Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

VI KHUẨN CHỮA được sâu RĂNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (143.71 KB, 2 trang )

VI KHU Ẩ
N CH Ữ
A ĐƯỢC SÂU R Ă
NG
29/12/2015 | 12:01 PM

9240

Sâu răng là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ

Triệu chứng của sâu răng
Triệu chứng ban đầu là răng đổi màu, lúc này người bệnh chưa cảm thấy gì, lỗ sâu răng chưa
có và kích thích do thức ăn nóng, lạnh chưa xảy ra.
Một thời gian sau, răng biến đổi sang màu nâu hoặc màu đen. Lỗ sâu ở răng xuất hiện, trẻ cảm
thấy khó chịu khi thức ăn giắt vào lỗ sâu, cảm thấy buốt khi ăn thức ăn nóng, lạnh, đau do
thức ăn nóng giắt vào.


Nếu lỗ sâu tiếp tục bị sâu thì phần đáy lỗ bị bong calcium và mềm hoá, nhiễm vào tầng sâu
của răng, làm cho bệnh nặng hơn. Khi răng đau kéo dài, hoặc mức độ đau gia tăng thì rất có
thể tuỷ răng đã bị viêm.




Cẩm nang trẻ 2 tháng tuổi
Cẩm nang bé 8 tháng tuổi
Chăm sóc trẻ sơ sinh mùa lạnh

Nguyên nhân gây sâu răng ở trẻ
Nguyên nhân chính dẫn đến bệnh sâu răng ở trẻ là vi khuẩn và chất đường trong thức ăn. Vi


khuẩn gây sâu răng có sẵn trong miệng phân hủy thức ăn dính trên răng, đặc biệt chúng rất
thích đường. Từ đó chúng sản sinh axit ăn mòn men răng và tạo thành lỗ sâu. Sau khi men
răng bị ăn mòn thành lỗ, vi khuẩn và thức ăn càng có không gian lưu đọng lại ở đáy và thành
bên các lỗ sâu, axit càng được tạo ra nhiều hơn, tổ chức cứng (men và ngà răng) càng bị phá
hủy, lỗ sâu càng được mở rộng và tiến về phía tủy răng.
Vi khuẩn, acid, mùn thức ăn trên mặt răng sẽ tạo thành một màng dính vào răng gọi là màng
bám răng, màng này rất dính và có ở tất cả các mặt răng đặc biệt là răng hàm, màng bám răng
không những gây sâu răng mà còn gây viêm lợi và viêm quanh răng. Màng bám răng dần dần
được khoáng hóa bởi các chất khoáng trong nước bọt và thức ăn tạo thành cao răng.
Vi khuẩn gây sâu răng nhưng chính vi khuẩn lại chữa sâu răng
Các nha sỹ luôn khuyên bệnh nhân đánh răng sau khi ăn và trước khi đi ngủ để làm sạch thức
ăn dính trên răng, ngăn vi khuẩn phát triển. Điều này là đúng nhưng chưa đủ.
Vấn đề ở chỗ các mảng bám- nơi vi khuẩn tụ tập- lại nằm ở sâu trong các kẽ răng, nướu răng
nên lông bàn chải hay chỉ nha khoa không bao giờ tới được những khu vực này.
Trong vô số chủng vi khuẩn có trong khoang miệng, chủng vi khuẩn chủ yếu gây nên sâu răng
là Streptococcus Mutans, gọi tắt là S. Mutans. Vi khuẩn này chuyển hóa đường nhanh chóng
và sản sinh axit. Nhiều thử nghiệm chỉ ra rằng sự hiện diện và số lượng S. Mutans là một dấu
hiệu của bệnh sâu răng và viêm nướu.
Các xét nghiệm khác cũng chứng minh rằng những trẻ không bị, hoặc sâu răng rất nhẹ có số
lượng lớn lợi khuẩn (probiotic) có khả năng ức chế, ngăn chặn S. Mutans.
Cơ chế probiotic trong phòng ngừa sâu răng rất đơn giản. Đầu tiên, probiotic xâm chiếm các
mảng bám, nơi tụ tập của vi khuẩn gây sâu răng. Chúng cạnh tranh với các vi khuẩn xấu như S.
Mutans, hạn chế mảng bám. Do đó các vi khuẩn xấu cũng bị hạn chế trong việc tiết axit. Ngoài
ra, probiotic tạo sự cân bằng độ pH trong miêng, vừa làm giảm nồng độ axit nhưng cũng thiết
lập độ pH hợp lý làm hạn chế sự tăng trưởng của S. Mutans. Cuối cùng, probiotic có thể tới
được những nơi mà bàn chải đánh răng hay chỉ nha khoa không thể tiếp cận được.
Do đó, cha mẹ có thể bổ sung cho trẻ sản phẩm có chứa probiotic như sữa chua, kem lợi
khuẩn hay đơn giản nhất là các loại men vi sinh.




×