Chủ đề 7: PHÉP CHIẾU SONG SONG
HÌNH BIỂU DIỄN CỦA MỘT HÌNH KHÔNG GIAN
I.KIẾN THỨC VÀ KĨ NĂNG CƠ BẢN:
A.Kiến thức cơ bản:
1/Phép chiếu song song:
Trong không gian, cho mặt phẳng (P) và đường thẳng d cắt (P). Với mỗi điểm
M trong không gian, đường thẳng đi qua M và song song hoặc trùng với d sẽ cắt (P)
tại điểm M’. Phép đặt tương ứng mỗi điểm M trong không gian với điểm M’ của mặt
phẳng (P) như trên gọi là phép chiếu song song lên mặt phẳng (P) theo phương d.
+ Mặt phẳng (P) gọi là mặt phẳng chiếu, đường thẳng d gọi là phương chiếu,
điểm M’ gọi là hình chiếu song song (hoặc ảnh) của điểm M’ qua phép chiếu
song song.
+ Cho hình (H). Tập hợp (H’) gồm hình chiếu song song của tất cả các điểm
thuộc (H) gọi là hình chiếu song song (hoặc ảnh) của hình (H) qua phép chiếu nói
trên.
2/Tính chất:
• Chú ý: Trong các tính chất dưới đây của phép chiếu song song theo phuơng d,
ta chỉ xét hình chiếu song song của các đoạn thẳng hoặc đường thẳng không
song song và không trùng với d.
a. Phép chiếu song song biến 3 điểm thẳng hàng thành 3 điểm thẳng hàng và
không làm thay đổi thứ tự 3 điểm đó.
b. Phép chiếu song song biến đường thẳng thành đường thẳng, biến tia thành tia,
biến đoạn thẳng thành đoạn thẳng.
c. Phép chiếu song song biến 2 đường thẳng song song thành 2 đường thẳng
song song hoặc trùng nhau.
d. Phép chiếu song song không làm thay đổi tỉ số độ dài của 2 đoạn thẳng nằm
trên 2 đường thẳng song song hoặc cùng nằm trên 1 đường thẳng.
3/Hình biểu diễn của 1 hình không gian:
a. Định nghĩa: Hình biểu diến của 1 hình (H) trong không gian là hình chiếu
song song của hình (H) trên 1 mặt phẳng hoặc hình đồng dạng với hình chiếu
đó.
b. Qui tắc vẽ hình biểu diễn: Nếu trên hình (H) có 2 đoạn thẳng nằm trên 2
đường thẳng song song (hoặc trùng nhau) thì chúng chẳng những được biểu
diễn bởi 2 đoạn thẳng nằm trên 2 đường thẳng song song (hoặc trùng nhau)
mà tỉ số của 2 đoạn thẳng này còn phải bằng tỉ số của 2 đoạn thẳng tương ứng
trên hình (H).
c. Hình biểu diễn của 1 số hình không gian:
* Một tam giác bất kì bao giờ cũng có thể coi là hình biểu diễn của 1 tam giác tuỳ ý
cho trước ( có thể là tam giác đều, tam giác cân, tam giác vuông…)
* Một hình bình hành bất kì bao giờ cũng có thể coi là hình biểu diễn của 1 hình
bình hành tuỳ ý cho trước( có thể là hình bình hành, hình thoi, hình chữ nhật, hình
vuông…)
* Một hình thang bất kì bao giờ cũng có thể coi là hình biểu diễn của 1 hình thang
tuỳ ý cho trước, miễn là tỉ số độ dài 2 đáy của hình biểu diễn bằng tỉ số độ dài 2 đáy
của hình đã cho.
* Người ta thường dùng hình elip để biểu diễn hình tròn.
B.Kĩ năng cơ bản:
1. Tìm phép chiếu song song của 1 hình cho trước thoả mãn 1 số điều kiện cho
trước.
2. Vẽ hình biểu diễn của 1 hình (H) cho trước.
3. Vận dụng phép chiếu song song để giải toán.
II. CÁC VÍ DỤ:
1/Loại toán tự luận:
Ví dụ 1: hãy chọn phép chiếu song song của 2 đường thẳng chéo nhau là 2 đường
thẳng song song.
Giải:
+ Vì a, b chéo nhau nên có
duy nhất 1 cặp mặt phẳng (P),
(Q) sao cho a
⊂
(P), b
⊂
(Q),
(P) //(Q).
+ Gọi (R)là mặt phẳng cắt (P),
(Q) theo 2 giao tuyến là a’ và b’.
Vì (P) //(Q) nên a’ // b’.
+ Gọi d là 1 đường thẳng nằm
trong (P) nhưng không song song
với a, b và cắt ®.
Khi đó qua phép chiếu song song lên mặt phẳng (R) theo phương d, hai đường
thẳng chéo nhau a và b có hình chiếu là a’ và b’ song song với nhau.
Ví dụ 2: Hãy chọn phép chiếu song song với phương chiếu và mặt phẳng chiếu
thích hợp để hình chiếu song song của 1 tứ diện cho trước là:
a. một hình bình hành
b. Một tam giác
Giải:
a. + Giả sử A’B’C’D’ là hình
chiếu song song của 1 tứ diện
ABCD. Gọi M, N lần lượt là
trung điểm của AB và CD.
+ Muốn cho A’B’C’D’ là
hình bình hành ta chỉ cần
chọn phương chiếu sao cho
hình chiếu của M, N
trùng nhau. Như vậy nếu
a’
b’
Q
b
P
d a
R
C
B
M
A
D
D’
A’
C’
B’
N’
O
chọn phương chiếu d là
phương của đường thẳng MN và mặt phẳng chiếu (P) cắt d thì hình chiếu
song song của tứ diện ABCD là hình bình hành A’B’C’D’.
Tóm lại ta có thể chọn :
- Phương chiếu d là phương của 1 trong 3 đường thẳng đi qua trung điểm 2
cạnh đối diện của hình tứ diện.
- Mặt phẳng chiếu (P) là mặt phẳng tuỳ ý cắt đường thẳng d.
b. Muốn có hình chiếu song song của 1 tứ diện là 1 tam giác ta chỉ cần chọn:
- Phương chiếu d trùng với phương của cạnh tứ diện. Như vậy có 6 cách lựa
chọn phương chiếu khác nhau và khi đó ta sẽ có 2 đỉnh của tứ diện có chung
1 hình chiếu.
- Mặt phẳng chiếu (P) là mặt phẳng tuỳ ý cắt đường thẳng d.
Ví dụ 3: Hãy vẽ các dạng hình biểu diễn có thể có đối với 1 hình tứ diện ABCD.
Giải:
Giả sử A’B’C’D’ là hình biểu diễn của hình tứ diện ABCD, ta có các hình biểu diễn
sau:
(1) (2) (3)
(4) (5) (6)
• Có thể giải thích như sau:
+ Hình (1): ta nhìn thấy 2 mặt của tứ diện (ABC) và (ACD), mặt còn lại bị che
khuất nên cạnh B’D’ vẽ nét đứt.
+ Hình (2) : ta nhìn thấy 3 mặt của tứ diện là (ABC), (ACD), (ABD).
+ Hình (3): ta chỉ nhìn thấy 1 mặt (BCD), 3 mặt còn lại bị (BCD) che khuất .
+ Hình (4): là 1 tam giác khi phương chiếu trùng với phương của cạnh AB.
+ Hình (5): ta nhìn thấy 1 mặt (BCD) và phương chiếu song song với mặt phẳng
(ABC)
+ Hình (6): ta nhìn thấy 2 mặt phẳng (ACD) và (ABD), phương chiếu song song với
mặt phẳng (ABC).
Ví dụ 4: Vẽ hình biểu diễn của 1 lục giác đều.
A’=B’
C’ D’ C’ D’
B’
A’
C’ D’
B’
A’
C’
D’
A’
B’
B’
C’ D’
A’
B’
D’
A’
C’
Giải
+ Xét hình lục giác đều ABCDEF
tâm O ta có:
. Tứ giác OABC là hình thoi
. Các điểm D, E, F lần lượt đối
xứng với A, B, C qua O.
+ Cách vẽ hình biểu diễn:
. Vẽ hình bình hành O’A’B’C’ biểu diễn hình thoi OABC.
. Lấy các điểm D’, E’, F’ lần lượt đối xứng với A’, B’, C’ qua O’
Ta được hình biểu diễn của hình lục giác đều ABCDEF là A’B’C’D’E’F’.
Ví dụ 5: Cho 2 hình bình hành ABCD và BCEF nằm trong 2 mặt phẳng phân biệt.
a. Tìm điểm M trên đoạn DF và điểm N trên đoạn AC sao cho MN // BE.
b. Tính tỉ số
MF
MD
Giải:
a. Phân tích:
+ Giả sử đã tìm được
M
∈
DF, N
∈
AC: MN // BE.
+ Xét phép chiếu song song
theo phương chiếu BE lên
mặt phẳng (ABCD). Khi đó
qua phép chiếu này, hình
chiếu của các điểm D, M, F
lần lượt là D, N, K. Vì D, M, F
thẳng hàng nên D, N, K cũng
thẳng hàng. Do đó: N = DK
∩
AC. Từ đó ta có cách dựng sau:
Cách dựng:
+ Dựng K là hình chiếu của F qua phép chiếu theo phương BE lên mặt phẳng
(ABCD) suy ra BEFK là hình bình hành.
+ Dựng N = DK
∩
AC
+ Trong mặt phẳng (DFK) kẻ MN // KF cắt DF tại M. Vậy M, N là các điểm cần
tìm.
b.
+ Xét tam giác DFK có MN // FK
NK
ND
MF
MD
=→
(1)
+ Ta có
NAD
∆
2
1
==→∆
CK
AD
NK
ND
NCK
(2)
+ Từ (1) và (2) suy ra
2
1
=
MF
MD
K
A
D
C
E
B
N
M
F
F
E
C
D
O
BA
E’ D’
C’
A’ B’
F’
O’
2/ Loại toán trắc nghiệm:
Ví dụ 6: Qua phép chiếu song song lên mặt phẳng (P), hai đường thẳng chéo nhau a
và b có hình chiếu là 2 đường thẳng a’ và b’. Mệnh đề nào sau đây đúng:
(A). a’ và b’ luôn cắt nhau
(B). a’ và b’ có thể trùng nhau
(C). a’ và b’ không thể song song
(D). a’ và b’ có thể cắt nhau hoặc song song với nhau.
Đáp án (D)
HD: + Gọi d là phương chiếu, a
⊂
(P), b
⊂
(Q) và d //(P), d //(Q).
+ Nếu (P) cắt (Q)
→
a’ và b’ cắt nhau
+ Nếu (P) // (Q)
→
a’// b’
Ví dụ 7: Cho 4 điểm không đồng phẳng A, B, C, D có hình chiếu song song lên mặt
phẳng (P) lần lượt là 4 điểm A’, B’, C’, D’.Những khẳng định nào sau đây không
xảy ra:
(A). A’, B’, C’, D’ là 4 đỉnh của 1 hình bình hành
(B). D’ là trọng tâm của tam giác A’B’C’.
(C). D’ là trung điểm cạnh A’B’.
(D). Hai điểm B’, C’ nằm giữa 2 điểm A’ và D’.
Đáp án: (D)
HD: 4 điểm a’, B’, C’, D’ không thể thẳng hàng vì A, B, C, D không đồng phẳng.
Ví dụ 8: Mệnh đề nào sau đây đúng:
(A). Hình chiếu song song của 2 đường thẳng cắt nhau là 2 đường thẳng song song.
(B). Hình chiếu song song của 1 hình bình hành là 1 hình bình hành.
(C). Phép chiếu song song biến 1 tam giác thành 1 tam giác nếu mặt phẳng chứa tam
giác không cùng phương với phương chiếu.
(D). Phép chiếu song song không làm thay đổi tỉ số độ dài của 2 đoạn thẳng.
Đáp án (C)
HD: Dùng cách loại trừ 3 mệnh đề (A), (B), (D)
. (A) sai vì nếu a’, b’ là hình chiếu song song của a, b cắt nhau tại M thì điểm M’ là
hình chiếu của M qua phép chiếu song song phải thuộc a’ và b’ suy ra a’, b’ cắt nhau
hoặc trùng nhau.
. (B) sai vì nếu phương chiếu song song với mặt phẳng chứa hình bình hành
. (D) sai vì nếu 2 đọan thẳng đó không nằm trên 1 đường thẳng hoặc 2 đường thẳng
song song.
Vậy chỉ có (C) đúng.
Ví dụ 9: Hình vẽ nào sau đây không phải hình biểu diễn của hình tứ diện ABCD