Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến ô nhiễm môi trường ở một số nước đang phát triển

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.44 MB, 67 trang )

----------------------------------------

--------------------------

UYỄ



ỦA ẦU
Ế Ô

S

A

U

ÚY





Ô


S

TP.Hồ Chí Minh , Năm 2016







Luận văn thạc sĩ kinh tế

LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng luận văn “Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến
ô nhiễm môi trường ở một số nước đang phát triển ” là bài nghiên cứu của
chính tôi.
Ngoại trừ những tài liệu được trích dẫn trong luận văn này, tôi cam đoan rằng
toàn phần hoặc một phần nhỏ của luận văn này chưa từng được công bố hay
được sử dụng để nhận bằng cấp ở những nơi khác.
Không có sản phẩm nghiên cứu nào của người khác được sử dụng trong luận
văn mà không được trích dẫn theo đúng quy định.
Luận văn này chưa từng được nộp để nhận bất kỳ bằng cấp nào tại các trường
đại học hoặc cơ sở đào tạo khác.

TP. Hồ Chí Minh, năm 2016

Nguyễn Thị Thúy

Nguyễn Thị Thúy

i


Luận văn thạc sĩ kinh tế

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô đã truyền đạt kiến thức, kinh
nghiệm thực tế trong suốt quá trình học, đặc biệt cám ơn TS. Nguyễn Văn Sơn
đã định hướng và tận tình hướng dẫn trao đổi giúp tôi hoàn thành tốt luận văn
này
Tôi cũng xin cám ơn những người bạn, đồng nghiệp đã hỗ trợ giúp đỡ, góp
ý, động viên tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu luận văn.
Xin kính chúc quí thầy cô, bạn bè, đồng nghiệp và những người thân sức
khỏe, hạnh phúc và thành công.
Xin trân trọng cảm ơn!

Nguyễn Thị Thúy

ii


Luận văn thạc sĩ kinh tế
TÓM TẮT
Các nước đang phát triển được đánh giá là có thị trường lao động giá rẻ, tài
nguyên thiên nhiên tương đối dồi dào, tiềm năng thị trường lớn. Điều đó đã góp phần
thu hút một lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào hoạt động sản xuất ở đây.
Nhưng bên cạnh đó chất lượng môi trường tại các nước này ngày càng xấu đi và có
những biểu hiện ô nhiễm nghiêm trọng.
Một số học giả cho rằng để thu hút nhiều hơn lượng vốn FDI chảy vào, quy
định về môi trường ở các quốc gia đang phát triển trở nên thông thoáng và lỏng lẻo
hơn. Điều này dẫn đến môi trường ở các nước đang phát triển trở nên xấu đi cùng với
việc gia tăng lượng vốn FDI ở các nước này. Trong bài nghiên cứu này, tác giả đặc
biệt quan tâm đến yếu tố FDI có tác động như thế nào đến ô nhiễm môi trường không
khí thông qua lượng phát thải CO2. Bằng việc sử dụng dữ liệu bảng của 22 quốc gia
đang phát triển trong giai đoạn 2000-2012, kết hợp với mô hình hồi quy kinh tế lượng
thông qua phần mềm Stata 11, nghiên cứu đã tìm thấy các bằng chứng tác động của

đầu tư trực tiếp nước ngoài, GDP bình quân đầu người, giá trị gia tăng sản lượng công
nghiệp chế tạo có ảnh hưởng đến lượng phát thải CO2.
Kết quả nghiên cứu cho thấy FDI có tác động làm tăng lượng phát thải CO2 với
mức ý nghĩa 1%. Cụ thể khi lượng vốn FDI tăng lên 1 USD thì lượng phát thải CO2
bình quân đầu người tăng thêm 5,42E-12 tấn/người. Bên cạnh đó nghiên cứu cũng chỉ
ra rằng GDP có tác động làm tăng phát thải CO2 nhưng mức độ tác động của GDP
đến CO2 giảm dần thể hiện qua biến GDP2 tác động tiêu cực đến lượng phát thải CO2
theo đường cong môi trường Kuznet với điểm đảo chiều là 9989,4 USD/người, tại đây
lượng phát thải CO2 đạt cực đại và CO2 sẽ giảm đi khi GDP bình quân đầu người vượt
qua mốc này. Ngoài ra đề tài còn tìm thấy được mối quan hệ giữa MV và CO2 bình
quân đầu người, MV nghịch biến và MV2 đồng biến với lượng phát thải CO2 bình
quân đầu người theo hình U, sự gia tăng tỷ lệ sản lượng công nghiệp chế tạo trong đầu
ra của nền kinh tế làm giảm lượng phát thải CO2 nhưng khi tỷ lệ này vượt ngưỡng

Nguyễn Thị Thúy

iii


Luận văn thạc sĩ kinh tế
8,44%GDP, gia tăng sản xuất công nghiệp chế tạo đồng biến với gia tăng mức phát
thải CO2 .
Từ những kết quả trên, đề tài kiến nghị những chính sách thu hút FDI đối với
các nước đang phát triển dựa trên những lợi thế vốn có nhưng phải có chính sách
kiểm soát lượng vốn FDI chảy vào để giảm bớt lượng phát thải ô nhiễm, cải thiện môi
trường tốt hơn trong quá trình phát triển.

Nguyễn Thị Thúy

iv



Luận văn thạc sĩ kinh tế
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN......................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................. ii
TÓM TẮT .................................................................................................................. iii
DANH MỤC HÌNH VÀ ĐỒ THỊ ........................................................................... viii
DANH MỤC BẢNG .................................................................................................. ix
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ......................................................................................x
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI ...................................1
1.1 Lý do chọn đề tài ..................................................................................................1
1.2 Câu hỏi nghiên cứu ..............................................................................................3
1.3 Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................................3
1.4 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu .....................................................4
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu ................................................................................4
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu ...................................................................................4
1.5 Phương pháp nghiên cứu......................................................................................4
1.6 Ý nghĩa nghiên cứu ..............................................................................................5
1.7 Kết cấu luận văn ...................................................................................................5
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ...........................................................................7
2.1 Khái niệm về đầu tư trực tiếp nước ngoài ............................................................7
2.2 Môi trường và ô nhiễm môi trường......................................................................7
2.3 Lý thuyết đường cong Kuznets ..........................................................................10
2.4 Các yếu tố tác động lên lượng phát thải ô nhiễm ...............................................11
2.4.1 Quy mô nền kinh tế .................................................................................11
2.4.2 Cấu trúc nền kinh tế.................................................................................12
2.4.3 Khả năng xử lý ô nhiễm ..........................................................................13
Nguyễn Thị Thúy


v


Luận văn thạc sĩ kinh tế
2.5. Một số nghiên cứu trước về tác động của FDI đến môi trường và mô hình
nghiên cứu đề xuất ...................................................................................................13
2.5.1 Một số nghiên cứu trước .........................................................................13
2.5.2 Mô hình nghiên cứu đề xuất ....................................................................15
CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ...............................................................23
3.1. Quy trình nghiên cứu ........................................................................................23
3.2 Thiết kế mẫu nghiên cứu ....................................................................................23
3.2.1 Xác định cỡ mẫu ......................................................................................23
3.2.2 Phương pháp chọn mẫu ...........................................................................23
3.3. Kỹ Thuật phân tích định lượng .........................................................................24
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................................27
4.1 Phân tích thống kê mô tả ....................................................................................27
4.2. Tương quan giữa các biến trong mô hình .........................................................31
4.3 Kiểm tra đa cộng tuyến ......................................................................................32
4.4 Kết quả từ mô hình hồi quy................................................................................33
4.4.1 Mô hình hồi quy Pool OLS .....................................................................33
4.4.2 Mô hình ảnh hưởng cố định (Fixed Effects Model – FEM) ...................34
4.4.3 Mô hình ảnh hưởng ngẫu nhiên (Random Effect Model – REM) ..........34
4.4.4 Kiểm định F-test ......................................................................................36
4.4.5 Kiểm định Hausman ................................................................................36
4.4.6 Kiểm tra phương sai sai số thay đổi trong mô hình ................................37
4.4.7 Kiểm định tương quan chuỗi của sai số đơn vị chéo trong mô hình FEM
..........................................................................................................................38
4.4.8 Xử lý hiện tượng phương sai sai số thay đổi và tự tương quan chuỗi của
sai số đơn vị chéo trong mô hình FEM ............................................................38
Nguyễn Thị Thúy


vi


Luận văn thạc sĩ kinh tế
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ....................................................42
5.1 Kết luận ..............................................................................................................42
5.2 Khuyến nghị .......................................................................................................43
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................46
PHỤ LỤC ...................................................................................................................51
PHỤ LỤC A: Danh mục nhóm ngành ô nhiễm...........................................................51
PHỤ LỤC B: Kết quả mô hình hồi quy stata 11 .........................................................52

Nguyễn Thị Thúy

vii


Luận văn thạc sĩ kinh tế
DANH MỤC HÌNH VÀ ĐỒ THỊ
Hình 2.1 Đường cong Kuznet về môi trường ............................................................ 10
Hình 2.2 Diễn biến suy thoái môi trường trong các giai đoạn kinh tế ...................... 11
Biểu đồ 4.1 Lượng phát thải CO2 bình quân đầu người các quốc gia quan sát giai
đoạn 2000-2012 ......................................................................................................... 27
Biểu đồ 4.2 Lượng vốn FDI ở các quốc gia quan sát ................................................ 28
Biểu đồ 4.3 GDP bình quân đầu người của các quốc gia quan sát ............................ 29
Biểu đồ 4.4 Tương quan giữa biến FDI và biến CO2 ........................................................................ 31

Nguyễn Thị Thúy


viii


Luận văn thạc sĩ kinh tế
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 Cơ sở chọn biến trong mô hình .................................................................. 17
Bảng 4.1 Tóm tắt thống kê mô tả các biến trong mô hình ........................................ 26
Bảng 4.2 Hệ số tương quan các biến trong mô hình ................................................. 30
Bảng 4.3 Kiểm tra đa cộng tuyến giữa các biến ........................................................ 31
Bảng 4.4 Kết quả Pool OLS ...................................................................................... 32
Bảng 4.5 Kết quả hồi quy FEM ................................................................................. 33
Bảng 4.6 Kết quả hồi quy REM ................................................................................ 34
Bảng 4.7 Kiểm định F-test ......................................................................................... 35
Bảng 4.8 Kiểm định Hausman ................................................................................... 36
Bảng 4.9 Xử lý tự tương quan chuỗi của sai số đơn vị chéo ..................................... 38

Nguyễn Thị Thúy

ix


Luận văn thạc sĩ kinh tế
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CO2

: Khí cacbon dioxit

EKC : Đường cong môi trường Kuznet (Environment Kuznet Curve)
EPI


: Chỉ số năng lực quản lý môi trường

FDI

: Đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment)

GDP : Tổng sản phẩm quốc nội (Gross domestic product)
MV : Gía trị gia tăng sản lượng ngành công nghiệp chế tạo (Manufacturing Value
Add)
UNCTAD

: Diễn đàn Thương mại và Phát triển Liên Hiệp quốc (United Nations

Conference on Trade and Development)
USD : Đồng đô la mỹ
WB

: Ngân hàng thế giới (World Bank)

WDI : Chỉ số phát triển thế giới ( World Development Index)
WHO : Tổ chức y tế giới (The World Health Organization)

Nguyễn Thị Thúy

x


Luận văn thạc sĩ kinh tế
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
1.1 Lý do chọn đề tài

Môi trường tự nhiên của một quốc gia là những nguồn tài nguyên rất có giá trị
đối với quốc gia đó vì có thể trở thành yếu tố đầu vào quan trọng của các hoạt động
kinh tế, giúp tạo công ăn việc làm và tạo ra tăng trưởng kinh tế. Bên cạnh đó, xét theo
một khía cạnh nhất định các hoạt động kinh tế lại sử dụng môi trường như là một nơi
để xả các loại rác thải.Trong vài thập kỷ gần đây, khi nền kinh tế của các quốc gia
ngày càng phát triển thì ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu toàn cầu trở thành
một trong những thách thức đe dọa sự tồn tại nhân loại. Và vấn đề quan tâm của hầu
hết các quốc gia trên thế giới là làm thế nào thiết lập một thị trường hoạt động hiệu
quả nhằm thúc đẩy việc sử dụng ngồn lực tối ưu, giảm suy thoái ô nhiễm môi trường
và tạo ra sự phát triển bền vững, sử dụng tài nguyên thiên nhiên, điều kiện môi trường
hiện có một cách hợp lý nhất để thỏa mãn nhu cầu của các thế hệ con người đang sống
nhưng vẫn phải đảm bảo cho các thế hệ tương lai những điều kiện tài nguyên thiên
nhiên với môi trường cần thiết để họ có thể có cuộc sống tốt hơn ngày hôm nay.
Ngày nay do sự phát triển về khoa học kỹ thuật, mở rộng hoạt động thương mại
mà khoản cách về biên giới, địa lý giữa các quốc gia gần như không còn là vấn đề
nghiêm trọng. Đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI) ngày càng gia tăng và giữ vai trò
quan trọng trong hoạt động kinh tế thế giới. Các nước đang phát triển với thị trường
lao động giá rẻ, tài nguyên thiên nhiên phong phú, chính sách thu hút đầu tư nhiều ưu
đãi đã thu hút một lượng lớn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.Theo UNCTAD(2014),
xu thế nguồn vốn FDI vào các nước đang phát triển trong thời gian qua đang thay đổi.
Năm 2000, FDI vào các nước đang phát triển chỉ chiếm khoảng 19%, nhưng năm
2013 lên tới 54%. Kinh tế các nước phát triển đang hồi phục sẽ làm dịch chuyển
nguồn vốn FDI vào các nước này, tăng 35% trong năm 2014 và vào năm 2016 sẽ
chiếm tới 52% tổng FDI toàn cầu. Việc tiếp nhận FDI đem lại cho nước tiếp nhận
nguồn vốn lớn cho sự phát triển kinh tế, các công ty đa quốc gia, các tập đoàn lớn đầu
tư nhà xưởng gia công với quy mô lớn, tạo ra nhiều nghề nghiệp, thúc đẩy tăng trưởng
kinh tế cho các quốc gia.
Nguyễn Thị Thúy

1



Luận văn thạc sĩ kinh tế
Bên cạnh phát triển kinh tế, các nước đang phát triển cũng đang đối mặt với sự
gia tăng nhanh chóng của ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu ngày càng trở nên
trầm trọng, nó không còn là vấn đề quan tâm của một quốc gia mà nó trở thành mối
quan tâm của cả thế giới trong vài thập niên trở lại đây. Một trong những nguyên nhân
của sự biến đổi khí hậu hiện nay, tiêu biểu là sự nóng lên toàn cầu là do hoạt động của
con người. Con người đã sử dụng ngày càng nhiều năng lượng, chủ yếu từ các nguồn
nguyên liệu hóa thạch (than, dầu, khí đốt), qua đó đã thải vào khí quyển ngày càng
tăng các chất khí gây hiệu ứng nhà kính của khí quyển, dẫn đến tăng nhiệt độ của trái
đất, trong đó có lượng khí CO2 chiếm tỷ lệ cao.Theo số liệu thống kê của ngân hàng
thế giới các nước đang phát triển phát thải tổng cộng 12 tỷ tấn CO2, chiếm 42% tổng
lượng phát thải toàn cầu so với 7 tỷ tấn năm 1990 (29% tổng lượng phát thải toàn
cầu), cho thấy tốc độ phát thải khí CO2 của các nước này tăng khá nhanh trong khoảng
15 năm qua.Và báo cáo của WHO (2014) đã đưa ra con số ước tính khoảng 3,7 triệu
người tử vong do ô nhiễm không khí vào năm 2012, trong đó các nước đang phát triển
chiếm 90%
Mọi người lo ngại rằng, để thu hút nhiều hơn lượng vốn FDI chảy vào, các
quốc gia đang phát triển có thể ít quan tâm đến các điều kiện phải đảm bảo trong FDI,
quy định về môi trường trở nên thông thoáng và lỏng lẻo hơn tạo ưu thế để có thể sản
xuất những hàng hóa mang ô nhiễm cao từ sự dịch chuyển của những ngành công
nghiệp ô nhiễm của các quốc gia có chính sách môi trường nghiêm ngặt, điều này có
thể làm gia tăng lượng CO2 trong quá trình phát triển của các quốc gia. Và sự trùng
hợp là việc gia tăng ô nhiễm không khí ở các nước đang phát triển đi kèm với việc
tăng trưởng vốn FDI và phát triển kinh tế ở các nước này.Thực trạng này đặt ra câu
hỏi cho nhiều nhà nghiên cứu là có tồn tại mối tương quan giữa FDI và ô nhiễm môi
trường không khí ở các nước tiếp nhận đầu tư hay không? Tuy nhiên lượng phát thải ô
nhiễm môi trường không khí được tạo ra rất đa dạng và chịu nhiều ảnh hưởng từ các
yếu tố khác nhau nên mối quan hệ giữa hai yếu tố này khá phức tạp.

Để góp thêm bằng chứng thực nghiệm đánh giá tác động của FDI đến ô nhiễm
môi trường không khí ở các nước tiếp nhận đầu tư, luận văn phân tích “Tác động của

Nguyễn Thị Thúy

2


Luận văn thạc sĩ kinh tế
đầu tư trực tiếp của nước ngoài đến ô nhiễm môi trường ở một số nước đang
phát triển”.
Khái niệm ô nhiễm môi trường sử dụng trong luận văn là ô nhiễm không khí
xuất phát từ hoạt động sản xuất và được đại diện thông qua lượng CO2 phát thải bình
quân đầu người. Luận văn không đề cập đến lượng phát thải ô nhiễm từ hoạt động tự
nhiên như quá trình phân hủy sinh học, hoạt động núi lửa hoặc phát thải từ sinh hoạt
hàng ngày.
1.2 Câu hỏi nghiên cứu
Từ góc độ tiếp cận vấn đề nêu trên, các câu hỏi nghiên cứu được đặt ra như
sau:
- Đầu tư trực tiếp nước ngoài có làm gia tăng ô nhiễm môi trường không khí ở các
nước đang phát triển tiếp nhận đầu tư hay không ?
- Mức thu nhập GDP bình quân đầu người bao nhiêu mà tại đó lượng phát thải CO2
cực đại ?
1.3 Mục tiêu nghiên cứu
Để giải đáp các câu hỏi nghiên cứu đó, đề tài này sẽ tập trung vào các mục tiêu
nghiên cứu sau đây:
- Nghiên cứu tác động của FDI đến ô nhiễm môi trường không khí thông qua lượng
khí thải CO2 của các nước đang phát triển tiếp nhận đầu tư từ năm 2000 đến 2012.
- Tìm ra mức thu nhập GDP bình quân đầu người mà tại đó lượng phát thải CO2 là cực
đại.

- Đề xuất một số hàm ý chính sách liên quan đến FDI và môi trường.

Nguyễn Thị Thúy

3


Luận văn thạc sĩ kinh tế
1.4 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu
Lượng thu hút vốn FDI, phát thải CO2 bình quân đầu người, GDP bình quân
đầu người, giá trị gia tăng sản lượng công nghiệp chế tạo của các nước đang phát
triển.
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu
Một số quốc gia đang phát triển, cụ thể là các nước :Campuchia, Cameroon,
Colombia, Ecuado, Egypt, Honduras, Indonesia, Ấn độ, Kenya, Uganda, Việt Nam,
Mozambique, Nicaragua, Nigeria, Philippin, Lào, Senegal, Thái Lan, Malaysia, Jodan,
China, Angola.
Tác giả loại trừ một số quốc gia đang phát triển không có số liệu về lượng phát
thải CO2, cũng như các số liệu khác không đầy đủ và các quốc gia đang phát triển có
bất ổn chính trị, nguồn vốn FDI chảy vào ít.
Luận văn sử dụng số liệu FDI và ô nhiễm trong 13 năm từ năm 2000 đến năm
2012.
1.5 Phương pháp nghiên cứu
Trên căn bản của phương pháp nghiên cứu định lượng, các phương pháp
nghiên cứu được áp dụng để thực hiện đề tài này gồm:
- Phương pháp thu thập thông tin: thu thập thông tin từ số liệu thống kê của WB về
FDI, CO2, GDP và MV của các nước đang phát triển lựa chọn phân tích từ năm 20002012.
- Phương pháp xử lý thông tin: đề tài dùng phương pháp hồi quy để tìm ra mối tương
quan giữa FDI và ô nhiễm môi trường không khí ở một số nước lựa chọn phân tích.

- Công cụ xử lý thông tin: Tác giả sử dụng phần mềm stata 11 để phân tích dữ liệu của
đề tài.

Nguyễn Thị Thúy

4


Luận văn thạc sĩ kinh tế
1.6 Ý nghĩa nghiên cứu
Đề tài cho thấy được mối liên hệ giữa hoạt động FDI và ô nhiễm môi trường
không khí ở một số nước đang phát triển, trên cơ sở hiểu được tác động của FDI thông
qua các yếu tố như GDP bình quân đầu người, giá trị gia tăng sản lượng công nghiệp
chế tạo MV từ đó có thể nâng cao và hoàn thiện hơn các chính sách trong quản lý hoạt
động thu hút FDI của các nước tiếp nhận đầu tư nhằm kiểm soát ô nhiễm môi trường,
đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững của các quốc gia.
1.7 Kết cấu luận văn
Luận văn được chia thành năm chương, như sau:
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu của đề tài.
Giới thiệu khái quát về lý do nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu và mục tiêu
nghiên cứu của đề tài, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, ý
nghĩa nghiên cứu và kết cấu của luận văn.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết
Trình bày những khái niệm về đầu tư trực tiếp nước ngoài, ô nhiễm môi trường,
ô nhiễm môi trường không khí, các lý thuyết về FDI và ô nhiễm môi trường. Đồng
thời chương này cũng trình bày kết quả của một số nghiên cứu thực nghiệm liên quan
và mô hình nghiên cứu đề xuất.
Chương 3: Thiết kế nghiên cứu
Luận văn trình bày quy trình nghiên cứu của đề tài, thiết kế mẫu nghiên cứu và
kỹ thuật phân tích định lượng.

Chương 4: Kết quả nghiên cứu.
Trình bày kết quả thống kê mô tả, phân tích tương quan giữa các biến, kiểm
định các giả thuyết có liên quan đến mô hình nghiên cứu và phân tích kết quả nghiên
cứu từ mô hình hồi quy.
Nguyễn Thị Thúy

5


Luận văn thạc sĩ kinh tế
Chương 5: Kết luận và khuyến nghị.
Tổng kết các nội dung luận văn đã thực hiện, từ đó đưa ra một số kết luận,
khuyến nghị về chính sách quản lý FDI đối với các nước đang phát triển để kiểm soát
giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường, đảm bảo phát triển bền vững tốt hơn.

Nguyễn Thị Thúy

6


Luận văn thạc sĩ kinh tế
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1 Khái niệm về đầu tư trực tiếp nước ngoài
Theo Quỹ tiền tệ Quốc tế IMF, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) được xem
như là một khoản đầu tư với những quan hệ, theo đó một tổ chức trong một nền kinh
tế (nhà đầu tư trực tiếp) thu được lợi ích lâu dài từ một doanh nghiệp đặt tại nền kinh
tế khác. Mục đích của nhà đầu tư trực tiếp là muốn có nhiều ảnh hưởng trong việc
quản lý doanh nghiệp đặt tại một nền kinh tế khác đó.
Theo định nghĩa của WTO (1996) đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) xảy ra khi
một nhà đầu tư từ một nước (nước chủ đầu tư) có được một tài sản ở một nước khác

(nước thu hút đầu tư) cùng với quyền quản lý tài sản đó. Phương diện quản lý là cơ sở
để phân biệt FDI với các công cụ tài chính khác. Trong phần lớn trường hợp, cả nhà
đầu tư lẫn tài sản mà người đó quản lý ở nước ngoài là các cơ sở kinh doanh. Trong
những trường hợp đó, nhà đầu tư thường hay đựoc gọi là "công ty mẹ" và các tài sản
được gọi là "công ty con" hay "chi nhánh công ty”
Theo quy định của Luật Đầu Tư (2005), doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài bao gồm doanh nghiệp do nhà đầu tư nước ngoài thành lập để thực hiện hoạt
động đầu tư tại Việt Nam hoặc doanh nghiệp Việt Nam do nhà đầu tư nước ngoài mua
cổ phần, sáp nhập, mua lại. Trong đó, nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức, cá nhân nước
ngoài bỏ vốn để thực hiện hoạt động đầu tư tại Việt Nam.
Mặc dù có những điểm đánh giá khác nhau về FDI, nhưng có thể hiểu khái
quát: Đầu tư trực tiếp nước ngoài là một loại hình đầu tư quốc tế, trong đó nhà đầu tư
của một nền kinh tế đóng góp một số vốn hoặc tài sản lớn vào một nền kinh tế khác để
sở hữu và điều hành, kiểm soát đối tượng họ bỏ vốn đầu tư nhằm mục đích lợi nhuận
hoặc các lợi ích kinh tế khác
2.2 Môi trường và ô nhiễm môi trường
 Môi trường
Nguyễn Thị Thúy

7


Luận văn thạc sĩ kinh tế
Môi trường là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động đối
với sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật. Thành phần môi trường gồm
đất, nước, không khí, âm thanh, ánh sáng, sinh vật và các hình thái vật chất khác (Luật
bảo vệ môi trường Việt Nam, 2014)
 Ô nhiễm môi trường
Theo khoản 8 điều 3 Luật Bảo vệ môi trường của Việt Nam (2014) “Ô nhiễm
môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp với tiêu

chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người, sinh vật”.
WHO (2005): “Ô nhiễm môi trường được hiểu là việc chuyển các chất thải
hoặc năng lượng vào môi trường đến mức có khả năng gây hại đến sức khoẻ con
người, đến sự phát triển sinh vật hoặc làm suy giảm chất lượng môi trường”.
 Ô nhiễm môi trường không khí
Ô nhiễm không khí là sự có mặt một chất lạ hoặc một sự biến đổi quan trọng
trong thành phần không khí, làm cho không khí không sạch hoặc gây ra sự tỏa mùi, có
mùi khó chịu, giảm tầm nhìn xa do bụi (theo Wikipedia-truy cập ngày 26/1/2016)
Có rất nhiều nguồn gây ra ô nhiễm không khí, có thể chia ra hai nguồn chính:
- Nguồn tự nhiên: Ô nhiễm không khí do núi lửa phun trào, cháy rừng, bão bụi…..
- Nguồn nhân tạo: Nguồn gây ô nhiễm nhân tạo rất đa dạng, nhưng chủ yếu là do hoạt
động công nghiệp, đốt cháy nhiên liệu hóa thạch và hoạt động của các phương tiện
giao thông
WHO (2005) định nghĩa rằng ô nhiễm không khí là ô nhiễm môi trường trong
nhà hoặc ngoài trời bởi bất kỳ hóa chất, tác nhân vật lý hoặc sinh học để thay đổi các
đặc điểm tự nhiên của khí quyển. Các thiết bị gia dụng đốt cháy, xe cơ giới, cơ sở
công nghiệp và cháy rừng là những nguồn phổ biến của tình trạng ô nhiễm không khí.
Các chất ô nhiễm đến sức khỏe cộng đồng bao gồm các hạt vật chất, carbon
monoxide, ozone, nitrogen dioxide và sulfur dioxide. Ngoài trời và trong nhà gây ra ô
nhiễm không khí hô hấp và các bệnh khác, có thể gây tử vong.
Nguyễn Thị Thúy

8


Luận văn thạc sĩ kinh tế
Báo cáo EPI (2014) cho rằng các chất ô nhiễm chính gồm:
Oxit lưu huỳnh (SOx ) - đặc biệt là sulfur dioxide, một hợp chất hóa học với
công thức SO2. SO2 được sản xuất bởi các núi lửa và trong quá trình công nghiệp khác
nhau. Than đá và dầu mỏ thường chứa các hợp chất lưu huỳnh, và đốt chúng tạo ra

sulfur dioxide. Hơn nữa quá trình oxy hóa của SO2, thường có sự hiện diện của một
chất xúc tác như NO2, tạo thành H2SO4, và do đó mưa axit. Đây là một trong những
nguyên nhân cho mối quan tâm về tác động môi trường của việc sử dụng các nhiên
liệu làm nguồn năng lượng.
Oxit nitơ (NOx )- oxit nitơ, đặc biệt là nitơ dioxide, bị trục xuất khỏi đốt ở nhiệt
độ cao, và cũng được sản xuất trong giông bão của phóng điện .Có thể ở dạng một
đám khói mù màu nâu. Nitrogen dioxide là một hợp chất hóa học với công thức NO2 .
Nó là một trong một số oxit nitơ. Một trong những chất gây ô nhiễm không khí nổi bật
nhất, khí độc màu nâu đỏ này mùi đặc trưng rất hăn.
Carbon monoxide (CO) - CO là một khí không màu, không mùi, độc hại,
không gây kích ứng. Nó là một sản phẩm của quá trình đốt cháy không hoàn toàn của
nhiên liệu như khí tự nhiên, than đá hoặc gỗ. Khí thải xe cộ là một nguồn chính của
carbon monoxide.
Các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi - VOC là một chất gây ô nhiễm không khí
ngoài trời nổi tiếng. Chúng được phân loại thành methane (CH4) hoặc không-methane
(NMVOCs). Mêtan là một loại khí nhà kính, góp phần tăng cường sự ấm lên toàn cầu.
VOCs hydrocarbon khác cũng là khí nhà kính quan trọng vì vai trò của họ trong việc
tạo ra ozone và kéo dài cuộc sống của mêtan trong khí quyển. Hiệu ứng này khác nhau
tùy thuộc vào chất lượng không khí tại địa phương. Các NMVOCs thơm benzen,
toluen và xylen bị nghi ngờ gây ung thư và có thể dẫn đến bệnh bạch cầu có tiếp xúc
kéo dài. 1,3-butadien là một hợp chất nguy hiểm thường được gắn liền với việc sử
dụng công nghiệp.
EPI (2014) Con người thải vào không khí các loại khí độc như: CO2, đã gây
hiệu ứng nhà kính. Theo nghiên cứu thì chất khí quan trọng gây hiệu ứng nhà kính là
Nguyễn Thị Thúy

9


Luận văn thạc sĩ kinh tế

CO2, nó đóng góp 50% vào việc gây hiệu ứng nhà kính, CH4 là 13%,, nitơ 5%, CFC
là 22%, hơi nước ở tầng bình lưu là 3%...
2.3 Lý thuyết đường cong Kuznets
Đường cong Kuznet do Simon Kuznet lần đầu giới thiệu vào năm 1954. Đến
năm 1991, đường cong Kuznets trở thành một phương tiện để mô tả mối quan hệ giữa
chất lượng môi trường và thu nhập đầu người theo thời gian.
Grossman và Krueger (1995) sử dụng xuyên quốc gia thiết lập dữ liệu bao gồm
58 nước trong năm 1980 và tìm thấy bằng chứng của mối quan hệ giữa mức độ suy
thoái môi trường và mức thu nhập đầu người cũng tuân theo quy luật đường cong U
ngược Kuznets: suy thoái môi trường sẽ gia tăng trong các giai đoạn đầu của phát
triển, nhưng cuối cùng sẽ đạt đến đỉnh hay ngưỡng chuyển đổi (turning point) và bắt
đầu giảm khi mức thu nhập vượt một ngưỡng nào đó. Vào thời kỳ đầu của quá trình
công nghiệp hóa, ô nhiễm gia tăng một cách nhanh chóng do đặt ưu tiên cao cho việc
gia tăng năng suất đầu ra, và người dân quan tâm nhiều đến việc làm và thu nhập hơn
là không khí hay nguồn nước sạch. Sự phát triển nhanh chóng dẫn đến việc sử dụng
nhiều hơn nguồn tài nguyên thiên nhiên và phát thải nhiều hơn các chất ô nhiễm làm
suy thoái môi trường trầm trọng. Ở các thời kỳ sau của công nghiệp hóa, khi thu nhập
tăng lên, người dân có ý thức hơn về giá trị môi trường, luật pháp, chính sách môi
trường cũng như các cơ quan thi hành trở nên nghiêm khắc và hiệu quả hơn, các công
nghệ sạch, công nghệ tiên tiến được nghiên cứu và áp dụng rộng rãi tạo điều kiện cải
thiện chất lượng môi trường.

Nguyễn Thị Thúy

10


Luận văn thạc sĩ kinh tế

Ô

nhiễm
môi
trường

GDP/người

Nguồn: Stener (2004)
Hình 2.1 Đường cong Kuznet về môi trường
2.4 Các yếu tố tác động lên lượng phát thải ô nhiễm
Theo lý thuyết đường cong kuznet, quy mô, cơ cấu và trình độ kỹ thuật là ba
yếu tố quan trọng quyết định sự thay đổi chất lượng môi trường.
Quan điểm của Todaro và Smith (2012) cũng công nhận quy mô, cấu trúc nền
kinh tế và khả năng xử lý ô nhiễm là yếu tố tác động đến ô nhiễm nhưng quy định của
chính phủ mới là chìa khóa quan trọng. Quá trình công nghiệp hóa tác động trực tiếp
lẫn gián tiếp đến ô nhiễm môi. Dưới tác động của quy luật cung cầu, các nhà sản xuất
luôn muốn tối thiểu hóa chi phí và cách rẻ nhất để xử lý chất thải trong quá trình sản
xuất là thải thẳng ra môi trường nên các tiến bộ về kỹ thuật sẽ không phát huy tác
dụng giảm thiểu ô nhiễm nếu thiếu các quy luật ràng buộc của chính phủ trong vấn đề
xử lý ô nhiễm.
Dù có kết luận khác nhau nhưng các quan điểm này gặp nhau ở một điểm
chung là cho rằng quy mô, cấu trúc nền kinh tế, và khả năng xử lý ô nhiễm là ba nhóm
yếu tố giải thích tác động của hoạt động kinh tế đến ô nhiễm môi trường.
2.4.1 Quy mô nền kinh tế
Theo Panayotou (2003), quy mô nền kinh tế được đại diện bởi sản lượng đầu ra
của nền kinh tế, yếu tố này đồng biến với ô nhiễm môi trường. Đồng thời trong nền
Nguyễn Thị Thúy

11



Luận văn thạc sĩ kinh tế
kinh tế cạnh tranh hoàn hảo, sản lượng đầu ra cũng là thu nhập quốc gia vì vậy gia
tăng thu nhập dẫn đến gia tăng phát thải ô nhiễm. Và theo giải thích của Coperland và
Taylor (2014), sản lượng đầu ra xây dựng dựa trên hàm sản xuất Cobb-Douglas với
lượng phát thải ô nhiễm được giả định là yếu tố ngoại sinh. Do đó, khi sản lượng đầu
ra tăng làm gia tăng mức ô nhiễm.
2.4.2 Cấu trúc nền kinh tế
Cấu trúc nền kinh tế là tỷ trọng ngành trong nền kinh tế. Trong quá trình tăng
trưởng kinh tế, sự gia tăng thu nhập quốc gia luôn kèm theo sự thay đổi trong trình độ
sản xuất và sự dịch chuyển trong cơ cấu nền kinh tế từ tiền công nghiệp (nông nghiệp)
sang công nghiệp và hậu công nghiệp (dịch vụ). Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế
này tác động đến ô nhiễm môi trường theo dạng hình U ngược (Panayotou, 2003).

Nguồn: Panayotou (2003)
Hình 2.2 Diễn biến suy thoái môi trường trong các giai đoạn kinh tế
Khác với Panayotou (2003), Copeland và Taylor (2004) cho rằng cấu trúc nền
kinh tế là tỷ lệ hàng hóa bẩn và hàng hóa không bẩn được sản xuất trong nền kinh tế
đó, nếu nền kinh tế sử dụng nhiều nguồn lực hơn cho sản xuất hàng hóa bẩn thì vấn đề
ô nhiễm sẽ gia tăng và ngược lại.
Nguyễn Thị Thúy

12


Luận văn thạc sĩ kinh tế
2.4.3 Khả năng xử lý ô nhiễm
Nghiên cứu của Copeland và Taylor (2004), Panayotou (2003) cho rằng khả
năng xử lý ô nhiễm thể hiện qua sự cải thiện và phát triển trình độ khoa học kỹ thuật
trong hoạt động sản xuất và trong xử lý môi trường theo hướng hạn chế lượng phát
thải ô nhiễm ô nhiễm.

2.5. Một số nghiên cứu trước về tác động của FDI đến môi trường và mô hình
nghiên cứu đề xuất
2.5.1 Một số nghiên cứu trước
Ajide và Adeniji (2010) sử dụng số liệu thống kê của Nigeria giai đoạn 1970 –
2006 để đánh giá tác động của FDI đến môi trường của nước này đã kết luận: trong
ngắn hạn đầu tư trực tiếp nước ngoài và phát thải CO2 bình quân đầu người có tương
quan tuy nhiên trong dài hạn không có bằng chứng cho tương quan này.
Nghiên cứu của Grether và Melo (2003) về tác động của toàn cầu hóa lên ô
nhiễm môi trường ở 52 quốc gia có tỷ trọng ngành sản xuất thâm dụng ô nhiễm cao
trong giai đoạn 1981 – 1998 đã tìm thấy bằng chứng rằng ngoại trừ ngành sản xuất
kim loại màu, các ngành công nghiệp thâm dụng ô nhiễm có xu hướng di chuyển về
các nước đang phát triển.
Nghiên cứu của Huỳnh Thị Hoàng Anh (2013) về tác động của đầu tư trực tiếp
nước ngoài đến ô nhiễm môi trường ởcác nước khu vực Châu Á,nghiên cứu sử dụng
số liệu từ 2000-2009kết luận rằng: đầu tư trực tiếp nước ngoài làm gia tăng mức độ
phát thải ô nhiễm ở Châu Á.
Mô hình nghiên cứu của Liang (2006) với giả thuyết rằng với tất cả cường độ
bằng nhau thì ô nhiễm ở các thành phố của Trung Quốc giảm dần theo quy mô đầu tư
trực tiếp nước ngoài. Mô hình sử dụng phương pháp hồi qui OLS dựa trên dữ liệu 260
thành phố lớn của Cục thống kê trung ương Trung quốc .

Nguyễn Thị Thúy

13


Luận văn thạc sĩ kinh tế
SO2 Emission it = β0 + β1* FDI i,t + β2*per capita GDPit + β3*per capita
GDP square it + β4*industrial output it + γ* X it + αi + λt + εit
Trong đó:

SO2: lượng phát thải SO2 của các ngành công nghiệp đo bằng % CO2.
FDI: số vốn FDI đầu tư vào các tỉnh.
Per capita GDP: tổng thu nhập quốc nội bình quân đầu người của các tỉnh.
Per capita GDP square : tổng thu nhập quốc nội bình quân đầu người bình
phương.
Industrial output: giá trị sản lượng công nghiệp
X: khoảng cách đến các cảng biển
Nghiên cứu này tìm thấy bằng chứng cho thấy lượng phát thải SO2 của các
ngành công nghiệp ở trung quốc giảm dần theo quy mô đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Nghiên cứu của Acharyya (2009) sử dụng dữ liệu về kinh tế xã hội của Ấn Độ
trong 2 thập kỷ từ 1980 đến 2003 để đánh giá tác động của FDI đến tăng trưởng và
môi trường của Ấn Độ và mô hình được đưa ra để đánh giá là :
Ln CO2 = α0 + α1t + α2D + α3ln FlFDI + Vt
Trong đó :
t là biến thứ tự thời gian thể hiện xu hướng
D là biến giả để đánh giá giai đoạn 1980 đến 1990 nhận giá trị 0 và 1991 đến
2003 nhận giá trị 1
FlFDI là dòng vốn FDI và Ấn Độ phân theo ngành gây ô nhiễm gồm, dệt
nhuộm, luyện kim sản xuất giấy và hóa chất, xi măng .

Nguyễn Thị Thúy

14


×