Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Âm dương của vận may và vận rủi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (302.55 KB, 5 trang )

Dương của vận may và vận rủi

access_timeNov 20, 2016 personRubi folder_open Kiến Thức Tâm Lý Nhận Thức
“Toàn bộ quá trình của tự nhiên là quá trình tổng hợp của một sự
hỗn tạp to lớn, và hoàn toàn không thể định một việc xảy ra là tốt
hay xấu”.
“Toàn bộ quá trình của tự nhiên là quá trình tổng hợp của một sự hỗn tạp to
lớn, và hoàn toàn không thể định một việc xảy ra là tốt hay xấu”.


“Sự thật là chúng ta biết quá ít về cuộc sống, chúng ta không biết phúc lành
là gì và tai họa là gì,” Kurt Vonnegut đã nêu ra khi nói về Hamlet trong bài
giảng nổi tiếng về hình thái của những câu chuyện. Nhưng đã được đề cập
đầu tiên bởi nhà triết học, nhà văn người Anh Alan Watts (6-1-1915 – 1611-1973), người đã hoằng dương triết học phương Đông ở phương Tây
vào những thập kỉ 50 và 60. Kết hợp trí tuệ cổ đại và những quan điểm
đang ngày càng phát triển của tâm lý học hiện đại. Những lời dạy không
bao giờ lỗi thời về cách để sống trong hiện tại, những điều tạo ra chúng
ta, sự khác biệt giữa tiền và phúc lộc,nghệ thuật quản lí thời gian, và cách
để tìm ra ý nghĩa trong những sự vô nghĩa.


Alan Watts những năm đầu thập niên 70 (Hình ảnh của Everett Collection)

Mặc dù ông ấy đã viết và xuất bản một số lượng sách lớn, Watts đã là một
nhà hùng biện tài ba và nổi tiếng, ông đã thể hiện đại đa số ý tưởng của
mình trong những bài giảng, trong số đó có một tác phẩm đã được xuất bản


thành sách Trí tuệ phương Đông, lối sống hiện đại: Những bài giảng chọn
lọc từ 1960 – 1969 (Eastern Wisdom, Modern Life: Collected Talks)
Trong một bài nói chuyện có tựa đề “Kẻ không đầu đang bơi” (Swimming


headless), Watts đã mở ra chiều không gian của triết lý đạo Lão và chú
trọng đến việc tu tập sự kiên định của tinh thần trong việc dừng gắn mác
được – mất cho mọi thứ. Học sống theo cách không có gì là hoàn toàn tốt
cũng như hoàn toàn xấu, Watts nói rằng, đó là cội nguồn của sức mạnh và
sự giải thoát lớn lao.
Ông ấy đã cụ thể hóa điều này bằng một câu chuyện ngụ ngôn của của
Trung Quốc, đã được Steve Agnos dựng thành phim hoạt hình trong dự
án Nhân loại bền vững:
Toàn bộ tiến trình của tự nhiên là quá trình tổng hợp của một sự hỗn tạp to
lớn, và hoàn toàn không thể định một việc xảy ra là tốt hay xấu – bởi bạn
chẳng bao giờ biết kết quả của một vận rủi là gì; hoặc bạn cũng không biết
hậu quả của một vận may là gì.
Trong một quyển sách được viết lại, câu chuyện ngụ ngôn vẫn giữ nguyên ý
nghĩa với ngôn từ được trau chuốt hơn:
“Một ông lão ở gần biên giới giáp với nước Hồ phía Bắc nước Tàu, gần
Trường thành, có nuôi một con ngựa. Một hôm con của ông lão dẫn ngựa
ra gần biên giới cho ăn cỏ, vì lơ đễnh nên con ngựa vọt chạy qua nước Hồ
mất dạng. Những người trong xóm nghe tin đến chia buồn với ông lão. Ông
lão rất bình tỉnh nói: Biết đâu con ngựa chạy mất ấy đem lại điều tốt cho tôi.
Vài tháng sau, con ngựa chạy mất ấy quay trở về, dẫn theo một con ngựa
của nước Hồ, cao lớn và mạnh mẽ. Người trong xóm hay tin liền đến chúc
mừng ông lão và nhắc lại lời ông lão đã nói trước đây. Ông lão không có vẻ
gì vui mừng, nói: Biết đâu việc được ngựa Hồ nầy sẽ dẫn đến tai họa cho
tôi.
Quả nhiên con trai của ông lão rất thích cưỡi ngựa, thấy con ngựa Hồ cao
lớn mạnh mẽ thì thích lắm, liền nhảy lên lưng cỡi nó chạy đi. Con ngựa Hồ
chưa thuần nết, quen người nên nhảy loạn lên. Có lần con ông lão không
cẩn thận để ngựa Hồ hất xuống, té gãy xương đùi, khiến con ông lão bị què



chân, tật nguyền. Người trong xóm vội đến chia buồn với ông lão, thật
không ngờ con ngựa không tốn tiền mua nầy lại gây ra tai họa cho con trai
của ông lão như thế. Ông lão thản nhiên nói: Xin các vị chớ lo lắng cho tôi,
con tôi bị ngã gãy chân, tuy bất hạnh đó, nhưng biết đâu nhờ họa nầy mà
được phúc.
Một năm sau, nước Hồ kéo quân sang xâm lấn Trung nguyên. Các trai
tráng trong vùng biên giới đều phải sung vào quân ngũ chống ngăn giặc Hồ.
Quân Hồ thiện chiến, đánh tan đạo quân mới gọi nhập ngũ, các trai tráng
đều tử trận, riêng con trai ông lão vì bị què chân nên miễn đi lính, được
sống sót ở gia đình.”
Lão nông dân đã kiên định trong việc giữ tâm ông khỏi hai nhị nguyên được
– mất, thành – bại, bởi vì không ai biết trước được điều gì… Thực ra chúng
ta khó có thể nhận thức được một sự kiện là may mắn hay xui xẻo, chúng
ta chỉ có thể nhận ra những phản ứng luôn hằng chuyển của chúng ta đối
với những sự kiện hay thay đổi.
Trau dồi Trí tuệ phương Đông, lối sống hiện đại của Watts vềcái chết, sự
khác biệt giữa niềm tin và tín ngưỡng, và thực tế thực chất là gì, sau đó
quay lại triết gia Jiddu Krishnamurti và nhà vật lý David Bohm với buổi đối
thoại thú vị giữa phương Đông và phương Tây về tình yêu, sự thông minh,
và cách để vượt qua bức tường của sự tồn tại.



×