Tải bản đầy đủ (.docx) (217 trang)

Tiểu luận nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng thuyết trình của sinh viên ueh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (627.46 KB, 217 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

BÀI TIỂU LUẬN

NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ
ẢNH HƯỞNG ĐẾN KỸ NĂNG THUYẾT TRÌNH
CỦA SINH VIÊN UEH


PHỤ LỤC


1 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN
1.1 Lý

do chọn đề tài

Mỗi sinh viên đến trường chắc hẳn ai cũng một lần cầm mic đứng trước bạn bè và
thầy cô để trình bày một vấn đề nào đó. Sự hội nhập nền tri thức trên toàn thế giới và
do đó điều tất yếu không thể thiếu là kĩ năng học tập trình bày vấn đề của một sinh viên
trong phương pháp dạy học lấy người học làm trung tâm. Mỗi sinh viên không chỉ đến
lớp để nghe thầy cô giáo giảng bài và ghi chép bài giảng mà phải tự tìm hiểu và trình
bày trước lớp. Kỹ năng trình bày và thuyết trình ngày một quan trọng hơn và không thể
thiếu của mỗi sinh viên. Thuyết trình thật sự là một nhiệm vụ không dễ dàng bởi người
thuyết trình cần được trang bị những kĩ năng nhất định mới có thể trình bày thành công
một vấn đề, công việc đó bao gồm chọn đề tài, lập đề cương, thu thập tài liệu, biên
soạn nội dung, trình bày, kết luận vấn đề và trả lời các câu hỏi của người nghe. Bên
cạnh đó, người trình bày vấn đề còn phải vượt qua nỗi sợ hãi khi nói trước đám đông,
trình bày diễn cảm, thu hút người nghe
Khảo sát các lớp trong trường và tình hình chung của giảng đường hiện tại nhóm


đang học tại trường ĐH Kinh Tế Tp. HCM cho thấy hầu hết các sinh viên đều ngại và
thấy hồi hộp khi đứng trước đám đông trình bày một vấn đề nào đó, và đa số sinh viên
chưa thuyết trình tốt các vấn đề của mình. Với tình hình đó nhóm mong muốn trình bày
“Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng thuyết trình của sinh viên UEH” để
ghi nhận các thực trạng cũng như giúp các bạn hiểu rõ hơn về các kỹ năng trình bày và
đề ra các giải pháp cải thiện và nâng cao kĩ năng thuyết trình giúp đạt hiệu quả cao
1.2

Mục tiêu của đề tài.

• Đưa ra các lý thuyết về thuyết trình để có một cái nhìn cơ bản và có cơ sở để thực hiện
các công việc của thuyết trình

3


• Khám phá các yếu tố ảnh hưởng đến thuyết trình của sinh viên đại học kinh tế thành
phố Hồ Chí Minh bao gồm các yếu tố về con người, đề tài thuyết trình và các yếu tố
ngoại tác khác
• Xác định mức độ ảnh hưởng của các yếu tố
• Đề xuất một số giải pháp thông qua kết quả nghiên cứu nhằm giúp các bạn có thể học
tập và trình bày vấn đề tốt hơn
1.3

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Sinh viên trường đại học kinh tế thành phố Hồ Chí Minh
1.4 Phương

pháp nghiên cứu


• Phương pháp thu thập 20 ý kiến
• Phương pháp phỏng vấn tay đôi
• Phương pháp phỏng vấn nhóm
• Phương pháp khảo sát định tính, định lượng
• Phương pháp thu thập thông tin cơ bản, chính thức
1.5 Ý

nghĩa của nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu giúp đánh giá được thực trạng chính xác hơn, qua các
phương pháp giúp cho người nghiên cứu thu thập các biến đầy đủ, loại bỏ cái không
cần thiết, thêm những nội dung mọi người cùng đưa ra vào. Để chính những người nằm
trong pham vi nghiên cứu trình bày vấn đề. Qua đó phỏng vấn thêm các bạn sinh viên
khác, từ đó có đủ số liệu khảo sát (80 – 160 bản) xử lý số liệu để đánh giá được tầm
ảnh hưởng của các biến từ đó đưa ra các giải pháp giúp cải thiện kỹ năng thuyết trình.

4


1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.6 Tổng

quan về thuyết trình.

1.6.1 Khái

niệm thuyết trình

Thuyết trình là quá trình truyền đạt thông tin nhằm đạt được các mục tiêu cụ thể:

HIỆU QUẢ, TẠO DỰNG QUAN HỆ, và THỰC HIỆN.
Trong từ điển từ “thuyết trình” có rất nhiều nghĩa. Chúng ta sẽ hiểu từ “thuyết
trình” theo nghĩa xuất phát từ “trình bày” có nghĩa là “đưa cho ai đó một cái gì đó - nói
điều gì đó với ai đó” hoặc giao tiếp với ai đó. “Thuyết trình” là một hình thức của giao
tiếp và có thể được nhận thấy ở dưới nhiều hình thức khác nhau.
1.6.2

Phân loại thuyết trình

• Thuyết trình trong quản lý: Họp báo, phổ biến văn bản, thông tin
• Thuyết trình trong giải trí: Dẫn chương trình, Kể chuyện, Diễn tấu/hài
• Thuyết trình trong kinh doanh: Giới thiệu sản phẩm, dự án; Báo cáo kết quả kinh
doanh; Chiến lược phát triển, Kế hoạch kinh doanh
• Thuyết trình trong học tập, giảng dạy, nghiên cứu.
1.6.3

Khái niệm về kỹ năng thuyết trình

Kỹ năng thuyết trình là khả năng sử dụng kết hợp kiến thức, thái độ, phương pháp,
công cụ cần thiết trong quá trình truyền đạt và dẫn dắt thông tin nhằm làm cho nội
dung thông tin có sức hấp dẫn hơn, thu hút nhiều người nghe hơn.
Kỹ năng thuyết thuyết trình là sự kết hợp giữa nội dung và hình thức, giữa giao
tiếp ngôn ngữ và giao tiếp hình thể, không chi truyền đạt thông tin đến đám đông bằng
lời nói đến cơ quan thính giác của họ, mà còn truyền đến các giác quan còn lại gồm thị
giác, khứu giác, vị giác, xúc giác.
1.6.4

Vai trò của thuyết trình

Để trở thành một người thành công, người ta không chỉ cần có trí tuệ thông minh,

kiến thức uyên bác, tư duy sáng tạo, phẩm chất đạo đức, mà còn phải có khả năng ăn

5


nói, phong cách đĩnh đạc trước mọi người, đặc biết nếu muốn trở thành nhà quản lý
hay lãnh đạo.
Một giáo viên không thể dạy giỏi nếu không làm cho học sinh hiểu bài, mặc dù có
kiến thức sâu rộng. Người giáo viên đó sẽ chưa thành công vì không đạt được mục tiêu
quan trọng nhất của nghề giáo là truyền đạt kiến thức cho học sinh.
Một giám đốc giỏi không chỉ là người có tầm nhìn chiến lược, ý tưởng kinh doanh
sáng tạo mà còn phải là một người có khả năng thuyết trình tốt, một người có thể làm
cho nhân viên hiểu và làm theo những chiến lược và định hướng mà anh ta đề ra.
Một sinh viên cho dù có thành tích học tập tốt vẫn không được đánh giá cao nếu
sinh viên ấy không thể tự trình bày ý tưởng và kiến thức của mình trước mọi người.
Do đó, kỹ năng thuyết trình chính là một bước không thể thiếu trên con đường
thành công. Chúng ta không thể được gọi là thành công khi không thể làm cho mọi
người nhận ra thành công của mình. Kỹ năng thuyết trình là một kỹ năng khó nhưng
hoàn toàn có thể rèn luyện được.
Trong một lần diễn thuyết trước sinh viên ngành quản trị kinh doanh của ĐH
Nebraska, hai nhà tỷ phú Mỹ Warren Buffett và Bill Gates nhận được một câu hỏi:
“Chúng tôi nên làm những gì để luôn thăng tiến trong công việc?”.
Ông Buffett trả lời rằng khả năng diễn thuyết là một yếu tố cần thiết. “Với một số
người nó là tài sản quí giá, nhưng với những ai không có khả năng thì nó là một gánh
nặng thực sự. Khả năng diễn thuyết tốt trước mọi người có thể giúp công việc của bạn
phát triển tới 50 hoặc 60 năm” ông nói.
Hãy rèn luyện kỹ năng thuyết trình cho mình mỗi ngày để rút ngắn con đường đến
thành công của bạn. Và điều quan trọng là, bạn càng thuyết trình giỏi, bạn càng dễ
thuyết phục người khác.
cao


6


1.7 Các
1

yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng thuyết trình

Yếu tố con người.
1.7.1.1 Nhân khẩu học
Các yếu tố về nhân khẩu học như giới tính, độ tuổi hay quê quán của người thuyết
trình có một ảnh hưởng nhất định đến kỹ năng thuyết trình của mỗi người.
Nam và nữ có một số đặc điểm giao tiếp khác nhau, điều này dẫn đến sự khác
nhau trong khuynh hướng thuyết trình của hai giới. Khu vực não phụ trách ngôn ngữ
của nam hẹp hơn so với nữ. Đó là đáp án cho câu hỏi vì sao phụ nữ thường tỏ ra là
chuyên gia trong việc sử dụng từ ngữ. Người nam thường có khuynh hướng đưa ra
nhận xét đánh giá bằng những câu khẳng định, trong khi nữ giới thường dẫn dắt vấn đề
gián tiếp qua những câu hỏi, những gợi ý. Phụ nữ thường có khuynh hướng giao tiếp
bằng nét mặt để biểu lộ tính cách hơn là nam giới. Tuy nhiên, cách thức thể hiện nét
mặt và giao tiếp thường rất khác nhau.Phụ nữ chuyển tải nhiều tình cảm và thái độ khi
giao tiếp hơn nam giới. Đàn ông thì nhìn bâng quơ khi nói chuyện.Những đặc điểm
giao tiếp khác nhau mang tính chất giới tính đã ảnh hưởng đến kỹ năng thuyết trình ở
hai giới. Giới nữ khi thuyết trình thường đặt nhiều câu hỏi, đưa ra nhiều gợi ý và biểu
đạt nhiều cảm xúc hơn. Trong khi ở nam giới, họ thích khẳng định, thể hiện thái độ
đanh thép hơn và nhìn ở nhiều hướng hơn khi họ thuyết trình.
Rõ ràng nhận thấy độ tuổi cũng có ảnh hưởng nhất định đến kỹ năng thuyết trình ở
mỗi người. Ở người lớn tuổi, họ có phong thái chững chạc, trưởng thành, cách thuyết
trình của họ thường điềm đạm, chắc chắn; họ nói chạm, ít di chuyển và đôi lúc thiếu
nhiệt huyết, ít năng lượng – những yếu tố có thể nhận thấy dễ dàng ở những buổi

thuyết trình của những người trẻ.
Giọng nói của Bắc, Trung, Nam có những điểm khác nhau cơ bản; không có giọng
nào hay hơn giọng nào, bởi mỗi giọng có âm vực-sắc điệu riêng biệt làm nên cái “chất
đẹp” của từng miền. Chính vì vậy, yếu tố quê quán vùng miền khác nhau là nguyên
nhân của sự khác biệt về giọng nói, cũng chính là nguyên nhân ảnh hưởng đến kỹ năng
7


thuyết trình của mõi người. Một giọng nói quá “địa phương” sẽ gây khó khăn cho
người nghe. Nếu không cảm nhận được sự thoải mái và dễ dàng khi tiếp nhận một âm
thanh nào đó, người ta có khuynh hướng chán nản, không muốn tiếp thu dù nội dung
bài thuyết trình có hay đến thế nào đi chăng nữa. Điều này rất ảnh hưởng đến kỹ năng
thuyết trình của mỗi người.
1.7.1.2 Ngôn ngữ cơ thể
• Giao tiếp bằng mắt.
Đôi mắt là “cửa sổ của tâm hồn”, là yếu tố bộc lộ rõ nhất cảm xúc của con người.
“Ngôn ngữ của đôi mắt” giúp điều chỉnh buổi thuyết trình. Nó là dấu hiệu cho thấy
sự quan tâm của mình đối với người nghe và làm gia tăng uy tín của người nói cũng
như hiểu được cảm xúc của người nghe thông qua ánh mắt để có cách thuyết trình phù
hợp.
Người biết dùng “đôi mắt trong thuyết trình” thường khiến buổi trao đổi thêm cởi
mở và chuyển tải được sự thích thú, chú tâm, nhiệt tình và độ đáng tin cậy của mình
đến người tiếp nhận. Ánh mắt hỗ trợ ngôn ngữ nói, đi kèm theo lời nói sẽ làm cho lời
nói truyền cảm hơn, tự tin hơn. Ánh mắt còn có thể thay thế lời nói trong những điều
kiện, hoàn cảnh người ta không cần hay không thể nói mà vẫn làm cho người giao tiếp
hiểu được điều mình muốn nói.
• Biểu cảm gương mặt
Con người có thể thể hiện chính mình hoặc biểu lộ cảm xúc, biểu lộ cái tôi thông
qua sự biểu cảm ở khuôn mặt. Những trạng thái khác nhau biểu cảm trên khuôn mặt sẽ
giúp bản thân mình tự tin hơn và dễ thành công hơn trong thuyết trình. Khi trong lòng

thấy vui, khuôn mặt bạn trông thật rạng rỡ, các cơ trên mặt của bạn giãn căng. Ngược
lại khi bạn buồn bực, trong lòng nặng trĩu thì các cơ trên khuôn mặt bạn cũng bị trùng
xuống cho dù bạn có cố tình giấu đi tâm trạng đó nhưng ngôn ngữ không lời trên khôn
mặt bạn lại cho thấy tất cả. Nụ cười được xem là một trang sức trong lúc thuyết trình.
Cười là dấu hiệu có tác động rất mạnh giúp truyền tải sự vui vẻ, thân thiện, nhiệt tình
8


và thích thú. Cười thường dễ lây từ người này sang người khác và khiến cho việc giao
tiếp được thuận lợi hơn. Người bạn nghe sẽ cảm thấy thoải mái khi ở cạnh bạn và
muốn lắng nghe bạn hơn.
Có thể nói, trong rất nhiều tình huống, cử chỉ trợ giúp đắc lực cho lời nói. Nói kèm
theo cử chỉ phù hợp sẽ tác động rất lớn đến hiệu quả thuyết trình. Ngược lại, hiểu được
ngôn ngữ cử chỉ còn giúp ta nhìn thấy thái độ không lời của đối người nghe dù họ
không thể hiện bằng lời.
Người ta chuyển tải được hàng tấn thông điệp thông qua việc phát ngôn và chuyển
động cơ thể. Ví dụ: Khi tư thế đúng thẳng lưng, ngả người về phía trước, người ta sẽ
hiểu bạn là người dễ gần, dễ tiếp thu và thân thiện. Tư thế ngồi nghiêm, cứng nhắc gây
cho người đối diện có cảm giác bạn là người quá cứng nhắc, bảo thủ và nguyên tắc
trong công việc. Tư thế ngồi khoanh tay trước ngực thể hiện sự kiêu căng, đôi khi bất
lịch sự. Còn khoanh tay trên bàn lại là tư thế thụ động và thiếu tự tin.
• Khoảng cách khi thuyết trình
Tiêu chuẩn văn hóa đòi hỏi một khoảng cách thoải mái nhất định trong giao tiếp. Ở
các nước có nền văn hóa La tinh, người ta thường thấy thoải mái hơn khi đúng gần
nhau trong khi ở các nước Bắc Âu thì ngược lại. Người Mỹ thường giữ khoảng cách
khi nói chuyện với người La tinh và Ả rập nhưng lại xích gần hơn khi chuyện trò với
người châu Á. Khoảng cách giữa hai người giao tiếp có thể phụ thuộc vào từng bối
cảnh cụ thể. Thuyết trình cũng vậy, tùy vào từng ngữ cảnh, từng đối tượng mà ta phải
lựa chọn một khoảng cách thật thoải mái, thật phù hợp với người nghe.
Kết luận: Ngôn ngữ cơ thể làm phong phú thêm ngôn ngữ nói và cách thuyết

trình. Đôi khi không cần nói mà ánh mắt, vẻ mặt của bạn đã nói lên tất cả tâm tình của
bạn. Sự kết hợp giữa lời nói và cử chỉ sẽ giúp chúng ta thể hiện bản thân một cách toàn
diện và gây ấn tượng mạnh hơn với người nghe. Tuy nhiên, ngôn ngữ cơ thể phải được
sử dụng một cáchhợp lí, tế nhị và bài bản ngay từ khi bắt đầu thuyết trình. Tránh lạm

9


dụng quá mức sẽ dẫn tới phản tác dụng. Nếu thực hiện đúng, nó sẽ giúp bạn tiết kiệm
thời gian và hạn chế những xung đột hay tai nạn không đáng có khi thuyết trình.
1.7.1.3 Giọng nói
• Giọng điệu
Giao tiếp phi ngôn ngữ còn biểu hiện ở cách phát âm như: chất giọng, độ cao thấp
(lên giọng, xuống giọng), nhịp điệu, âm sắc, tính kịch liệt (hưởng ứng hay phản
kháng), cách chuyển tông điệu Hầu hết những người thuyết trình kém đều chú ý vào
việc họ sẽ nói gì (nội dung cần trình bày) mà quên rằng điều quan trọng hơn là nói như
thế nào. Theo đó, những nội dung nâng cao, hoặc nội dung ẩn của một bài trình bày
không thể được chuyển tải hết qua khối lượng câu chữ ngắn ngủi của một bài thuyết
trình trong thời lượng khoảng 30 – 45 phút. Mà khả năng truyền tải này sẽ được quyết
định bởi cảm xúc từ trong giọng nói, và cách biểu hiện ngôn ngữ cơ thể của người
thuyết trình. Như vậy, để kỹ năng thuyết trình tốt bạn nên nhớ một điều: đó là đừng
bao giờ cố gắng học thuộc lòng toàn bộ nội dung bài viết mà hãy biết điều khiển giọng
nói của mình.
• Nhấn giọng
Cùng một câu nói nhưng khi nhấn giọng ở những vị trí khác nhau, bạn sẽ tạo ra
nhiều sắc thái ý nghĩa khác nhau. Khán giả sẽ không nhận ra đâu là vấn đề quan trọng
trong bài thuyết trình của bạn nếu không nhấn giọng. Nghiên cứu cho thấy, những từ
ngữ được nhấn mạnh, sự chú ý của khán giả tăng lên gấp 3 lần so với từ ngữ bình
thường.
• Nhịp điệu

Nhịp điệu là tốc độ lời nói của bạn. Những người nói nhanh thường có khả năng tư
duy nhanh nhạy và hiểu biết hơn, do đó tạo được uy tín, sự tin cậy và thuyết phục được
khán giả.Tốc độ nói trung bình của chúng ta là 100 – 120 từ/phút, trong khi khả năng
nghe lại cao gấp 3 lần (theo wiki). Nghĩa là nếu ta chỉ nói với tốc độ trung bình, khán

10


giả sẽ còn thời gian để suy nghĩ những lập luận phản biện. Nói nhanh sẽ khiến tâm trí
người nghe bị cuốn theo và không thể tập trung vào điều đó.
• Từ đệm
Từ đệm như “à”, “ừm”, “ờ” là một trong những lỗi phổ biến và khó sửa của hầu
hết mọi người khi thuyết trình. Để khắc phục, một số diễn giả thường lặp lại hai hoặc
ba từ đầu tiên của câu để trí não họ có thể bắt kịp và hoàn chỉnh ý tưởng sắp trình bày.
Một số khác có thể nói “Tốt rồi” ở cuối mỗi câu như thể đang kiểm tra liệu người nghe
có hiểu điều họ nói không.
• Âm vực
Âm vực là độ cao, thấp của giọng nói. Để thuyết trình hiệu quả, âm vực thấp, tức
là giọng trầm là tốt nhất. Giọng trầm được cho là biểu thị cho sức mạnh và thể hiện sự
chân thành, đáng tin cậy. Rất nhiều diễn giả đã khổ luyện để có làm trầm giọng của
mình. Một số thậm chí còn uống trà nóng trước khi thuyết trình để tạo ra chất giọng
vang và trầm ấm.
• Âm lượng
Rõ ràng bạn sẽ chẳng thể thuyết phục được ai nếu họ không nghe thấy bạn nói
gì.Hẳn chúng ta đã từng thấy khó chịu khi nghe ai đó nói quá to hoặc không đề cao
những người nói quá nhỏ. Nói quá to thường bị cho là thô lỗ, nói quá nhỏ thì bị xem là
tự ti, nhút nhát Có 2 yếu tố ảnh hưởng đến âm lượng giọng nói của bạn.Khách quan là
các thiết bị khuyếch đại âm thanh khi thuyết trình. Hãy kiểm tra thật kỹ để đảm bảo
chúng hoạt động tốt và mọi vị trí trong khán phòng đều có thể nghe tiếng nói của
bạn.Chủ quan là kỹ thuật lấy hơi của bạn. Để giọng nói có âm lượng cao và hơi dài,

bạn cần rèn luyện cách hít thở sâu bằng bụng. Các diễn giả nổi tiếng cũng như các ca sĩ
là bậc thầy trong cách lấy hơi và ém hơi bằng bụng.
• Ngắt giọng

11


Ngắt giọng là một thủ thuật thường xuyên được sử dụng để thu hút sự chú ý tối đa
của khán giả. Khoảng thời gian ngắt giọng sẽ giúp khán giả chuẩn bị và chăm chú lắng
nghe điều bạn sắp nói. Còn bạn có thể tận dụng để lấy lại phong thái đĩnh đạc, tự tin.
Thủ thuật này đặc biệt hiệu quả khi bạn đã tạo ra được cao trào trong bài thuyết trình
của mình. Ngược lại, tuyệt đối không sử dụng ngắt giọng khi không khí khán phòng
đang lắng xuống. Khi đó, ngắt giọng sẽ bị hiểu nhầm là kết thúc bài thuyết trình.
1.7.1.4 Tác phong
• Hình thức bên ngoài
Cái nhìn đầu tiên của mọi người nhìn vào bạn chính là bạn ăn mặc quần áo như thế
nào. Một người ăn mặc lịch sự luôn thể hiện được đẳng cấp của mình trước đám đông.
Còn ăn mặc luộm thuộm sẽ nói lên đẳng cấp và địa vị thấp kém của mình. Ấn tượng
ban đầu thường rất mạnh mẽ và khó thay đổi. Chúng ta thường đánh giá về một người
trong lần gặp đầu tiên qua cách ăn mặc và phong thái của họ. Tương tự, khi bạn bước
lên bục phát biểu, cũng hình thành những đánh giá về bạn dựa trên những ấn tượng mà
họ nhìn thấy bạn. Do đó, việc chọn lựa và quyết định chuyển tải hình ảnh như thế nào
đến khán giả qua cái nhìn đầu tiên có ý nghĩa rất quan trọng. Đôi khi việc tạo được ấn
tượng đầu tiên có ý nghĩa quan trọng đối với sự thành công của bài thuyết trình. Để gây
ấn tượng tốt, bạn cần chú ý những vấn đề sau: Quan tâm đến hình thức bên ngoài để
gây ấn tượng tốt đẹp ngay từ ban đầu; đảm bảo rằng hình thức bên ngoài của bạn
không trái ngược với thông điệp trình bày; chọn bộ trang phục mà khi mặc bạn thấy
thoải mái, lịch sự; cử chỉ, dáng điệu, nét mặt, thái độ cần tự tin, nhẹ nhàng.
• Phong cách
Phong cách mỗi người ảnh hưởng rất nhiều đến việc thuyết trình. Một người có

phong thái thoải mái, tự tin, cởi mở cũng sẽ có một cách thuyết trình tự tin, cởi mở như
phong thái thường nhật của họ. Một trong những phương pháp để cải thiện kỹ năng
thuyết trình đó là chú ý rèn luyện phong thái tự tin. Phong thái tự tin sẽ gây ấn tượng

12


rất tốt, thậm chí ngay cả trước khi bạn bắt đầu nói. Nếu bạn trông tự tin và tin tưởng
vào những gì mình nói, khán giả cũng sẽ có thể đặt sự tin tưởng vào bạn. Vì vậy, hãy
có phong thái chững chạc, nở nụ cười và giao tiếp bằng mắt với khán giả để cho thấy
bạn không hề sợ hãi và hiểu rõ những gì mình nói. Thậm chí dù bạn không cảm thấy
thực sự tự tin thì tỏ ra cảm giác tự tin cũng sẽ giúp bạn nhẹ nhõm và dễ khiến người
khác tin bạn hơn.
• Thói quen
Thói quen cá nhân là một yếu tố khác ảnh hưởng đến kỹ năng của mỗi người.
Nhiều người có thói quen vuốt tóc, nhún người hoặc sờ mũi khi nói chuyện với người
khác. Có thể khi giao tiếp bình thường, những thói quen này không ảnh hưởng gì
nhiều. Tuy nhiên, khi thuyết trình, những thói quen này lại là biểu hiện của sự bối rối,
thiếu tự tin; khiến người thuyết trình trong gượng gạo và hiển nhiên bài thuyết trình
kém hiệu quả.
1.7.1.5 Kiến thức
Kiến thức cá nhân là một yếu tố khác ảnh hưởng đến hiệu quả thuyết trình. Nếu
thiếu hiểu biết về chủ đề mình phải thuyết trình, người thuyết trình sẽ mang đến cho
nguời nghe cảm giác khó chịu vì hiển nhiên, người ta chỉ muốn tiếp thu một kiến thức
hay thông tin nào đó từ những người am hiểu và có kiến thức về lĩnh vực liên quan.
Một người có kỹ năng thuyết trình tốt thường có kiến thức tổng quan rộng và một sự
am hiểu nhất định về đề tài thuyết trình. Bên cạnh đó, cách liên hệ thực tiễn phong phú
và xác đáng cũng giúp họ đạt nhiều thành công khi thuyết trình.
1.7.1.6 Kinh nghiệm cá nhân
Kinh nghiệm cá nhân tỷ lệ thuận với mức độ thành công của bài thuyết trình. Bạn

thuyết trình càng nhiều, số lần bạn đứng trước đám đông càng lớn thì số lần vấp ngã
càng giảm và đương nhiên những kinh nghiệm bạn học hỏi và đúc kết được sẽ càng
tăng. Do đó sau những buổi thuyết trình cực kì căng thẳng, bạn nên hội ý lại với nhóm
hay tự bản thân bạn phân tích những điểm yếu từ bài thuyết trình cũng như một vài
13


thiếu sót của từng cá nhân cũng như cá nhân mình, để ở buổi thuyết trình sau làm việc
một cách có hiệu quả hơn. Các bạn thường viện lí do “không có thời gian” nên hiếm
khi có hoạt động này nhưng nó lại là chìa khóa mở cửa cho bạn chạm đến với danh
hiệu nhà diễn thuyết tài ba. Không ai sinh ra có thể tự tin nói trước hàng triệu người mà
không có những lần vấp ngã, nhưng sau mỗi lần vấp ngã đó bạn nhận ra được thiếu sót
mình ở điểm nào để bài trình bày tiếp theo của bạn sẽ thành công tốt đẹp nhất. Do đó
hãy xung phong trình bày ý tưởng của mình, hãy xung phong thuyết trình và tập nói
thật nhiều trước người khác nhiều nhất có thể để chính bạn tựtrải nghiệm và có những
bài học riêng cho việc ràn luyện kỹ năng thuyết trình của bản thân mình.
1.7.1.7 Sự chuẩn bị
• Chuẩn bị nội dung:
 Chuẩn bị các thông tin liên quan:
-

Người thuyết trình phải có đủ thông tin về chủ đề, nắm vững và hiểu chính xác các
thông tin.

-

Cần phải có những thông tin bổ sung, thông tin mới, những ý tưởng, câu chuyện dí
dỏm có ý nghĩa để chứng minh rõ thêm, làm phong phú thêm cho vấn đề cần phải trình
bày.


-

Cần chuẩn bị những tư liệu mang tính thực tế, tranh ảnh, sơ đồ, mô hình, số liệu tạo
thêm căn cứ thuyết phục người nghe và giúp cho người nghe dễ hiểu hơn.

 Chuẩn bị bố cục và tài liệu liên quan:
-

Chuẩn bị nội dung cho bố cục của bài:

 Mở đầu: ý nghĩa, vai trò và mục tiêu của chủ đề.
 Thân bài: Cơ sở lí luận; thực trạng và giải pháp cho vấn đề đặt ra
 Kết luận: Tóm tắt một thông điệp; gắn với tương lai vào tạo dựng ý kiến quan điểm của
người thuyết trình.
-

Chuẩn bị các tài liệu liên quan theo cơ cấu cành cây, các nhánh cây, hoặc cơ cấu con
bạch tuộc để dễ nhớ, nếu có quên thì dễ nhìn.
14


-

Chuẩn bị các trọng tâm: tối đa 3 trọng tâm và một thông điệp (lý luận, thực trạng và
giải pháp). Phải biết chuẩn bị sẵn phần đệm khi thấy cần thiết, cần biết lọc bớt những
điều không cần thiết để đi vào trọng tâm.

• Tập luyện
Một vấn đề rất quan trọng và thường bị bỏ qua nhiều nhất, đó là tập luyện trước
khi thuyết trình nhưng đây lại là một kỹ năng quan trọng nhất giúp cho bài thuyết trình

của bạn thành công.Thao trường có đổ mồ hôi thì chiến trường mới bớt đổ máu. Luyện
tập dần dần từng bước nhỏ là bí quyết thành công lớn nhất của người thuyết trình.
Trong quá trình luyện tập, bạn có thể ghi chú, ước tính thời gian và chỉnh sửa
những chỗ bạn thấy cần thiết trong bài thuyết trình. Hãy lưu ý dành thời gian ở cuối
buổi thuyết trình để trả lời các câu hỏi của người nghe. Việc luyện tập giúp bạn ghi nhớ
các dữ liệu và trình tự thuyết trình. Đồng thời giúp bạn trình bày một cách “trơn tru”.
Hãy bắt đầu bằng cách đọc toàn bộ văn bản bài thuyết trình. Khi cảm thấy hài lòng,
bạn hãy luyện tập trước gương và chuyển sang sử dụng các mẩu giấy “nhắc nhở”. Lần
đầu tiên, có thể bạn sẽ cảm thấy căng thẳng hoặc không thỏai mái. Nhưng sau đó bạn
sẽ trở nên tự tin hơn. Chỉ đến khi bạn hoàn toàn thoát khỏi sự phụ thuộc vào bài thuyết
trình đã soạn hoặc các dòng gợi ý bạn mới có thể bắt đầu trình bày tự nhiên được. Trò
chuyện một cách tự nhiên với người nghe có khác so với thuyết trình khi luyện tập.
Tuy nhiên đây không phải là công việc quá khó khăn. Bạn hãy cố gắng trình bày một
cách tự nhiên, trước hết bằng việc hiểu cặn kẽ về chủ đề trình bày. Nhờ đó, bạn sẽ tự
tin hơn khi đưa thêm vào các chi tiết hoặc ví dụ minh họa không có trong bài thuyết
trình soạn sẵn. Điều này sẽ giúp phần trình bày của bạn được sinh động, gợi mở nhiều
thông tin và thu hút người nghe hơn. Cẩn thận hơn nữa, bạn nên nhờ bạn bè hoặc đồng
nghiệp nghe bạn thuyết trình và góp ý cho bạn. Trong trường hợp này, bạn hãy giải
thích rõ cho người đó biết về bối cảnh và những thông tin cơ bản của buổi thuyết trình.
Tập trình bày với một người bạn sẽ giúp bạn củng cố sự tự tin, đồng thời đón nhận các
ý kiến đóng góp về giọng nói, các cử chỉ và động tác …. Hãy ghi nhận những ý kiến
15


đóng góp để chỉnh sửa hoàn thiện hơn. Bạn cần lưu ý thời gian thuyết trình bao gồm cả
khoảng thời gian dành cho việc sử dụng các thiết bị nghe nhìn và trả lời các câu hỏi của
người nghe. Vì vậy bạn hãy chú ý đến điều này khi luyện tập. Bạn nên chuẩn bị trước
các câu hỏi mà người nghe có khả năng đặt ra, sau đó tập trả lời các câu hỏi này và ước
tính thời gian cần thiết.
Tối ưu nhất là đặt Camera ghi hình lại để phân tích và điều chỉnh hành vi của

chính mình. Quá trình tập luyện sẽ giúp ta biến những động tác, cử chỉ, phong thái
thành thói quen. Khi tất cả các động tác thành phản xạ tự nhiên thì ta chỉ cần tập trung
vào nội dung chúng ta cũng có một bài thuyết trình sinh động.
• Chuẩn bị tâm lý
Cùng với nội dung thuyết trình, sự tự tin sẽ quyết định sự thành công của một buổi
thuyết trình. Người nghe sẽ trở nên thoải mái và cởi mở hơn trước thái độ và phong
cách tự tin của bạn.
Trong quá trình chuẩn bị, bạn hãy tập hình dung sự thành công của buổi thuyết
trình với những hình ảnh, hiệu ứng tích cực và kết quả như bạn mong đợi. Bạn nên
tưởng tượng người nghe chào đón bạn nhiệt tình, chăm chú lắng nghe bạn nói và đưa
ra các câu hỏi có tính xây dựng. Còn bạn thì hăng say trình bày bài thuyết trình, dùng
ánh mắt và cử chỉ tự nhiên, thân thiện để giao tiếp với người nghe và tạo bầu không khí
hòa đồng, cởi mở.
Nếu trước buổi thuyết trình bạn cảm thấy mất tự tin và cảm giác hồi hộp xen lẫn
nỗi sợ hãi xâm chiến bạn, bạn nên lặp đi lặp lại trong đầu những suy nghĩ tích cực để
giảm bớt căng thẳng. Có thể sử dụng những câu sau đây để lặp đi lặp lại:
-

“Bài trình bày của mình sẽ rất thú vị vì có nhiều ý tưởng mới, chắc chắn người nghe sẽ
hài lòng”.

-

“Mình biết rất rõ về chủ đề này và người nghe cũng sớm nhận biết điều đó”.

-

“Chắc chắn người nghe sẽ rất nhiệt tình vì mình đã chuẩn bị mọi thứ rất tốt và bài
thuyết trình có rất nhiều thông tin hữu ích”.
16



-

Những lần luyện tập của mình đều rất suôn sẻ. Thế nào mình cũng thành công”.
Bạn hãy luôn nhớ rằng người nghe là đồng minh của bạn. Họ muốn học hỏi và
nhờ bạn cung cấp thông tin chứ không phải đến để xoi mói, tìm cách chê trách, hạ thấp
uy tín của bạn.

• Chuẩn bị phương pháp, phương tiện hỗ trợ cho thuyết trình:
-

Chuẩn bị các phương pháp biện luận trong thuyết trình: phương pháp lập luận, phương
pháp hỏi đáp, phương pháp phỏng vấn nhanh, phương pháp trực quan lồng ghép trong
quá trình thuyết trình.

-

Chuẩn bị kỹ năng giao tiếp, trang phục và sử dụng ngôn ngữ: ngôn từ và phi ngôn từ.

-

Chuẩn bị phòng: nơi yên tĩnh, chỗ để ngồi, đứng hay đi lại; các phương tiện nói, nghe
và nhìn như: micro, bảng, projector, overheat, video v.v…
1.7.1.8 Tâm lý
Đối với những người thuyết trình lần đầu tiên hay đã thuyết trình nhiều lần thì đều
không thoát khỏi những tâm lý khi đứng trước đám đông. Mặc dù đã có những sự
chuẩn bị trước về tâm lý trước buổi thuyết trình nhưng khi chúng ta bắt đầu vào một
việc gì đó thì chúng ta mới thấy được những vất vả, khó khăn và thử thách của nó.
Mục đích của bạn rèn luyện những kỹ năng để có được buổi thuyết trình tốt đó là

muốn những khán thính giả của mình có thể tiếp thu một cách có hứng thú với nội
dung mà mình muốn truyền đạt. Do đó đối tượng nghe là ai là điều đầu tiên tạo sức ép
ít nhiều đối với người trình bày. Nếu bạn chỉ trình bày cho những người bạn thân của
mình nghe, trình bày trước những nhóm nhỏ, hay những người không quan trọng thì
bạn sẽ có tâm lý thoải mái hơn khi xảy ra sai sót. Vậy nếu như những khán thính giả đó
là một nhà đầu tư quan trọng, quyết định đến sự sống còn của công ty bạn đang muốn
nghe bạn trình bày về một dự án để họ có thể xem xét sẽ cứu công ty bạn hay không?
Hay bạn đang đứng trước toàn thể hội đồng cổ đông thuyết trình về một vấn đề tâm
huyết của bạn và nó sẽ là chìa khóa giúp bạn thành công tiếp hay là dấu chấm hỏi cho
chặng đường tương lai phía trước của bạn. Đối với những người nghe quan trọng như
17


vậy, chỉ cần một sơ xuất nhỏ, chỉ cần một câu nói không rõ ràng của bạn cũng có thể
thay đổi rất nhiều thứ thì đương nhiên tâm lý khi thuyết trình của bạn sẽ căng thẳng và
hồi hộp hơn rất là nhiều vì luôn đặt mình trong tâm trí phải hoàn thành một cách hoàn
hảo nhất.
Bên cạnh đó sức ép của những người thuyết trình trước cũng là một yếu tố ảnh
hưởng đến tâm lý của của ngưởi thuyết trình. Nếu người thuyết trình trước trình bày
không hay, không thành công thì nó tạo một động lực cho bạn có thể thuyết trình một
cách hay hơn, hấp dẫn hơn, và rút được kinh nghiệm từ những người đi trước đó cho
phần bài thuyết trình của mình. Nhưng nếu họ lại có một phần trình bày quá thành
công, được người nghe khen ngợi một cách xuất sắc thì đó lại là một trở ngại cho
người thuyết trình sau phải tìm cách như thế nào để có thể làm tốt hơn. Điều này cũng
giống như nếu chúng ta là người thuyết trình đầu tiên thì sẽ có tâm lý khác hẳn với
những người trình bày sau. Chúng ta là người mở màng cho cả một buổi trình bày,
chúng ta sẽ không nắm bắt được những thiếu sót gì cần khắc phục từ các nhóm khác.
Nếu chúng ta mở màn thành công, chúng ta sẽ tạo hứng thú cho người nghe có thể tiếp
thu phần thuyết trình của các nhóm tiếp theo, và ngược lại sẽ tạo một không khí đầy
chán nản cho cả buổi thuyết trình hôm đó. Vì vậy việc giữ vững tâm lý trong những

tình huống như vậy là một kỹ năng mà người thuyết trình cần phải luyện tập, và chuẩn
bị một cách kỹ lưỡng để có thể hoàn thành tốt phần trình bày của mình.
Hơn thế nữa một trong những phương pháp để cải thiện kỹ năng thuyết trình đó là
chú ý rèn luyện phong thái tự tin. Phong thái tự tin sẽ gây ấn tượng rất tốt, thậm chí
ngay cả trước khi bạn bắt đầu nói. Nếu bạn trông tự tin và tin tưởng vào những gì mình
nói, khán giả cũng sẽ có thể đặt sự tin tưởng vào bạn. Vì vậy, hãy có phong thái chững
chạc, nở nụ cười và giao tiếp bằng mắt với khán giả để cho thấy bạn không hề sợ hãi và
hiểu rõ những gì mình nói. Thậm chí dù bạn không cảm thấy thực sự tự tin thì tỏ ra
cảm giác tự tin cũng sẽ giúp bạn nhẹ nhõm và dễ khiến người khác tin bạn hơn.

18


Tâm trạng của bạn cũng là một yếu tố hết sức quan trọng ảnh hưởng đến toàn bộ
bài thuyết trình và bầu không khí của người nghe. Tâm trạng bạn tốt, thoải mái, vui vẻ
thì bạn sẽ thuyết trình một cách hoạt bát, chủ động hơn và giúp lan tỏa sức nóng đó tới
người nghe một cách hiệu quả hơn. Do đó cần tránh để những yếu tố tình cảm từ gia
đình, bạn bè, đồng nghiệp ảnh hưởng đến tâm lý của bạn trong buổi thuyết trình và
đương nhiên để làm được điều đó bạn cũng cần phải rèn luyện cho mình những kỹ
năng có thể kiềm chế được cảm xúc trước những rào cản đó.
1.7.1.9 Mục tiêu thuyết trình
Trước khi chuẩn bị buối thuyết trình bạn cần xác định thật rõ ràng đâu là mục tiêu
bạn muốn đạt được. Việc xác định rõ mục tiêu sẽ giúp bạn hình thành nội dung và cách
truyền đạt đến người nghe một cách có hiệu quả nhất. Điều này lại có liên quan đến các
yếu tố: những thông tin bạn muốn truyền đạt là gì, người nghe là ai, bạn muốn chỉ đáp
ứng yêu cầu cuả giáo viên, vì mục tiêu điểm số hay muốn chia sẽ kiến thức về một lĩnh
vực mình yêu thích, hay là chỉ để thể hiện bản thân mình.
Thường hầu hết các bài thuyết trình thành công đề phải đạt 3 yếu cầu chính yếu:
chuyển tải được những thông tin mới, người nghe không chỉ “nghe” mà còn được
“thưởng thức” bài thuyết trình và các vấn đề trong bài thuyết trình cần được trình bày

rõ ràng, logic. Để thực hiện hiệu quả 3 yêu cầu này bạn cần xác định cách diễn đạt phù
hợp. Khi truyền đạt thông tin, bạn cần trình bày theo một cấu trúc hợp lý, logic. Khi
muốn người nghe thư giãn, bạn có thể nói những câu dí dỏm, hài hước, những câu
chuyện vui. Còn trong trường hợp mục tiêu bài thuyết trình muốn cổ vũ người nghe
tham gia vào một số hoạt động nào đó thì bài thuyết trình cần đem đến cho người nghe
nội dung tích cực, được trình bày với giọng điệu hào hứng, phấn khích để kích thích
tinh thần và sự hưởng ứng của người nghe. 2 Cần lưu ý rằng khả năng tập trung của
người nghe chỉ giới hạn trong khoảng 45 phút. Trong khoảng thời gian đó, họ chỉ tiếp
thu khoảng 1/3 những gì bạn trình bày. Vì thế nội dung bài thuyết trình cần được cụ thể

19


thành 3-4 vấn đề quan trọng và nhấn mạnh những điểm này trong phần mở đầu, phần
giữa và nhắc lại chúng ở phần cuối.
1.7.2 Nội

dung thuyết trình

Trong công việc cũng như mọi hoạt động khác, kỹ năng thuyết trình đóng 1 phần
quan trọng dẫn đến sự thành công của mỗi cá nhân cũng như tập thể. Có được kỹ năng
thuyết trình tốt, bạn sẽ dễ dàng truyền tải được tưởng và mong muốn của mình đến
người nghe. Với kĩ năng thuyết trình chuyên nghiệp bạn cũng sẽ dễ dàng thuyết phục
được mọi đối tác, ban giám khảo dù là khó tính nhất.
Nhưng để đạt được điều đó, nội dung thuyết trình phải đầy đủ và chuẩn bị kỹ
lưỡng, chúng ta cần có sự chuẩn bị tốt không chỉ về mặt nội dung đề tài mà còn tất tần
tật hoạt động liên quan đến thuyết trình. Do đó phần chuẩn bị , phần "bếp núc" cho 1
bài thuyết trình là vô cùng quan trọng.
1.7.2.1 Đề tài thuyết trình
Dựa vào mục tiêu cụ thể của buổi thuyết trình để lựa chọn chủ đề.

Nghĩ về những vấn đề lớn mà bạn quan tâm. Xuất phát từ suy nghĩ của cá nhân, từ
những hiểu biết muốn chia sẻ hay thuyết phục ai đó. Những vấn đề đó được cá nhân
xem là quan trọng hay các vấn đề mang tính“thời sự”, mọi người quan tâm nhiều.
Nghĩ về những chủ đề có thể gây sự thu hút đối với thính giả: đối tượng đến tham
dự buổi thuyết trình là ai, chủ đề mong muốn được nghe và cách tiếp nhận của họ ra
sao? Khi chúng ta nắm bắt được tâm tư nguyện vọng khán giảmuốn lắng nghe chủ đề
nào muốn được chia sẻ điều gì, vậy chủ đề được trình bày có sức hút như thế nào với
khán giá?
Tập thói quen nghĩ về những chủ đề của mình ngay sau các bài học, ghi lại những
ýtưởng vào sổ tay. Ghi nhận những chủ đề hay và những điểm nhấn trong chủ đề mình
được nghe để xây dựng và rút kinh nghiệm trong bài thuyết trình của chính mình.

20


Tìm kiếm các thông tin trên mạng, qua sách báo, v.v.. để xác định chủ đề rõ hơn.
Tạo sự hấp dẫn bằng cách đưa thông tin mang tính cập nhật thường xuyên trong chủ đề
thuyết trình.
Một số chủ đề thuyết trình chúng ta thường gặp
Trong công việc
Thuyết trình về chiến lược phát triển công ty, phát triển sản phẩm mới, cấp trên
đồng tình và đầu tư triển khai kế hoạch, kết quả nghiên cứu thị trường…, cấp dưới
thông qua vai trò, nhiệm vụ, mục tiêu phát triển và hành động hướng đến mục tiêu
chung.
Các buổi đào tạo chuyên môn, cơ cấu, quy trình làm việc; có sự phản hồi, tranh
luận để hạn chế tối đa những sai sót.
Hội thảo quảng bá sản phẩm thu hút khách hàng. Thu hút sự chú ý và thuyết phục
khách hàng sử dụng sản phẩm dịch vụ của công ty, tiếp thu ý kiến phản hồi.
Trong xã hội
• Tuyên truyền phòng chống dịch bệnh, kế hoạch hóa…

• Tuyên truyền và thuyết phục mọi người dân thực hiện nếp sống văn minh...
• Tổ chức thuyết trình về an toàn xã hội, an sinh giáo dục, môi trường...
Ví dụ: Thuyết trình chủ đề: “Vì sao thế hệ 8X thành công”: Thế hệ 8X là những
ai? Thành công như thế nào? Các nhân tố ảnh hưởng đến sự thành công?
Trong gia đình
Các buổi họp mặt gia đình, cha mẹ, ông bà truyền dạy những điều hay lẽ phải,
cách sống tốt đẹp và thuyết phục con cháu noi gương.
Trong quá trình học tập
• Tăng cường năng lực sáng tạo của sinh viên trong việc học;
• Giúp sinh viên trở nên chủ động, tự tin;
• Phát triển bốn kĩ năng: Nghe, Nói, Đọc, Viết;

21


• Nâng cao khả năng sử dụng tiếng Anh của sinh viên;
• Hình thành kĩ năng làm việc theo nhóm;
• Tăng mức độ hứng thú đối với việc học...
Mỗi loại đề tài đều có sự khó dễ ở vấn đề nó hướng đến, khi thuyết trình phải làm
sao truyền được thông điệp đó đến người nghe và thuyết phục họ.
1.7.2.2 Xây dựng đề cương bài thuyết trình.
• Các kiểu bài thuyết trình
Thuyết trình để thông báo, giải thích: từ ngữ sử dụng trong bài thuyết trình phải
dễhiểu, gần gũi. Thông tin đưa ra rõ ràng để người nghe hiểu một cách dễ dàng và có
sự thay đổi về nhận thức, tư duy.
Thuyết trình để thuyết phục: Có cách thức, bố cục riêng để đạt hiệu quả thuyết
phục. Lời lẽ giọng điệu sử dụng trong bài thuyết trình dạng này chiếm vị trí quan trọng
với sự thành công của bài thuyết trình.
Thuyết trình để giải trí, khích lệ: thông tin đưa ra cần dễ tiếp cận, có thể điều tiết
và giải tỏa tâm lý người nghe. Người thuyết trình cần phải xác định được bài thuyết

trình của mình ở dạng nào đểxây dựng đề cương và nội dung cho hợp lý.
• Phác thảo đề cương cho bài thuyết trình
Chuẩn bị đề cương phác thảo những nội dung chính từ các thông tin định trình bày
đóng vai trò rất quan trọng cho diễn biến bài thuyết trình của bạn. Một đề cương tốt là
cách đảm bảo sự mạch lạc, chặt chẽ của bài thuyết trình. Nó cho phép bạn trình bày các
vấn đề theo đúng trật tự và làm người nghe dễ hiểu hơn.
Ngoài ra, đó cũng là cách giúp bạn đảm bảo không bỏ sót bất kỳ điều gì.
Sắp xếp ý tưởng ban đầu cho bản phác thảo
Giới hạn từ 3 đến 4 vấn đề chính cho phần nội dung của bài thuyết trình và trình
bày các ý theo thứ tự hợp lý. Trình tự sắp xếp các ý chính và trọng tâm của từng ý sẽ
ảnh hưởng đến thông điệp bạn muốn truyền tải tới người nghe. Có rất nhiều cách khác
nhau để trình bày các ý chính:
22


• Trình bày từng ý;
• Trình bày hết ý này sang ý khác;
• Trình bày theo thứ tự căn cứ vào mức độ quan trọng của ý;
• Trình bày theo diễn biến thời gian.
Trong khi trình bày nếu bạn muốn khán giả có ấn tượng nhất với một ý nào đó bạn
nên trình bày nó trước tiên và tiếp theo là các ý hỗ trợ, hoặc bất kỳ ý nào mà bạn định
trình bày trước. Bạn cũng có thể dùng cách trình bày lồng ghép các ý với nhau, nhằm
nêu bật tầm quan trọng của tất cả các ý.
Cấu trúc trình bày bài thuyết trình hiện đang được sử dụng phổ biến nhất là sắp
xếp ý này gối lên ý kia. Theo cách này, bạn có thể để ý kiến trước mở và sau khi trình
bày xong các ý kiến thì quay trở lại ý kiến này để kết thúc bài. Dưới đây là bảng hướng
dẫn các bạn sắp xếp các cấu trúc thuyết trình sao cho phù hợp với các ý.
Kiểu kết cấu và ứng dụng thực tế
• Trình bày các ý riêng lẻ. Các ý được trình bày theo trình tự phù hợp với một chủđề
nhất định. Kiểu kết cấu này thường hữu ích cho các bài thuyết trình có tính chính thức,

như buổi trò chuyện có tính giáo dục hoặc các bài giảng về lý thuyết quản trị. Nếu các
cử tọa ghi lại những điều trìnhbày, diễn giả nên giúp họ bằng cách tóm tắt lại từng ý và
giới thiệu ngắn gọn trước khi trình bày ý tiếp theo.
• Nhấn mạnh một ý. Ý chính được tiếp nối bằng một vài ý khác. Kiểu kết cấu này có thể
áp dụng trong các buổi nói chuyện với các nhân viên về sự cần thiết phải nâng cấp dịch
vụ khách hàng. Kết cấu này mang tính nhấn mạnh và phù hợp trong trường hợp cửtọa
đã có đầy đủ thông tin về chủ đề thuyết trình. Điều này giúp họ dễ tiếp thu các chi tiết
hơn. Khi muốn trình này nột khía cạnh khác trong cùng chủ dề, bạn áp dụng cấu trúc
này cũng đem lại hữu ích.
• Gợi ý. Các ý được xây dựng theo kết cấu gối ý và bổ sung cho nhau khá chặt chẽ. Kiểu
kết cấu này thích hợp nhất đối với những buổi nói chuyện thân mật trước các cử tọa có
quy mô nhỏ, như những buổi hội họp của các đồng nghiệp, những người đã quen với
23


các vấn đề trình bày và có thể ngồi nghe một bài thuyết trình tương đối phức tạp. Các ý
gối nhau sẽ khuyến khích cử tọa tranh luận và tham gia vào buổi thuyết trình.
Một số lưu ý các bạn cần chú ý khi phác thảo đề cương cho bài thuyết trình
• Cấu trúc bài thuyết trình gồm 3 phần: Mở đầu – thân bài – kết thúc.
• Các ý của đề cương phải có trật tự hợp lý và có logic để dễ nhớ.
• Các ý phải liên kết với nhau.
• Đề cương cần ngắn gọn, đơn giản sao cho nhìn qua bạn cũng đọc được.
• Có thể gạch chân hoặc sử dụng bút màu làm nổi bật những ý chính mà bạn
muốn nhấn mạnh.
• Có thể sử dụng những ký hiệu để đánh dấu đoạn dừng, đoạn nhấn mạnh, nói
chậm, nói to.
Xác định rõ mục đích của buổi thuyết trình.
Xác định những điểm chính mà bạn mong muốn người nghe khi ra về sẽ nắm bắt
được (có như vậy bạn mới tìm ra phương thức nhấn mạnh những nội dung quan trọng
trong bài thuyết trình).

Xây dựng dàn cho bài thuyết trình 1 cách logic nhất.
Xác định thời lượng cho từng phần của bài thuyết trình.Điều này rất quan trọng,
bởi tâm lí người nghe là không muốn nghe 1 bài diễn văn quá dài dù nó có hấp dẫn đến
đâu.
Đặc biệt nếu trong sự hạn hẹp về thời gian thì bạn phải phân bổ thời lượng hợp
lí để có thời gian đi sâu vào phần quan trọng nhất
1.7.2.3 Cấu trúc của một bài thuyết trình.
Để thu hút người nghe và trình bày những vấn đề định nói một cách đầy đủ, theo
trìnhtự hợp lý và logic, một bài thuyết trình cần được xây dựng với cấu trúc: Mở bài,
thânbài và kết thúc một cách rõ ràng, thời gian cho từng mục được xây dựng có kế
hoạch,với mỗi ý đều có những dẫn chứng và minh họa thuyết phục. Sau đây chúng ta
cùngtìm hiểu từng phần của một bài thuyết trình.
24


• Mở đầu
Đây là phần quan trọng nhất của bài thuyết trình, là bước tiếp xúc đầu tiên với
khángiả. Việc tạo ấn tượng tốt ở bước khởi đầu này rất có ý nghĩa.Phần mở đầu cần tự
nhiên, gây ấn tượng, ngắn gọn, lôi cuốn sự chú ý của khán giả.Đồng thời cũng cần tạo
ra sự khái quát rất cao đặc biệt là phải lôi cuốn, kích thíchhứng thú của khán giả và làm
rõ chủ đề của bài thuyết trình.
Trong một bài thuyết trình khoảng 45 phút, sự tập trung cao của người nghe
thường ởkhoảng 10 phút đầu, sau đó giảm dần cho tới phút 30 – 35 rồi tăng trở lại ở
khoảng 10phút cuối của bài thuyết trình.
Bạn cần lưu ý, mức độ tập trung chú ý của khán giả ngay tại thời điểm khởi đầu
làkhông cao nên, tốt nhất bạn nên để dành các ý quan trọng nhất để trình bày sau khi
bàithuyết trình được vài phút.
Có 2 cách mở đầu là mở đầu trực tiếp và mở đầu gián tiếp:
Mở đầu trực tiếp: Người thuyết trình giới thiệu trực tiếp chủ đề và nội dung
bàithuyết trình. Hình thức này thường được thực hiện với những bài nói có nội

dunglàm quen, thời gian thuyết trình ngắn hoặc những bài giảng, bài thuyết trình cótính
chất thông báo, giải thích.
Mở đầu gián tiếp: Người thuyết trình đưa ra một lập lập nào đó rồi dẫn dắt
ngườinghe đến với chủ đề của bài thuyết trình.Với việc mở đầu theo phương pháp gián
tiếp người thuyết trình có nhiều cách đểtạo ấn tượng và lôi cuốn khán giả tập trung vào
bài thuyết trình của mình ngay từnhững phút ban đầu như:
• Đưa ra câu hỏi;
• Sự thật hay thống kê gây ngạc nhiên;
• Trích dẫn hài hước hoặc nổi tiếng;
• Đưa ra giai thoại, trích dẫn nổi tiếng;
• Sự kiện thời sự;
• Con số gây ngạc nhiên;
25


×