Tải bản đầy đủ (.pdf) (42 trang)

Nghiên cứu các yếu tổ ảnh hưởng đến quá trình khai thác cảng biển và đề xuất các biện pháp phòng ngừa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.59 MB, 42 trang )

CHƯƠNG 1:

CÔNG TÁC ĐẢM BẢO AN TOÀN TRONG
HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC CẢNG BIỂN
1.1. Tổng quan
1.1.1. Cảng biển.
1.1.1.1. Khái niệm cảng biển

Cảng biển là khu vực bao gồm vùng đất cảng và vùng nước cảng, được xây
dựng kết cấu hạ tầng và lắp đặt trang thiết bị cho tàu biển ra vào hoạt động để xếp
dỡ hàng hóa, đón trả hành khách và thực hiện các dịch vụ khác ( điều 59 – Luật
HHVN).
1.1.1.2. Phân loại cảng biển (Theo Bộ luật HHVN và quy hoạch phát triển hệ thống
cảng biển Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030)

+ Theo quy mô và ý nghĩa cảng biển được phân thành:
- Cảng biển loại 1: là cảng biển đặc biệt quan trọng, có quy mô lớn phục vụ
cho việc phát triển kinh tế- xã hội của cả nước hoặc liên vùng.
- Cảng biển loại 2: là cảng biển quan trọng, có quy mô vừa phục vụ cho việc
phát triển kinh tế xã hội của vùng, địa phương.
- Cảng biển loại 3: là cảng biển có quy mô nhỏ phục vụ cho hoạt động của
doanh nghiệp.
+ Theo tính chất cảng biển được chia thành;
- Cảng mở: là tàu biển được mở ra cho tàu biển nước ngoài ra vào hoạt động
thương mại nhưng phải xin phép nước có cảng.
- Cảng đóng: là cảng có tầm quan trọng về an ninh, Quốc phòng, do đó nước
có cảng không cho tàu nước ngoài ra vào hoạt động thương mại.
+ Theo địa lý, khu vực cảng biển được chia thành:
- Nhóm 1: Nhóm cảng biển phía Bắc từ Quảng Ninh đến Ninh Bình.
- Nhóm 2: Nhóm cảng biển khu vực Bắc Trung Bộ từ Thanh Hóa đến Hà
Tĩnh.


- Nhóm 3: Nhóm cảng khu vực Trung Trung Bộ từ Quảng Ninh đến Quảng
Ngãi.
- Nhóm 4: Nhóm cảng khu vực Nam Trung Bộ từ Bình Định đến Bình
Thuận.
4


- Nhóm 5: Nhóm cảng biển khu vực Đông Nam Bộ (bao gồm cả Côn Đảo
và khu vực trên sông Soài Rạp thuộc tỉnh Long An).
- Nhóm 6: Nhóm cảng biển khu vực Đồng Bằng sông Cửu Long (bao gồm
cả đảo Phú Quốc và các đảo Tây Nam).
+ Theo công dụng cảng biển được chia thành:
- Cảng thương mại tổng hợp: là các cảng bốc xếp nhiều loại hàng hóa khác
nhau như hàng khô, hàng bách hóa, bao kiện, thiết bị, container.
- Cảng chuyên dụng: Cảng phục vụ cho 1 mặt hàng mang tính chất riêng biệt
như cảng dầu, cảng container, cảng than,…
1.1.1.3. Vai trò của cảng biển

+ Đối với ngoại thương: Cảng là nhân tố tạo điều kiện thuận lợi cho việc
phát triển đội tàu buôn và cho phép không bị lệ thuộc vào sự kiểm soát của các
nước khác. Ngoài ra cảng còn đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển và giữ
vững quan hệ thương mại với các nước khác.
+ Đối với công nghiệp: Cảng là nơi tác động trong việc xuất nhập khẩu máy
móc thiết bị, nguyên nhiên vật liệu.
+ Đối với nông nghiệp: tác động của cảng mang tính chất hai chiều, xuất
khẩu lúa gạo nông sản, nhập khẩu phân bón, máy móc thiết bị phục vụ cho nông
nghiệp.
+ Đối với nội thương: Cảng phục vụ xếp dỡ hàng hóa cho các phương tiện
vận tải nội địa, vận tải ven biển, và vận tải quả cảnh, là nhân tố tăng cường hoạt
động của nhiều cơ quan kinh doanh và dịch vụ khác.

+ Đối với thành phố cảng: Cảng là tiền đề cho thành phố cảng trở thành các
khu trung tâm công nghiệp lớn và tạo công ăn việc làm cho nhân dân thành phố.
1.1.1.4. Chức năng của cảng biển (Điều 61-BLHHVN)

- Đảm bảo an toàn cho tàu biển ra, vào hoạt động.
- Cung cấp phương tiện và thiết bị cần thiết cho tàu biển neo đậu, bốc dỡ
hàng hóa và đón trả hành khách.
- Cung cấp dịch vụ vận chuyển, bốc dỡ, lưu kho bãi và bảo quản hàng hóa
trong kho bãi.
- Để tàu biển và các phương tiện vận tải thủy trú ẩn, sửa chữa, bảo dưỡng
hoặc thực hiện các dịch vụ cần thiết trong trường hợp khẩn cấp.
- Cung cấp các dịch vụ khác cho tàu biển, người và hàng hóa.
5


1.1.2. Hoạt động khai thác cảng biển.
1.1.2.1. Các tác nghiệp tại cảng

Khu vực xếp dỡ hàng hóa tại cảng bao gồm:
 Khu vực cầu bến: chuyển tải hàng hoá trực tiếp từ tàu lên bờ và ngược lại.
 Khu vực kho bãi: nơi lưu trữ kho, bảo quản hàng hóa. Nơi đây hàng hóa
được bảo quản trước khi được xếp dỡ lên tàu để vận chuyển hoặc trước khi
hàng ra khỏi cảng.
 Khu vực chuyển tải: những vùng nước cảng biển cho phép tàu thuyền neo
đậu thực hiện chuyển tải hàng hóa, hành khách.
1.1.2.2. Các phương án xếp dỡ tại cảng

Hình 1-1. Một số phương án xếp dỡ hàng tại cầu bến

(1)- Tàu – cẩu tàu – xe nâng vào bãi.

(2)- Tàu – cẩu tàu – đầu kéo – xe nâng/ hạ bãi.
(3)- Tàu – cẩu bở - xe nâng hạ bãi.
(4)- Tàu – cẩu bờ - đầu kéo – xe nâng hạ bãi.
(5)- Tàu – cẩu tàu – xe tải chủ hàng (phương án chuyển thẳng )
(6)- Tàu – cẩu bờ - xe tải chủ hàng.

6


(7)- Ngoài ra, nếu xếp/dỡ hàng tại các khu vực chuyển tải là các vùng nước của
cảng, còn có phương án: Tàu – cẩu tàu – Salan hoặc ngược lại.
1.2. Cơ sở lý luận về an toàn trong hoạt động khai thác cảng biển
1.2.1. Phân loại hoạt động khai thác cảng
1.2.1.1. Phân loại hoạt động khai thác theo chức năng của cảng

- Xếp dỡ hàng hóa: Đây là chức năng vốn có của cảng, hoạt động này thể
hiện việc xếp dỡ hàng hóa tại tuyến cầu tàu (tuyến tiền phương) và tuyến bãi
(tuyến hậu phương). Hoạt động xếp dỡ được thực hiện bằng các thiết bị cơ giới có
tính chuyên dụng, một số cảng hiện đại xếp dỡ tại bãi có thể được thực hiện theo
phương án tự động hóa trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông
hiện đại với hệ thống phần mềm quản lý và khai thác bãi.
- Lưu kho, bãi hàng hóa: Lưu kho bãi hàng hóa qua cảng cũng là chức năng
quan trọng của cảng, để khai thác chức năng này, cảng chuẩn bị diện tích mặt
bằng, áp dụng công nghệ quản lý và khai thác bãi khoa học để thực hiện tốt chức
năng này phục vụ khách hàng. Các bãi của cảng thường được chia ra theo các tiêu
thức khác nhau:
- Theo chiều hàng: Bãi xuất, bãi nhập
- Theo chủ hàng
- Theo lượng hàng chứa trong container: container có hàng; container rỗng
- Theo kích thước container”: loại 20’ 40’ hay 60’

- Theo đặc thù hàng hóa chứa trong container: container bách hóa, container
đông lạnh, container lỏng, container khí...
Thời gian lưu bãi hoặc lưu kho đối với hàng hóa rất khác nhau, nó phụ thuộc
vào nhiều yếu tố chủ quan và khách quan bao gồm: các thủ tục liên quan đến hải
quan, công nghệ bảo quản và khai thác kho bãi, điều kiện mặt bằng, trang thiết bị,
chính sách khai thác....Và cũng có thể do ý muốn chủ quan của người gửi hay nhận
hàng (MTO).
- Đóng, rút hàng trong container tại kho CFS: Container vận tải đa phương
thức gồm hai loại, cont một chủ (FCL- Full Container Load), loại khác là cont
chung chủ (LCL- Less than Container Load). Đối với trường hợp thứ hai, trước khi
xuất tàu (đối với cont xuất) hoặc sau khi dỡ khỏi tàu (đối với cont nhập), cont sẽ
phải qua kho CFS thực hiện công đoạn đóng và rút hàng container.
- Hoạt động giao nhận hàng hóa: Hoạt động này liên quan trực tiếp đến
dòng hàng hóa ra và vào cảng. Hoạt động giao nhận là công đoạn đầu tiên (hàng
7


xuất) và công đoạn cuối cùng (hàng nhập) của toàn bộ quá trình hàng hóa tại cảng
để xếp xuống tàu hay dỡ từ tàu. Nó là hoạt động quan trọng, mang tính pháp lý về
sự chuyển giao trách nhiệm từ người gửi hàng hoặc người nhận hàng (MTO) với
cảng, vì vậy cần thiết kiểm tra, kiểm soát kỹ lưỡng các thông tin về hàng hóa giao
nhận cũng như đối tượng đưa hàng đến giao hoặc nhận với cảng. Hoạt động này
được diễn ra ở cổng ra vào và tại khu giao nhận trong bãi. Để đảm bảo hàng hóa
được giao nhận chính xác, an toàn và nhanh chóng, tại nhiều cảng cont trên thế
giới đã áp dụng các công nghệ quản lý, khai thác, kiểm tra, kiểm soát tiên tiến tại
cổng và khu vực bãi.
- Hoạt động khác: Ngoài các hoạt động khai thác cơ bản trên, cảng cont còn
có một số hoạt động khác như bảo dưỡng sửa chữa container, vận chuyển nội địa
các hàng hóa theo yêu cầu của chủ hàng, cung ứng thực phẩm, nước ngọt, vệ sinh
cont, vệ sinh tàu...

1.2.1.2. Phân loại hoạt động khai thác theo quy trình phục vụ tàu và hàng:

- Quy trình phục vụ tàu:
+ Quy trình tiếp nhận tàu:
Bước 1: Nhận thông báo tàu đến
Bước 2: Lập kế hoạch bố trí cầu bến và gửi thông báo “ Thông báo chấp
nhận tàu” cho đại diện hãng tàu.
Bước 3: Công tác manơ cập cầu bến
+ Quy trình giải phóng tàu:
Bước 1: Nhận các chứng từ về hàng hóa để lên kế hoạch làm hàng cho tàu
Bước 2: Lập kế hoạch giải phóng tàu, xác định rõ thời gian làm hàng, triển
khai kế hoạch đến từng đầu mối liên quan đến quy trình phục vụ.
Bước 3: Cập nhật thông tin vào hệ thống (hàng hóa, tàu, cảng xếp cảng dỡ.
ngày giờ tàu đi tàu đến...) để phục vụ hoàn tất hồ sơ cho hãng tàu sau này và phục
vụ quản lý khai thác.
Bước 4: Phát hành chứng từ phục vụ quản lý cont trong qúa trình làm hàng
Bước 5: Làm hàng
Bước 6: Hoàn thiện hồ sơ làm hàng
- Quy trình phục vụ container tại bãi:
+ Quy trình cảng nhận conainer hàng xuất

8


Bước 1: Xác định trọng lượng cont tại trạm cân
Bước 2: Làm thủ tục thương vụ và cấp phiếu giao nhận (EIR- Equipment
Interchange Receipt) cho lái xe (đại diện người gửi cont -MTO).
Bước 3: Kiểm tra kiểm soát và cho xe vào cổng
Bước 4: Xếp dỡ và nhận cont hàng xuất
Bước 5: Cho xe rời khỏi bãi xuất hướng theo cổng ra khỏi cảng (sau khi

hoàn tất các thủ tuc hải quan –nếu cần)
+ Quy trình cảng giao nguyên cont hàng nhập:
Bước 1: Làm thủ tục thương vụ cho khách hàng (đại diện của người nhận
hàng –MTO)
Bước 2: Kiểm tra kiểm soát và cho xe qua cổng vào bãi nhập
Bước 3: Xếp dỡ, bàn giao cont tại bãi nhập cho khách hàng.
Bước 4: Kiểm tra kiểm soát tại cổng ra sau khi hoàn tất thủ tục hải quan đối
với hàng hóa nhập.
Ngoài các quy trình trên, tuỳ theo từng cảng có thể xây dựng các quy trình
khác phục vụ công tác điều hành sản xuất và quản lý (quy trình cảng cấp cont rỗng
cho khách hàng, quy trình nhận container hàng nhập từ cảng khác về....)
Trong thực tế, tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố (trang thiết bị xếp dỡ, tình hình
nhân lực, mức cơ giới hóa và tự động hóa trong khai thác, mức độ ứng dụng công
nghệ quản lý và khai thác....) mà mỗi cảng xây dựng quy trình cho các tác nghiệp
cụ thể, nhằm đạt được hiệu quả khai thác và quản lý, nâng cao chất lượng dịch vụ
cung cấp cho khách hàng. Cơ sở lý luận về đảm bảo an toàn lao động và an toàn
giao thông tại cảng biển
1.2.2. Cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý về an toàn lao động
1.2.2.1. An toàn lao động và ý nghĩa của an toàn lao động trong hoạt động sản xuất
kinh doanh

“An toàn để sản xuất, Sản xuất phải an toàn”, khẩu hiệu đó không chỉ là sự
nhắc nhở, hướng dẫn chung cho tất cả các đối tượng tham gia hoạt động sản xuất
kinh doanh, đó còn là bản quy định tổng quát về trách nhiệm và nghĩa vụ của
người lao động, người sử dụng lao động trong mọi quá trình hoạt động sản xuất
kinh doanh.
An toàn trong sản xuất kinh doanh trước hết nói đến việc đảm bảo tính mạng
và sức khỏe của người lao động không bị tổn hại do bất cứ lý do gì trong khi tham
9



gia hoạt động sản xuất kinh doanh. An toàn trong sản xuất kinh doanh cũng luôn gắn
liền đến việc bảo đảm cơ sở vật chất kỹ thuật, tài sản của chủ cơ sở sản xuất kinh
doanh, của khách hàng và của mọi đối tượng tham gia quá trình sản xuất kinh
doanh. An toàn trong sản xuất kinh doanh còn phải chú trọng cả đến việc môi trường
nơi tổ chức sản xuất kinh doanh và môi trường xung quanh cơ sở sản xuất kinh
doanh không bị ảnh hưởng do quá trình sản xuất kinh doanh gây ra như ảnh hưởng
do việc xả khói, bụi và các chất thải không qua xử lý đúng quy định gây ra ô nhiễm
môi trường nước, môi trường không khí, kể cả việc gây tiếng ồn ảnh hưởng đến hoạt
động hay sức khỏe của người tham gia quá trình sản xuất kinh doanh hoặc dân cư
chịu ảnh hưởng bởi quá trình sản xuất kinh doanh.
Như vậy có thể nói, an toàn trong sản xuất kinh doanh là hoạt động của các
đối tượng tham gia quá trình sản xuất kinh doanh để đảm bảo không gây tổn hại
đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của bất cứ người nào tham gia quá trình sản xuất
kinh doanh và của môi trường liên quan đến việc tổ chức sản xuất kinh doanh đó.
*) Ý nghĩa của việc bảo đản an toàn trong hoạt động sản xuất kinh doanh:
+ An toàn sản xuất kinh doanh đảm bảo quyền lợi cho người lao động: Lợi
ích của người lao động chỉ có thể đảm bảo khi họ được đảm đảm tính mạng, sức
khỏe không bị ảnh hưởng do quá trình tham gia sản xuất kinh doanh. Gia đình và
người thân của người lao động chỉ có được hạnh phúc và đảm bảo cuộc sống khi
người lao động tránh được những tai nạn, những bệnh tật có thể mắc phải khi tham
gia hoạt động sản xuất. Người lao động bị tai nạn tử vong, tàn tật mắc bệnh khi
tham gia hoạt động sản xuất sẽ trở thành gánh nặng về kinh tế và tinh thần cho cả
gia đình mình, những đứa trẻ, con của người lao động bị nạn sẽ mất những cơ hội
được nuôi dưỡng, được học hành để có cuộc sống ổn định và đóng góp cho xã hội.
+ An toàn sản xuất kinh doanh đảm bảo lợi ích cho chủ doanh nghiệp. Bất cứ
khi nào xảy ra tình huống tai nạn lao động hoặc sự cố mất an toàn sản xuất kinh
doanh, chủ doanh nghiệp đều phải chịu trách nhiệm khắc phục sự cố, bồi thường
thiệt hại. Quá trình giải quyết sự cố phát sinh chi phí không đáng có đồng thời gây
thiệt hại về giảm sản lượng, giảm năng suất lao động do phải ngừng hoạt động.

Những sự cố xảy ra trong quá trình sản xuất, những vụ tai nạn, những nạn nhân
chịu hậu quả từ những sự cố đó đều là những nhân tố làm xấu đi hình ảnh của
doanh nghiệp trên thương trường.
+ An toàn sản xuất kinh doanh đảm bảo lợi ích cho toàn xã hội. Mọi trường
hợp mất an toàn sản xuất đều ảnh hưởng xấu đến xã hội. Người lao động bị tổn
thương hoặc tử vong luôn luôn là gánh nặng cho xã hội về trách nhiệm đối với bản
thân nạn nhân, người thân và gia đình họ. Dù trực tiếp hay gián tiếp thì gia đình
10


nạn nhân đều gặp khó khăn do ảnh hưởng từ vụ tai nạn. Người già, trẻ nhỏ là
những người thân của những nạn nhân sẽ không thể có cuộc sống bình thường cả
về vật chất và tinh thần, họ là những người chịu ảnh hưởng nhiều từ vụ tai nạn xảy
ra một cách gián tiếp. Nhiều trường hợp những đứa trẻ, con của những nạn nhân,
do không còn người nuôi dưỡng chính, đã lớn lên trong điều kiện thiếu thốn về vật
chất, tinh thần và giáo dục mà đã trở thành gánh nặng cho toàn xã hội.
Những trường hợp mất an toàn trong sản xuất cũng có thể gây tổn hại đến môi
trường sống của xã hội. Cháy, nổ, rò rỉ hóa chất, xả thải rác bẩn, độc hại ra môi
trường, gây tổn hại môi trường đất, nước, không khí… mà xã hội sẽ phải mất rất
nhiều công sức, tiền của để khắc phục. Nhiều trường hợp phá hoại môi trường sinh
thái, gây hậu quả nghiêm trọng, lâu dài cho xã hội.
Tóm lại, bảo đảm an toàn cho sản xuất là đảm bảo lợi ích trước mắt và lâu dài
cả về kinh tế, xã hội, môi trường… cho mọi đối tượng không chỉ cho người lao
động, người sử dụng lao động mà cho toán xã hội. Vì vậy, đảm bảo an toàn trong
mọi hoạt động của con người nói chung, trong hoạt động sản xuất nói riêng là trách
nhiệm, là đạo lý mà toàn xã hội phải nghiêm túc thực hiện.
1.2.2.2. Nội dung công tác bảo đảm an toàn trong hoạt động sản xuất

Việc nhận thức đầy đủ nội dung công tác bảo đảm an toàn lao động trong sản
xuất kinh doanh giúp cho người lao động, người sử dụng lao động xây dựng được

đầy đủ các quy trình phòng chống sự cố mất an toàn trong sản xuất kinh doanh.
Có thể nói, mọi hoạt động của con người nói chung, hoạt động sản xuất kinh
doanh nói riêng đều ẩn chưa nguy cơ mất an toàn. Tuy nhiên, để hệ thống hóa, có
thể phân loại ra thành nhóm các nguy cơ mất an toàn cũng nguyên nhân cơ bản gây
ra như sau:
Căn cứ theo ý thức của con người trong sản xuất kinh doanh, có các loại nguy
cơ và nguyên nhân sau:
+ Mất an toàn do các nguyên nhân chủ quan
+ Mất an toàn do các nguyên nhân khách quan
Phần lớn các trường hợp sự cố mất an toàn trong sản xuất kinh doanh xuất
phát từ các nguyên nhân chủ quan, từ nhận thức và ý thức trách nhiệm của người
sử dụng lao động và người lao động. Vì nhận thức chưa đúng và đầy đủ về ý nghĩa
của an toàn trong sản xuất kinh doanh mà người sử dụng lao động chưa xây dựng
được đầy đủ các quy trình phòng chống rủi ro mất an toàn, đồng thời việc kiểm tra,
đảm bảo thực hiện các quy trình, quy tắc an toàn trong hoạt động không được thực
hiện thường xuyên và đầy đủ.
11


Về phía người lao động, do nhận thức chưa đúng, chưa đầy đủ về an toàn lao
động, do chưa được huấn luyện hợp lý để thực hiện các quy trình và quy tắc an
toàn trong lao động, đồng thời chưa được giám sát, nhắc nhở, xử lý thường xuyên,
thích hợp từ người sử dụng lao động mà ý thức của họ chưa tốt, khi lao động đã
làm trái, hoặc bỏ qua cac bước hợp lý trong quy trình và quy tắc an toàn trong lao
động.
Những nguyên nhân khách quan gây ra mất an toàn trong sản xuất kinh doanh
của các doanh nghiệp cũng không ít. Thiên tai xảy ra như: bão lũ, lốc, xoáy, động
đất, sóng thần, cùng với những hiện tượng thời tiết cực đoan ngày càng xuất hiện
nhiều và khốc liệt hơn, làm cho công tác bảo đảm an toàn trong sản xuất kinh
doanh phải được đầu tư thực hiện đầy đủ và có khả năng hạn chế thiệt hại cao hơn.

Ngoài ra, trong một số trường hợp đầu tư công nghệ mới, kỹ thuật mới nhưng
chưa được kiểm nghiệm thực tế đầy đủ cũng có thể gây ra sự cố mất an toàn. Một
vài trường hợp xảy ra sự cố do sự phá hoại của các thế lực thù địch hay của các tổ
chức cực đoan cũng đòi hỏi người lao động và sử dụng lao động phải luôn tăng
cường cảnh giác phòng chống phá hoại.
Căn cứ vào tính chất thiệt hại, chia thành các nguy cơ mất an toàn về:
+ An tính mạng, sức khỏe con người
+ An toàn tài sản, trang thiết bị
+ An toàn môi trường
+ An toàn hỗn hợp
Thông thường mỗi sự cố mất an toàn xảy ra đều gây ra thiệt hại kép về con
người, tài sản và môi trường.
Căn cứ theo trách nhiệm pháp lý đối với sự cố mất an toàn, chi thành:
+ Mất an toàn do người lao động
+ Mất an toàn do người sử dụng lao động
+ Mất an toàn do bên thứ ba
Nhiều trường hợp mất an toàn xảy ra là lỗi của cả ba bên nói trên.
Căn cứ vào tính chất của sự cố mất an toàn, chia ra thành:
+ Mất an toàn đổ, gãy, vỡ, va đập (Cơ học)
+ Mất an toàn do rò rỉ, cháy, nổ hóa chất (Hóa chất)
+ Mất an toàn do các chất cháy, nổ (Cháy, nổ)
12


+ Mất an toàn do sự cố điện (Điện)
+ Mất an toàn do sự cố cấp, thoát nước (Nước)
+ Mất an toàn do chất xả, thải (Xả, thải)
+ mất an toàn giao thông
+ Tính chất khác
Căn cứ theo hướng tác động gây ra sự cố mất an toàn, chia thành:

+ Sự cố do tác động lực từ bên ngoài
+ Sự cố do lỗi ẩn tỳ, nội tỳ trong hàng hóa, tài sản…
1.2.2.3. Một số nội dung chính của các quy định pháp luật về an toàn lao động

Tại chương V, Nghị định 05/2015/NĐ-C.P ký ngày 12 tháng 01 năm 2015 về
hướng dẫn thi hành Luật lao động ban hành năm 2012, Chính Phủ quy định rõ về
kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất và trật tự, an toàn, vệ sinh lao động.
a.

Quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi của người lao động

Người sử dụng lao động phải quy định thời giờ làm việc bình thường trong 01
ngày, trong 01 tuần; ca làm việc; thời điểm bắt đầu, thời điểm kết thúc ca làm việc;
làm thêm giờ (nếu có); làm thêm giờ trong các trường hợp đặc biệt; thời điểm các
đợt nghỉ ngắn ngoài thời gian nghỉ giữa giờ; nghỉ chuyển ca; ngày nghỉ hàng tuần;
nghỉ hàng năm.
Đối với các công việc có tính chất đặc biệt trong lĩnh vực vận tải đường bộ,
đường sắt, đường thuỷ, đường hàng không, thăm dò khai thác dầu khí trên biển;
làm việc trên biển; trong lĩnh vực nghệ thuật; sử dụng kỹ thuật bức xạ và hạt nhân;
ứng dụng kỹ thuật sóng cao tần; công việc của thợ lặn, công việc trong hầm lò;
công việc sản xuất có tính thời vụ và công việc gia công hàng theo đơn đặt hàng;
công việc phải thường trực 24/24 giờ thì các bộ, ngành quản lý quy định cụ thể
thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi sau khi thống nhất với Bộ Lao động - Thương
binh và Xã hội và phải tuân thủ quy định tại Điều 108 của Bộ luật này.[1, Điều
115; 116;117]
b. Quy định về kỷ luật lao động:

Kỷ luật lao động là những quy định về việc tuân theo thời gian, công nghệ và
điều hành sản xuất, kinh doanh trong nội quy lao động.[1, Điều 118]
Kỷ luật lao động không chỉ áp dụng đối với người lao động mà áp dụng cả

cho người sử dụng lao động. Cụ thể là:

13


- Người sử dụng lao động sử dụng từ 10 người lao động trở lên phải có nội
quy lao động bằng văn bản.
- Nội dung nội quy lao động không được trái với pháp luật về lao động và quy
định khác của pháp luật có liên quan. Nội quy lao động bao gồm những nội dung
chủ yếu sau đây:
 Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;
 Trật tự tại nơi làm việc;
 An toàn lao động, vệ sinh lao động ở nơi làm việc;
 Việc bảo vệ tài sản và bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, sở hữu trí tuệ
của người sử dụng lao động;
 Các hành vi vi phạm kỷ luật lao động của người lao động và các hình thức
xử lý kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất.
- Trước khi ban hành nội quy lao động, người sử dụng lao động phải tham
khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở.
- Nội quy lao động phải được thông báo đến người lao động và những nội
dung chính phải được niêm yết ở những nơi cần thiết tại nơi làm việc.
- Người sử dụng phải đăng ký nội quy lao động [1, Điều 120], trong đó quy
định:
 Người sử dụng lao động phải đăng ký nội quy lao động tại cơ quan quản lý
nhà nước về lao động cấp tỉnh nơi đăng ký kinh doanh.
 Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày ban hành nội quy lao động, người sử
dụng lao động phải nộp hồ sơ đăng ký nội quy lao động.
 Khi nhận được đầy đủ hồ sơ đăng ký nội quy lao động, cơ quan quản lý nhà
nước về lao động cấp tỉnh cấp giấy xác nhận đã nhận hồ sơ đăng ký nội quy lao
động cho người sử dụng lao động

 Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký nội
quy lao động, nếu nội quy lao động có quy định trái với pháp luật thì cơ quan quản
lý nhà nước về lao động cấp tỉnh thông báo, hướng dẫn người sử dụng lao động
sửa đổi, bổ sung và đăng ký lại.
 Khi nhận được văn bản thông báo nội quy lao động có quy định trái với
pháp luật, người sử dụng lao động sửa đổi, bổ sung nội quy lao động, tham khảo ý
kiến của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở và thực hiện đăng ký lại nội
quy lao động.
14


 Trường hợp sửa đổi, bổ sung nội quy lao động đang có hiệu lực, người sử
dụng lao động phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ
sở và thực hiện đăng ký lại nội quy lao động.
 Nội quy lao động có hiệu lực sau thời hạn 15 ngày, kể từ ngày cơ quan quản
lý nhà nước về lao động cấp tỉnh nhận được hồ sơ đăng ký hoặc hồ sơ đăng ký lại
nội quy lao động.
 Người sử dụng lao động có chi nhánh, đơn vị, cơ sở sản xuất, kinh doanh đặt
ở nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm gửi nội quy lao động
sau khi có hiệu lực đến cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh nơi đặt chi
nhánh, đơn vị, cơ sở sản xuất, kinh doanh.
 Người sử dụng lao động sử dụng dưới 10 người lao động không phải đăng
ký nội quy lao động.
c. Quy định về trật tự, an toàn lao động, vệ sinh lao động tại nơi làm việc

- Quy định về trật tự tại nơi làm việc
Quy định phạm vi làm việc, đi lại trong thời giờ làm việc; văn hóa ứng xử,
trang phục; tuân thủ phân công, điều động của người sử dụng lao động (trừ trường
hợp thấy rõ nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, đe dọa nghiêm
trọng tính mạng và sức khỏe của mình). [3]

- Quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động tại nơi làm việc
Người sử dụng lao động và người lao động có trách nhiệm nắm vững các quy
định về an toàn, vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ; chấp hành biện pháp bảo
đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động, phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề
nghiệp; tuân thủ nội quy, quy trình, quy chuẩn, tiêu chuẩn an toàn lao động, vệ
sinh lao động; sử dụng và bảo quản phương tiện bảo vệ cá nhân; vệ sinh, khử độc,
khử trùng tại nơi làm việc.
Tuân thủ đúng và đầy đủ các nội dung quy định về an toàn, vệ sinh lao động
trong Bộ Luật lao động 2012, cụ thể như sau:
Mọi doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến lao động, sản
xuất phải tuân theo quy định của pháp luật về an toàn lao động, vệ sinh lao
động.[1, Điều 133]
Nhà nước đầu tư nghiên cứu khoa học, hỗ trợ phát triển các cơ sở sản xuất
dụng cụ, thiết bị an toàn lao động, vệ sinh lao động, phương tiện bảo vệ cá nhân.
Nhà nước khuyến khích phát triển các dịch vụ về an toàn lao động, vệ sinh lao
động. [1, Điều 134]
15


Trách nhiệm của các cấp chính quyền về Chương trình an toàn lao động, vệ
sinh lao động [1, Điều 135]:
+ Chính phủ quyết định Chương trình quốc gia về an toàn lao động, vệ sinh
lao động.
+ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết
định Chương trình an toàn lao động, vệ sinh lao động trong phạm vi địa phương và
đưa vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.
Trách nhiệm thực hiện Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động,
vệ sinh lao động [1, Điều 136]:
+ Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành,
địa phương xây dựng, ban hành và hướng dẫn tổ chức thực hiện các quy chuẩn kỹ

thuật quốc gia về an toàn lao động, vệ sinh lao động.
+ Người sử dụng lao động căn cứ tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia,
quy chuẩn kỹ thuật địa phương về an toàn lao động, vệ sinh lao động để xây dựng
nội quy, quy trình làm việc bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động phù hợp
với từng loại máy, thiết bị, nơi làm việc.
- Quy định về công tác bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động tại nơi
làm việc[1, Điều 137]
+ Khi xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo các công trình, cơ sở để sản xuất,
sử dụng, bảo quản, lưu giữ các loại máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm
ngặt về an toàn lao động, vệ sinh lao động thì chủ đầu tư, người sử dụng lao động
phải lập phương án về các biện pháp bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động
đối với nơi làm việc của người lao động và môi trường.
+ Khi sản xuất, sử dụng, bảo quản, vận chuyển các loại máy, thiết bị, vật tư,
năng lượng, điện, hoá chất, thuốc bảo vệ thực vật, việc thay đổi công nghệ, nhập
khẩu công nghệ mới phải được thực hiện theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an
toàn lao động, vệ sinh lao động hoặc tiêu chuẩn về an toàn lao động, vệ sinh lao
động tại nơi làm việc đã công bố, áp dụng.
- Quy định về Nghĩa vụ của người sử dụng lao động, người lao động đối với
công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động. [1, Điều 138]
*) Người làm công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động
+ Người sử dụng lao động phải cử người làm công tác an toàn lao động, vệ
sinh lao động. Đối với những cơ sở sản xuất, kinh doanh trong các lĩnh vực có
nhiều nguy cơ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và sử dụng từ 10 lao động trở
16


lên người sử dụng lao động phải cử người có chuyên môn phù hợp làm cán bộ
chuyên trách về công tác an toàn, vệ sinh lao động.
+ Người làm công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động phải được huấn
luyện về an toàn lao động, vệ sinh lao động.

d. Quy định về phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

- Quy định về kiểm định máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an
toàn lao động [1, Điều 147]
- Quy định về Kế hoạch an toàn lao động, vệ sinh lao động [1, Điều 148]
Hằng năm, khi xây dựng kế hoạch sản xuất, kinh doanh, người sử dụng lao
động phải lập kế hoạch, biện pháp an toàn lao động, vệ sinh lao động và cải thiện
điều kiện lao động.
- Quy định về Phương tiện bảo vệ cá nhân trong lao động [1, Điều 149]
+ Người lao động làm công việc có yếu tố nguy hiểm, độc hại được người
sử dụng lao động trang bị đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân và phải sử dụng
trong quá trình làm việc theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã
hội.
+ Phương tiện bảo vệ cá nhân phải đạt tiêu chuẩn về chất lượng.
- Quy định về Huấn luyện về an toàn lao động, vệ sinh lao động [1, Điều 150]
+Người sử dụng lao động, người làm công tác an toàn lao động, vệ sinh
lao động phải tham dự khóa huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động, kiểm
tra, sát hạch và cấp chứng chỉ, chứng nhận do tổ chức hoạt động dịch vụ huấn
luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động thực hiện.
+Người sử dụng lao động phải tổ chức huấn luyện về an toàn lao động, vệ
sinh lao động cho người lao động, người học nghề, tập nghề khi tuyển dụng và sắp
xếp lao động; hướng dẫn quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động cho người
đến thăm quan, làm việc tại cơ sở thuộc phạm vi quản lý của người sử dụng lao
động.
+Người lao động làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động,
vệ sinh lao động phải tham dự khóa huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động,
kiểm tra sát hạch và được cấp chứng chỉ.
- Quy định về Thông tin an toàn lao động, vệ sinh lao động [1, Điều 151]

17



Người sử dụng lao động phải thông tin đầy đủ về tình hình tai nạn lao động,
bệnh nghề nghiệp, các yếu tố nguy hiểm, có hại và các biện pháp bảo đảm an toàn
lao động, vệ sinh lao động tại nơi làm việc cho người lao động
- Quy định về Chăm sóc sức khỏe cho người lao động [1, Điều 152]
+ Người sử dụng lao động phải căn cứ vào tiêu chuẩn sức khỏe quy định cho
từng loại công việc để tuyển dụng và sắp xếp lao động.
+ Hằng năm, người sử dụng lao động phải tổ chức khám sức khoẻ định kỳ
cho người lao động, kể cả người học nghề, tập nghề; lao động nữ phải được khám
chuyên khoa phụ sản, người làm công việc nặng nhọc, độc hại, người lao động là
người khuyết tật, người lao động chưa thành niên, người lao động cao tuổi phải
được khám sức khỏe ít nhất 06 tháng một lần.
e. Quy định về phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp riêng cho lao động nữ

Trong Luật lao động, 2012, Điều 153 có những quy định cụ thể về chính sách
chung của Nhà nước đối với lao động nữ. Đồng thời trong Luật đó cũng cũng quy
định cụ thể nghĩa vụ của người sử dụng lao động đối với lao động nữ.
- Những công việc không được sử dụng lao động nữ:
+ Công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh đẻ và nuôi con theo danh
mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban
hành.
+ Công việc phải ngâm mình thường xuyên dưới nước.
+ Công việc làm thường xuyên dưới hầm mỏ.
f. Quy định về phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp riêng cho lao động
cao tuổi [1, Điều 166]

- Người lao động cao tuổi là người tiếp tục lao động sau độ tuổi theo quy định
tại Luật lao động.
- Người lao động cao tuổi được rút ngắn thời giờ làm việc hằng ngày hoặc

được áp dụng chế độ làm việc không trọn thời gian.
- Năm cuối cùng trước khi nghỉ hưu, người lao động được rút ngắn thời giờ
làm việc bình thường hoặc được áp dụng chế độ làm việc không trọn thời gian.
- Khi có nhu cầu, người sử dụng lao động có thể thoả thuận với người lao
động cao tuổi có đủ sức khỏe kéo dài thời hạn hợp đồng lao động hoặc giao kết
hợp đồng lao động mới theo quy định tại Chương III của Bộ luật lao động.

18


- Không được sử dụng người lao động cao tuổi làm những công việc nặng
nhọc, độc hại, nguy hiểm có ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ người lao động cao tuổi,
trừ trường hợp đặc biệt theo quy định của Chính phủ.
- Người sử dụng lao động có trách nhiệm quan tâm chăm sóc sức khoẻ của
người lao động cao tuổi tại nơi làm việc.
1.2.3. Cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý trong về an toàn giao thông trong hoạt động
khai thác cảng biển
1.2.3.1. Các hoạt động giao thông tại cảng biển.

Trong hoạt động khai thác cảng biển có các hoạt động giao thông như sau:
- Giao thông trên vùng đất cảng và các khu vực kết nối, gồm các loại sau:
+ Các loại phương tiện vận tải bộ của các Chủ hàng, các đơn vị dịch vụ;
+ Phương tiện vận tải của cảng;
+ Các loại thiết bị xếp dỡ bánh lăn;
+ Các loại xe chuyên dung: xe nâng, kéo mooc…;
+ Tàu hỏa, toa xe, đầu kéo….
- Giao thông của các phương tiện thủy tại khu nước của cảng:
+ Tàu buôn chở hàng;
+ Sa lan, tàu thủy nội địa; salan cung ứng, bontoon…
+ Tàu lai kéo đẩy;

+ Các loại ca nô làm nhiệm vụ;
+ Tàu cá, ghe xuồng của ngư dân…
1.2.3.2. Các loại tai nạn giao thông tại cảng và một số nguyên nhân chính.

- Tai nạn hàng hải:
+ Đâm va: giữa các phương tiện: Tàu – Tàu; Tàu – salan; Tàu – tàu cá….
+ Chìm đắm: lật tàu, thời tiết…
+ Mắc cạn: sa bồi, bãi ngầm…
+ Cháy nổ và các loại tai nạn khác…
Một số nguyên nhân:
+ Người điều khiển tàu hạn chế trình độ, thiếu mẫn cán;
+ Không tuân thủ quy định hành hải về cảnh giới, tốc độ an toàn
19


+ Hoa tiêu thiếu kinh nghiệm, vi phạm quy định dẫn tàu;
+ Sự gia tăng của tàu cá và các phương tiện thủy khác nhưng thiếu ý thức
khi chấp hành quy định;
+ Điều kiện khí tượng thủy văn biến đổi phức tạp, khó lường;
+ Kết cấu hạ tầng đảm bảo hàng hải chưa đảm bảo tương xứng với gia tăng
phương tiện và cảng biển
- Tai nạn giao thông bộ:
+ Đâm va giữa các phương tiện bộ: Xe – Xe; Xe – Tàu hỏa; Xe ô tô – thiết
bị xếp dỡ; Xe ô tô – kho bãi hàng (cổng, phân cách) ….
+ Lật xe, rơi vãi hàng;
+ Chạy quá tốc độ va chạm với người, công cụ mang hàng…
Một số nguyên nhân:
+ Ý thức tham gia giao thông của lái xe kém, coi thường các quy định của
Luật giao thông đường bộ và các quy định của cảng;
+ Chạy quá tốc độ quy định; đi trái chiều và luồng xe; Không tuân thủ quy

định vào khu vưc tác nghiệp xếp dỡ hàng;
+ Hệ thống biển báo hiệu, tín hiệu giao thông, vạch sơn chưa đầy đủ. Chưa
phân định chiều và luồng xe vào lấy, trả hang. Chưa cosquy định cụ thể vị trí đõ xe
chờ tác nghiệp xếp dỡ hàng hóa….
1.2.3.3. Các cơ sở pháp lý về an toàn giao thông trong khai thác cảng biển

a. Quy tắc an ninh cảng biển:
Văn bản pháp lý quan trọng quy định về an ninh, an toàn trong hoạt động của
cảng biển là Thông tư số 27/2011/TT-BGTVT, hướng dẫn về thực hiện Công ước
về an toàn sinh mạng con người trên biển, Luật quốc tế về an ninh tàu biển và cảng
biển. Theo Thông tư 27, các Quy tắc bảo đảm an ninh, an toàn cảng biển thuộc
trách nhiệm của các doanh nghiệp cảng biển phải tuân thủ nghiêm ngặt. Nội dung
cơ bản của công tác đó như sau [5]:
+ Thực hiện đánh giá an ninh cảng biển và xây dựng bản Đánh giá an ninh
cảng biển;
+ Xây dựng Kế hoạch an ninh cảng biển;
+ Thực hiện đánh giá nội bộ về an ninh cảng biển và tổ chức cuộc họp với đại
diện của các cơ quan quản lý chuyên ngành tại cảng biển để xem xét, đánh giá về
20


bản Đánh giá nội bộ an ninh cảng biển để được xác nhận hàng năm Giấy chứng
nhận phù hợp của cảng biển.
+ Tổ chức kiểm tra an ninh cảng biển theo từng nội dung cụ thể theo biểu
mẫu “Danh mục kiểm tra an ninh cảng biển” để đánh giá lại và xây dựng lại kế
hoạch an ninh cảng biển khi Giấy chứng nhận phù hợp của cảng biển hết hạn.
+ Đảm bảo có đủ cán bộ an ninh cảng biển và thành lập tổ chức an ninh cảng
biển (đối với các doanh nghiệp cảng quy mô lớn, gồm nhiều phân cảng trực thuộc
có thể thành lập Ban hoặc Phòng an ninh cảng biển - thành phần gồm đại diện
Lãnh đạo cảng, đại diện lãnh đạo phòng khai thác, tổ chức nhân sự, kỹ thuật, cán

bộ đã được huấn luyện về an ninh cảng biển và dự kiến sẽ được bổ nhiệm làm cán
bộ an ninh cảng biển; đối với các doanh nghiệp cảng có quy mô nhỏ gồm một hoặc
hai bến cảng (cầu cảng) trực thuộc có thể thành lập bộ phận an ninh cảng biển do
một thành viên Ban lãnh đạo cảng, các cán bộ phụ trách công tác bảo vệ cảng,
công tác khai thác hoặc kỹ thuật cảng, cán bộ đã được huấn luyện về an ninh cảng
biển và dự kiến sẽ được bổ nhiệm làm cán bộ an ninh cảng biển).
+ Thiết lập hệ thống an ninh cảng biển theo yêu cầu của Bộ luật quốc tế về an
ninh tàu và bến cảng (ISPS).
Mẫu của các văn bản Kế hoạch và Bản đánh giá an ninh, an toàn cảng biển
nói trên được quy định tại các Phụ lục kèm theo Thông tư số 27/2011/TT-BGTVT.
b. Nội quy cảng biển:
Tại mỗi khu vực cảng biển, Cảng vụ Hàng hải đều ban hành “Nội quy cảng
biển”, quy định cụ thể về hoạt động hàng hải tại cảng biển thuộc địa phận Cảng vụ
Hàng hải quản lý, trên cơ sở Nội quy này quy định cụ thể về hoạt động hàng hải tại
cảng biển thuộc địa phận và khu vực quản lý của Cảng vụ hàng hải
trên cơ sở quy định của Nghị định số 21/2012/NĐ-CP ngày 21 tháng 3 năm 2012
của Chính phủ về quản lý cảng biển và luồng hàng hải; Thông tư số 10/2013/TTBGTVT ngày 08 tháng 5 năm 2013 của Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn thực
hiện một số Điều của Nghị định số 21/2012/NĐ-CP;
c. Quy định của Doanh nghiệp cảng:
Mỗi doanh nghiệp cảng, ngoài việc ban hành Nội quy an toàn lao động và
quy định an toàn trong các Quy trình xếp dỡ, còn ban hành quy định đối với việc
tiếp nhận tàu, thuyền đến cảng; Quy định các phương tiện vận tải bộ vào, ra
cảng…. Những quy định này đều quy định chi tiết quy trình từng bước công việc
khi tiếp nhận tàu, salan, xe ô tô, xe chở hang, toa xe… đến cảng lấy và trả hang.

21


1.3. Những quy định của pháp luật về đảm bảo an toàn lao động và an toàn


giao thông trong hoạt động khai thác cảng biển
1.3.1. Những quy định chính của pháp luật về an toàn lao động
1.3.1.1. Luật lao động

- Về tuân thủ pháp luật về an toàn lao động, vệ sinh lao động
Mọi doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến lao động, sản
xuất phải tuân theo quy định của pháp luật về an toàn lao động, vệ sinh lao động
[Điều 133].
- Về bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động tại nơi làm việc [Điều
137]:
+ Khi xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo các công trình, cơ sở để sản xuất,
sử dụng, bảo quản, lưu giữ các loại máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm
ngặt về an toàn lao động, vệ sinh lao động thì chủ đầu tư, người sử dụng lao động
phải lập phương án về các biện pháp bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động
đối với nơi làm việc của người lao động và môi trường.
+ Khi sản xuất, sử dụng, bảo quản, vận chuyển các loại máy, thiết bị, vật tư,
năng lượng, điện, hoá chất, thuốc bảo vệ thực vật, việc thay đổi công nghệ, nhập
khẩu công nghệ mới phải được thực hiện theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an
toàn lao động, vệ sinh lao động hoặc tiêu chuẩn về an toàn lao động, vệ sinh lao
động tại nơi làm việc đã công bố, áp dụng.
- Về nghĩa vụ của người sử dụng lao động, người lao động đối với công
tác an toàn lao động, vệ sinh lao động [Điều 138]
*) Người sử dụng lao động có nghĩa vụ sau đây:
+ Bảo đảm nơi làm việc đạt yêu cầu về không gian, độ thoáng, bụi, hơi, khí
độc, phóng xạ, điện từ trường, nóng, ẩm, ồn, rung, các yếu tố có hại khác được quy
định tại các quy chuẩn kỹ thuật liên quan và các yếu tố đó phải được định kỳ kiểm
tra, đo lường;
+ Bảo đảm các điều kiện an toàn lao động, vệ sinh lao động đối với máy, thiết
bị, nhà xưởng đạt các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động, vệ sinh lao
động hoặc đạt các tiêu chuẩn về an toàn lao động, vệ sinh lao động tại nơi làm việc

đã được công bố, áp dụng;
+ Kiểm tra, đánh giá các yếu tố nguy hiểm, có hại tại nơi làm việc của cơ sở
để đề ra các biện pháp loại trừ, giảm thiểu các mối nguy hiểm, có hại, cải thiện
điều kiện lao động, chăm sóc sức khỏe cho người lao động;
22


+ Định kỳ kiểm tra, bảo dưỡng máy, thiết bị, nhà xưởng, kho tàng;
+ Phải có bảng chỉ dẫn về an toàn lao động, vệ sinh lao động đối với máy,
thiết bị, nơi làm việc và đặt ở vị trí dễ đọc, dễ thấy tại nơi làm việc;
+ Lấy ý kiến tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở khi xây dựng kế
hoạch và thực hiện các hoạt động bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động.
*) Người lao động có nghĩa vụ sau đây:
+ Chấp hành các quy định, quy trình, nội quy về an toàn lao động, vệ sinh lao
động có liên quan đến công việc, nhiệm vụ được giao;
+ Sử dụng và bảo quản các phương tiện bảo vệ cá nhân đã được trang cấp; các
thiết bị an toàn lao động, vệ sinh lao động nơi làm việc;
+ Báo cáo kịp thời với người có trách nhiệm khi phát hiện nguy cơ gây tai nạn
lao động, bệnh nghề nghiệp, gây độc hại hoặc sự cố nguy hiểm, tham gia cấp cứu
và khắc phục hậu quả tai nạn lao động khi có lệnh của người sử dụng lao động.
- Về tai nạn lao động [Điều 142]
+ Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng
nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao
động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động.
Quy định này được áp dụng đối với cả người học nghề, tập nghề và thử việc.
+ Người bị tai nạn lao động phải được cấp cứu kịp thời và điều trị chu đáo.
- Về kiểm định máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao
động [Điều 147]
Các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động phải
được kiểm định trước khi đưa vào sử dụng và kiểm định định kỳ trong quá trình sử

dụng bởi tổ chức hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động.
- Về kế hoạch an toàn lao động, vệ sinh lao động
Hằng năm, khi xây dựng kế hoạch sản xuất, kinh doanh, người sử dụng lao
động phải lập kế hoạch, biện pháp an toàn lao động, vệ sinh lao động và cải thiện
điều kiện lao động[Điều 148].
- Về phương tiện bảo vệ cá nhân trong lao động [Điều 149]
+ Người lao động làm công việc có yếu tố nguy hiểm, độc hại được người sử
dụng lao động trang bị đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân và phải sử dụng trong
quá trình làm việc theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
23


+ Phương tiện bảo vệ cá nhân phải đạt tiêu chuẩn về chất lượng.
- Về huấn luyện về an toàn lao động, vệ sinh lao động [Điều 150]
+ Người sử dụng lao động, người làm công tác an toàn lao động, vệ sinh lao
động phải tham dự khóa huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động, kiểm tra,
sát hạch và cấp chứng chỉ, chứng nhận do tổ chức hoạt động dịch vụ huấn luyện an
toàn lao động, vệ sinh lao động thực hiện.
+ Người sử dụng lao động phải tổ chức huấn luyện về an toàn lao động, vệ
sinh lao động cho người lao động, người học nghề, tập nghề khi tuyển dụng và sắp
xếp lao động; hướng dẫn quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động cho người
đến thăm quan, làm việc tại cơ sở thuộc phạm vi quản lý của người sử dụng lao
động.
+ Người lao động làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động,
vệ sinh lao động phải tham dự khóa huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động,
kiểm tra sát hạch và được cấp chứng chỉ.
+ Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định về điều kiện của tổ chức
hoạt động dịch vụ huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động; xây dựng chương
trình khung công tác huấn luyện về an toàn lao động, vệ sinh lao động; danh mục
công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, vệ sinh lao động.

1.3.1.2. Các văn bản dưới luật

Các văn bản dưới luật khác liên quan đến an toàn xếp dỡ hàng hóa, đóng mở
hầm tàu, lên xuống thang dây… cũng như an toàn sử dụng máy xếp dỡ, an toàn
trong giao nhận hàng hóa và an toàn chế tạo, bảo quản, sử dụng công cụ xếp dỡ.
1.3.2. Những quy định chính của pháp luật về an toàn giao thông trong hoạt động
khai thác cảng biển ở các khu vực: vùng nước, vùng đất cảng,…
1.3.2.1. Tại vùng nước cảng:

a. Trách nhiệm

- Không một quy định nào trong quy tắc này miễn trừ trách nhiệm của tàu
hay chủ tàu, thuyền trưởng hay thuyền bộ đối với các hậu quả do không nghiêm
chỉnh thực hiện các quy định trong Quy tắc này hoặc do việc xem nhẹ sự phòng
ngừa nào đó mà thực tế thông thường của người đi biển hoặc hoàn cảnh đặc biệt
đòi hỏi.
- Khi phân tích và vận dụng các quy định trong quy tắc này, cần phải hết sức
lưu ý đến mọi nguy hiểm đối với hàng hải, đâm va, đồng thời phải lưu ý tới mọi
hoàn cảnh đặc biệt bao gồm cả những hạn chế của tàu thuyền có liên quan bắt buộc
24


phải làm trái với những quy định trong Quy tắc này để tránh một nguy cơ trước
mắt.
b. Quy tắc hành trình và điều động

- Cảnh giới
Mọi tàu thuyền phải thường xuyên duy trì công tác cảnh giới bằng mắt nhìn
và tai nghe một cách thích đáng, đồng thời phải sử dụng tất cả các thiết bị sẵn có
phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện hiện tại để đánh giá đầy đủ tình huống và nguy

cơ đâm va.
- Tốc độ an toàn
Mọi tàu thuyền phải luôn luôn giữ mọi tốc độ an toàn để có thể chủ động xử
lý có hiệu quả khi tránh va và có thể dừng hẳn lại ở khoảng cách giới hạn cần thiết
trong những hoàn cảnh và điều kiện cho phép.
- Nguy cơ đâm va
+ Mọi tàu thuyền phải sử dụng tất cả các thiết bị sẵn có thích hợp với hoàn
cảnh và điều kiện hiện tại để xác định có nguy cơ đâm va hay không. Nếu chưa
khẳng định được điều đó thì phải coi như đang tồn tại nguy cơ đâm va;
+ Nếu thiết bị radar của tàu đang ở trạng thái làm việc thì phải sử dụng nó
một cách triệt để, thích hợp quan sát ở thang tầm xa lớn và sớm phát hiện nguy cơ
đâm va và tiến hành đồ giải tránh va radar hoặc theo dõi một cách có hệ thống các
mục tiêu đã được phát hiện.
+ Tránh việc đưa ra những kết luận dựa trên cơ sở những thông tin chưa đầy
đủ, đặc biệt đối với những thông tin do radar cung cấp.
+ Trong việc xác định có nguy cơ đâm va hay không phải tính đến các yếu
tố sau:
Có nguy cơ đâm va, khi phương vị la bàn của tàu thuyền đang đến gần
không thay đổi rõ rệt.
Đôi khi nguy cơ đâm va vẫn có thể xảy ra ngay cả khi quan sát thấy phương
vị thay đổi rõ rệt, đặc biệt là khi đến gần một tàu rất lớn hoặc một đoàn tàu lai hay
một tàu thuyền khác ở khoảng cách ngắn.
- Điều động tránh va
+ Bất cứ một điều động nào để tránh va theo quy định tại Phần này, nếu
hoàn cảnh cho phép phải được tiến hành một cách dứt khoát, kịp thời và phù hợp
với kinh nghiệm của người đi biển lành nghề.
25


+ Mọi thay đổi về hướng đi hay tốc độ hoặc cả hai cùng một lúc để tránh va,

nếu hoàn cảnh cho phép, phải thay đổi đủ lớn để tàu thuyền khác có thể nhận biết
dễ dàng bằng mắt thường hay bằng radar; phải tránh thay đổi hướng đi hay tốc độ
hoặc cả hai cùng một lúc một cách lắt nhắc từng tý một.
+ Nếu có vùng nước đủ rộng, thì chỉ cần thay đổi hướng đi đơn thuần đã có
thể coi là hành động có hiệu quả nhất để tránh rơi vào tình trạng quá gần tàu
thuyền kia, với điều kiện là việc điều động đó phải tiến hành kịp thời, có hiệu quả
và không dẫn tới một tình huống quá gần khác.
+ Hành động tránh va với tàu thuyền khác là hành động dẫn đến việc tàu
thuyền đi qua nhau ở khoảng cách an toàn. Hiệu quả của hành động tránh va phải
được kiểm tra thận trọng cho đến khi tàu thuyền kia đã hoàn toàn đi qua và ở xa
tàu thuyền mình.
+ Nếu cần thiết để tránh va hay để có thêm thời gian nhận định hết các tình
huống, tàu thuyền phải giảm bớt tốc độ hay phải phá trớn tới bằng cách ngừng máy
hoặc cho máy chạy lùi.
- Hành trình trong luồng hẹp
+ Tàu thuyền đi trong luồng hẹp hay kênh đào, nếu điều kiện thực tế cho
phép và đảm bảo an toàn, phải bám càng sát càng tốt mép bên phải của luồng hay
kênh.
+ Tàu thuyền có chiều dài nhỏ hơn 20m hoặc tàu thuyền buồm không được
gây trở ngại cho tàu thuyền chỉ có thể hành trình an toàn trong phạm vi giới hạn
của luồng hẹp.
+ Tàu thuyền đang đánh cá không được gây trở ngại cho những tàu thuyền
khác đang hành trình trong phạm vi giới hạn của luồng hẹp.
+ Tàu thuyền không được cắt ngang qua luồng hẹp, nếu việc đó gây trở ngại
cho tàu thuyền chỉ có thể hành trình an toàn trong phạm vi giới hạn của luồng hẹp
đó.
+ Tàu thuyền đi đến gần khúc ngoặt hoặc đi đến gần đoạn luồng hẹp tưong
tự mà tàu thuyền khác có thể không nhìn thấy do chướng ngại vật che khuất, thì
phải hành trình đặc biệt thận trọng và tăng cường cảnh giới, đồng thời phải phát
âm hiệu thích hợp quy định.

+ Nếu hoàn cảnh cho phép, mọi tàu thuyền phải tránh thả neo trong luồng
hẹp.
- Hành trình trên các hệ thống phân luồng
26


+ Điều khoản này áp dụng đối với hệ thống phân luồng đã được Tổ chức
Hàng hải quốc tế chấp nhận và nó không giảm nhẹ nghĩa vụ cho bất kỳ tàu thuyền
nào đối với quy định tại bất kỳ điều khoản nào khác.
+ Tàu thuyền hành trình trong hệ thống phân luồng phải theo quy định.
+ Nếu thực tế cho phép, tàu thuyền phải hết sức tránh đi cắt ngang hệ thống
phân luồng, nhưng nếu bắt buộc phải cắt ngang hệ thống phân luồng thì phải đi
theo hướng mũi tàu tạo với hướng chính của luồng một góc càng gần 900 càng tốt.
+ Thông thường, tàu thuyền không phải là tàu thuyền vào, rời hoặc cắt
ngang hệ thống phân luồng thì không được đi vào hoặc cắt ngang đường phân cách
hoặc dải phân cách của hệ thống phân luồng.
+ Tàu thuyền hành trình trong những khu vực gần đoạn cuối của hệ thống
phân luồng phải hết sức thận trọng.
+ Trong chừng mực có thể được, tàu thuyền tránh thả neo trong phạm vi hệ
thống phân luồng hoặc trong các vùng gần hai đầu hệ thống phân luồng.
+ Tàu thuyền không sử dụng hệ thống phân luồng phải hành trình cách xa hệ
thống đó một khoảng cách tương đối lớn.
+ Tàu thuyền đang đánh cá không được cản trở đường đi của bất kỳ tàu
thuyền nào đang hành trình trong hệ thống luồng.
+ Tàu thuyền có chiều dài dưới 20m hoặc tàu thuyền buồm không được cản
trở đường đi của các tàu thuyền máy đang hành trình trong hệ thống luồng.
+ Tàu thuyền bị hạn chế khả năng điều động khi làm nhiệm vụ bảo đảm an
toàn hàng hải trong hệ thống phân luồng được miễn trừ việc thực hiện các yêu cầu
quy định tại Điều này đến chừng mực cần thiết để thực hiện công việc đó.
+ Tàu thuyền bị hạn chế khả năng điều động khi tiến hành công việc đặt, bảo

dưỡng hoặc thu hồi cáp ngầm trong phạm vi hệ thống phân luồng được miễn trừ
việc thực hiện các yêu cầu quy định tại Điều này đến chừng mực cần thiết để thực
hiện những công việc đó.
c. Hành trình của tàu thuyền khi tầm nhìn xa bị hạn chế

+ Điều này áp dụng đối với các những tầu thuyền không nhìn thấy nhau
bằng mắt thường khi hành trình trong hay gần những vùng mà tầm nhìn xa bị hạn
chế.

27


+ Mọi tàu thuyền phải hành trình với tốc độ an toàn phù hợp với hoàn cảnh
thực tế xảy ra và điều kiện tầm nhìn xa bị hạn chế. Tàu thuyền máy phải chuẩn bị
máy sẵn sàng để có thể điều động được ngay tức khắc khi cần thiết.
+ Khi áp dụng các quy định này, mọi tàu thuyền phải hết sức thận trọng, cân
nhắc hành động cho phù hợp với hoàn cảnh thực tế và điều kiện tầm nhìn xa bị hạn
chế.
+ Tàu thuyền chỉ phát hiện được một tàu thuyền khác bằng radar phải xác
định xem tình huống có dẫn tới quá gần nhau và (hoặc) có xảy ra đâm va không,
nếu có tình trạng đó xảy ra thì phải có những biện pháp xử lý kịp thời, nếu biện
pháp sẽ chọn là thay đổi hướng đi thì trong chừng mực có thể được, tránh:
Thay đổi hướng đi về phía bên trái, nếu tàu thuyền khác đang ở trước trục
ngang và không phải là tàu thuyền đang bị vượt;
Thay đổi hướng đi về phía tàu thuyền đang ở vị trí chính ngang hoặc ở phía
sau hướng chính ngang của tàu mình.
+ Trừ khi đã khẳng định được là không có nguy cơ đâm va, mọi tàu thuyền
khi nghe được âm hiệu xa mù của một tàu thuyền khác ước chừng ở phía trước trục
ngang của mình hay khi không thể tránh được tình huống quá gần tàu thuyền khác
đang ở phía trước trục ngang thì phải giảm tốc độ đến mức thấp nhất, đủ để cho tàu

ăn lái. Nếu xét thấy cần thiết phải phá trớn và trong mọi tình huồng phải hết sức
thận trọng cho đến khi không có nguy cơ đâm va nữa.
d. Đèn và dấu hiệu

Được quy định cụ thể về tầm nhìn xa của đèn, tàu thuyền máy đang hành
trình,… tại Thông tư 19/2013/TT-BGTVT ngày 06 tháng 08 năm 2013 của Bộ
trưởng Bộ Giao thông vận tải về quy định việc áp dụng Quy tắc quốc tế về phòng
ngừa đâm va tàu thuyền trên biển.
d. Tín hiệu âm thanh và tín hiệu ánh sáng

Được quy định cụ thể về thiết bị phát tín hiệu âm thanh, tín hiệu điều động
và tín hiệu cảnh báo,… tại Thông tư 19/2013/TT-BGTVT ngày 06 tháng 08 năm
2013 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải về quy định việc áp dụng Quy tắc quốc
tế về phòng ngừa đâm va tàu thuyền trên biển.
1.3.2.2. Tại vùng đất cảng:

- Đối với các phương tiện vận tải của Chủ hàng:
Các phương tiện đến cảng đều phải tuân theo quy định của Luật giao thông
đường bộ về tốc độ, chiều, luồng xe; hệ thống biển báo, tín hiệu và các quy định tại
28


×