 trên sàn giao
dịch chứng khoán, thay thế cho chỉ số VN Index trước đây
04/09/2012 Ủy ban CK chính thức triển khai áp dụng rút ngắn chu kỳ thanh toán trong
giao dịch chứng khoán từ T+4 xuống T+3
15/01/2013 chính thức áp dụng biên độ giao dịch mới, sàn HoSE sẽ có biên độ ±7%,
sàn Hà Nội có biên độ ±10%.
1/1/2016
Ủy ban CK chính thức triển khai áp dụng rút ngắn chu kỳ thanh toán trong

giao dịch chứng khoán từ T+3 xuống T+2
29/06/2016 Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 105/2016/TT-BTC hướng dẫn hoạt
động đầu tư gián tiếp ra nước ngoài của tổ chức kinh doanh CK, quỹ đầu
tư CK, công ty đầu tư CK và DN kinh doanh bảo hiểm (hiệu lực thi hành
ngày 15/08/2016)
01/07/2016 Chính phủ ban hành NĐ 86/2016-NĐ-CP quy định về điều kiện đầu tư,
kinh doanh chứng khoán (có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2016)

II.

THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM TRƯỚC KHI GIA NHẬP WTO
(11/1/2007)
1. Giai đoạn 2000 - 2005
Sự ra đời của thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam được đánh dấu bằng TTGDCK
thành phố Hồ Chí Minh ngày 20/07/2000. Lúc đầu chỉ có hai doanh nghiệp niêm yết hai
loại cổ phiếu với số vốn 270 tỷ đồng và một số ít trái phiếu chính phủ được niêm yết
giao dịch.
Ở giai đoạn 2000 – 2005, thị trường không có biến động lớn (ngoại trừ cơn sốt năm
2001: 06 tháng đầu năm 2001 chỉ số VN-index cao nhất đạt 571,04 điểm nhưng từ tháng
06 đến tháng 10, các cổ phiếu niêm yết đã mất tới 70% giá trị; chỉ số VN-index từ
571,04 điểm vào ngày 25/06/2001 sụt xuống còn khoảng 200 điểm vào tháng 10/2001).
Ngày 08/03/2005, TTGDCK Hà Nội chính thức đi vào hoạt động, mở ra một sân chơi
mới cho các nhà đầu tư nhỏ và vừa. Ngoài ra, Quyết định 238/2005/QĐ/TTg ngày
29/09/2005 về tỷ lệ góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài (NĐTNN) từ 30% lên 49% (trừ
lĩnh vực ngân hàng). Tất cả đã tạo điều kiện thuận lợi cho TTCK Việt Nam bước vào
giai đoạn bứt phá, xóa bỏ trạng thái “gà gật” trước đây.
Theo thống kê của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN), năm 2005, tổng giá trị
TTCK Việt Nam đạt gần 40.000 tỷ đồng, trong đó hiện có: 4.500 tỷ đồng cổ phiếu; 300
tỷ đồng quỹ đầu tư, và 35.000 tỷ đồng trái phiếu chính phủ, trái phiếu chính quyền địa
phương; thu hút 28.300 tài khoản giao dịch. Tốc độ tăng trưởng của TTCK gấp đôi so


Bài tiểu luận Thị trường tài chính

Trang 3


Lớp Tài chính VB2K17B – Nhóm 3
với năm 2004, huy động được 44.600 tỷ đồng, giá trị cổ phiếu so với GDP của cả nước
đạt gần 1%.
Để hiểu rõ hơn về sự thay đổi trên TTCK Việt Nam giai đoạn 2000 – 2005, ta có bảng số
liệu sau:
Năm
2000 2001
2002
2003
2004
2005
Số Cty niêm yết/ đăng ký GD
5
10
20
22
26
32
Mức vốn hóa TT CP (%GDP)
0,28
0,34
0,48
0,39
0,63

1,11
Số lượng Cty chứng khoán
3
8
9
11
13
14
Số tài khoản khách hàng
2.908 8.774 13.520 15.735 21.616 31.316
(Nguồn Nguyễn Thành Long: định hướng phát triển TTCK Việt Nam đến năm 2020, đề
tài cấp Ủy ban, Ủy ban chứng khoán Nhà nước, Mã số UB.10.01 phụ lục 2 và tổng hợp
của tác giả)
Ngoài ra, việc ban hành các chính sách mới cũng tạo điều kiện thuận lợi cho TTCK phát
triển như: Nghị định 144/2003/NĐ-CP về chứng khoán thay thế cho Nghị định số
48/1998/NĐ-CP; thông tư số 73/2003/TT-BTC ngày 31/07/2003 hướng dẫn thực hiện
quy chế góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài (NĐTNN) trong doanh nghiệp
Việt Nam và một số thông tư liên quan khác.
2. Giai đoạn 2006 – 11/01/2007
Từ năm 2006 đến ngày 11/01/2007 nước ta có những chuyển biến quan trọng trong tiến
trình đàm phán gia nhập WTO
 Tháng 5/2006: Kết thúc đàm phán song phương với Hoa Kỳ - đối tác cuối
cùng trong 28 đối tác có yêu cầu đàm phán song phương.
 Ngày 26/10/2006: Kết thúc phiên đàm phán đa phương cuối cùng, Ban công
tác chính thức thông qua toàn bộ hồ sơ gia nhập WTO của Việt Nam.
 Ngày 07/11/2006: WTO triệu tập phiên họp đặc biệt của Đại Hội đồng tại
Geneva để chính thức kết nạp Việt Nam vào WTO.
 Ngày 11/01/2007: WTO nhận được quyết định phê chuẩn chính thức của
Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam. Kể từ đây, Việt Nam trở thành thành
viên đầy đủ của WTO.

Đối với TTCK Việt Nam, lúc này được coi là thời điểm mang tính chất phát triển “đột
phá”, các hoạt động giao dịch sôi động trên cả 3 sàn: TTGDCK thành phố Hồ Chí Minh
(HOSTC), TTGDCK Hà Nội (HASTC) và thị trường OTC.
Với mức tăng trưởng đạt 60% vào 6 tháng đầu năm năm 2006, TTCK Việt Nam trở
thành “điểm” có tốc độ tăng trưởng nhanh thứ hai thế giới (chỉ sau Zimbabwe – kênh
truyền thông CNN nhận định). Số lượng nhà đầu tư (NĐT) mới tham gia thị trường ngày
càng đông. Cuối tháng 12/2006, có trên 120.000 tài khoản giao dịch chứng khoán được
mở, trong đó gần 2.000 tài khoản của NĐTNN. Tổng giá trị vốn hóa đạt 13,8 tỷ USD
cuối năm 2006 (chiếm 22,7% GDP). Giá trị cổ phiếu do NĐTNN đang nắm giữ đạt
khoảng 4 tỷ USD (chiếm 16,4% GDP). Hàng ngày có khoảng 80 – 100 công ty có cổ
phiếu giao dịch, đây là những cổ phiếu được phát hành theo luật Doanh nghiệp là chính.
Trên thị trường OTC, tổng khối lượng giao dịch gấp khoảng 6 lần so với khối lượng giao
dịch trên HASTC.
Bài tiểu luận Thị trường tài chính

Trang 4


Lớp Tài chính VB2K17B – Nhóm 3

Năm 2006, kỷ lục mới của VN-Index được xác lập ở mốc 809,86 điểm. HASTC-Index
chạm mốc 260 điểm. Tính chung so với đầu năm, chỉ số VN-Index tăng tới 170%. Đây
là những mức tăng mà các thị trường trên thế giới phải thừa nhận là quá ấn tượng.
Luật chứng khoán được Quốc hội thông qua vào ngày 29/06/2006 và có hiệu lực từ ngày
01/01/2007 làm cho TTCK ngày càng đi vào khuôn khổ.
Ngày 11/01/2007, Việt Nam chính thức được công nhận là thành viên thứ 150 của
WTO. Sự kiện này đã đặt dấu mốc quan trọng cho TTCK Việt Nam chính thức gia nhập
vào TTCK khu vực và quốc tế.

3. Nhận xét chung về TTCK Việt Nam trước khi gia nhập WTO

Bảng 2.2 Tóm tắt các mốc quan trọng của TTCK Việt Nam trước khi gia nhập WTO
Năm
Các mốc quan trọng
1990

Khởi xướng thành lập TTCK Việt Nam

1992

Đề án thành lập TTCK Việt Nam được đệ trình Chính phủ

1996

UBCKNN được thành lập

1997

Khai trương TTGDCK thành phố Hồ Chí Minh

1999

Công ty CK đầu tiên được thành lập (Cty CK Bảo Việt – trực thuộc Bộ TC)

2000

TTCK chính thức hoạt động (TTGDCK thành phố Hồ Chí Minh)

2005

Thành lập TTGDCK Hà Nội


(Nguồn Công ty CPCK Sen Vàng – www.gls.com.vn)

Bài tiểu luận Thị trường tài chính

Trang 5


Lớp Tài chính VB2K17B – Nhóm 3
Nhìn chung, TTCK trước khi gia nhập WTO có thể gọi là giai đoạn mới hình thành, phát
triển nên chưa thực sự thu hút được sự quan tâm của đông đảo công chúng. Các diễn
biến tăng giảm của thị trường chưa tạo ra tác động xã hội mở rộng để có thể ảnh hưởng
tới sự vận hành của nền kinh tế cũng như tới cuộc sống của mỗi người dân.
Giai đoạn 2000 – 2005: TTCK không có biến động gì lớn (ngoại trừ cơn sốt năm 2001:
06 tháng đầu năm 2001 chỉ số VN-index cao nhất đạt 571,04 điểm nhưng từ tháng 06
đến tháng 10, các cổ phiếu niêm yết đã mất tới 70% giá trị; chỉ số VN-index từ 571,04
điểm vào ngày 25/06/2001 sụt xuống còn khoảng 200 điểm vào tháng 10/2001). Chỉ đến
khi TTGDCK Hà Nội chính thức đi vào hoạt động (08/03/2005) và quy định về tỷ lệ góp
vốn của NĐTNN vào doanh nghiệp nước ta được nâng từ 30% lên 49%, TTCK Việt
Nam mới bước vào giai đoạn tỉnh ngủ dần.
Giai đoạn 2006, nước ta chuẩn bị những điều kiện để gia nhập WTO, thì TTCK mới
thực sự trở nên sôi động.
Ngày 11/01/2007, nước ta chính thức gia nhập WTO, tổ chức thành công Hội nghị
APEC, cùng với những sự kiện quan trọng ấy đã góp phần cho TTCK tăng trưởng nóng
lên.
Từ đây, đã đặt dấu mốc cho TTCK Việt Nam phát triển ngày càng trưởng thành hơn, tạo
điều kiện cho TTCK Việt Nam hội nhập sâu vào TTCK khu vực và quốc tế. Đồng thời
cũng tạo ra một sân chơi mới mẻ hòa đồng giữa các NĐT trong nước và NĐT nước
ngoài.
III.


THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM SAU GIA NHẬP WTO (11/01/2007)
1. Cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO
Ngày 11/01/2007, nước ta chính thức gia nhập WTO, đồng thời ký các cam kết với tổ
chức này, trong đó có cam kết về các dịch vụ CK.
Việt Nam cam kết mở cửa những dịch vụ chứng khoán nào?
Liên quan đến các dịch vụ chứng khoán, Việt Nam cam kết cho phép nhà đầu tư nước
ngoài tham gia cung cấp các dịch vụ chứng khoán sau tại Việt Nam:
1. Giao dịch cho tài khoản của mình hoặc tài khoản của khách hàng tại sở giao dịch
chứng khoán, thị trường giao dịch trực tiếp (OTC) hay các thị trường khác những
sản phẩm sau:
 Các công cụ phái sinh, bao gồm cả hợp đồng tương lai và hợp đồng quyền
lựa chọn;
 Các chứng khoán có thể chuyển nhượng;
 Các công cụ có thể chuyển nhượng khác và các tài sản tài chính, trừ vàng
khối.
(Các dịch vụ này bao gồm cả nghiệp vụ môi giới)
2. Tham gia vào các đợt phát hành mọi loại chứng khoán, bao gồm bảo lãnh phát
hành, và làm đại lý bán (chào bán ra công chúng hoặc chào bán riêng), cung cấp
các dịch vụ liên quan đến các đợt phát hành đó);
3. Quản lý tài sản (bao gồm quản lý danh mục đầu tư, mọi hình thức quản lý đầu tư
tập thể, quản lý quỹ hưu trí, các dịch vụ lưu ký và tín thác);
4. Các dịch vụ thanh toán và thanh toán bù trừ chứng khoán, các công cụ phái sinh
và các sản phẩm liên quan đến chứng khoán khác;

Bài tiểu luận Thị trường tài chính

Trang 6



Lớp Tài chính VB2K17B – Nhóm 3
5. Cung cấp và chuyển thông tin tài chính, các phần mềm liên quan của các nhà
cung cấp dịch vụ chứng khoán.
Các công ty chứng khoán nước ngoài, các nhà đầu tư nước ngoài có thể cung cấp
dịch vụ chứng khoán ở Việt Nam dưới hình thức nào?
Việt Nam cam kết cho phép các công ty chứng khoán nước ngoài, các nhà đầu tư nước
ngoài hoạt động chứng khoán ở Việt Nam dưới các hình thức và điều kiện sau đây:
1. Văn phòng đại diện: ngay khi gia nhập WTO, các nhà cung cấp dịch vụ chứng
khoán nước ngoài được thành lập văn phòng đại diện, với điều kiện các văn
phòng đại diện không được thực hiện các hoạt động kinh doanh sinh lời trực tiếp;
2. Công ty liên doanh: ngay khi gia nhập WTO, các nhà cung cấp dịch vụ chứng
khoán nước ngoài được thành lập công ty liên doanh với đối tác Việt Nam, với
điều kiện tỷ lệ vốn góp của phía nước ngoài không vượt quá 49%;
3. Doanh nghiệp chứng khoán 100% vốn nước ngoài: sau 5 năm, kể từ 11/1/2012
Việt Nam cho phép thành lập doanh nghiệp chứng khoán 100% vốn nước ngoài;
4. Chi nhánh của công ty chứng khoán nước ngoài: sau 5 năm, kể từ 11/1/2012 Việt
Nam cho phép thành lập chi nhánh của các công ty nước ngoài với điều kiện hoạt
động của chi nhánh chỉ giới hạn ở cung cấp các dịch vụ quản lý tài sản, thanh
toán và thanh toán bù trừ chứng khoán, cung cấp và chuyển thông tin tài chính,
các phần mềm liên quan.
2. Thuận lợi và thách thức của TTCK Việt Nam khi gia nhập WTO
Như vậy, theo các cam kết, kể từ ngày 11/01/2012, TTCK Việt Nam sẽ phải mở cửa cho
các trung gian tài chính hùng mạnh ở khu vực và thế giới tham gia các hoạt động liên
quan tới cung cấp dịch vụ và đầu tư. Trong điều kiện đó, sự phát triển của TTCK vừa có
những thuận lợi rất cơ bản, nhưng cũng phải đối mặt với những thách thức rất lớn.
Thuận lợi:
- Thứ nhất, là tăng trưởng chu chuyển vốn, trong đó đầu tư nước ngoài tăng
đáng kể (riêng lĩnh vực đầu tư trên TTCK của các nhà đầu tư nước ngoài như
đã nêu trên đã lên đến 4 tỉ USD). Đây là một trong những vấn đề quan trọng
thúc đẩy cho việc tăng trưởng kinh tế ở nước ta.

- Thứ hai, TTCK phát triển, nhất là thị trường sơ cấp (IPO)(1) trong đó có việc
cổ phần hoá các Công ty có yếu tố vốn nước ngoài sẽ có điều kiện tăng huy
động nguồn vốn dài hạn để đầu tư vào phát triển sản xuất kinh doanh trong
nước, và đương nhiên tác động tích cực trở lại cho sự phát triển của TTCK.
Thách thức:
- Khi mở cửa ngành dịch vụ tài chính, ngân hàng thì trước hết là tạo ra sức ép
về quản lý thị trường vốn trên một số lĩnh vực: (1) Đồng bản tệ sẽ lên giá,
ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế; (2) Sức ép về gia tăng phương tiện thanh
toán nhằm đáp ứng yêu cầu gia tăng lượng ngoại tệ từ nước ngoài chuyển vào
và sự thao túng của các nhà đầu tư nước ngoài làm cho tỉ lệ lạm phát tăng,
qua đó phải tăng cường năng lực của các cơ quan quản lý để giảm thiểu
những rủi ro của thị trường vốn (bao gồm cả thị trường tiền tệ và TTCK).
- Sẽ tạo ra sự dịch chuyển vốn giữa ngân hàng và TTCK, nếu không có sự
kiểm soát kịp thời và hiệu quả thì sẽ dẫn đến rủi ro và nếu rủi ro lớn sẽ ảnh
hưởng sự an toàn của hệ thống ngân hàng.
Bài tiểu luận Thị trường tài chính

Trang 7


Lớp Tài chính VB2K17B – Nhóm 3
-

-

-

-

Nếu để TTCK tăng trưởng “quá nóng”, sẽ phát sinh hiện tượng “bong bóng”

và do đó yếu tố an toàn cho những nhà đầu tư, nhất là các nhà đầu tư cá nhân
và cả sự an toàn của TTCK bị ảnh hưởng. Khi TTCK sụp đổ sẽ phải mất
nhiều năm mới có thể hồi phục, kéo theo nhiều khó khăn không chỉ cho hệ
thống tài chính, ngân hàng mà cả đối với nền kinh tế
Các trung gian tài chính trong nước sẽ phải đối mặt với việc thị phần ngày
càng bị thu hẹp và nguy cơ bị thâu tóm sẽ tăng lên. Theo số liệu được công
bố tại Diễn đàn mua bán và sáp nhập (M&A) Việt Nam 2011: “năm 2010 tại
Việt Nam có 345 thương vụ với trị giá 1,7 tỷ USD, tăng tới 65% so với năm
2009”. Đặc biệt, số lượng các thương vụ M&A liên quan tới các công ty CK
tăng lên đáng kể. Một số thương vụ điển hình năm 2011 như Cty CK Gia
Quyền (EPS) bán 49% cổ phần cho đối tác Hàn Quốc (Korea Investment &
Securities) vào giữa năm 2010, Cty CK Hoa Anh Đào được đối tác Nhật mua
49% cổ phần và đổi tên thành Cty CK Nhật Bản vào quý II/2010,...
Các CTCK, CTQLQ trong nước sẽ phải chu áp lực cạnh tranh gay gắt với các
CTCK nước ngoài. Các CTCK nước ngoài có ưu thế về năng lực vốn, chiến
lược kinh doanh bài bản, các yếu tố khác như công nghệ, kỹ năng quản trị.
Nguy cơ xuất hiện của các loại vi phạm xuyên biên giới trên TTCK (rửa tiền,
thao túng, gian lận, giao dịch nội gián...) cộng với nguy cơ biến dạng thị
trường và thị trường bị thao túng bởi các nhà ĐTNN là một thách thức đối
với cơ quan quản lý;

3. Thực hiện cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO
Theo kết quả Báo cáo “Tác động của Hội nhập Kinh tế quốc tế đối với nền kinh tế sau 3
năm gia nhập WTO” của Bộ kế hoạch và Đầu tư, tháng 05/2010 ta có bảng rà soát như
sau:
Mô tả
Thời hạn
Tiến độ thực hiện
Cam kết các dịch vụ CK: Đối
Thời điểm

Luật CK 2007 và Luật sửa đổi bổ sung
với phương thức (1) cung cấp
gia nhập
một số điều luật của Luật CK 2010 đã
qua biên giới không áp dụng
cho phép cty CK, CTQLQ có vốn
hạn chế tiếp cận thị trường
Thời điểm
ĐTNN tại Việt Nam được thành lập
(MA) với dịch vụ cung cấp
gia nhập
dưới hình thức liên doanh, góp vốn cổ
thông tin tài chính và tư vấn,
phần cty 100% vốn nước ngoài do
trung gian và dịch vụ phụ trợ 2007 – 2012 UBCKNN cấp giấy phép thành lập và
bảo lưu quyền áp dụng đối với
hoạt động; cho phép thành lập CN
các dịch vụ khác; bảo lưu
2007 – 2012 CTCK, CTQLQ nước ngoài tại Việt
quyền áp dụng hạn chế phân
Nam; cho phép thành lập VPĐD CTCK,
biệt đối xử quốc gia (NT);
CTQLQ nước ngoài tại Việt Nam.
Đối với phương thức (2) tiêu
Thời điểm
QĐ 55/2009/QĐ-TTg ngày 15/04/2009
dùng ở nước ngoài không áp
gia nhập
của Thủ tướng CP quy định về tỷ lệ
dụng hạn chế tiếp cận thị

tham gia của NĐTNN trên TTCK Việt
trường hay hạn chế phân biệt
Nam, tổ chức kinh doanh CK nước
đối xử quốc gia (NT).
ngoài được tham gia thành lập CTCK,
Đối với phương thức (3) hiện
CTQLQ tại Việt Nam:
diện thương mại:
- Chỉ có tổ chức kd CK nước ngoài
+ Cho phép mở liên doanh
được góp vốn mua cổ phần thành lập
49% vốn nước ngoài;
CTCK. Tỷ lệ tham gia góp vốn của bên
Bài tiểu luận Thị trường tài chính

Trang 8


Lớp Tài chính VB2K17B – Nhóm 3
Tiến độ thực hiện
nước ngoài tối đa là 49% vốn điều lệ
của CTCK.
- Chỉ có tổ chức kd CK nước ngoài có
nghĩa vụ QLQ đầu tư CK, tổ chức bảo
hiểm nước ngoài được góp vốn, mua cổ
phần thành lập CTQLQ. Tỷ lệ tham gia
góp vốn của bên nước ngoài tối đa là
49% vốn điều lệ của CTQLQ.
- Như vậy, QĐ 55/2009/QĐ-TTg đã
bám rất sát với tinh thần của các cam

kết của Việt Nam về CK khi gia nhập
WTO. Theo lộ trình, tỷ lệ tham gia của
bên nước ngoài trong lĩnh vực CK sẽ
được mở hơn nữa với hình thức 100%
vốn nước ngoài và CN với 1 số dịch vụ
nhất định.
(Nguồn: Phụ lục tổng hợp các cam kết trong WTO, tiến độ thực hiện và các biện pháp
ưu đãi, hỗ trợ, đầu tư, thay thế các ưu đãi bị cắt bỏ do Bộ Tài chính chủ trì – kèm theo
Công văn số 7156/BTC-CST ngày 29/05/2012 của Bộ Tài chính)

Mô tả
+ Cho phép thành lập DN
100% vốn nước ngoài;
+ Cho phép thành lập CN của
DNCK nước ngoài. Cung cấp
dịch vụ quản lý tài sản, thanh
toán bù trừ, cung cấp thông tin,
tư vấn và dịch vụ phụ trợ.
+ Không áp dụng hạn chế phân
biệt đối xử quốc gia.

Thời hạn

Như vậy, theo kết quả rà soát việc thực hiện các cam kết của Việt Nam về CK khi gia
nhập WTO có thể thấy: nước ta đã và đang thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các cam kết với
WTO về dịch vụ CK, tại điều kiện cho các NĐTNN tham gia vào TTCK Việt Nam.
4. Sự thay đổi của TTCK Việt Nam sau khi gia nhập WTO
* Tình hình giao dịch

Nguồn: />Trước khi Việt Nam gia nhập WTO, hàng hóa giao dịch trên TTCK chủ yếu là cổ phiếu,

trái phiếu và một số ít chứng chỉ quỹ tham gia vào quá trình giao dịch. Giá trị giao dịch
bình quân mỗi phiên rất thấp
Bài tiểu luận Thị trường tài chính

Trang 9


Lớp Tài chính VB2K17B – Nhóm 3
Sau khi gia nhập WTO, TTCK Việt Nam hoạt động ngày càng phát triển hơn, dù có gặp
biến cố khủng hoảng kinh tế thế giới 2008. Hoạt động giao dịch ngày càng ổn định hơn.
Giá trị giao dịch bình quân mỗi phiên và khối lượng giao dịch bình quân mỗi phiên có
xu hướng tăng
* Mức vốn hóa thị trường

Nguồn: />Từ biểu đồ trên, ta có thể thấy rằng trước khi gia nhập WTO giá trị niêm yết và giá trị
vốn hóa thị trường có sự cách biệt khá lớn. Nghĩa là có thể mức giá cổ phiếu giao dịch
trên thị trường đang bị đẩy lên quá cao so với giá trị thực
Giai đoạn 2009 – Tháng 6/2011: để cải thiện tình hình kinh tế, Chính phủ ban hành Nghị
định số 11/2011/NĐ-CP về những giải pháp chủ yếu kiềm chế lạm phát. Vì vậy, từ sau
năm 20011, giá trị niêm yết và giá trị vốn hóa thị trường không còn cách biệt quá xa như
trước. Tức là mức giá cổ phiếu giao dịch trên thị trường không còn tình trạng bị đẩy lên
quá cao như trước.
* Chỉ số VN-Index

Nguồn: moneyweek.com
Bài tiểu luận Thị trường tài chính

Trang 10



Lớp Tài chính VB2K17B – Nhóm 3

Từ biểu đồ trên, ta có thể thấy rằng giai đoạn 2006 – 2007 ngay trước thời điểm Việt
Nam gia nhập WTO, chỉ số VN-Index nhảy vọt rất nhanh và lập đỉnh kỷ lục và năm
2007. Nhưng sau đó, chỉ số VN-Index gần như “rơi tự do” xuống ở mức khoảng 200
điểm năm 2009.
Kể từ 2009 chỉ số VN-Index dần phục hồi và ổn định hơn đến nay
Qua sự phân tích trên, chúng ta có thể thấy rằng TTCK Việt Nam đã có những chuyển
biến tích cực, từ sau khi gia nhập WTO.
IV.

THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM HIỆN NAY TRONG XU THẾ HỘI
NHẬP TÀI CHÍNH QUỐC TẾ (EVFTA VÀ TPP)
1. Cam kết của Việt Nam hiệp định EVFTA
Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) là một FTA thế hệ mới giữa Việt
Nam và 28 nước thành viên EU. EVFTA, cùng với Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình
Dương (TPP), là hai FTA có phạm vi cam kết rộng và mức độ cam kết cao nhất của Việt
Nam từ trước tới nay.

Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU) được Bộ
trưởng Vũ Huy Hoàng và Cao ủy Thương mại EU - Cecilia Malmstrom ký kết hôm
2/12/2015, sau hơn 3 năm đàm phán với 14 phiên chính thức. Hai bên cũng cho biết đã
thống nhất sẽ nỗ lực hoàn tất quá trình phê chuẩn trong thời gian sớm nhất để hiệp định
có hiệu lực ngay từ đầu năm 2018, nhằm cụ thể hóa những lợi ích tại văn bản này.
Cam kết của Việt Nam và EU về thương mại dịch vụ đầu tư nhằm tạo ra một môi
trường đầu tư cởi mở, thuận lợi cho hoạt động của các doanh nghiệp hai bên. Cam kết
của Việt Nam có đi xa hơn cam kết trong WTO. Cam kết của EU cao hơn trong cam kết
trong WTO và tương đương với mức cam kết cao nhất của EU trong những Hiệp định
FTA gần đây của EU.
Các lĩnh vực mà Việt Nam cam kết thuận lợi cho các nhà đầu tư EU gồm một số dịch vụ

chuyên môn, dịch vụ tài chính, dịch vụ viễn thông, dịch vụ vận tải, dịch vụ phân phối.
Hai bên cũng đưa ra cam kết về đối xử quốc gia trong lĩnh vực đầu tư, đồng thời thảo
luận về nội dung giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư và nhà nước.

Bài tiểu luận Thị trường tài chính

Trang 11


Lớp Tài chính VB2K17B – Nhóm 3
2. Cam kết của Việt Nam hiệp định TPP

Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) bao gồm 12 nước thành viên là Hoa
Kỳ, Canada, Mexico, Peru, Chile, New Zealand, Australia, Nhật Bản, Singapore, Brunei,
Malaysia và Việt Nam.
TPP là một Hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới với phạm vi cam kết rộng
(bao gồm cả các vấn đề thương mại và phi thương mại), và mức độ cam kết rất cao
(được đánh giá là FTA có mức độ cam kết cao nhất từ trước tới nay của Việt Nam).
Ngày 04/02/2016, TPP đã được ký kết chính thức, hiện tại các nước thành viên đang tiến
hành các thủ tục nội bộ để thông qua Hiệp định. Dự kiến TPP sẽ có hiệu lực từ năm
2018.
Đáng chú ý, các nước thành viên TPP và Việt Nam cũng đã đưa ra các cam kết cụ thể
khi gia nhập TPP trong lĩnh vực Ngân hàng, Chứng khoán và Bảo hiểm. Cụ thể:
Về chuyển thông tin: Các nước TPP phải cho phép tổ chức tài chính nước ngoài hoạt
động trên thị trường của mình được phép chuyển thông tin dạng điện tử hoặc dạng khác
vào và ra khỏi lãnh thổ nhằm mục đích xử lý thông tin vì các mục đích hoạt động kinh
doanh thông thường.
Tuy nhiên, cơ quan quản lý của mỗi nước vẫn duy trì quyền áp dụng các biện pháp liên
quan đến bảo mật dữ liệu, thông tin và bí mật cá nhân hay yêu cầu tổ chức tài chính
nước ngoài phải xin cấp phép trước từ cơ quan chức năng đối với Bên tiếp nhận thông

tin.
Về dịch vụ thanh toán Điện tử cho các giao dịch bằng thẻ: Các nước TPP phải cho
phép các công ty cung cấp dịch vụ thanh toán thẻ cung cấp dịch vụ thanh toán bù trừ cho
các giao dịch thanh toán thẻ ở nước ngoài.
Đối với Việt nam ta cam kết mở cửa thị trường này như sau: Mở cửa thị trường thẻ có
mã quốc tế, cho phép các nhà cung cấp nước ngoài cung cấp qua biên giới các dịch vụ
thanh toán bù trừ (không mở cửa thị trường thẻ nội địa). Bảo lưu quyền thực hiện các
biện pháp nhằm mục tiêu quản lý như bảo mật thông tin khách hàng, các quy định quản
lý phí giao dịch và các biện pháp để thực hiện mục tiêu chính sách công. Bảo lưu quyền
yêu cầu chuyển mạch qua một cổng thống nhất tại đơn vị chuyển mạch thẻ quốc gia.
Bài tiểu luận Thị trường tài chính

Trang 12


Lớp Tài chính VB2K17B – Nhóm 3
Về dịch vụ quản lý danh mục đầu tư: Các nước TPP cam kết phải cho phép các tổ
chức tài chính hoạt động trên lãnh thổ của nước thành viên khác được cung cấp các dịch
vụ sau cho các Quỹ đầu tư tập thể nằm trong lãnh thổ của mình: Dịch vụ tư vấn đầu tư;
các dịch vụ quản lý danh mục đầu tư (các dịch vụ ngân hàng giám sát; các dịch vụ ngân
hàng lưu ký và thực hiện các dịch vụ phụ trợ không liên quan đến quản lý quỹ đầu tư tập
thể).
Đối với Việt Nam, ta cam kết cho phép các tổ chức tài chính nước ngoài cung cấp dịch
vụ tư vấn đầu tư và dịch vụ quản lý danh mục đầu tư cho các quỹ đầu tư trong nước theo
phương thức 1 - cung cấp dịch vụ qua biên giới. Đồng thời, Việt Nam cho phép cung cấp
dịch vụ cho công ty quản lý quỹ trong nước đối với phần vốn huy động nhằm mục đích
đầu tư ngoài lãnh thổ Việt Nam.
3. Thuận lợi và thách thức của TTCK Việt Nam tham gia hiệp định EVFTA và TPP
Thuận lợi
Đối với riêng ngành chứng khoán, việc ký kết hiệp định quan trọng này đã đánh dấu một

bước tiến mới của thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam trong quá trình hội nhập
quốc tế từ sau giai đoạn WTO với các cam kết mở cửa thị trường ở mức cao. Các nhà
đầu tư kỳ vọng, dưới tác động của TPP, chứng khoán Việt Nam sẽ “cất cánh” nhờ thu
hút dòng vốn đầu tư và gia tăng quy mô thị trường.
Đối với ngành tài chính nói chung và ngành chứng khoán nói riêng, tham gia vào TPP
và Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) được kỳ vọng giúp đẩy mạnh
sự phát triển và hội nhập của thị trường dịch vụ tài chính, thông qua các cam kết mở cửa
thị trường ở mức cao đi kèm với cơ chế minh bạch hóa tạo cơ hội tiếp cận thị trường tốt
hơn cho các nhà đầu tư nước ngoài. Cơ chế bảo hộ đầu tư cũng được thiết lập với các
quy định về cơ chế giải quyết tranh chấp giữa Nhà nước và nhà nước, nhà đầu tư và Nhà
nước, nguyên tắc đối xử tối thiểu… được quy định một cách cụ thể, bảo đảm tính minh
bạch, môi trường cạnh tranh bình đẳng và quyền lợi cho nhà đầu tư khi tham gia thị
trường. Đáng lưu ý là cam kết về cung cấp dịch vụ quản lý danh mục đầu tư qua biên
giới sẽ giúp các công ty quản lý quỹ huy động thêm vốn từ các đối tác TPP, mặt khác
thúc đẩy các công ty quản lý quỹ trong nước nâng cao năng lực cạnh tranh và nâng cao
chất lượng dịch vụ quản lý tài sản.
Bên cạnh đó, cam kết cho phép cung cấp qua biên giới một số dịch vụ chứng khoán giúp
tăng chuẩn mực về quản trị công ty, tăng chất lượng cung cấp dịch vụ đối với các tổ
chức kinh doanh dịch vụ chứng khoán tại thị trường Việt Nam.
Nhìn một cách tổng quan, TPP và EVFTA tạo ra cơ hội để Việt Nam phân bổ lại nguồn
lực trong nước theo hướng hiệu quả hơn, hỗ trợ cải cách thể chế, tái cấu trúc nền kinh tế
và đổi mới mô hình tăng trưởng.
Thách thức
Khi tham gia sân chơi chung với các đối tác đã rất phát triển về thị trường dịch vụ tài
chính, Việt Nam sẽ có nhiều khó khăn, thách thức phải đối mặt trong thời gian tới.
Thách thức đầu tiên, cũng là một yêu cầu cấp bách đặt ra đối với Việt Nam, là cần rà
soát và hoàn thiện khuôn khổ pháp lý hiện hành để xác định những nội dung chưa tương
thích với các nghĩa vụ của các hiệp định vừa kết thúc đàm phán, từ đó xây dựng lộ trình
triển khai ngay khi các hiệp định có hiệu lực.
Bài tiểu luận Thị trường tài chính


Trang 13


Lớp Tài chính VB2K17B – Nhóm 3
Bên cạnh đó, liên quan việc cung cấp các dịch vụ mang tính chất xuyên biên giới bao
gồm các dịch vụ cung cấp thông tin, chuyển thông tin tài chính và xử lý dữ liệu tài chính
qua biên giới và cam kết về các dịch vụ tài chính mới chưa xuất hiện trên thị trường đặt
ra yêu cầu phải xây dựng các biện pháp quản lý thận trọng, cơ chế giải quyết tranh chấp
phù hợp thông lệ quốc tế, bảo đảm phát triển bền vững thị trường tài chính. Giao dịch
xuyên biên giới cũng đòi hỏi sự tăng cường hợp tác và trao đổi thông tin với các cơ quan
quản lý nước ngoài trong lĩnh vực giám sát tài chính.
Ngoài ra, việc gia tăng dòng vốn nước ngoài vào Việt Nam cũng đặt ra yêu cầu về tăng
cường năng lực của cơ quan quản lý trong việc giám sát dòng vốn ra vào, tránh nguy cơ
bong bóng hoặc rút vốn ồ ạt, để nền kinh tế có thể hấp thụ lượng vốn một cách có hiệu
quả.
Ngay như việc mở cửa thị trường ở mức độ cao đồng nghĩa với sự xuất hiện và tham gia
ngày càng nhiều của các tổ chức cung cấp dịch vụ chứng khoán nước ngoài, sẽ cần có ý
thức hơn về quản trị rủi ro, mức độ tuân thủ pháp luật cũng như dịch vụ cung cấp cho
khách hàng ngày càng tốt hơn. Và mặc dù hoạt động tái cấu trúc vẫn đang được tiếp tục
thực hiện theo lộ trình, với những bước đi thận trọng để không làm xáo trộn thị trường,
nhưng bản thân các tổ chức cung cấp dịch vụ chứng khoán trong nước cần phải tự hoàn
thiện mình để không bị thụt lùi trong quá trình mở cửa thị trường.
Một thách thức khác nữa là dòng tiền đầu tư từ nước ngoài sẽ chảy nhiều vào thị trường
chứng khoán phái sinh thay vì sản phẩm chứng khoán truyền thống. Trong khi chúng ta
thiếu thị trường chứng khoán phái sinh. Điều này làm thị trường chứng khoán ở Việt
Nam giảm đi tính đa dạng, mất kênh quản lý rủi ro cơ bản. Các sản phẩm chứng khoán
phái sinh khá phổ biến ở các thị trường tài chính phát triển, nhưng lại còn mới mẻ ở Việt
Nam.
4. Một số nhiệm vụ trọng tâm cần thực hiện đối với TTCK Việt Nam hiện nay

Nhận thấy ý nghĩa tích cực những cơ hội trên, sẽ tạo ra một “cú huých” lớn cải thiện môi
trường đầu tư, môi trường pháp lý, thể chế, giúp cho cả cơ quan quản lý lẫn các thành
viên tham gia thị trường tự hoàn thiện mình để đáp ứng được yêu cầu cao của quá trình
hội nhập và phát triển. Giai đoạn hội nhập mới sẽ mang lại thời cơ và vận hội phát triển,
nhưng đồng thời cũng đòi hỏi Việt Nam phải rất tích cực hoàn thiện các yếu tố trong
nước và nỗ lực tận dụng mọi cơ hội từ các FTA này để thu được những lợi ích thật sự từ
quá trình hội nhập quốc tế. Có thể biến khó khăn thành thuận lợi để phát triển được hay
không phụ thuộc phần lớn vào chính nội lực và quyết tâm đổi mới của chúng ta.
Để hoàn thành tốt các mục tiêu đã đặt ra, trong thời gian tới UBCKNN tiếp tục tập trung
vào một số nhiệm vụ trọng tâm sau:
Thứ nhất, hoàn thiện khung pháp lý và cơ chế chính sách:
Hiện nay, UBCKNN đang xây dựng kế hoạch sửa đổi Luật Chứng khoán; Tiếp tục hoàn
thiện và trình Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi Nghị định 108 và Nghị định về
quản trị công ty và Ban hành Thông tư hướng dẫn thi hành Nghị định sửa đổi Nghị định
108; Thông tư sửa đổi Thông tư 234 về giao dịch trái phiếu chính phủ; thông tư về
TPDN; Thông tư sửa đổi Thông tư 226 về an toàn tài chính. Hoàn tất các quy chế, quy
trình cho thị trường CKPS; sản phẩm mới covered warrant.
Bài tiểu luận Thị trường tài chính

Trang 14


Lớp Tài chính VB2K17B – Nhóm 3
Thứ hai, về thị trường cổ phiếu:
Tiếp tục đẩy mạnh công tác cổ phần hóa, thoái vốn của các DNNN theo tinh thần Quyết
định 51 và gắn với việc niêm yết, đăng ký giao dịch theo Nghị định 60; bổ sung chế tài
xử lý các DNNN cổ phần hóa không hoặc chậm thực hiện niêm yết/đăng ký giao dịch;
Nâng cao chất lượng cổ phiếu niêm yết thông qua việc nâng cao chất lượng quản trị
công ty, quản trị rủi ro và tăng cường tính minh bạch trên TTCK; Nghiên cứu bổ sung
quy định hướng dẫn nghiệp vụ chào bán theo phương pháp dựng sổ (book building) vào

Nghị định về cổ phần hóa và xây dựng văn bản hướng dẫn; đồng thời tăng cường kiểm
tra, giám sát về tính minh bạch các thông tin trong Báo cáo tài chính của các CTĐC;
tăng cường áp dụng chuẩn mực kế toán và kiểm toán và thực hiện các biện pháp cải tiến
thị trường đăng ký giao dịch (UpCoM), đồng thời rà soát, phân loại cổ phiếu trên thị
trường Upcom.
Thứ ba, về chứng khoán phái sinh, đa dạng hóa các sản phẩm chứng khoán:
UBCKNN tiếp tục hoàn thiện các Quy chế chi tiết về sản phẩm, giao dịch, thanh toán bù
trừ, thành viên và giám sát; chuẩn bị cơ sở hạ tầng, hệ thống công nghệ để đưa thị
trường chứng khoán phái sinh vào hoạt động trong năm 2017; tiếp tục tuyên truyền, đào
tạo chứng khoán phái sinh; nghiên cứu triển khai sản phẩm covered warrant; Tiếp tục
xây dựng bộ chỉ số chung cho toàn TTCK; xây dựng tiêu chí phân ngành thống nhất tại
2 Sở GDCK theo thông lệ quốc tế.
Thứ tư, về hoàn thiện và phát triển thị trường trái phiếu:
Đa dạng hóa các sản phẩm trái phiếu Chính phủ, đẩy mạnh công tác phát triển sản
phẩm phát hành trái phiếu lãi suất thả nổi, tập trung hoàn chỉnh bộ sản phẩm repo trái
phiếu. Đa dạng hóa cơ sở nhà đầu tư hình thành hệ thống nhà kinh doanh trái phiếu sơ
cấp; Thúc đẩy sự phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp; có cơ chế khuyến khích
các công ty đưa trái phiếu lên niêm yết; Phát triển hệ thống thành viên đấu thầu TPCP để
thiết lập hệ thống nhà tạo lập thị trường trên thị trường TPCP theo thông lệ quốc tế;
Hoàn thiện phương án tổ chức thị trường trái phiếu doanh nghiệp và công tác chuẩn bị
để có thể đưa thị trường giao dịch trái phiếu doanh nghiệp vào hoạt động trong năm
2017.
Thứ năm, tiếp tục triển khai thực hiện các giải pháp nâng hạng TTCK VN từ hạng
frontier market lên hạng emerging market trên bảng xếp hạng MSCI.
Thứ sáu, tiếp tục tái cấu trúc hệ thống các tổ chức kinh doanh chứng khoán để
giảm số lượng và nâng cao chất lượng dịch vụ; tăng cường quản lý giám sát chặt chẽ
hoạt động của CTCK.
Thứ bảy, tiếp tục tăng cường hoạt động thanh tra, giám sát đối với các tổ chức, cá
nhân trên TTCK, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm nhiều lần. Ban hành Nghị định
sửa đổi, bổ sung Nghị định 108/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính

trong lĩnh vực CK và TTCK; Tiếp tục đổi mới phương pháp phân tích và hoàn chỉnh quy
trình giám sát giao dịch và giám sát tuân thủ.
Bài tiểu luận Thị trường tài chính

Trang 15


Lớp Tài chính VB2K17B – Nhóm 3

“Tóm lại, trong giai đoạn phát triển mới, thị trường vốn cần thiết lập cơ chế vận hành
theo nguyên tắc thị trường, điều này sẽ tạo nên những sức ép của quá trình “chọn lọc thị
trường” mà quá trình chọn lọc này sẽ khốc liệt không kém gì quá trình chọn lọc của tự
nhiên. Điều này, đòi hỏi bản thân mỗi định chế tài chính, mỗi tổ chức tham gia thị
trường tái chính nói chung, thị trường vốn nói riêng và các cơ quan quản lý của Chính
phủ đều phải có những nỗ lực và sự đồng thuận theo con đường chung của xu hướng tất
yếu, để từ đó có những hành động phù hợp. Hội nhập và phát triển không phải là khó
khăn, nó cần được coi là cơ hội để nhanh chóng nắm bắt và tạo ra sự tăng trưởng đột
phát cho sự phát triển thị trường vốn trong giai đoạn mới.” (Theo tapchitaichinh.vn)

Bài tiểu luận Thị trường tài chính

Trang 16


Lớp Tài chính VB2K17B – Nhóm 3
V.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Luận văn thạc sĩ kinh tế chính trị đề tài Thị trường chứng khoán Việt Nam trước và sau
khi gia nhập WTO của tác giả Lê Thị Mỹ.

/>10805709058245686115356
2. Website: />3. Website: />4. Website: />5. Website: />6. Website: />7. Website: />8. Website: />9. Website: />10. Website: />11. Website: />12. Website: />
Bài tiểu luận Thị trường tài chính

Trang 17



×