Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

Môi trường quản trị trong xu thế hội nhập hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (247.92 KB, 21 trang )

TR ƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
BÀI TIỂU LUẬN
MÔN QUẢN TRỊ HỌC
ĐỀ TÀI:
MÔI TRƯỜNG QUẢN TRỊ TRONG XU
THẾ HỘI NHẬP HIỆN NAY
GVHD: Ts. Mai Thanh Hùng
SV Thực hiện và MSSV: Phạm La Bay _09081731
Nguyễn Lê Ái Diễm _ 09079471
Lê Huỳnh Mỹ Duyên _ 09083781
Nguyễn Thị Quỳnh Như _ 09083611
Phạm Thị Hoàng Oanh _ 09086671
Trần Thanh Trang _ 09075261
Nguyễn Thị Thanh Tuyền _ 09073371
Đoàn Thuận Kiều Xuân _ 09071921
Nguyễn Tấn Nhân_09209381
TP.Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 03 năm 2010.
LỜI NÓI ĐẦU
Lý do chọn đề tài:
Kể từ sau cuộc cách mạng khoa học công nghệ lần thứ ba (1913 – 1950), sự phát
triển nhanh chóng của khoa học công nghệ đã thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng của lực
lượng sản xuất vượt ra khỏi phạm vi biên giới quốc gia, mở rộng trên phạm vi toàn thế giới
theo cả chiều rộng và chiều sâu. Do đó, tất cả các quốc gia không phân biệt trình độ đã và
đang hình thành mối quan hệ gắn bó lẫn nhau. Đường biên giới quốc gia và khoảng cách
địa lý trở nên mờ nhạt, các tổ chức kinh tế khu vực và toàn cầu nối tiếp nhau ra đời. Sự ra
đời của các tổ chức lớn như WTO, APEC, NAFTA và gần đây là sự ra đời của các khu vực
đồng tiền chung Euro đã là ví dụ điển hình trong thiên niên kỉ mới này, cuộc cách mạng
công nghệ tiếp tục đi sâu, mở rộng ứng dụng công nghệ tin học sẽ là động lực chính thúc
đẩy hơn nữa quá trình hội nhập kinh tế, toàn cầu hoá.
Trước bối cảnh toàn cầu như vậy, công cuộc phát triển kinh tế của nước ta không


thể đứng ngoài xu thế toàn cầu hoá. Nhận thấy được tình hình kinh tế của đất nước đang
gặp khó khăn, tháng 12/1986 Đảng và Nhà nước quyết định chuyển đổi nền kinh tế từ tập
trung quan liêu bao cấp sang kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong
chiến lược phát triển kinh tế, vấn đề hội nhập nền kinh tế thế giới, tăng cường hợp tác kinh
1
tế các nước và các tổ chức quốc tế đang là vấn đề được quan tâm. Với phương châm “đa
dạng hoá, đa phương hoá quan hệ” và “là bạn của tất cả các nước trong cộng đồng thế giới
phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển”. Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với
hơn 160 nước và hầu hết các tổ chức quốc tế và khu vực quan trọng. Với việc gia nhập
PECC (01/1995), ASEAN (07/1995), ký kết hiệp định chung về hợp tác kinh tế với EU
(7/1995), tham gia APEC (11/1998), và đang chuẩn bị tích cực cho các cuộc đàm phán gia
nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO). Việt Nam từng bước vững chắc hội nhập sâu
rộng vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Việc Việt Nam gia nhập vào các tổ chức kinh tế
quan trọng này kéo theo những yêu cầu cao hơn và đa dạng hơn về ngành nghề. Đặc biệt là
sự phát triển tiến bộ của ngành quản trị học _ một ngành không thể thiếu trong công cuộc
lãnh đạo các doanh nghiệp đi lên trong môi trường dầy khó khăn và thách thức như hiện
nay. Vai trò của ngành quản trị học cũng như các nhà quản lý đang dần dược thể hiện rõ
qua từng giai đoạn phát triển của nền kinh tế đất nước.
Trên thế giới có rất nhiều nhà quản lý thành công trong môi trường cạnh tranh khốc
liệt. Nhà quản lý phải thể hiện được bản lĩnh cũng như sự táo bạo trong các chiến lược kinh
doanh của mình. Đặc biệt là phải biết nắm bắt cơ hội, tiếp thu tốt những KHKT mới và
tiên tiến nhất của thế giới. Ví dụ như Sam Walton: Sam Walton là một người biết nắm bắt
cơ hội. Ông không giống bất kỳ ai, ông không bao giờ nói không thể và luông đấu tranh
với những gì bất thường. Trong cuộc đời, ông đã phải chịu khá nhiều khổ cực. Lớn lên
trong khủng hoảng, phải tham gia vào một trận chiến khốc liệt. Chính vì vậy ông có lối
sống tằn tiện và chăm chỉ. Ông là người luôn cần mẫn, cố gắng kiếm dược nhiều tiền nhất
và biết làm cháy lên những hoài bão để đi đến thành công. Điều này có thể giúp ta giải
thích tại sao ông đã giúp gia đình vượt qua đợt khủng hoảng, bắt đầu kinh doanh từ hai bàn
tay trắng. Ông đã đổi mới phương thức quản lý kinh doanh, trở thành một nhà quản lý kiểu
mẫu. Còn rất nhiều tấm gương khác nữa trên thế giới được biết đến với bản lĩnh quản lý

kinh doanh táo bạo và đổi mới. Và con số này ở Việt Nam là rất ít.
Có thể thấy khái niệm "Nhà quản lý” (tiếng Anh là Manager) chỉ mới được đùng
nhiều ở Việt Nam không lâu khi chúng ta mở cửa hợp tác nhiều hơn với các nước phát
triển. Trước đó, chúng ta vẫn quen gọi những nhà quản lý này với cái tên mà thoạt nghe đã
thấy sự hiển hiện của chức vụ và quyền lực nhiều hơn nghề nghiệp như là sếp, thủ trưởng,
lãnh đạo.
Nhà quản lý có thể là một anh đội trưởng đội bảo vệ của cơ quan, một chị tổ trưởng
phụ trách tổ vệ sinh đường phố, một công viên chức bình thường trong bộ máy quản lý
Nhà nước, một Giám đốc doanh nghiệp Nhà nước hay tư nhân, một vị Bộ trưởng một Bộ
hay một ông Thủ tướng của một đất nước...
Trong mấy thế kỷ gần đây, quản lý đã trở thành một công việc rất đặc thù vì quản lý
vừa là một khoa học vừa là một nghệ thuật. Đã là một khoa học thì không thể không
nghiên cứu không học hành bài bản và hệ thống mà hy vọng trở thành Nhà quản lý giỏi. Đã
là một nghệ thuật thì không phải cứ học thuộc lý thuyết quản lý trong sách vở là có thể trở
thành nhà quản lý xuất sắc. Nghệ thuật quản lý là cái gì đó thuộc về năng khiếu, thuộc về
2
bẩm sinh, giống như năng khiếu hội họa, năng khiếu âm nhạc, năng khiếu toán học, cái mà
không phải ai khi sinh ra cũng có, cái mà không phải cứ cần cù là bù được khả năng.
Trong gần 20 năm qua, với chính sách đổi mới, kinh tế Việt Nam đã có một bước
tiến vượt bậc. Tuy nhiên, với tốc độ tăng trưởng kinh tế hiện nay thì không biết bao giờ
mới đuổi kịp nền kinh tế hiện tại của các nước xung quanh như Singapore và Thái Lan.
Nguyên nhân của sự yếu kém này phải chăng do sự nhìn nhận khác biệt giữa thế giới và
Việt Nam về đặc tính khoa học và nghệ thuật của ngành quản trị học.Có thể kể ra hàng loạt
khác biệt nữa giữa văn hóa quản lý của thế giới và của Việt . Nam trong xu thế hội nhập
toàn cầu hiện nay. Tuy nhiên, sự khác biệt lớn nhất làm cho kinh tế Việt Nam chậm phát
triển có lẽ là do:
 Thứ nhất, ở Việt Nam quản lý chưa được coi là một khoa học để từ đó có kế hoạch
đào tạo, bồi dưỡng kiến thức quản lý cho các nhà quản lý một cách bài bản, hệ
thống trước cũng như trong quá trình làm quản lý.
 Thứ hai, quản lý không được coi là một nghệ thuật để từ đó có biện pháp phát hiện,

lựa chọn và bổ nhiệm những người có năng lực quản lý thực sự vào cương vị quản
lý.
Nếu sự khác biệt này sớm được khắc phục, nó sẽ góp phần đáng kể rút ngắn sự tụt
hậu của nền kinh tế Việt Nam so với nền kinh tế thế giới.
Song song với vấn đề đó, ngày nay, chúng ta đều biết rằng không một tổ chức nào
tồn tại như một hòn đảo biệt lập, mà nó là một đóng góp quan trọng của khảo luận hệ thống
vào việc đổi mới môn quản trị. Tất cả mọi tổ chức nói chung hay các doanh nghiệp nói
riêng đều tồn tại trong lòng xã hội và chịu sự tác động của các yếu tố trong xã hội lên nó,
thậm chí chúng ta còn biết rằng không phải chỉ có các yếu tố bên ngaoì tác động lên doanh
nghiệp, mà kể cả các yếu tố bên trong doanh nghiệp cũng tác động lên chính nó. Có những
yếu tố doanh nghiệp có thể kiểm soát được, nhưng cũng có những yếu tố doanh nghiệp
không thể kiểm soát được. Chúng ta lại biết rằng các yếu tố này lại thường xuyên thay đổi
do sự phát triển của XH và doanh nghiệp.
Tại sao cần nghiên cứu môi trường quản trị?
1. Biết được môi trường quản trị và phân biệt môi trường vĩ mô và vi mô ảnh hưởng
đến tổ chức như thế nào trong tình hình phát triển kinh tế hiện nay.
2. Hiểu được những yếu tố môi trường vĩ mô và vi mô ảnh hưởng như thế nào đến
các tổ chức.
3. Nắm bắt được các giải pháp quản tri nhằm hạn chế những bất trắc của các yếu tố
môi trường.
3
CHƯƠNG I : MÔI TRƯỜNG QUẢN TRỊ
1.1 _ Khái niệm môi trường quản trị:
Các nhà quản trị dù hoạt dộng trong bất kỳ lĩnh vực nào đều phải xét đến các yếu tố
môi trường xung quanh. Trong khi họ có thể thay đổi chút ít hoặc không thể thay đổi các
yếu tố này, thì họ không có sự lựa chọn nào khác mà phải phản ứng thích nghi với chúng.
Họ phải xác định, ước lượng và phản ứng lại đối với các yếu tố bên ngoài tổ chức có thể
ảnh hưởng đến sự hoạt động của nó.
Môi trường quản trị là sự vận động tổng hợp, tương tác lẫn nhau giữa các yếu tố và
lực lượng bên ngoài hệ thống quản trị nhưng lại có ảnh hưởng trực tiếp, hoặc gián tiếp đến

hoạt động quản trị của một tổ chức. Tùy theo các góc độ tiếp cận khác nhau, người ta có
thể phân môi trường quản trị ra thành nhiều loại: môi trường vĩ mô: có tác động trên bình
diện rộng và lâu dài. Đối với một doanh nghiệp: chẳng hạn, chúng tác động đến cả ngành
sản xuất kinh doanh, và do đó cũng có tác động đến doanh nghiệp và chiến lược quản trị
kinh doanh của doanh nghiệp. Môi trường vi mô bên ngoài tổ chức, tác động trên bình diện
gần gủi và trực tiếp đến hoạt động của doanh nghiệp và môi trường nội bộ, có ảnh hưởng
trực tiếp, thường xuyên và rất quan trọng tới các hoạt động quản trị của chính ngay tổ chức
đó. Các yếu tố này sẽ giúp cho một tổ chức xác định rõ ưu nhược điểm của mình, đưa ra
các biện pháp nhằm giảm bớt nhược điểm và phát huy ưu điểm đạt được một cách tối đa.
Các môi trường nói trên luôn tác động qua lại lẫn nhau, tạo ra môi trường quản trị
của một tổ chức.Tuy nhiên, nhà quản trị có thể làm giảm sự lệ thuộc của tổ chức vào môi
trường bằng những chiến lược thích hợp.
Quản trị gia phải nhận thức đầy đủ, chính xác các yếu tố môi trường để soạn thảo
chiến lược và sách lược quản trị cho đúng đắn, giúp tổ chức tồn tại và phát triển.
Phân tích ảnh hưởng của môi trường quản trị là một vấn đề hết sức rộng lớn và
phức tạp, ở đây tôi chỉ đề cập và phân tích ảnh hưởng chủ yếu của một số yếu tố của môi
trườn vĩ mô đến các hoạt động quản trị của các tổ chức, doanh nghiệp.
1.2 _ Phân loại môi trường quản trị:
Việc phân loại môi trường hiện nay còn nhiều ý kiến khác nhau nhưng phổ biến các
nhà quản trị chia môi trường ra thành 2 hay 3 loại môi trường. Ở đây, chúng tôi thấy việc
phân loại môi trường thành 3 loại hợp lí hơn:
 Môi trường vi mô.
 Môi trường vĩ mô.
 Môi trường nội bộ.
CHƯƠNG II _ Phân tích môi trường quản trị :
Mục đích của việc phân tích môi trường hoạt động cuả doanh nghiệp nhằm giúp cho
các nhà quản trị nhận diện dược điểm mạnh hay yếu của doanh nghiệp, và những cơ hội
4
hay nguy cơ đối với doanh nghiệp, hoặc vị thế của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh
của doanh nghiệp để các nhà quản trị đề ra các chiến lược hoạt động của doanh nghiệp của

mình. Tùy theo các mục đích khác nhau mà các nhà quản trị có thể sử dụng loại ma trận
công cụ khác nhau để ứng dụng vào nhu cầu của mình. Hiện nay các nhà quản trị sử dụng
phổ biến các loại ma trận như: SWOT, BCG, BCG mới.
2.1_ Môi trường vĩ mô:
2.1.1_ Môi trường vĩ mô là gì?
• Là các yếu tố có ảnh hưởng rộng và không trực tiếp đến tổ chức bao gồm các yếu
tố: một cách khách quan lên mọi tổ chức.
• Hoặc là: Môi trường vĩ mô của Doanh nghiệp là nơi mà Doanh nghiệp phải bắt
đầu tìm kiếm những cơ hội và những mối đe dọa có thể xuất hiện, nó bao gồm tất
cả các nhân tố và lực lượng có ảnh hưởng đến hoạt động và kết quả thực hiện của
Doanh nghiệp.
2.1.2 _ Các yếu tố của môi trường vĩ mô:
a) Nhóm yếu tố kinh tế:
Nhóm yếu tố kinh tế ảnh hưởng đến hoạt động của các doanh nghiệp ở cả ngắn hạn và
dài hạn.
 Về ngắn hạn : các yếu tố kinh tế ảnh hưởng ngắn hạn đến các hoạt động của
doanh nghiệp. Các yếu tố kinh tế như :
 GDP và GNP :
GDP tác động đến tất cả các mặt hoạt động quản trị như: hoạch định, lãnh
đạo, tổ chức, kiểm soát và ra quyết định.GDP tác động đến nhu cầu của gia đình,
doanh nghiệp và Nhà nước. Một quốc gia có GDP tăng lên sẽ kéo theo sự tăng lên
về nhu cầu, về số lượng sản phẩm hàng hóa, dịch vụ, tăng lên về chủng loại, chất
lượng, thị hiếu ... dẫn đến tăng lên quy mô thị trường. Điều này đến lượt nó lại đòi
hỏi các doanh nghiệp phải đáp ứng trong từng thời kỳ, nghĩa là nó tác động đến tất
cả các mặt hoạt động quản trị như hoạch định, lãnh đạo, tổ chức, kiểm soát và ra các
quyết định không chỉ về chiến lược và chính sách kinh doanh, mà cả về các hoạt
động cụ thể như cần phải sản xuất hàng hóa, dịch vụ gì, cho ai, bao nhiêu và vào lúc
nào.
Ở nước ta từ năm 1990 đến nay do sự tăng lên của GDP đã tác động mạnh mẽ
đến cơ cấu tiêu dùng và mở ra nhiều cơ hội cho các nhà quản trị. Nhiều doanh nghiệp

đã thành công nhờ đưa ra các hàng hóa dịch vụ phù hợp nhu cầu, thẩm mỹ, thị hiếu
đang gia tăng của người tiêu dùng. Tuy nhiên một số doanh nghiệp không nhanh
nhạy thích ứng với sự thay đổi này đã dẫn tới thua lỗ, phá sản. Nguy cơ và rủi ro cho
một số doanh nghiệp không chỉ bắt nguồn từ sự thay đổi quá nhanh và mạnh mẽ mà
còn cả từ sự không năng động và linh hoạt của các nhà quản trị trong việc không biết
cách đáp ứng nhu cầu đã tăng lên và thay đổi nhanh chóng về các loại sản phẩm hàng
hóa dịch vụ trong thời kỳ này.
 Lãi suất ngân hàng:
Lãi suất sẽ ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư của doanh nghiệp và việc tiêu
dùng của người dân.
5
Yếu tố lãi suất cho vay của ngân hàng cũng có ảnh hưởng đáng kể đến các
hoạt động quản trị ở mỗi doanh nghiệp. Trên thực tế các doanh nghiệp thường đi vay
thêm vốn ở ngân hàng để mở rộng sản xuất hoặc sử dụng trong việc mua bán, do đó
lãi suất cho vay cao hay thấp sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các yếu tố đầu vào, đầu ra ở
mỗi doanh nghiệp. Điều này cũng có nghĩa là ảnh hưởng của lãi suất cho vay đến giá
thành, giá bán và tác động đến sức mua thực tế về hàng hóa cùng dịch vụ của doanh
nghiệp, có tác động rất lớn đến việc hoạch định và thực thi các chiến lược và chính
sách quản trị kinh doanh. Chính vì vậy mà khi vạch ra một chiến lược quản trị kinh
doanh, đặc biệt là chiến lược quản trị tài chính, doanh nghiệp thường lưu ý đến yếu tố
này.
 Chỉ số giá cả:
Giá cả của hàng hoá dịch vụ luôn luôn biến động theo thời gian, tuy nhiên nếu
như giá cả thay đổi quá nhanh chóng, nó có thể là một cú sốc đối với nền kinh tế. Chỉ
số giá tiêu dùng (CPI) là một chỉ số cơ bản đo lường giá cả hàng hoá dịch vụ và cho
biết liệu nền kinh tế có bị lạm phát hoặc giảm phát hay không. Chỉ số giả cả thường
rất được quan tâm theo dõi và nó đóng một vai trò quan trọng trong việc đưa ra các
quyết định tài chính quan trọng như chính sách lãi suất của cục dự trữ liên bang Mỹ
hay quyết định tiến hành hedging của các ngân hàng và doanh nghiệp lớn. Cũng rất
có lợi cho các nhà đầu tư cá nhân tiến nếu họ tính đến chỉ số CPI khi tiến hành

hedging hoặc đưa ra quyết định phân bổ vốn đầu tư.
Có một số hình thức biến động giá cả trong nền kinh tế, như làm giảm phát
hoặc thiểu phát(disinflation) hoặc làm tăng lạm phát (reflation). Làm giảm lạm phát là
việc làm cho lạm phát chững lại, nhưng vẫn đang trong tình trạng lạm phát. Khi lạm
phát xảy ra đối với một nền kinh tế không tăng trưởng, ta gọi đó là lạm phát đình đốn,
khiến cho lạm phát càng trở nên nghiêm trọng.
Yếu tố lạm phát tiền tệ cũng ảnh hưởng rất lớn đến việc hoạch định chiến
lược và sách lược kinh doanh. Nếu lạm phát gia tăng sẽ làm tăng giá cả yếu tố đầu
vào kết quả dẫn tới sẽ là tăng giá thành và tăng giá bán. Nhưng tăng giá bán lại khó
cạnh tranh. Mặt khác, khi có yếu tố lạm phát tăng cao, thì thu nhập thực tế của người
dân lại giảm đáng kể và điều này lại dẫn tới làm giảm sức mua và nhu cầu thực tế
của người tiêu dùng. Nói cách khác khi có yếu tố lạm phát tăng cao thì thường khó
bán được hàng hóa dẫn tới thiếu hụt tài chính cho sản xuất kinh doanh, việc tổ chức
thực hiện chiến lược kinh doanh khó thực thi được. Vì vậy việc dự đoán chính xác
yếu tố lạm phát là rất quan trọng trong điều kiện nước ta hiện nay, cũng như trong
chiến lược sản xuất kinh doanh.
Lạm phát cũng gây ra tình trạng thiếu tiền vì các doanh nghiệp không khai thác
được nguồn tín dụng cho việc duy trì sản xuất của mình. Do đó, số lượng công việc
cho người dân làm cũng giảm thiểu trong trung và dài hạn.
Ảnh hưởng tới tâm lý và tiêu dùng của người dân.
 Về dài hạn : các yếu tố kinh tế ảnh hưởng dài hạn đến hoạt động của doanh nghiệp:
 Tăng trưởng kinh tế :
6
Tăng trưởng kinh tế là sự tăng lên về số lượng, chất lượng, tốc độ và quy mô sản
lượng của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định. Sự tăng trưởng được so sánh theo
các thời điểm gốc sẽ phản ánh tốc độ tăng trưởng. Đó là sự gia tăng quy mô sản
lượng kinh tế nhanh hay chậm so với thời điểm gốc. Quy mô và tốc độ tăng trưởng
là"cặp đôi"trong nội dung khái niệm tăng trưởng kinh tế. Hiện nay, trên thế giới
người ta thường tính mức gia tăng về tổng giá trị của cải của xã hội bằng các đại
lượng tổng sản phẩm quốc dân hoặc tổng sản phẩm quốc nội.

Trước hết, tăng trưởng kinh tế thể hiện bằng sự tăng lên về số lượng, chất lượng
hàng hoá, dịch vụ và các yếu tố sản xuất ra nó, là tin vui cũng như là dấu hiệu tốt của
nền kinh tế cũng như đối với doanh nghiệp.
Không phải sự tăng trưởng nào cũng mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội như mong
muốn, đôi khi quá trình tăng trưởng mang tính hai mặt. Chẳng hạn, tăng trưởng kinh
tế quá mức có thể dẫn đến tình trạng nền kinh tế "quá nóng", gây ra lạm phát, hoặc
tăng
trưởng kinh tế cao làm cho dân cư giàu lên, nhưng đồng thời cũng có thể làm cho sự
phân hoá giàu nghèo trong xã hội tăng lên. Điều đó sẽ gây bất lợi lớn cho doanh
nghiệp. Đối với xu thế hội nhập hiện nay, tăng trưởng kinh tế là con dao hai lưỡi đối
với doanh nghiệp.
 Chính sách kinh tế quốc gia:
Thể hiện quan điểm, định hướng phát triển kinh tế của nhà nước thông qua các
chủ trương chính sách. Tùy theo giai đoạn phát triển kinh tế khác nhau, Nhà nước có
những chính sách kinh tế khác nhau thông qua việc ưu đãi, khuyến khích hay hạn chế
một số ngành kinh tế nào đó.
Năm 2009 vẫn đặt ra không ít thách thức đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Do
đó, Chính phủ đã đề ra một số chính sách ưu đãi đối với các doanh nghiệp Việt Nam:
chính sách tiền tệ, khuyến khích đầu tư và xuất khẩu,…..
VD: Các định chế tài chính, chứng khoán ở Việt Nam chưa phát triển nên nguồn
vốn huy động cho nền kinh tế chủ yếu từ ngân hàng. Do đó Nhà nước phải can thiệp
không chỉ bằng mệnh lệnh hành chính mà bằng thực lực của nền kinh tế khi các ngân
hàng thương mại quốc doanh chiếm 70% thị phần cho vay. Trong bối cảnh các doanh
nghiệp tồn kho lớn, chưa xuất khẩu được, các ngân hàng có thể hỗ trợ doanh nghiệp
vượt khó khăn bằng khoanh nợ, giãn nợ, thậm chí giảm lãi suất.
Riêng với trường hợp doanh nghiệp vừa và nhỏ, Nhà nước cũng lưu ý ngoài việc
hỗ trợ lãi suất ngân hàng, thuế, một điểm mới là bảo lãnh cho doanh nghiệp vừa và
nhỏ đầu tư xuất khẩu. Theo đó, Ngân hàng phát triển, nơi làm chính sách, có nhiệm
vụ bảo lãnh cho doanh nghiệp nhỏ và vừa xuất khẩu. Nhà nước cho rằng : nguồn vốn
đang khó khăn không thể lập quỹ nào khác mà phải giao cho Ngân hàng phát triển

(VDB) thực hiện.
Dẫn chứng bằng 5 triệu tấn than đang nằm chờ chưa xuất được chi phí bỏ ra
cũng rất lớn vì để có được 1 tấn than phải bóc 8 khối đất tương đương với chi phí
khoảng 800 ngàn đồng. Vì vậy, Nhà nước ra chỉ thị: "Các ngân hàng quốc doanh phải
làm nòng cốt trong việc giải cứu cho các doanh nghiệp. Bởi vì doanh nghiệp đổ thì
ngân hàng cũng chết.
iv>
 Chu kỳ kinh tế:
Chu kỳ kinh tế (business cycle) là chủ đề được nhiều nhà kinh tế cũng như các
nhà hoạch định chính sách quan tâm. Hai biến vĩ mô chính được sử dụng để xác định
chu kỳ kinh tế là tốc độ tăng trưởng GDP và tỷ lệ thất nghiệp.Mỗi chu kỳ thường có 4
giai đoạn: giai đoạn phát triển, giai đoạn trưởng thành, giai đoạn suy giảm và giai
đoạn tiêu điều cực điểm. Nó có ảnh hưởng mạnh và sâu rộng đến các quyết định đầu
tư của các nhà quản trị doanh nghiệp trong xu thế hội nhập còn nhiều bất ổn như hiện
nay.
VD: Từ năm 2000-2008, có tới 60% lượng tín dụng được dành cho các doanh
nghiệp nhà nước kém hiệu quả khi ICOR ở mức rất cao (9-12) và chỉ có thể tạo việc
làm cho khoảng 10% lực lượng lao động. Theo phân tích về chu kỳ của trường phái
kinh tế học Áo (Mises, Hayek), sự dư thừa tín dụng và phân bổ không hiệu quả này
rốt cuộc đã dẫn tới khủng hoảng tín dụng và buộc thị trường tín dụng phải điều chỉnh
như chúng ta đã chứng kiến trong năm 2008
Trong thời kỳ khó khăn của chu kỳ kinh tế, chính sách tiền tệ và tài khóa cần
được kết hợp linh hoạt để phục hồi tăng trưởng GDP và tạo việc làm. Việc nới lỏng
chính sách tiền tệ, hạ lãi suất cơ bản, lãi suất tái cấp vốn là cần thiết nhưng cần chú ý
không rơi vào bẫy thanh khoản (liquidity trap) khi lãi suất đã giảm thấp nhưng ngân
hàng vẫn không cho vay, doanh nghiệp không thể tiếp cận tín dụng như trong thời
gian qua ở nước ta. Khi đó chính sách tiền tệ sẽ không còn tác dụng kích thích nền
kinh tế.
b) Nhóm yếu tố chính trị và pháp luật:
 Chính phủ: Cơ quan giám sát, duy trì và bảo vệ pháp luật, bảo vệ lợi ích

quốc gia. Vai trò điều tiết nền kinh tế vĩ mô thông qua các chính sách tài chính, tiền
tệ, thuế và các chương trình chi tiêu
 Pháp luật: Đưa ra những quy định cho phép hay ko cho phép, hoặc những
ràng buộc, đòi hỏi các doanh nghiệp phải tuân theo.
Thập kỷ 80-90 có nhiều sự biến động cả về chính trị lẫn kinh tế trên thế giới.
Một quy luật được thấy rất rõ trong thời kỳ này là: sự định hướng đúng đắn và sự ổn
định về chính trị là những điều kiện cần thiết khách quan để phát triển toàn bộ nền
kinh tế ở mỗi nước và ở mỗi doanh nghiệp. Chúng ta đã từng thấy các chủ trương
đúng đắn của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế thị trường có định hướng
XHCN, về phát triển kinh tế tư bản, tư nhân v.v... là những đòn bẩy tạo đà cho sự
phát triển rất mạnh mẽ của các doanh nghiệp ngày nay. Nói một cách khác, các chủ
trương chính sách của Đảng và Nhà nước trong từng thời kỳ trên các lĩnh vực chính
trị, kinh tế và xã hội có những ảnh hưởng gián tiếp hoặc trực tiếp rất lớn đến toàn bộ
tiến trình kinh doanh và quản trị kinh doanh ở mọi doanh nghiệp.
Đối với các hoạt động về quản trị kinh doanh ở các doanh nghiệp, Chính phủ
đóng vai trò khá quan trọng: vừa có thể thúc đẩy vừa có thể hạn chế việc kinh doanh.
Chính phủ có thể thúc đẩy bằng cách khuyến khích việc mở rộng và phát triển hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp thông qua việc trợ cấp cho các ngành công
nghiệp được lựa chọn, ưu tiên về thuế trong những hoàn cảnh nhất định, bảo vệ một
00000px;" class="l t1 h6">8

×