Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Phân tích khách thể của mối quan hệ pháp luật giữa người lao động và người sử dụng lao động

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (81.53 KB, 5 trang )

ĐỀ SỐ 10
Phân tích khách thể của mối quan hệ pháp luật giữa người lao động và người sử
dụng lao động.

Mở đầu
Quan hệ pháp luật lao động hay quan hệ pháp luật giữa người lao động
(NLĐ) và người sử dụng lao động (NSDLĐ) là mối quan hệ hai bên, giữa NLĐ và
NSDLĐ. Ở một góc độ rộng hơn, có thể xem đây là quan hệ ba bên giữa NLĐ và
đại diện, NSDLĐ và đại diện. Quan hệ pháp luật lao động được điều chỉnh bởi các
quy định của luật lao động, tương tự như các quan hệ pháp luật khác, hội tụ đủ ba
thành phần cơ bản là: chủ thể của quan hệ, khách thể của quan hệ và nội dung của
quan hệ. Dưới đây là nội dung bài tập cá nhân với đề tài nghiên cứu là khách thể
của quan hệ pháp luật giữa NLĐ và NSDLĐ.

Nội dung
1.Các khái niệm
Theo lý luận chung về nhà nước và pháp luật thì khách thể của quan hệ pháp luật
là những lợi ích vật chất, tinh thần và những lợi ích xã hội khác có thể thỏa mãn
những nhu cầu, đòi hỏi của các tổ chức hoặc cá nhân mà vì chúng các chủ thể tham
gia vào quan hệ pháp luật, nghĩa là vì chúng mà họ thực hiện các quyền và nghĩa vụ
chủ thể của mình. Như vậy khách thể thường được hiểu là cái nằm ngoài, độc lập
với chủ thể.
Giáo trình Luật lao động của trường Đại học Luật Hà Nội đưa ra cách hiểu đơn giả
nhất về quan hệ pháp luật giữa NLĐ và NSDLĐ, đó là tương quan pháp lý giữa
một bên là NLĐ và một bên là NSDLĐ. Tương quan này được điều chỉnh bởi các

1


qui định của luật lao động. Tức là nó được xác lập, duy trì và chấm dứt trên cơ sở
các quy định của luật lao động.


2.Sức lao động, khách thể của quan hệ pháp luật giữa NLĐ và NSDLĐ
Đối với mối quan hệ lao động, các chủ thể thiết lập một quan hệ xã hội-pháp
lí nhằm thực hiện mục tiêu trao đổi, cụ thể là mua bán hàng hóa hóa sức lao động.
Sức lao động là toàn bộ thể lực và trí lực tồn tại bên trong cơ thể con người, nó
được vận dụng vào quá trình lao động, sản xuất. Sức lao động là đại lượng vật chất,
có thật, có giá trị nhưng vô hình. Chính vì vậy về mặt bản chất, các bên của quan
hệ lao động không thực hiện việc mua, bán sức lao động mà là đang mua bán một
đại lượng vât chất khác, giống như mua bộ bàn ghế do người lao động sản xuất ra.
Có thể không có sự đánh giá hay hình dung một cách đầy đủ về sức lao động nhưng
chắc chắn đó là đối tượng của một quan hệ trao đổi. Vì vậy theo cách hiểu thông
thường thì sức lao động chính là khách thể của quan hệ lao động. Tuy nhiên điều
đặc biệt là ở chỗ chỉ có bản thân NLĐ mới có thể bán sức lao động của mình, bởi
vì, sức lao động gắn kiền với cơ bắp, trí não, những giá trị vật chất và giá trị nhân
thân của từng người, nó tồn tại trong chính bản thân người lao động
3.Sức lao động của NLĐ trở thành khách thể khi nào
Do mục tiêu khác nhau nên sự hướng tới khách thể của NLĐ và NSDLĐ là khác
nhau. NLĐ hướng tới khách thể tức là hướng tới sức lao động của chính bản thân
mình. Muốn có sức lao động tốt, NLĐ phải bồi bổ cơ thể, siêng năng học hành,
chịu khó rèn luyện tích lũy kinh nghiệm và kỹ năng làm việc. NLĐ mong muốn
bán được sức lao động với giá cao, có môi trường làm việc tốt để chuyển giao sức
lao động một cách thuận lợi. Còn NSDLĐ cũng hướng tới sức lao động của NLĐ
thông qua hành vi quan tâm đến số lượng và chất lượng sức lao động mà NLĐ
chuyển giao cho họ. Vì vậy, trước khi tuyển NLĐ vào làm việc, NSDLĐ có sự

2


đánh giá, phân loại đối tượng để tìm được đối tác thích hợp cho quá trình lao động.
Sau khi đã có lực lượng lao động, NSDLĐ tiếp tục giám sát quá trình chuyển giao
sức lao động của NLĐ. Trong quan hệ lao động cả hai bên đều không hướng tới cái

khác ngoài sức lao động của NLĐ, nhưng sức lao động của NLĐ không phải lúc
nào cũng là cái mà các bên trong quan hệ lao động hướng tới và thời điểm hướng
tới đó luôn được xác định. Chỉ khi sức lao động được chuyển giao, được đưa vào
quá trình lao động thì mới trở thành khách thể của quá trình lao động.

Kết luận
Có thể thấy rằng sức lao động là khách thể đặc biệt của quan hệ pháp luật lao
động giữa người lao động và người sử dụng lao động. Từ trước đến nay, đây luôn
là một trong những vấn đề khoa học hấp dẫn bởi vì đó là vấn đề khoa học khá đặc
biệt. Xung quanh khách thể của quan hệ pháp luật lao động luôn có nhiều vấn đề
được đặt ra đòi hỏi sự nghiên cứu, tìm hiểu.

3


Tài liệu tham khảo
1.Trường Đại học luật Hà Nội, Giáo trình luật lao động Việt Nam. NXB Công an
nhân dân.
Trang web: http:// www.luatvietnam.com.vn
http:// www.sinhvienluat.vn

4


Mở đầu
Quan hệ pháp luật lao động hay quan hệ pháp luật giữa người lao động
(NLĐ) và người sử dụng lao động (NSDLĐ) là mối quan hệ hai bên, giữa NLĐ và
NSDLĐ. Ở một góc độ rộng hơn, có thể xem đây là quan hệ ba bên giữa NLĐ và
đại diện, NSDLĐ và đại diện. Quan hệ pháp luật lao động được điều chỉnh bởi các
quy định của luật lao động, tương tự như các quan hệ pháp luật khác, hội tụ đủ ba

thành phần cơ bản là: chủ thể của quan hệ, khách thể của quan hệ và nội dung của
quan hệ. Dưới đây là nội dung bài tập cá nhân với đề tài nghiên cứu là khách thể
của quan hệ pháp luật giữa NLĐ và NSDLĐ.

5



×