Tải bản đầy đủ (.doc) (59 trang)

Khóa luận đổi mới sự lãnh đạo của đảng bộ tỉnh đối với mặt trận tổ quốc tỉnh phú thọ hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (299.54 KB, 59 trang )

MỞ ĐẦU
Chương I :
Tổng quan về công tác mặt trận
l.Giới thiệu về mặt trận tổ quổcVỉệt Nam. 1.1 Lịch sử hình
thành và phát triển của MTTQ Việt Nam
1.1.1

Tên gọi của mặt trận tổ quốc Việt Nam.
Chúng tôi hiểu rằng tất cả các quý vị đều tán thành bản Báo cáo Chính

trị của Ban trù bị Đại hội do đồng chí Hoàng Quốc Việt trình bày, tán thành
bản dự thảo Chương trình Chính trị, tán thành bản dự thảo Điều lệ. Song
trước khi Đại hội thông qua những văn kiện quan trọng này, theo đề nghị của
một số vị, xin Đại hội cho phép tôi trình bày thêm về cái tên: Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam.
Ban trù bị Mặt trận Dân tộc thống nhất được thành lập từ mùa thu năm
1976, gồm đại biểu của 3 tổ chức: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Mặt trận Dân
tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, Liên minh các lực lượng Dân tộc Dân
chủ và Hoà bình Việt Nam. Ban trù bị chúng tôi đã thảo luận khá nhiều về cái
tên của Mặt trận mới, chúng tôi còn trao đổi ý kiến với các thành viên trong
các tổ chức Mặt trận và các địa phương. Mọi người đều thấy rằng:
• Cái tên Mặt trận Dân tộc Giải phóng có lịch sử vẻ vang nhưng không

còn thích hợp, bởi vì dân tộc ta đã được giải phóng hoàn toàn rồi.
• Cái tên Liên minh Các lực lượng Dân tộc Dân chủ và Hoà bình cũng

có lịch sử vẻ vang nhưng cũng không còn thích hợp, bởi vì nước ta đã hoàn
thành cách mạng dân tộc dân chủ và đã giành được hoà bình rồi.
• Cái tên Mặt trận Tổ quốc thì thân thương, gàn gũi và còn thích hợp

nhất song hãy tạm để lại đó, thử đi tìm một tên khác xem có cái tên nào hay


hơn không?
Có người nói nên lấy tên Mặt trận mới là Mặt trận Dân tộc thống nhất
Việt Nam nhưng lâu nay ta thường coi là cái tên chung, không phải các tên cụ
thể của Mặt trận nào: cũng như nói Đảng của giai cấp công nhân là một cái
tên chung, còn Đảng Lao động hay Đảng Cộng sản mới là cái tên cụ thể.
Có người nói nên lấy tên là Mặt trận Dân chủ, vì cả thế giới đều đang


hướng về dân chủ, dân chủ xã hội chủ nghĩa còn cao hơn cả dân chủ tư sản.
Nhưng nếu vậy thì sao ta lại nói "Mặt trận Dân chủ" trống không để chẳng rõ
là dân chủ tư sản hay dân chủ xã hội chủ nghĩa. Huống chi năm 1936-1939 đã
có Mặt trận Dân chủ Đông dương với nội dung và mục tiêu của nó lúc đó
thấp hơn nền dân chủ nhân dân sau này: mà dân chủ nhân dân lại thấp hơn
chủ nghĩa xã hội, nghĩa là chúng ta đã đi quan những giai đoạn thấp của cách
mạng và chúng ta đang ở giai đoạn cao của cách mạng là giai đoạn Cách
mạng xã hội chủ nghĩa
Có người nói nên gọi hẳn là Mặt trận Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, bởi vì
Tổ quốc là nói về yêu nước, xã hội chủ nghĩa là nói về thực chất của cuộc
Cách mạng, ngày nay chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa xã hội hoà làm một,
yêu nước tức là yêu chủ nghĩa xã hội. Cái tên ấy và cách giải thích như vậy
rất có ý nghĩa và sát với tình hình thực tế nước ta.
Song có nhiều vị miền Nam trong Ban Trù bị đại hội nói rằng gọi là "
Mặt trận Tổ quốc xã hội chủ nghĩa" thì đúng nhưng cái tên hơi dài, chỉ nên
gọi là " Mặt trận Tổ quốc Việt Nam" vừa gọn mà cũng vừa đủ nghiã, bởi vì
"Tổ quốc" là nói về yêu nước, " Việt Nam" là nói về xã hội chủ nghĩa, tức là
"Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam". Đó là Việt Nam xã hội chủ nghĩa chứ
không thể Việt Nam nào khác được.
Mọi người cho là chí lý. Song cũng có người nêu rằng Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam thì hay thật, chỉ e kẻ địch có xuyên tạc gì không? Có ý kiến trình
bày lại rằng: Thực ra Mặt trận Tổ quốc Việt Nam được thành lập năm 1955,

cái tên đó do Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu đề xướng được mọi người tán
đồng. Lúc ấy Đảng Lao động Việt Nam tức là Đảng Cộng sản Việt Nam bây
giờ và Hồ Chủ tịch đã thấy rõ Đế quốc Mỹ đang âm mưu phá hoại Hiệp định
Giơ ne vơ về Việt Nam, nhằm hất cẳng Pháp, chiếm lấy miền Nam ta, chia rẽ
lâu dài nước ta. Vì vậy phải có một mặt trận đoàn kết được toàn dân đấu
tranh cho quyền lợi thiêng liêng của Tổ quốc, hai tiếng " Tổ quốc" nhắc nhở
mọi người đoàn kết phấn đấu cho một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất,
độc lập, dân chủ và giàu mạnh. Đó là Mặt trận của cả nước từ Bắc đến Nam.
Song đế quốc Mỹ và tay sai cố tình phá hoại hiệp định Giơ ne vơ về Việt


Nam, gây ra chiến tranh đặc biệt, rồi chiến tranh cục bộ và sau cùng chúng
đưa chiến tranh lan rộng ra toàn quốc làm trở ngại cho sự hoạt động của Mặt
trận Tổ quốc Việt Nam. Vì vậy trong cao trào đồng khởi ở miền Nam, Mặt
trận Dân tộc Giải phóng ở miền Nam mới ra đời và trong dịp tổng tấn công
Tết Mậu thân năm 1968 có thêm Liên minh các lực lượng Dân tộc, Dân chủ
và Hoà bình Việt Nam. đó là những tổ chức mặt trận phù hợp với điều kiện
lịch sử từng lúc và làm cho Mặt trận Dân tộc thống nhất càng được mở rộng
dưới nhiều hình thức. Nói như thế để chúng ta thấy rằng Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam từ trong quá khứ cũng đã là của Tổ quốc Việt Nam chung của
chúng ta.
Còn về địch xuyên tạc ư? Cách mạng chân chính không hề sợ địch xuyên
tạc, mà phải luôn luôn tấn công vào sự xuyên tạc của chúng.
Lần thứ nhất trong lịch sử nước Mỹ, bọn xâm lược bị thất bại ở Việt
Nam. Chúng rất đau buồn nhưng cũng rất ngoan cố. Khi rút khỏi Việt Nam
chúng còn mang theo hơn 10 vạn người di tản và còn gài lại bọn tay sai phá
hoại. Chúng ta đã chứng kiến việc bọn tay sai Mỹ lợi dụng cả nhà thơ Vinh
Sơn ở giữa thành phố Sài gòn để làm nơi chứa vũ khí, nơi in bạc giả, nơi phát
đi những tin đồn nhảm, nơi chứa chấp biết bao những sự xấu xa nhơ bẩn.
Hiện nay bọn CIA Mỹ lại đang tung ra dư luận về cái gọi là "vi phạm

nhân quyền" và cái gọi là " bảo vệ nhân quyền" để xuyên tạc sự thật, dựng lên
những chuyện không có, hòng vu cáo Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
và lừa dối nhân dân thế giới.
Sự thật là bọn xâm lược Mỹ đã ném bom hàng loạt bằng máy bay B52,
đã rải chất độc hoá học, đã dồn dân, đốt làng, phá lúa, đã tổ chức các trại
giam kiểu chuồng bò, chuồng cọp..v.v..gây nên biết bao tàn phá, chết chóc,
đau thương trên đất nước ta, thì đâu chúng còn được phép nói đến nhân
quyền!
Có một vài cây viết gọi là văn chương, có một vài cái miệng gọi là khẩu
khí chính trị ở nước phương Tây nào đó đã phụ hoạ với luận điệu của CIA
Mỹ. Thật đáng tiếc cho họ, tự họ đã làm giảm giá trị rất nhiều về những dòng
chữ, những lời nói của họ lâu nay. Bởi vì họ vô tình hay cố ý đã đồng loã với


CIAMỹ.
Chúng ta hoàn toàn bác bỏ mọi luận điệu bịa đặt, vu khống bất kỳ từ đâu
đối với nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam chúng ta.
Chính sách của chúng ta là nhân đạo. Chúng ta chỉ muốn mọi người Việt
Nam thương yêu nhau, đoàn kết với nhau, cùng nhau xây dựng đất nước phồn
vinh. Chúng ta chỉ muốn sống hoà bình hữu nghị với tất cả các dân tộc trên
thế giới.
Xin trở lại cái tên " Mặt trận Tổ quốc Việt Nam". Có bạn miền Nam, bạn
ấy ở trong vùng mới giải phóng đã nói rằng: Quốc hội thống nhất do toàn dân
bàu ra đã quyết định thủ đô Hà nội, quốc kỳ lá cờ đỏ sao vàng, quyết định ấy
được mọi người từ Bắc đến Nam hoan hô nhiệt liệt thì tại sao lại có ý kiến
muốn tránh né cái tên " Mặt trận Tổ quốc Việt Nam", tại sao lại sợ địch
xuyên tạc!
Đó là câu nói chí lý, chí tình, đáng ghi nhớ.
Thật vậy, hai tiếng Tổ quốc vô cùng thiêng liêng. Người Việt Nam ta
đều chung một Tổ quốc từ Cao Lạng đến Minh Hải, đều chung một mộ tổ

Hùng vương ở Lâm Thao, Vĩnh Phú. Người Việt Nam ở nước ngoài dù xa
xôi đến đâu cũng hướng về Tổ quốc thân yêu. Bất kỳ một người Việt Nam
yêu nước nàocũng vui mừng trước sự kiện lịch sử mùa xuân 1975, miền Nam
hoàn toàn giải phóng. Tổ quốc Việt Nam độc lập và thống nhất. Ngày nay, ai
cũng mong được góp phàn xây dựng Tổ quốc mình đàng hoàng hơn, to đẹp
hơn như lời Bác Hồ đã nói, Hai tiếng Tổ quốc kêu gọi trái tim Việt Nam, thúc
dục mọi khối óc Việt Nam, phải làm cho Tổ quốc giàu mạnh.
Chính vì vậy, chúng tôi đề nghị các quý vị thông qua cái tên mặt trận
mới là
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam!
1.1.2 Lịch sử hình thành của mặt trận dân tộc thống nhất

Kế thừa, phát huy truyền thống yêu nước và đoàn kết của dân tộc ta.
Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: Cách mạng
là sự nghiệp của quàn chúng. Ngay từ khi mới ra đời, Đảng đã chủ trương
đoàn kết mọi lực lượng dân tộc và dân chủ trong Mặt trận Dân tộc Thống


nhất để cùng nhau chống kẻ thù chung vì độc lập tự do của Tổ quốc.
Giữa lúc cao trào cách mạng đàu tiên do Đảng lãnh đạo mà đỉnh cao là
phong trào Xô viết Nghệ tĩnh đang diễn ra sôi nổi và rầm rộ trong cả nước,
ngày 18.11.1930, Ban Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông dương ra
chỉ thị về vấn đề thành lập Hội phản đế Đồng minh, hình thức đàu tiên của
Mặt trận Dân tộc Thống nhất Việt nam.
Từ đó tới nay, ở mỗi thời kỳ khác nhau có những hình thức và tên gọi tổ
chức_cụ thể khác nhau phù hợp với nhiệm vụ của từng thời kỳ cách mạng
nhưng Mặt trận Dân tộc Thống nhất Việt nam nơi tập hợp các giai tàng trong
xã hội vì những mục tiêu lớn của dân tộc luôn tồn tại và phát triển, Đảng
Cộng sản Việt Nam - người chủ xướng việc hình thành Mặt trận Dân tộc
thống nhất trong thời hiện đại - vừa là thành viên tích cực của Mặt trận vừa

bằng sự sáng tạo, đúng dắn trong đường lối, chính sách, sự gương mẫu phấn
đấu vì lợi ích chung của dân tộc đã được các thành viên của Mặt trận thừa
nhận vai trò lãnh đạo.
Hiện nay, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là hình thức tổ chức của Mặt trận
Dân tộc Thống nhất Việt nam với mục tiêu tập hợp và phát huy sức mạnh của
khối Đại đoàn kết toàn dân phấn đấu cho một nước Việt Nam độc lập, tự do,
hạnh phúc, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng văn minh.Quá trình hình
thành như sau:
a. MẶT TRẬN THỐNG NHẤT PHẢN ĐÊ ĐÔNG DƯƠNG

HỘI PHẢN ĐỂ ĐỒNG MINH (18-11-1930)
Ngay từ Chính cương vắn tắt và Sách lược vắn tắt được thông qua tại
Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc chủ
trì đã vạch ra sự càn thiết phải xây dựng một Mặt trận Dân tộc thống nhất
nhằm đoàn kết các giai tàng trong xã hội, các tổ chức chính trị, các cá nhân
phát huy truyền thống yêu nước, sức mạnh mọi nhân tố của dân tộc phấn đấu
cho sự nghiệp chung giải phóng dân tộc.
Qua phong trào cách mạng phản đế, phản phong sôi nổi trong cả nước
mà đỉnh cao là Xô viết Nghệ Tĩnh, các tổ chức chính trị với các hệ tư tưởng
khác nhau nhưng gặp nhau ở mục tiêu giải phóng dân tộc làn lượt xuất hiện


với sự tham gia của nhiều tàng lớp, nhiều dân tộc. Quá trình này cũng khẳng
định năng lực cách mạng của các giai tàng trong xã hội, khẳng định vị trí đặc
biệt và hệ tư tưởng của giai cấp công nhân với việc định hướng cho cuộc cách
mạng giải phóng dân tộc. Quá trình này cũng khẳng định khối liên minh công
nông là cơ sở của Mặt trận Dân tộc thống nhất do Đảng chủ xướng. Trong Án
nghị quyết về vấn đề phản để tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng
Cộng sản Đông Dương tháng 10 năm 1930 đã nêu rõ sự cấp thiết phải thành
lập Mặt trận Thống nhất phản đế. Ngày 18/11/1930 Ban Thường vụ Trung

ương Đảng Cộng sản Đông dương đã ra Chỉ thị thành ỉập Hội Phản để đồng
minh hình thức đàu tiên của Mặt trận Dân tộc thống nhất dưới sự lãnh đạo của
Đảng.
b.

PHẢN ĐỂ LIÊN MINH (3-1935)

Tháng 3 năm 1935, Đại hội Đảng làn thứ nhất đã thông qua nghị quyết
về công tác Phản đế liên minh, quyết định thành lập và thông qua điều lệ của
tổ chức nhằm tập hợp tất cả các lực lượng phản đế toàn Đông dương. Điều lệ
của Phản để ỉìên mình rộng và linh hoạt hơn Điều lệ Hội phản đế đồng minh.
Bất kỳ người hoặc đoàn thể nào thừa nhận nghị quyết, Điều lệ và thường
xuyên nộp hội phí thì được thừa nhận là hội viên.
C.MẶT TRẬN THỐNG NHẤT NHÂN DÂN PHẢN ĐỂ (10-1936)
Chủ trương thành lập Mặt trận thống nhất nhân dân Phản đế được phổ
biến qua tài liệu chung quanh vấn đề chính sách mới ngày 30/10/1936 khắc
phục những sai làm trong nhận thức và hành động trong quá trình thực hiện
liên minh thời kỳ trước. Việc tập hợp lực lượng trong Mặt trận được công
khai qua bức thư ngỏ của Đảng Cộng sản Đông Dương gửi cho Chính phủ
Mặt trận nhân dân Pháp_bày tỏ sự đồng minh với nhân dân Pháp, kêu gọi ban
hành một số quyền tự do dân chủ cơ bản cho nhân dân Đông Dương và hô
hào "tất cả các đảng phái chính trị, tất cả các tàng lớp nhân dân Đông Dương
tham gia Mặt trận nhân dân Đông Dương".
d.MẶT TRẬN DÂN CHỦ ĐÔNG DƯƠNG (6-1938)
Sau khi Mặt trận nhân dân Pháp lên cầm quyền với bản chương trình
hành động trong đó có nêu việc thành lập một Uỷ ban của nghị viện điều tra


tình hình chính tri và kinh tế ở các thuộc địa, cùng với nhiều nước thuộc địa
khác các nhà yêu nước Việt Nam kêu gọi "tiến tới một cuộc Đông dương Đại

hội" sáng kiến đó được đảng Cộng sản Đông Dương ủng hộ bằng bức thư ngỏ
tháng 8-1936 nêu 12 nguyện vọng cụ thể làm cơ sở cho Đông Dương Đại hội,
lời kêu gọi đã dấy lên một phong trào sôi nổi trong nhân dân cả nước.
Tháng 9-1937 một loạt các tổ chức như Thanh niên Dân chủ Đông
Dương, Hội Cứu tế bình dân, Công hội, Nông hội ra đời cùng với việc hoạt
động công khai và nửa công khai của các tổ chức quàn chúng nhuư hội ái
hữu, tương tế, các hội hoạt động âm nhạc... từng bước hình thành một Mặt
trận Dân chủ Đông Dương.
Tháng 6/1938 Đảng Cộng sản Đông Dương gửi thư công khai cho các
đảng phái đề nghị gác các ý kiến bất đồng để "bước tới thành lập Mặt trận
Dân chủ Đông Dương" chính trong thời kỳ này từ những phong trào Mặt trận
đã dàn hình thành Mặt trận với tính chất của một tổ chức.
f. MẶT TRẬN THỐNG NHẤT DÂN TỘC PHẢN ĐỂ ĐÔNG DƯƠNG

(11-1939)
Tháng 9 năm 1939,chiến tranh thế giới làn thứ hai bùng nổ, Mặt trận Dân
chủ Đông dương bị thực dân Pháp thẳng tay đàn áp. Cùng với sự đàu hàng
tìioả hiệp của thực dân Pháp với phát xít Nhật, vấn đề sống còn của các dân
tộc Đông Dương đã đặt ra. Tháng 11/1939 Đảng Cộng sản Đông Dương đã
kịp thời chuyển hướng chỉ đạo, chuyển cuộc vận động Mặt trận Dân chủ
thành Mặt trận Dân tộc thống nhất chống chiến tranh đế quốc với tên gọi
chính thức: Mặt trận Dân tộc thống nhất phản đế Đông dương nhằm liên hiệp
tất cả các dân tộc Đông Dương, các giai tàng, đảng phái, cá nhân có tinh thần
phản đế muốn giải phóng dân tộc chống đế quốc, bè lũ tay sai của chúng và
vua chúa bản xứ phản bội quyền lợi dân tộc. Các tổ chức phản đế phát triển
nhanh chóng dưới hình thức bí mật và công khai.
g. VỆT NAM ĐỘC LẬP ĐỒNG MINH HỘI GỌI TẮT LÀ VIỆT MINH

(19-5-1941)
Năm 1940, quân Nhật kéo vào Đông dương, thực dân Pháp đàu hàng và

làm tay sai cho phát xít Nhật. Tại Hội nghị Trung ương Đảng Cộng sản Đông


Dương làn thứ 8, theo đề nghị của lãnh tụ Nguyễn ái Quốc, Mặt trận dân tộc
thống nhất chống phát xít Pháp Nhật với tên gọi Việt nam Độc lập đồng minh
gọi tắt là Việt minh ngày 19.5.1941 lấy cờ đỏ sao vàng năm cánh làm cờ của
Việt minh và làm cờ tổ quốc "khi thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng
hoà".
Mặt trận Việt minh thu hút được mọi giới đồng bào yêu nước, từ công
nhân, nông dân, trí thức, tiểu tư sản đến tư sản dân tộc, phú nông và một số
địa chủ nhỏ có tinh thần yêu nước, đưa tới cao trào đánh Pháp, đuổi Nhật_của
toàn dân ta trong những năm 1941-1945, Mặt trận Việt minh là một trong
những nhân tố cơ bản bảo đảm cho cách mạng thành công.
Từ sáng kiến triệu tập toàn quốc đại biểu đại hội, Đại hội Quốc dân_do
Tổng bộ Việt minh triệu tập họp ở Tân trào trong 2 ngày 16-17/8/1945 đã
thông qua lệnh tổng khởi nghĩa, quyết định quốc kỳ, quốc ca cử ra Uỷ ban
giải phóng dân tộc tức là Chính phủ lâm thời do Hồ Chí minh làm Chủ tịch
và ngày 2/9/1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ lâm thời đọc
tuyên ngôn độc lập, đại biểu tổng bộ Việt minh Nguyễn Lương Bằng đọc lời
hiệu triệu đồng bào cả nước.
h.

HỘI LIÊN HIỆP QUỐC DÂN VIỆT NAM GỌI TẮT LÀ HỘI

LIÊN VỆT (29-5-1946)
Năm 1946, giữa lúc nước Việt nam dân chủ cộng hoà vừa ra đời phải
đương đàu với nhiều khó khăn lớn, một Ban vận động thành lập Hội liên hiệp
quốc dân Việt nam_gồm 27 người với đại biểu Việt minh là Hồ Chí Minh,
được thành lập nhằm mở rộng hơn nữa khối đoàn kết dân tộc.
Việt minh và Liên Việt đã cùng nhau làm chỗ dựa vững chắc cho chính

quyền Cách mạng non trẻ đối phó có hiệu lực với thù trong giặc ngoài.
i. MẶT TRẬN LIÊN VIỆT (3-3-1951)

Năm 1951, trong lúc cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đã đi vào
giai đoạn quyết liệt, thực hiện khẩu hiệu " Tất cả cho tiền tuyến ", yêu càu tập
hợp các hình thức tổ chức Mặt trận để đoàn kết động viên toàn dân ta tập
trung sức người sức của đẩy mạnh kháng chiến trở nên cấp bách. Với các chủ
trương đường lối đúng đắn Đảng Lao động Việt Nam và sự ủng hộ tích cực


của các Đảng Xã hội, Đảng Dân chủ, các tổ chức chính trị, các nhân sĩ trí
thức trong Mặt trận Việt Minh và Hội Liên Việt, hai tổ chức Mặt trận được
hợp nhất thành Mặt trận Liên Việt.
Mặt trận Liên Việt đã góp phàn động viên công sức của toàn quân, toàn
dân lập nên chiến thắng lịch sử Điện Biên phủ, đưa đến việc ký kết hiệp định
Giơ-ne-vơ năm 1954 công nhận chủ quyền, độc lập, thống nhất và toàn vẹn
lãnh thổ của nước Việt nam.
k. MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM (10-9-1955)
Đế quốc Mỹ nhảy vào miền Nam Việt nam, hất cẳng thực dân Pháp và
phá hoại hiệp định Giơ-ne-vơ âm mưu chiếm đóng miền Nam chia cắt lâu dài
nước ta. Cách mạng Việt nam lúc này có hai nhiệm vụ chiến lược là tiến hành
cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc đã được hoàn toàn giải phóng và
hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ ở miền Nam, thực hiện thống nhất
nước nhà.
Trong bối cảnh đó, ngày 10.9.1955, Mặt trận Tổ quốc Việt nam ra đời
với mục đích đoàn kết mọi lực lượng dân tộc và dân chủ, đấu tranh đánh bại
đế quốc Mỹ xâm lược và tay sai, xây dựng một nước Việt nam hoà bình
thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh.
Mặt trận Tổ quốc Việt nam đã phát huy tác dụng to lớn của mình trong
cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước cũng như trong sự nghiệp cách mạng

xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc. Mặt trận Tổ quốc Việt nam đã động viên đồng
bào và chiến sĩ nêu cao chủ nghĩa anh hùng cách mạng đánh thắngchiến tranh
phá hoại của đế quốc Mỹ và hết lòng hết sức đáp ứng các yêu càu của cuộc
đấu tranh yêu nước của đồng bào miền Nam. Mặt trận Tổ quốc Việt nam đã
tích cực tham gia cải tạo Xã hội chủ nghĩa đối với nông nghiệp, thủ công
nghiệp, thương nghiệp nhỏ và giúp đỡ các nhà tư sản dân tộc thông suốt chính
sách làm cho cuộc cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh tiến hành
thuận lợi, đạt kết quả. Mặt trận đã tích cực góp phàn phát huy quyền làm chủ
của nhân dân, ra sức động viên nhân dân tham gia bàu cử Quốc hội và Hội
đồng nhân dân các cấp, xây dựng chính quyền cách mạng, phát triển sản xuất,
xây dựng kinh tế, thực hiện nếp sống mới, xây dựng con người mới.


1. MẶT TRẬN DÂN TỘC GIẢI PHÓNG MỀN NAM VỆT NAM (20-

12-1960)
Trong cao trào đồng khởi của đồng bào miền Nam, Mặt trận Dân tộc
Giải phóng miền Nam ra đời (20-12-1960) nhằm đoàn kết toàn dân đánh bại
chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ, đánh đổ nguỵ quyền tay sai của chúng,
giải phóng miền Nam, tiến tới thống nhất Tổ quốc. Với đường lối đúng đắn
ấy, Mặt trận Dân tộc Giải phóng đã tập hợp dưới ngọn cờ đại nghĩa của mình
các tàng lớp nhân dân, các tổ chức và mọi người Việt nam yêu nước, để cùng
nhau chống Mỹ cứu nước.
Mặt trận dân tộc giải phóng không ngừng củng cố và mở lộng khối đoàn
kết dân tộc, tổ chức và động viên đồng bào và chiến sĩ miền Nam đẩy mạnh
đấu tranh trên cả ba mặt trận: quân sự, chính trị và ngoại giao, ảnh hưởng của
Mặt trận Dân tộc Giải phóng không ngừng được mở rộng trong các tàng lớp
nhân dân miền Nam và uy túi của mặt trận đã được nâng cao trên trường
quốc tế.
m. LIÊN MINH CÁC Lực LƯỢNG DÂN Tộc DÂN CHỦ VÀ HÒA

BÌNH VỆT NAM (20-4-1968)
Trong cao trào tiến công và nổi dậy đàu xuân Mậu Thân (1968) Liên
minh các lực lượng Dân tộc, Dân chủ và Hoà bình Việt nam ra đời (20-41968). Kết tụ từ các phong trào đấu tranh yêu nước của các giới sinh viên,
học sinh, trí thức, đồng bào tôn giáo, công thương gia, nhân sĩ dân chủ tại các
thành thị miền Nam, Liên minh các lực lượng Dân tộc, Dân chủ và Hoà bình
Việt nam bằng những công tác trong nước và ngoài nước đã góp sức động
viên xúc tiến các phong trào ấy, tăng thêm sức mạnh cho khối đoàn kết toàn
dân, chống Mỹ cứu nước.
Phấn đấu cho một mục tiêu chung là giải phóng miền Nam, bảo vệ và
xây dựng miền Bắc thực hiện thống nhất nước nhà, Mặt trận Tổ quốc Việt
nam, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam và Liên minh các lực lượng
Dân tộc, Dân chủ và Hoà bình Việt nam đã luôn luôn hợp tác chặt chẽ, hỗ trợ
nhau tạo nên một sức mạnh không gì lay chuyển nổi của khối đại đoàn kết
dân tộc, và đã đưa cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của toàn dân đến


thắng lợi hoàn toàn, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, thực
hiện thống nhất nước nhà.
n.MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM (4-2-1977)
Sau khi cả nước đã được độc lập, sự thống nhất và toàn vẹn của một
quốc gia đòi hỏi hợp nhất 3 tổ chức mặt trận. Nhằm đáp ứng yêu càu của giai
đoạn cách mạng mới, Đại hội Mặt trận Dân tộc thống nhất họp từ 31-1 đến 42-

1977 tại thành phố Hồ Chí Minh đã thống nhất ba tổ chức Mặt trận ở

hai miền Nam Bắc nước ta thành một tổ chức Mặt trận Dân tộc thống nhất
duy nhất lấy tên là Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt
Nam, sự thống nhất ý chí của tất cả các tổ chức của các giai tàng trong xã hội t
các cá nhân tiêu biểu của các dân tộc, tôn giáo, tàng lớp, các vị lãnh đạo tiêu

biểu cho ý chí đoàn kết của dân tộc, luôn phấn đấu xây dựng khối Đại đoàn
kết dân tộc vững mạnh thực hiện lời dạy của Hồ Chí Minh vị lãnh tụ của toàn
dân tộc: "Mục đích phấn đấu của Mặt trận Dân tộc thống nhất là xây dựng
một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh".
1.2 Vị trí, vai trò của MTTQ Việt Nam trong hệ thống kinh tế chính trị

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là một bộ phận cấu thành hệ thống chính trị
của nước ta hiện nay. Sự qui định này là do yêu càu khách quan của sự
nghiệp cách mạng, là xuất phát tư thể chế chính trị: nước ta là nước dân chủ,
mọi quyền lực thuộc về nhân dân. Đây là vấn đề lịch sử, vấn đề truyền thống.
Vai trò của Mặt trận không phải tự Mặt trận đặt ra mà là do chính nhân dân,
chính lịch sử thừa nhận.
Từ khi có Đảng là có Mặt trận, ngay sau khi nhân dân giành được chính
quyền, Mặt trận đã trở thành một bộ phận cấu thành của hệ thống chính trị.
Tuy vai trò, vị trí, chức năng và phương thức hoạt động của từng bộ phận cấu
thành trong hệ thống chính trị có khác nhau nhưng đều là công cụ thực hiện
và phát huy quyền làm chủ của nhân dân nhằm một mục đích chung là: Phấn
đấu xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, độc lập, thống nhất, dân chủ và
giàu mạnh, có vị trí xứng đáng trên trường quốc tế. Hiến pháp năm 1992 đã
xác định: "Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là cơ sở chính trị của chính quyền


nhân dân..." điều đó càng khẳng định Mặt trận Tổ quốcViệt nam là một bộ
phận không thể thiếu được của hệ thống chính trị nước ta.
"Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể thành viên có vai trò rất
quan trọng trong sự nghiệp đaị đoàn kết toàn dân, xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc..." Đó là củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân, tạo nên sự
nhất trí về chính trị và tinh thần trong nhân dân, thắt chặt mật thiết giữa nhân
dân với Đảng và Nhà nước để thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới.
Quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta là một quá trình lâu dài, trải qua

nhiều chặng đường và tồn tại lâu dài nhiều thành phàn kinh tế. Trong quá
trình đó còn có sự khá nhau giữa các giai cấp, các dân tộc, các tàng lớp xã
hội, các tôn giáo... Những biến đổi về cơ cấu giai cấp và thành phàn xã hội
đang đặt ra cho công tác vận động quàn chúng nói chung và công tác Mặt
trận nói riêng những vấn đề mới. Nhu cầu liên minh, mở rộng việc tập hợp
các lực lượng yêu nước đặt ra một cách bức bách. Mặt khác các thế lực thù
địch đang thực hiện chiến lược diễn biến hoà bình và nhiều âm mưu chia rẽ
khối đại đoà kết dân tộc, hòng phá hoại sự nghiệp Cách mạng của nhân dân
ta.
Trong bối cảnh đó, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước,
một sự nghiệp đày khó khăn gian khổ, càng đòi hỏi phải tăng cường khối đại
đoàn kết dân tộc, phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Do vậy vai trò của
Mặt trận và các đoàn thể thành viên càng quan trọng. Nâng cao vai trò, tác
dụng của Mặt trận trong hệ thống chính trị và đời sống xã hội là một yêu càu
của công cuộc đổi mới xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
1.3 Nhiệm vụ của mặt trận.
1.3.1 Nguyên tắc làm việc của MT

Mặt trận Dân tộc thống nhất được tổ chức trên cơ sở hoàn toàn tự
nguyện, bình đẳng về địa vị và độc lập về tổ chức. Quan hệ giữa các thành
viên trong Mặt trận được thực hiện theo các nguyên tắc:
Hiệp thương dân chủ,
Hợp tác bình đẳng,
Đoàn kết chân thành, tôn trọng lẫn nhau,


Phối hợp và thống nhất hành động.
Trong sinh hoạt Mặt trận, các thành viên tự do bày tỏ ý kiến của mình,
cùng nhau bàn bạc, hiệp thương dân chủ đề đạt tới sự nhất trí, không mệnh
lệnh, không áp đặt. Nếu có những ý kiến khác trên những vấn đề cụ thể thì

cùng nhautrao đổi, thuyết phục, giúp đỡ nhau giải quyết. Trong hoạt động,
các thành viên thoả thuận với nhau về chương trình hành động chung và có
nghĩa vụ giúp đỡ nhau, phối hợp thống nhất hành động để thực hiện chương
trình đã thoả thuận. Bốn nguyên tắc đó có quan hệ mật thiết với nhau, nhưng
nguyên tắc một và bốn là rất quan trọng.
1.3.2 Mối liên hệ giữa MT với các tổ chức thành viên trong hệ thống chính

trị:
a/ Mối quan hệ giữa Đảng với Mặt trận có một đặc điểm đáng chú ý:
Đảng vừa là thành viên, vừa là người lãnh đạo Mặt trận
Là thành viên, Đảng tham gia Mặt trận bình đẳng và có nghĩa vụ như
mọi hành viên khác. Đại diện cấp uỷ Đảng tham gia uỷ ban Mặt trận có trách
nhiệm sinh hoạt đày đủ thực hiện hiệp thương dân chủ và phối hợp thống
nhất hành động, cấp uỷ Đảng phải giáo dục đảng viên gương mẫu thực hiện
chương trình hành động chung đã được các tổ chức thành viên tho ả thuận và
tích cực tham gia công tácMặt trận tại khu dân cưĐe lãnh đạo Mặt trận, Đảng
phải ở trong Mặt trận, Đảng thực hiện vai trò lãnh đạo bằng cách đề ra đường
lối, chủ trương, chính sách đúng đắn, đáp ứng yêu càu nguyện vọng và lợi íh
chính đáng của các tàng lớp nhân dân: Đảng tiến hành công tác tuyên truyền,
vận động, thuyết phục, tổ chức kiểm tra và bằng sự gương mẫu của Đảng
viên. Thực tiễn lịch sử từ ngày thành lập Mặt trận đến nay đã chứng tỏ các
thành viên tham gia Mặt trận đều tự giác thừa nhận vai trò lãnh đạo của
Đảng.
Đảng lãnh đạo Mặt trận thông qua Đảng đoàn Mặt trận thông qua Đảng
đoàn các tổ chức thành viên của Mặt trận và thông qua đại diện của cấp uỷ
Đảng tham gia Uỷ ban Mặt trận cùng cấp. Đảng chăm lo bồi dưỡng cán bộ và
giới thiệu những Đảng viên có phẩm chất, có tín nhiệm trong các tàng lớp
nhân dân, có năng lực làm công tác Mặt trận, để Mặt trận chọn cử theo đúng



điều lệ. Đảng lãnh đạo sự phối hợp và thống nhất hành động giữa các thành
viên, sự phối hợp giữa Mặt trận với chính quyền. Đảng tôn trọng tính độc lập
về tổ chức và hoạt động sáng tạo của Mặt trận; Đảng lắng nghe ý kiến đóng
góp của Mặt trận đối với sự lãnh đạo của Đảng và đối với cán bộ Đảng viên.
Sự lãnh đạo của Đảng đối với Mặt trận là vấn đề có tính nguyên tắc, đảm bảo
cho Mặt trận không ngừng được củng cố và mở rộng. Mặt trận có nhiệm vụ
truyên truyền, giáo dục chính trị tư tưởng và đạo đức mới, động viên các tàng
lớp nhân dân thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất
nước. Mặt trận có trách nhiệm tổ chức, vận động nhân dân thực hiện chính
sách của Đảng và Nhà nước, trong việc xây dựng mối quan hệ mật thiết giữa
Đảng, Nhà nước và nhân dân. Vì mối liên hệ mật thiết giữa nhân dân với
Đảng và Nhà nước là yếu tố cực kỳ quan trọng bảo đảm sự vững mạnh của
chế độ.
b/ Mối quan hệ giữa Mặt trận với chính quyền:
Quan hệ giữa Mặt trận với chính quyền là quan hệ hợp tác bình đẳng, tôn
trọng lẫn nhau, phối hợp cùng thực hiện nhiệm vụ chung. Quyền hạn của Mặt
trận đã được Hiến pháp và pháp luật qui định Mặt trận hoạt động theo pháp
luật và qui chế làm việc đã được thoả thuận giữa Mặt trận và chính quyền.
Mặt trận tham gia xây dựng, giám sát và bảo vệ Nhà nước như: vận động
các tàng lớp nhân dân thực hiện quyền làm chủ, bàu ra cơ quan dân cử, giám
sát hoạt động của cơ quan Nhà nước, đại biểu dân cử, cán bộ viên chức Nhà
nước; tham gia xây dựng pháp luật và chính sách; đóng góp ý kiến với cơ
quan Nhà nước các cấp, vận động nhân dân xây dựng các qui ước, qui chế
trên địa bàn cư trú về các vấn dề liên quan đến đời sống nghĩa vụ và lợi ích
của công dân phù hợp với pháp luật. Mặt trận tham gia tuyên truyền, phổ biến
pháp luật trong nhân dân, đấu tranh chống tệ quan liêu, cửa quyền, tham
nhũng, gây phiền hà cho dân, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của dân.
Nhà nước dựa vào Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể để phát huy quyền
làm chủ và sức mạnh có tổ chức của nhân dân, tôn trọng và tạo mọi điều kiện
để nhân dân trực tiếp hoặc thông qua đoàn thể của mình tham gia xây dựng,

quản lý và bảo vệ Nhà nước. Đó cũng là sức mạnh của bản thân Nhà nước.


Trong quá trình ra các quyết định về quản lý và điều hành, Nhà nước các
cấp càn lắng nghe những kiến nghị của Mặt trận và các đoàn thể. Nhà nước
căn cứ qui chế tổ chức và cơ chế hoạt động để giải quyết tốt mối quan hệ giữa
Nhà nước với Mặt trận. Nhà nước cần tiếp tục thể chế hoá quyền hạn và trách
nhiệm của Mặt trận trong việc tham gia quản lý kinh tế, quản lý xã hội và xây
dựng cuộc sống tự quản của dân.
Nhà nước phối hợp với Mặt trận trong việc chăm lo lợi ích chính đánh
của nhân dân, trong việc vận động các tàng lớp nhân dânđẩy mạnh phong trào
hành động thực hiện thắng lợi các chương trình kinh tế xã hội.
Một trong những nội dung quan trọng của cải cách bộ máy Nhà nước
hiện nay là tăng cường mối quan hệ mật thiết giữa Nhà nước với Mặt trận Tổ
quốc và các đoàn thể nhân dân. để Mặt trận làm tròn trách nhiệm là cơ sở
chính trịcủa chính quyền nhân dân, sự phối hợp giữa Mặt trận với Nhà nước
phải như nghị quyết đại hội VIII của Đảng đã khẳng định: " Thực hiện thành
nền nếp việc đảng và Nhà nước cùng bàn bạc và tham khảo ý kiến của Mặt
trận về những quyết định chủ trương lớn" ngày một chặt chẽ và cụ thể hơn.
1.3.3 Các tổ chức thành viên của MTTQ Việt Nam.

2.

Đảng Cộng sản Việt nam
Tổng Liên đoàn lao động Việt nam.

3.
4.

Hội Nông dân Việt nam

Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh

5.
6.

Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt nam
Hội Cựu chiến binh Việt nam

7.
8.

Các Lực lượng vũ trang nhân dân Việt nam
Liên hiệp các hội Khoa học Kỹ thuật Việt nam.

9.

Liên hiệp các hội Văn học Nghệ thuật Việt nam.
Liên hiệp các tổ chức Hoà bình, đoàn kết, hữu nghị Việt

1.

10.
11.

nam. minh các Hợp tác xã Việt Nam.
Liên

12.

Hội Liên hiệp Thanh niên Việt nam


13.

Hội Luật gia Việt nam


14.

Hội Nhà báo Việt nam

15.
16.
17.

Hội Chữ thập đỏ Việt nam
Hội Y học dân tộc cổ truyền Việt nam
Tổng hội Y dược học Việt nam.

18.

Hội Lịch sử Việt nam

19.
20.

Hội Làm vườn Việt nam
Hội Sinh vật cảnh Việt nam

21.


Giáo hội phật giáo Việt nam

22.
23.

Uỷ ban Đoàn kết Công giáo Việt nam
Hội thánh Tin lành Việt Nam

24.
25.

Hội Người mù Việt nam
Hội Bảo trợ người tàn tật và trẻ mồ côi.

26.
27.

Hội Kế hoạch hoá gia đình.
Hội Khuyến học Việt Nam

28.

Hội Người cao tuổi Việt Nam.

29.

Hội Châm cứu.

30.Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam.
2.


Mặt trận tổ quốc tình Phú Thọ.

2.1 Giới thiệu về tỉnh Phú Thọ.

Phú Thọ -vùng đất cuội nguồn dân tộc,nơi đây là trubng tâm của nhà
nước Văn Lang thời các Vua Hùng dựng nứơc.Cũng trên mảnh đất này đã
hình thành truyền thống quí báu và không ngừng phát triển qua hàng nghìn
năm lịch sử dựng nước và giữ nước .Trong đó truyền thống đoàn kết được kế
thừa và phát huy trong suốt chiều dài của lịch sử dân tộc. Nhân dân Phú Thọ
từ buổi đàu dựng nước đến ngày nay luôn sát cánh bên nhau lao động sản
xuất và chiến đấu chống kẻ thù xâm lược để bảo vệ và xây dựng quê hương
ngày càng giàu đẹp.
Truyền thống đoàn kết ngày càng đựơc phát huy cao độ trong thời kì có
Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời và lãnh đạo cách mạng.Dưới ngọn cờ quang
vinh của Đảng ,Mặt trận với các hình thức tổ chức và tên gọi khác nhau cho
phù hợp với hoàn cảnh lịch sử, thực hiện các mục tiêu của Đảng.


Phú Thọ là một tỉnh truing du-miền núi.Phía bắc giáp tỉnh Yên Bái và
Tuyên Quang ,phía nam giáp tỉnh Hòa Bình ,phía Đông giáp tỉnh Vĩnh Phúc
và Hà Tây,phía tây giáp tỉnh Sơn La.
Là một trong trong số ít các tỉnh trong cả nước về mặt địa hình vừa có
tính chất miền núi, trung du,vừa có tính chất đồng bằng. Sự gặp gỡ của các
dòng sông trên đất Phú Thọ đã tạo nên sự đa dạng về tự nhiên và xã hội. Có
lẽ cũng chính đặc điểm này mà từ rất xa xưa ,Phú Thọ là vùng đất hội tụ của
con người tiền sử.Khoảng 4000 năm trước, vào thời kì biển thoái , những
cánh đồng màu mỡ được hình thành , những thị tộc bộ lạc thời tiền sử với
những kinh nghiệm đã đựơc tích luỹ trong xuốt thời kì đồ đá ,đã tiến xuống
chiếm lĩnh vùng đồng bằng Phong Châu Phú Thọ.Chính công cuộc chinh

phục vùng đất màu mỡ này, người Việt cổ đã làm nên nền văn minh rực rỡvăn minh sông Hồng với với các văn hóa khảo cổ Phùng Nguên-Đồng ĐậuGò Mun-Đông Sơn nổi tiếng ở khu vực Đông nam á. Với văn minh sông
Hồng , một nhà nước sơ khai đàu tiên trong lịch sử Việt Nam được xác lập,đó
là nhà nước của các Vua Hùng. Những chứng tích dày đặc thuộc các văn hóa
khảo cổ Phùng Nguyên,Đồng Đậu,Gò Mun,Đông Sơn trên vùng đất này
thuộc các huyện Tam Nông, Lâm Thao và tp Việt Trì đã chứng tỏ rằng vùng
hợp luư của các con sông , vùng đỉnh của tam giác đồng bằng sông Hồng là
địa bàn tụ cư của tập hợp các thị tộc,bộ lạc Lạc Việt trong quá trình khai phá,
chiếm lĩnh vùng đồng bằng mới được hình thành. Khu vực hạ huyện Lâm
Thao, Tp Việt Trì là nơi đóng đô của nhà nước Văn Lang trong lịch sử Việt
Nam.
Hàng ngàn năm đã trôi qua, kể từ khi các vua Hùng dựng nước Văn
Lang cho đến nay, địa bàn tỉnh Phú Thọ đã chải qua biết bao đổi thay về địa
giới hành chính.
Thời Hùng Vương ,Phú Thọ nằm trong bộ Văn Lang ,là vùng đất trung
tâm của Nhà nước Văn Lang.Thời Phục An Dương Vương ,Phú Thọ năm
trong địa phàn huyện Mê Linh. Dưới thời Bắc thuộc (từ năm 111 TCN đến
thế kỉ thứ X) Phú Thọ thuộc địa giới các quận Mê Linh ,Tân Xương,Phong
Châu. Đến thời kì phong kiến độc lập, các đơn vị hành chính mới được xác


lập ,đó là các đạo , phủ , châu, huyện thay thế cho quận huyện thời Bắc thuộc.
Phú Thọ lúc này thuộc lộ Tam Giang . Đầu triều Nguyễn , Phú Thọ thuộc địa
phận hai tỉnh Hưng Hóa và Sơn Tây.
Sau khi thực dân Pháp hoàn thành việc xâm lược Việt Nam thực hiện
chính sách chia để trị ,đã tiến hành chia nhỏ các đơn vị hành chính Tỉnh
Hưng Hóa sau khi cát đi 165 châu , 4 phủ và 2 huyện để thành lập một số tỉnh
mới là Yên Bái,Lai Châu,Sơn La, thực dân Pháp cho cho nhập thêm 1 số
huyện của tỉnh Sơn Tây vào với các huyện còn lại của tỉnh Hưng Hóa cũ để
lập tỉnh Hưng Hóa mới gồm 5 huyện là Tam Nông,Thanh Thủy,Sơn
Vi,Thanh Ba, Phù Ninh. Trong các năm 1893,1985 lại nhập thêm huyện Hạ

Hòa , Thanh Sơn, Yên Lập,Đoan Hùng về Hưng Hóa .
Ngày 5 tháng 5 năm 1903 , toàn quyền Đông Dương ký nghị quyết
chuyển tỉnh lỵ Hưng Hóa về làng Phú Thọ , và đổi tên thành tỉnh Phú Thọ.
Từ năm 1903 đến trước cách mạng tháng 8 nói chung không có sự thay đổi
về địa
lý2.2 Sự hình thành và vai trò của MTTQ tỉnh Phú Thọ trong thời kì

kháng chiến chống giặc ngoại xâm(1930-1975).
Năm 1925 giới trí thức, học sinh , sinh viên thành lập một tổ chức yêu
nước lấy tên là Đảng Tân Việt . Sau nhiều làn thay đổi tên gọi , năm 1928 ,
Tôn Quan Phiệt người phụ trách Kỳ bộ Đảng Tân Việt ở bắc kì về Hưng Hóa
tiến tới thành lập Chi bộ Đảng ở đây. Sau một thời gian vận động chi bộ Tân
Việt ở Hưng Hóa đã được thành lập với hơn 10 Đảng viên, phàn lớn là trường
Kiêm bị Hưng Hóa. Hoạt động của chi bộ mới chỉ dừng lại ở mức tuyên
truyền thông qua việc truyền bá các bài thơ văn yêu nước và Đảng chương
của Tân Việt.
Ngày 3 tháng 2 năm 1930, Đảng Cộng Sản Việt Nam -đội tiên phong của
giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành cho lợi ích của giai cấp
công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc Việt Nam ra đời. Đây là một
sự kiện chính trị trọng đại, đánh dấu bước ngoạt vĩ đại trong lịch sử cách
mạng Việt Nam. Với việc phát động cao trào cách mạng năm 1930-1931 mà
đỉnh cao là Xô Viết Nghệ Tĩnh, Đảng ta đã khảng định được quyền lãnh đạo


năng lực cách mạng của giai cấp công nhân và khối liên minh công nông là
cơ sở của Mặt trận dân tộc thống nhất.Tỉnh Phú Thọ, do ảnh hưởng nặng nề
của phong trào Quốc dân đảng, lại thêm sự đàn áp dã man của thực dân Pháp,
cho nên mặc dù ngay từ những ngày đàu một trong những tổ chức cộng sản
đàu tiên đã có cơ sở, nhưng không nhân rộng và phát triển được.
Thời kì Mặt trận dân chủ (1936-1939) do ảnh hưởng của phong trào

công khai dân chủ trong nước , một số học sinh quê Phú Thọ học tại Hà Nội
đã về tập hợp thanh niên , học sinh tuyên truyền .Do vậy báo chí công khai
tiến bộ cảu Đảng ta và Mặt trận Dân chủ xuất bản được luư hành tại Phú Thọ.
Từ những mầm mống đàu tiên ấy , các tổ chức công khai cũng được thành lập
tại một số địa bàn trong tỉnh.Tháng 9-1939, chiến tranh thứ II bùng nổ,chính
phủ Pháp thi hành chính sách phát xít, khủng bố trắng trợn Đảng cộng sản và
các tổ chức dân chủ , thẳng tay bóc lột và đàn áp phong trào thuộc địa. Ỏ
đông dương , ngày 26-9-1939,thực dân Pháp ra sắc lệnh giải tán các tổ chức
quàn chúng ,công khai đóng của các báo chí tiến bộ, thủ tiêu quyền tu do dân
chủ tối thiểu mà nhân dân lao động đấu tranh giành lại được trong thời kì Mặt
trận dân chủ.Trước tình hình ấy , tháng 11-1939, hội nghi làn thứ 6 Trung
Ương Đảng nhấn mạnh vấn đề giải phóng dân tộc là nhiệm vụ hàng đàu của
cách mạng Đông Dương.Hội nghị đề ra chủ trương thành lập Mặt trận dân tộc
thống nhất phản đế Đông Dương. Tạm rút khẩu hiệu cách mang ruộng đất,
chỉ chủ trương ° tịch kí ruộng đất của những địa chủ phản bội quyền lợi dân
tộc”.
Đầu tháng 8-1939 ,các đồng chí Nguyễn Văn Trạch,Đào Duy Kì và Tràn
Hải Kế là cán bộ của Xứ ủy Bắc Kỳ đã về làng Cát Trù (Cẩm Khê) nhiên cứu
tình hình chuẩn bị đưa cán bộ Đảng đến hoạt động. Sau khi nghiên cứu thấy
đây là vùng đất có truyền thống yêu nước chống Pháp từ thời càn Vương ,
đồng chí Đào Duy Kỳ về đã về Hà Nội báo cáo xin chỉ thị của Xứ ủy. Sau
một thời gian,đuợc Xứ ủy chấp thuận,đồng chí Lương Chí Thuận, Tràn Quý
Kiên và Nguyễn Thành Kiên lên Cát Trù -Thạch Kê hoạt động. Các đồng chí
đã tập hợp số thành viên được giác ngộ từ thời mặt trận Dan Chủ làm nòng
cốt, từ đó mở rộng các đối tượng khác. Hai tháng sau,hơng 10 quàn chúng


được được giác ngộ đã được kết nạp vào dội thanh niên phụ nữ phản đế. Trên
cơ sở đó , đồng chí Lương Khánh Thiện đã quyết định thành lập chi bộ Đảng
cộng sản đàu tiên của tỉnh Phú Thọ -Chi bộ Cát Trù-Thạch Đê. Để mở rộng

cơ sở ra các vùng trong tỉnh, đồng chí Lương Khánh Thiện và Tràn Quý Kiên
đến Thanh Ba liên lạc với đồng chí Quốc Thụy , tập hợp Đảng viên tại đây.,
thành lập chi bộ Thanh ba.Từ Thanh Ba các đông trí đến gây dựng tiếp cơ sở
ở Phù Ninh.Tại thành phố Việt Trì , trong nhà máy bột giấy, từ năm 1939 đã
có 3 Đảng viên hoạt động, đàu năm 1940, đồng chí Nguyễn văn Giới được
Xứ ủy điều về hoạt động , đàu năm 1940 , đồng chí Nguyễn Văn Giới được
Xứ ủy điều về hoạt động tại nhà máy , đã tập hợp Đảng viên này , thành lập
cho bộ nhà máy bột giấy Việt Trì.
Như vậy đến cuối năm 1939,Phú Thọ đã có 4 Chi bộ hoạt động dưới sự
lãnh đạo của Xứ ủy Bắc kì, đó là Chi bộ:Cát Trù,Thanh Ba, Phù Ninh, Việt
Trì.Cùng với sự ra đời của các chi bộ Đảng ,các hội phản đế cũng được thành
lập với trên 60 hội viên. Mặc dù Đảng bộ Phú Thọ ra đời muộn , chưa có
nhiều kinh nghiệm , lại hoạt động trong điều kiện kẻ thù hàng ngày săn
lùng,khủng bố, nhưng được sự lãnh đạo , giúp đỡ của Xứ ủy Bắc kỳ , khu ủy
Đ nên phong trào có những bước đi vững chắc ngay từ những ngày đàu mới
thành lập. Số lượng Đảng viên tuy chưa nhiều , nhưng phàn lớn là những
đồng chí trung kiên , tận tụy với nhiệm vụ , trung thành với lý tưởng , luôn
bám xát, đi xâu cơ sở và được cơ sở tin yêu đùm bọc , nên đã phát huy được
và là hạt nhân lãnh đạo phong trào cách mạng. Các tổ chức quàn chúng như
hội phản đế, các hội nghề nghiệp tuy hội viên chưa đông, nhưng với sự lãnh
đạo của Đảng đã phát huy được vai trò đoàn kết lôi kéo lực lượng. Đây là
hình thức đàu tiên của tổ chức Mặt trận tại tình Phú Thọ, nó chính là cơ sở
« « «
«7
để đến giai đoạn cách mạng tiếp theo, khi chủ trương thành lập mặt trận Việt
Minh của Đãng ra đời, tạo thành một lực lượng nòng cốt tiến tới thành lập
Mặt trận Việt minh tại Phú Thọ.
Cách mạng tháng 8 năm 1945 đã lật đổ ách thống trị của chế độ thực dân
phong kiến , thiết lập nhà nước dân chủ nhân dân đàu tiên ở Đông nam á.
Cũng như ở các địa phưưong khác, tại tỉnh Phú Thọ Mặt trận dân tộc thống



nhất luôn giữ vai trò quan trọng trong xuyên xuốt thời gian kháng chiên
chống giặc ngoại xâm.Từ kháng chiến chống thực dân Pháp đến khácg chiến
chống Mỹ, Mặt trận dận tộc thống nhất luôn giữ vững mối đoàn kết toàn
dân,ý chí kiên định.Là đàu tàu trong việc lôi kéo, đào tạo và tổ chức các Đảng
viên cũng như quàn chúng, với rất nhiều phong trào như “bình dân học vụ”,
“hũ gạo cứu đói”, “cả nước vì miền nam”,... Với mỗi một thời kì MTTQ tỉnh
Phú Thọ luôn hoàn thành tốt nhiêm vụ của Đảng giao phó,góp phàn quan
trọng trong việc tạo khối đoàn kết toàn dân, giũ vững định hướng chính trị,
cùng toàn thể nhân dân di tới thắng lợi cuối cùng năm 1975, toàn nước thống
nhất với các mốc rất quan trọng:
-8/1945 Mặt trận Việt minh tỉnh Phú Thọ ra đời va vai trò của mặt trận
trong cuộc tổng khởi nghĩa tháng 8-1945.
-9/1945-12/1946 Mặt trận Việt minh tỉnh Phú Thọ đoàn kết,động viên,
nhân dân trong tỉnh tham gia củng cố chính quyền , khắc phục khó khăn sau
cách mạng tháng Tám thành công.
-1947-1950 Mặt trận Việt minh và hội Liên Việt Phú Thọ động viên
đoàn kết các tàng lớp nhân dân trong tỉnh vừa xây dựng hậu phương kháng
chiến , vừa chống địch càn quét, bảo vệ quê hương.
-1951-1954 Mặt trận Liên Việt Phú Thọ phát huy cao độ sức mạnh của
khối đại đoàn kết dân tộc, động viên nhân dân toàn tỉnh hăng hái tham gia
xây dựng hậu phương chi viện cho kháng chiến đến ngày toàn thắng.
Trai qua 9 năm trường kì chống thực dân Pháp xâm lược,Quân và dân ta
đã giành thắng lợi vẻ vang.Ngày 20-7-1954 , Hiệp định Giơnevơ về Đông
Dương đã được kí kết công nhận độc lập chủ quyền thống nhất toàn vện lãnh
thổ của Việt Nam. Song với bản chất xâm lược và hiếu chiến , Mỹ đã tìm mọi
cách hất cảng Pháp nhảy vào nam Việt nam, dựng lên chính quyền tay sai
Ngô Đình Diệm,âm mưa biến miền nam nước ta thành thuộc địa kiểu mới và
căn cứ quân sự của chúng.Từ đây nhân dân miền Bắc nói chung, nhân dân

Phú Thọ nói liêng phải đồng thời thực hiện 2 nhiệm vụ chiến lược: xây dựng
thành công chủ nghĩa xã hội(CNXH) ở miền Bắc và đấu tranh giải phóng
miền Nam, thống nhất đất nước.


Với vai trò và chức năng của mình , mặt trận Liên Việt tiếp tục động
viên phát huy sắc mạnh của khối đậi đoàn kết toàn dân trong thời kì mới.
Trước hết trong những năm đàu là tập hợp động viên các tàng lớp nhân dân
tạo điều kiện để các cơ quan, đơn vị tản cư trong kháng chiến chống Pháp về
quê hương làm ăn,sinh sống.Kết quả là toàn tỉnh đã huy động trên 1,1 vạn
dân công,khai thác vận chuyển 146 vạn tàu lá cọ, 16 vạn cây tre,nứa để làm
1.525 ngôi nhà , cung cấp trên 1 vạn tấn lương thực, trên 3 vạn gánh củi.
Cùng với nhiêm vụ trên,Mặt trận các cấp trong tỉnh xác định nhiệm vụ trọng
tâm,cấp bách là tổ chức cứu đói, đấu tranh chống địch dụ dỗ„cưỡng ép đồng
bào di cư vào nam. Trong đấu tranh chống địch cưỡng ép đồng bào di cư vào
nam, tháng 12-1954 , ban thừocg vụ tỉnh ủy ra chit thị số 16cp/pt về” Tích
cực chống âm mưu lừa phỉnh, cưỡng ép giáo dân di tản, di cư vào dân”.
Thực hiên chỉ thị của Tỉnh ủy , Mặt trận Liên Việtvtỉnh đã cử cán bộ
xuống từng địa bàn để tuyên truyền và quản lý địa bàn cho xát dân. Nhờ đó
cuối năm 1955 tình trạng di cư của đồng bào cơ bản chấm dứt, phá tan được
âm mưa của địch.Đối với nhiệm vụ sản xuất, cuối năm 1955 , toàn tỉnh có
2888 gia đình ,9.967 người bị đói.Mật trận đã phát động phong trào “tương
thân tương ai” , “lá lành đùm lá rách”, và phong trào đẩy mạnh sản xuất cứu
đói rộng rãi trong dân. Nhờ sự chỉ đạo sat sao của Tỉnh ủy,ủy ban hành chính
và sự động viên của Mặt trận, các đoàn thể đến cưối năm 1956 , toàn tỉnh đã
tương chợ lẫn nhau được 59 tấn lương thực, gàn 3 triệu đồng.
Tiếp đó liên tục trong nhiều năm với sự chỉ đạo đúng đắn và kịp thời của
Đảng và nhà nước, Mặt trận dân tộc thống nhất đã có nhiều phong trào giúp
một phàn to lớn vào cuộc kháng chiến vĩ đại chống đế quốc Mỹ.
-1961-1965 Vận động nhân dân tích cực tham gia phong trào thi đua yêu

nước, phấn đấu hoàn thành thắng lợi kế hoạch nhà nước 5 năm.
-1966-1967 Động viên nhân dân vừa sản xuất vừa chiến đấu chống chiến
tranh phá hoại làn thứ nhất của Đế quốc Mỹ.
-1969-1970 Động viên nhân dân đánh bại cuộc chiến tranh phá hoại làn
thức nhất của đế quốc Mỹ.
-1970-1975 Động viên nhân dân đánh bại cuộc chiến tranh phá hoại của


đế quốc Mỹ làn 2 và huy động sức người sức của cho sự nghiệp giải phóng
miền Nam thống nhất đất nước.
Nhìn chung , thời kì 1968-1975 là thời kì chiến tranh ác liệt nhất,những
tác động của thiên tai cũng nặng nề và liên tiêps xaỷ ra. Nhưng công tác mặt
trận tiếp tục được chú trọng hơn và đạy được những thành tích rất đáng tự
hào.Trong chặng đường đày gian khổ , hy sinh đó , Mặt trận tổ quốc tỉnh Phú
Thọ và các tổ chức thanh viên vẫn phát triển mạnh mẽ và rộng khắp,tiếp tục
thu hút đông đảo các tàng lớp nhân dân và khối đại đoàn kết dân tộc.Hoạt
động của đoàn thanh niên , Hội phụ nữ,Hội phụ lão,Hội m? chiến sĩ, đội
Thanh niên xung phong...Đã phát huy vai trò, tác dụng trong việc tập hợp,
động viên mọi người,mọi nhà ở khắp các địa phương trong tỉnh phát huy cao
đọ truyền thống cách mạng đoàn kết xung quanh Đảng bộ,tương chợ giúp
nhau trong cuộc sống , lao động sản xuất,chiến đấu và dốc sức chi viện cho
cho tiền tuyến lớn miền Nam.Đó thực sụ là mộy trong những nhân tố đảm
bảo sự vững vàng , ổn địng của tỉnh trong lửa đạn chiến tranh, trong chặng
đường dài chống Mỹ, cứu nước. Đó là điều kiện rất quan trọng đảm bảo cho
MTTQ tỉnh tiếp tục vai trò chính trị của mình trong sự nghiệp xây dựng và
bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
2.3 Tăng cường công tác mặt trận theo yêu cầu đổi m ớ i, đoàn kết phấn

đấu khác phục khó khăn, góp phần ổn định đời sống phát triển kỉnh tế
xã hội sau chiến tranh(l975-1985).

Đại thắng mùa xuân năm 1975 mà đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh
lịch sử đã kết thúc thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của
dân tộc ta . Đất nước thống nhất, cả nước đi lên XHCN , Cách mạng Việt
Nam chuyển sang giai đoạn mới : Thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược là xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN. Chiến thắng vĩ đại của dân tộc ta
đã tạo ra bàu không khí hết sức phấn khởi, động viên mọi tàng lớp nhân dân
hăng hái bắt tay vào việc khôi phục kinh tế , hàn gắn vết thương chiến tranh.
Sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đòi hỏi phải tăng cường hơn nữa khối
đại đoàn kết toàn dân tộc để phát huy sức mạnh tổng hợp vào công cuộc xây
dựng kiến thiết nước nhà. Công tác vận động quàn chúng đứng trước những
yêu càu và đòi hỏi mới có nhiều thuận lợi song cũng gặp nhiều khó khăn và


thử thách. Đất nứớc ta vừa ra khỏi cuộc chiến tranh kéo dài hơn 30 năm với
những hậu quả nặng nề về con người và cờ sở vật chất không thể khắc phục
được trong thời gian ngắn. Trong cuộc kháng chiến tất cả dồn sức ngườ sức
của cho tiền tuyến với phương thức mệnh lệnh. Trong hòa bình cơc chế hành
chính quan liêu bao cấp , kế hoạch hóa không còn phù hợp, đã ki,hãm năng
lực sáng tạo nhiều phong trào mang nặng tính hình thức , hiệu quả xã hội
kém. Trước tình hình chuyển giaid đoạn cách mạng việc củng cố xây dựng
khối đại đoàn kết toàn dân và phong trào toàn dân hành động cách mạng đòi
hỏi sự đổi mới về nội dung , hình thức hoạt động mới đáp ứng đựơc nhu càu
và nhiệm vụ trong thời kì mới.
Tuy nhiên trong giai đoạn 1975-1980 bên cạnh những yếu tố thuận lợi
nói chunh thì hoạt động của MTTQ và các đoàn thể tổ chức quàn chúng gặp
không ít khó khăn.Vì tình hình sản xuất trong tỉnh hoàn toàn hặp thiên tai,mất
mùa liên tục , có thời gian cán bộ công nhân viên chỉ được hưởng 10 kg
gạo .Đặc biệt cơn bão số 4 năm 1980 gây mưa lớn và úng lụt ở nhiều nơi
trong tỉnh làm thiệt hại về sản xuất nông nghiệp và giao thông vận tải , cơ sở
sản xuất , thiếu việc làm và không đủ nguyên liệu , sản xuất lương thực tăng

chậm. Trong khi đó dân số tăng nhanh dẫn đến khó khăn về phân phối về
lương thực.Nhiều địa phương dân không đủ ăn, thiếu đói, số hợp tác xã trung
bình và yếu kém còn chiếm tỉ lểtên 50%,Việc “Dong công phóng điểm” ăn
chia không công bằng phổ biến nhiều trong nhiều HTX nông nghiệp, vì vậy
chưa tạo được nhiều động lực cho người lao động. Trước thực tế đó tư tưởng
quàn chúng diễn biến phức tạp , người dân lo lắng băn khoăn.MTTQ đã cùng
với các đoàn thể quàn chúng thành viên xác định nhiệm vụ lúc này là bám sát
chủ trương của Đảng và của Tỉnh ủy Phú Thọ kịp thời có biện pháp giáo dục
động viên quàn chúng chia sẻ những khó khăn giúp nhau ổn định đời sống ,
giữ vứng sản xuất ,càn kiệm xây dựng XHCN, tăng cường an ninh quốc
phòng , bảo vệ Tổ quốc. Tại đại hội đại biểu Công đoàn Vĩnh Phú làn II đã
xác định rõ nhiệm vụ của đội ngũ công nhân viên tổ chức Công đoàn Vĩnh
Phú là “ Tổ chức phong trào hành động cách mạng rộng lớn của công nhân
viên chức , thi đua lao động tổ chức , thi đua lao động tổ chức,càn kiệm xây
dựng CNXH,hoàn thành sản xuất hiệu quả đạt hiệu quả cao...”. Trong những


năm 1976-1980 nhiều phong trào quy mô được mở rộng cae quy mô và chất
lượng , nổi bật nhất là phát huy sáng kiến cải tiến kĩ thuật, tiết hiệm cải tiến
kỹ thuật , tiết kiệm hợp lý hóa sản xuất và thi đua phục vụ nông nghiệp.
Trong năm 1978 chỉ riêng ở 7 ngành và 22 đơn vị cơ sở trực thuộc ngành đã
có 394 công trình ,1353 sản phẩm,350 sáng kiến. Qua 3 năm(1978-1980) ,
toàn tỉnh đã có 34824 sáng kiến trong nước được công nhận là 13876 sáng
kiến,chiếm tổng số 40% sáng kiến đăng kí, trong đó co hon 12000 sáng kiến
được áp dụng.
Những năm đầu thập kỉ 80 , tình hình kinh tế cả nước nói chung và tỉnh
Vĩnh Phú nói riêng có những xa xút và đình trệ nghiêm trọng do chưa thoát
khỏi cô chế quan liêu bao cấp. Đất nước đang trong tình hình vừa có hòa bình
vừa có chiến tranh, nguyên vật liệu dùng cho sản xuất ,phục vụ đời sống
,nhân dân ngày càng khan hiếm , nhất là lương thực và hàng tiêu dùng... ảnh

hưởng lớn đến tư tưởng của cán bộ công nhân viên. Trong thời gian này các
thế lực xấu, các thế lực phản động quốc tế chống phá ta về nhiều mặt, một số
phàn tử xấu , bất mãn trong nước ngấm ngầm đả kích chế độ , xuyên tạc
đường lối, chính sách gây hoang mang, hoài nghi trong quàn chúng, về chật
tự tĩị an:nạn trộm cắp, cướp giật,trộm cắp dây điện thoại, tệ mê tín dị đoan có
xu hướng trồi dậy , gây ra nhiều nhức nhối khiến cho nhân dân quàn chúng
bất bình. Trước tình hình đó , MTTQ tỉnh đã phối hợp với các đoàn thể , cùng
với các lực lượng công an động viên nhân dân tích cực tham gia phong trào
quàn chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc. Các tàng lớp nhân dân đóng góp xây
dựng phương án về chật tự xã hội ở địa bàn dân cư. Nhiều nơi mặt trận tham
gia cùng Chính quyền xây dựng nội quy , quy chế để quàn chúng thực hiện.
Lồng luồn nội dung các phong trào chung, các chương trình hành động cụ thể
trong phong trào thi đua của Mặt trận , đoàn thể như: chống tội phạm , chăm
sóc các đối tượng chính sách , công tác động viên tuyển quân sự, xây dựng
lực lượng dân quân tự vệ... góp phàn đưa các hoật động này thành nề nếp và
nâng cao chất lựong. Mặt trận tỉnh cũng luôn chú trọng công tác vận động
đồng bào tôn giáo , phát huy các truyền thống tốt đẹp của dân tộc và các yếu
tố tích cực của đạo đức tôn giáo trong quá trình xây dựng cuộc sống mới.


×