Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ BẢO ĐẢM VẬT TƯ TẠI BAN QUẢN LÝ DACCTĐMB

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (217.63 KB, 21 trang )

THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ
BẢO ĐẢM VẬT TƯ TẠI BAN QUẢN LÝ DACCTĐMB
I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH PHÁT TRIỂN vµ CHỨC NĂNG
NHIỆM VỤ CỦA BQLDACCTĐMB.
Thực hiện quyết định 315/HĐBT ngày 1/9/1990 về việc chấn chỉnh
lại sản xuất kinh doanh trong khu vực kinh tế quốc doanh. Ngày 15/7/1995
Tổng giám đốc công ty Điện lực Việt Nam đã ký quyết định số 492
ĐVN/TCCB-LĐ về việc thành lập ban QLDACCTĐMB trên cơ sở sát
nhập Ban Quản lý công trình đường dây 500 KV cùng một phần lực lượng
ban QLCCT Điện.
Trụ sở của ban QLDACCTĐMB đặt tại 1111D đường Hồng Hà -
Quận Hoàn kiếm Hà Nội.
Ban QLDA CCTĐMB là một tổ chức sự nghiệp kinh tế trực thuộc
Tổng Công ty Điện lực Việt nam là đơn vị có tư cách pháp nhân được mở
tài khoản tại Ngân hàng, Kho bạc Nhà nước, được sử dụng con dấu riêng
để ký kết hợp đồng liên quan đến thực hiện dự án theo nhiệm vụ và phân
cấp củaTCT
(1)
. Vì vậy vốn hoạt động của Ban là vốn do Nhà nước cấp.
Trách nhiệm của ban là sử dụng nguồn vốn đó sao cho có hiệu quả, tiết
kiệm và hợp lý nhất. Ban được uỷ quyền tiếp nhận từ chủ đầu tư để quản
lý và thanh toán cho các tổ chức tư vấn các đơn vị xây lắp cung ứng vật
tư thiết bị, chi phí cho các công việc của ban QLDA kể cả việc tham gia
với tư cách hoạt động tư vấn, được quản lý và sử dụng có hiệu quả các loại
vốn đó.
(1)
(1)
Tổng công ty Điện lực Việt Nam
Nhiệm vụ của ban QLDACCTĐ là quản lý các dự án lưới điện có
điện áp từ 110 KV trở lên và các công trình điện khác theo phân cấp của
TCT giao được quy định trong Nghị định 117-CP ngày 20/10/1994 của


Chính phủ về quản lý đầu tư và xây dựng, cụ thể là:
- Tổ chức quản lý và công tác cung ứng vật tư thiết bị trong nước và
nước ngoài đã nhập khẩu cho các công trình điện quản lý và sử dụng bảo
quản vật tư thiết bị có hiệu quả.
- Tổ chức quản lý và tư vấn công tác xuất nhập khẩu vật tư cho các
công trình điện.
- Quản lý và tư vấn thực hiện các công tác đầu tư xây dựng cơ bản,
công tác quản lý dự án, các thủ tục xin giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất, giấy phép xây dựng công trình, công tác đền bù và giải phóng mặt
bằng, công tác kế hoạch và công tác sản xuất khác.
- Quản lý và tư vấn phần dự toán công trình đầu tư xây dựng cơ bản.
- Quản lý công tác kỹ thuật bảo đảm chất lượng công trình xây dựng
từ chuẩn bị đầu tư đến kết thúc đầu tư.
- Quản lý về lĩnh vực kinh tế tài chính, thực hiện công tác hạch toán
kế toán các công trình điện, thống kê kế toán tài chính, công tác quản lý dự
án, tư vấn và sản xuất khác
1. Bộ máy quản lý của Ban QLDACCTĐMB:
Để thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ của mình. Do đặc điểm quản lý
của ban, mô hình tổ chức và mối quan hệ về nhiệm vụ giữa các bộ phận
trong tổ chức và nội bộ các bộ phận với nhau được tổ chức như sau:
+ Ban giám đốc: Bao gồm một chủ nhiệm và phó chủ nhiệm.
- Chủ nhiệm ban: Là đại diện pháp nhân, là người điều hành cao nhất mọi
hoạt động của Ban và chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước Tổng giám đốc
TCT trong các hoạt động của quá trình chuẩn bị thực hiện đầu tư, cũng như kết
thúc xây dựng đưa dự án vào khai thác và sử dụng.
- Các phó chủ nhiệm: Là người giúp việc cho Chủ nhiệm được chủ
nhiệm giao quản lý và điều hành một số lĩnh vực theo phân công cụ thể và
chịu trách nhiệm trước chủ nhiệm và trước pháp luật các lĩnh vực được
giao.
2. Các phòng tham mưu

a. Phòng tổng Hợp (P1)
- Đưa ra các phương án tổ chức sắp xếp bộ máy quán lý trong cơ
quan
- Quản lý cán bộ công nhân viên chức. Như điều động, đề bạt, xét
lương, nâng bậc khen thưởng, kỷ luật, tuyển dụng đào tạo bồi dưỡng nâng
cao trình độ công nhân viên đáp ứng yêu cầu của ban.
- Xây dựng kế hoạch lao động tiền lương, thực hiện hợp đồng lao
động, báo cáo lao động và tiền lương.
- Quản lý công văn giấy tờ, làm lịch công tác, phổ biến các văn bản
pháp quy, chế độ chính sách.
- Quản lý tài sản cơ sở vật chất của Ban.
- Làm tốt công tác bảo vệ nội bộ.
b. Phòng kế hoạch (P2)
- Lập kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản, xây dựng nội bộ và kế hoạch
sản xuất khác.
Soạn thảo hợp đồng kinh tế (trừ hợp đồng uỷ thác nhập khẩu).
- Nhận các hồ sơ khảo sát, thiết kế kỹ thuật, đơn hàng, bản vẽ thi
công, dự toán các công trình gửi cho các đơn vị liên quan.
- Thanh toán các khối lượng xây lắp cho các công trình.
- Thanh quyết toán A+B và thanh lý hợp đồng
- Làm thủ tục xin cấp giấy phép sử dụng đất, cấp đất, giấy phép xây
dựng các công trình.
- Tổ chức công tác đền bù tài sản
c. Phòng tài chính kế toán (P3 )
- Lập kế toán năm - quý
- Đảm bảo vốn cho nhu cầu theo kế hoạch.
- Tổ chức bộ máy kế toán và chế độ hạch toán kế toán.
- Cấp phát đủ vốn cho các đơn vị theo hợp đồng
- Thanh toán các nhu cầu chi phí cho bộ máy hoạt động của Ban.
Lập các thống kê tài chính kế toán theo qui định của tổng công ty.

- Tổ chức quyết toán các công trình
- Tham gia với các đơn vị về công tác đấu thầu
d. Phòng vật tư (P4)
- Thực hiện công tác đấu thầu : chọn thầu, gia công cột sắt, dây sứ,
phụ kiện sản xuất trong nước.
- Cung cấp vật tư thiết bị cho công trình.
- Chỉ đạo các kho trong việc bảo quản sắp xếp, vận chuyển, cấp phát
vật tư, lập quy trình kho tàng.
- Tổ chức chỉ đạo duy tu, vận tải vật tư.
- Giám sát việc sử dụng vật tư thiết bị do A cấp cho B sử dụng vào
công trình.
- Đối chiếu thanh quyết toán vật tư.
-Thực hiện chế độ báo cáo kiểm kê vật tư định kỳ.
- Tham gia với các đơn vị khác về công tác đấu thầu
e. Phòng Tư vấn Giám sát kỹ thuật (P5):
- Xem xét và trình duyệt đề cương báo cáo nghiên cứu khả thi, đề
cương khảo sát...
- Lập dự toán chi phí quản lý kỹ thuật.
- Chịu trách nhiệm về bản tiền lương công trình
- Xem xét phương án tổ chức xây dựng của thiết kế
- Tổ chức ra tuyến đường dây và trạm cho đơn vị trúng thầu.
- Giám sát kỹ thuật xây lắp đúng thiết kế, tiêu chuẩn.
- Nghiệm thu hạng mục công trình và công trình khi hoàn thành
- Cùng B lập tiền lương hoàn công, tập hợp các bàn giao công trình
cho C.
- Đảm nhận công tác kỹ thuật an toàn của Ban.
g. Kho Thượng Đình
Ban QLDACCTĐ có kho chứa vật tư là kho Thượng Đình
Kho Thượng Đình rộng 13000 m
2

Nhiệm vụ của kho :
- Quản lý đất đai nhà cửa kho tàng trong phạm vi kho.
- Tiếp nhận vật tư thiết bị nhập kho.
- Cấp phát vật tư thiết bị khi có lệnh
PHÒNG KỸ THUẬT (P5)
PHÒNG TỔNG HỢP.(P1)
PHÒNG KẾ HOẠCH (P2)
PHÒNG VẬT TƯ NGOẠI (P6)
PHÒNG KINH TẾ DỰ TOÁN (P7)
PHÒNG TÀI CHÍNH(P3)
PHÒNG VẬT TƯ(P4)
KHO
PT BAN KỸ THUẬT
PTBPCN KINH TẾ
TRƯỞNG BANCHỦNHIỆM
- Sắp xếp bảo quản VTTD tại kho
- Tổ chức bảo vệ an toàn cho kho
1. Phần nhân lực:
Ban có 170 người trong đó:
- Trình độ đại học : l35 người
- Trình độ trên đại học 15 người
- Trình độ trung cấp 10 người
- Công nhân và lao động thủ công 10 người.
Nhìn chung, trình độ quản lý và nghiệp vụ của cán bộ trong ban là
cao.
Sơ đồ tổ chức quản lý tại Ban QLDACCTĐ
II. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM VỀ MẶT KINH TẾ KỸ THUẬT CỦA VẬT
TƯ VÀ BỘ MÁY TỔ CHỨC QUẢN LÝ VẬT TƯ TẠI BAN QLDACCTĐ
Với chức năng thay mặt chủ đầu tư tổ chức đấu thầu xây lắp, đấu
thầu xây lắp vật tư, thiết bị, ký hợp đồng tư vấn hoặc tự làm theo giấy

phép hành nghề về giám sát chất- lượng vật tư, thiết bị kỹ thuật và chất
lượng thi công đến công tác nghiệm thu công trình. Ban QLDACTĐMB
phải đảm nhiệm một khối lượng công việc rất lớn, là đầu mối của việc
quản lý kỹ thuật và vật tư của các công trình điện từ 110KV đến 500KV.
Nên việc bảo đảm vật tư thiết bị đầy đủ, đồng bộ, đúng chủng loại cho các
công ty xây lắp (bên B) trước khi khởi công là một vấn đề rất quan trọng
đòi hỏi bộ máy tổ chức quản lý vật tư của Ban phải làm việc rất năng
động, tích cực, khoa học thì mới thực sự có hiệu quả. Bởi vì vật tư thiết bị
của ngành điện rất đưa dạng, phức tạp mỗi loại có tính chất sử dụng khác
nhau, do đó có tính chất kỹ thuật khác nhau. Tất cả các vật tư thiết bị đưa
vào sử dụng đều phải đảm bảo các tiêu chuẩn về chất lượng và các yêu cầu
kỹ thuật. Ngoài ra đối với một số thiết bị như máy biến áp, máy ngắt,
chống sét...v.v Phải đảm bảo tiêu chuẩn cách điện theo từng cấp điện áp.
Do yêu cầu về chất lượng và kỹ thuật như vậy vật tư thiết bị ngành
điện phải được bảo quản trong điều kiện tương đối ngặt nghèo như độ ẩm
trong kho phải thấp, môi trường không có chất hoá học, chất ăn mòn, chất
A-xít..v..v. Vì chủ yếu những vật tư thiết bị này được mua ở nước ngoài
mà Ban QLDACCTĐMB đã từng quan hệ là :
- Hãng Simen của Đức
- Hãng Shanghai của Nam Triều Tiên
- Ucraina (của Nga cũ)
- Hãng Xicamex của Pháp
- Hãng Aegpld của Singapore
Các loại vật tư này thường là máy biến thế, máy ngắt điện, cầu dao
điện, cầu dao cách ly, các loại tủ, bảng điện, các loại thu lôi...v.v
Tuy nhiên để giảm giá thành công trình và phát huy được việc sản
xuất trong nước Ban vẫn tổ chức mua một số mặt hàng mà yêu cầu kỹ
thuật không mà trong nước sản xuất như cấu kiện cột, các loại phụ kiện bắt
dày, ắc quy...v.v của các cơ sở như Máy cơ khí Yên Viên, Nhà máy chế
tạo thiết bị điện Đông Anh..v.v

Tóm lại, vật tư thiết bị của ban chủ yếu là nhập ngoại nên phòng vật
tư của ban chỉ làm nhiệm vụ nhận theo mã hàng cấp phát cho B nhận theo
công trình. Ban chỉ cho phép các bên mua những vật tư thiếu chưa nhập
kịp.
Bộ máy bảo đảm vật tư của xí nghiệp bao gồm :
a) Phòng kinh tế đối ngoại (P6)
Có nhiệm vụ:
- Tổ chức tư vấn lập hồ sơ mời thầu cung cấp vật tư thiết bị nhập
ngoại cho công trình.
- Tổ chức gọi thầu và xét thầu
- Theo dõi thực hiện hợp đồng đã ký
b) Phòng vật tư nội (P4)
- Tiếp nhận và cung cấp vật tư thiết bị nhập ngoại từ cảng cho các
bên xây 1ắp.
- Quản lý và xử lý vật tư tồn đọng của các công trình trước đây.

×