Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

nghiên cứu thực trạng văn hóa tổ chức tại Vietnam Airlines

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (68.92 KB, 12 trang )

Văn hóa tổ chức
Văn hóa tổ chức vốn không còn là vấn đề xa lạ đối với các
doanh nghiệp. ở việt nam, văn hóa tổ chức cũng đã dần được chú
trọng hơn, trong đó có hãng hàng không quốc gia vietnam airlines.
Là hãng hàng không chính thức đầu tiên ở việt nam, vietnam
airlines đã có cho mình một chặng đường dài phát triển. song song
với chặng đường phát triển dịch vụ, vietnam airlines đã sớm có
những định hình về văn hóa tổ chức cho riêng mình để rồi phát
triển nó và đưa tên tuổi của vietnan airlines ra khắp thế giới. là một
trong 20 thành viên của tổng công ty hàng không việt nam,
vietnam airlines không những không bị hòa tan mà còn tự vươn
lên khẳng định minh nhờ những đặc trưng riêng biệt nhưng lại rất
việt nam. Cho đến nay, dù là trong mắt con người việt nam hay
bạn bè quốc tế, vietnam airlines vẫn luôn là hãng hàng không đẳng
cấp hàng đầu tại việt nam.
Để có thể hiểu rõ hơn về văn hóa tổ chức trong hãng hàng
không quốc gia vietnam airlines, em lựa chọn đề tài “ nghiên cứu
thực trạng văn hóa tổ chức của hãng hàng không quốc gia việt nam
– vietnam airlines”. Qua đó, tìm hiểu về thực trạng cũng như đưa
ra một số giải pháp đóng góp vào quá trình xây dựng văn hóa tổ
chức của hãng.
Bài tiểu luận gồm 3 phần
Phần I khái quát chung về vhtc của hãng hàng không quốc gia
việt nam – vietnam airlines
Phần II thực trạng văn hóa tổ chức của vietnam airlines
Phần II đề xuất một số giải pháp về văn hóa tổ chức của
vietnam airlines


Phần I
1 khái niệm văn hóa tổ chức


Có thể nói, văn hóa là tính cách của 1 tổ chức. ở một mức độ
khác, văn hóa là những giả định, giá trị, những chuẩn mực, biêtu
tượng của các thành viên trong tổ chức. có nhiều cách định nghĩa
văn hóa tổ chức khác nhau.
Theo robbin: vhtc là 1 hệ thống ý nghĩa chung hàm giữ bởi các
thành viên của tổ chức mà qua đó phân biệt tổ chức này với tổ
chức khác
Còn theo elliott jaques, vhtc là cách nghĩ, thói quen, truyền
thống và cách làm việc trong tổ chức được chia sẻ bởi tất cả thành
viên trong tổ chức.
Nói cách khác, vhtc là hệ thống những giá trị, niềm tin, những
quy phạm được chia sẻ bởi toàn bộ thành viên trong tổ chức và
hướng dẫn những hành vi của người lao động trong tổ chức
2 giới thiệu về tổ chức
Lịch sử của Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam bắt đầu từ
tháng Giêng năm 1956, khi Cục Hàng không Dân dụng được
Chính phủ thành lập, đánh dấu sự ra đời của Ngành Hàng không
Dân dụng ở Việt Nam. Tháng 4 năm 1993, Hãng Hàng không
Quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) chính thức hình thành với
tư cách là một đơn vị kinh doanh vận tải hàng không có quy mô
lớn của Nhà nước. VNA là nòng cốt của Tổng công ty Hàng không
VN có trụ sở tại Số 200 Nguyễn Sơn, P.Bồ Đề, Q.Long Biên, Hà
Nội. VNA được cấp mã số doanh nghiệp 0100107518 ngày
30/06/2010.
Sau hơn 20 năm phát triển, VNA đã vươn lên trở thành hãng
hàng không có quy mô lớn với đội máy bay hiện đại, có uy tín, có
bản sắc và vị thế trong khu vực. Và cũng không biết từ khi nào,
đối với bạn bè quốc tế, VNA đã trở thành một “đại sứ văn hóa”
thân thiện. Có lẽ không thể phủ nhận rằng VNA chính là một biểu



tượng văn hóa của dân tộc Việt Nam. Từ cánh cò mảnh mai dịu
dàng của những năm đầu thành lập đến hình tượng bông sen vàng
với tư thế vững chãi vươn cao trên bầu trời, từ những tà áo dài
mềm mại thướt tha cùng những nụ cười thân thiện rạng rỡ... tất cả
đều phản ánh giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam,
khơi dậy sự trân trọng cùng những tình cảm đặc biệt của bất cứ ai
khi ngắm nhìn.
Để có được danh hiệu “đại sứ văn hóa” đó, “văn hóa” đã thấm
nhuần vào sâu trong lòng VNA. Đó chính là những tinh hoa của
văn hóa Việt Nam. Là nền văn hóa vốn đã có sẵn trong mỗi người
con Việt. VNA đã khơi dậy những tinh túy ấy, đưa vào trong tổ
chức và lan tỏa nó tới khắp thế giới. trong hơn 2 thập kỉ phát triển,
VNA đã xây dựng thành công một nền văn hóa mạnh và bền vững,
được không chỉ người dân trong nước mà còn cả bạn bè quốc tế
ghi nhận.


Phần II thực trạng
Văn hóa của một tổ chức thường được biểu hiện rõ nét nhất
thông qua các biểu hiện trực quan và phi trực quan. ở VNA, các
biểu hiện này cũng khá rõ nét.
2.1 biểu hiện trực quan
2.1.1 đặc điểm kiến trúc
Đặc điểm kiến trúc thường được chia làm 2 loại là kiến trúc
ngoại thất và thiết kê nội thất công sở. Các kiến trúc ngoài thất
được quan tâm bởi nó có thể ảnh hưởng đến hành vi của con người
về cách giao tiếp, phản ứng và thực hiện công việc. đối với các
thiết kế nội thất công sở, chúng thường được thể hiện rõ ràng
thông qua các tiêu chuẩn màu sắc, kiểu dáng bao bì, thiết kế nội

thất, mặt bằng, trang phục,… tất cả các yếu tố này đều được sử
dụng để tạo ấn tượng thân quen, thiện chí và hấp dẫn.
ở vnairlines, đặc điểm kiến trúc cũng đã được thể hiện rất rõ
ràng. Kiến trúc của VNA được dựa trên 3 gam màu chính là xanh
nước biển ,vàng kim và trắng. Từ kiến trúc ngoại thất cho đến các
thiết kế nội thất, thậm chí là logo và đồng phục của hãng đều sở
hữu những màu sắc này. Khi đứng cạnh nhau, 3 màu xanh, trắng,
vàng làm nổi bật nhau lên, góp phần tạo ấn tượng mạnh cho mọi
người. màu xanh tượng trưng cho bầu trời, cũng chính là sự hài
hòa trong thái độ của đội ngũ nhân viên. màu vàng thể hiện đẳng
cấp trong chất lượng, sự hoàn hảo và sang trọng. màu trắng đóng
vai trò trung gian, trung hòa giữa 2 màu xanh và vàng, tạo sự hài
hòa về tổng thể.
trụ sở chính của VNA được thiết kế dạng khối chữ nhật với rất
nhiều cửa sổ ở hai khối hai bên. Khối chính giữa được lắp kính
toàn bộ thể hiện quan điểm không ngừng mở rộng tầm nhìn (phụ
lục).về nội thất công sở, các đại lý của VNA cũng được thiết kế rất
tao nhã và sang trọng. không gian của đại lý là không gian mở,


mang đậm dấu ấn của VNA và còn tạo ra cảm giác thân thiện cho
khách hàng.
2.1.2 nghi lễ
Nghi lễ là những hoạt động được dự kiến từ trước và được
chuẩn bị kĩ lưỡng dưới hình thức các hoạt động, sự kiện văn hóaxã hội được thực hiện định kì hoặc bất thường nhằm thắt chặt mối
quan hệ tổ chức và vì lợi ích những người tham dự. đây được coi
là cơ hội quan trọng để giới thiệu về những giá trị được tổ chức coi
trọng và tạo cơ hội cho thành viên có được nhận thúc về các việc
trọng đại
Vietnam airlines cũng có rất nhiều các nghi lễ. có thể kể đến

như lễ tiếp nhận máy bay và nghi lễ cất cánh cho máy bay mới
(phụ lục), bên cạnh đó, VNA cũng tổ chức một số hoạt động
hướng tới khách hàng như sự kiện Triệu dặm tri ân – vững tin sải
cánh hay một số cuộc thi nhỏ như Cùng non sông sải cánh cho các
em học sinh thpt hay thỏa sức sáng tạo cùng vietnam airlines…
2.1.3 giai thoại
Giai thoại là những câu chuyện được thêu dệt nên từ những sự
kiện có thực, là những mẩu chuyển kể về nhân vật anh hùng hay
những mẫu hình lí tưởng về chuẩn mực và giá trị văn hóa của công
ty. Trong đó, một số câu chuyện trở thành những giai thoại do sự
kiện mang tính lịch sử và có thể được thêu dệt nên.
Bất cứ một tổ chức nào cũng có những câu chuyện của riêng
nó. vna cũng vậy, cũng có những câu chuyện cho riêng mình. Có
giai thoại về ông Nguyễn Đắc Thoại, khi còn là tiếp viên của hãng
từ những ngày đầu mới thành lập, là người đã một mình tiêu diệt 4
tên không tặc có ý định cướp máy, trở thành người anh hùng của
vna lúc bấy giờ. Không chỉ có thế, VNA cũng có rất nhiều những
câu chuyện thú vị xung quanh những nữ phi công xuất sắc với tuổi
đời rất trẻ, đến với hãng bằng cái duyên lạ kì. Có người là cử nhân
kinh tế, có người từ bỏ con đường đại học để theo đuổi giấc mơ


phi công,… những người phụ nữ ấy, họ được tặng một danh hiệu
trìu mến đó là “những bóng hồng khuấy đảo bầu trời”
2.1.4 biểu tượng
Một công cụ khác biểu thị đặc trưng của văn hoá công ty là
biểu tượng. Biểu tượng dùng để biểu thị một thú gì đó, có tác dụng
giúp mọi người nhận ra hoặc hiểu được thứ mà nó biểu thị. Các
công trình kiến trúc, lễ nghi, giai thoại, khẩu hiệu đều chũa được
những đặc trưng của biểu tượng. một loại biểu tượng là logo hoặc

một tác phẩm sáng tạo được thiết kế để thể hiện hình tượng về một
tổ chức theo ngôn ngữ nghệ thuật. trong đó, Logo là loại biểu
trưng đơn giản nhưng lại có ý nghĩa rất lớn nên được các tổ chức
rất chú trọng.
VNA rất dễ có thể được nhận biết qua hình ảnh bông sen vàng.
Biểu tượng bông sen vàng được ra đời vào năm 2002, gắn liền với
sự thay đổi toàn diện của VNA để trở thành hãng hàng không có
tầm cỡ trong khu vực và trên thế giới. Theo VNA, Hoa Sen là một
hình tượng có ý nghĩa hết sức đặc biệt đối với người Việt Nam.
Hoa sen biểu hiện cho sự khai sáng và hoàn mỹ; vừa đời thường
lại vừa cao quý, linh thiêng; vừa duyên dáng, mềm mại, nhưng
không kém phần cứng cáp, đĩnh đạc. vì lí do đó hoa sen tượng
trưng cho chính con người VN và cũng là thông điệp VNA gửi
gắm – hãng hàng không của người VN.
Bên cạnh hoa sen, bộ đồng phục tiếp viên với chiếc áo dài
cũng là một biểu tượng khác của hãng. Trên thực tế, không có
nhiều hãng hàng không sử dụng được trang phục truyền thống hiệu
quả và để lại ấn tượng như VNA. Không chỉ làm nổi bật lên nét
truyền thống, tà áo dài còn rất tinh tế nhưng cũng không kém phần
năng động.
2.1.5 ngôn ngữ, khẩu ngữ
Một dạng biểu trưng quan trọng nữa thường được sử dụng để
gây ảnh hưởng đến văn hoá công ty là ngôn ngữ. Nhiều tổ chức,
doanh nghiệp đã sử dụng những câu chữ đặc biệt, khẩu hiệu, ví


von, ẩn dụ hay một sắc thái ngôn từ để truyền tải một ý nghĩa cụ
thể đến nhân viên của mình và những người xung quanh. Khẩu
hiệu là hình thức ngôn ngữ dễ nhập tâm được bởi không chỉ nhân
viên mà cả khách hàng và những người khác luôn nhắc đến. khẩu

hiệu thường ngắn gọn. hay sử dụng các ngôn từ đơn giản, dễ nhớ
đến.
“Sải cánh vươn cao” là thông điệp được VNA quyết định sử
dụng trong thời gian từ 2015 - 2018. Theo VNA, thông điệp này
bao hàm cả nghĩa đen và nghĩa bóng. Nghĩa đen nói về chiếc máy
bay của VNA sải cánh vươn xa hơn trên thế giới, nghĩa bóng
hướng tới khát vọng thành công của khách hàng cũng như chính
VNA trên mỗi chuyến bay.
Ngoài ra, VNA cũng đã từng sử dụng nhiều thông điệp khác
cho nhiều chiến dịch trước đây như “Đưa văn hóa lên bầu trời”
“Đưa văn hóa Việt ra thế giới” “Cùng non sông cất cánh” “Chân
trời mới, trải nghiệm mới”. Lần này, “Sải cánh vươn cao” được
xác định là thông điệp gắn bó lâu dài với hãng.
2.1.6 ấn phẩm điển hình
ấn phẩm điển hình là những tư liệu chính thức có thể giúp
những người xung quanh nhận thấy rõ hơn về cấu trúc văn hoá của
1 tổ chức. có thể là bản tuyên bố sứ mệnh, báo cáo thường nên, tài
liệu giới thiệu về tổ chức, sổ vàng tuyền thống,… những tài liệu
này giúp làm rõ mục tiêu của tổ chức, phương châm hành động,
niềm tin và giá trị chủ đạo, triết lí quản lý, thái độ với lao động,
công ty, người tiêu dùng, xã hội.
VNA rất thành công trong việc xây dựng các ấn phẩm điển
hình. Đầu tiên phải kể đến một số tạp chí do hãng phát hành là
Heritage và Heritage Fashion. Một ví dụ tiêu biểu nữa là chương
trình S Việt Nam. Đây đều là những ấn phẩm giới thiệu về VN do
VNA hợp tác sản xuất. Các ấn phẩm này không chỉ đưa mọi người
đến gần hơn với VNA mà còn giúp họ tìm hiểu thêm về văn hóa
Việt Nam, đưa họ đến gần hơn những giá trị văn hóa của đất nước.



2.2 biểu hiện phi trực quan
2.2.1 lí tưởng
Lí tưởng là sự vận dụng lý thuyết vào thực tiễn, nhấn mạnh
những động lực, ý nghĩa, giá trị cao cả. giúp con người cảm thông,
chia sẻ, dẫn dắt con người trong nhận thức, cảm nhận và xúc động
trước những sự vật hiện tượng.
Trong thông điệp “Sải cánh vươn cao” mới đây của VNA cũng
đã chứa đựng phần nào lí tưởng của hãng. “Sải cánh” không chỉ
thỏa mãn việc dùng từ ngữ liên quan đến ngành hàng không mà
còn nói về sự trưởng thành, sự tung cánh phiêu lưu, khám phá…;
“vươn cao” với ý nghĩa mang lại cơ hội cho hành khách tại mỗi
điểm đến và chính sự vươn cao của chính VNA. Nói cách khác, lí
tưởng của VNA là không ngừng vươn cao, vươn xa hơn nữa. song,
sự tiến bộ ấy vẫn luôn phải được găn liền với những giá trị cao cả những giá trị ẩn sâu trong hình tượng bông sen vàng – những giá
trị văn hóa Việt Nam.
2.2.2 giá trị, niềm tin và thái độ
Giá trị là khái niệm liên quan đến các chuẩn mực đạo đức và
cho biết con người họ cần phải làm gì. Niềm tin đề cập đến việc
mọi người cho rằng thế nào là đúng/ sai. Thái độ lại là chất gắn kết
niềm tin với giá trị thông qua tình cảm. thái độ được định nghĩa là
thói quen tư duy theo kinh nghiệm để phản ứng theo một cách thức
nhất quán; mong muốn hay không mong muốn đối với sự vật hiện
tượng. thái độ cần đến những phán xét dựa trên cảm giác và tình
cảm. thái độ được định hình theo thời gian. Thái độ của con người
tương đối ổn định và ảnh hưởng lâu dài đến động cơ của người lao
động.
ở VNA, các giá trị được nhắc đến chính là những phẩm chất
cao cả của người VN trong hình ảnh bông sen vàng. Đó là sự đời
thường nhưng lại cao quý, vừa mềm mại nhưng cũng không kém
phần đĩnh đạc. đây cũng là lí do mà trong quan niệm của người



Việt, VNA là một hãng hàng không có đẳng cấp quốc tế nhưng lại
rất quen thuộc và gần gũi với người việt nam. Cùng với đó, niềm
tin của hãng là một cái gì đó rất mạnh mẽ. đó là niềm tin để sải
cánh sẽ bay cao và bay xa hơn nữa, niềm tin chạm tới chân trời,
cũng là niềm tin cho sự phát triển của hàng không việt nam.
Với những giá trị và niềm tin vào tổ chức của mình như vậy,
nhân viên của VNA luôn có những thái độ phù hợp. Có thể nhận
thấy rõ những phẩm chất của con người Việt được hiện rõ lên
trong từng thành viên của hãng. Các nhân viên thân thiện, nhiệt
tình, duyên dáng, luôn làm việc với tinh thần trách nhiệm cao. mọi
mục tiêu mà hãng đặt ra, nhân viên đều tin tưởng và không ngừng
nỗ lực phấn đấu vì mục tiêu chung ấy. trong suốt chặng đường của
mình, có những người đã gắn bó với VNA từ những ngày đầu
thành lập đến nay đã gần 6 thập kỉ. đủ để thấy được niềm tin của
các thành viên với hãng lớn đến nhường nào. Tuy nhiên, song song
với đó vẫn có một vài cá nhân có những thái độ không tốt đã phần
nào làm ảnh hưởng tới hình ảnh chung của tổ chức.


Phần III đề xuất giải pháp
Có thể nói, VNA là một tổ chức có nền văn hóa rất mạnh.
song nếu xem xét kĩ, vẫn còn nhiều điều mà VNA chưa hoàn thiện.
dưới đây là một số thiếu sót và những giải pháp nhằm khắc phục
những thiếu sót đó
3.1 tạo sự liên kết giữa các thành viên VNA
VNA là hãng hàng không lớn, vì thế hãng có rất nhiều đội bay
khác nhau và được chia ra nhiều khu vực. chính vì vậy, mối liên
kết giữa các thành viên trong đội bay khác nhau còn khá lỏng lẻo.

để thay đổi điều này, VNA nên tổ chức thêm nhiều hoạt động dành
cho nhân viên nhằm kéo mọi người lại gần nhau hơn. không chỉ
giữa các thành viên với nhau mà cả ban lãnh đạo cũng gần gũi hơn
với nhân viên của mình, từ đó làm tăng thêm niềm tin vào TC của
mỗi thành viên, tôn vinh và củng cố các giá trị quan trọng của tổ
chức. Hơn nữa, sau khi cổ phần hóa, có rất nhiều công ty khác
cũng tham gia vào hoạt động của VNA. Việc tạo ra các chương
trình cộng đồng cũng giúp cho những thành viên mới này hiểu rõ
hơn về những giá trị của tổ chức họ cùng tham gia quản lý nhằm
tạo sự thống nhất về lý tưởng, niềm tin trong quá trình lãnh đạo.
3.2 Mở rộng giới thiệu văn hóa của VNA với công chúng
Mặc dù có thể nhận biết văn hóa của VNA thông qua các biểu
trưng trực quan và phi trực quan, song, hầu hết những gì người
ngoài thấy được ở VNA chỉ dừng lại ở văn hóa Việt Nam trong
VNA mà không hề biết được những giá trị bên trong tổ chức. có
lẽ, VNA nên mở rộng hơn nữa các hoạt động của mình. Thay vì
chú trọng đến các hoạt động giới thiệu về văn hóa và du lịch việt
nam hay chương trình hướng đến tri ân khách hàng, VNA nên tổ
chức những sự kiện để mọi người cùng có thể hiểu rõ hơn về VNA
như trải nghiệm dịch vụ, giới thiệu về văn hóa của hãng đến công
chúng. Ngoài ra, đưa thêm những câu chuyện, những tấm gương


của hãng cho mọi người cùng biết đến cũng là một cách truyền
thông về văn hóa hiệu quả
3.3 xây dựng quy định chung về thái độ chuẩn mực
Làm việc trong lĩnh vực dịch vụ, thái độ đối với khách hàng
đóng vai trò rất quan trọng đối với tổ chức. việc khách hàng nhìn
nhận về văn hóa tổ chức như thế nào phụ thuộc rất lớn vào thái độ
của nhân viên. tại VNA, nhìn chung thái độ của nhân viên đều rất

thân thiện, tuy nhiên, một số cá nhân lại có những thái độ và hành
vi sai lệch với những gì mà tổ chức hướng đến. vì vậy, VNA cần
có quy định cụ thể về thái độ của nhân viên với khách hàng. Từ đó
củng cố vị trí của VNA trong lòng mọi người, tạo dựng hình ảnh
đẹp về văn hóa của tổ chức
3.4 xây dựng nền văn hóa tổ chức linh hoạt, phù hợp với thời
đại
Với một nền văn hóa mạnh, một tổ chức rất khó có thể thích
nghi được với các thay đổi từ bên trong và bên ngoài tổ chức.
chính vì thế, VNA cần phải có cho mình một nền văn hóa vừa
mạnh, lại vừa phải linh hoạt để có thể bắt kịp với xu thế chung. Để
làm được điều này, VNA cần phải chú ý hơn về những yếu tố bên
ngoài như thị hiếu khách hàng, xu thế phát triển của văn hóa xã hội
để kịp thời thay đổi tránh tụt hậu về hình tượng cũng như chất
lượng dịch vụ. bên cạnh đó, VNA cần phải hiểu được người lao
động của mình, tạo điều kiện cho họ phát huy thế mạnh của bản
thân, tránh để văn hóa kìm hãm sự phát triển của nguồn lực con
người trong tổ chức. cuối cùng, việc xây dựng nền văn hóa tổ chức
linh hoạt cũng sẽ giúp VNA có quá trình cổ phần hóa được thuận
lợi hơn, có cơ hội hơn trên con đường phát triển trong tương lai.


Lời kết
Không thể phủ nhận những thành công trong văn hóa của
VNA trên hành trình hơn 10 năm xây dựng thương hiệu thành
công, VNA đã có những kết quả to lớn. tới nay, VNA không chỉ là
một hãng hàng không với bản sắc Việt Nam, mà còn là một đại sứ
văn hóa của đất nước. nhờ sự kết hợp khéo léo giữa tinh hoa văn
hóa của đất nước với văn hóa tổ chức của mình, VNA đã làm nên
một nền văn hóa tổ chức rất đặc trưng. Đó là sự hòa hợp giữa nền

văn hóa chung và một nền văn hóa riêng, cùng làm nổi bật nhau
lên trong một tổ chức. nói cách khác, vhtc của VNA và văn hóa
Việt Nam tuy một mà hai, tuy hai mà một. nhờ có VNA, văn hóa
Việt đã và đang được lan tỏa ra khắp mọi miền trên thế giới.
nhưng, cũng nhờ văn hóa VN, VNA khẳng định được đẳng cấp
của mình và không ngừng vươn xa hơn nữa trong hành trình chinh
phục bầu trời. hi vọng rằng, những nét đẹp trong nền văn hóa ấy sẽ
luôn được gìn giữ cho tương lai.
Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn cô giáo … đã giảng dạy
em bộ môn VHTC và hướng dẫn em hoàn thành bài tiểu luận này.
Bài làm còn nhiều sơ sót, rất mong cô thông cảm và bỏ qua.



×