Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

TÁC hại của LÔNG CHÓ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (199.11 KB, 2 trang )

TÁC H Ạ
I CỦ
A LÔNG CHÓ, MÈO V Ớ
I S Ứ
C KH Ỏ
E TR ẺNH Ỏ
9/05/2015 | 2:33 PM

3686

Tác hại của lông chó, mèo với sức khỏe trẻ nhỏ
Vật nuôi dù được chăm sóc kĩ như thế nào cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây bệnh cho trẻ. Tiếp
xúc với vật nuôi sức khỏe của bé cũng gặp nguy hiểm. Vì vậy mẹ cần lưu ý khi nuôi chó mèo
trong nhà nhé!



10 lý do trẻ nên có một con vật nuôi trong nhà
Những con thú cưng này không những dạy cho trẻ nhiều kỹ năng sống mà chúng còn
là những người bạn tuyệt vời của trẻ. Hãy cùng khám phá 10 lý do tuyệt vời giải thích tại
sao trẻ nên nuôi một con thú cưng nhé!



Xem thêm

1. Nguy hiểm đến sức khỏe của bé từ vật nuôi



Ảnh: Sưu tầm Internet


Không nên để vật nuôi ngủ cùng bé
Trẻ em nói riêng và con người nói chung có khả năng nhiễm ấu trùng, ký sinh trùng từ chó
mèo, vật nuôi. Người bệnh nhiễm loài ấu trùng này thường qua đường miệng, hậu môn.
Một trong những ký sinh trùng nguy hiểm thường trực trong ruột non của chó là sán dải. Con
sán trưởng thành dài tới 3-6mm, đầu có 4 ống hút và một hàng móc đôi. Trứng của loài sán
này theo phân chó mèo ra ngoài có thể sống từ vài tuần đến vài tháng trong đất, cỏ, rau.
Khi trẻ vuốt ve vật nuôi nếu không được vệ sinh cẩn thận, trứng sán ra ngoài môi trường dính
vào tay, trứng đi vào cơ thể trẻ, chúng lớn thành ấu nang có dạng bướu. Bướu tăng trưởng đủ
độ có đường kính từ 1-7 cm, chứa trên 2 triệu đầu sán. Chúng phát triển làm cho người lớn, trẻ
nhỏ bị đau bụng, tiêu chảy, ngứa ngoài da, dị ứng.


Chăm sóc trẻ bị mẩn ngứa như thế nào?




Mẩn ngứa là bệnh thường gặp ở một số trẻ có làn da nhạy cảm. Mẩn ngứa thường
xuất hiện khi trẻ ở độ tuổi từ tháng thứ 3 trở lên và biểu hiện là những nốt mụn đỏ, dị
ứng sưng tấy ở da có thể gây ngứa ngáy khó chịu. Bệnh mẩn ngứa...



Xem thêm

Tuy nhiên cha mẹ cũng không nên quá lo lắng bởi tùy từng cơ địa, tùy từng hoàn cảnh thì ấu
trùng đó mới lọt được vào cơ thể trẻ, dù có vào được cơ thể rồi thì tùy từng độ ẩm, sự phát
triển thì chúng mới nảy sinh thành bệnh.
2. Cách đề phòng như thế nào?
Để phòng ngừa các bệnh lây truyền từ vật nuôi, hàng năm gia đình cần cho vật nuôi tiêm

chủng, uống thuốc diệt sán định kỳ. Thường xuyên giữ vệ sinh, tắm và diệt bọ chét cho vật
nuôi. Lưu ý vệ sinh tay chân sạch sẽ sau khi tiếp xúc với vật nuôi.

Ảnh: Sưu tầm Internet
Gia đình cần tiêm phòng đầy đủ và luôn tắm rửa cho vật nuôi sạch sẽ
Cha mẹ cần dạy bé thói quen giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, vì phân và nước tiểu của con vật thải ra
làm chăn, giường bị bẩn, trẻ sẽ rất dễ mắc bệnh. Để an toàn, người lớn không nên cho trẻ tiếp
xúc với chó, mèo thả rông. Cha mẹ luôn phải để mắt tới trẻ khi trẻ chơi đùa với chó, đặc biệt là
những bé đang ở tuổi tập bò, tập đi…
Theo chuyên gia, chó, mèo phải được tắm từ 1-2 lần/ tuần bằng loại dầu tắm riêng để loại bỏ
trứng giun bám vào lông; tiêm phòng đầy đủ các loại vắc-xin, tẩy giun sán định kỳ tùy từng
loại vật nuôi. Khi vật nuôi có các biểu hiện bị bệnh như rụng lông, ngứa ngáy, bỏ ăn,… mọi
người cần đưa ngay chúng đến phòng khám.
Với những bé lớn tuổi hơn, cha mẹ cần phải dặn dò con, dạy con hiểu cách đề phòng vật nuôi:
không đùa giỡn, thò tay vào miệng chó, không được đùa nghịch thái quá khiến chúng nổi
giận.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×