Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

Các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.46 MB, 101 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP HỒ CHÍ MINH

TRẦN THỊ THU HOÀNG

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỶ GIÁ
HỐI ĐOÁI TẠI VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh, Năm 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan luận văn “Các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái tại Việt Nam” là
bài nghiên cứu của chính tôi. Những tài liệu tham khảo được trích dẫn trong luận văn
này theo đúng quy định. Ngoài ra, không có nghiên cứu nào của người khác được sử
dụng trong luận văn mà không được trích dẫn. Các số liệu nêu trong luận văn này là
trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. Luận văn này chưa nộp để nhận bất kỳ bằng cấp
nào tại các trường đại học hoặc cơ sở đào tạo khác.
Tôi xin cam đoan những lời nêu trên là hoàn toàn đúng sự thật.
Tp. Hồ Chí Minh, năm 2015

Trần Thị Thu Hoàng

i


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Lê Phan Thị Diệu Thảo,
người đã tận tình quan tâm hướng dẫn, chỉ bảo tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài


của mình. Xin cảm ơn quý Thầy, Cô của Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh,
những người đã trang bị cho tôi những kiến thức quý báu trong thời gian theo học tại
Trường. Cuối cùng, Tôi xin chân thành cảm ơn tất cả những người thân trong gia đình,
bạn bè, đồng nghiệp đã tận tình hỗ trợ, góp ý và động viên Tôi trong suốt thời gian học
tập và nghiên cứu. Một lần nữa xin gửi lời tri ân đến toàn thể quý Thầy Cô, đồng
nghiệp, gia đình và bạn bè.
TP. Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2015
Trân trọng,

Trần Thị Thu Hoàng

ii


TÓM TẮT
Dựa trên các cơ sở lý thuyết liên quan, các nghiên cứu về tỷ giá trong nước cũng như
nước ngoài, luận văn này thực hiện phân tích và đo lường tác động của các biến số vĩ
mô: tỷ lệ lãi suất, cung tiền, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, tỷ lệ lạm phát, tỷ lệ xuất
khẩu trên nhập khẩu đến tỷ giá. Để đánh giá tác động ngắn hạn, dài hạn các yếu tố ảnh
hưởng đến tỷ giá, tác giả sử dụng dữ liệu theo quý từ quý 1 năm 2001 quý 4 năm 2014
và chọn mô hình ARDL được xử lý bằng phần mềm Eviews 6.0 để ước lượng tác động
của các biến nghiên cứu đến tỷ giá hối đoái.
Nghiên cứu thực hiện các kiểm định cần thiết trước khi ước lượng mô hình ARDL
gồm có: kiểm định và xử lý yếu tố mùa (phương pháp Kruskal), kiểm định tính dừng
(phương pháp ADF), lựa chọn độ trễ tối ưu (phương pháp AIC), kiểm định tương quan
Correlation, kiểm định đồng liên kết (phương pháp Bound test) và kiểm định tính ổn
định của mô hình nhằm đảm bảo độ tin cậy kết quả của mô hình ARDL. Kết quả
nghiên cứu cho thấy, tỷ giá chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như cung tiền, chênh lệch
lãi suất, chênh lệch lạm phát, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và kỳ vọng sự thay đổi tỷ
giá. Qua đó, tác giả đưa ra một số khuyến nghị, giải pháp hướng đến mục tiêu ổn định

tỷ giá và điều chỉnh một cách linh hoạt như việc ổn định tỷ giá trong dài hạn đòi hỏi
chính sách tiền tệ phải được điều hành theo hướng nhất quán, ưu tiên ổn định đồng nội
tệ, lạm phát ở mức thấp và duy trì một tỷ lệ lạm phát tương ứng với lạm phát của Mỹ.
Từ khóa: tỷ giá hối đoái, yếu tố ảnh hưởng, ARDL,…

iii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.............................................................................................................. i
TÓM TẮT........................................................................................................................iii
MỤC LỤC........................................................................................................................iv
DANH MỤC HÌNH........................................................................................................vii
DANH MỤC BẢNG..................................................................................................... viii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.......................................................................................... ix
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU...............................................................................................1
1.1.

Đặt vấn đề và lý do nghiên cứu............................................................................. 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu.............................................................................................. 2

1.3.

Câu hỏi nghiên cứu................................................................................................ 2

1.4.


Phạm vi nghiên cứu............................................................................................... 2

1.5.

Phương pháp nghiên cứu....................................................................................... 3

1.6.

Ý nghĩa thực tiễn nghiên cứu.................................................................................3

1.7.

Kết cấu của nghiên cứu..........................................................................................3

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM.........5
2.1.

Khái niệm tỷ giá.....................................................................................................5

2.2.

Các lý thuyết nghiên cứu tỷ giá............................................................................. 6

2.2.1. Lý thuyết ngang giá sức mua (PPP)...................................................................... 6
2.2.2. Lý thuyết ngang giá lãi suất (IRP).........................................................................7
2.2.3. Hiệu ứng Fisher quốc tế.........................................................................................8
2.3.

Các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái............................................................. 8


2.3.1. Lạm phát.................................................................................................................8
2.3.2. Lãi suất................................................................................................................... 9
2.3.3. Xuất khẩu và nhập khẩu...................................................................................... 10
2.3.4. Các yếu tố khác....................................................................................................10
2.4.

Các nghiên cứu trước có liên quan...................................................................... 11

2.4.1. Các nghiên cứu nước ngoài................................................................................. 11
2.4.2. Các nghiên cứu trong nước..................................................................................13
Tóm tắt chương 2............................................................................................................ 14
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................................................... 16
3.1.

Phương pháp nghiên cứu..................................................................................... 16
iv


3.2.

Giả thuyết nghiên cứu..........................................................................................16

Nguồn: tác giả tổng hợp và xây dựng.............................................................................17
3.3.

Mô hình nghiên cứu............................................................................................. 17

3.3.1. Thiết kế mô hình nghiên cứu............................................................................... 17
3.3.2. Mô hình đề xuất................................................................................................... 19
3.3.3. Lý do lựa chọn mô hình ARDL...........................................................................20

3.4.

Mẫu nghiên cứu và dữ liệu nghiên cứu............................................................... 21

3.5.

Trình tự nghiên cứu............................................................................................. 22

3.5.1. Kiểm định và xử lý yếu tố mùa........................................................................... 23
3.5.2. Kiểm định tính dừng và bậc tích hợp.................................................................. 24
3.5.3. Lựa chọn độ trễ tối ưu..........................................................................................26
3.5.4. Kiểm định đồng liên kết...................................................................................... 26
3.5.5. Ước lượng mô hình..............................................................................................27
3.5.6. Kiểm định phần dư...............................................................................................28
Tóm tắt chương 3............................................................................................................ 28
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU...................................................................... 29
4.1.

Khái quát thực trạng tỷ giá và các yếu tố kinh tế vĩ mô liên quan..................... 29

4.1.1. Khái quát thực trạng tỷ giá hối đoái Việt Nam................................................... 29
4.1.2. Xuất nhập khẩu của Việt Nam.............................................................................34
4.1.3. Tỷ lệ lạm phát của Việt Nam...............................................................................35
4.1.4. Cung tiền của Việt Nam...................................................................................... 36
4.1.5. Lãi suất của Việt Nam......................................................................................... 37
4.1.6. FDI của Việt Nam................................................................................................39
4.2.

Kết quả thống kê mô tả........................................................................................ 40


4.3.

Kiểm định và xử lý yếu tố mùa trong dữ liệu theo quý...................................... 41

4.4.

Kiểm định sự tương quan.................................................................................... 42

4.5.

Kiểm định tính dừng của các biến....................................................................... 44

4.6.

Lựa chọn độ trễ tối ưu cho mô hình.................................................................... 45

4.7.

Kiểm định đồng liên kết...................................................................................... 46

4.8.

Kết quả mô hình ARDL.......................................................................................47

4.9.

Kết quả ước lượng ngắn hạn và điều chỉnh cân bằng trong dài hạn...................51

4.10. Kết quả ước lượng dài hạn...................................................................................53
4.11. Kiểm chứng về sự phù hợp của mô hình.............................................................54

v


Tóm tắt chương 4............................................................................................................ 55
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ..........................................................56
5.1.

Kết luận................................................................................................................ 56

5.2.

Một số khuyến nghị............................................................................................. 57

5.3.

Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo.............................................................. 58

Tóm tắt chương 5............................................................................................................ 58
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................. 60
Tiếng Việt........................................................................................................................60
Tiếng Anh........................................................................................................................63
PHỤ LỤC 1.....................................................................................................................66
PHỤ LỤC 2.....................................................................................................................91

vi


DANH MỤC HÌNH
Hình 4.1: Giá trị xuất – nhập khẩu của Việt Nam 2001-2014....................................... 35
Hình 4.2: Lạm phát Việt Nam và Mỹ giai đoạn 2001 - 2014........................................ 36

Hình 4.3: Cung Tiền Việt Nam giai đoạn 2001 - 2014..................................................36
Hình 4.4: Lãi suất cho vay tại Việt Nam và Mỹ giai đoạn 2001 - 2014........................37
Hình 4.5: Đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp phép thời kỳ 2001 – 2013................. 39
Hình 4.6: Kết quả thống kê mô tả các biến trong nghiên cứu....................................... 41
Hình 4.7: Kết quả xác định độ trễ thích hợp cho mô hình............................................. 45
Hình 4.8: Kết quả tổng tích lũy phần dư........................................................................ 54
Hình 4.9: Kết quả tổng tích lũy hiệu chỉnh của phần dư................................................55

vii


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Tóm lược các yếu tố tác động đến tỷ giá.......................................................11
Bảng 3.1: Tóm tắt các biến độc lập và kỳ vọng dấu trong mô hình.............................. 16
Bảng 4.1: Tổng kết cơ chế điều hành tỷ giá Việt Nam từ 1989 đến nay.......................33
Bảng 4.2: Thống kê mô tả các biến trong nghiên cứu................................................... 40
Bảng 4.3: Kiểm định yếu tố mùa của bộ dữ liệu nghiên cứu.........................................42
Bảng 4.4: Ma trận hệ số tương quan...............................................................................43
Bảng 4.5: Kết quả kiểm định tính dừng cho các chuỗi trong mô hình.......................... 44
Bảng 4.6: Kết quả kiểm định đường bao........................................................................46
Bảng 4.7: Kết quả mô hình hồi quy................................................................................47
Bảng 4.8: Kết quả ước lượng ngắn hạn và điều chỉnh cân bằng trong dài hạn............. 52
Bảng 4.9: Kết quả mô hình hồi quy dài hạn...................................................................53

viii


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ADF


Kiểm định nghiệm đơn vị

AIC

Tiêu chuẩn thông tin của Akaike

ARDL

Tự hồi quy phân phối trễ

FDI

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội

IMF

Quỹ tiện tệ quốc tế

IRP

Ngang giá lãi suất

NHTM

Ngân hàng thương mại


NHNN

Ngân hàng nhà nước

NHTW

Ngân hàng trung ương

NSLD

Năng suất lao động

PPP

Ngang giá sức mua

TCTD

Tổ chức tín dụng

USD

Đô la Mỹ

VECM

Vector Error Correction Model (Mô hình hiệu chỉnh sai số)

VND


Việt Nam đồng

ix


CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU
Chương này giới thiệu tổng quan lý do chọn đề tài, mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu,
phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa thực tiễn và kết cấu nội dung
của luận văn.
1.1. Đặt vấn đề và lý do nghiên cứu
Ngày nay, xu hướng quốc tế hoá và toàn cầu hoá đã và đang diễn ra sâu sắc trên phạm
vi toàn thế giới. Việc mở rộng thương mại tạo ra nhiều cơ hội, nhưng cũng đặt ra nhiều
thách thức không nhỏ, đòi hỏi mỗi quốc gia phải có những chính sách phù hợp. Một
trong những yếu tố quan trọng quyết định sự thành công hay thất bại là chế độ tỷ giá
hối đoái. Tỷ giá hối đoái là công cụ của chính sách tiền tệ quốc gia đã được ngân hàng
Trung ương mỗi nước điều hành theo tình hình cụ thể trong từng thời kỳ. Đây là vấn
đề hàng đầu mà các nhà điều hành chính sách luôn quan tâm và gây nhiều tranh cãi.
Sự kiện mọi người không thể nào quên là sự can thiệp bất thành của 15 Ngân hàng
Trung Ương trước sự sụp đổ của hệ thống tỷ giá hối đoái ở Châu Âu những năm 90; sự
mất giá của đồng USD trong năm 1995, rồi lại lên giá một cách nhanh chóng năm
1996. Cuộc khủng hoảng Mexico năm 1996 đã cho những nhà điều hành chính sách
tiền tệ trên thế giới bài học lớn về tính hai mặt của việc sử dụng công cụ tỷ giá. Lúc
đầu, chính phủ Mexico nhằm hạn chế lạm phát cao đã nâng giá đồng Peso lên dẫn đến
một loạt các hệ lụy như khả năng cạnh tranh hàng hóa giảm, tăng trưởng kinh tế chậm
lại và cán cân thanh toán xấu đi. Sau đó, Mexico lại phá giá để thúc đẩy tăng trưởng
nhưng lại làm cho lạm phát năm đó tăng lên tới 35%. Gần đây, Nhật bản cũng đã xảy
ra tình huống tương tự như Mexico. Sau khi ký kết đồng thuận với Mỹ, Nhật điều
chỉnh tỷ giá lên 10% khiến cho tình trạng giảm phát kéo dài cộng với cuộc khủng
hoảng tài chính 2008 làm cho tình hình kinh tế Nhật xuống dốc trầm trọng. Cả Mexico
và Nhật đã gặp phải cuộc khủng hoảng tiền tệ khi sử dụng công cụ tỷ giá mà không

tính tới những hệ lụy của nó tới các biến số vĩ mô trong nền kinh tế.
Sau khi gia nhập WTO, Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể trong quá
trình phát triển kinh tế cụ thể kim ngạch xuất nhập khẩu, tổng giá trị sản lượng GDP ,
nguồn vốn FDI,.. liên tục tăng cao. Tuy nhiên, bên cạnh đó Việt Nam cũng gặp không
ít khó khăn và thách thức như thâm hụt cán cân thương mại, lạm phát luôn ở mức cao,

1


nợ nước ngoài, hiệu quả sử dụng vốn đầu tư,… đã và đang tạo nên những áp lực không
nhỏ làm biến đổi tỷ giá liên tục trong các năm qua.
Tại Việt Nam, việc mở ra các quan hệ ngoại thương đòi hỏi các ngân hàng thương mại
phát triển không ngừng các quan hệ thanh toán, tiền tệ và dịch vụ ngân hàng quốc tế.
Vì vậy, tỷ giá hối đoái luôn được nhiều người hết sức quan tâm và có nhiều luồng ý
khác nhau về cách điều hành tỷ giá: có ý kiến cho rằng ngân hàng nhà nước cần phải
tiếp tục phá giá đồng tiền để giúp tăng khả năng cạnh tranh hàng hóa xuất khẩu hay thả
nổi hoàn toàn để thị trường tự định đoạt; bên cạnh đó, lại có ý kiến cho rằng nên tiếp
tục cố định tỷ giá để không gây ảnh hưởng đến lạm phát và ổn định các biến số vĩ mô
của nền kinh tế. Từ đó có thể thấy rằng, tỷ giá là một phạm trù kinh tế nhạy cảm và hết
sức phức tạp.
Vấn đề đặt ra ở đây là làm thế nào để điều hành chính sách tỷ giá một cách hợp lý?
Xuất phát từ thực tế khách quan đó, luận văn này đi sâu nghiên cứu về “Các yếu tố
ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái tại Việt Nam” nhằm tiến hành nghiên cứu thực nghiệm
các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ giá và kiến nghị những biện pháp phù hợp cho chính sách
điều hành tỷ giá hối đoái trong tương lai hướng đến mục tiêu tăng trưởng bền vững.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là ước lượng tác động của các nhân tố ảnh hưởng
đến tỷ giá hối đoái tại Việt Nam trong giai đoạn 2001-2014, qua đó gợi ý một số
khuyến nghị cho chính sách điều hành tỷ giá hối đoái tại Việt Nam.
1.3. Câu hỏi nghiên cứu

Để giải quyết mục tiêu nghiên cứu, luận văn sẽ tập trung trả lời hai câu hỏi chính
Thứ nhất, các yếu tố như chênh lệch lạm phát, lãi suất, cán cân thương mại, cung tiền,
FDI có hay không ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái tại Việt Nam.
Thứ hai, mức độ tác động của các yếu tố này đến tỷ giá hối đoái tại Việt Nam như thế
nào?
1.4. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung vào nghiên cứu các lý thuyết chung về tỷ giá hối đoái, thực trạng
điều hành tỷ giá và các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá tại Việt Nam. Nghiên cứu chỉ tập
2


trung về tác động một chiều của các yếu tố như tỷ lệ lãi suất, nguồn vốn đầu tư trực
tiếp nước ngoài, tỷ lệ lạm phát, cung tiền và tỷ lệ xuất khẩu trên nhập khẩu đến tỷ giá
hối đoái do NHNN Việt Nam công bố. Đề tài sử dụng chuỗi dữ liệu thời gian từ quý 1
năm 2001 đến quý 4 năm 2014 gồm 56 quan sát với các biến: tỷ giá USD/VND, tỷ lệ
lạm phát (lạm phát Việt Nam trên lạm phát Mỹ), cung tiền, tỷ lệ xuất khẩu trên nhập
khẩu, tỷ lệ lãi suất (lãi suất cho vay VND tại Việt Nam trên lãi suất cho vay USD tại
Mỹ), vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam.
1.5. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu này sử dụng phương pháp thống kê và định lượng. Mô hình ARDL với
phần mềm Eviews 6.0 được sử dụng để phân tích tác động của một số yếu tố vĩ mô
đến tỷ giá hối đoái tại Việt Nam.
1.6. Ý nghĩa thực tiễn nghiên cứu
Đề tài này giúp kiểm chứng các vấn đề lý thuyết về tỷ giá, chính sách điều hành tỷ giá
và đặc biệt giúp xác định các biến số vĩ mô và mức độ ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái
tại Việt Nam. Đề tài được tiếp cận thông qua lý thuyết rồi đi đến kiểm chứng bằng mô
hình thực nghiệm. Qua đó, đưa ra các khuyến nghị cho chính sách điều hành tỷ giá
hiện tại của NHNN.
1.7. Kết cấu của nghiên cứu
Luận văn gồm năm chương với các nội dung chủ yếu sau

Chương 1: Giới thiệu
Giới thiệu tổng quan lý do chọn đề tài, mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu, nêu phạm vi
nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa thực tiễn và kết cấu nội dung của luận
văn.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm
Trình bày khái niệm tỷ hối đoái, lý thuyết liên quan đến tỷ giá hối đoái và các nghiên
cứu trước.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương này trình bày thực trạng điều hành tỷ giá hối đoái trong giai đoạn nghiên cứu,
các biến số vĩ mô tác động đến tỷ giá trong những năm vừa qua. Bên cạnh đó, trình
3


bày cơ sở lựa chọn mô hình, thiết kế mô hình và nêu rõ phương pháp nghiên cứu, cách
lấy số liệu và đo lường các biến nghiên cứu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu
Phân tích, thảo luận kết quả của mô hình thực nghiệm; từ đó, so sánh với các nghiên
cứu trước
Chương 5: Kết luận và khuyến nghị
Một số gợi ý các chính sách từ kết quả thực nghiệm nhằm điều chỉnh tỷ giá hối đoái;
bên cạnh đó, trong chương này chỉ ra những giới hạn và đề ra hướng nghiên cứu tiếp
theo.
Tóm lại, trong chương này đã nêu lên lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, phạm vi
nghiên cứu phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa nghiên cứu và nội dung của đề tài để
làm cơ sở cho những chương tiếp theo trong bài nghiên cứu.

4


CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN

CỨU THỰC NGHIỆM
Trong chương này, luận văn nêu các khái niệm về tỷ giá, phân tích các nhân tố ảnh
hưởng đến tỷ giá; sau đó nêu ra những nghiên cứu thực nghiệm liên quan tới tỷ giá ở
trong và ngoài nước.
2.1. Khái niệm tỷ giá
Nhà kinh tế học nổi tiếng Begg (2010) phát biểu, tỷ lệ trao đổi giữa hai đồng tiền được
gọi là tỷ giá. Còn quan điểm của nhà kinh tế học Fitch cho rằng tỷ giá là giá chuyển
đổi để đổi một đồng tiền này lấy đồng tiền khác. Cũng gần như vậy, tác giả Pibean thì
tỷ giá, đơn giản là giá cả của một đồng tiền được biểu thị thông qua đồng tiền khác.
Bùi Kim Yến và Nguyễn Minh Kiều (2011) định nghĩa tỷ giá hối đoái (exchange rate)
giữa hai đồng tiền chính là giá cả của đồng tiền này tính bằng một đơn vị đồng tiền kia.
Nguyễn Văn Tiến (2012), hầu hết các quốc gia trên thế giới đều có đồng tiền riêng.
Thương mại, đầu tư và các quan hệ tài chính quốc tế đòi hỏi các quốc gia phải thanh
toán với nhau. Thanh toán giữa quốc gia này với quốc gia khác dẫn đến việc mua bán
các đồng tiền khác nhau, đồng tiền này đổi lấy đồng tiền kia. Hai đồng tiền được mua
bán với nhau theo một tỷ lệ nhất định, tỷ lệ này gọi là tỷ giá. Vậy, chúng ta có thể hiểu
theo định nghĩa: “Tỷ giá là giá cả của một đồng tiền được biểu thị thông qua đồng tiền
khác". Tại Việt Nam, theo khoảng 9 điều 4 của Pháp lệnh ngoại hối trong Nghị định số
160/2006/NĐ-CP của chính phủ (2006) thì “Tỷ giá hối đoái của đồng Việt Nam là giá
của một đơn vị tiền tệ nước ngoài tính bằng đơn vị tiền tệ của Việt Nam”.
Tại Việt Nam, khoản 2 điều 15 Nghị định 70/2014/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày
5/9/2014 quy định chế độ tỷ giá hối đoái của Việt Nam là thả nổi có quản lý và đã
được cập nhật vào Annual Reports on Exchange Arrangements and Exchange
Restrictions của IMF. Tỷ giá hối đoái của Việt Nam được hình thành trên cơ sở cung
cầu ngoại tệ trên thị trường có điều tiết của nhà nước. NHNN thực hiện điều tiết tỷ giá
hối đoái thông qua việc sử dụng các công cụ của chính sách tiền tệ và thực hiện can
thiệp trên thị trường ngoại tệ. Chế độ tỷ giá hối đoái của đồng Việt Nam do NHNN
xác định trên cơ sở rổ tiền tệ của các nước có quan hệ thương mại, vay, trả nợ, đầu tư
với Việt Nam phù hợp với mục tiêu kinh tế vĩ mô trong từng thời kỳ.
5



2.2. Các lý thuyết nghiên cứu tỷ giá
Khi nghiên cứu về tỷ giá có rất nhiều lý thuyết tiếp cận giải thích sự hình thành và biến
động của tỷ giá. Có thể nêu những lý thuyết cơ bản sau
2.2.1. Lý thuyết ngang giá sức mua (PPP)
Theo Gustav Cassel (1918), lý thuyết ngang giá sức mua (Purchasing Power Parity)
cho thấy mối quan hệ giữa tỷ giá và giá cả hàng hóa được phản ảnh bởi quy luật một
giá.
Theo Nguyễn Văn Tiến (2012), ngang giá sức mua là tỷ lệ trao đổi giữa hai dòng tiền,
theo tỷ lệ này thì số lượng hàng hóa mua được là như nhau ở trong nước và ở nước
ngoài khi chuyển đổi một đơn vị nội tệ ra ngoại tệ và ngược lại. Theo quy luật thì tỷ
giá giao dịch trên thị trường E phải phản ánh ngang giá sức mua Ep giữa hai đồng tiền.
Hay nói cách khác, ngang giá sức mua giữa hai đồng tiền là cơ sở hình thành tỷ giá
giao dịch trên thị trường ngoại hối. Đây là nội dung cơ bản của học thuyết PPP.
Lý thuyết ngang giá sức mua được dùng để giải thích sự biến động của tỷ giá hối đoái
khi có sự thay đổi của lạm phát. Khi sức mua của các quốc gia có sự chênh lệch thì tỷ
giá danh nghĩa sẽ điều chỉnh để duy trì ngang giá sức mua. Khi lạm phát xảy ra nghĩa
là mức giá trong nước tăng so với các nước khác thì tỷ giá hối đoái (tương ứng với
nước so sánh với tỷ lệ lạm phát) sẽ tăng để quay về điểm cân bằng theo lý thuyết
ngang giá sức mua. Bản thân lý thuyết ngang giá sức mua cũng hình thành hai quan
điểm khác nhau nhưng bổ sung cho nhau. Lý thuyết ngang giá sức mua tuyệt đối cho
rằng tỷ giá chính là tỷ số giữa mức giá cả chung của hai nước. Lý thuyết này dựa trên
cơ sở các giả định đơn giản là không có chi phí vận chuyển, không có thuế hải quan và
hàng hóa được tự do lưu thông từ nước này sang nước khác. Bởi vì các giả định trên
không đúng trong thực tế nên lý thuyết đồng giá sức mua tuyệt đối không thuyết phục
lắm. Lý thuyết đồng giá sức mua tương đối cho rằng sự thay đổi tỷ giá trong một thời
kỳ nào đó tỷ lệ với sự thay đổi mức giá cả chung của thời kỳ đó.
Trong thực tế thì ngang giá sức mua không giống nhau cho tất các loại hàng hóa. Vì
vậy, thay vì so sánh sức mua của từng hàng hóa người ta so sánh sức mua của một rổ

hàng hóa chuẩn để so sánh sức mua của hai đồng tiền. Tỷ giá thị trường thường lệch
khỏi tỷ giá được xác định theo phương pháp này do rổ hàng hóa chuẩn của các quốc
gia không hoàn toàn giống nhau. Tuy nhiên khi xem xét đồng tiền của một nước đang
6


được định giá thấp hay giá cao so với đồng tiền khác các nhà kinh tế vẫn sử dụng cách
tính tỷ giá dựa trên sự cân bằng sức mua.
2.2.2. Lý thuyết ngang giá lãi suất (IRP)
Theo nhà kinh tế học David (2010), ngang bằng lãi suất có nghĩa là những thay đổi tỷ
giá được kỳ vọng sẽ cân đối chênh lệch lãi suất giữa tài sản tính bằng nội tệ và tài sản
tính bằng ngoại tệ. Theo Irving Fisher trích trong Nguyễn Văn Tiến (2009), học thuyết
ngang giá lãi suất (Interest Rate Parity) cho rằng trong thị trường hoàn hảo chênh lệch
lãi suất giữa hai đồng tiền phản ảnh tỷ lệ biến động của tỷ giá giao ngay.
Lãi suất trong nước của một quốc gia là một nhân tố tác động đến tỷ giá và giữa hai
yếu tố này có mối quan hệ gắn bó với nhau. Trong kinh doanh, sự biến động lãi suất
của hai đồng tiền sẽ giúp các nhà đầu tư dự đoán và xác định tỷ giá trong tương lai
nhằm phòng chống rủi ro và lập chiến lược kinh doanh hiệu quả; còn dưới góc độ quản
lý nền kinh tế, tỷ giá và lãi suất là hai công cụ quan trọng trong điều hành chính sách
tiền tệ của chính phủ. Theo lý thuyết ngang giá lãi suất, nếu hai quốc gia có sự chênh
lệch lãi suất thì tỷ giá kỳ hạn sẽ thay đổi để bù đắp đúng mức chênh lệch đó. Khi đó,
nhà đầu tư không kiếm được tỷ suất sinh lợi vượt trội từ kinh doanh chênh lệch lãi suất
có phòng ngừa bằng cách chuyển đầu tư sang nước có lãi suất cao hơn. Vì vậy, khi
xuất hiện ngang giá lãi suất thì thị trường ngoại hối sẽ không tồn tại kinh doanh chênh
lệch lãi suất. Tuy nhiên, học thuyết ngang giá lãi suất dựa trên một số giả thiết như: chi
phí giao dịch bằng không, không tồn tại hàng rào chu chuyển vốn, kinh doanh tiền tệ
quốc tế không chịu rủi ro quốc gia, …Trong nền kinh tế, các điều kiện này ít khi xảy
ra dẫn đến tỷ giá được hình thành trên cơ giá ngang giá lãi suất thường chênh lệch với
tỷ giá của thị trường. Tuy vậy, việc xác định tỷ giá dựa trên điều kiện ngang giá lãi
suất có ý nghĩa quan trọng, giúp doanh nghiệp lựa chọn thị trường đầu tư hoặc đồng

tiền đi vay và quan trọng là giúp xác định mức độ can thiệp của chính phủ vào thị
trường vốn và thị trường hối đoái, vv…

2.2.3. Hiệu ứng Fisher quốc tế

7


Điều kiện Fisher trong nền kinh tế mở nói lên rằng mức lãi suất thực giữa các đồng
tiền luôn được kỳ vọng là bằng nhau (Nguyễn Văn Tiến, 2012).
Lý thuyết này sử dụng lãi suất (thay vì lạm phát) để giải thích tại sao tỷ giá hối đoái
thay đổi theo thời gian. Nhưng hiệu ứng Fisher quốc tế có liên quan mật thiết với lý
thuyết ngang giá sức mua vì lãi suất thường có sự quan hệ mật thiết với tỷ lệ lạm phát.
Do đó, chênh lệch lãi suất giữa các quốc gia có thể là kết quả của chênh lệch trong lạm
phát. Mối liên hệ chính xác giữa chênh lệch lãi suất trong nước so với quốc tế và thay
đổi tỷ giá hối đoái dự kiến theo hiệu ứng Fisher quốc tế được diễn đạt như sau: Đầu
tiên, tỷ suất sinh lợi thực sự cho các nhà đầu tư, đầu tư vào thị trường tiên tệ (chẳng
hạn như gửi tiết kiệm ngân hàng) ở nước họ chỉ là lãi suất của khoản đầu tư này. Tuy
nhiên tỷ suất sinh lợi thực sự của các nhà đầu tư đầu tư vào chứng khoán trên thị
trường tiền tệ nước ngoài tuỳ thuộc không chỉ vào lãi suất nước ngoài mà còn vào
phần trăm thay đổi trong giá trị của ngoại tệ của chứng khoán. Trên thực tế, hiệu ứng
Fisher không luôn luôn đúng vì hiệu ứng Fisher quốc tế căn cứ trên ngang giá sức mua
(PPP), mà ngang giá sức mua thì không luôn luôn đúng do ngoài lạm phát còn rất
nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái, nên tỷ giá hối đoái không hoàn toàn điều
chỉnh theo chênh lệch lạm phát.
2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái
2.3.1. Lạm phát
Theo Bùi Kim Yến và Nguyễn Minh Kiều (2011) cho rằng, nếu tỷ lệ lạm phát trong
nước cao hơn lạm phát ở nước ngoài, hàng hoá trong nước sẽ trở nên đắt đỏ hơn so với
hàng hóa nước ngoài. Điều này dẫn đến sự gia tăng nhu cầu hàng hóa ngoại nhập và

sụt giảm nhu cầu hàng hóa nội địa. Sự thay đổi nhu cầu hàng hóa này sau đó được
chuyển dịch sang thị trường ngoại hối làm tăng cầu và giảm cung ngoại tệ. Kết quả là
ngoại tệ lên giá so với nội tệ, hay tỷ giá gia tăng. Nguyễn Văn Tiến (2012) cũng đồng
quan điểm với nhận định trên.
Trần Ngọc Thơ và Nguyễn Ngọc Định (2008) cũng cho rằng tỷ lệ lạm phát tương đối
thay đổi ảnh hưởng đến hoạt động ngoại thương, và hoạt động ngoại thương này tác
động lên cầu tiền và cung tiền; từ đó tác động đến tỷ giá hối đoái.

8


Sử Đình Thành và Vũ Thị Minh Hằng (2008), mức giá cả hàng hóa. Trong dài hạn sự
tăng lên mức giá của một quốc gia dẫn đến đồng tiền quốc gia đó giảm giá, và ngược
lại.
Taylor (2000), Junttila và Korhonen (2012) đã sử dụng phương pháp hồi quy phi tuyến
tính để đo lường độ co giãn của giá cả các hàng hóa nhập khẩu đối với tỷ giá tại chín
nước quốc gia trong khối OECD đã chỉ ra rằng một quốc gia có lạm phát thấp thì các
doanh nghiệp trong quốc gia đó khó thay đổi mức bán ra mặc dù chi phi đầu vào tăng,
ngược lại ở quốc gia có mức lạm phát thấp thì liên quan tới việc đồng nội tệ giảm giá.
2.3.2. Lãi suất
Theo Bùi Kim Yến và Nguyễn Minh Kiều (2011), nếu lãi suất trong nước tăng tương
đối so với lãi suất ngoại tệ thì tài sản tài chính nội địa trở nên hấp dẫn các nhà đầu tư
hơn tài sản tài chính nước ngoài. Điều này khiến các nhà đầu tư phải tái cấu trúc lại
danh mục đầu tư đưa đến hệ quả là dòng vốn chảy ra khỏi thị trường vốn nước ngoài
và chảy vào thị trường vốn nội địa. Sự thay đổi các dòng vốn đầu tư này sau đó cũng
được chuyển dịch sang thị trường ngoại hối làm giảm cầu và tăng cung ngoại tệ. Kết
quả là đồng tiền trong nước lên giá so với ngoại tệ, hay tỷ giá giảm.
Theo Sử Đình Thành và Vũ Thị Minh Hằng (2008), sự thay đổi lãi suất tiền gửi ngoại
tệ và tiền gửi nội tệ có tác động đến tỷ giá. Theo đó, lãi suất có tác động rất lớn đến tỷ
giá hối đoái. Trong điều kiện kinh tế mở, nếu lãi suất trong nước cao hơn lãi suất ngoại

tệ dẫn đến thu hút dòng vốn trên thị trường quốc tế chảy vào trong nước. Kết quả là,
cung ngoại tệ tăng lên, làm cho đồng nội tệ lên giá. Và ngược lại.
Nguyễn Văn Tiến (2012) chỉ ra rằng lãi suất ngoại tệ và lãi suất nội tệ có tác động đến
tỷ giá. Với các nhân tố không đổi, khi lãi suất ngoại tệ tăng làm cho tỷ gía tăng và
ngược lại. Với các nhân tố không đổi, nễu lãi suất nội tệ tăng thì tỷ giá giảm và ngược
lại.
Trần Ngọc Thơ và Nguyễn Ngọc Định (2008) lãi suất tương đối và lãi suất thực có ảnh
hưởng đến tỷ giá. Lãi suất tương đối thay đổi tác động đến đầu tư chứng khoán nước
ngoài; đầu tư chứng khoáng nước ngoài ảnh hưởng đến cầu tiền và cung tiền; vì vậy
mà tỷ giá hối đoái bị ảnh hưởng. Còn lãi suất thực ảnh hưởng đến tỷ giá, bởi vì nếu lãi
suất tương đối cao giúp thu hút dòng vốn đầu tư từ nước ngoài; tuy nhiên lãi suất cao
này có thể gây ra lạm phát cao. Lạm phát cao tạo áp lực giảm giá lên đồng tiền nội tệ
9


khiến cho nhà đầu tư nước ngoài giảm đầu tư vào các chứng khoáng định danh bằng
đồng tiền này.
2.3.3. Xuất khẩu và nhập khẩu
Các yếu tố như tốc độ tăng trưởng kinh tế, thu nhập và sở thích của người tiêu dùng,..
tác động lên tình hình xuất, nhập khẩu từ đó làm thay đổi tỷ giá.
Theo Bùi Kim Yến và Nguyễn Minh Kiều (2011), nếu tốc độ tăng trưởng kinh tế trong
nước cao hơn nước ngoài thì nhập khẩu tăng trưởng nhanh hơn xuất khẩu sẽ làm cho
cầu ngoại tệ tăng nhanh hơn cung ngoại tệ làm cho ngoại tệ lên giá so với nội tệ.
Theo Sử Đình Thành và Vũ Thị Minh Hằng (2008), sở thích hàng nội so với hàng
ngoại ảnh hướng đến tình hình xuất, nhập khẩu của một quốc gia dẫn đến sự biến động
của tỷ giá, ví dụ như người Việt Nam ưu thích hàng Nhật hơn hàng trong nước thì nhu
cầu nhập khẩu hàng Nhật tăng lên dẫn đến tiền đồng mất giá.
Nguyễn Văn Tiến (2012) phân tích giống với nhận định của Sử Đình Thành và Vũ Thị
Minh Hằng. Theo đó, thu nhập của người dân ở quốc gia nào đó tăng sẽ kích thích
tăng nhu cầu nhập khẩu dẫn đến ảnh hưởng đến tỷ giá.

2.3.4. Các yếu tố khác
Kiểm soát của chính phủ ảnh hưởng đến tỷ giá. Chính phủ thông qua hàng rào thương
mại như là thuế quan và hạn ngạch gây tác động đến tỷ giá. Sự gia tăng hàng rào
thương mại dẫn đến đồng tiền quốc gia có xu hướng lên giá trong dài hạn. Hay là,
chính phủ thông qua ngân hàng Trung ương có thể can thiệp vào thị trường ngoại hối.
Sự can thiệp này thực hiện bằng việc bán ra hoặc mua vào ngoại tệ với khối lượng lớn
nhằm làm thay đổi quan hệ cung cầu ngoại tệ, từ đó, tác động đến tỷ giá nhằm đạt mục
tiêu chính sách tiền tệ của ngân hàng Trung ương.
Tác động của nhiều yếu tố khác như tình hình ổn định chính trị, kỳ vọng và sự tấn
công của nhà đầu cơ, giá vàng và giá dầu trên thị trường quốc tế, tình hình thu hút kiều
hối,…

10


Bảng 2.1: Tóm lược các yếu tố tác động đến tỷ giá
Các
yếu tố
liên
quan
đến
thương
mại

Các
yếu tố
tài
chính

Chênh lệch lạm phát


Cầu hàng hóa nước
ngoài của người dân
trong nước

Chênh lệch thu nhập

Những giới hạn
mậu dịch cửa chính

Chênh lệch lãi suât
Những giới hạn
chu chuyển vốn

Nhu cầu của cư dân nước
ngoài đối với hàng hóa
của quốc gia này

Cầu chứng khoán nước
ngoài của người dân
trong nước
Cầu của cư dân nước
ngoài về chứng khoán
của quốc gia này

Cầu
ngoại tệ
người
dân
trong

nước

Tỷ giá
hối
đoái
giữa
Cầu
ngoại
tệ của
người
dân

Nguồn: Trần Ngọc Thơ và ctg (2008)
2.4. Các nghiên cứu trước có liên quan
2.4.1. Các nghiên cứu nước ngoài
Nghiên cứu “What Determines Real Exchange Rates?The Long and Short of It” của
Ronald MacDonal (1997) sử dụng mô hình đồng liên kết với mẫu nghiên cứu từ quý 1
năm 1975 đến quý 2 năm 1993 nghiên cứu các yếu tố tác động đến tỷ giá trong ngắn
hạn và dài hạn của USD của Mỹ, Mark của Đức và Yen của Nhật. Mô hình đồng liên
kết xác định mối quan hệ dài hạn với các biến là tỷ số tốc độ tăng trưởng trong sản
lượng thực tế trong nước với nước ngoài (các nước đối tác), tỷ số của chỉ giá trong
nước trên chỉ có giá nước ngoài (tính tỷ trọng thương mại), cân bằng tài khóa nội địa
trên GDP (tính tỷ trọng các nước đối tác) chỉ số này để đo lường thâm hụt ngân sách,
tài sản nước ngoài ròng trên GDP, tỷ lệ giá trị xuất khẩu trên giá trị nhập khẩu, giá dầu
thực, chênh lệch lãi suất thực tế dài hạn, chênh lệch lãi suất thực tế ngắn hạn đến tỷ giá
tại Mỹ, Đức và Nhật. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ giá chịu sự tác động của chính cú
sốc bản thân tỷ giá, cân bằng tài khóa nội địa, tài sản nước ngoài ròng và lãi suất thực.
Nghiên cứu của Tom Bernhardsen, Oistein Roisland (2000), Các yếu tố tác động đến
tỷ giá đồng Krone. Nghiên cứu sử dụng mô hình phân phối trễ tự hồi quy đa thức để
xem xét các yếu tố như giá dầu, biến động thị trường tài chính quốc tế ảnh hướng đến

tỷ giá của đồng Krone Na Uy và đồng Mark Đức trong giai đoạn 1993-2000. Kết quả,
11


trong dài hạn tỷ giá Krone chịu tác động của sự khác biệt về giá giữa Na Uy và các
nước khác và giá dầu. Trong ngắn hạn, chúng ta thấy rằng tỷ giá hối đoái krone chịu
ảnh hưởng của cơn bão tài chính quốc tế, sự khác biệt giữa lãi suất và giá dầu. Tuy
nhiên, kể từ khi chênh lệch lãi suất là một biến số nội sinh cho Na Uy, các mối quan hệ
giữa tỷ giá hối đoái krone và sự khác biệt giữa lãi suất không thể được giải thích như
là một mối quan hệ nhân quả. Có vẻ như đã có một xu hướng rõ ràng với sự phát triển
của thị trường tài chính quốc tế từ năm 1997 đã làm ảnh hưởng lớn đến tỷ giá hối đoái
krone. Trong giai đoạn này, các hiệu ứng bắt nguồn từ thị trường ngoại hối quốc tế
dường như có tác động lớn khi giá dầu biến động hàng tháng trong tỷ giá Krone.
Nghiên cứu của ShabanaParveen Hazara, Abdul Qayyum Khan, Muammad Ismail
(2012), Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự biến động của tỷ giá ở Pakistan.
Nghiên cứu với dữ liệu tính theo năm trong giai đoạn 1975-2010 được thực hiện phân
tích tác động của các biến lạm phát, tốc độ tăng trưởng, nhập khẩu, xuất khẩu đến sự
thay đổi tỷ giá của Pakistan. Mô hình hồi quy tuyến tính đơn giản với phương pháp hồi
quy bình thương nhỏ nhất (OLS) được dùng để phân tích. Kết quả nghiên cứu cho thấy
các yếu tố như lạm phát, tốc độ tăng trưởng, nhập khẩu và xuất khẩu có tác động đến
tỷ giá nhưng tác động của xuất khẩu và nhập khẩu là không lớn.
Nghiên cứu của Kazi Mohammed Kamal Uddin, G. M. Azmal Ali Quaosar, Dulal
Chandra Nandi (2013), các yếu tố ảnh hưởng đến sự biến động của tỷ giá của
Bangladesh – thời kỳ hội nhập. Nghiên cứu này đánh giá các yếu tố quyết định tỷ giá
giữa đồng đô la Mỹ và Bangladesh bằng phương pháp tiền tệ. Nghiên cứu sử dụng dữ
liệu theo tháng từ tháng 01/1984 đến tháng 04/2012 được dùng để kiểm tra biến động
tỷ giá của hai đồng tiền này trong ngắn hạn và dài hạn. Mô hình hồi quy tuyến tính với
phương pháp hồi quy bình thương nhỏ nhất (OLS) được dùng để phân tích với các
biến tỷ lệ lượng tiền giao dịch của Bangladesh so với Mỹ, tỷ lệ dự trữ ngoại hối của
Bangladesh so với Mỹ, tỷ lệ tổng nợ Bangladesh so với Mỹ và biến giả là sự bất ổn

chính trị. Nghiên cứu cho thấy các biến kinh tế vĩ mô có tác động đến tỷ giá của
Bangladesh. Các biến lượng tiền giao dịch và sự gia tăng gánh nặng trả nợ làm giảm
giá trị thực tế của đồng tiền, trong khi tăng dự trữ ngoại hối làm tăng giá trị thực tế của
đồng tiền. Hơn nữa, sự bất ổn của chính trị có tác động tiêu cực đến giá trị của đồng
tiền nội tệ.
Nghiên cứu của Magdalena Kakol, Katarzyna Twarowska (2014), Các yếu tố quyết
định đến sự thay đổi của tỷ giá đồng Zloty Ba Lan và đồng Euro. Nghiên cứu này tập
trung phân tích các yếu tố quyết định tỷ giá Zloty của Ba Lan đối với đồng Euro. Số
liệu nghiên cứu được lấy từ năm 2000-2013 và phương pháp hồi quy OLS đã được sử
dụng cụ thể với các biến là sự khác biệt giữa tỷ lệ tăng trưởng GDP ở Ba Lan và trong
khu vực đồng Euro, sự khác biệt giữa tỷ lệ lạm phát (HICP) ở Ba Lan và trong khu
vực đồng Euro, sự khác biệt giữ lãi suất thị trường tiền tệ ở Ba Lan và trong khu vực
12


đồng Euro, số dư tài khoản vãng lai ở Ba Lan (%GDP), số dư tài khoản tài chính ở Ba
Lan (đầu tư trực tiếp nước ngoài, đầu tư gián tiếp và đầu tư khác như đầu cơ tiền tệ,
%GDP), sự khác biệt giữa thâm hụt ngân sách theo %GDP ở Ba Lan và trong khu vực
đồng Euro. Kết quả của nghiên cứu cho thấy số dư tài khoản tài chính và tỷ lệ lạm phát
là những yếu tố ảnh hưởng mạnh nhất đến sự thay đổi của tỷ giá EUR/PLN. Trong khi
sự gia tăng thặng dự tài khoản tài chính của Ba Lan góp phần vào sự đánh giá cao của
đồng tiền của quốc gia, sự gia tăng tỷ lệ lạm phát có tác động tiêu cực và làm giảm giá
trị của tiền tệ Ba Lan. Lãi suất thị trường, thâm hụt ngân sách cũng là yếu tố có tác
động lớn đến sự thay đổi của tỷ giá Zloty và đồng Euro. Sự gia tăng tương đối trong tỷ
lệ lãi suất góp phần vào sự đánh giá cao của đồng tiền Ba Lan. Các biến còn lại, tăng
trưởng kinh tế và tài khoản vãng lai là có ảnh hưởng nhưng ảnh hướng không đáng kể.
Vậy, tại Ba Lan chính sách tài khóa và tiền tệ đóng một vai trò quan trọng trong việc
ảnh hưởng đến sự thay đổi tỷ giá Zloty
Ngoài các nghiên cứu trên còn có rất nhiều nghiên cứu trước năm 2000 về các yếu tố
ảnh hưởng đến tỷ giá. Những nghiên cứu này tạo tiền đề cho những nghiên cứu sau

này vì giúp đưa ra các mô hình và lý thuyết ảnh hưởng đến tỷ giá. Cụ thể các nghiên
cứu tập trung vào việc phân tích mối quan hệ giữa tỷ giá thực và lãi suất thực. Cách
tiếp cận này đã được nghiên cứu bởi Dornbusch (1976) với mô hình có tên là “Sticky
price”, Frankel (1979) và Hopper Morton (1982). Trong đó, nghiên cứu của
Dornbusch giả định rằng giá hàng hoá là rất khó điều chỉnh để phản ứng với cú sốc
của thị trường, chẳng hạn sự thay đổi cung tiền. Khi có cú sốc của thị trường, tỷ giá
thay đổi ngay lập tức. Nó có thể tăng hay giảm. Trong hoàn cảnh đó, sự thay đổi trong
tỷ giá chưa chắc đã phù hợp với sự dịch chuyển tương ứng của sự thay đổi trong mức
giá. Vì vậy, sẽ tồn tại một sự chệch trong tỷ giá thực so với giá trị cân bằng trong dài
hạn. Nghiên cứu sự khác biệt trong lãi suất thực của Frankel (1979): Không giống như
mô hình “Sticky price” do Dorcbusch xây dựng, Frankel (1979) đã phát triển một mô
hình được gọi là mô hình tỷ giá tiền tệ chung nhằm điều chỉnh mô hình “Flexible
price” và mô hình “Sticky price”. Nghiên cứu đã cho thấy, tỷ giá cân bằng dài hạn
được xác định bởi sự khác biệt trong cung tiền và cầu tiền giữa hai nước.
2.4.2. Các nghiên cứu trong nước
Nguyễn Văn Giàu (2012) nghiên cứu “Tỷ giá hối đoái giai đoạn 2000-2011: mức độ
sai lệch và tác động đối với xuất khẩu”. Nghiên cứu này tập trung đánh giá và phân
tích xu hướng tỷ giá và biến động của tỷ giá thực và tỷ giá danh nghĩa trong giai đoạn
từ năm 2000-2011, những nhân tố tác động đến tỷ giá hữu hiệu thực và mức độ sai
lệch, qua đó, xác định được tỷ giá cân bằng và mức độ định giá cao hay thấp của tiền
đồng. Nghiên cứu sử dụng mô hình phân phối trễ tự hồi quy đa thức (Autoregressive
Polynomial Distributed Lag) ARPDL để phân tích tác động của các yếu tố như tỷ lệ
FDI trên GDP, tỷ lệ tài sản nước ngoài ròng trên GDP, chỉ số độ mở cửa của nền kinh
13


tế, chỉ số chênh lệch năng suất, tỷ lệ giữa chỉ số giá xuất khẩu và chỉ số giá nhập khẩu
đến tỷ giá thực tại Việt Nam. Kết quả của nghiên cứu cho thấy, có mối quan hệ dài hạn
giữa các biến tỷ giá, tài sản nước ngoài ròng, chênh lệch năng suất, độ mở của nền
kinh tế và FDI. Trong đó, các biến như chênh lệch năng suất, độ mở của nền kinh tế và

FDI ở một mức độ nào đó có tác động như dự đoán trong dài hạn tới tỷ giá. Nếu chênh
lệch về năng suất tăng 1% sẽ làm tỷ giá thực giảm 4,33% (hàng Việt Nam lên giá)
trong khi 1% tăng lên của FDI làm cho tỷ giá thực giảm khoảng 0,056%. Nếu độ mở
cửa của nền kinh tế tăng 1% sẽ làm tỷ giá giảm 0,21%. Trong đó biến tỷ lệ tài sản
nước ngoài ròng trên GDP không đúng với lý thuyết.
Lê Tuấn Nghĩa và Chu Khánh Lâm (2014), “Nghiên cứu tác động của lãi suất tới tỷ
giá tại Việt Nam theo mô hình giá cứng Dornbusch” .Nghiên cứu sử dụng mô hình tự
hồi quy vector cấu trúc SVAR (Structural Vector Autoregression) để phân tích cơ chế
truyền dẫn và tác động của các cú sốc tới tỷ giá tại Việt Nam. Nghiên cứu phân tích
tác động của các biến là tỷ lệ giá trị xuất khẩu trên nhập khẩu, tỷ lệ lạm phát, cung tiền
đã loại trừ tiền gửi ngoại tệ, lãi suất cho vay đến tỷ giá tại Việt Nam. Nghiên cứu đã
chỉ ra được phản ứng của tỷ giá trước sự thay đổi của lãi suất thị trường tại Việt Nam
phù hợp với mô hình giá cứng Dornbusch và ngoài lãi suất tỷ giá còn chịu ảnh hưởng
của các yếu tố khác như cung tiền, lạm phát và bản thân sự thay đổi tỷ giá.
Nghiên cứu của Lê Văn Ngôn (2015) “Mối quan hệ giữa cán cân thanh toán và tỷ giá
tại Việt Nam”. Nghiên cứu chọn mô hình ARDL để phân tích tác động qua lại của cán
cân thương mại, cán cân dịch vụ, đầu tư trực tiếp, tăng trưởng kinh tế đến tỷ giá hối
đoái tại Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ giá quí trước liền kề, cán cân
thương mại, và lượng đầu tư trực tiếp quí trước có tác động đến tỷ giá.
Nghiên cứu của Ngô Đức Phương (2014) về “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ
giá hối đoái tại Việt Nam”. Nghiên cứu sử dụng số liệu từ quý 1 năm 2002 đến quý 4
năm 2013 bằng phương pháp ước lượng mô hình hiệu chỉnh sai số VECM phân tích
tác động của lạm phát, tốc độ tăng trưởng kinh tế, giá trị xuất khẩu, giá trị nhập khẩu.
Kết quả nghiên cứu trong dài hạn cho thấy, xuất khẩu có tác động tích cực đến tỷ giá,
tốc độ tăng trưởng kinh tế và lạm phát tác động tiêu cực đến tỷ giá, còn lại biến nhập
khẩu thì không có ảnh hưởng đến tỷ giá.
Tóm tắt chương 2
Trong chương này, nghiên cứu đã trình bày các khái niệm về tỷ giá, các lý thuyết về tỷ
giá, các đề tài nghiên cứu trong và ngoài nước về các yếu tố tác động tỷ giá hối đoái
14



thực và danh nghĩa. Dựa trên nghiên cứu trước, tác giả đề xuất mô hình ARDL để
nghiên cứu các yếu tố tác động đến tỷ giá. Phần nghiên cứu chi tiết các biến trong mô
hình, trình tự tiến hành và các bước kiểm định mô hình sẽ được trình bày trong
chương tiếp theo.

15


×