Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Báo cáo kiến tập thanh tra tỉnh tuyên quang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (249.66 KB, 13 trang )

Khoa Nhà nước và Pháp luật

BỘ NỘI VỤ
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

BÁO CÁO KIẾN TẬP
Họ và tên sinh viên: Phạm Mỹ Dung
Lớp: KH13 Thanh tra. Niên khóa: 13
Địa điểm kiến tập: Thanh tra tỉnh Tuyên Quang
Thời gian kiến tập: Từ ngày 24/08/2015. Đến ngày 04/09/2015
Giảng viên hướng dẫn: Ths.Nguyễn Trọng Nhã

MỤC LỤC:
Phạm Mỹ Dung


Khoa Nhà nước và Pháp luật
1 Phần I:........................................................................................................................................................1
1.1 Quá trình kiến tập:..............................................................................................................................1
1.2 Cơ quan kiến tập: Thanh tra tỉnh Tuyên Quang..................................................................................2
1.2.1 Cơ cấu tổ chức :...........................................................................................................................2
1.2.2 Cơ cấu nhân sự :..........................................................................................................................3
1.2.3 Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn:...............................................................................................4
1.2.3.1 Vị trí và chức năng................................................................................................................4
1.2.3.2 Nhiệm vụ và quyền hạn:.......................................................................................................4
2 Phần II:.......................................................................................................................................................5
2.1 THU HOẠCH:.......................................................................................................................................5
2.1.1 Về việc thực hiện Luật Thanh tra:................................................................................................5
2.1.2 Về công tác giải quyết khiếu nại tố cáo:.......................................................................................5
2.1.3 Về công tác phòng, chống tham nhũng:.......................................................................................6
2.1.4 Về chất lượng cán bộ,công chức và công tác tổ chức quản lý cán bộ, công chức:.......................7


2.2 NGUYÊN NHÂN:..................................................................................................................................8
2.2.1 Về phía Chính phủ :......................................................................................................................8
2.2.2 Về phía cơ quan:..........................................................................................................................8
2.3 KIẾN NGHỊ:..........................................................................................................................................9
2.3.1 Đối với Chính phủ:.......................................................................................................................9
2.3.2 Đối với cơ quan:.........................................................................................................................10

Lời cảm ơn
Kiến tập là quá trình tham gia học hỏi, so sánh, nghiên cứu và ứng dụng
những kiến thức đã học vào thực tế công việc ở các cơ quan quản lý hành chính nhà
nước.

Phạm Mỹ Dung


Khoa Nhà nước và Pháp luật

Báo cáo kiến tập vừa là cơ hội để sinh viên trình bày những nghiên cứu về
vấn đề mình quan tâm trong quá trình kiến tập, đồng thời cũng là một tài liệu quan
trọng giúp giảng viên Học viện kiểm tra đánh giá quá trình học tập và kết quả học
tập của mỗi sinh viên.
Để hoàn thành báo cáo kiến tập này, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi trân
trọng gửi lời cảm ơn sâu sắc đến:
- Tập thể giảng viên Học viện Hành chính Quốc gia đã tận tình giảng dạy,
không chỉ truyền thụ cho tôi những kiến thức nền tảng mà còn là đạo đức hành
chính và tinh thần của một công chức tương lai.
- ThS.Phạm Thị Anh Đào (Trưởng đoàn), ThS.Nguyễn Trường Huy( Phó
đoàn), ThS.Nguyễn Trọng Nhã giảng viên hướng dẫn đoàn kiến tập số 18 đã tận
tình chỉ bảo tôi trước và trong quá trình kiến tập, xây dựng báo cáo.
- Các cô chú, anh chị đang công tác tại Thanh tra tỉnh Tuyên Quang, đặc biệt

là đồng chí Đỗ Văn Toán – Chánh Thanh tra, đồng chí Nguyễn Viết Hải – Phó
Chánh Thanh tra và đồng chí Phạm Văn Đình – Chánh Văn phòng đã quan tâm,
giúp đỡ, tin tưởng tạo điều kiện cho tôi tiếp xúc với công việc của quý cơ quan,
cung cấp chi tiết mọi tài liệu chuyên môn và hướng dẫn tận tình để tôi hoàn thành
báo cáo này.
Mặc dù đã có rất nhiều cố gắng, nỗ lực để hoàn chỉnh báo cáo, tuy nhiên do
lần đầu tiếp xúc với công tác vẫn còn nhiều bỡ ngỡ với những hạn chế về nhận thức
cũng như kinh nghiệm của bản thân nên bài báo cáo không tránh khỏi thiếu sót. Tôi
rất mong nhận được sự nhận xét, đánh giá, góp ý của quý thầy cô để bài báo cáo
được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn !

Phạm Mỹ Dung


Khoa Nhà nước và Pháp luật

1

Phần I:

BÁO CÁO TỔNG QUAN VỀ QUÁ TRÌNH KIẾN TẬP VÀ CƠ QUAN KIẾN TẬP
1.1 Quá trình kiến tập:
Thời gian
Ngày 24/8/2015

Nội dung công việc
- Gặp mặt cơ quan
- Trình Chánh Thanh tra giấy giới thiệu kiến tập
- Trình Chánh Văn phòng kế hoạch kiến tập

- Nghiên cứu tài liệu tại Văn phòng

Ngày 25/8/2015

- Tham quan, tiếp cận các phòng ban chuyên môn

Ngày 26/8/2015

- Sắp xếp tài liệu, thực hiện kĩ năng hành chính văn
phòng

Ngày 27/8/2015

- Tham gia đóng góp ý kiến xây dựng quy định chuyên
môn, chức năng, nhiệm vụ của Văn phòng và các phòng
ban chuyên môn thuộc Thanh tra tỉnh.

Ngày 28/8/2015

- Tham gia cuộc họp bổ nhiệm Thanh tra viên

Ngày 29/8/2015

- Tham khảo tài liệu của phòng nghiệp vụ 3 (Giải quyết
khiếu nại tố cáo)

Ngày 30/8/2015

- Cùng các đồng chí Thanh tra viên tới thực tế tại một số
địa bàn trong tỉnh

- Xây dựng đề cương báo cáo kiến tập

Ngày 31/8/2015

- Hoàn thành sơ bộ đề cương
- Gửi đề cương đến giảng viên hướng dẫn

Ngày 01-04/8/2015

- Tiếp tục nghiên cứu văn bản và thu thập thông tin trong
hoạt động tại Thanh tra tỉnh, quan sát và ghi chép tỉ mỉ
quá trình làm việc của Thanh tra viên, nhân viên kiểm
tra.
- Hoàn thành bài báo cáo

Phạm Mỹ Dung

Page 1


Khoa Nhà nước và Pháp luật

1.2 Cơ quan kiến tập: Thanh tra tỉnh Tuyên Quang
1.2.1 Cơ cấu tổ chức :

CHÁNH THANH TRA TỈNH
ĐỖ VĂN TOÁN

PHÓ CHÁNH THANH TRA


PHÓ CHÁNH THANH TRA

NGUYỄN VIẾT HẢI

HÀ DOÃN HÀN

VĂN
PHÒNG

PHÒNG
THANH
TRA,
GIẢI
QUYẾT
KHIẾU
NẠI, TỐ
CÁO 1

Phạm Mỹ Dung

PHÒNG
THANH
TRA,
GIẢI
QUYẾT
KHIẾU
NẠI, TỐ
CÁO 2

PHÒNG

THANH
TRA,
GIẢI
QUYẾT
KHIẾU
NẠI, TỐ
CÁO 3

PHÒNG
THANH
TRA
PHÒNG,
CHỐNG
THAM
NHŨNG

PHÒNG
GIÁM
SÁT,
KIỂM
TRA VÀ
XỬ LÝ
SAU
THANH
TRA

Page 2


Khoa Nhà nước và Pháp luật


1.2.2 Cơ cấu nhân sự :
T
T

Tên bộ phận cấu thành
bộ máy Thanh tra tỉnh

Năm 2015
Tổng
số

Lãnh
đạo

Dự kiến biên chế 2015 - 2020
TTV

CV,
NV

Tổng
số

Lãnh
đạo

04

04


TTV và
CV, NV

1

Lãnh đạo

03

03

2

Văn phòng

10

03

07

11

03

08

3


Nghiệp vụ I

04

02

02

06

02

04

4

Nghiệp vụ II

04

02

02

06

02

04


5

Nghiệp vụ III

04

02

02

06

02

04

6

Nghiệp vụ IV

04

02

02

06

02


04

7

Phòng, chống tham
nhũng

02

01

01

04

02

02

8

Giám sát, kiểm tra, đôn
đốc và xử lý sau Thanh tra

02

01

01


04

02

02

33

16

17

47

19

28

Tổng cộng

Phạm Mỹ Dung

Page 3


Khoa Nhà nước và Pháp luật

1.2.3 Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn:

1.2.3.1 Vị trí và chức năng

Thanh tra tỉnh là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên
Quang có chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý nhà nước về
công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng; tiến
hành thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo quy
định của pháp luật.
Thanh tra tỉnh có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; chịu sự chỉ
đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của Ủy ban nhân dân tỉnh mà trực tiếp
là Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh; đồng thời chịu sự chỉ đạo về công tác, hướng dẫn
về tổ chức, nghiệp vụ của Thanh tra Chính phủ.

1.2.3.2 Nhiệm vụ và quyền hạn:
Thanh tra tỉnh thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo đúng quy định của pháp
luật về thanh tra, khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng. Quy định cụ thể tại
Quyết định 108/QĐ-UBND của UBND tỉnh Tuyên Quang.

Phạm Mỹ Dung

Page 4


2 Phần II:

Khoa Nhà nước và Pháp luật

NỘI DUNG
2.1 THU HOẠCH:
Trong quá trình kiến tập 10 ngày tại cơ quan tôi đã quan sát, ghi chép tỉ mỉ
và đưa ra được một số đánh giá như sau:
2.1.1 Về việc thực hiện Luật Thanh tra:
 Thành tích :

• Công tác thanh tra trên địa bàn tỉnh được tiến hành theo đúng
quy định của Luật Thanh tra. Nội dung thanh tra được thực hiện trên tất cả các lĩnh
vực của đời sống xã hội, phòng ngừa, phát hiện và xử lý hành vi vi phạm pháp luật,
giúp các cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện đúng quy định của pháp luật nhằm
phát huy nhân tố tích cực, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý
nhà nước, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ
chức, cá nhân.
 Tồn tại:
• Việc chấp hành các quy định của Luật Thanh tra của một số đơn
vị là dối tượng thanh tra chưa nghiêm, nên việc thực hiện các kết luận, quyết định,
kiến nghị về thanh tra còn chậm.
2.1.2 Về công tác giải quyết khiếu nại tố cáo:
 Thành tích:
• Công tác tiếp dân được thực hiện nghiêm túc, chủ động đổi mới
nội dung, phương thức ; quan tâm chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc và giải quyết kịp thời
khiếu nại, tố cáo của công dân; đồng thời chú trọng rà soát, chấn chỉnh, khắc phục
những thiếu sót, khuyết điểm trong công tác quản lý nhà nước trên tất cả các lĩnh
vực nhằm hạn chế phát sinh khiếu kiện và không để phát sinh “điểm nóng” phức
tạp về khiếu nại, tố cáo góp phần giữ vững an ninh, trật tự an toàn xã hội.
• Chủ động xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai nghiêm túc
công tác tiếp dân, giải quyết KN,TC, PCTN. Nhiều vụ việc tranh chấp đất đai phát
sinh tại cơ sở đã được giải quyết dứt điểm, triệt để, không để khiếu kiện kéo dài,
vượt cấp.
Phạm Mỹ Dung

Page 5


Khoa Nhà nước và Pháp luật


• Đặc biệt, công tác kiểm tra, thanh tra việc chấp hành pháp luật
về giải quyết KN,TC đối với cấp dưới luôn được coi trọng. Qua đó, đã chỉ rõ điểm
mạnh và những hạn chế, góp phần nâng cao trách nhiệm của các cấp, các ngành
trong công tác giải quyết KN,TC và hạn chế tình trạng buông lỏng quản lý, sử dụng
đất.
 Tồn tại:
Một số vụ việc khiếu nại, tố cáo còn tồn đọng phức tạp kéo dài
chưa được giải quyết dứt điểm. Ý thức chấp hành pháp luật của người dân chưa
cao, chính sách pháp luật có nhiều điểm bất cập, mâu thuẫn, gây khó khăn cho việc
giải quyết đối với các vụ việc khiếu nại tồn đọng kéo dài.



Quá trình phân loại, xử lý đơn còn lúng túng, chưa phân loại
đúng nội dung đơn. Một số vụ KN,TC giải quyết cũng chưa bảo đảm trình tự, thủ
tục, thời hạn. Cơ chế theo dõi, đôn đốc, kiểm tra kết quả thực hiện các quyết định,
kết luận giải quyết khiếu nại, xử lý tố cáo đã có hiệu lực pháp luật của cơ quan nhà
nước còn chưa rõ ràng.
2.1.3 Về công tác phòng, chống tham nhũng:
 Thành tích:

Tuyên truyền pháp luật về thanh tra, tiếp công dân, khiếu nại tố
cáo và phòng chống tham nhũng cho trên 680 nghìn lượt cán bộ, công chức và nhân
dân trên địa bàn tỉnh.

Các vụ việc được phát hiện, điều tra xét xử kịp thời có tác dụng
răn đe và nâng cao ý thức trách nhiệm của các cấp, các ngành, cơ quan, đơn vị, bản
thân cán bộ công chức, viên chức và mỗi công dân trong việc đấu tranh với các
hành vi tham nhũng lãng phí.


Công tác phòng chống tham nhũng trên địa bàn tỉnh Tuyên
Quang đã góp phần phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và của
toàn dân trong việc đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tham nhũng, lãng phí.
 Tồn tại:

Công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật về tham nhũng có nội
dung còn chưa sâu rộng, chất lượng chưa cao.

Phạm Mỹ Dung

Page 6


Khoa Nhà nước và Pháp luật


Các giải pháp phòng ngừa, phát hiện và xử lý tham nhũng còn
một số hạn chế như chưa thực hiện công khai, minh bạch trong hoạt động của các
đơn vị trực thuộc chưa quy định cụ thể hóa chi tiết nội dung, thời gian, phạm vi,
phương thức, đối tượng .


Công tác phát hiện, xử lý các hành vi tham nhũng chưa ráo riết,

triệt để.
2.1.4 Về chất lượng cán bộ,công chức và công tác tổ chức quản lý cán bộ, công

chức:

Chất lượng thanh tra, kiểm tra trách nhiệm của thủ trưởng các

cấp, các ngành còn chưa cao. Một số cuộc kiểm tra còn đơn giản, chưa đề cao việc
hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng cho đơn vị bị kiểm tra. Hiệu quả tổ
chức, thực hiện công việc sau thanh tra còn chưa chuyển biến nhiều.

Việc thực hiện quy tắc ứng xử, đạo đức nghề nghiệp của cán bộ,
công chức, viên chức chưa được chỉ đạo, quán triệt thường xuyên, chưa niêm yết
quy tắc ứng xử, đạo đức nghề nghiệp để nhân dân, cơ quan, tổ chức đến làm việc
được biết và giám sát thực hiện.

Việc thực hiện chuyển đổi cán bộ, công chức còn khó khăn, các
vị trí chuyển đổi còn ít, chưa xác định rõ vị trí cần chuyển đổi,

Trình độ chuyên môn, năng lực cán bộ chưa đáp ứng đầy đủ yêu
cầu công việc. Biên chế ít, công việc nhiều dẫn đến thiếu hụt nguồn nhân lực để
giải quyết công việc.

Phạm Mỹ Dung

Page 7


2.2 NGUYÊN NHÂN:

Khoa Nhà nước và Pháp luật

2.2.1 Về phía Chính phủ :

- Quy định của pháp luật về Thanh tra còn bất cập, thiếu quy định về
các biện pháp cưỡng chế trong xử lý sau thanh tra, chế tài xử lý trong việc không
chấp hành thực hiện kết luận thanh tra, đặc biệt chưa có các văn bản hướng dẫn về

trình tự thủ tục, xử lý sau thanh tra khiến cho hiệu lực hiệu quả hoạt động chưa cao.
- Một số Nghị định, thông tư còn chung chung, chưa có văn bản hướng
dẫn cụ thể, chưa căn cứ vào thực tế của vùng.
VD: Thông tư 475 về “Hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và
cơ cấu tổ chức của Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thanh tra
huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh” ( nay đã được thay thế bằng thông tư
03/2014/TTLT-TTCP-BNV) vẫn còn chung chung chưa hướng dẫn chi tiết và cụ
thể, chưa căn cứ sát thực vào tình hình thực tiễn và đặc trưng của từng vùng dẫn
đến tình trạng hiệu quả ứng dụng không cao. Tỉnh triển khai, tỉnh không triển khai,
có nơi triển khai nhưng vừa triển khai vừa “mò mẫm” . Thiếu đi tính đồng bộ giữa
các vùng, gây khó khăn cho quản lý.
- Quá trình phê duyệt các đề án bổ sung biên chế còn chậm, lực lượng
công chức có năng lực đáp ứng yêu cầu công việc còn thiếu.
- Việc ban hành văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về thanh tra, giải quyết
KN,TC và PCTN còn hạn chế, chưa thường xuyên, nội dung còn chưa chặt chẽ.
2.2.2 Về phía cơ quan:
- Năng lực của cán bộ, công chức còn nhiều hạn chế, không đồng đều,
chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ. Do các phòng nghiệp vụ trực thuộc Thanh
tra tỉnh thực hiện chức năng nhiệm vụ theo lĩnh vực chuyên sâu về một lĩnh vực cụ
thể chưa đủ khả năng giải quyết các vụ việc mang tính chất phức tạp, quy mô rộng,
liên quan đến nhiều lĩnh vực. Điều đó cũng gây khó khăn cho công tác quy hoạch,
lựa chọn, quy hoạch, đào tạo, bổ nhiệm, luân chuyển cán bộ.
- Cơ sở vật chất còn nghèo nàn, thiếu thốn, chưa tạo được môi trường
tối ưu để cán bộ thanh tra làm việc. VD: Công sản (bàn ghế, phòng làm việc) cũ
nát; chưa trang bị đầy đủ máy tính cho các phòng ban, chất lượng đường truyền
Internet kém...

Phạm Mỹ Dung

Page 8



Khoa Nhà nước và Pháp luật

- Tác phong, lề lối làm việc còn ỳ trệ; việc củng cố, kiện toàn các phòng
ban nghiệp vụ tại Thanh tra tỉnh theo Đề án đổi mới còn chậm. VD: Phòng Thanh
tra giải quyết khiếu nại, tố cáo 4 hay gọi tắt là phòng nghiệp vụ 4 chưa hoàn thiện
do thiếu nhân lực.

2.3 KIẾN NGHỊ:
Căn cứ vào tình hình thực tế, nhằm khắc phục những vấn đề còn tồn tại,
hoàn thiện tổ chức bộ máy, nâng cao hiệu lực hiệu quả hoạt động thanh tra. Bản
thân tôi xin mạnh dạn đưa ra những đề xuất sau đây.
2.3.1 Đối với Chính phủ:
• Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật.
• Hoàn thiện quy định về các biện pháp cưỡng chế trong xử lý sau
thanh tra, chế tài xử lý trong việc không chấp hành thực hiện kết luận thanh tra, bổ
sung các văn bản hướng dẫn về trình tự thủ tục, xử lý sau thanh tra.
• Nhanh chóng phê duyệt Đề án bổ sung lực lượng nhân lực cho Thanh
tra tỉnh để cơ quan nhanh chóng kiện toàn tổ chức bộ máy.
• Cần có chế độ chính sách, đãi ngộ đối với đội ngũ cán bộ, công chức
để họ yên tâm công tác và cống hiến sức lực phục vụ cơ quan, đơn vị.
• Tăng cường công tác bồi dưỡng, đào tạo, nâng cao năng lực cán bộ,
công chức, trong đó chú trọng bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ, trình độ tin
học, ngoại ngữ, kế toán và xây dựng cơ bản.
• Từng bước hoàn thiện hệ thống cơ sở vật chất tạo điều kiện thuận lợi
cho cán bộ thanh tra làm việc.

Phạm Mỹ Dung


Page 9


Khoa Nhà nước và Pháp luật

2.3.2 Đối với cơ quan:
• Nâng cao phẩm chất đạo đức, ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần trách
nhiệm đối với công việc được giao và thái độ phục vụ nhân dân của lực lượng
Thanh tra viên.
• Bản thân mỗi công chức trong cơ quan luôn cần tự giác học hỏi, trau
dồi nghiệp vụ, kĩ năng, kiến thức của mình để đáp ứng yêu cầu công việc.
• Phát huy hơn nữa vai trò và khả năng tuyên truyền, vận động tổ chức,
hướng dẫn quần chúng tự giác chấp hành luật, chủ động tự tham gia quản lý ở từng
địa bàn.
• Lực lượng Thanh tra viên cần được trang bị và sử dụng thành thạo các
thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ chuyên ngành tiên tiến, hiện đại để thực hiện các yêu
cầu nhiệm vụ bảo đảm thực hiện theo đúng quy trình thanh tra.
• Đổi mới lề lối làm việc và cải cách hành chính trong thực thi nhiệm
vụ của đội ngũ Thanh tra viên.
• Hoàn thiện và cập nhật thường xuyên hệ thống dữ liệu của cổng thông
tin điện tử Thanh tra tỉnh để người dân có thể cập nhật thường xuyên tin tức, thủ
tục khiếu nại, tạo nhiều thuận lợi hơn cho hoạt động tiếp dân, xử lý đơn thư nhanh
chóng.
• Xây dựng văn hóa công sở để tạo môi trường làm việc văn minh, tạo
tinh thần cho cán bộ làm việc.
• Mời thêm cộng tác viên thanh tra giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ nâng
cao hiệu quả hoạt động thanh tra.
• Cơ quan cần kiến nghị lên cơ quan có thẩm quyền về những khó
khăn, hạn chế và bất cập trong hoạt động thực thi Pháp luật về thanh tra. Đồng thời
có được những đề xuất phù hợp hơn nhằm góp phần hoàn thiện và nâng cao hiệu

quả trong công tác thanh tra.
• Huy động sự tham gia của các cơ quan, tổ chức có liên quan, các sở
ban ngành phối hợp thực hiện nhiệm vụ để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Phạm Mỹ Dung

Page 10



×