Tải bản đầy đủ (.pptx) (14 trang)

BÀI GIẢNG PHƯƠNG PHÁP TRÒ CHƠI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (153.02 KB, 14 trang )

MÔN: PHƯƠNG PHÁP HƯỚNG DẪN TRẺ KHÁM PHÁ MÔI TRƯỜNG XUNG QUANH

CHƯƠNG 4: PHƯƠNG PHÁP CHO TRẺ KHÁM PHÁ VỀ MÔI TRƯỜNG XUNG QUANH

V. PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG TRÒ CHƠI


1. Khái niệm
- Trò chơi là một hoạt động tự nhiên và cần thiết nhằm thỏa mãn những nhu cầu
giải trí đa dạng của con người.


2. Ưu điểm của trò chơi
Hoạt động chủ đạo của trẻ mầm non là vui chơi
- Trò chơi làm cho hoạt động khám phá MTXQ trở nên lôi cuốn và hứng thú.
- Giúp trẻ củng cố lại kiến thức đã học.
- Phát triển tưởng tượng, trí nhớ, chú ý, tính sáng tạo.
- Rèn luyện năng lực quan sát, các giác quan, các thao tác trí tuệ: phân tích, so sánh, phân loại, khái
quát…
- Có thể phát hiện ra điểm yếu của trẻ, những hiểu biết chưa chính xác và kịp thời chỉnh sửa, bổ sung.


3. Các loại trò chơi
3.1 Trò chơi học tập
3.1.1. Thế nào là trò chơi học tập ?
Trò chơi học tập là trò chơi có nội dung và luật chơi có sẵn do người lớn nghĩ ra, trong đó, mọi
hành động của trẻ được điều khiển bởi nhiệm vụ và luật chơi.
Ví dụ: Trò chơi “Tìm cây cho lá”, “đúng sai”, “chiếc túi kì diệu”…
3.1.2.Trong tiết học, sử dụng trò chơi học tập nhằm mục đích gì ?
Sử dụng trò chơi học tập để hình thành kiến thức, kỹ năng mới hoặc củng cố kiến thức, kỹ năng đã
học. Trong thực tế dạy học, GV thường tổ chức trò chơi học tập để củng cố kiến thức, kỹ năng đã


học.

 Tuy nhiên, việc tổ chức cho học sinh chơi các trò chơi để hình thành kiến thức, kỹ năng mới là rất
cần để tạo hứng thú học tập cho học sinh ngay từ khi bắt đầu bài học mới


3.2. Các loại trò chơi học tập
- Trò chơi với vật thật:
- Trò chơi với tranh ảnh, mô hình:
- Trò chơi dùng lời nói:
- Những trò chơi củng cố sự nhận biết một đối tượng cụ thể
- Những trò chơi củng cố sự nhận biết, phân biệt các đối tượng
- Những trò chơi rèn luyện khả năng phân nhóm đối tượng


- Trò chơi với vật thật: là trò chơi mà trẻ được tiếp xúc với vật thật nhằm khám phá thêm các tính chất
của chúng, đồng thời củng cố, bổ sung kiến thức và rèn luyện các giác quan cho trẻ.
- Trò chơi với tranh ảnh, mô hình: là loại trò chơi mà trẻ có thể sử dụng tranh ảnh, mô hình, các bộ lô
tô…nhằm củng cố kiến thức đã học và phát triển các giác quan của trẻ.
- Trò chơi dùng lời nói: là trò chơi sử dụng lời nói để chơi chứ không cần sử dụng bất kì một loại đồ
chơi nào khác.


- Những trò chơi củng cố sự nhận biết một đối tượng cụ thể: là trò chơi có nội dung và cách chơi
hướng vào việc củng cố một đối tượng cụ thể nào đó.
- Những trò chơi củng cố sự nhận biết, phân biệt các đối tượng: là trò chơi có nội dung và các hành
động chơi được hướng tới việc củng cố hai hay nhiều đối tượng cùng một lúc và phân biệt chúng
theo các dấu hiệu, đặc diếm rõ nét.
- Những trò chơi rèn luyện khả năng phân nhóm đối tượng: là trò chơi nhằm củng cố đặc điểm chung
của các nhóm đối tượng và phân nhóm chúng theo các dấu hiệu khác nhau.



3.3 Cách hướng dẫn trò chơi học tập
- Giáo viên nêu tên trò chơi. Điều này gợi cho trẻ nhớ lại các trò chơi tuong tự mà trẻ đã được chơi
- Hướng dẫn trẻ cách chơi (trẻ mẫu giáo lớn có thể nhớ và nhắc lại được cách chơi, luật chơi). Khi
hướng dẫn cách chơi cần rõ ràng, ngắn gọc dễ hiểu. Với những trò chơi khó giáo viên có thể làm
mẫu hoặc mời 1, 2 trẻ khá lên chơi mẫu.
- Tiến hành cho trẻ chơi: hiệu lệnh của giáo viên phải rõ ràng, dứt khoát, ngắn gọn và thể hiện ngữ
điệu
- Cô bao quát khi trẻ chơi để kịp thời nhắc nhở hoặc sửa sai cho trẻ. Với những trò chơi thi đua ở mẫu
giáo nhỡ và lớn, giáo viên cùng trẻ nhận xét, khen ngợi tuyên dương trẻ kịp thời.


4. Trò chơi vận động
- Là những trò chơi có luật nhằm phát triển vận động cho trẻ
Ví dụ:
- Một số trò chơi vận động như: mèo đuổi chuột, cáo và thỏ, sói và dê con, lùa
vịt…có tác dụng phát triển các kỹ năng vận động và sự nhanh nhạy cho trẻ,
giúp trẻ vận dụng các hiểu biết về đời sống của các con vật vào trò chơi
- Trò chơi tàu hỏa (ô tô) vào bến có thể củng cố hiểu biết của trẻ về phương tiện
giao thông
- Trò chơi dân gian như: kéo co, bịt mắt bắt dê…


5. Trò chơi sáng tạo
*Sáng tạo: là dám làm ra một cái gì đó mới mẻ, táo bạo, khác thường nhưng vẫn rất hữu dụng.
- Trò chơi sáng tạo bao gồm những trò chơi phản ánh lao động sinh hoạt của người lớn hay còn gọi là
trò chơi đóng vai theo chủ đề và trò chơi xây dựng, lắp ghép.



* Trò chơi đóng vai
- Trò chơi đóng vai là nơi trẻ mầm non có thể vận dụng các hiểu biết, ấn tượng về
cuộc sống xung quanh: thiên nhiên và con người, các mối quan hệ gia đình và
xã hội, tập quán sinh hoạt, lao động và nghề nghiệp trong xã hội…
- Trò chơi đóng vai là nơi trẻ có thể phát triển trí tưởng tượng, sáng tạo và thể
hiện tình cảm của mình đối với cuộc sống.
Ví dụ: Trò chơi đóng vai gia đình, bán hàng, bệnh viện, bến xe, công trường xây
dựng, nấu ăn, trông em…


* Trò chơi xây dựng, lắp ghép
- Trò chơi xây dựng, lắp ghép là trò chơi giúp trẻ tái hiện lại những ấn tượng đã
nhìn thấy từ cuộc sống xung quanh như nhà cửa, đường xá, sông núi…
Ví dụ: Xây dựng nông trại, sở thú, công viên…
- Bên cạnh đó thông qua trò chơi xây dựng trẻ cũng khám phá thêm được các
nguyên vật liệu từ thiên nhiên như sỏi, đá, cát, nước, lá, cành cây, gỗ…
Ví dụ: Xây lâu đài từ cát, đá….


4. Củng cố bài:
4.1 Trò chơi “Đúng sai”.

 Hoạt động chủ đạo của trẻ mầm non là vui chơi? (Đúng)
 Trò chơi “Tìm cây cho lá” là trò chơi vận động? (Sai)
 Trò chơi vận động là trò chơi tự do trẻ có thể tự chơi theo ý thích của mình? (Sai)
 Trò chơi học tập bao gồm 6 loại trò chơi? (Đúng)
 Trò chơi đóng vai là trò chơi trẻ có thể có thể vận dụng các hiểu biết, ấn tượng về
cuộc sống xung quanh? (Đúng)

 Trò chơi “bác sĩ” là trò chơi học tập? (Sai)

 Trò chơi sáng tạo bao gồm trò chơi xây dựng, lắp ghép và trò chơi học tập? (Sai)


 4.2 Giới thiệu một trò chơi học tập và một trò chơi vận động trong đó
có hướng dẫn cách chơi và luật chơi cho trẻ chơi?



×