Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

TẠI SAO sự tử tế KHÔNG dẫn đến TÌNH yêu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (121.68 KB, 5 trang )

TẠI SAO SỰ TỬ TẾ KHÔNG DẪN ĐẾN
TÌNH YÊU

access_timeNov 24, 2016 personRubi folder_open Vấn Đề Thường Gặp Mối Quan
Hệ

Những anh chàng và cô nàng tử tế làm tất cả mọi điều cho người
khác. Nhưng đối tác vẫn bỏ rơi họ, không chú ý tới họ, đối xử tệ với
họ và nhìn chung, không yêu lại họ.
Những anh chàng và cô nàng tử tế làm tất cả mọi điều cho người khác.
Nhưng đối tác vẫn bỏ rơi họ, không chú ý tới họ, đối xử tệ với họ và nhìn
chung, không yêu lại họ. Những anh chàng và những cô gái tử tế hoàn toàn
bối rối trước những kết quả đó. Họ không thể hiểu được, ít nhất về mặt lý
thuyết, làm mọi điều đều đúng nhưng tình huống lại trở nên quá bất công.
Họ không thể hiểu được lý do tại sao những hành động tốt của họ không
dẫn đến tình yêu và sự tôn trọng. Tất cả chúng ta được ‘bảo’ rằng, mang
hoa tặng ai đó hoặc nấu cơm tối cho họ và họ sẽ yêu bạn mãi mãi…Không
hoàn toàn!


Bây giờ tôi sẽ chia sẻ với bạn một bí mật nhỏ. Tôi đã từng là một anh chàng
tử tế. Tôi làm tất cả những thứ mà xã hội và những bộ phim lãng mạn yêu
cầu, nhưng không hiệu quả. Tôi cho người yêu tất cả và không nhận được
sự biết ơn. Tôi làm những điều mà người bạn trai và người chồng ‘tốt’ làm.
Tôi đã học được rằng những hành động tử tế như vậy không có hiệu quả.
Nhưng cuối cùng tôi đã tìm thấy câu trả lời!
Bước đầu tiên để nhìn thấy vấn đề rõ ràng là tạm thời đặt những sự thất
vọng và cay đắng của bạn sang một bên. Nếu bạn đang đọc bài này, có lẽ
bạn đang có một câu chuyện của bản thân để kể. Bạn có thể đã từng bị đối
xử tệ. Bạn có thể đã từng chọn ai đó rõ ràng là thua kém bạn. Nhưng tại
sao ‘anh chàng của bạn’ lại quan hệ với người phụ nữ lăng nhăng đó? Tại


sao ‘cô nàng của bạn’ lại đá bạn vì anh chàng thất nghiệp kia?
Có một lý do. Đối tác của bạn không ngu ngốc. Có những nguyên tắc đơn
giản ở đây. Những nguyên tắc đó làm cho ‘những người thua kém’ trông
đáng giá và bạn thì không đáng giá nhiều.
1) Những người tử tế không làm cho đối tác của họ đầu tư vào mối
quan hệ
Khi chúng ta làm những điều tử tế cho người khác, chúng ta đang đầu tư
vào họ và mối quan hệ. Những sự đầu tư về thời gian, công sức và tiền bạc
có xu hướng tăng lên theo thời gian. Những sự đầu tư đó cũng làm chúng
ta cảm thấy mối quan hệ hoặc đối tác của chúng ta là quý giá, do đó chúng
ta yêu họ và chúng ta cam kết với mối quan hệ. Đây là nguyên tắc ‘chi phí
chìm’. Làm điều tốt cho người khác và đối xử tốt với họ, khiến chúng ta
đánh giá cao và yêu họ.
Tuy nhiên, điều ngược lại thì không đúng. Người nhận được đặc ân không
phải lúc nào cũng cảm thấy yêu người cho. Trong thực tế, họ có thể cảm
thấy bị thao túng, gánh nặng hoặc nhìn chung là không biết ơn. Tình yêu
không thể mua hoặc kiếm được.


Bất kỳ ai đang giúp đỡ thì sẽ bắt đầu yêu. Nhưng bất kỳ ai đang nhận được
những đặc ân có thể sẽ không yêu. Người đầu tư cảm thấy yêu thương.
Người nhận được sự đầu tư có thể không cảm thấy gì cả.
Những người tử tế chờ đợi đối tác, có những hành động tốt, mua quà, trả
tiền bữa ăn…Kết quả là, họ có rất nhiều tình yêu (những chi phí chìm) cho
đối tác hoặc mối quan hệ. Nhưng đối tác của họ thì không đầu tư. Họ không
cho lại điều gì. Vì vậy, họ không hoàn toàn yêu hoặc cam kết.
Ngược lại với những người tử tế là những anh chàng hoặc cô nàng ‘hư’ hay
đòi hỏi. Họ luôn luôn đưa ra yêu cầu đối với đối tác. Họ đòi hỏi được nuông
chiều, được chờ đợi và được dỗ dành. Họ làm cho đối tác của họ ĐẦU TƯ.
Vì vậy, đối tác của họ có cả tấn chi phí chìm. Và đối tác yêu họ và cam kết

với họ.
@ Đừng ‘tử tế’ và làm tất cả. Hãy làm đối tác đầu tư vào bạn và mối quan
hệ. Khi họ LÀM VÌ BẠN, đó là khi họ bắt đầu yêu. Nếu họ từ chối đầu tư vào
mối quan hệ thì họ có thể không bao giờ yêu lại bạn.
Làm họ yêu bạn bằng cách nhận (không phải cho)
2) Những người tử tế thưởng cho hành vi xấu
Con người học hỏi từ những hậu quả của hành vi của họ. Khi họ thực hiện
một hành động và được thưởng, họ có xu hướng làm điều tương tự một lần
nữa. Ngược lại, khi họ thực hiện một hành động và bị trừng phạt, họ có xu
hướng tránh lặp lại hành vi đó trong tương lai. Khá đơn giản…
Những người tử tế có xu hướng đối xử với đối tác rất tốt. Rất thường
xuyên. Ngay cả khi họ không xứng đáng với nó. Bất kể đối tác đối xử với họ
như thế nào, người tử tế sẽ tiếp tục đối xử tốt với họ. Người tử tế thường
‘nghĩ’ rằng cư xử tốt như vậy thì một ngày nào đó sẽ được nhận ra. Nó sẽ
làm đối tác từ bỏ hành vi xấu của họ. Nhưng họ không nhận ra, những gì họ
đang DẠY cho đối tác bằng cách đối xử tốt với họ trong mọi hoàn cảnh.


Về bản chất, bằng cách liên tục tỏ ra tử tế, họ đang thưởng cho đối tác vì
những hành vi xấu của họ. Nếu bạn nấu cơm tối cho anh ta vào cái ngày
anh ta không tôn trọng bạn, bạn đã thưởng và khuyến khích hành vi đó tiếp
tục. Nếu bạn đưa cô ấy đi chơi vào những đêm cô ấy gắt gỏng, bạn đã đảm
bảo rằng cô ấy sẽ lặp lại điều đó.
Những người không-quá-tử tế có những ranh giới tốt hơn. Họ chỉ thưởng
đối tác khi đối tác kiếm được những phần thưởng đó. Họ cũng phớt lờ đối
tác khi họ không tôn trọng. Điều này dạy cho đối tác những gì họ sẽ và sẽ
không chịu đựng.
Kết quả là, bằng cách tỏ ra tử tế liên tục, họ thực sự khuyến khích người
khác đối xử tệ với mình. Họ thưởng cho những người đối xử tệ với họ và
làm cho hành vi đó có nhiều khả năng xảy ra trong tương lai. Nếu họ thỉnh

thoảng giữ lại phần thưởng, họ sẽ nhận được sự đối xử tốt hơn. Họ cũng
sẽ được người khác tôn trọng hơn.
3) Những người tử tế quá sẵn sàng
Nhìn chung, chúng ta tin rằng bất kỳ điều gì khan hiếm hoặc đòi hỏi nỗ lực
để đạt được, thì quý giá. Bất kỳ điều gì dễ dàng đạt được, hoặc phổ biến,
thì có lẽ rẻ tiền, ít giá trị. Dù điều này không phải lúc nào cũng đúng, nhưng
nó đủ đúng để trở thành giả định phổ biến, trong vô thức. Nó cũng được áp
dụng với mọi thứ…ngay cả con người.
Không may cho người tử tế, họ là bất kỳ điều gì, trừ sự khan hiếm. Họ hăm
hở làm hài lòng. Họ lúc nào cũng sẵn sàng buông rơi cuộc sống của họ và
vội vàng đi gặp đối tác. Họ hy vọng là hành động này sẽ dẫn đến sự biết ơn
và tôn trọng. Bằng cách làm cho bản thân sẵn sàng và loại bỏ những sự bất
tiện, họ hy vọng sẽ làm tình yêu dễ dàng hơn. Nhưng tất cả những hành
động sẵn sàng thực sự làm họ có vẻ ít giá trị.
Ngược lại, những anh chàng và cô nàng ‘hư’ lúc nào cũng ‘khó để có có
được’. Họ không bao giờ sẵn sàng, luôn luôn hủy kế hoạch và làm đối tác
thực hiện mọi việc theo cách của họ. Họ không làm gì cả ngoại trừ việc


phớt lờ và làm phiền người yêu của họ. Nhưng người yêu của họ thấy họ
quyến rũ, lôi cuốn, gây thèm muốn.
Những anh chàng và cô nàng ‘hư’ tỏ ra khan hiếm. Sự khan hiếm làm họ có
vẻ quý giá. Sự không sẵn sàng và phá vỡ kế hoạch của họ làm họ trông tự
tin và quan trọng. Làm cho người khác phải nỗ lực để có được thời gian
của họ mang lại ảo tưởng thời gian của họ là đáng giá. Phải buông bỏ mọi
thứ để ăn cắp một khoảnh khắc với họ làm người khác đánh giá cao thời
gian mà họ ‘cho’. Đó là ảo tưởng của sự khan hiếm.
Theo đó, người tử tế sẽ có lợi từ việc trở nên khan hiếm. Họ sẽ trông có giá
trị hơn nếu họ không bỏ mọi thứ để đến ngay với người yêu. Nếu họ trở
nên ‘khó đạt được’ một chút, người yêu của họ sẽ thấy họ lôi cuốn hơn.

Kết luận
Một lần nữa, ex của bạn không điên. Nhưng, những chức năng tâm lý của
họ làm họ xử lý mọi việc khác với những gì một người tử tế có thể hy vọng.
Liệu điều đó có nghĩa rằng bạn phải trở thành trai/gái hư để tìm thấy tình
yêu? Không. Nó có nghĩa là bạn cần lựa chọn đối với thời gian, sự chú ý và
sự tử tế của bạn. Đơn giản là hãy làm cho đối tác đầu tư lại cho bạn khi bạn
đầu tư vào họ. Thêm nữa, chỉ thưởng cho họ khi họ xứng đáng với nó và
phớt lờ họ khi họ không xứng đáng. Điều này sẽ cho họ thấy bạn là một
người đáng giá và quyến rũ với sự tự trọng.



×