Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

Vấn đề OTT và giải pháp của các nhà mạng, áp dụng thực tế trên mạng vinaphone

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.63 MB, 102 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
---------------------------------------

Đỗ Thị Nhung

VẤN ĐỀ OTT VÀ GIẢI PHÁP CỦA CÁC NHÀ MẠNG,
ÁP DỤNG THỰC TẾ TRÊN MẠNG VINAPHONE

Chuyên ngành: Kỹ thuật viễn thông

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT
KỸ THUẬT VIỄN THÔNG

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN HOÀNG DŨNG

Hà Nội – Năm 2014


Vấn đề OTT và giải pháp của các nhà mạng, áp dụng thực tế trên mạng Vinaphone

MỤC LỤC
Trang
TRANG PHỤ BÌA .................................................................................................................... 1
LỜI CAM ĐOAN...................................................................................................................... 4
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ ................................................................................................. 5
MỞ ĐẦU .................................................................................................................................... 6
CHƯƠNG 1. DỊCH VỤ OTT .................................................................................................. 8
1.1. Khái niệm dịch vụ OTT ........................................................................................... 8
1.1.1.



Dịch vụ OTT là gì? .......................................................................................... 8

1.1.2.

Đặc điểm của dịch vụ OTT ............................................................................ 13

1.1.3.

Đặc điểm kỹ thuật chung của OTT ................................................................ 16

1.1.3.1.

Mô hình kĩ thuật của ứng dụng OTT không khác biệt lớn so với các công

ty viễn thông truyền thống ....................................................................................... 17
1.1.3.2.

Các ứng dụng OTT không hỗ trợ nhiều cho việc thúc đẩy một thế giới

mạng mở… ............................................................................................................... 18
1.1.3.3.

Ứng dụng OTT là không biên giới .......................................................... 20

1.1.3.4.

Tính trung lập về mạng lưới chỉ là một giải pháp .................................. 21

1.1.3.5.


Công ty điện thoại/viễn thông là không thể bị thay thế .......................... 22

1.2. Mục đích ra đời của các dịch vụ OTT.................................................................. 25
1.3. Các dịch vụ OTT phổ biến hiện nay..................................................................... 27
1.4. Kết luận chương ..................................................................................................... 34
CHƯƠNG 2. ẢNH HƯỞNG CỦA DỊCH VỤ OTT ĐẾN CÁC NHÀ KHAI THÁC
MẠNG DI ĐỘNG NÓI CHUNG VÀ VINAPHONE NÓI RIÊNG .................................. 35
2.1. Ảnh hưởng của dịch vụ OTT tới các nhà mạng di động .................................... 35
2.1.1.

Tác động của dịch vụ OTT đối với xã hội và dịch vụ viễn thông truyền

thống….. ....................................................................................................................... 35
2.1.2.

Sự phát triển của OTT viễn thông trên thế giới ............................................. 39

2.1.3.

Dự báo xu hướng phát triển của OTT viễn thông trên thế giới ..................... 42

2.2. Ảnh hưởng của dịch vụ OTT tới mạng Vinaphone ............................................ 48
2.3. Kết luận chương ..................................................................................................... 54
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP CỦA CÁC NHÀ MẠNG .......................................................... 55

Đỗ Thị Nhung – CB 130609

Trang 2



Vấn đề OTT và giải pháp của các nhà mạng, áp dụng thực tế trên mạng Vinaphone

3.1. Chặn người dùng sử dụng OTT trên mạng 3G của riêng mình ........................ 55
3.2. Hợp tác với các nhà cung cấp dịch vụ OTT ........................................................ 56
3.3. Các nhà mạng phát triển và cung cấp ứng dụng OTT của chính mình............ 58
3.4. Đánh giá các phương án của nhà mạng đối phó với dịch vụ OTT .................... 59
3.5. Kết luận chương ..................................................................................................... 65
CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP TRÊN MẠNG VINAPHONE ................................................. 68
4.1. Hợp tác với các nhà cung cấp dịch vụ OTT ........................................................ 68
4.2. Cung cấp ứng dụng OTT của riêng mình ............................................................ 69
4.2.1.

Dịch vụ RCS (Rich Communication Suite) ................................................... 69

4.2.1.1.

Đặc điểm của RCS .................................................................................. 70

4.2.1.2.

Tình hình triển khai RCS ........................................................................ 75

4.2.2.

Phương án triển khai IMS trên mạng Vinaphone .......................................... 75

4.2.2.1.

Hiện trạng mạng chuyển mạch gói của Vinaphone................................ 75


4.2.2.2.

Phương án triển khai IMS trên mạng Vinaphone................................... 78

4.2.3.

Giải pháp My Contact Zone của hãng Ipgallery ............................................ 89

4.2.3.1.

Giới thiệu chung ..................................................................................... 89

4.2.3.2.

Lợi ích của Vinaphone khi triển khai My Contact Zone......................... 90

4.2.3.3.

Kiến trúc triển khai My Contact Zone .................................................... 91

4.3. Kết luận chương ..................................................................................................... 93
KẾT LUẬN .............................................................................................................................. 95
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................................... 101

Đỗ Thị Nhung – CB 130609

Trang 3



Vấn đề OTT và giải pháp của các nhà mạng, áp dụng thực tế trên mạng Vinaphone

LỜI CAM ĐOAN
Trước hết, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới tập thể các thầy cô trong Viện
Điện tử - Viễn thông, trường Đại học Bách Khoa Hà Nội đã tạo ra một môi trường
thuận lợi về cơ sở vật chất cũng như về chuyên môn trong quá trình tôi thực hiện đề
tài. Tôi cũng xin cảm ơn các thầy cô trong Viện Đào tạo Sau đại học đã quan tâm
đến khóa học này, tạo điều kiện cho các học viên có điều kiện thuận lợi để học tập
và nghiên cứu. Và đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy giáo TS. Nguyễn
Hoàng Dũng đã tận tình chỉ bảo, định hướng khoa học và hướng dẫn, sửa chữa cho
nội dung của luận văn này.
Tôi xin cam đoan rằng nội dung của luận văn này là hoàn toàn do tôi tìm
hiểu, nghiên cứu và viết ra. Tất cả đều được tôi thực hiện cẩn thận và có sự định
hướng, sửa chữa của thầy giáo hướng dẫn.
Tôi xin chịu trách nhiệm với những nội dung trong luận văn này.
Tác giả

Đỗ Thị Nhung

Đỗ Thị Nhung – CB 130609

Trang 4


Vấn đề OTT và giải pháp của các nhà mạng, áp dụng thực tế trên mạng Vinaphone

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 1.1: So sánh kiến trúc vận hành của công ty viễn thông truyền thống và công ty
ứng dụng OTT ............................................................................................................... 17
Hình 1.2: Ví dụ cuộc gọi qua Viber .............................................................................. 29

Hình 1.3: Ví dụ về nhắn tin qua winphone và nhắn tin group qua viber ...................... 30
Hình 1.4: Ví dụ về gửi file, chia sẻ tọa độ vị trí hiện tại ............................................... 30
Hình 1.5: Ví dụ tìm những bạn bè dùng ứng dụng viber .............................................. 31
Hình 1.6: Bản đồ các nhân tố chính trong OTT ............................................................ 34
Hình 2.1: Thị phần thị trường viễn thông thế giới năm 2008 và 2012 ......................... 36
Hình 2.2: Đóng góp lưu lượng của các dịch vụ viễn thông .......................................... 36
Hình 2.3: So sánh doanh thu của các doanh nghiệp viễn thông toàn cầu và doanh thu
của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ OTT ............................................................... 40
Hình 2.4: Sự phân hóa của các ứng dụng OTT theo thị trường.................................... 42
Hình 2.5: Lượng truy cập xem video trực tuyền của khu vực châu Á ......................... 49
Hình 2.6: Mô hình hạ tầng hệ thống của nhà cung cấp dịch vụ OTT........................... 51
Hình 3.1: Phản cứng của các nhà mạng với các khách hàng của dịch vụ OTT ........... 61
Hình 3.2: Liệu các nhà mạng có được doanh thu từ dịch vụ OTT ............................... 62
Hình 4.1: Mô tả dịch vụ trong RCS............................................................................... 70
Hình 4.2: Ví dụ mô tả Enriched call trong RCR ........................................................... 71
Hình 4.3: Ví dụ minh họa Enhanced Phone Book trong RSC...................................... 74
Hình 4.4: Kết nối hệ thống GPRS dung lượng 64G mạng Vinaphone ........................ 77
Hình 4.5: Cấu hình thử nghiệm IMS ............................................................................. 82
Hình 4.7: Sơ đồ kết nối logic dùng cho thử nghiệm ..................................................... 87
Hình 4.8: Kết nối vật lý thử nghiệm giao thức Diameter ............................................. 87
Hình 4.9: Hệ thống OCS của Comverse ....................................................................... 88
Hình 4.11: Kiến trúc triển khai MCZ ............................................................................ 92

Đỗ Thị Nhung – CB 130609

Trang 5


Vấn đề OTT và giải pháp của các nhà mạng, áp dụng thực tế trên mạng Vinaphone


MỞ ĐẦU
Ứng dụng giúp nhắn tin, điện thoại miễn phí trên di động, còn gọi là dịch vụ
cung cấp nội dung trên nền mạng viễn thông OTT (Over – The – Top content) thu
hút hàng triệu người dùng trên thế giới cũng như ở Việt Nam, đặc biệt là giới
trẻ. Các dịch vụ này đã gây ảnh hưởng lớn đến doanh thu của các nhà khai thác
mạng di động. Thay vì trả tiền cho một tin nhắn hay một cuộc gọi điện thoại, khách
hàng có thể sử dụng các ứng dụng như Skype, WhatsApp, Viber, Voxer… để gửi
tin nhắn hoặc thực hiện các cuộc gọi thông qua kết nối internet với chi phí thấp hơn
nhiều.
Nguyên nhân sự phát triển mạnh mẽ của các ứng dụng OTT là do số lượng
người sử dụng smartphone ngày càng tăng cao, đồng thời các công nghệ kết nối như
WiFi hay 3G ngày càng phổ biến. Việc sử dụng các ứng dụng OTT trở nên dễ dàng
hơn bao giờ hết. Người dùng chỉ cần vào các kho ứng, cài đặt và đăng nhập là có
thể sử dụng được ngay. Và chỉ cần kết nối smartphone dụng trên nền tảng iOS,
Android, BlackBerry, Windows Phone, tải về các ứng dụng này vào mạng internet
thông qua WiFi hay 3G là bất cứ lúc nào người dùng cũng có thể sử dụng các dịch
vụ trên.
Để cạnh tranh với sự bùng nổ của các dịch vụ OTT, nhiều nhà khai thác di
động trên thế giới cũng đã nhanh chóng áp dụng một số giải pháp như hạn chế truy
cập, điều chỉnh chính sách giá cả để khiến các dịch vụ OTT kém hấp dẫn hơn, thu
phí đối với các nhà cung cấp dịch vụ OTT… Hiệp hội GSMA cũng đưa ra một giải
pháp chiến lược mang tên RCS (Rich Communication Services) để cung cấp các
dịch vụ tương tự như các dịch vụ OTT nhưng với việc chuẩn hóa ở mức sâu rộng để
nâng cao tính phổ biến cũng như tính tương tác cao ở quy mô toàn cầu. Đây là lợi
thế mà các nhà cung cấp dịch vụ OTT đơn lẻ không thể nào có được.
Hiện tại trên mạng VinaPhone cũng đã áp dụng một số biện pháp như thu thập
địa chỉ IP mà các dịch vụ OTT sử dụng để hạn chế truy cập, cắt giảm băng thông
đối với các dịch vụ OTT như Viber, Skype… Tuy nhiên các biện pháp này còn
mang tính đơn lẻ và hiệu quả còn thấp. Việc thống kê, đánh giá ảnh hưởng của các


Đỗ Thị Nhung – CB 130609

Trang 6


Vấn đề OTT và giải pháp của các nhà mạng, áp dụng thực tế trên mạng Vinaphone

dịch vụ OTT với mạng VinaPhone còn mơ hồ. Luận văn “Vấn đề OTT và giải pháp
của các nhà mạng, áp dụng thực tế trên mạng Vinaphone” được xây dựng nhằm đưa
ra một đánh giá rõ ràng hơn về ảnh hưởng của dịch vụ OTT với các nhà mạng nói
chung và VinaPhone nói riêng, trên cơ sở đó đề xuất những phương án, giải pháp kỹ
thuật cũng như các chính sách kinh doanh có tính khả thi, tổng thể và hiệu quả.
Luận văn gồm 04 chương:
Chương 1: Dịch vụ OTT
 Khái niệm dịch vụ OTT.
 Mục đích ra đời của các dịch vụ OTT.
 Các dịch vụ OTT phổ biến hiện nay.
Chương 1 đưa ra những khái niệm cơ bản về dịch vụ OTT giúp người đọc có
cái nhìn tổng quan và làm cơ sở để phát triển các nội dung tiếp theo của luận văn.
Chương 2: Ảnh hưởng của dịch vụ này tới các nhà khai thác mạng di
động nói chung và mạng VinaPhone nói riêng
 Phân tích những ảnh hưởng của dịch vụ OTT tới các nhà mạng di động.
 Ảnh hưởng của dịch vụ OTT tới doanh thu của mạng Vinaphone.
Chương 2 phân tích những ảnh hưởng của dịch vụ OTT tới lợi ích của các nhà
khai thác mạng di động nói chung và Vinaphone nói riêng..
Chương 3: Giải pháp của các nhà mạng
Chương 3 nghiên cứu các giải pháp đã và đang được các nhà khai thác mạng
di động trên thế giới áp dụng để đối phó với sự phát triển mạnh mẽ của dịch vụ
OTT.
Chương 4: Giải pháp trên mạng Vinaphone

Chương 4 nghiên cứu, đề xuất các phương án, giải pháp để cạnh tranh với dịch
vụ OTT trên mạng VinaPhone.

Đỗ Thị Nhung – CB 130609

Trang 7


Vấn đề OTT và giải pháp của các nhà mạng, áp dụng thực tế trên mạng Vinaphone

CHƯƠNG 1. DỊCH VỤ OTT
Chương 1 đưa ra những khái niệm cơ bản về dịch vụ OTT giúp người đọc có
cái nhìn tổng quan về dịch vụ OTT, mục đích ra đời của dịch vụ OTT và các dịch
vụ OTT phổ biến hiện nay để từ đó phát triển các nội dung tiếp theo của luận văn.
1.1. Khái niệm dịch vụ OTT
1.1.1. Dịch vụ OTT là gì?
OTT – viết tắt của Over-The-Top, nhằm chỉ tới những ứng dụng hay dịch vụ
hoạt động trên nền các dịch vụ mạng của các công ty viễn thông hay nhà cung cấp
dịch vụ Internet (ISP). Các dịch vụ OTT là các dịch vụ truyền tải và phân phối dữ
liệu nội dung dưới dạng các gói IP trực tiếp đến thiết bị người dùng, trong đó việc
chuyển dữ liệu (data, video, audio,…) trực tuyến mà không cần các nhà cung cấp
dịch vụ viễn thông (Operator) tham gia vào việc phân phối hoặc điều khiển bản thân
nội dung. Nhà cung cấp nội dung đứng ở bên thứ ba cung cấp các nội dung, còn các
nhà cung cấp dịch vụ viễn thông (Operator) chỉ có đảm nhiệm việc truyền tải gói
IP.
Người dùng mạng khi chạy một ứng dụng OTT (trên PC, smartphone, máy
tính bảng hay TV nối mạng) nghĩa là đang sử dụng dịch vụ “giá trị gia tăng”, nhưng
được cấp miễn phí hoặc phí dịch vụ rất thấp. Các nhà khai thác mạng di động và các
ISP trong trường hợp này đóng vai trò của nhà cung cấp dịch vụ kết nối để truyền
nội dung OTT bao gồm âm thanh, hình ảnh và dữ liệu trên mạng IP. Hầu hết người

dùng Internet đều đã sử dụng dịch vụ OTT mà không để ý. Chẳng hạn, các thuê bao
dịch vụ ADSL có thể chạy Skype trên PC để hội thoại với nhau. Người dùng di
động sử dụng gói cước 3G với chiếc smartphone cũng có thể điện đàm hay nhắn tin
SMS qua Skype thay cho cách gọi hay nhắn tin như truyền thống. Skype là một dịch
vụ VoIP – Voice over Internet Protocol (đàm thoại qua giao thức Internet), cũng
chính là một dịch vụ OTT.
Điểm quan trọng của Skype hay bất kỳ dịch vụ VoIP nào hoạt động trên mạng
IP là đều miễn phí, hoặc thu phí rất thấp. Các nhà cung cấp dịch vụ mạng, trên đó

Đỗ Thị Nhung – CB 130609

Trang 8


Vấn đề OTT và giải pháp của các nhà mạng, áp dụng thực tế trên mạng Vinaphone

đang được sử dụng cho dịch vụ OTT, không có quyền kiểm soát, chịu trách nhiệm
hay bất cứ đòi hỏi gì với nội dung OTT. Đó là bởi người dùng có quyền tự do sử
dụng Internet theo cách của mình. Các nhà điều hành mạng chỉ chuyển các gói tin
IP từ nguồn tới đích, và không thể can thiệp vào quá trình truyền đi.
Một ứng dụng over-the-top là một ứng dụng cung cấp một sản phẩm hoặc dịch
vụ trên Internet và bỏ qua phương pháp phân phối dịch vụ truyền thống trong lĩnh
vực viễn thông. Dịch vụ OTT thường liên quan đến thông tin liên lạc và truyền
thông đa phương tiện nói chung, và thường có chi phí thấp hơn so với phương pháp
phân phối dịch vụ truyền thống.
Cổng thông tin Techopedia đưa ra một cách giải thích ứng dụng Over-the-Top
khái quát hơn là: Một ứng dụng over-the-top có thể xem như bất cứ yếu tố gì gây
phá vỡ mô hình thanh toán truyền thống - ở đây là của các công ty viễn thông hoặc
các công ty truyền hình cáp/truyền hình vệ tinh. Ví dụ như Hulu hay Netflix cho
video (thay thế nhà cung cấp dịch vụ truyền hình thông thường) hoặc Skype (thay

thế nhà cung cấp dịch vụ điện thoại đường dài).
Over The Top là giải pháp cung cấp nội dung cho người sử dụng dựa trên nền
tảng Internet. Lĩnh vực được ứng dụng nhiều nhất là cung cấp các nội dung truyền
hình qua giao thức Internet (IPTV), các video theo yêu cầu (VOD) tới người dùng
cuối và các dịch vụ viễn thông khác.
Ưu thế lớn nhất của công nghệ OTT là việc cho phép cung cấp nguồn nội
dung phong phú và đa dạng theo yêu cầu của người sử dụng vào bất kì thời điểm
nào và tại bất cứ nơi đâu chỉ với 1 thiết bị phù hợp có kết nối Internet. Ngoài ra,
công nghệ này còn cung cấp nhiều loại công cụ tiện ích khác mang tính ứng dụng
cao như: VoIP, Mạng xã hội, truyền hình trực tiếp (Live Broadcasting). Với nhiều
ứng dụng thiết thực, công nghệ OTT được dự báo sẽ còn phát triển mạnh trong
tương lai và trở thành một trong những xu thế công nghệ.
Từ khái niệm OTT, có thể hiểu khái niệm ứng dụng OTT là một ứng dụng
công nghệ thông tin và truyền thông sử dụng công nghệ OTT, hay cụ thể hơn là ứng
dụng cung cấp dịch vụ cho người sử dụng dựa trên nền tảng Internet. Công ty OTT

Đỗ Thị Nhung – CB 130609

Trang 9


Vấn đề OTT và giải pháp của các nhà mạng, áp dụng thực tế trên mạng Vinaphone

là công ty sở hữu, vận hành và quản lý ứng dụng OTT. Các công ty này thường
được hiểu là không sở hữu hạ tầng mạng viễn thông, để chỉ ra sự khác nhau giữa
các công ty này và các công ty viễn thông truyền thống (có sở hữu hạ tầng mạng
viễn thông).
Tiếp theo, ta xem xét và chỉ ra sự liên hệ của OTT, ứng dụng OTT với các
khái niệm có liên quan. Trước hết, OTT và ứng dụng OTT là công nghệ, dịch vụ
thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông. Theo đó, OTT, ứng dụng OTT

và công ty OTT thuộc phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng của hai bộ Luật của
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Luật Viễn thông (số 41/2009/QH12)
và Luật Công nghệ thông tin (số 67/2006/QH11). Cũng theo Nghị định
132/2013/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của
Bộ Thông tin và Truyền thông đã chỉ rõ OTT, ứng dụng OTT và công ty OTT nắm
trong phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Thông tin và Truyền thông. Các đối tượng
này sẽ trực tiếp chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Thông tin và Truyền thông. Cho
đến nay, chưa có văn bản dưới luật nào được ban hành bởi các cơ quan nhà nước để
trực tiếp điều chỉnh các đối tượng: OTT, ứng dụng OTT và công ty OTT.
Trong lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông, các dịch vụ OTT lại được
xếp vào nhóm các dịch vụ giá trị gia tăng. Các dịch vụ OTT có đầy đủ các đặc điểm
của dịch vụ viễn thông thuộc nhóm này. Chi tiết về dịch vụ viễn thông giá trị gia
tăng được trình bày trong phần này. Một dịch vụ giá trị gia tăng (value added
service - VAS) là một thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong ngành công nghiệp
viễn thông, dùng để chỉ các dịch vụ không cốt lõi, hoặc chỉ có tính chất ngắn hạn,
thời điểm. Tất cả các dịch vụ không phải là các cuộc gọi thoại tiêu chuẩn và truyền
fax đều được coi là dịch vụ giá trị gia tăng. Theo sự biến đổi của thị trường dịch vụ
viễn thông, các dịch vụ được coi là cốt lõi của ngành công nghiệp viễn thông đã
được mở rộng ra thêm dịch vụ tín nhắn (chữ, hình ảnh, thoại) và dịch vụ dữ liệu di
động. Ngoài ra, khái niệm dịch vụ giá trị gia tăng còn có thể được sử dụng một
cách tự do hơn, trong bất kỳ ngành công nghiệp dịch vụ nào, dùng để chỉ dịch vụ có

Đỗ Thị Nhung – CB 130609

Trang 10


Vấn đề OTT và giải pháp của các nhà mạng, áp dụng thực tế trên mạng Vinaphone

chi phí rất thấp, hoặc miễn phí được dùng để thúc đẩy dịch vụ kinh doanh chính của

họ.
Trong ngành công nghiệp viễn thông, ở một một mức độ nào đó, dịch vụ giá
trị gia tăng thêm giá trị cho dịch vụ cung cấp chính, tiêu chuẩn, thúc đẩy các thuê
bao sử dụng điện thoại của họ nhiều hơn và cho phép các nhà điều hành mạng làm
tăng doanh thu dịch vụ của họ. Đối với điện thoại di động, các dịch vụ như SMS,
MMS và dữ liệu di động trước đây thường được coi là dịch vụ giá trị gia tăng,
nhưng trong những năm gần đây tin nhắn SMS, MMS và dữ liệu di động đã được
chấp nhận rộng rãi như các dịch vụ viễn thông cốt lõi, tiêu chuẩn mới.
Ngay trong các dịch vụ dịch vụ giá trị gia tăng di động cũng có sự khác biệt,
phân hóa thành các nội dung tiêu chuẩn (ngang hàng peer -to-peer) và nội dung cao
cấp – có tính phí. Dịch vụ giá trị gia tăng được cung cấp hoặc từ chính các nhà điều
hành mạng di động hoặc bởi một nhà cung cấp dịch vụ giá trị gia tăng (value-added
service provider - VASP) bên thứ ba, còn được gọi là một nhà cung cấp nội dung
(content provider CP).
Nhà cung cấp dịch vụ giá trị gia tăng VASP thường kết nối với các nhà điều
hành sử dụng các giao thức như giao thức tin nhắn ngắn ngang hàng (Short message
peer-to-peer protocol - SMPP), kết nối trực tiếp đến trung tâm dịch vụ tin nhắn ngắn
( SMSC ) hay một cổng kiểm soát bản tin cung cấp cho các nhà điều hành sự kiểm
soát tốt hơn các nội dung chạy trên mạng của họ.
Người dùng có thể truy cập dịch vụ OTT thông qua các thiết bị có kết nối
Internet như PC, laptop, smart phone, smart TV…
Đối với người sử dụng Internet thường xuyên, một ứng dụng dịch vụ OTT là
một cái gì đó đại loại như:
 YouTube, Vimeo, Netflix hoặc Apple TV cho streaming video.
 Skype hay FaceTime cho các cuộc gọi thoại/video.
 WhatsApp, Viber hay iMessage cho nhắn tin trên thiết bị di động.
 Xbox 360 hay World of Warcraft để chơi game

Đỗ Thị Nhung – CB 130609


Trang 11


Vấn đề OTT và giải pháp của các nhà mạng, áp dụng thực tế trên mạng Vinaphone

Những năm 2008 và 2009, thuật ngữ "ứng dụng/dịch vụ OTT" chủ yếu được
áp dụng cho các dịch vụ video như Netflix hay Hulu. Vào thời điểm đó, một số nhà
cung cấp dịch vụ lớn của Mỹ như Comcast và AT&T đã tung ra dịch vụ video theo
yêu cầu và gặp phải sự thách thức từ Netflix và Hulu. Các công ty này đã đưa đến
những dịch vụ OTT thông qua kết nối Internet mà không cần bất kỳ sự tương tác
nào với các nhà cung cấp dịch vụ Internet (cũng như không tạo ra bất kỳ khoản chi
phí nào cho người dùng).
Sau đó, OTT được áp dụng cho một loạt các ứng dụng nhắn tin, thay thế cho
các dịch vụ nhắn tin SMS tốn phí truyền thống do các công ty viễn thông cung cấp.
WhatsApp, Apple iMessage, BlackBerry Messenger (BBM), TU Me ... và hàng
trăm ứng dụng khác thi nhau xuất hiện. Một vài người thậm chí còn xếp Twitter và
Facebook vào dạng ứng dụng này. Hệ quả tất yếu của "sự xâm lăng" này là doanh
thu của các công ty viễn thông bị suy giảm nghiêm trọng. Công ty phân tích và
nghiên cứu thị trường Ovum đã ước tính sự suy giảm này lên đến 13,9 tỷ USD chỉ
tính riêng trong năm 2011. [1]
Gần đây, ý nghĩa của thuật ngữ OTT đã được mở rộng hơn, áp dụng cho bất kỳ
nhà cung cấp nội dung nào. Điểm mấu chốt của tất cả điều này là các ứng dụng,
dịch vụ OTT không đến từ các công ty viễn thông truyền thống hoặc các nhà cung
cấp dịch vụ Internet. Các công ty viễn thông và ISP chỉ đơn thuần là các nhà cung
cấp kết nối IP mà các ứng dụng OTT hoạt động trên đó.
VoIP là cuộc cách mạng thành công lớn của ngành CNTT – Viễn thông trong
thập kỷ qua. Công nghệ cho phép chuyển tín hiệu thoại thành dữ liệu số, chia thành
các gói IP nhỏ để truyền qua mạng Internet, rồi kết hợp lại sau đó và chuyển thành
tín hiệu thoại để người nhận nghe trên điện thoại của mình. Chi phí cho các cuộc
gọi với cách thức truyền dữ liệu tận dụng hạ tầng mạng Internet rẻ hơn rất nhiều so

với việc chiếm dụng kênh truyền riêng theo cách gọi truyền thống thông qua các
nhà cung cấp dịch vụ viễn thông. Trong thực tế, hầu hết các nhà cung cấp dịch vụ
VoIP không tính phí các cuộc gọi giữa những người sử dụng cùng dịch vụ, mà chỉ

Đỗ Thị Nhung – CB 130609

Trang 12


Vấn đề OTT và giải pháp của các nhà mạng, áp dụng thực tế trên mạng Vinaphone

tính phí với các cuộc gọi chuyển tiếp đến một mạng điện thoại cố định (PSTN) hoặc
mạng di động.
Một dịch vụ OTT khác là truyền hình Internet (IPTV) cũng đang được phát
triển nhanh trong những năm gần đây, khi dịch vụ kết nối Internet băng thông rộng
đã trở nên phổ biến. Các dịch vụ OTT xem video trực tuyến miễn phí từ Youtube và
nhiều trang web khác đã quen thuộc với người dùng Internet.
Hiện nay, theo thông báo của bảng xếp hạng truyền thông toàn cầu Alexa, các
dịch vụ OTT truyền thống trên Internet là: Google, yahoo, myspace, youtube,
facebook, windows live, eBay, wikipedia.org, msn.com và craigslist. Tất cả chúng
không thuộc sở hữu của mạng viễn thông và chúng là các dịch vụ OTT mang đến
giá trị cho người dùng.
Rõ ràng trong tương lai các nhà điều hành mạng sẽ không "sở hữu khách
hàng". Đây là sự sụp đổ của một nguyên lý chính của mô hình kinh doanh cung cấp
dịch vụ. Điều đó đặt ra câu hỏi cho các nhà mạng, nếu khách hàng không phải là
của chúng ta; tại sao chi tiêu rất nhiều đảm bảo sự hài lòng của khách hàng. Tại sao
lại cần triển khai Trung tâm chăm sóc khách hàng? Nếu bạn không thể lập hoá đơn
cho một dịch vụ, tại sao chúng ta nên quan tâm làm thế nào để một dịch vụ thực
hiện?
Nhưng nếu "quyền sở hữu của khách hàng" bị mất, các nhà cung cấp dịch vụ

có thể tận dụng ưu thế gì? Không phải là nhà cung cấp duy nhất của dịch vụ, nhưng
là nhà cung cấp chất lượng tốt nhất, truy cập toàn diện nhất thông tin. Kiểm tra
chiều sâu của gói dữ liệu ngày càng có thể trong thời gian thực cho các mạng băng
thông rộng. Tương tự như vậy, các nhà truyền hình cable có thể được sử dụng để
thiết kế QoS dựa trên loại luồng dữ liệu. Những công nghệ này có thể cho phép
quản lý truyền thông sử dụng hợp lý, ít nhất là ở các sườn mạng, nơi kết nối thường
có tốc độ thấp hơn. Nhưng chúng sẽ được sử dụng để cung cấp một trải nghiệm chất
lượng cho người sử dụng hoặc như một cây cầu để tính phí mọi khách hàng.
1.1.2. Đặc điểm của dịch vụ OTT

Đỗ Thị Nhung – CB 130609

Trang 13


Vấn đề OTT và giải pháp của các nhà mạng, áp dụng thực tế trên mạng Vinaphone

OTT là một phương thức truyền tải nội dung, bản thân OTT không phải là một
loại hình ứng dụng đơn lẻ hay có tính cá biệt. Điều tạo nên sự khác biệt lớn của ứng
dụng OTT là nó cung cấp nội dụng và dịch vụ qua mạng Internet, chứ không qua
mạng chuyên dùng của các dịch vụ truyền thống như điện thoại cố định (mạng điện
thoại cố định chuyển mạch công cộng PSTN), truyền hình cáp (mạng truyền hình
hữu truyến)…
Gắn liền với mạng Internet: Các ứng dụng OTT triển khai cung cấp dịch vụ và
nội dung hoàn toàn trên Internet. Chính bởi đặc điểm này, OTT chỉ phát triển nhanh
và mạnh ở những khu vực có hạ tầng mạng viễn thông phát triển cao, với số lượng
người sử dụng dịch vụ viễn thông lớn. Nhưng cũng cần phân biệt, không phải dịch
vụ nào được cung cấp qua mạng Internet cũng là dịch vụ OTT. Đơn cử như dịch vụ
IPTV MyTV của Tập đoàn Viễn thông Việt Nam VNPT, tuy được cung cấp qua
mạng Internet nhưng là phần mạng Internet trong mạng lưới do VNPT triển khai và

cung cấp dịch vụ. Những người sử dụng dịch vụ Internet không phải do VNPT cung
cấp thì không sử dụng được dịch vụ MyTV này. Dịch vụ MyTV chỉ có thể được sử
dụng bởi người dùng thuộc một phần mang Internet “đóng kín”. Như vậy, phải nhấn
mạnh là dịch vụ OTT phải là dịch vụ được cung cấp qua mạng Internet không bị
giới hạn bởi hạ tầng mạng Internet hay nhà cung cấp dịch vụ Internet ISP nào.
Tính năng kết nối điểm - điểm và điểm – đa điểm: tạo cho công nghệ OTT sự
linh hoạt và thích hợp với nhiều ứng dụng người dùng. ưu điểm nổi bật so với các
mạng chuyên dùng truyền thống (mạng PSTN: chỉ có kết nối điểm - điểm; mạng
truyền hình cáp: chỉ có dạng phát quảng bá broadcast). Các tính năng này có được
là do sử dụng tối đa bộ giao thức Internet, mở ra một dải rộng các dịch vụ và nội
dung mà công nghệ OTT có thể góp phần đưa đến người dùng.
Các ứng dụng OTT này còn có thể hiểu là các ứng dụng “giá trị gia tăng”,
nghĩa là người dùng sẽ trả thêm chi phí để được sử dụng những dịch vụ này bên
cạnh chi phí thuê bao Internet (hữu tuyến hoặc vô tuyến Mobile Internet).
Các chi phí “giá trị gia tăng” này thường chỉ có công ty OTT được hưởng, mà
công ty cung cấp dịch vụ Internet không được hưởng. Việc này có thể sẽ không gây

Đỗ Thị Nhung – CB 130609

Trang 14


Vấn đề OTT và giải pháp của các nhà mạng, áp dụng thực tế trên mạng Vinaphone

ra mâu thuẩn lớn như vậy giữa công ty OTT và công ty viễn thông truyền thống nếu
các dịch vụ mà các ứng dụng OTT này cung cấp là những ứng dụng hoàn toàn mới,
không gây ảnh hưởng đến các dịch vụ viễn thông mà các công ty viễn thông truyền
thống đang cung cấp. Trên thực tế, các ứng dụng OTT mà các công ty OTT cung
cấp đều là các dịch vụ thay thế cho các dịch vụ hiện đang có trên thị trường của các
công ty viễn thông truyền thống. Sự xung đột lợi ích giữa các dịch vụ OTT được

các công ty OTT cung cấp và các dịch vụ viễn thông truyền thống của các công ty
viễn thông truyền thống dẫn đến cạnh tranh giữa các công ty OTT và các công ty
viễn thông truyền thống là không thể tránh khỏi.
Các công ty OTT khi khởi điểm thường là những công ty cỡ vừa và nhỏ, và
không sở hữu hạ tầng mạng viễn thông. Tính chất không sở hữu hạ tầng mạng viễn
thông được nhấn mạnh, để làm rõ sự khác biệt giữa các công ty OTT và các công ty
viễn thống truyền thống. Các công ty viễn thông truyền thống hoàn toàn có thể phát
triển và vận hành các ứng dụng OTT. Tuy nhiên, ngay từ ban đầu, họ thiếu động lực
để thực hiện việc này do:
 Các dịch vụ tương tự đã có và vận hành ổn định trên mạng lưới viễn thông
mà họ sở hữu;
 Các dịch vụ OTT đem lại doanh thu thấp hơn so với các dịch vụ tương tự
đang được cung cấp trên hạ tầng mạng viễn thông của họ.
Đây cũng là hai yếu tố chính khiến cho các công ty viễn thông truyền thống
hiện không phải là những đơn vị dẫn đầu trên thị trường ứng dụng OTT. Qua đây,
cũng có thể kết luận các công ty OTT đang là những lực đẩy lớn trên thị trường viễn
thông thé giới, làm thay đổi những mô hình kinh doanh viễn thông đã tồn tại hàng
chục năm qua.
Trong một thời gian, dịch vụ cung cấp có thể dựa trên thông tin khách hàng cụ
thể, đặc biệt là thông tin thời gian thực chứa trong các dịch vụ như trạng thái và vị
trí; đặc biệt là trạng thái, vị trí, và các công nghệ cụ thể thông qua đó khách hàng
được kết nối (ngay bây giờ) có thể được liên kết với nhau. Và các nền tảng nội bộ
các dịch vụ như giám sát, báo cáo, thanh toán và giao dịch thanh toán, có thể được

Đỗ Thị Nhung – CB 130609

Trang 15


Vấn đề OTT và giải pháp của các nhà mạng, áp dụng thực tế trên mạng Vinaphone


chuyển ra bên ngoài như các dịch vụ cộng tác (chẳng hạn như thanh toán tổng hợp
để phân phối nội dung của một công ty truyền thông...).
Các nhà cung cấp dịch vụ khác nhau có những thách thức về cách thức, chính
sách quản lý khác nhau. Thật vậy, trong thế giới tiện ích dành thời gian cho chất
lượng phần mềm và người dùng chấp nhận thử nghiệm là một công thức kinh doanh
không khả quan. Cộng đồng người dùng chính là môi trường để các nhà cung cấp
dịch vụ thử nghiệm. Các nhà phát triển trước tiên đưa ứng dụng của họ ra trước
người sử dụng, và sau đó sửa chữa theo ý kiến của người sử dụng. Thay vì kiểm
soát chất lượng, các nhà phát triển dựa của các nhóm mạng xã hội thảo luận, nơi
người sử dụng trực tiếp gửi lời khen ngợi, các vấn đề, và danh sách mong muốn.
Điều này là hoàn toàn xa lạ với bộ phận IT của các nhà cung cấp dịch vụ truyền
thống nhưng lại quen thuộc với việc cung cấp dịch vụ hoạt động nhóm.
Các mã nguồn mở cũng đang trở thành một cái chướng ngại thực sự hoặc cơ
hội tiềm năng cho các nhà cung cấp dịch vụ truyền thống và quản lý mạng, dịch vụ.
Bản thân Google cũng sử dụng mã nguồn mở như OpenSocial để phát triển các tiện
ích và một nguồn hệ điều hành di động mở là AndroidPhone. Mã nguồn mở cung
cấp một môi trường thử nghiệm phân phối tiện ích nhanh chóng, phát triển có thể
trải qua đánh giá chất lượng và điều chỉnh tiếp theo. Nhưng sử dụng phương pháp
này có nghĩa là các nhà cung cấp dịch vụ phải "từ bỏ sở hữu trí tuệ", các đối thủ
cạnh tranh cũng có thể sử dụng các mã nguồn mở này để cải thiện các ứng dụng. Từ
đây bắt đầu quá trình này hợp tác chia sẻ sở hữu trí tuệ.
1.1.3. Đặc điểm kỹ thuật chung của OTT
Phần này sẽ xem xét mô hình kỹ thuật của một ứng dụng OTT thông thường,
sau đó so sánh nó với mô hình kĩ thuật của một công ty viễn thông để quan sát thấy
những sự khác biệt. Cũng theo đó, có thể đánh giá được những tương tác của phần
nội dung số do OTT cung cấp lên phần hạ tầng mạng của các công ty viễn thông.
Cuối cùng, các xung đột có thể xảy ra giữa hai bên này sẽ được phân tích và đánh
giá.


Đỗ Thị Nhung – CB 130609

Trang 16


Vấn đề OTT và giải pháp của các nhà mạng, áp dụng thực tế trên mạng Vinaphone

1.1.3.1. Mô hình kĩ thuật của ứng dụng OTT không khác biệt lớn so với các công
ty viễn thông truyền thống
Điều đầu tiên có thể khẳng định là kiến trúc vận hành của một công ty viễn
thông và một công ty OTT không mấy khác nhau. [2]

Hình 1.1. So sánh kiến trúc vận hành của công ty viễn thông truyền thống và công ty
ứng dụng OTT

Công ty viễn thông truyền thống kiến trúc thường được chia thành ba lớp độc
lập:
 Lớp mạng lưới, truy cập và mạng lõi;
 Lớp điều khiển, với xử lý dịch vụ và quản lý người dùng, cũng như kiểm
soát thông tin liên lạc (yếu tố lịch sử quan trọng của các công ty viễn
thông);
 Lớp ứng dụng, với các nền tảng dịch vụ cung cấp bổ sung các dịch vụ giá
trị gia tăng ở trên lớp kiểm soát, sử dụng các giao thức SIP (giao diện ISC).
Các lớp kiểm soát ở đây được liên kết chặt chẽ với lớp mạng lưới. Trong các
kiến trúc IMS, việc xử lý của các luồng thông tin truyền thông phụ thuộc vào các
lớp tín hiệu (lớp vật lý). Thông tin từ tầng mạng có thể được tái sử dụng bởi các lớp
điều khiển. Ví dụ, việc xác thức trên mạng đôi khi được sử dụng bởi các lớp kiểm
soát để cá nhân hoá dịch vụ. Khi truy cập cổng thông tin điều hành, các khách hàng
của một mạng lưới cung cấp truy cập vào sẽ được công nhận trực tiếp, mà không
cần phải qua bước xác nhận trên lớp điều khiển (xác thực ngầm).

Điều thú vị là mô hình OTT có kiến trúc lớp khá tương tự:
 Lớp mạng, tương tự như của các công ty viễn thông

Đỗ Thị Nhung – CB 130609

Trang 17


Vấn đề OTT và giải pháp của các nhà mạng, áp dụng thực tế trên mạng Vinaphone

 Lớp kiểm soát, quản lý nhận dạng, kiểm soát truy cập và giao tiếp ứng dụng
API, cũng như các dịch vụ OTT quan trọng (ví dụ: tìm kiếm cho Google,
kiểm soát thông tin liên lạc cho Skype hoặc mạng xã hội cho Facebook);
 Lớp ứng dụng, nơi các bên thứ ba cung cấp dịch vụ giá trị gia tăng phía trên
lớp điều khiển, sử dụng các API.
Lớp điều khiển ở đây là hoàn toàn độc lập với lớp mạng. Điều này có nghĩa là
sẽ có hai nhược điểm chính. Đầu tiên, một lớp kiểm soát độc lập không thể quyết
định các chính sách mạng để áp dụng cho các dòng dữ liệu IP. Thứ hai, nó không
thể sử dụng thông tin ở mức mạng lưới để phục vụ cho việc điều hành và quản lý
dịch vụ. Tuy nhiên những hạn chế bị phá vỡ bởi các doanh nghiệp OTT. Ngày nay,
băng thông mạng không còn là một vấn đề về cung cấp dịch vụ thời gian thực trên
các mạng truy cập không dây, đặc biệt với sự ra đời và phổ biến ngày càng nhanh
của các mạng di động thế hệ tiếp theo. Hơn nữa, quyền hạn của họ cũng như các cơ
quan quản lý ngăn chặn các nhà khai thác hoạt động các lớp mạng không được áp
dụng các chính sách làm cản trở truy cập vào dịch vụ của họ. Cuối cùng, các công
ty ứng dụng OTT quản lý hoạt động mà không cần thông tin đến từ mạng, chỉ dựa
vào các thiết bị đầu cuối. Ví dụ, với chứng thực tiềm ẩn, trải nghiệm người dùng
tương tự có thể được đáp ứng bằng việc sử dụng cookie của trình duyệt web.
Để kết luận, kiến trúc của 2 mô hình được so sánh ở đây có chức năng gần
giống nhau, sự khác biệt chủ yếu là liên kết giữa các mạng và các lớp điều khiển. sự

khác biệt về kiến trúc này hàm ý một mô hình kinh doanh; về bán hàng, công ty
viễn thông truyền thống cung cấp dịch vụ của họ cho khách hàng địa phương của họ
(tức là khách hàng của các mạng truy cập của họ ), trong khi thị trường tự nhiên của
các công ty ứng dụng OTT là trên toàn cầu mở và không giới hạn đối với một cơ sở
khách hàng cụ thể. Về mặt này, những công ty OTT đã bắt đầu thách thức mô hình
dịch vụ kiểu truyền thống với việc tạo ra một mô hình kinh doanh mới từ các truy
cập dịch vụ.
1.1.3.2. Các ứng dụng OTT không hỗ trợ nhiều cho việc thúc đẩy một thế giới
mạng mở

Đỗ Thị Nhung – CB 130609

Trang 18


Vấn đề OTT và giải pháp của các nhà mạng, áp dụng thực tế trên mạng Vinaphone

Công ty viễn thông hoạt động trên một mạng viễn thông đóng, trong khi công
ty OTT hoạt động trên mạng viễn thông mở, mạng Internet. Công ty viễn thông
chắc chắn sé ủng hộ một mô hình hoạt động trong một mạng viễn thông “đóng”, với
sự thành công của nhiều mạng viễn thông khắp thế giới. Nhưng công ty OTT có
thực sự thúc đẩy một thế giới mạng mở?
Hợp tác liên kết là thành phần cốt lõi của công ty viễn thông. Những nhà mạng
sở hữu hợp tác liên kết, sử dụng chúng để điều hành một loạt các nền tảng và thiết
bị từ các nhà sản xuất khác nhau, và để đảm bảo rằng chúng làm việc cùng nhau để
cung cấp các dịch vụ viễn thông bắt buộc, dựa trên giao thức chuẩn giữa tất cả
những yếu tố này. Đối với dịch vụ thoại truyền thống, mỗi nhà khai thác vận hành
được với tất cả những nhà mạng khác, bởi những quá trình tiêu chuẩn hóa mạnh mẽ,
và đạt được thông qua các thỏa thuận ngang hàng. Liên kết hợp tác này dựa trên các
tiêu chuẩn mở đã được chứng minh là một cách rất hiệu quả để kết nối hàng chục

ngàn nhà khai thác mạng trên toàn thế giới với nhau, hoàn toàn chia sẻ doanh thu
một cách minh bạch. Lớp ứng dụng chính là hạn chế và rào cản tương thích giữa
các nhà khai thác mạng khác nhau.
Khả năng tương tác khó khăn của lớp ứng dụng có thể được phân tích như một
hệ quả của cách tổ chức mạng viễn thông. Như các nhà khai thác mạng chỉ có thể
cung cấp dịch vụ cho khách hàng của một vùng lãnh thổ nhất định có sự hiện diện
của họ, mở rộng mạng lưới của họ cũng bằng cách mở rộng vùng phủ sóng theo
phạm vi địa lý là giải pháp. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng nỗ lực hợp tác, liên kết mạng
như vậy vẫn chưa được áp dụng rộng rãi bởi các dịch vụ VoIP. Hợp tác, liên kết
mạng giữa các nhà khai thác VoIP khác nhau vẫn chủ yếu được thực hiện thông qua
mạng PSTN, một phần vì lý do pháp lý. Các tiêu chuẩn đã được xây dựng, nhưng
thông số kĩ thuật khuyến nghị và thỏa thuận ngang hàng thì không.
Trái lại, các mô hình OTT không thể hợp tác cùng hoạt động liên kết được,
không phải ở lớp kiểm soát, cũng không phải ở lớp ứng dụng. Ví dụ cụ thể là một
cuộc gọi điện thoại từ một người dùng mạng T-Mobile đến người dùng mạng
Orange là hoàn toàn tự nhiên, nhưng kết nội một người sử dụng MySpace vào mạng

Đỗ Thị Nhung – CB 130609

Trang 19


Vấn đề OTT và giải pháp của các nhà mạng, áp dụng thực tế trên mạng Vinaphone

Facebook không thể thực hiện được. Kể từ khi các nhà cung cấp OTT bắt đầu hoạt
động trên một thị trường toàn cầu và khách hàng của họ dễ tiếp cận hơn so với các
nhà khai thác, sự quan tâm của họ trong các thỏa thuận hợp tác, liên kết ngang hàng
là thấp hơn nhiều. Hơn nữa, các nhà phát triển ứng dụng không được truy cập đến
lớp kiểm soát của nhà cung cấp OTT. Một ứng dụng iPhone sẽ không bao giờ chạy
trên Android, ngay cả khi đã có những nhà khai thác cố gắng thực hiện việc bắc cầu

này với Parlay hoặc Jain để cung cấp các API chung cho các lớp kiểm soát. Một số
dịch vụ OTT đã áp dụng thậm chí đầy đủ các mô hình “đóng”, ví dụ Apple, duy trì
toàn quyền kiểm soát trên các ứng dụng được xây dựng trên lớp điều khiển của họ,
đòi hỏi từng ứng dụng phải được chấp thuận trước khi xuất bản.
Tóm lại, khả năng tương tác, liên kết hợp tác là một sức mạnh quan trọng của
các công ty viễn thông, thậm chí nhiều hơn so với tính mở. Khả năng tương tác, liên
kết, hợp tác được thực hiện giữa các nhà mạng, thông qua các tiêu chuẩn và các
thỏa thuận, nó đòi hỏi đặc điểm kỹ thuật chi tiết và kiểm soát chặt chẽ.
Tính mở có nghĩa là thành phần nhỏ hơn tham gia mạng có thể sử dụng hệ
thống của các nhà mạng theo cách không xác định trước được, đó là việc cho đi một
số quyền lực để đạt được nhiều quyền lực hơn. Liên quan đến ứng dụng OTT, mức
độ mở phụ thuộc vào sức mạnh của công ty sở hữu ứng dụng (lợi thế cạnh tranh) và
chiến lược của họ. Ví dụ, khách hàng của Apple hỗ trợ các mô hình “đóng” bởi vì
họ đánh giá cao lợi thế cạnh tranh của các thiết bị và giao diện rất có ích của Apple.
Sự cởi mở không phải là một yếu tố quan trọng để đạt được hoặc giữ chân khách
hàng, nhưng nó là một lựa chọn chiến lược.
1.1.3.3. Ứng dụng OTT là không biên giới
Gần đây, ngành công nghiệp viễn thông đã thiết lập ra mô hình công ty viễn
thông 2.0 để cạnh tranh với các công nghệ OTT bằng cách xem xét thị trường toàn
cầu chứ không chỉ quan tâm đến thị trường cục bộ (tức là xem xét cung cấp dịch vụ
liên quan đến mạng truy cập). Điều này là có thể bởi về cơ bản làm tạo ra một API
mở ở trên lớp kiểm soát của công ty viễn thông để thu hút các nhà phát triển, xây
dựng một hệ sinh thái ứng dụng đầy đủ, có thể hiểu như là một ứng dụng OTT trong

Đỗ Thị Nhung – CB 130609

Trang 20


Vấn đề OTT và giải pháp của các nhà mạng, áp dụng thực tế trên mạng Vinaphone


một khung “đóng”. Nó là một nỗ lực hướng tới một cấu trúc mở, nhưng kiến trúc
mở là không đủ để thành công trên thị trường, như đã đề cập ở trên. Chiến lược
công ty viễn thông 2.0 có thể đáp ứng nhu cầu của thị trường kinh doanh nhất định,
và nó cũng rất có giá trị cho các nhà khai thác bên trong như một trình điều khiển
theo hướng kiến trúc hướng dịch vụ. Mô hình này khuyến khích công ty viễn thông
để phân tách nền tảng dịch vụ của họ, và cung cấp các API có thể được tái sử dụng
trong nội bộ của các dịch vụ khác từ các nhà điều hành mạng tương tự. Tuy nhiên,
các dịch vụ hầu như bị bỏ trống và cho đến nay, chưa có chút thành công nào để
chống lại các dịch vụ OTT. Công ty viễn thông đang thực sự giới hạn trong một
lãnh thổ địa lý nhất định, do họ trung thành với một mạng truy cập, như đã thấy
trong phần trên.
Trong khi đó, công ty OTT lớn đã mở rộng chiến lược của họ đối với các thiết
bị. Trong thế giới viễn thông, thiết bị đầu cuối được coi là điểm mạng lưới và điểm
điều khiển cuộc gọi; bị xếp bên ngoài mô hình kinh doanh cốt lõi của các nhà khai
thác. Đồng thời, một trong những điểm mạnh của mô hình OTT là kiểm soát của họ
trên lớp điều khiển thiết bị, ví dụ như thông qua hệ điều hành Android hoặc iOS.
Khả năng điều khiển này cho phép họ làm mờ ranh giới giữa cục bộ và từ xa, bằng
cách cho phép người sử dụng liên tục đồng bộ dữ liệu cục bộ và từ xa (ví dụ như
với Apple iCloud hoặc Google Chrome OS).
Kết luận, ranh giới lịch sử công ty viễn thông giữa các thiết bị và nền tảng
mạng (User- Network Interface) là chắc chắn sẽ mờ dần, nhưng một ranh giới mới
đang tăng lên. Kết quả là hệ sinh thái OTT vẫn độc lập và không tương thích. Apple
iCloud là một ví dụ chỉ làm việc với các thiết bị của Apple. Trên internet, khách
hàng đã chấp nhận di chuyển rất nhanh đến một giải pháp duy nhất, khi chi phí di
chuyển tương đối thấp (ví dụ như thay đổi một số thói quen, nhập lại dữ liệu).
Khách hàng có lẽ sẽ ít nhiều quyết định chỉ mua sản phẩm từ một hệ sinh thái – phù
hợp kinh doanh hoặc theo số đông thị trường. Công ty viễn thông ở đây có tiềm
năng mang lại tiêu chuẩn hóa và khả năng tương tác, liên kết, hợp tác.
1.1.3.4. Tính trung lập về mạng lưới chỉ là một giải pháp


Đỗ Thị Nhung – CB 130609

Trang 21


Vấn đề OTT và giải pháp của các nhà mạng, áp dụng thực tế trên mạng Vinaphone

Tính trung lập về mạng lưới nhằm mục đích ngăn cản việc các nhà vận hành
mạng sử dụng tài nguyên mạng của họ để phân biệt đối xử giữa dịch vụ khác nhau.
Như chúng ta đã thảo luận ở trên, một quy định có tính đối xứng nên mở rộng
nguyên tắc này đến lớp kiểm soát: Các công ty nội dung số sẽ không thể sử dụng
các lớp kiểm soát của họ để phân biệt giữa các nhà cung cấp ứng dụng khác nhau.
Hơn nữa, lớp điều khiển của ứng dụng OTT nên tương thích, ít nhất là đến một mức
độ nhất định. Điều này chắc chắn sẽ bao hàm một số yêu cầu tiêu chuẩn hóa. Cơ
quan quản lý của chính phủ Pháp đã quyết định nghiên cứu những khó khăn những
người dùng hiện tại gặp phải khi muốn di chuyển môi trường kỹ thuật số của họ (dữ
liệu cá nhân, ứng dụng,…) khi thay đổi thiết bị di động. Tim Wu, người đã xác lập
các khái niệm về tính trung lập mạng lưới và hiện là cố vấn cao cấp của FCC, hiện
đang ủng hộ một nguyên tắc tách những người phát triển thông tin, những người
kiểm soát các cơ sở hạ tầng mạng mà thông tin được truyền đi, và những người
kiểm soát các công cụ hoặc các địa điểm truy cập mạng phải được tách độc lập với
nhau. Điều này sẽ ngăn chặn một nhà cung cấp ứng dụng phân biệt đối xử giữa các
ứng dụng nó xuất bản, hoặc với một công cụ tìm kiếm từ đối thủ cạnh tranh.
1.1.3.5. Công ty điện thoại/viễn thông là không thể bị thay thế
Các trường hợp sử dụng điện thoại đã thay đổi rất ít kể từ thời gian điện thoại
được chế tạo ra. Trên mạng PSTN, ISDN, hoặc thông qua một hệ thống trên nền
công nghệ IP, A vẫn gọi B bằng cách soạn số điện thoại của B trên thiết bị của
mình, điện thoại đổ chuông của B, B có cuộc gọi và cả hai nói chuyện với nhau. A
thường được tính phí cho cuộc gọi đó. Trường hợp sử dụng cơ bản này được mở

rộng bằng một loạt các tính năng được gọi là dịch vụ bổ sung, trong đó bao gồm
chuyển tiếp cuộc gọi, chặn cuộc gọi, giữ cuộc gọi, chờ cuộc gọi, hiện/chặn số điện
thoại. Một tài sản đáng kể của các công ty viễn thông ở đây là các số điện thoại: các
khả năng để liên kết một số điện thoại công cộng với một thiết bị và để định tuyến
một cuộc gọi đến số này theo một cách mà tương thích giữa các nhà khai thác
mạng.

Đỗ Thị Nhung – CB 130609

Trang 22


Vấn đề OTT và giải pháp của các nhà mạng, áp dụng thực tế trên mạng Vinaphone

Trường hợp sử dụng và các dịch vụ mở rộng đã ngầm định hướng thiết kế của
giao thức điện thoại, trong đó có SIP, một giao thức mà được thiết lập giống như
một giao thức cho điện thoại. Nhìn thoáng qua, các ứng dụng OTT có thể được xem
như sự sao chép trường hợp sử dụng của mạng điện thoại đang được đề cập ở đây.
Tuy nhiên, xem xét kĩ hơn thì điều này là không thực sự chính xác. Đầu tiên, các
ứng dụng OTT cung cấp một hội nhập sâu cho người sử dụng vào tất cả các phương
tiện truyền thông. Ví dụ, Skype cung cấp một bộ đầy đủ thông tin liên lạc bao gồm
sổ địa chỉ, sự hiện diện, tín nhắn, video và các cuộc gọi thoại. A đầu tiên có thể tìm
B trong sổ địa chỉ của mình và xem sự hiện diện của B trước khi gọi anh ta. Google
đã tích hợp dịch vụ thoại vào các dịch vụ webmail Gmail, và Google Voice đề xuất
một số điện thoại cá nhân duy nhất, không giống với số điện thoại của thiết bị. Việc
đánh số ở đây là một phần thay thế dần khái niệm liên lạc; một người dùng không
phải quay số điện thoại bởi vì chúng đã được lưu trữ như địa chỉ liên lạc. Điện thoại
là dịch vụ viễn thông cơ bản của thế giới viễn thông; thoại chỉ là một phần của một
bộ thông tin liên lạc trong môi trường OTT.
Bước thứ hai có thể được coi là triệt để hơn. Trình duyệt web đã trở thành đầu

cuối được sử dụng rộng rãi nhất để truy cập vào các dịch vụ kỹ thuật số. Về dịch vụ
truyền thông, trình duyệt web cũng đã được sử dụng như đầu cuối cho thoại và
video thông qua hoặc dựa trên một số triển khai độc quyền, ví dụ, Adobe Flash hay
các plug-in. Nỗ lực để RTC-web (truyền thống thời gian thực trên các trình duyệt
WEB) được tiếp tục để chuẩn hóa với sự hỗ trợ của tương tác truyền thông thời gian
thực trong trình duyệt, thông qua các nhóm công tác của IETF và W3C. Công việc
IETF sẽ tập trung vào các giao thức, trong khi W3C sẽ xác định một tập hợp các
giao điện lập trình ứng dụng API Javascript để thí điểm thiết lập và kiểm soát
truyền thông.
Phát triển mới nhất này có thể sẽ thách thức sâu sắc điện thoại như chúng ta
biết. Thay vì gọi B, A có thể duyệt trang Facebook của B với điện thoại thông minh
của mình, và chỉ cần nhấp vào để gọi B. B sẽ được thông báo và thiết lập trả lời
trong ứng dụng Facebook của mình. Tất cả các dòng kiểm soát được duy trì nội bộ

Đỗ Thị Nhung – CB 130609

Trang 23


Vấn đề OTT và giải pháp của các nhà mạng, áp dụng thực tế trên mạng Vinaphone

trong Facebook, không cần đến thiết bị đầu cuối nào. Khái niệm về số điện thoại
công cộng sẽ biến mất, ít nhất là cho những người cùng sử dụng nền tảng mạng xã
hội tương tự. Như hầu hết các truyền thông với những người từ mạng xã hội, trường
hợp sử dụng mới này có thể dễ dàng trở nên rất phổ biến. Bộ ứng dụng truyền thông
có thể trở thành một thành phần dự kiến của một ứng dụng mạng xã hội, và, mặc dù
điện thoại truyền thống sẽ vẫn còn, tầm quan trọng của nó sẽ giảm dần. Tuy nhiên,
điều này có thể buộc các công ty OTT rời khỏi vị trí đơn vị phát triển phần mềm và
trở thành nhà cung cấp dịch vụ viễn thông, với tất cả các nhiệm vụ liên quan, chẳng
hạn như can thiệp pháp lý, dịch vụ phổ cập hoặc gọi điện thoại khẩn cấp.

Phải đối mặt với mối đe dọa này trên thị trường điện thoại, công ty viễn thông
có thể chọn để chặn loại ứng dụng điện thoại mới này ở cấp độ mạng, ví dụ dùng
phương pháp lọc địa chỉ IP, hoặc thậm chí cơ chế kiểm duyệt thông tin DPI (Deep
packet inspection) – và cuối cùng bỏ việc chặn này với điều kiện phải trả phí.
Công ty viễn thông cũng có thể, đồng thời xem xét việc phân tách lớn hơn giữa
lớp kiểm soát và lớp mạng, ví dụ bằng cách hợp tác với một số nhà cung cấp OTT.
Họ thậm chí có thể cạnh tranh với các nhà cung cấp OTT bằng cách cung cấp
truyền thông hợp nhất, giống như họ đã cố gắng với bộ truyền thông tiên tiến RCS
(Rich Communication Suite). Thị trường doanh nghiệp trong tình huống này là phát
triển cao hơn, và các nhà khai thác lớn có được vị trí như những nhà quản lý truyền
thông toàn cầu hơn là các nhà khai thác viễn thông đơn thuần. Bằng cách tích hợp
sản phẩm phần mềm và dịch vụ mạng khác nhau, doanh nghiệp có thể gần như
không bao giờ phải lựa chọn một sản phẩm duy nhất cho tất cả các nhu cầu thông
tin liên lạc. Ví dụ, gần đây nhà cung cấp dịch vụ BT đã công bố việc tích hợp các
dịch vụ TelePresence và visioconference từ Cisco, Polycom và Tandberg vào trong
cùng một hội nghị trực tuyến.
Cuộc chiến giữa các công ty viễn thông và công ty OTT đang được tiến hành
cả trên lớp kiểm soát và cả trên các thiết bị người dùng. Công ty viễn thông có một
số lợi thế quan trọng:

Đỗ Thị Nhung – CB 130609

Trang 24


Vấn đề OTT và giải pháp của các nhà mạng, áp dụng thực tế trên mạng Vinaphone

 Cơ sở người dùng của các công ty viễn thông (do mạng lưới vật lý), cho cả
lắp đặt thiết bị và phân phối các thiết bị cho khách hàng thông qua các điểm
giao dịch khách hàng, tức là mạng lưới phân phối của họ chuẩn mực trong

cả hai mặt kỹ thuật và tiếp thị.
 Văn hóa của các công ty viễn thông về khả năng tương tác, cả nội bộ (để
tích hợp và vận hành thiết bị và các thiết bị từ nhà cung cấp khác nhau) và
bên ngoài (hợp tác ngang hàng, thỏa thuận, chuyển vùng).
 Kinh nghiệm của họ với quy định quản lý và bảo mật.
 Khả năng cung cấp thông tin liên lạc thống nhất mà không gắn với một
phạm vi duy nhất của các thiết bị và dịch vụ.
Còn các công ty OTT cũng có những lợi thế dễ thấy, chẳng hạn như:
 Khả năng của họ để giải quyết vấn đề thị trường toàn cầu.
 Khả năng của họ để xây dựng hệ sinh thái dịch vụ thống nhất.
 Sự nhạy bén của họ trong phát triển CNTT, một phần do không phải thừa
kế những nhược điểm của mạng viễn thông.
Trong tương lai, chúng ta có thể sẽ chứng kiến một sự phân lớp trong chuỗi giá
trị viễn thông giữa OTT và các nhà khai thác, trong đó các nhà khai thác cung cấp
các lớp mạng và các công ty OTT cung cấp lớp ứng dụng. Riêng lớp điều khiển sự
phân chia sẽ theo đặc thù của từng quốc gia. Một số nhà khai thác cũng có thể liên
hiệp để giải quyết thị trường toàn cầu, như bắt đầu với WAC (Wholesale
Applications Community) liên minh toàn cầu trong lĩnh vực chợ ứng dụng. Những
sáng kiến như vậy cũng có thể được xuất hiện trong các lĩnh vực dịch vụ khác, ví dụ
trong thoại chất lượng cao HD voice, truyền hình hội nghị Visio-conference hay
TelePresence, để tăng cường khả năng tương tác của các công ty viễn thông.
1.2. Mục đích ra đời của các dịch vụ OTT
Ở Việt Nam, thuật ngữ còn tương đối xa lạ với nhiều người. Mặc dù hiện nay
Over the Top được hiểu là các dịch vụ gia tăng chạy trên nền các dịch vụ và hạ tầng
mạng nhưng thực tế thuật ngữ này đã phổ biến ở các nước phương Tây từ lâu, dùng
để chỉ bất kì yếu tố nào gây phá vỡ các yếu tố truyền thống, các yếu tố cũ. Thời gian

Đỗ Thị Nhung – CB 130609

Trang 25



×