Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

8 CÁCH tẩy GIUN HIỆU QUẢ CHO bé mà KHÔNG cần DÙNG THUỐC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (150.04 KB, 3 trang )

8 CÁCH T Ẩ
Y GIUN HI Ệ
U QU Ả CHO BÉ MÀ KHÔNG C Ầ
N DÙNG
THU Ố
C
2/02/2015 | 9:16 AM

643
8 cách tẩy giun hiệu quả cho bé mà không cần dùng thuốc
Đôi khi chính những thực phẩm hàng ngày ngoài vai trò cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho bé
thì còn có thể có tác dụng giúp bé tẩy giun nữa đấy!

Mẹo dân gian tẩy giun cực nhạy cho trẻ

Tẩy giun cho bé bằng những bài thuốc dân gian

Bé ăn nhiều nhưng chậm tăng cân: Nguyên nhân và Giải pháp

1. Tỏi

Ảnh: Sưu tầm Internet
Tỏi là một vị thuốc rất tốt cho sức khỏe
Tỏi cũng là một trong các bài thuốc dân gian giúp tẩy giun cho bé. Mẹ hãy lấy tỏi đã bóc võ,
giã nát. Sau đó, cho tỏi vào nước đun sôi để nguội với tỷ lệ 1/10, ngâm trong 1-2 giờ. Tiếp
theo, lấy nước cốt ngâm tỏi qua gạc lọc. Cuối cùng, trộn đều nước cốt tỏi với lòng đỏ trứng
gà.
Sử dụng dung dịch này thụt rửa hậu môn cho trẻ hàng ngày liên tục từ 3-5 ngày để trị giun
kim. Ngoài ra, mẹ cũng có thể dùng tỏi giã nát trộn với dầu vừng hoặc dầu lạc bôi vào hậu
môn để trị giun kim cho trẻ.
2. Đu đủ


Nhắc đến các bài thuốc trị giun hiệu quả cho trẻ nhỏ, các mẹ không thể bỏ quên đu đủ. Đu đủ
là loại quả rất bổ dưỡng, xuất hiện nhiều ở vùng khí hậu nhiệt đới. Với một nguồn dồi dào các
chất chống oxy hóa và các vitamin, khoáng chất khác nhau, đu đủ có tác dụng tích cự đối với
sức khỏe của trẻ.


Trong điều trị giun kim, mẹ có thể cho bé ăn đu đủ chín vào buổi sáng lúc đói, ăn liên tục 3-5
ngày. Nhựa cây đu đủ mới có tác dụng mạnh đối với sán. Nhựa đu đủ có nhiều thành phần,
trong đó có men papain, được điều chế làm thuốc trị giun. Chúng có tác dụng với giun đũa,
giun kim, sán lợn nhưng không tác dụng với giun móc. Lưu ý, người mắc bệnh loét dạ dày và
trẻ em không nên dùng loại thuốc trên để tránh gặp nguy hiểm.
Ngoài ra, đu đủ chứa các enzyme tự nhiên với thành phần chính là papain hỗ trợ tiêu hóa
protein, hữu ích trị chứng ợ nóng, táo bón, cảm giác ăn không ngon miệng, tiêu chảy, ngăn
ngừa loét dạ dày, giảm đau và đẩy nhanh quá trình chữa lành vết thương, vết bầm tím… Mẹ
giữ thói quen cho trẻ ăn đu đủ sau bữa ăn giúp thúc đẩy hệ tiêu hóa hiệu quả.
3. Cà rốt
Tinh dầu của cà rốt có thể giúp tẩy giun cho trẻ em rất tốt. Hàng ngày, nếu mẹ cho con ăn
sống, uống nước ép hay ăn chín cũng có thể giúp cho trẻ tránh nguy cơ mắc giun sán. Đối với
người lớn, cà rốt được sử dụng trong các món ăn chay rất phù hợp, dùng 300g cà rốt xay
nhuyễn, trộn đều với sữa chua sẽ giúp tẩy giun sán và làm sạch ruột. Ngoài ra, loại quả này
cũng trị bệnh viêm đường tiêu hóa và tiêu chảy.
4. Rau sam
Rau sam là món ngon không quá xa lạ nhưng lại là “vị thuốc trị giun” cực kỳ hiệu quả cho bé.
Khi bé có những dấu hiệu nhiễm giun, mẹ chỉ cần rửa sạch 50g rau sam tươi thêm một ít muối
sau đó giã nát. Chắt lấy nước cho bé uống. Mẹ có thể pha thêm ít đường (không quá ngọt)
cho bé dễ uống trong khoảng 3 – 5 ngày liền.
5. Hạt cau khô
Để điều trị giun sán cho trẻ, mẹ có thể dùng hạt của quả cau phơi khô kết hợp với hạt bí ngô.
Do hạt cau có độc nên người dùng cần tuân thủ khối lượng như sau: trẻ dưới 10 tuổi dùng
30g hạt cau, phụ nữ và đàn ông nhỏ người dùng 50-60g, người cao lớn uống 80g. Mẹ hãy lấy

lượng hạt cau phù hợp, thêm 500ml nước đem đun, nhỏ một ít dung dịch gelatin 2,5% vào
đến khi kết tủa để gạn lọc. Đun tiếp còn 150-200ml rồi uống.
6. Hạt bí ngô
Sử dụng hạt bí ngô cũng là một trong các cách tẩy giun cho trẻ rất hiệu quả mà các mẹ có thể
tin tưởng. Hạt bí ngô có chứa các a-xít amin, a-xít béo không bão hòa, carbohydrate và nhiều
vitamin B, C, D, E, K cùng những khoáng chất can-xi, ka-li, phốt pho. Hạt bí ngô giúp điều trị ký
sinh trùng như giun, sán rất hiệu quả. Các tài liệu cho thấy, khi trẻ bị giun, mẹ nên cho con
dùng hạt bí ngô khi đói bụng để có thể tẩy được giun, sán.


Ảnh: Sưu tầm Internet
Hạt bí ngô có thể tẩy được giun, sán
7. Lá mơ lông
Nhắc đến các cách tẩy giun cho trẻ, các mẹ hãy thử dùng lá mơ lông xem sao. Nếu trẻ bị
nhiễm giun đũa thì lấy khoảng 50g lá mơ rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước cốt cho thêm một ít
muối hòa tan rồi uống. Uống vào buổi sáng lúc đói, sau 2-3 ngày giun sẽ ra hết.
8. Bồ công anh
Mặc dù vòng đời của bồ công anh kéo dài từ xuân sang thu, lá trở nên đắng hơn vào mùa thu.
Tác dụng của bồ công anh là điều trị trì trệ, và rất hiệu quả khi kết hợp với bí đỏ để trục xuất
giun sán đang bị say ra khỏi cơ thể.
Trẻ bị nhiễm giun sán rất nguy hiểm, các phụ huynh nên phòng ngừa cho trẻ bằng cách dạy
bé rửa tay thường xuyên, cắt móng tay, ăn thức ăn nấu chín, đồng thời thường xuyên tẩy giun
để trẻ có thể hấp thu chất dinh dưỡng vào cơ thể phát triển khỏe mạnh.



×