Tải bản đầy đủ (.pdf) (35 trang)

TÀI NGUYÊN KHÍ hậu đối với DU LỊCH và GIẢI TRÍ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (989.91 KB, 35 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
KHOA MÔI TRƯỜNG
-------

TÀI NGUYÊN KHÍ HẬU ĐỐI VỚI
DU LỊCH VÀ GIẢI TRÍ

Lớp: 13KMT
Nhóm: 5
GVPT: ThS Nguyễn Thị Phương Thảo

TP Hồ Chí Minh, ngày 11 tháng 5 năm 2016


DANH SÁCH NHÓM
STT Họ và tên
Trần Nữ Linh Đan
1

MSSV

Công việc

1317047

Lời mở đầu
Kết luận
Phần I

2



Nguyễn Thị Như Thịnh

1317242

4.2
Tổng hợp word

3

Phan Thị Kim Khánh

1317119

4

Đỗ Quang Khải

1317122

5

Đặng Phan Trí Nhân

1317178

Phần II
Ppt phần III và IV
3.1
Ppt phần I và II

3.2
4.1
Thuyết trình

2


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 4
I. Các khái niệm liên quan ................................................................................................ 5
1.1 Khái niệm tài nguyên khí hậu ................................................................................. 5
1.2 Khái niệm về du lịch, giải trí ................................................................................... 6
II.Ảnh hường của TNKH đến du lịch và giải trí ............................................................ 7
2.1 Mối quan hệ giữa TNKH với du lịch và giải trí .................................................... 7
2.2 Các nhân tố của TNKH ảnh hưởng đến du lịch và giải tríError! Bookmark not
defined.
2.2.1. Bức xạ mặt trời ............................................... Error! Bookmark not defined.
2.2.2 Hoàn lưu khí quyển ......................................... Error! Bookmark not defined.
III.Tác động của du lịch và giải trí đến TNKH .............................................................. 7
3.1 Tác động tích cực ................................................................................................... 13
3.2 Tác động tiêu cực ................................................................................................... 13
IV. Những biện pháp sử dụng TNKH hiệu quả ............................................................ 13
4.1 Tại Việt Nam (ứng dụng tại tỉnh Quảng Ninh) ................................................... 13
4.2 Trên thế giới............................................................................................................ 13
KẾT LUẬN ...................................................................................................................... 34
Tài liệu tham khảo ........................................................................................................... 35

3



LỜI MỞ ĐẦU
Mọi hoạt động kinh tế-xã hội đều có quạn hệ mật thiết với môi trường không khí.Các
điều kiện và tài nguyên khí hậu là thành phần quan trọng của hệ sinh thái và là cơ sở quyết
định cho sự phát triển kinh tế-xã hội mỗi khu vực. Việc khai thác và sử dụng hợp lý tài
nguyên này có ý nghĩa quan trọng trong sự phát triển bền vững của mỗi địa phương.Trong
các ngành kinh tế thì du lịch, giải trí cũng với nông nghiệp chịu sự ảnh hưởng không nhỏ
của các đặc điểm và tài nguyên khí hậu.
Khí hậu và thời tiết là những yếu tố quan trọng trong việc ra quyết định của khách
du lịch và cũng ảnh hưởng đến sự hoạt động thành công của các doanh nghiệp du lịch. Cụ
thể hơn, khí hậu được định nghĩa là tình trạng phổ biến quan sát như là một trung bình dài
hạn ở một vị trí. Trong khi đó, thời tiết là sự biểu hiện của khí hậu tại một điểm cụ thể
trong thời gian và địa điểm. Vì vậy, trong khi khách du lịch có thể mong đợi điều kiện khí
hậu nhất định khi họ đi du lịch đến một nơi mà họ sẽ trải qua thời tiết thực tế, mà có thể đi
chệch khá đáng kể từ các điều kiện trung bình. Do đó, điều đầu tiên khách du lịch và doanh
nghiệp du lịch có khả năng bị ảnh hưởng bởi điều kiện thời tiết. Ta xét thấy khí hậu, thời
tiết và du lịch, giải trí có sự tương tác với nhau.

4


I. Các khái niệm liên quan
1.1 Khái niệm tài nguyên khí hậu
Tài nguyên là tất cả các dạng vật chất, tri thức, thông tin được con người sử dụng
để tạo ra của cải vật chất hoặc tạo ra giá trị sử dụng mới. Khí hậu bao gồm các yếu tố nhiệt
độ, độ ẩm, lượng mưa, áp suất khí quyển, gió, các hiện tượng xảy ra trong khí quyển và
nhiều yếu tố khí tượng khác trong khoảng thời gian dài ở một vùng, miền xác định.
Khí hậu bao gồm các yếu tố nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, áp suất khí quyển, gió, các
hiện tượng xảy ra trong khí quyển và nhiều yếu tố khí tượng khác trong khoảng thời gian
dài ở một vùng miền xác định.
Tài nguyên khí hậu và cảnh quan bao gồm các yếu tố về thời tiết khí hậu (khí áp,

nhiệt độ, độ ẩm, bức xạ mặt trời, lượng mưa...) địa hình, không gian trống, cảnh đẹp thiên
nhiên...
Các yếu tố khí hậu có vai trò to lớn trong đời sống và sự phát triển của sinh vật và
con người. Tác động của khí hậu đến con người trước hết thông qua nhịp điệu của chu trình
sống: nhịp điệu ngày đêm, nhịp điệu mùa trong năm, nhịp điệu tháng và tuần trăng. Các
nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy tình trạng sức khoẻ, tốc độ phát triển của sinh
vật phụ thuộc vào thời điểm của các chu trình sống trên. Cường độ và đặc điểm của bức xạ
mặt trời có tác động mạnh mẽ tới sự phát triển của sinh vật và tăng trưởng sinh khối.
Thời tiết có thể được định nghĩa là tình trạng khí quyển tai một vị trí được
diễn ra tại một thời điểm nhất định, và có thể được mô tả cho một khu vực cụ thể của bề
mặt trái đất. Ngược lại, khí hậu là điều kiện hiện hành của bầu khí quyển rút ra từ trong
thời gian dài quan sát.
Khí hậu thời tiết có ảnh hưởng mạnh mẽ tới tình trạng sức khoẻ con người, tạo ra
sự tăng độ tử vong ở một số bệnh tim mạch, các loại bệnh tật theo mùa v.v... Trong giai
đoạn phát triển hiện nay của nền kinh tế và giao lưu xã hội, khí hậu, thời tiết đang trở thành
một dạng tài nguyên vật chất quan trọng của con người. Khí hậu thời tiết thích hợp tạo ra
các khu vực du lịch, nuôi trồng một số sản phẩm động thực vật có giá trị kinh tế cao (hoa,
cây thuốc, các nguồn gen quý hiếm khác.)

5


Ðịa hình cảnh quan là một dạng tài nguyên mới; nó tạo ra không gian của môi trường
bảo vệ, môi trường nghỉ ngơi. Ðịa hình hiện tại của bề mặt trái đất là sản phẩm của các quá
trình địa chất lâu dài (nội sinh, ngoại sinh). Các loại hình thái chính của địa hình là đồi núi,
đồng bằng, địa hình Karst, địa hình ven bờ, các kho nước lớn (biển, sông, hồ). Mỗi loại
hình thái địa hình chứa đựng những tiềm năng phát triển kinh tế đặc thù. Thí dụ phát triển
du lịch, phát triển nông, lâm, công nghiệp v.v...
1.2 Khái niệm về du lịch, giải trí
Thuật ngữ “du lịch” bắt nguồn từ tiếng Pháp “tuor” nghĩa là đi vòng quanh, cuộc

dạo chơi.Du lịch gắn với nghỉ ngơi, giải trí nhằm phục hồi, nâng cao sức khỏe và khả năng
lao động của con người, nhưng trước hết liên quan mật thiết với sự chuyển dịch của họ.
Theo tổ chức WTO năm 1994 thì du lịch được định nghĩa: “là một tập hợp các hoạt
động và du lịch đa dạng, liên quan đến việc di chuyển tạm thời của con người khỏi nơi ở
thường xuyên nhằm mục đích tiêu khiển, nghỉ ngơi, dưỡng sức…và nhìn chung vì những
lý do không để kiếm sống”.
Từ giữa thế kỷ 19, du lịch bắt đầu phát triển mạnh và ngày nay đã trở thành một hiện tượng
kinh tế xã hội phổ biến. Nhiều nước đã lấy chỉ tiêu đi du lịch của dân cư là một trong những
tiêu chí đánh giá chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên, khái niệm “Du lịch” được hiểu rất khác
nhau tại các quốc gia khác nhau và từ nhiều góc độ khác nhau.
Khái niệm chung về DL: “Du lịch là tổng hợp các hiện tượng và các mối quan hệ
phát sinh từ tác động qua lại giữa KDL, các nhà kinh doanh, chính quyền và cộng đồng
dân cư địa phương trong quá trình thu hút và tiếp đón KDL”
Khái niệm về du lịch theo cách tiếp cận của các đối tượng liên quan đến hoạt động
du lịch:
-Đối với người đi du lịch: Du lịch là cuộc hành trình và lưu trú của họ ở ngoài nơi
cư trú để thoả mãn các nhu cầu khác nhau: hoà bình, hữu nghị, tìm kiếm kinh nghiệm sống
hoặc thoả mãn các nhu cầu về vật chất và tinh thần khác.
-Đối với người kinh doanh du lịch: Du lịch là quá trình tổ chức các điều kiện về sản
xuất và phục vụ nhằm thoả mãn, đáp ứng các nhu cầu của người du lịch và đạt được mục
đích số một của mình là thu lợi nhuận.
6


-Đối với chính quyền địa phương: Du lịch là việc tổ chức các điều kiện về hành
chính, về cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật để phục vụ khách du lịch, là tổng hợp các
hoạt động kinh doanh nhằm tạo điều kiện cho khách du lịch trong việc hành trình và lưu
trú, là cơ hội để bán các sản phẩm của địa phương, tăng thu ngoại tệ, tăng thu nhập, nâng
cao đời sống vật chất và tinh thần cho dân địa phương.
-Đối với cộng đồng dân cư sở tại: Du lịch là một hiện tượng kinh tế xã hội mà hoạt

động du lịch tại địa phương mình, vừa đem lại những cơ hội để tìm hiểu nền văn hoá, phong
cách của những người ngoài địa phương mình, vừa là cơ hội để ìm việc làm, phát huy các
nghề cổ truyền, tăng thu nhập nhưng đồng thời cũng gây ảnh hưởng đến đời sống người
dân sở tại như về môi trường, trật tự an ninh XH, nơi ăn, chốn ở,...
Theo Luật du lịch Việt Nam: “Du lịch là hoạt động của con người ngoài nơi cư trú
thường xuyên của mình nhằm thoả mãn nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng trong một
khoảng thời gian nhất định”
II. Ảnh hường của TNKH đến du lịch và giải trí
2.1 Mối quan hệ giữa TNKH với du lịch và giải trí
Khí hậu là thành phần quan trọng của môi trường tự nhiên có ảnh hưởng lớn đến du
lịch và giải trí. Ảnh hưởng của nó dến du lịch và giải trí được đánh giá thông qua khí hậu
sinh học với các chỉ tiêu chính là nhiệt độ, độ ẩm không khí, lượng mưa, số giờ nắng,…
Du lịch được coi là có lợi ích kinh tế ở nhiều quốc gia và như giải trí chủ yếu dựa
vào tài nguyên thiên nhiên. Các nguồn tài nguyên khí hậu có tầm quan trọng đặc biệt vì
chúng quyết định sự hấp dẫn của các điều kiện cho du lịch và vui chơi giải trí, họ có thể
giới hạn thời gian mà một hoạt động giải trí đặc biệt có thể xảy ra.
Nếu điều kiện khí hậu thuận lợi làm cho sức khỏe dồi dào, tinh thần thoải mái và
hiệu quả làm việc cao, rất thích hợp cho du lịch nghỉ dưỡng, tham quan, giải trí cuối tuần,…
Khí hậu điều hòa, ít thiên tai, bão lũ sẽ không gây trở ngại cho việc tổ chức các hoạt động
du lịch và giải trí cũng như đối với cơ sở hạn tầng phục vụ đu lịch và giải trí. Nhưng nơi
có khí hậu điều hòa thường được du khách ưa thích. Nhiều cuộc thăm dò cho thấy, khách
du lịch thường tránh nhưng nơi quá lạnh, quá ẩm hoặc quá nóng, quá khô

7


Trường hợp cải thiện sức khỏe là một động lực để giải trí, mục đích tránh sự suy
giảm về hình thái và chức năng của cơ thể, nhưng người ta cho rằng việc tiếp xúc với các
yếu tố khí hậu trong thời gian tập thể dục sẽ không tự đặt áp lực hay căng thẳng trên cơ thể
dẫn đến những hậu quả không mong muốn (Ivanov, 2001). Trong trường hợp này, điều

kiện khí hậu khắc nghiệt hoặc cực đoan sẽ không có lợi cho sức khỏe hoặc 'du lịch spa' vì
những rủi ro cho cơ thể khỏe mạnh.
2.2. Các nhân tố của tài nguyên khí hậu ảnh hưởng đến thời vụ du lịch và giải trí.
Theo bà Nguyễn Thị Liễu, Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường (Bộ
Tài nguyên và Môi trường), tính thời vụ du lịch tại một đơn vị lãnh thổ nào đó là tập hợp
các biến động có tính chu kỳ theo thời gian trong năm của “cung” và “cầu” du lịch.
Trong hoạt động du lịch biển, các điều kiện khí hậu thuận lợi nhất được du khách
ưa thích là số ngày mưa ít, số giờ nắng trung bình trong ngày cao, nhiệt độ không khí trung
bình trong ngày không cao lắm và nhiệt độ nước biển điều hòa.
Như vậy, sự thay đổi khí hậu theo mùa và các hiện tượng thời tiết đặc biệt như gió
mùa Đông Bắc, bão, áp thấp nhiệt đới, lũ lụt,...là những nhân tố tạo nên tính thời vụ trong
hoạt động du lịch biển, thậm chí gây trở ngại cho hoạt động du lịch biển.
Các yếu tố khí hậu như nhiệt độ, số giờ nắng, lượng mưa và mùa mưa là những yếu
tố có tác động mạnh nhất và là nguyên nhân chủ yếu hình thành nên tính thời vụ trong hoạt
động du lịch biển. Các yếu tố này cũng chính là các chỉ tiêu, tiêu chí để phân chia khí hậu
ven biển Việt Nam thành các vùng, miền có sự khác nhau về các điều kiện khí hậu.
2.2.1. Bức xạ mặt trời.
Bức xạ mặt trời là một nguồn tài nguyên vô cùng quan trọng tại Việt Nam. Trung
bình, tổng bức xạ năng lượng mặt trời ở Việt Nam vào khoảng 5kW/h/m2/ngày ở các tỉnh
miền Trung và miền Nam, và vào khoảng 4kW/h/m2/ngày ở các tỉnh miền Bắc.
Từ dưới vĩ tuyến 17, bức xạ mặt trời không chỉ nhiều mà còn rất ổn định trong suốt
thời gian của năm, giảm khoảng 20% từ mùa khô sang mùa mưa. Số giờ nắng trong năm ở
miền Bắc vào khoảng 1500-1700 giờ trong khi ở miền Trung và miền Nam Việt Nam, con
số này vào khoảng 2000-2600 giờ mỗi năm.(ngày 11/04/2016)
 Vùng Tây Bắc:
8


– Nhiều nắng vào các tháng 8. Thời gian có nắng dài nhất vào các tháng 4,5 và 9,10. Các
tháng 6,7 rất hiếm nắng, mây và mưa rất nhiều. Lượng tổng xạ trung bình ngày lớn nhất

vào khoảng 5,234 kWh/m2/ngày và trung bình trong năm là 3,489 kWh/m2/ngày.
– Vùng núi cao khoảng 1500m trở nên thường ít nắng. Mây phủ và mưa nhiều, nhất là vào
khoảng tháng 6 đến thàng 1. Cường độ bức xạ trung bình thấp (< 3,489 kWh/m2/ ngày).
 Vùng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ
– Ở Bắc Bộ, nắng nhiều vào tháng 5. Còn ở Bắc Trung bộ càng đi sâu về phía Nam thời
gian nắng lại càng sớm, nhiều vào tháng 4.
– Tổng bức xạ trung bình cao nhất ở Bắc Bộ khoảng từ thàng 5, ở Bắc Trung Bộ tù tháng
4. Số giờ nắng trung bình thấp nhất là trong tháng 2. 3 khoảng 2h/ngày, nhiều nhất vào
tháng 5 với khoảng 6 – 7h/ngày và duy trì ở mức cao từ tháng 7.
 Vùng Trung Bộ:
– Từ Quảng Trị đến Tuy Hòa, thời gian nắng nhiều nhất vào các tháng giữa năm với khoảng
8 – 10h/ngày. Trung bình từ tháng 3 đến tháng 9, thời gian nắng từ 5 – 6 h/ngày với lượng
tổng xạ trung bình trên 3,489 kWh/m2/ngày (có ngày đạt 5,815 kWh/m2/ngày).
 Vùng phía Nam:
– Ở vùng này, quanh năm dồi dào nắng. Trong các tháng 1, 3, 4 thường có nắng từ 7h sáng
đến 17h. Cường độ bức xạ trung bình thường lớn hơn 3,489 kWh/m2/ngày. Đặc biệt là các
khu vực Nha Trang, cường độ bức xạ lớn hơn 5,815 kWh/m2/ngày trong thời gian 8
tháng/năm.
2.2.2 Hoàn lưu khí quyển
Nằm trong khu vực Đông Nam Á, nơi giao tranh mạnh mẽ của hai hệ thống hoàn
lưu cóa quy mô lớn là hoàn lưu Tín Phong và hoàn lưu gió mùa Châu Á. Sự giao tranh làm
biến tính khá mạnh bản chất nhiệt đới ở đây.
Tín Phong là hoàn lưu thường xuyên ở vùng nội chí, nhưng ở Việt Nam thì gió này
không liên tục vì bị gió mùa lấn át. Tín Phong thổi theo hướng Đông Bắc nên mang nhiều
hơi nước và khá nóng. Vì vậy, nó không ổn định, hay bị nhiễu động, đôi khi gây thời tiết
xấu.

9



Hoàn lưu gió mùa Châu Á là một trong những chế độ gió mùa đặc sắc nhất hành
tinh, được hình thành chủ yếu bởi sự tương phản về nhiệt đọ giữa lục địa Châu Á rộng lớn
với Thái Bình Dương; giữa hai bán cầu trong cùng một mùa.
- Gió mùa đông gồm gió mùa cực đới của vùng đông bắc tràn xuống và gió mùa có tính
nhiệt đới (sự phát triển của Tín Phong) của vùng Đông Nam Á.
- Gió mùa mùa hè có thể là gió mùa Tây Nam (từ Ấn Độ Dương tràn sang) và Tín Phong
nam bán cầu thổi lên theo hướng Đông Nam.
Hai loại gió mùa này tạo nên hai mùa tương phản: mùa đông và mùa hè cho miền Bắc Việt
Nam. Gió mùa đông tạo nên một mùa đông lạnh với hai loại thời tiết: lạnh khô vào đầu
mùa do khối không khí cực đới lục địavà lạnh ẩm vào cuối mùa do khối khoong khí này
qua biển đã bị biến tính.
Hoạt động của hai loại gió này cũng kèm thep nhiễu động gây mưa như front lạnh, dãy hội
tụ nhiệt đới, bão,… làm cho khí hậu càng them phức tạp.
2.2.3. Phân hóa khí hậu vùng miền (du lịch biển).
2.2.3.1 Ở vùng ven biển phía Bắc
Mùa đông chịu ảnh hưởng của khối không khí lạnh cực đới từ phía Bắc tràn xuống
có nền nhiệt độ thấp, mùa hè chịu ảnh hưởng của khối khí nhiệt đới có nhiệt độ cao nên
khí hậu ở vùng này phân hóa thành hai mùa nóng và lạnh rõ rệt, do đó, tính thời vụ trong
hoạt động du lịch ở các khu du lịch biển miền Bắc thể hiện rõ nét nhất.
Mùa lạnh (từ tháng 11-tháng 4) có nền nhiệt độ thấp, tiết trời lạnh, cuối mùa đông
tuy nhiệt độ có tăng nhưng đa phần vẫn thấp hơn 200C lại thêm mưa phùn nên hoạt động
nghỉ dưỡng, tắm biển ở các điểm, khu du lịch biển vào thời điểm này không thể diễn ra.
Đây cũng chính là mùa vắng khách tại các điểm du lịch biển miền Bắc Việt Nam nhưng
một số điểm du lịch như Hạ Long, Huế vẫn có khách vào mùa này, đặc biệt là khách du
lịch quốc tế.
Vào mùa nóng (từ tháng 5-tháng 10), gió mùa cực đới đã chấm dứt, nền nhiệt độ
cao (nhiệt độ trên 200C) là thời kỳ thuận lợi nhất cho hoạt động du lịch và là mùa đông
khách tại các điểm du lịch biển miền Bắc. Song do sự phân hóa về mùa mưa, bão mà ở
từng điểm, khu du lịch có thời gian tập trung khách khác nhau.
10



Khu vực ven biển thuộc vùng khí hậu Đông Bắc và đồng bằng Bắc Bộ có mưa nhiều
vào các tháng 7, 8, 9 và cũng chính là mùa bão ở khu vực này nên lượng khách giảm đáng
kể. Các tháng có điều kiện thuận lợi nhất và có lượng khách đông nhất là tháng 5, 6 và
tháng 10.
Tại khu vực ven biển thuộc vùng khí hậu Bắc Trung Bộ, mùa mưa lùi dần về cuối
hè và đầu đông. Vào các tháng 9, 10, 11 có lượng mưa lớn nhất nên vắng khách, thậm chí
không có khách. Các tháng tập trung khách nhất là các tháng 6, 7 còn các tháng đầu mùa
hạ (tháng 4, 5) lượng khách cũng ít vì vào thời gian này có thời tiết khô nóng do ảnh hưởng
của hiệu ứng phơn. Nhìn chung, tại các khu du lịch biển miền Bắc điều kiện khí hậu thuận
lợi cho hoạt động du lịch chỉ có thể diễn ra vào mùa hè.
Chính vì thế, tính thời vụ du lịch ở các khu du lịch biển miền Bắc rất rõ, độ dài mùa
du lịch ngắn, cường độ dao động về khách cao, khách du lịch tập trung nhiều vào các tháng
mùa hè, các tháng còn lại hầu như không có khách.
Do vậy đã hình thành nên bức tranh toàn cảnh về hoạt động du lịch ở các khu du
lịch biển phía Bắc với sự phân hóa theo mùa rất sâu sắc. Hoạt động du lịch diễn ra hết sức
sôi động trong mùa du lịch (mùa hè) với lượng khách du lịch rất lớn và những người làm
dịch vụ du lịch (nguồn lao động trực tiếp và lao động gián tiếp trong lĩnh vực du lịch) cũng
tập trung trong một khoảng thời gian rất ngắn khiến cho các khu du lịch biển ở đây luôn ở
tình trạng quá tải, vượt quá sức chứa của điểm, khu du lịch.
2.2.3.2 Khu vực ven biển miền Nam
Có điều kiện khí hậu thuận lợi với nền nhiệt độ cao đều quanh năm (nhiệt độ trên
250C) và ít chịu ảnh hưởng của bão và gió mùa Đông Bắc lạnh cực đới. Tuy vậy, đối với
khu vực miền Nam, khí hậu có sự phân hóa thành hai mùa là mùa khô và mùa mưa với
mức thuận lợi đối với hoạt động du lịch biển khác nhau. Mùa khô là mùa thuận lợi nhất
cho hoạt động du lịch nói chung và hoạt động du lịch và nghỉ dưỡng biển nói riêng.
Vào mùa khô, nền nhiệt độ cao đều, lượng mưa nhỏ kết hợp với vai trò điều hòa khí
hậu của biển tạo điều kiện thuận lợi cho khai thác các loại hình du lịch biển. Mùa khô là
thời kỳ có lượng mưa trung bình tháng nhỏ hơn 100mm.


11


Khu vực Nam Bộ có đặc điểm khí hậu nhiệt đới với hai mùa là mùa khô và mùa
mưa (từ tháng 4-5 đến tháng 10-11). Nhiệt độ của khu vực này cao quanh năm. Khí hậu ít
biến động nhiều trong năm. Đối với các khu du lịch biển thuộc vùng khí hậu Nam Bộ, thời
kỳ có điều kiện khí hậu thuận lợi ngắn hơn so với Nam Trung Bộ, do mùa mưa dài hơn.
Trong mùa mưa (những tháng có lượng mưa trung bình trên dưới 100mm), điều
kiện để phát triển du lịch biển chỉ kém thuận lợi hơn mùa khô chút ít vì vào mùa mưa,
lượng mưa trung bình tháng không lớn và mưa thường tập trung vào buổi chiều dưới hình
thức mưa rào và dông, thời gian còn lại ban ngày vẫn có nắng và ấm, vẫn có thể tiến hành
hoạt động du lịch biển.
Với đặc điểm khí hậu trên, các khu du lịch biển miền Nam có điều kiện thuận lợi
cho phát triển du lịch quanh năm (mùa du lịch cả năm). Chính vì thế, thời vụ du lịch ở các
khu du lịch biển miền Nam không mang đặc điểm, tính chất thời vụ sâu sắc như ở các khu
du lịch biển miền Bắc. Cường độ dao động về khách trong năm không cao, mùa du lịch
dài. Tính thời vụ du lịch biển ở đây chủ yếu phụ thuộc vào thời gian rỗi của khách. Lượng
khách đến với các khu du lịch biển ở đây đông nhất vào mùa nghỉ hè.
Đây là mùa nghỉ hè của học sinh, sinh viên trên toàn quốc và loại hình du lịch biển
là loại hình rất được ưu thích của lứa tuổi này. Ngoài ra, tính thời vụ ở các khu du lịch biển
miền Nam còn thể hiện ngay cả trong chu kỳ tuần, đặc biệt là các điểm, khu du lịch biển
gần các thành phố lớn và các khu công nghiệp. Lượng khách tăng lên một cách đáng kể
vào các ngày cuối tuần, còn các ngày khác thường vắng khách hơn. Thời vụ du lịch nói
chung và du lịch biển nói riêng có ảnh hưởng tiêu cực đến các hoạt động du lịch.
Sự phân hóa khí hậu theo mùa và theo lãnh thổ dọc dải ven biển Việt Nam tạo nên
sự khác nhau về đặc điểm và tính chất của thời vụ du lịch biển. Điểm đồng nhất trong thời
vụ du lịch biển ở Việt Nam là có một mùa đông khách và một mùa vắng khách.
Tại các khu du lịch biển miền Bắc, tính thời vụ có sự phân hóa rõ nét nhất và được
biểu hiện thông qua độ dài mùa du lịch ngắn và cường độ dao động lớn. Tại các khu du

lịch biển miền Nam, tính thời vụ du lịch biểu hiện không rõ nét, mùa du lịch diễn ra quanh
năm, biên độ dao động giữa mùa đông khách và ít khách không lớn.

12


III.Tác động của du lịch và giải trí đến TNKH
3.1 Tác động tích cực
Góp phần tích cực tu sửa cảnh quan đô thị, gia tăng phương tiện vệ sinh công cộng,
xử lý rác thải…. Do đó, hạn chế khí thải gây mùi, chất gây ô nhiễm, hạn chế lan truyền ô
nhiễm cục bộ trong khu dân cư.
Có kinh phí để sử dụng những thiết bị không thải ra môi trường nhiều chất gây ô
nhiễm.
Góp phần tích cực vào việc bảo tồn các vườn quốc gia, các khu bảo tồn tự nhiên vì
các khu rừng sẽ quang hợp góp phần làm trong lành không khí.
3.2 Tác động tiêu cực
- Theo thống kê sơ bộ từ UNEP (Chương trình Môi trường Liên hiệp quốc) và UNWTO
(Tổ chức Du lịch thế giới), năm 2007, ngành du lịch thế giới nói chung đã phát thải khoảng
5% lượng khí thải CO2 toàn cầu và đóng góp 4,6% trong sự nóng lên toàn cầu.
- Giao thông, vận tải phục vụ cho du lịch giải trí, di chuyển đến các nơi thăm quan, vận
chuyển hàng hóa phục vụ giải trí chiếm 40% lượng khí thải từ du lịch giải trí
- Nơi lưu trú như khách sạn, nhà hàng, các khu trung tâm giải trí liên quan đến việc sử dụng
năng lượng để vận hành các thiết bị phục vụ các khu vực ăn nghỉ, hoạt động các nhà hàng,
quán bar, sàn nhảy, rạp chiếu phim… gây khoảng 20% lượng khí thải.
- Các hoạt động du lịch khác như các bảo tàng, khu vui chơi giải trí, công viên, sự kiện
hoặc mua sắm cũng gây nên khoảng 3,5% lượng khí thải từ du lịch.
IV. Những biện pháp sử dụng TNKH hiệu quả
4.1 Tại Việt Nam - Đánh giá tài nguyên khí hậu phục vụ phát triển du lịch tỉnh Thừa
Thiên - Huế
Khí hậu Thừa Thiên - Huế là nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa với lượng nhiệt

dồi dào, số giờ nắng trong năm rất thuận lợi cho hoạt động du lịch.
Các yếu tố khí hậu có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và các hoạt động của con người như
trong bảng 4.1.

13


Bảng 4.1: Phân loại khí hậu tốt – xấu đối với sức khỏe [1]
độ Số tháng có Số tháng có Số

Mức
đánh giá

nhiệt

giờ Số ngày trời Tốc độ gió

độ độ ẩm ≥27% nắng/năm

đầy mây

trung bình

≥27oC
Không tốt

5

4


1000

100

1

Bình thường 4-5

3

1200

80

1-1,5

Tốt

2-3

2

1200

80

1,5

Rất tốt


0

0

1500

50

2-3

4.1.1. Phân loại, đánh giá một số đặc trưng khí hậu
4.1.1.1. Chế độ bức xạ, mây và nắng
Nằm trong vành đai nhiệt đới Bắc bán cầu, Thừa Thiên - Huế được thừa hưởng một
chế độ bức xạ dồi dào do độ cao Mặt Trời và độ dài ngày quyết định. Bức xạ tổng cộng
của Thừa Thiên - Huế đạt từ 124 - 126 Kcal/cm2 /năm. Nằm trong giới hạn từ 160 B đến
160 44' B, Thừa Thiên - Huế hàng năm có hai lần Mặt Trời đi qua thiên đỉnh, lần thứ nhất
vào khoảng từ ngày 5 đến ngày 7 tháng 5 và lần thứ hai từ ngày 7 đến ngày 8 tháng 8 và
đây cũng là thời gian mà khách du lịch đến Huế tham quan nhiều trong năm.
Tổng số giờ nắng trung bình năm ở Thừa Thiên - Huế dao động từ 1700 - 2000 giờ.
Số giờ nắng giảm dần từ vùng đồng bằng lên vùng núi. Thời kỳ nắng nhất cũng chính là
thời kỳ khô hạn nhất: từ tháng 5 đến tháng 7, mỗi tháng có trên 200 giờ nắng ở vùng đồng
bằng và thung lũng thấp, từ 175 đến 200 giờ ở vùng núi cao (bảng 2). Từ tháng 8 trở đi số
giờ nắng giảm dần và đạt cực tiểu vào tháng 12 với trị số 80 - 83 giờ, sau đó lại tăng dần.
Số giờ nắng tăng nhanh từ tháng 2 sang tháng 3 và giảm nhanh nhất từ tháng 8 sang tháng
9. Trong thời kỳ ít nắng nhất trung bình mỗi ngày cũng đạt từ 3 –5 giờ nắng (xem bảng
4.1.1.1.1).

14



Bảng 4.1.1.1.1: Số giờ nắng trung bình tháng và năm (giờ) [2], [5], [6], [7]
Tháng

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

TB
năm


Trạm
Huế

120 107 149 154 224 228 246 217 171 134 97

76

1923

Nam

127 123 173 174 212 210 223 201 159 128 94

69

1893

127 128 171 172 186 180 193 172 132 116 78

77

1732

Đông
A Lưới

Với số giờ nắng như trên là điều kiện thuận lợi cho các chuyến tham quan, dã ngoại.
Tuy nhiên, ở Thừa Thiên - Huế cũng có những thời kỳ mưa kéo dài nhiều ngày gây khó
khăn không nhỏ cho hoạt động du lịch. Lượng mây tổng quan trung bình có trị số lớn nhất
vào mùa mưa và nhỏ nhất vào mùa mưa ít. Trong các tháng mưa nhiều, lượng mây tổng

quan trung bình có giá trị từ 7,1 đến 8,7 phần mười bầu trời (bảng 4.1.1.1.2). Ở vùng núi
cao nhiều mây hơn ở vùng đồng bằng và thung lũng thấp, do vậy số giờ nắng và lượng bức
xạ ở A Lưới thấp hơn ở Huế và Nam Đông (xem bảng 4.1.1.1.2).
Bảng 4.1.1.1.2: Lượng mấy trung bình tháng và năm (phần mười bầu trời) [2], [5], [6], [7]
Tháng

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12


TB
năm

Trạm
Huế

7.4

7.7

6.8

7.0

6.5

7.2

6.5

7.6

7.2

7.3

7.9

7.8


7.2

Nam

7.8

7.1

5.9

6.4

6.5

7.1

6.3

7.6

7.2

7.5

8.3

8.2

7.2


8.0

7.7

7.0

7.0

7.4

7.5

6.8

8.0

8.1

8.2

8.7

8.6

7.8

Đông
A Lưới

Đối chiếu với bảng 2 cho thấy lượng mây và số giờ nắng của Thừa Thiên - Huế thuộc loại

tốt đến rất tốt cho sức khoẻ của con người.
4.1.1.2. Chế độ gió
Nằm trong khu vực gió mùa Đông Nam Á, Thừa Thiên - Huế chịu sự khống chế của
hai mùa gió chính là gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hạ. Do vậy, hướng gió thịnh hành
ở Thừa Thiên - Huế thay đổi rõ rệt theo mùa. Mặt khác, do điều kiện lãnh thổ bị núi bao
bọc ở phía Tây và phía Nam, đặc biệt có dãy Trường Sơn ở phía Tây vuông góc với hướng
15


gió đông bắc về mùa đông và hướng gió tây nam về mùa hạ nên hướng gió thịnh hành ở
Thừa Thiên - Huế bị lệch so với hướng ban đầu. Ngoài ra những dãy núi đâm ngang ra biển
chia cắt lãnh thổ thành nhiều mảng nên chế độ gió ở Thừa Thiên - Huế không đồng nhất
về cả hướng thịnh hành lẫn tốc độ giữa vùng đồng bằng và vùng núi cao thóang gió. Đặc
điểm nổi bật nhất trong chế độ gió ở Thừa Thiên - Huế là hướng gió thịnh hành khá phân
tán, tần suất lặng gió lớn và tốc độ gió trung bình nhỏ, thể hiện qua bảng 4.1.1.2.1:
Bảng 4.1.1.2.1: Tốc độ gió trung bình tháng và năm ở Thừa Thiên – Huế (m/s) [5], [6], [7]
Tháng

1

2

3

4

5

6


7

8

9

10

11

12

Năm

Trạm
Huế

1,8 1,9

1,9

1,7

1,7

1,8

1,7

1,6


1,6

1,8

1,9

1,7

1,8

Nam

1,2 1,4

1,8

1,7

1,5

1,5

1,5

1,4

1,2

1,2


1,1

1,0

1,4

A Lưới 2,0 1,9

2,2

1,9

2,1

3,0

3,4

3,6

1,6

1,6

2,0

1,7

2,3


Đông
Vận tốc gió ở mức độ trung bình từ 1,4 - 2,3 m/s, không khí được lưu thông tốt. Tốc
độ gió ở Thừa Thiên - Huế so với các tiêu chí ở bảng 2, được đánh giá ở mức tốt đến rất
tốt, thuận lợi cho các hoạt động du lịch.
4.1.1.3. Chế độ nhiệt
Biến trình năm của nhiệt độ không khí ở Thừa Thiên - Huế thuộc dạng biến trình
nhiệt độ của vùng nhiệt đới gió mùa. Đó là biến trình đơn gồm một cực đại vào mùa hè và
một cực tiểu vào mùa đông. Đặc biệt, nhiệt độ có sự phân hóa rất lớn theo độ cao địa hình,
càng lên cao tổng nhiệt và nhiệt độ trung bình năm càng thấp. Nhiệt độ trung bình năm ở
vùng đồng bằng và đồi núi thấp dưới 100m dao động trong khoảng 24 - 250 C, lên cao 500
- 800m chỉ còn 20 - 220 C và từ độ cao 1000m trở lên giảm xuống dưới 180 C. Bạch Mã
có nhiệt độ trung bình hàng năm 200 C là một trong những nơi nghỉ ngơi và dưỡng bệnh ở
miền núi tốt nhất hiện nay (xem bảng 4.1.1.3.1).

16


Bảng 4.1.1.3.1: Nhiệt độ không khí trung bình tháng và năm (oC) [2], [5], [6], [7]
Tháng 1

2

3

4

5

6


7

8

9

10

11

12

TB
năm

Trạm
Huế

19.9 20.9 23.1 26.3 28.2 29.3 29.3 28.9 27.1 25.2 23.1 20.5 25.2

Nam

19.9 21.0 23.5 26.1 27.3 27.8 27.8 27.4 26.0 24.3 22.2 19.9 24.4

Đông
A

17.3 18.7 20.7 22.8 24.2 25.1 24.9 24.6 23.1 21.4 19.4 17.3 21.3


Lưới
Theo số liệu thống kê nhiều năm tại các trạm khí tượng, ở Thừa Thiên - Huế nhiệt
độ cao nhất tuyệt đối có thể lên đến 40 - 410 C, nhiệt độ không khí thấp nhất tuyệt đối vào
khoảng 50 C ở vùng núi và 100 C ở vùng đồng bằng, thể hiện ở bảng 4.1.1.3.2:
Bảng 4.1.1.3.2: Biên độ nhiệt độ ngày trung bình tháng và năm (oC) [2], [5], [6], [7]
Tháng 1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

TB

năm

Trạm
Huế

4,9

5,3

6,6

8,0

7,9

7,6

7,7

7,6

6,7

4,5

4,0

4,2

6,2


Nam

7,9

8,5

10,0 10,6 10,8 11,6 10,6 9,8

7,2

6,0

6,2

6,2

9,2

6,9

8,6

9,7

7,9

5,6

5,2


4,7

8,0

Đông
A Lưới

12,1 10,0 8,8

8,3

8,3

Sử dụng chỉ tiêu khí hậu sinh học đối với con người để đánh giá tài nguyên khí hậu
do học giả người Ấn Độ đưa ra (bảng 4.1.1.3.3) có thể xếp chế độ nhiệt tại Thừa Thiên Huế vào hạng khá thích nghi đến thích nghi.

17


Bảng 4.1.1.3.3: Chỉ tiêu khí hậu sinh học đối với con người [8]
Hạng Ý nghĩa

Nhiệt độ trung Nhiệt độ trung Biên độ nhiệt Lượng mưa
bình năm (oC) bình tháng lớn năm (oC)

năm (mm)

nhất (oC)
1


Thích nghi

18-24

24-27

<6

1250-1900

2

Khá

thích 24-27

27-29

6-8

1900-2550

nghi
3

Nóng

27-29


29-32

8-14

>2550

4

Rất nóng

29-32

32-35

14-19

<1250

5

Không thích >32

>35

>19

<650

nghi
4.1.1.4. Độ ẩm không khí

Độ ẩm tương đối trung bình năm ở các vùng trong tỉnh có giá trị từ 83 - 87% (bảng
9), phân bố không gian của độ ẩm thể hiện quy luật chung là tăng theo độ cao địa hình.
Tháng có độ ẩm thấp nhất đạt 73 - 79%, tháng có độ ẩm cao nhất đạt trị số từ 89 - 92%. Độ
ẩm không khí ở Thừa Thiên - Huế thuộc loại tốt đến rất tốt cho sức khỏe (xem bảng
4.1.1.4.1).
Bảng 4.1.1.4.1: Độ ẩm tương đối không khí trung bình tháng và năm (oC) [2], [5], [6], [7]
Tháng 1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12


TB
năm

Trạm
Huế

88

89

87

83

79

75

73

75

84

88

89

89


83

Nam

89

88

85

82

81

80

79

82

87

90

92

92

86


90

90

88

87

85

80

79

81

89

92

92

92

87

Đông
A
Lưới


18


4.1.1.5. Chế độ mưa
Ở Thừa Thiên - Huế không có sự khác biệt rõ ràng giữa mùa mưa và mùa khô mà
chỉ có mùa mưa và mùa ít mưa, xu thế tăng dần từ Bắc vào Nam và từ Đông sang Tây.
Giữa những trung tâm mưa lớn và những vùng mưa ít là những vùng chuyển tiếp bao gồm
vùng gò đồi phía Tây và vùng đồng bằng từ Phú Bài đến Truồi có lượng mưa từ 2800 3200 mm, thể hiện qua bảng 4.1.1.5.1:
Bảng 4.1.1.5.1: Lượng mưa trung bình tháng và năm tại một số địa điểm ở Thừa Thiên –
Huế (mm) (oC) [6], [7], [9]
Tháng

1

2

3

4

5

6

7

8

9


10

11

12

Năm

Trạm
Cổ Bi

110 50

43

66

163 156 118 116 442 868

624 203 2959

Phú Ốc

109 73

49

81

136 90


85

139 339 791

640 33

Huế

114 56

38

56

112 110 73

124 375 754

665 321 2796

Phú Bài 170 76

54

59

77

110 121 413 778


515 303 2773

Lộc Trì 187 53

20

63

189 225 75

95

531 924

779 295 3436

Bình

133 204 79

146 410 767

617 224 2765

97

2865

95


22

19

49

65

50

11

148 146 250 72

A Lưới

67

44

63

159 233 207 165 191 414 935

Nam

100 55

47


101 212 242 171 204 422 1041 760 291 3646

49

102 227 255 147 208 355 924

Điền


105 305 1127 879 174 3332

Lương
743 290 3511

Đông
Thượng 82

43

605 269 3265

Nhật
Chế độ mưa ở Thừa Thiên - Huế có sự tương phản rõ rệt giữa mùa mưa và mùa ít
mưa. Mùa mưa tập trung từ 66 - 75% lượng mưa hàng năm, nên năm nào Thừa Thiên Huế cũng có lũ lụt. Do cường độ mưa lớn, thảm thực vật bị tàn phá, nên nước từ trên cao
đổ xuống gây ra xói mòn trầm trọng, sạt lở đường sá...
19


Ngược lại mùa ít mưa lại trùng với thời kỳ khô nóng, nên lượng mưa đã ít lại bị bốc

hơi nhanh chóng nên gây ra thiếu nước ngọt trầm trọng cho sinh hoạt của người dân và du
khách. Trung bình hàng năm ở Thừa Thiên - Huế có khoảng 200 - 220 ngày mưa ở vùng
núi, 150 - 160 ngày mưa ở vùng đồng bằng, trong đó vùng đồng bằng phía Bắc mưa ít nhất.
Trong các tháng mùa mưa, mỗi tháng có từ 16 - 24 ngày mưa, trong các tháng ít
mưa mỗi tháng có 8 - 15 ngày mưa, riêng mùa mưa phụ ở miền núi cũng đạt từ 16 - 20
ngày mưa. Số ngày mưa nhiều nhất vào tháng 10, 11 với 21 - 24 ngày mưa, ít nhất vào
tháng 3 và tháng 7, chỉ có 8 - 11 ngày mưa. Căn cứ theo chỉ tiêu sinh học đã trình bày ở
trên thì lượng mưa trung bình năm ở Huế, Nam Đông và A Lưới đều không thuận lợi cho
hoạt động du lịch (xem bảng 4.1.1.5.2).
Bảng 4.1.1.5.2: Sô ngày mưa trung bình tháng và năm (oC) [6], [7], [9]
Tháng 1

2

3

4

5

6

7

8

9

10


11

12

Năm

Trạm
Huế

16

12

10

10

11

9

8

10

16

21

21


20

165

Nam

15

12

10

12

18

16

15

16

19

22

22

10


197

16

14

14

17

20

16

15

17

21

24

24

22

219

Đông

A
Lưới
4.1.1.6. Các hiện tượng thời tiết đặc trưng khác - Bão
Thừa Thiên - Huế hàng năm có khoảng 0,84 cơn bão đổ bộ trực tiếp, có những năm
không có cơn nào nhưng cũng có những năm bị liên tiếp 3 - 4 cơn bão. Nhìn chung, số
lượng bão và áp thấp ảnh hưởng đến Thừa Thiên - Huế không nhiều nhưng tác hại của
chúng rất nghiêm trọng.
- Gió tây khô nóng: Ở Thừa Thiên - Huế, gió tây khô nóng bắt đầu xuất hiện vào cuối tháng
2 và kết thúc vào đầu tháng 9 ở vùng đồng bằng và thung lũng thấp; ở vùng núi cao trên
500m hiếm khi xuất hiện loại thời tiết này. Trung bình hàng năm ở vùng đồng bằng có
khoảng 35 ngày và thung lũng Nam Đông là 55 ngày thời tiết khô nóng. Thời kỳ hoạt động
mạnh của gió tây khô nóng ở vùng đồng bằng vào tháng 5 đến tháng 8 với cực đại vào
tháng 6 (10 ngày); vùng thung lũng Nam Đông thời kỳ hoạt động mạnh nhất kéo dài từ
20


tháng 3 đến tháng 8 với cực đại tháng 7 (12 ngày). Trung bình mỗi đợt kéo dài 3 - 5 ngày
vào giữa mùa và 2 - 3 ngày vào thời kỳ đầu và cuối mùa. Trong trường hợp cực đoan gió
tây khô nóng có thể kéo dài trên một tháng gây hạn hán, thiếu nước ngọt trầm trọng cho
đời sống và các hoạt động du lịch, dân sinh khác.
- Giông, lốc, mưa đá: Trung bình hàng tháng ở Thừa Thiên - Huế có từ 69 đến 96 ngày
giông, nhiều giông nhất là ở Nam Đông (96 ngày) rồi đến vùng đồng bằng Thừa Thiên Huế (93 ngày), ít nhất là vùng núi A Lưới (69 ngày). Mưa giông giải phóng một nguồn
điện năng tích tụ trong khí quyển, làm không khí trong lành, "giải cơn nồng" như trong dân
gian vẫn thường nói. Mưa giông mau tạnh, sau cơn mưa thời tiết lại trong sáng các hoạt
động tham quan du lịch lại có thể tiến hành bình thường. Xét về ý nghĩa sinh học, giông
xuất hiện do có sự thay đổi đột ngột của áp suất khí quyển, nhiệt độ và độ ẩm. Giông nhiệt
thường kèm theo gió mạnh ảnh hưởng đến đời sống con người. Trước cơn giông không khí
ngột ngạt làm con người mệt mỏi, giảm sút mau chóng năng lực cũng như sự linh hoạt của
con người trong công việc... Sau cơn giông cảm giác ngột ngạt ấy thường được chấm dứt
ngay. Giông có khả năng xuất hiện từ tháng 1 đến tháng 11, nhưng tập trung nhất là tháng

4 đến tháng 9. Cũng chính trong thời kỳ này, hiện tượng lốc kèm theo mưa đá cũng thường
xuất hiện gây thiệt hại đáng kể cho nhân dân.
4.1.2. Đánh giá tài nguyên khí hậu du lịch bằng các chỉ tiêu sinh khí hậu tổng hợp
 Chỉ số bất tiện nghi - DI
Được xây dựng trên cơ sở tính toán đến ảnh hưởng tổng hợp của nhiệt độ, độ ẩm
không khí (được tính đến thông qua nhiệt độ ướt).
DI = 0,4 (tk + tu) + 4,8
Trong đó: tk là nhiệt độ không khí khô; tu là nhiệt độ không khí ướt.
Nếu: DI > 21°C - Khí hậu hơi nóng
DI > 24°C - Khí hậu nóng
Khí hậu Thừa Thiên - Huế có sự biến đổi theo độ cao địa hình, vùng núi cao A Lưới
có 5 tháng mát mẻ và 7 tháng hơi nóng; vùng gò đồi Nam Đông có 3 tháng mát mẻ, 3 tháng
hơi nóng và 6 tháng nóng; vùng đồng bằng có 3 tháng mát mẻ, 2 tháng hơi nóng và 7 tháng
nóng, như số liệu ở bảng 4.1.2.1:
21


Bảng 4.1.2.1: Chỉ số bất tiện nghi trung bình tháng và năm (OC)
Tháng

1

2

3

4

5


6

7

8

9

10

11

12

TB
năm

Trạm
Huế

20.2 20.9 22.7 25.0 26.2 26.9 26.8 26.6 25.6 24.4 22.8 20.9 24.1

Nam

20.2 21.0 22.9 24.8 25.7 26.0 26.0 25.8 25.0 23.8 22.2 20.4 23.7

Đông
A Lưới

18.2 19.4 20.8 22.4 23.4 23.9 23.7 23.6 22.8 21.6 20.0 18.3 21.5


 Nhiệt độ hiệu dụng (τ)
Được dùng để đánh giá điều kiện sinh khí hậu cho các hoạt động du lịch, nghỉ ngơi,
dưỡng bệnh. Chỉ số này phản ánh ảnh hưởng tổng hợp các yếu tố nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ
gió lên cảm thụ về nhiệt của con người. So sánh với những ngưỡng cảm ứng nhiệt của cơ
thể, dựa trên thực nghiệm (theo nhiệt độ hữu hiệu).
Giới hạn cảm giác lạnh: 17°C
Giới hạn cảm giác nóng: 30°C
Vùng nhiệt độ dễ chịu: 20 -25°C
Cảm giác ngột ngạt: 33°C. [1], [5]
Nhìn chung, nhiệt độ hiệu dụng ở Thừa Thiên - Huế trong khoảng thời gian từ
khoảng tháng 11 đến tháng 3 năm sau là lạnh, từ tháng 4 đến tháng 10, τ nằm trong vùng
nhiệt độ dễ chịu (xem bảng 4.1.2.2).
Bảng 4.1.2.2: Nhiệt độ hiệu dụng trung bình tháng và năm (OC)
Tháng

1

2

3

4

5

6

7


8

9

10

11

12

TB
năm

Trạm
Huế

16.7 17.4 19.7 22.7 24.1 24.8 24.8 24.7 25.5 21.8 19.8 17.6 21.5

Nam

17.2 18.1 20.0 22.4 23.8 24.2 24.1 24.0 24.1 21.6 19.7 17.6 21.3

Đông
A Lưới

14.1 15.2 17.2 19.4 20.4 20.3 20.1 19.8 20.0 18.6 16.4 14.4 18.0

22



 Điều kiện tiện nghi nhiệt
Những điều kiện của môi trường ứng với trạng trạng thái cân bằng, đòi hỏi sự điều
tiết ít nhất của cơ thể, con người thường cảm thấy thoải mái nhất được coi là “điều kiện
tiện nghi nhiệt”. Từ đó người ta thường tính toán nhiệt độ cần thiết tăng hoặc giảm để đảm
bảo điều kiện đó. Ở Thừa Thiên - Huế từ tháng 1 đến tháng 2 là khoảng thời gian cần thiết
phải có sự tăng nhiệt để duy trì trạng thái "tiện nghi nhiệt". Ngược lại từ tháng 3 đến tháng
11 là các tháng cần phải giảm nhiệt, đặc biệt trong tháng 6, 7 cần giảm xuống khoảng 14,20
C, tháng 12 được xem là tháng có nhiệt độ lý tưởng (xem bảng 4.1.2.3).
Bảng 4.1.2.3: Nhiệt độ cần thiết tăng (+) hoặc (-) để đảm bảo tiện nghi nhiệt (OC) [3]
Tháng

1

2

3

4

5

6

7

8

1,2

0,2


-5,2 -0,6 -3,1 -4,2 -4,2 -14

9

10

11

12

Trạm
Huế

-1,9 -9,7 -4,7 0,0

Bên cạnh khả năng làm tăng và giảm nhiệt độ môi trường người ta còn có thể tăng
hoặc giảm tốc độ chuyển động của lớp không khí xung quanh. Các kết quả tính toán (bảng
4.1.2.4) cho thấy sự chênh lệch này lớn nhất vào các tháng mùa đông và thấp nhất vào các
tháng mùa hè. Nói cách khác mùa đông cần kín gió nhiều hơn so với mùa hè để cơ thể con
người có thể đạt được trạng thái “tiện nghi nhiệt”.
Bảng 4.1.2.4: Độ lêch giữa tốc độ gió tự nhiên và tốc độ gió cần thiết để đảm bảo “tiện
nghi nhiệt” (m/s) [3]
Tháng

1

2

3


4

5

6

7

8

9

10

11

12

1,7

2,2

2,0

1,4

0,7

-0,1


0,3

0,1

0,8

1,7

2,6

1,7

Trạm
Huế

23


4.1.3. Tổng hợp kết quả đánh giá tài nguyên sinh khí hậu phục vụ phát triển du lịch
tỉnh Thừa Thiên - Huế
Bảng 4.1.3: Tổng hợp kết quả đánh giá tài nguyên khí hậu Thừa Thiên – Huế cho du lịch
Đặc trung sinh khí hậu

Đánh giá mức độ thích nghi

Nhận định chung

Chế độ bức xạ, mây, Rất tốt - tốt


- Chế độ bức xạ, mây

nắng

nắng, điều kiện nhiệt độ và

Gió

Rất tốt - tốt

độ ẩm đều tốt đến rất tốt

Nhiệt độ

Khá thích nghi

cho sức khoẻ con người.

Độ ẩm

Tốt

cần lưu ý những điểm cụ

Mưa

Khá thích nghi

thể là:


Trong hoạt động du lịch

- Gió tây khô nóng từ

Thời tiết đặc biệt:
- Gió tây khô nóng

- Bình thường đến rất xấu

- Giông, lốc, mưa đá

- Rất xấu

- Bão

- Rất xấu
9. Còn lại trong năm khí hậu tốt
đến rất tốt đối với con người.
Thời gian lạnh từ tháng 11
đến tháng 3 năm sau. Nhiệt độ dễ
chịu từ tháng 4 đến tháng 10.

Tiện nghi nhiệt:

- Cần tăng nhiệt từ tháng 1 đến

- Nhiệt độ

tháng 2, từ tháng 3 đến tháng 11
cần giảm nhiệt, tháng 12 được

xem là lý tưởng.

- Tốc độ gió

- Giông, lốc, mưa đá
thường xảy ra vào thời kì

Chỉ số bất tiện nghi -DI Bình thường từ tháng 5 đến tháng

Nhiệt độ hiệu dụng - τ

tháng 2 đến tháng 9.

- Cần giảm gió (trừ tháng 6) để
đạt được trạng thái “tiện nghi
nhiệt”
24

chuyển tiếp từ mùa lạnh
sang mùa nóng (tháng 4,
tháng 5) - Bão xuất hiện từ
tháng 5 đến tháng 11.
- Để đạt được trạng thái
“tiện nghi nhiệt” tối ưu (cơ
thể không cần bất cứ sự
điều chỉnh nào), quanh
năm cần giảm gió (trừ
tháng 6), từ tháng 3 đến
tháng 11 cần giảm nhiệt,
tăng nhiệt vào tháng 1 và

tháng 2.


Như vậy đối với hoạt động du lịch các yếu tố khí tượng đóng vai trò quan trọng,
chúng quyết định tới việc hình thành và phát triển các loại hình du lịch. Ở Thừa Thiên Huế chế độ bức xạ, mây, nắng, gió, điều kiện nhiệt độ và độ ẩm đều tốt đến rất tốt cho sức
khoẻ con người, thuận lợi cho hoạt động du lịch.
Trong hoạt động du lịch cần chú ý:
+ Từ tháng 2 đến tháng 9 có gió tây khô nóng.
+ Giông, lốc, mưa đá xảy ra vào tháng 4, tháng 5.
+ Bão xuất hiện từ tháng 5 đến tháng 11. [10]
4.2 Trên thế giới
Khí hậu là yếu tố rất quan trọng giúp phát triển ngành công nghiệp du lịch. Để có
thể sử dụng hiệu quả tài nguyên khí hậu trong du lịch, phải đánh giá được tiềm năng và sự
phù hợp của khí hậu cho các loại hình du lịch tại một địa điểm nhất định.
Ví dụ: Tại Tarifa (Tây Ban Nha) mặc dù là nơi có gió rất mạnh (không thuận lợi
cho du lịch biển) nhưng con người nơi đây đã tận dụng điều này để biến Tarifa trở thành
một thánh địa cho lướt ván buồm.
Một số quốc gia trên thế giới như Trung Quốc, Anh, Đức… sử dụng các chỉ số về
khí hậu để cung cấp cho hoạt động du lịch.
 Chỉ số khí hậu du lịch (TCI - Tourism Climate Index)
TCI được thiết kế bởi Mieczkowski (1985) là một phương pháp để đánh giá sự phù
hợp của khí hậu tại một địa điểm cụ thể cho các hoạt động du lịch nói chung bằng cách
nhóm các biến khí hậu liên quan đến du lịch (nhiệt độ không khí tối đa, nhiệt độ không khí
trung bình ngày, độ ẩm tương đối tối thiểu, độ ẩm tương đối, lượng mưa, giờ nắng và tốc
độ gió trung bình) thành năm tiểu chỉ số (Bảng 4.2.1).

25



×