Tải bản đầy đủ (.docx) (31 trang)

Tiểu luận quy hoạch du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (216.08 KB, 31 trang )

ĐÁNH GIÁ, PHÂN TÍCH NGUỒN LỰC PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH
THỪA THIÊN HUẾ
1. Vị trí địa lý:
- Khái quát chung:

I.

+ Diện tích: 83,30 km2, chiếm 1.5% tổng diện tích Việt Nam
+ Dân số (năm 2010): 338.994, xấp xỉ 1.5% tổng dân số Việt Nam
+ Mật độ: 4.048 người/km2
+ Tỉnh Thừa Thiên – Huế
+ Được công nhận đô thị loại I vào ngày 24 tháng 8 năm 2005
+ Phân chia hành chính: 27 phường.
-

-

Tọa độ:
Tỉnh Thừa Thiên Huế nằm ở duyên hải miền trung Việt Nam bao gồm
phần đất liền và phần lãnh hải thuộc thềm lục địa biển Đông. Phần đất
liền Thừa Thiên Huế có tọa độ địa lý như sau:
+ Điểm cực Bắc: 16044'30'' vĩ Bắc và 107023'48'' kinh Đông tại thôn
Giáp Tây, xã Điền Hương, huyện Phong Điền.
+ Điểm cực Nam: 15059'30'' vĩ Bắc và 107041'52'' kinh Đông ở đỉnh
núi cực nam, xã Thượng Nhật, huyện Nam Đông.
+ Điểm cực Tây: 16022'45'' vĩ Bắc và 107000'56'' kinh Đông tại bản
Paré, xã Hồng Thủy, huyện A Lưới.
+ Điểm cực Đông: 16013'18'' vĩ Bắc và 108012'57'' kinh Đông tại bờ
phía Đông đảo Sơn Chà, thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc.
Kinh tế
Thừa Thiên-Huế là một cực tăng trưởng của vùng kinh tế trọng điểm


miền trung. Nền kinh tế của tỉnh liên tục tăng trưởng khá với tốc độ tăng
trưởng kinh tế bình quân hằng năm thời kỳ 2001 - 2008 đạt 11%. Cơ cấu
kinh tế chuyển dịch theo hướng dịch vụ-công nghiệp-nông nghiệp (năm
2008, tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng chiếm 36,5%, ngành dịch vụ
45,3%, ngành nông nghiệp giảm còn 18,2%). Thu ngân sách tăng bình
quân đạt 18,3%/năm. Tỷ lệ huy động ngân sách từ GDP đạt trên 12%, xếp
thứ 20/63 tỉnh, thành cả Việt Nam. Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài nằm trong nhóm 20 tỉnh, thành dẫn đầu toàn quốc. Chỉ số năng lực
cạnh tranh cấp tỉnh từ vị thứ 15 (năm 2007) đã vươn lên đứng thứ 10
toàn quốc trong năm 2008. GDP bình quân đầu người năm 2009 vượt qua
1.000 USD/năm.
Thừa Thiên Huế quan tâm đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội gắn với
bảo tồn, phát huy các giá trị văn hoá. Thành phố Huế vừa mang dáng dấp
hiện đại, vừa mang nét đẹp cổ kính với di sản văn hoá thế giới, đóng vai
trò hạt nhân đô thị hoá lan toả và kết nối với các đô thị vệ tinh. Môi
trường thu hút đầu tư lành mạnh và tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu
tư có năng lực. Hạ tầng giao thông ngày càng hiện đại, chống được chia
cắt vùng miền, tạo ra động lực phát triển giữa nông thôn và thành thị.
1


-

Năng lực sản xuất mới hình thành và mở ra tương lai gần sẽ có bước tăng
trưởng đột phá: Phía Bắc có các khu công nghiệp Phong Điền, Tứ Hạ, xi
măng Đồng Lâm; phía Nam có khu công nghiệp Phú Bài, khu kinh tế-đô
thị Chân Mây-Lăng Cô sôi động; phía Tây đã hình thành mạng lưới công
nghiệp thuỷ điện Tả Trạch, Hương Điền, Bình Điền, A Lưới, xi măng Nam
Đông; phía Đông phát triển mạnh khai thác và nuôi trồng thuỷ sản và Khu
kinh tế tổng hợp Tam Giang-Cầu Hai.

Thừa Thiên Huế được Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam Khoá X ra
Kết luận số 48-KL/TW về "Xây dựng, phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế và đô
thị Huế đến năm 2020, trong đó xây dựng Thừa Thiên Huế sớm trở thành
thành phố trực thuộc Trung ương trong vài năm tới"
Giao thông:
+ Đường bộ
Toàn tỉnh có hơn 2.500 km đường bộ, Quốc lộ 1A chạy xuyên qua
tỉnh từ Bắc xuống Nam cùng với các tuyến tỉnh lộ chạy song song và cắt
ngang như tỉnh lộ 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8A, 8B, 10A, 10B, 10C, 11A, 11B, 15 và các
tỉnh lộ khác.
Ngoài ra còn có tuyến quốc lộ 49 chạy ngang qua từ tây sang đông
nối tiếp vùng núi với biển. Khu vực ven biển, đầm phá có quốc lộ 49B và
một số tuyến ven biển khác. Khu vực gò đồi trung du và vùng núi rộng lớn
phía tây thuộc các huyện A Lưới, Nam Đông có quốc lộ 14, tỉnh lộ 14B,
14C, quốc lộ 49 đi sang Lào.
Đến nay toàn tỉnh đã nhựa hóa được 80% đường tỉnh, bê tông hóa
70% đường giao thông nông thôn (đường huyện, đường xã), 100% xã có
đường ô tô đến trung tâm.
+ Đường biển và đường thủy
Tổng chiều dài 563km sông, đầm phá. Tỉnh có cảng biển là cảng
nước sâu Chân Mây và cảng Thuận An. Cảng Thuận An nằm cách trung
tâm thành phố Huế khoảng 13 km về phía đông bắc. Trong nhiều năm
tỉnh đã tập trung đầu tư cho cảng Thuận An 5 cầu tầu dài 150m, có khả
năng tiếp nhận tầu 1.000 tấn, được nhà nước công nhận là cảng biển
quốc gia. Cảng nước sâu Chân Mây cách thành phố Huế 49 km về phía
Nam đang được triển khai xây dựng một số hạng mục hạ tầng kỹ thuật
đầu tiên nhằm khai thác lợi thế trục giao thông Bắc - Nam và tuyến hành
lang Đông - Tây, tạo động lực phát triển kinh tế những năm sau.
+ Đường sắt
Tuyến đường sắt Bắc - Nam chạy qua tỉnh Thừa Thiên Huế dài

101,2km đóng một vai trò quan trọng trong giao thông của tỉnh.
+ Đường hàng không

2


Thừa Thiên Huế có sân bay quốc tế Phú Bài nằm trên quốc lộ I,
cách phía Nam thành phố Huế khoảng 15 km. Những năm qua, bộ mặt và
cơ sở hạ tầng của sân bay Phú Bài đã có những thay đổi đáng kể; đảm bảo
cho máy bay Airbus A320, Boeing 747 cất hạ cánh an toàn.
Vận tải, bưu chính, viễn thông
+ Khối lượng hàng hóa vận chuyển trên địa bàn: 8.398 nghìn tấn
+ Khối lượng hàng hóa luân chuyển trên địa bàn: 702.691 nghìn tấn/km
+ Số thuê bao điện thoại: 1.126.030
+ Số thuê bao internet: 87.825
+ 100% xã có điểm giao dịch Bưu Điện.
+ Mạng lưới Viễn thông đã được hoàn toàn số hoá, mạng truyền dẫn từ
Huế đi các huyện đã được quang hoá 100%; có kèm viba số hỗ trợ, 100 xã
có điện thoại và được kết nối Internet.
- Du lịch
+ Doanh thu của các cơ sở lưu trú: 1.339.313 triệu đồng
+ Số lượt khách do các cơ sở lưu trú phục vụ:
• Khách trong nước: 1.014.622 lượt người
• Khách quốc tế: 735.450 lượt người
• Số ngày khách lưu trú: 3.201.251 ngày
2. Tài nguyên du lịch
2.1.
Tài nguyên du lịch tự nhiên
2.1.1. Địa hình
-


Địa hình Thừa Thiên Huế khá phức tạp gồm nhiều dạng: vùng đồi núi,
đồng bằng, biển. Cấu trúc của địa hình theo chiều ngang từ Đông sang Tây
gồm: biển, đầm phá, đồng bằng nhỉ hẹp, vùng đồi thấp và núi. Địa hình Thừa
Thiên Huế có cấu tạo dạng bậc khá rõ rệt.
+ Vùng đồi núi: Hệ thống núi của Thừa Thiên Huế chiếm khoảng 75%
diện tích của tỉnh, từ biên giới Việt Lào và kéo dài đến thành phố Đà Nẵng, là
bộ phận phía nam của dải Trường Sơn Bắc. Dãy núi phía tây chạy theo
hướng tây bắc-đông nam càng về phía nam càng cao dần và bẻ quặt theo
hướng tây - đông (dãy Bạch Mã). Độ cao trung bình từ 500m – 600m, độ cao
này tăng dần về phía tây, phía nam và đông nam.
+ Vùng đồng bằng duyên hải:Đồng bằng Thừa Thiên Huế điển hình cho
kiểu đồng bằng mài mòn, tích tụ, có cồn cát, đầm phá. Diện tích vùng đồng
bằng chiếm khoảng 1.400 km2.
+ Vùng đầm phá:Là một hệ cảnh quan độc đáo của Thừa Thiên Huế,
vùng đầm phá có diện tích 22.040 ha, dài 68 km, bắt đầu từ cửa sông Ô Lâu
phía bắc chạy song song với bờ biển đến cửa Tư Hiền, chiều rộng từ 1 đến 6
km. Độ sâu tăng dần từ Tây sang Đông. Hiện nay sự lắng tụ phù sa, làm độ
sâu của đầm phá đang có chiều hướng cạn dần.
Ảnh hưởng của địa hình đến phát triển du lịch:Do ảnh hưởng của địa
hình, đại bộ phận dân cư của tỉnh Thừa Thiên Huế phân bố không đều. Miền
núi là địa bàn cư trú của đồng bào thiểu số. Sự phân bố dân cư này làm cho



3


du lịch tập trung phát triển hơn ở một số vùng trọng điểm nhất định và
hướng tới hình thức du lịch văn hóa, tìm hiểu các nền văn hóa của các dân

tộc Việt Nam.
Sự phân hóa của địa hình đã tạo nên nhiều vùng tự nhiên khá thuận
lợi cho phát triển các loại hình du lịch sinh thái, nghĩ dưỡng…
Tuy nhiên địa hình vùng trung du nhỏ hẹp làm độ dốc giảm, gây ra
hiện tượng xói mòn mạnh, nhất là trong mùa mưa lũ. Điều này cực kỳ nguy
hiểm đối với phát triển du lịch và việc xây dựng các cơ sở vật chất mang tính
lâu dài, thu hút đầu tư quy mô lớn nhằm phục vụ du lịch.
2.1.2.

Khí hậu

Đặc điểm chung của khí hậu Thừa Thiên Huế là nhiệt độ cao, độ ẩm
lớn, mưa theo mùa. Do vị trí địa lý và sự kéo dài của lãnh thổ theo vĩ tuyến,
kết hợp với hướng địa hình và hoàn lưu khí quyển đã tác động sâu sắc đến
việc hình thành một kiểu khí hậu đặc trưng và tạo nên những hệ quả phức
tạp trong chế độ mưa, chế độ nhiệt và các yếu tố khí hậu khác.
Nhiệt độ trung bình hàng năm của Thừa Thiên Huế khoảng 25oC.
Tổng lượng bức xạ nhiệt trung bình năm tăng dần từ Bắc vào Nam của tỉnh
và dao động trong khoảng từ 110 đến 140 kcal/cm2, ứng với hai lần mặt trời
qua thiên đỉnh tổng lượng bức xạ có hai cực đại: lần thứ nhất vào tháng V và
lần thứ hai vào tháng VII, lượng bức xạ thấp nhất vào tháng 12. Cán cân bức
xạ nhiệt trung bình từ 75 đến 85 kcal/cm2, ngay cả tháng lạnh nhất vẫn
mang trị số dương. Do tác động của vị trí, địa hình và hình dạng lãnh thổ,
nhiệt độ có sự thay đổi theo không gian và thời gian :
+ Phân bố theo không gian: theo chiều Đông - Tây nhiệt độ vùng núi
(Nam Đông và A Lưới) trung bình năm thường chênh lệch với vùng đồng
bằng từ 0o5C đến 3oC. Riêng trong mùa lạnh, sự phân hoá nhiệt sâu sắc hơn.
+ Phân bố theo thời gian: do sự tác động của gió mùa nên đã hình
thành hai mùa với sự khác biệt về chế độ nhiệt rõ rệt .
Mùa lạnh: là khoảng thời gian nhiệt độ trung bình trong ngày ổn định

dưới 20oC. Thời gian lạnh của Thừa Thiên Huế tuỳ theo vùng có thể kéo dài
từ 30 đến 60 ngày.
Mùa nóng: là thời kỳ nhiệt độ trung bình ổn định trên 25oC. Mùa nóng
bắt đầu từ tháng IV đền hết tháng IX. Những tháng đầu mùa nhiệt độ tăng
khá đều trên các vùng, nhiệt độ cực đại vào tháng VII và giảm dần cho đến
tháng I năm sau.Từ tháng V đến tháng IX, hiệu ứng phơn Tây Nam đã làm
nhiệt độ tăng cao, độ ẩm giảm thấp gây ra những đợt nóng kéo dài ảnh
hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt và các hoạt động sản xuất nông nghiệp.
Biên độ nhiệt: Thừa Thiên Huế có biên độ nhiệt trung bình hàng năm
gần 10oC. Đây là một điểm rất đặc biệt vì tính cách khắc nghiệt của khí hậu
4


gần giống với những vùng lãnh thổ có vĩ độ cao hay của những lãnh thổ nằm
sâu trong lục địa.
Do sự tác động phối hợp giữa địa hình và hướng dịch chuyển của các
khối khí theo mùa, Thừa Thiên Huế có thời kỳ khô và ẩm bị lệch pha so với cả
nước.
+ Từ tháng IX đến tháng III : độ ẩm không khí cao trên 90% trùng với
mùa mưa và thời gian hoạt động của khối không khí lạnh biến tính từ biển
Đông tràn vào lãnh thổ.
+ Từ tháng IV đến tháng VIII : độ ẩm dưới 90%. Tuỳ theo cường độ
hoạt động của gió mùa Tây Nam mà độ ẩm có thể giảm xuống có khi dưới
45%. Sự hạ thấp độ ẩm cùng với nhiệt độ tăng cao kéo dài ngày làm cho hoạt
động của sinh vật bị ức chế, đất kiệt nước, bốc phèn và nhiễm mặn gây tác
hại nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp.
Gió mùa:
+ Gió mùa Đông Bắc : từ tháng X đến tháng IV, thổi từ cao áp lục địa
châu Á, mang theo không khí lạnh và tăng ẩm khi qua biển, đập vào bức chắn
địa hình làm nhiệt độ hạ thấp và gây mưa cho Thừa Thiên Huế vào mùa

đông. Lượng mưa tập trung lớn ở các vùng phía nam.
+ Gió mùa Tây Nam: Từ tháng V đến tháng IX, gió Tây Nam khi vượt
qua dãy Trường Sơn đã tạo ra hiệu ứng phơn làm tăng nhiệt độ và hạ thấp
độ ẩm tại Thừa Thiên Huế .
Mưa:
+ Hàng năm Thừa Thiên Huế nhận được một lượng mưa lớn, trung
bình trên 3000mm, song phân bố không đều. Mưa phần lớn tập trung vào
tháng X và XI, trong khoảng thời gian này bão thường xuất hiện gây nên
những cơn lũ lớn. Năm 1953 (4937mm); năm 1975 (3278mm) lụt vượt mức
báo động 3 với đỉnh lũ là 5,08m ; năm 1999 mưa lớn dài ngày đã gây lụt lớn
với đỉnh lũ là 6m (Kim Long).


Ảnh hưởng của khí hậu đến du lịch:

Khí hậu của tỉnh Thừa Thiên Huế có sự thuận lợi nhất định cho việc
phát triển du lịch. Tuy nhiên, khí hậu có nhiều biến động khá phức tạp, hiện
tượng lệch pha so với khí hậu cả nước đòi hỏi Thừa Thiên Huế phải có kế
hoạch tổ chức các hoạt động du lịch phù hợp. Thời gian mưa kéo dài khiến du
lịch theo thời vụ ở Huế là rất rõ nét. Bên cạnh đó, theo thống kê mỗi năm có ít
nhất một cơn bão đổ bộ trực tiếp vào lãnh thổ gây thiệt hại và khó khăn rất
lớn cho việc phát triển cơ sở hạ tầng du lịc
2.1.3.

Nước

Thừa Thiên - Huế có hệ thống sông ngòi khá dày đặc nhưng các sông
đều nhỏ, độ dốc lớn. Phần lớn bắt nguồn từ phía Đông của Trường Sơn,
5



chảy theo hướng Tây – Đông, cửa sông hẹp. Tổng chiều dài các sông chính
chảy trên lãnh thổ của tỉnh là khoảng 300 km trong đó hệ thống sông
Hương chiếm đến 60%. Nhìn chung, sông ngòi ở Huế ngắn và dốc, ít có sông
lớn. Các sông có sự chênh lệch rất lớn về dòng chảy trong năm. Tổng lượng
nước trong ba tháng mùa lũ lớn gấp 2 lần tổng lượng nước trong 9 tháng
mùa cạn. Diện tích các lưu vực sông không lớn, lớn nhất là sông Hương với
diện tích lưu vực khoảng 1626 km2.

Nguồn nước

Phân tích

S.Ô Lâu

Bắt nguồn từ phía bắc huyện Phong Điền với hai nhánh
chảy song song . Quá Mỹ Chánh, hai sông gặp nhau ở cầu
Phước Tích rồi chảy vào Vân Trình để đổ vào phá Tam
Giang.

S.Bồ

Bắt nguồn từ vùng núi Đông Nam A Lưới chảy về phía Bắc,
dọc đường tiếp nhận thêm nhiều nguồn nước của các
sông : Rào Nhỏ, Rào La, Rào Tràng...., khi về đồng bằng hội
với sông Hương ở ngã ba Sình.(sông Bồ được xem là phụ
lưu của sông Hương)

S.Hương


Thượng nguồn gồm 2 nhánh: Tả Trạch và Hữu Trạch. Tả
Trạch bắt nguồn từ khối núi Bạch Mã, núi Mang và Aline,
đổ về phía bắc qua Lương Miêu và nhập lưu với Hữu Trạch
tại Bản Lãng. Tại đây, sông mở rộng có tên Hương Giang.
sông Hương chảy vào thành phố Huế, hạ lưu chia thành
nhiều nhánh đổ ra biển ở cửa Thuận An.

S.Truồi

Bắt nguồn từ vùng núi Bạch Mã, sông đào lòng mạnh ở
vùng thượng nguồn, chảy theo hướng bắc rồi chuyển sang
đông bắc đổ vào đồng bằng và thoát nước ra đầm Cầu Hai.

 Đánh giá:Với mạng lưới sông ngòi và đầm phá, Thừa Thiên Huế có thể nối

liền các huyện và thành phố rất thuận lợi cho giao thông đường thủy, phục
vụ du lịch. Các cảng biển Thuận An, Chân Mây thuận lợi cho việc đón các du
khách quốc tế. Sông Hương với những nết văn hóa đậm chất Huế đã và
đang thu hút một lượng khách không nhỏ mỗi năm.
2.1.4. Sinh vật
Thừa Thiên Huế có vị trí chuyển tiếp của 2 miền khí hậu Bắc và Nam
đã hình thành thảm thực vật rừng nhiệt đới đa dạng, hội tụ nhiều loại cây :
cây bản địa như lim, gõ, kiền, chò…(cây họ đậu phương Bắc) cây di cư như
dẻ, re, thông, bàng và các cây họ dầu phương Nam....Diện tích rừng chiến
khoảng 57% đất tự nhiên, độ che phủ 55% (2008).
6


Động vật thiên nhiên của Thừa Thiên Huế khá phong phú, có giá trị
kinh tế cao.

+ Động vật rừng: ngoài những động vật phổ biến trong rừng như: khỉ,
hươu, nai, công, gà rừng...nhiều động vật quý hiếm đã được phát hiện ở
Nam Đông, Phú Lộc, A Lưới như: voi, hổ, trĩ, sao, gà lôi, chồn bay, gấu chó...
+ Thuỷ sản: Với gần 126 km đường bờ biển, 22.000 ha đầm phá và một
hệ sông ngòi phong phú, Thừa Thiên Huế có lượng thuỷ sản đa dạng với
nhiều loại quý hiếm có giá trị kinh tế cao: sò huyết, mực, tôm, rau câu...
 Đánh giá:Hệ thống sinh vật phong phú góp phần tạo nên cảnh quan môi

trường sinh thái và cảnh quan du lịch của vùng. Vường quốc gia Bạch Mã có
khí hậu mát mẻ cùng sự đa dạng sinh vật đã trở thành một trung tâm du
lịch sinh thái rất hấp dẫn.
2.2.
Tài nguyên du lịch nhân văn
Tài nguyên du lịch nhân văn của Thừa Thiên Huế có nhiều loại hình
phong phú và đa dạng rất khác nhau. Hệ thống kiến trúc thành quách, cung
điện, chùa, di sản văn hóa (được công nhận là di sản văn hóa thế giới). Tài
nguyên phi vật thể: lễ hội, ẩm thực, làng nghề, nhã nhạc cung đình Huế (di
sản văn hóa phi vật thể)... Các tài nguyên đó đã tạo cho Thừa Thiên Huế có
tiềm năng to lớn để trở thành trung tâm du lịch của cả nước.
Nét đặc sắc là sự kết hợp hài hoà giữa văn hoá dân gian và văn hoá
cung đình. Thừa Thiên - Huế là một trong những trung tâm du lịch văn hoá
của Việt Nam, là nơi duy nhất còn giữ lại được một kho tàng sử liệu vật chất
đồ sộ, một di sản văn hoá vô cùng phong phú với hàng trăm công trình kiến
trúc nghệ thuật đặc sắc và nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng. Huế là "một
kiệt tác về thơ - kiến trúc đô thị”. Vì lẽ đó mà cuối năm 1993, UNESCO đã
chính thức công nhận Huế là một di sản văn hoá thế giới.
2.2.1.

Di tích văn hóa lịch sử


Xứ Huế vốn nổi tiếng bởi những công trình lăng tẩm, đền đài, cung
điện nổi tiếng và là kinh đô xưa của triều đại Nguyễn kéo dài gần hai thế kỷ.
Trải qua thời gian Huế vẫn phần nào giữ được những nét cổ kính và trầm
mặc. Và chính cái vẻ trầm mặc ấy đã tạo cho Huế một dấu ấn riêng rất dễ
nhận ra, đó là dáng vẻ trầm lắng và vô cùng quyển rũ. Hiện theo thống kê
chưa đầy đủ, ở Thừa Thiên Huế có 902 di sản văn hoá vật thể và phi vật thể,
với hình hài còn khá nguyên vẹn, nằm hầu hết khắp cả tỉnh, nhưng nhiều
nhất là ở thành phố Huế (373 di tích); Trong số đó đã có 84 di tích cấp quốc
gia; 34 di tích cấp tỉnh. Đặc biệt, quần thể kiến trúc Cung đình Huế bao gồm
51 di tích lớn đã được UNESCO công nhận là di sản thế giới và Nhã nhạc cung
đình Huế là kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại. Thừa Thiên
Huế đã từng là trung tâm của tiểu quốc Indrapura ở cực bắc vương quốc
Chămpa trong nhiều thế kỷ. Nên tại đây tập trung một số lượng đồ sộ các di
chỉ và di vật về nền văn hóa Chămpa. Cũng chưa có một vùng đất nào trên
đất nước Việt nam lại có mật độ chùa chiền cao như Huế với nét riêng của nó.
7


Cũng chỉ ở Huế mới có hệ thồng vườn xưa, nhà cổ, điển hình cho mô hình cư
trú của người Việt ở vùng Bắc Trung Bộ. Thừa Thiên Huế cũng là nơi “sở
hữu” một kho tàng khá đa dạng các chứng tích vật chất xác thực,phản ánh
sinh động về lịch sử lâu đời và truyền thống cách mạng của nhân dân Việt
nam.
Đánh giá: Các địa điểm di tích lịch sử, văn hóa nêu trên là những di
tích nổi bật thu hút đông đảo du khách đến tham quan, vãn cảnh. Đa số các di
tích lịch sử, văn hóa tập trung ở thành phố Huế. Các di tích còn tồn tại cho tới
ngày nay đều là những di tích, danh thắng nổi tiếng, những công trình có giá
trịi phục vụ cho việc tham quan, nghiên cứu, học tập của các đối tượng khách
trong và ngoài nước. Đây là một điều kiện thuận lợi để phát triển loại hình
du lịch văn hóa, tôn giáo, tín ngưỡng, tâm linh.

2.2.2. Lễ hội


Thừa Thiên Huế là một vùng đất có truyền thống văn hóa, tuy không
lâu đời như ở miền Bắc, nhưng cũng có hơn 700 năm lịch sử. Từ khi chúa
Nguyễn đặt thủ phủ tại đây cho đến khi nhà Nguyễn cáo chung (1945), có thể
nói Huế là nơi hội tụ những con người hoạt động văn hóa có tầm cỡ, là nơi
gặp gỡ của các luồng tư tưởng Đông Tây kim cổ. Văn hóa Huế có truyền
thống từ Bắc tràn vào, theo những lưu dân lập nghiệp trên vùng đất mới. Tại
đây còn tồn tại dân tộc Chăm với nền văn hóa Ấn Độ. Và sau này văn hóa
phương Tây cũng có cơ hội thâm nhập vào từ thời các chúa Nguyễn. Các lễ
hội truyền thống được duy trì, phát triển cũng từ những nguồn văn hóa ấy.
Lễ hội các loại là một nhu cầu sinh hoạt văn hóa của con người Thừa
Thiên Huế đã trở thành truyền thống. Nhìn tổng quát về lễ hội và sự tham gia
lễ hội của cư dân vùng này, ta sẽ thấy lễ hội ở Thừa Thiên Huế tuy không
phong phú như miền Bắc, nhưng cũng khá đa dạng, có hai loại lễ hội: lễ hội
cung đình và lễ hội dân gian. Lễ hội cung đình phản ánh sinh hoạt lễ nghi của
triều Nguyễn, phần lớn chỉ chú trọng về "lễ" hơn "hội". Lễ hội dân gian gồm
nhiều loại rất phong phú, có thể kể đến một số lễ hội tiêu biểu như sau: lễ hội
Huệ Nam (điện Hòn Chén) hay còn gọi là lễ rước sắc nữ thần Thiên Y A Na
theo tín ngưỡng của người Chămpa xưa... Trong những dịp tế lễ, nhiều sinh
hoạt văn hóa bổ ích như đua thuyền, kéo co, đấu vật... còn được tổ chức và
thu hút rất đông người xem.
STT Tên lễ hội
1

Thời gian
( âm lịch )
Hội đua
Hội được tổ

ghe truyền chức trong
thống
một ngày
nhằm ngày
lễ Quốc
khánh 29(dương
lịch)

Địa điểm

Nội dung

Ðịa điểm đua là
bờ Nam sông
Hương trước
trường Quốc học

Hội nhằm tạo điều
kiện thuận lợi cho
thanh niên nam nữ có
cơ hội thi tài trên
sông nước, qua đó rèn
luyện tăng cường bảo
vệ sức khỏe và tạo
không khí vui tươi
lành mạnh cho nhân

8



2

Hội vật
làng Sình

Được tổ
chức vào
ngày 10
tháng Giêng
âm lịch
hàng năm

Được tổ chức tại
khu vực đình
làng Lại Ân (còn
gọi là làng Sình),
xã Phú Mậu,
huyện Phú Vang
(TT-Huế).

3

Hội
xuân
Lạc

chợ Chợ được
Gia mở
vào
mùng 1 3/1 âm lịch.


Xã Phú Thượng,
huyện Phú Vang,
tỉnh Thừa Thiên
Huế.
9

dân. Đây cũng là dịp
để biểu lộ lòng vui
mừng của nhân dân
vào ngày Quốc Khánh.
Quy mô hội có tính
chất rộng rãi liên
phường xã và các
huyện trong tỉnh. Hội
tổ chức theo định kỳ,
mỗi năm một lần theo
phong tục.
Hội vật này khác hẳn
với hội vật ở một làng
quê khác, bởi người
dân tổ chức hội vật
như một hình thức
giải trí đơn thuần sau
những ngày tết chứ
không vì mục đích
tuyển chọn võ sĩ cho
triều đình phong kiến
lúc bấy giờ. “Lệ” làng
cũng quy định, các đô

vật dự đấu không
nhất thiết phải là
người địa phương, và
bất kỳ khán giả nào
cũng có thể được lên
sới đấu vật. Ngoài
giải Cạn dành cho
chức vô địch, làng còn
dành riêng một khoản
tiền để thưởng cho
tất cả những đô tham
gia hội vật. Có thể do
điều kiện dự hội khá
đơn giản, nên ngày
xưa, cứ đến trước
ngày làng mở hội vật,
trai tráng khắp nơi
theo nhau về làng
Sình.
Chợ họp từ sáng
mùng 1 Tết tại Gia
Lạc cách trung tâm
thành phố Huế 3km,
về phía Vĩ Dạ. Hàng


4

Lễ hội Cầu
Ngư ở

Thái
Dương Hạ

5

Festival
Huế

hóa phong phú, thay
đổi theo từng năm, từ
đồ gia dụng như chén
bát, cơi trầu, ấm
chén, hoa quả bánh
trái đến đồ chơi trẻ
em. Một số quán ăn
đặc sản như heo quay,
bê thui... cũng có mặt.
Trong ngày hội còn
diễn ra nhiều hoạt
động vui chơi, ca hát
như hát bài chòi, bài
vè, hò giã gạo, hát đối
nam nữ... Khách đến
hội chợ xuân Gia Lạc
để vui chơi, cầu may
và cũng là thói quen,
một tập tục lâu đời.
tổ chức vào Hội của nhân dân Để tưởng nhớ vị
ngày 12
làng Thai Dương Thành Hoàng của

tháng giêng hạ, huyện Phú làng là Trương Quý
âm lịch
Quang
Công (Trương Thiều),
hằng năm
người gốc Thanh
Hóa, có công dạy cho
dân nghề đánh cá và
buôn bán ghe mành.
Festival Huế Được tổ chức Festival Huế với nhiều
được tổ
khấp các địa bàn chương trình lễ hội
chức 2 năm của TP. Huế
cộng đồng được tái
một lần. Tổ
dựng với một không
chức lần
gian rộng lớn cả
đầu tiên vào
trong và ngoài thành
năm 2000
phố, góp phần làm
sống lại các giá trị
văn hóa của Huế. Đây
là sự kiện văn hóa lớn
có quy mô quốc gia và
tầm cỡ quốc tế, có ý
nghĩa quan trọng
trong đời sống của
người dân Huế. Là

điều kiện quan trọng
để xây dựng Huế
thành thành phố
Festival của Việt Nam.
Nguồn: Cục thống kê tỉnh Thừa Thiên Huế
10


 Đánh giá: Thừa thiên Huế có khá nhiều lễ hội lớn với các loại hình khác nhau:

lễ hội vui chơi giải trí, lệ hội cầu ngưu, lễ hội đua thuyền… Những lễ hội này
nhằm tôn vinh bản sắc văn hóa vùng miền, và chúng góp phần thu hút đông
đảo các khách du lịch từ các địa phương khác trong cả nước cũng như khách
du lịch nước ngoài.
2.2.3. Văn hóa, ẩm thực
Văn hóa vật thể: quần thể di tích Huế được UNESCO công nhận là di
sản văn hóa thế giới. Ngoài ra, Huế còn là quê hương của nhiều công trình
kiến trúc tôn giáo độc đáo.
Văn hóa phi vật thể: Nhã nhạc cung đình Huế cũng được UNESCO công
nhận là di sản văn hóa phi vật thể của thế giới.
Ngoài ra, Huế còn bảo tồn được rất nhiều phong tục tập quá thông
qua các lễ hội dân gian được tổ chức hàng năm như: lễ hộ điện Hòn Chén, hội
võ làng Sình…
Ẩm thực đặc sắc: Huế còn lưu giữ trên 1000 món ăn nấu theo lối Huế,
có cả những món ăn ngự thiện của các vua triều Nguyễn. Bản thực đơn ngự
thiện có trên vài chục món thuộc loại cao lương mỹ vị, được chuẩn bị và tổ
chức rất công phu, tỷ mỷ, cầu kỳ. Các món ăn dân dã rất phổ biến trong quần
chúng với bản thực đơn phong phú hàng trăm món được chế biến khéo léo,
hương vị quyến rũ, màu sắc hấp dẫn, coi trọng phần chất hơn lượng; nghệ
thuật bày biện các món ăn đẹp mắt, nghệ thuật thưởng thức tinh tế.

Làng nghề truyền thống
Nhóm làng nghề sản xuất công cụ - khí dụng, như nghề rèn sắt ở Hiền Lương,
Mậu Tài, nghề đúc đồng ở Võng Trì, Dương Xuân (Sơn Điền, Phường Đúc),
nghề kéo dây (thau, thép) ở Mậu Tài, nghề mài khí giới ở An Lưu, nghề làm
đinh sắt, đinh đồng ở Hà Thanh, nghề đan lát (tre, mây) ở Bao La, nghề thắt
gióng mây ở An Vân, An Cựu, nghề đan gót và làm mui đò ở Dã Lê, nghề làm
guốc mộc ở An Ninh, nghề làm đăng nò (để đánh cá) ở Bác Vọng, nghề đan
lưới (đánh cá) ở Thủ Lễ, Thụy Lôi (Phú Xuân), Uất Mậu, nghề gốm ở Dũng
Cảm (Mỹ Xuyên), Cảm Quyết (Phước Tích), Nguyệt Biều (Long Thọ), nghề làm
đồ sành sứ ở Ngư Võng, nghề làm nón lá ở Triều Sơn, Đồng Di, Tây Hồ, Phủ
Cam, nghề làm tơi lá (áo mưa) ở Ô Sa, nghề đóng hòm (quan tài) ở Kim Long,
Bao Vinh, nghề xẻ ván đóng thuyền ở Diêm Trường, Phụng Chánh, nghề làm
chiếu đệm ở Bằng Lẵng, Phò Trạch, nghề làm mũ ở Hiền Lương, nghề làm
trống ở Phổ Nam…
Nhóm làng nghề sản xuất vật liệu – trang trí, như nghề thếp vàng, sơn mài ở
Tân Nộn (Tiên Nộn), nghề kim hoàn ở Kế Môn, nghề chạm khắc gỗ ở Mỹ
Xuyên, nghề khảm cẩn xà cừ ở Bao Vinh, nghề vẽ tranh thờ ở Lại Ân (Sình),
nghề làm hoa giấy ở Thanh Tiên, nghề làm giấy ở Lương Cổ, Đốc Sơ, Thanh
Lam, nghề làm mực ở Hoài Tài (Mậu Tài), nghề làm trướng liễn ở An Truyền
(Chuồn), nghề làm tóc giả ở Quảng Xuyên, nghề vẽ tranh kính ở Huế…
Nhóm làng nghề sản xuất vật liệu – may mặc, như nghề dệt (nhiều loại) ở An
Lưu, Sơn Điều, Dương Xuân, Vạn Xuân, Kim Long, Phủ Cam, nghề dệt tơ ở Phủ
Cam (Trường Cởi), nghề dệt gấm, dệt nhiễu đổ ở Phú Xuân, nghề dệt lụa

2.2.4.
-

-

-


11


trắng ở An Lưu, nghề dệt mũ ở Quảng Yên, nghề dệt lụa ở Lãng Châu, Phò
Nam, nghề dệt gấm cải hoa ở Vĩnh Cố (Vĩnh Xương), nghề dệt vải mặt nhỏ ở
Đồng Di, Dương Nỗ, Địa Linh, nghề dệt vải thao đủi ở Mỹ Toàn (Mỹ Lợi), nghề
xe chỉ, nhuộm chỉ ở Chợ Cống, nghề thêu ở Huế (phố Cẩm Tú)…
- Nhóm làng nghề sản xuất vật liệu – xây dựng, như nghề làm vôi hàu ở Nghi
Giang, Vinh Hiền, nghề làm gạch ngói ở Xóm Ngõa – Địa Linh, Long Thọ, Nam
Thanh, Triều Sơn Tây, nghề nung vôi đá ở Nguyệt Biều – Long Thọ (nghề làm
giấy cũng có thể thuộc nhóm này, vì ngày xưa người ta dùng giấy như một
thành tố như vôi vữa, nhất là để xây cung điện, thành đài…)
- Nhóm làm nghề sản xuất ẩm thực phẩm, như nghề đánh cá ở Dương Xuân,
Thủy Bạn (Lưu Bạn), An Bằng và các làng ven sông, đầm, biển, nghề kéo mật
mía ở Tân Quán, Long Hồ, Thượng An, nghề làm men rượu ở Việt Dương, Tây
Thành, nghề nấu rượu ở Tân Lai, An Thành, Phù Lai, Vu Lai, Hà Thanh, nghề
làm bột, bột bán ở La Khê, An Thuận, Truồi, nghề làm bánh ở Lý Khê (Lễ
Khê), Tri Lễ, nghề làm bánh tráng ở Tráng Lực, Lựu Bảo, nghề làm bún ở
Hương Cần, Vân Cù, nghề làm muối ở Khánh Mỹ, Diêm Trường, Phụng Chánh,
Mỹ Toàn….
- Nghề kim hoàn làm đồ trang sức, chỉ có một làng Kế Môn (nay thuộc xã Điền
Môn, huyện Phong Điền, Thừa Thiên Huế). Về sau, nghề này được phổ biến và
phát triển ở thành phố Huế và một số nơi khác. Người ta thờ hai cha con ông
Cao Đình Độ, Cao Đình Hương làm Tổ nghề. Cao Đình Độ gốc ở vùng Cẩm Tú,
tỉnh Hà Tĩnh, di cư vào Nam làm con nuôi họ Trần Duy làng Kế Môn. Ông giỏi
nghề luyện vàng bạc, bịt khảm và làm đồ nữ trang. Vua Gia Long nghe tiếng,
trưng tập vào Nội Kim tượng cục (cuộc thợ vàng trong cung). Về già, ông
truyền nghề cho con là Cao Đình Hương và dân làng Kế Môn để đền ơn bảo
dưỡng. Ông mất ngày 7-2-1810. Ông Hương nối nghiệp cha làm nghề kim

hoàn, và được xem là “đệ nhị tổ” (tổ thứ hai) của nghề này. Khu mộ Tổ Kim
Hoàn đã được Nhà Nước công nhận là di tích văn hóa theo Quyết định ngày
22-3-1990 của Bộ Văn hóa Thông Tin.
2.2.5. Dân tộc, tôn giáo
Tỉnh Thừa Thiên Huế với dân số 1.123.800 người có các dân tộc đó là:
- Việt
- Dân tộc Bru-Vân Kiều
- Dân tộc Cơ tu
- Dân tộc Tà Ôi
- Dân tộc Pa Kôh
Trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế có 4 tôn giáo đó là:
- Phật giáo
- Công giáo
- Tin lành
- Cao đài
3. Cơ sở hạ tầng
3.1.
Mạng lưới và phương tiện GTVT
- Giao thông:
+ Đường bộ

12


Toàn tỉnh có hơn 2.500 km đường bộ, Quốc lộ 1A chạy xuyên qua tỉnh từ
Bắc xuống Nam cùng với các tuyến tỉnh lộ chạy song song và cắt ngang như
tỉnh lộ 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8A, 8B, 10A, 10B, 10C, 11A, 11B, 15 và các tỉnh lộ khác.
Ngoài ra còn có tuyến quốc lộ 49 chạy ngang qua từ tây sang đông nối
tiếp vùng núi với biển. Khu vực ven biển, đầm phá có quốc lộ 49B và một số
tuyến ven biển khác. Khu vực gò đồi trung du và vùng núi rộng lớn phía tây

thuộc các huyện A Lưới, Nam Đông có quốc lộ 14, tỉnh lộ 14B, 14C, quốc lộ 49
đi sang Lào.
Đến nay toàn tỉnh đã nhựa hóa được 80% đường tỉnh, bê tông hóa 70%
đường giao thông nông thôn (đường huyện, đường xã), 100% xã có đường ô
tô đến trung tâm.
+ Đường biển và đường thủy
Tổng chiều dài 563km sông, đầm phá. Tỉnh có cảng biển là cảng nước
sâu Chân Mây và cảng Thuận An. Cảng Thuận An nằm cách trung tâm thành
phố Huế khoảng 13 km về phía đông bắc. Trong nhiều năm tỉnh đã tập trung
đầu tư cho cảng Thuận An 5 cầu tầu dài 150m, có khả năng tiếp nhận tầu
1.000 tấn, được nhà nước công nhận là cảng biển quốc gia. Cảng nước sâu
Chân Mây cách thành phố Huế 49 km về phía Nam đang được triển khai xây
dựng một số hạng mục hạ tầng kỹ thuật đầu tiên nhằm khai thác lợi thế
trục giao thông Bắc - Nam và tuyến hành lang Đông - Tây, tạo động lực phát
triển kinh tế những năm sau.
+ Đường sắt
Tuyến đường sắt Bắc - Nam chạy qua tỉnh Thừa Thiên Huế dài 101,2km
đóng một vai trò quan trọng trong giao thông của tỉnh.
+ Đường hàng không
Thừa Thiên Huế có sân bay quốc tế Phú Bài nằm trên quốc lộ I, cách
phía Nam thành phố Huế khoảng 15 km. Những năm qua, bộ mặt và cơ sở hạ
tầng của sân bay Phú Bài đã có những thay đổi đáng kể; đảm bảo cho máy
bay Airbus A320, Boeing 747 cất hạ cánh an toàn.
3.2.
Mạng lưới cung cấp điện - nước sạch
Điện

-Mạng lưới truyền tải điện với đường dâ
110kV, 220kV và 500kV thông qua h
thống thuỷ điện quốc gia cùng với h

thống nhà máy thuỷ điện đang được xâ
dựng nhằm đảm bảo cung cấp ổn định v
chất lượng tốt, đáp ứng mọi nhu cầu v
điện cho các nhà đầu tư.
- Các nhà máy điện:
-Hệ thống cung cấp nước sạch của thàn
phố và các thị trấn trên toàn tỉnh gồm
nhà máy với tổng công suất
l
95.500m3/ngày đêm, đến năm 2010 côn
suất sẽ đạt 162.000m3/ngày đêm đá
ứng nhu cầu phát triển công nghiệp, dịc
vụ, du lịch và đời sống nhân dân.
- Các nhà máy thủy điện: Nhà máy Thủ

Nước

13


điện A Lưới, Hương Điền, Bình Điền, T
Trạch
3.3.

Hệ thống thông tin liên lạc

Bưu chính viễn thông đóng vai trò quan trọng thúc đẩy sự tăng trưởng
kinh tế. Hiện nay trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế 100% thôn có máy điện
thoại, 100% UBND, HĐND xã đã được kết nối Internet, mật độ điện thoại đạt
85,93 máy/100 dân (phấn đấu đến cuối năm 2009 đạt 100 máy/100 dân); có 4

doanh nghiệp hoạt động trên lĩnh vực Bưu chính: Bưu điện Thừa Thiên Huế,
Bưu chính Viettel, Công ty chuyển phát nhanh EPS, Sai Gon Postel; các đơn vị
tham gia dịch vụ Bưu chính viễn thông không ngừng phát triển, mở rộng vùng
phủ sóng và phạm vi hoạt động đáp ứng được như cầu cũng như bảo đảm tốt
chất lượng dịch vụ.
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TỈNH THỪA THIÊN
HUẾ
1.
Hoạt động theo ngành
1.1.
Nguồn khách
Nguồn khách quốc tế đến với tỉnh Thừa Thiên Huế chủ yếu từ các nước
như Trung Quốc, Thái Lan, Italy, Tây Ban Nha, Anh, Mĩ, Canada,
Australia… Đối với nguồn khách nội địa chủ yếu từ khu vực Bắc Bộ đặc
biệt là Hà Nội và các đô thị lớn khu vực miền Trung và miền Nam.
Bảng: Số liệu thống kê nguồn khách giai đoạn 1990 - 2015
Đơn vị tín: Ngìn người
II.

1990
294,816
149,260
145,556

Tổng số
Nội địa
Quốc tế

2000
2008

2015
470,000
1,680,000
3.126.495
275,000
889.250
2.103.480
195,000
790,750
1.023.015
Nguồn: Sở văn hóa thể thao du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế

Bảng: Số liệu thống kê nguồn khách giai đoạn 2006 - 2012
Chỉ
tiêu

Đơn
vị
tính

Năm 2006

Năm 2007

Năm
2008

Năm
2009


Năm
2010

Năm
2011

Năm 2012

Tổng
khách
du lịch

Lượt
khách

1.172.238,
00

1.303.271

1.680.00
0

1.430.00
0

1.486.43
3

1.604.35

0

2.544.000

Khách
quốc
tế

Lượt
khách

456.351,00

636.135

790.750

601.113

612.463

653.856

867.904

Khách
nội địa

Lượt
khách


715.887,00

667.136

889.250

828.887

873.970

950.494

1.676.000

Ngày
lưu trú
trung
bình

Ngày

1,50

1,9

2,07

2,02


2,02

2,06

2,06

14


Nguồn: Cơ sở dữ liệu Duyên hải miền Trung
 Sơ đồ trên cho ta thấy lượng khách đến với tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2006

– 2012. Theo đó ta thấy lượng khách du lịch nội địa là rất lớn. Lượng khách quốc
tế cũng đang thu hút được nhiều sự quan tâm hơn. Năm 2009 do ảnh hưởng của
suy thoái kinh tế toàn cầu nên lượng khách bị giảm sút. Tuy nhiên lượng khách
nội địa chỉ bị giảm nhẹ. Con số này có thể tiếp tục tăng trong thời gian tới với sự
phục hồi của nền kinh tế và sự chuyên nghiệp hơn trong cách làm du lịch của tỉnh
Thừa Thiên Huế, kinh nghiệm tổ chức festival để thu hút khách du lịch.
1.2.
Cơ sở vật chất – kĩ thuật
1.2.1. Số cơ sở lưu trú và số phòng
Theo thống kê gần nhất của tỉnh Thừa Thiên Huế, cho đến nay tỉnh đã có
4 khách sạn 5 sao, 9 khách sạn 4 sao, 11 khách sạn 3 sao, 29 khách sạn 2 sao, 46
khách sạn 1 sao và rất nhiều cơ sở phục vụ lưu trú khác như nhà khách, nhà
nghỉ, homestay… Điều này cho thấy sự đa dạng cho việc lựa chọn các cơ sở lưu
trú khi khách đến Huế, các loại hình cơ sở lưu trú ở đây phân chia đồng đều tạo
sự thoải mái, phù hợp với mức chi tiêu của nhiều loại khách du lịch. Điều này
góp phần giải quyết các tình trạng như “cháy phòng” vào các dịp festival Huế
đầu tiên. Một điều rất đáng mừng là các cơ sở lưu trú cao cấp để phục vụ khách
du lịch quốc tế như các khách sạn 3, 4 hay 5 sao cũng có mặt rất nhiều tại Huế.

Bảng: Số liêu thống kê cơ sở lưu trú giai đoạn 2006 - 2012
Chỉ tiêu

Đơn vị tính

Năm
2006

Năm
2007

Năm
2008

Năm
2009

Năm
2010

Năm
2011

Năm
2012

Tổng số khách
sạn
Số buồng, phòng


Khách sạn

118

123

148

154

177

199

205

Buồng/Phòng

3.071

4.390

4.981

5.237

6.085

6.671


6.755

Nguồn: Cơ sở dữ liệu Duyên hải miền Trung
1.2.2.

Số khách sạn theo hình thức quản lí
Bảng: Số liêu thống kê dịch vụ lữ hành giai đoạn 2006 – 2012
Đơn vị
tính

Năm
2006

Năm
2007

Năm
2008

Năm
2009

Năm
2010

Năm
2011

Năm
2012


Lữ hành quốc tế

Công ty

8

10

12

12

13

15

16

Lữ hành nội địa

Công ty

11

16

17

18


18

25

33

CN Lữ hành quốc tế

Chi
nhánh
Chi
nhánh
Văn
phòng

4

6

8

8

9

9

10


1

3

CN Lữ hành nội địa
VP Đại diện quốc tế
Tổng cộng

1.2.3.
Stt
1

2

3

3

3

3

3

4

25

35


40

41

43

53

66

Các cơ sở vui chơi giải trí
Tên cơ sở
Nhà hát Duyệt
Thị Đường

Nguồn: Cơ sở dữ liệu Duyên hải miền Trung

Vị trí ( Địa chỉ )
Nằm về phía đông điện Quang
Minh trong Tử Cấm Thành, Tp.

15

Mô tả
Duyệt Thị Đường là nhà hát trong cung
đình, được xây dựng năm 1826 thời Minh


Huế, tỉnh Thừa Thiên - Huế.


2

Nhà hát múa
rối Cố Đô Huế

Địa chỉ: 08 Lê Lợi, Tp Huế
Điện thoại: (84.511) 3813388

3

Rạp phim
Đông Ba

Địa chỉ: 187 Trần Hưng Đạo,
Phú Hòa, Huế
Điện thoại: (84.054) 3523 850

4

Bar DMZ

Địa chỉ: 60 Lê Lợi, Phường Phú
Hội, Thành Phố Huế

16

Mạng. Đây là nhà hát cổ nhất còn lại của
ngành sân khấu Việt Nam.
Nhà hát hình chữ nhật rộng rãi với bộ mái
có những bờ quyết cong giống như những

đình chùa ở Huế, được chống đỡ bởi hai
hàng cột lim sơn son, vẽ rồng ẩn mây cuốn
chung quanh. Ở lưng chừng mỗi cột treo
thêm một bức tranh sơn thuỷ vẽ cảnh Huế
với khung chạm rồng nổi thiếp vàng. Trên
cao hơn, mặt trời, mặt trăng, tinh tú
tượng trưng cho vũ trụ được vẽ hoặc
chạm nổi lên trần nhà màu xanh lơ. Toà
nhà nối liền với các cung điện của nhà vua
và các bà hoàng bằng một dãy hành lang
có mái khúc khuỷu, quanh co.
Duyệt Thị Đường vừa được Trung tâm
Bảo tồn di tích Cố đô Huế khôi phục lại và
đưa vào hoạt động vào cuối năm 2004.
Đây là nơi tổ chức biểu diễn nhã nhạc
cung đình Huế phục vụ khách du lịch. Với
đội ngũ 70 diễn viên và nhạc công trẻ, Nhà
hát hiện phục vụ 4 suất diễn/ngày, thu hút
đông đảo khách du lịch, đặc biệt là khách
quốc tế.
Nhà hát đã sưu tầm và khôi phục 8 trong
số 11 điệu múa cổ, 40 bài nhã nhạc và
nhiều trích đoạn tuồng cổ, trong đó có
nhiều tiết mục được dàn dựng công phu
như Trống Thái Bình, Tam luân cửu
chuyển (đại nhạc), Phú lục địch, Kim tiền
(Tiểu nhạc), Vũ phiến, Lục cúng hoa đăng
và các trích đoạn tuồng Kỷ Lan Anh, Ôn
Đình chém Tá.
Nhà hát cũng đã sáng tạo, dàn dựng hàng

chục tác phẩm mới trên chất liệu cổ, phù
hợp với thị hiếu người xem, trong đó có vở
"Người khởi nghiệp đàng trong" được
công chúng đánh giá cao.
Nhà hát múa rối "Cố Đô Huế" trực thuộc
Trung tâm Văn hóa Thông tin tỉnh Thừa
Thiên Huế đã được khánh thành và đi vào
hoạt động từ ngày 03/11/2007. Chức
năng hoạt động chính của nhà hát là dàn
dựng và biểu diễn các chương trình múa
rối nước và múa rối cạn đặc sắc của Việt
Nam.
Bên cạnh việc kế thừa các nghệ thuật rối
nước Bắc Bộ, nhà hát đã và đang xây
dựng những tiết mục rối mang phong
cách biểu diễn và chất liệu âm nhạc
truyền thống Cung đình Huế. Cùng nghệ
thuật kiến trúc - sắp đặt mang đậm dấu
ấn đặc trưng của làng quê Việt Nam, sẽ
đem đến cho quý khách những ấn tượng
nên thơ và thú vị.
Số phòng chiếu: 1
Số ghế: 170
Lượng khán giả/ 1 ngày: 300 đến 500
khách
Thời gian mở cửa của DMZ bar từ 7h 30
sáng cho đến 2-3h sáng hôm sau.


Điện thoại: 84.54.3823414 3837991, 0913496238

Fax : 84.54.3817357
Email :

Website:


5

Bar White

Địa chỉ:87 Võ Thị Sáu, Phường
Phú Hội, Thành Phố Huế
Điện thoại: 0945503039

6

Bar -cafe Tình
Huế( Cafe
chiếc nón)

7

Café Vỹ Dạ
Xưa

Địa chỉ: Bãi Bồi, Đập Đá,
phường Vĩ Dạ, thành phố Huế
Điện thoại: 054. 3888999 - 054
6262999 -6264999
Email:


Website:
www.huexuahuenay.com
Địa chỉ: 131 Nguyễn Sinh Cung,
Huế
Điện thoại: (84-54) 827131

8

Cafe L’Ami

Địa chỉ: 85 Hùng Vương
Điện thoại: 0903525256

17

Với sức chứa 300 khách, du khách có thể
say thú bi-da của mình, đắm chìm trong
tiếng nhạc và truy cập internet miễn phí.
Phía ban công tầng hai là một điểm dừng
chân tuyệt vời cho thực khách muốn vừa
được thưởng thức hương vị Ý vừa được
ngắm nhìn quang cảnh thành phố. Bên
cạnh đó, Trung tâm Hỗ trợ Du lịch của
DMZ luôn sẵn sàng cung cấp bất kỳ thông
tin du lịch nào về thành phố Huế và các
địa phương khác tại Việt Nam.
Bar White được thiết kế ấn tượng về màu
sắc, kết hợp uyển chuyển màu trắng và
màu đỏ tạo nên một phong cách bài trí

độc đáo. Đến Bar White bạn sẽ được
thưởng thức những loại rượu pha chế độc
đáo mang phong cách riêng của Bar
White. Bên cạnh đó Bar White còn có
vườn trước và sau tạo nên khoảng không
gian rộng rãi, thoáng đãng.
Điểm đặc biệt khi đến với bar-cafe Tình
Huế, các bạn sẽ được tận hưởng không khí
thoải mái đầy chất thơ khi thưởng thức
cafe giữa bãi bồi của dòng Hương, ngắm
thuyền rồng và con người Huế tấp nập
qua lại bên con đường Đập đá. Một không
gian lãng mạn, hữu tình.
Ngồi thư thả ngay bên dòng Hương thơ
mộng, chốc chốc nhấp ngụm café đắng để
lắng đọng về Huế, về với quãng sông yên
lành gió mát. Cách phố thị nhộp nhịp
ngoài kia một bức tường, không gian bên
trong Vỹ Dạ xưa sau mấy nhịp bước là
một chấm lặng. Nhà rường cổ nép mình e
thẹn dưới sắc xanh của khu vườn rộng.
Êm ả và tĩnh lặng. Đến với Café Vĩ Dạ Xưa,
ta như bước chân vào tâm hồn của Huế,
với những nét đẹp tuy gần gũi, bình dị,
nhưng cũng rất cao quý, thanh tao…Bên
dòng Hương thơ mộng, thưởng thức ly
café thơm nồng sẽ mãi ghi sâu trong
những tâm hồn thi nhân, mặc khách đến
với đất Cố đô.
Không gian: Nhà rường

Sức chứa: 1000 thực khách
Giờ phục vụ: 6h30 - 23h
Giá trung bình: Từ 12.000 VNĐ
Tiện ích: Wifi
L’Ami có vị trị tuyệt vời ngay trên trục
đường chính Hùng Vương nối liền bờ bắc
và bờ nam của thành phố Huế. Quán được
thiết kế theo phong cách Pháp, sang trọng,
đẳng cấp và tinh tế. Thực đơn phong phú
từ những ly café L’ Ami pha theo phong
cách Pháp có hương vị bơ của vùng
Brettel nổi tiếng, với bánh cookies giòn
tan và bình trà thơm tỏa khói, nước trái
cây, sinh tố thơm ngon theo kiểu Sài Gòn
hay những khúc biến tấu lạ của mock tail
đầy màu sắc với hương vị tươi mát ngòn


ngọt trên đầu lưỡi cho đến những ly
cappucino ấm nóng thơm lừng quyện với
sữa tươi bùi béo.
Nét hấp dẫn khác của L’Ami là nhạc; các
dòng nhạc từ cổ điển đến đương đại, từ
nhạc Pháp đến nhạc Viêt, Mỹ. Đặc biệt
hơn, L’Ami còn có các chuơng trình hòa
tấu live với piano, violin, sáo, guitar tổ
chức hàng tuần, đặc biệt là các sáng thứ
bảy và chủ nhật.
Thời gian phục vụ: 6h - 22h


Nguồn: Cơ sở dữ liệu Duyên hải miền Trung
1.3.

Doanh thu
Bảng: Số liệu doanh thu du lịch giai đoạn 2006 - 2012
Đơn
vị
tính
triệu
đồng

Tổng
doan
h thu

Năm
2006

Năm
2007

Năm
2008

Năm
2009

Năm
2010


694.000

797.000

1.143.500

1.203.450

1.338.530

Năm 2011
1.657.496

Năm
2012
2.209.79
5

Nguồn: Cơ sở dữ liệu Duyên hải miền Trung

Tổng doanh thu du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 1996 - 2015
Thực
hiện
Tăng
trưởng

1996
102,806

2000

190,000

2008
1,143,500

2015
2,469.000

10.07%

23,34%

34,6%

11,7%

Đơn vị tính: Triệu đồng
 Tuy nguồn khách có bị sụt giảm do một vài tác nhân kinh tế nhưng doanh thu từ

ngành du lịch vẫn tăng trưởng đều đặn và khá ổn định trong giai đoạn từ 2008
đến 2015. Điều này chứng tỏ cách làm du lịch của tỉnh Thừa Thiên Huế đã và
đang đạt được những thành tựu nhất định. Quản lý tận thu chi tiêu của khách
du lịch giúp cải thiện đáng kể cho nền kinh tế của tỉnh.
1.3.1. Cơ cấu nguồn thu
- Khách sạn
- Đi lại
- Ăn uống
- Khác
1.4.
Lao động

Bảng: Số liêu thống kê nguồn lao động du lịch giai đoạn 2006 –
2012
Chỉ tiêu

Đơn vị
tính

Năm
2006

Năm
2007

Năm
2008

Năm
2009

Năm
2010

Năm
2011

Năm
2012

Tổng số lao động
trong

ngành du lịch

Người

27.513

27.709

30.942

31.576

33.219

36.142

38.00
0

18


Hướng dẫn viên du
lịch
Hướng dẫn viên
nội địa
Hướng dẫn viên
quốc tế

Người


241

274

352

393

Người
Người

241

274

352

393

369

426

531

34

90


158

403

516

689

Nguồn: Cơ sở dữ liệu Duyên hải miền Trung
 Biểu đồ trên thể hiện số lao động trong ngành du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế giai
đoạn 2006 – 2012. Từ biểu đồ ta thấy số lao động trong ngành du lịch của tỉnh
tăng qua mỗi năm và đang có chiều hướng tăng mạnh mẽ hơn. Tuy nhiên cũng
như tình hình nguồn nhân lực làm du lịch chung của cả nước, nguồn nhân lực
của tỉnh Thừa Thiên Huế còn hạn chế về các kỹ năng nghiệp vụ, nhiều khi vẫn
chưa gây ấn tượng được với du khách. Vì vật nếu có thẻ, tỉnh Thừa Thiên Huế
nên chú trọng đầu tư phát triển nguồn nhân lực cho ngành du lịch hơn nữa để
có thể đáp ứng được yêu cầu của ngành.
2. Theo lãnh thổ
2.1.
Các điểm, tuyến, cụm du lịch
2.1.1. Các điểm du lịch
- Điểm du lịch quốc gia: Cố đô Huế, Vườn quốc gia Bạch Mã, Bãi tắm Lăng
Cô, Đèo Hải Vân.
- Điểm du lịch địa phương: Khu bảo tồn thiên nhiên Phong Điền, Suối
nước khoáng nóng Thanh Tân, Bãi biển Đông Dương - Hàm Rồng, Khu nước
nóng Mỹ An, Phá Tam Giang, Đầm Cầu Hai, Đầm Lập An, Bãi biển Thuận An, Bãi
biển Điền Hải - Điền Hoà, Các hồ nước nhân tạo, các điểm du lịch khu vực Nam
Đông, ALưới.
2.1.2.


Tuyến du lịch

- Các tuyến du lịch nội tỉnh: Tuyến du lịch văn hoá Cố đô Huế; Thành phố
Huế - Cảnh Dương - Bạch Mã - Lăng Cô - Hải Vân; Thành phố Huế - Thuận An Phá Tam Giang - Đầm Cầu Hai; Thành phố Huế - A Lưới - Đường mòn Hồ Chí
Minh; Thành phố Huế - Nam Đông; Thành phố Huế - Quảng Điền - Khu bảo tồn
thiên nhiên Phong Điền; Thành phố Huế qua cửa Tư Hiền đến Cảnh Dương Chân Mây - Lăng Cô; Thành phố Huế - Bạch Mã - Hồ Truồi; Thành phố Huế Làng cổ Phước Tích – Khu nước nóng Thanh Tân;...
- Các tuyến du lịch liên tỉnh: Tuyến du lịch Huế - A Lưới - Đường mòn Hồ
Chí Minh - Khe Sanh - Lao Bảo; Tuyến du lịch Huế - Cảnh Dương - Bạch Mã Lăng Cô - Hải Vân - Đà Nẵng - Hội An; Tuyến du lịch con đường di sản (Quảng
Bình - Huế - Quảng Nam); Tuyến du lịch thăm chiến trường xưa (DMZ) Huế Quảng Trị - Quảng Bình.
- Tuyến du lịch liên quốc gia: Tuyến du lịch theo cửa khẩu Lao Bảo: Huế Lao Bảo - Lào - Thái Lan; Tuyến du lịch Huế - A Lưới - Cửa khẩu S 3 - Saravan Chăm Pasắc - Thái Lan; Tuyến du lịch A Lưới - Cửa khẩu S 10 - Sê Kông; Tuyến
du lịch quốc tế qua sân bay Phú Bài.
- Tuyến du lịch biển: Tuyến du lịch biển với cảng Chân Mây là đầu mối
đưa đón khách du lịch đặc biệt là khách quốc tế theo tàu biển.
19


2.1.3.

Cụm du lịch

- Cụm du lịch thành phố Huế – dải ven biển và phụ cận: bao gồm khu vực
thành phố Huế, dải ven biển dọc theo phá Tam Giang và các xã lân cận thuộc
huyện Hương Thuỷ, Hương Trà và Phú Vang.
- Cụm du lịch Cảnh Dương - Bạch Mã - Lăng Cô - Hải Vân: Trải dài trong
một không gian rộng lớn phía Đông Nam tỉnh. Hạt nhân của cụm là các điểm du
lịch bãi biển Cảnh Dương, điểm du lịch Lăng Cô, Vườn quốc gia Bạch Mã, Đảo
Sơn Chà, Hồ Truồi… Ngoài ra, trong cụm du lịch này còn có các điểm du lịch
khác như đỉnh đèo Hải Vân, đầm Cầu Hai...
- Cụm du lịch A Lưới - đường mòn Hồ Chí Minh: Với tính chất là khu vực
tập trung phát triển du lịch văn hoá, sinh thái.

2.1.4.

Đô thị du lịch:
Thừa Thiên Huế có 01 đô thị du lịch là thành phố Huế

2.1.5.

Khu du lịch:
- Khu du lịch quốc gia: Khu du lịch tổng hợp Lăng Cô

- Khu du lịch địa phương: Khu dịch vụ tổng hợp Sơn Chà; Khu du lịch tổng
hợp Bạch Mã; Khu dịch vụ tổng hợp Tây Nam Thành phố Huế
2.2.

Các điểm, tuyến du lịch có ý nghĩa của tỉnh

Nằm trên các trục giao thông quốc gia như đường sắt, đường bộ Bắc Nam và tuyến hành lang kinh tế Đông - Tây, có cảng hàng không quốc tế Phú
Bài, cửa khẩu quốc gia A Đớt, Hồng Vân, hải cảng Thuận An, đặc biệt, có cảng
nước sâu Chân Mây là “cửa ngõ” ra biển ngắn nhất và thuận lợi nhất của các
nước thuộc tiểu vùng sông Mê Kông; bên cạnh đó sự đa dạng về cảnh quan thiên
nhiên và có bề dày truyền thống lịch sử- văn hoá, Thừa Thiên Huế thật sự là nơi
lý tưởng để du lịch.
Thừa Thiên Huế là kinh đô Việt Nam dưới triều đại phong kiến nhà
Nguyễn, các giá trị di sản văn hóa nơi đây vừa hội tụ những đặc trưng và tinh
hoa của văn hóa dân tộc, vừa thể hiện nét riêng hấp dẫn của một vùng văn hóa.
Văn hoá Huế phong phú và đa dạng, bao gồm: Văn hoá vật thể và văn hoá phi
vật thể, cảnh quan thiên nhiên, môi trường,...
Với quần thể di tích Cố đô Huế và Nhã nhạc Cung đình Huế - Di sản văn
hoá thế giới, Thừa Thiên Huế là Trung tâm của con đường hành trình di sản văn
hoá thế giới của Việt Nam: Hạ Long - Phong Nha - Huế - Hội An - Mỹ Sơn đường Hồ Chí Minh đã tạo ra sự liên kết về du lịch với các tuyến du lịch ở Quảng

Bình, Quảng Trị, Đà Nẵng, Quảng Nam,...
Thừa Thiên Huế còn lưu giữ được giữa lòng đô thị Huế nhiều nhà vườn,
phố cổ mang nét đặc trưng của vùng đất cố đô ở Vĩ Dạ, Kim Long, Gia Hội, Bao
Vinh. Đặc biệt, Thừa Thiên Huế là nơi lưu giữ nhiều di chỉ, hiện vật cổ của nền
20


văn hoá Chăm. Mặt khác, đây cũng là nơi có truyền thống cách mạng oanh liệt,
còn giữ nhiều di tích liên quan đến cuộc đời hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh
và nhiều nhà cách mạng tiền bối và nhiều địa danh lịch sử về hai cuộc chiến
tranh chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ như: chiến khu Dương Hoà, Hoà Mỹ,
A Lưới, đường mòn Hồ Chí Minh…
Vùng đất Thừa Thiên Huế còn nổi tiếng với nghệ thuật ẩm thực, các sản
phẩm làng nghề và lễ hội dân gian mang đậm bản sắc dân tộc như lễ hội Cầu
Ngư, Ðiện Hòn Chén, hội đua thuyền sông Hương và đặc biệt là Festival Huế tổ
chức định kỳ hai năm một lần, hội tụ những nét văn hóa tiêu biểu của Huế, Việt
Nam và các nước, thu hút hàng nghìn lượt khách du lịch trong nước và ngoài
nước...
Bên cạnh đó, Thừa Thiên Huế là nơi hội tụ các tiềm năng thế mạnh về
biển, đồng bằng, gò đồi, rừng núi; có bờ biển dài 128 km, với nhiều bãi biển đẹp
như Lăng Cô (vừa được công nhận là thành viên của câu lạc bộ những vịnh biển
đẹp nhất thế giới), Thuận An, Cảnh Dương và đặc biệt là hệ đầm phá Tam Giang
- Cầu Hai có tổng diện tích gần 22.000 ha, thuộc vào loại lớn nhất khu vực Đông
Nam Á.
Với di sản văn hoá thế giới, với cảnh quan thiên nhiên, cùng với những
danh lam thắng cảnh như sông Hương, núi Ngự, Bạch Mã, Hải Vân, đền đài, lăng
tẩm, chùa nổi tiếng, di tích lịch sử và đặc biệt là nhà vườn - một nét độc đáo tiêu
biểu của Huế; cho thấy tiềm năng du lịch của Thừa Thiên Huế phong phú, đa
dạng, có điều kiện để phát triển nhiều loại du lịch phong phú như: du lịch văn
hoá, du lịch sinh thái, du lịch biển, núi, du lịch nghỉ dưỡng, thể thao… đặc biệt

thành phố Huế đã được Thủ tướng Chính phủ có quyết định phê duyệt xây dựng
thành phố Huế thành thành phố Festival mang tầm cỡ quốc gia và quốc tế với
đặc trưng của Việt Nam.
Đây là lợi thế rất lớn của Tỉnh để phát triển du lịch thành ngành kinh tế
mũi nhọn mang tầm quốc gia và quốc tế; phấn đấu trở thành một trong những
trung tâm lớn, đặc sắc của cả nước về du lịch.
ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỦA TỈNH THỪA
THIÊN HUẾ
1. Định hướng
1.1.
Định hướng chung
1.1.1. Quan điểm và mục tiêu
 Quan điểm: Phát triển du lịch Thừa Thiên Huế nhanh, bền vững, đảm bảo chất
lượng và khả năng cạnh tranh, gắn chặt với việc bảo tồn và phát huy các giá trị
di sản văn hóa, đặc biệt là giá trị của quần thể di tích Cố đô Huế và Nhã nhạc
cung đình Huế giữ gìn cảnh quan, bảo vệ môi trường, tạo bước đột phá với
những mô hình phát triển mới, mang tính khác biệt với một tầm nhìn tổng hòa
trong mối liên kết vùng, quốc gia và quốc tế.
 Mục tiêu
Mục tiêu chung:
III.

21


Huy động tối đa các nguồn lực để đẩy mạnh đầu tư kết cấu hạ tầng, tạo
chuyển biến căn bản diện mạo đô thị gắn với xây dựng nếp sống văn minh đô
thị; phấn đấu để tiến tới đạt cơ bản các tiêu chí đô thị loại I.
Duy trì tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý gắn với bảo vệ môi trường và
bảo đảm an sinh xã hội; giữ vững quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

Đồng thời, phát triển các lĩnh vực văn hóa, du lịch, y tế, giáo dục - đào tạo, khoa
học - công nghệ, làm nền tảng vững chắc để xây dựng Thừa Thiên Huế trở
thành thành phố trực thuộc Trung ương.
Giữ vững vị trí là một trong những trung tâm du lịch văn hóa lớn của cả
nước, tương xứng với tiềm năng là lợi thế của tỉnh Thừa Thiên Huế.
Phấn đấu đến năm 2020 đưa Thừa Thiên Huế trở thành điểm đến hàng
đầu trong khu vực; đến năm 2030 xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành một
điểm đến ngang hàng với các thành phố di sản văn hóa thế giới..
Mục tiêu cụ thể:
Với mục tiêu chung là phát huy tối đa lợi thế, tập trung xây dựng Huế
trở thành trung tâm du lịch, dịch vụ lớn của cả nước, tỉnh Thừa Thiên Huế tiến
hành nâng cấp các sản phẩm du lịch vùng với các mục tiêu cụ thể như sau :
 Về lượng khách : Đến năm 2015 lượng khách đến Thừa Thiên Huế đạt hơn 4,2

triệu lượt khách du lịch, trong đó hơn 1,7 triệu lượt khách quốc tế; năm 2020
đón khoảng 6 triệu lượt khách du lịch, trong đó có hơn 2,5 triệu lượt khách
quốc tế.

Chỉ tiêu
Tổng số
khách
Khách
quốc tế
Ngày lưu
trú TB
Tổng số
ngày
khách
Khách nội
địa

Ngày lưu
trú TB
Tổng số
ngày
khách

Đv tính 2010

2015

2020

4.270.00
0
1.716.00
0

6.070.00
0
2.516.00
0

L/K

2.470.00
0

L/K

916.000


ngày

2,10

2,50

ngày

1.923.60
0

L/K

Tăng
trưởng
bình quân
2006
-2010

2010
2020
19,04%

9,41%

20,39%

10,63%


3,00

1,23%

3,63%

4.290.00
0

7.548.00
0

21,87%

14,65%

1.554.00
0

2.554.00
0

3.554.00
0

18,28%

8,62%

ngày


2,05

2,10

2,30

0,43%

1,16%

ngày

3.185.70
0

5.363.40
0

8.174.20
0

18,79%

9,88%

22


 Về loại hình và sản phẩm du lịch:


a) Phát triển các loại hình du lịch truyền thống
- Du lịch văn hóa: Du lịch văn hóa hiện là loại hình du lịch chủ đạo, là
sản phẩm du lịch đặc trưng, tập trung vào việc khai thác tiềm năng văn hóa
đặc biệt là các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể trên địa bàn thành phố
Huế, các thị xã Hương Thủy, Hương Trà và các huyện, các sản phẩm chính
bao gồm:
+ Du lịch tham quan di tích lịch sử văn hóa, đặc biệt là các giá trị của
Quần thể di tích cố đô Huế, di tích cách mạng, di tích về Chủ tịch Hồ Chí Minh,
các di tích tôn giáo, tín ngưỡng, các khu du lịch văn hóa mới.
+ Du lịch lễ hội;
+ Du lịch tâm linh;
+ Du lịch làng nghề;
+ Du lịch ẩm thực;
+ Du lịch tham quan, văn hóa đồng bào các dân tộc ít người.
+ Du lịch nghỉ dưỡng kết hợp với chữa bệnh
+ Du lịch biển: Phát huy thế mạnh về tiềm năng tự nhiên và nhân văn
các khu vực dọc bờbiển như: Thuận An, Cảnh Dương, Lăng Cô...
+ Du lịch sinh thái: Khai thác tiềm năng sinh thái của Thừa Thiên Huế
với các sản phẩm chính; du lịch các vùng nông thôn dựa vào cộng đồng; du
lịch sinh thái rừng, hồ, đầm phá và sinh thái biển.
+ Du lịch vui chơi giải trí
+ Du lịch hội nghị hội thảo (MICE)
b) Phát triển sản phẩm du lịch mang tính đột phá và khác biệt
- Tập trung kêu gọi đầu tư và triển khai các dự án trọng điểm du lịch:
+ Các khu định cư Đô thị - Du lịch - Sinh thái - Nông nghiệp
+ Sân bay Phú Bài
+ Làng sinh thái Lập An
+ Khách sạn nổi Vinh Thanh
+ Khách sạn nổi Thuận An

+ Khu đô thị cao cấp giữa cánh đồng lúa tại đầm Cầu Hai
+ Khu nghỉ mát Bạch Mã
23


+ Làng văn hóa A Lưới - Đường mòn Hồ Chí Minh
+ Làng mưa và Nghệ nhân Lương Quán
+ Trung tâm hội nghị MICE và Trung tâm nghệ thuật truyền thống.
- Triển khai các dự án nhằm mở hướng phát triển không gian nước cho
Thừa Thiên Huế:
+ Dự án Cồn Hến - Một điểm đến văn hóa thẩm mỹ xứ Huế
+ Thành phố Du lịch xanh Chân Mây - Lăng Cô
- Phát triển các sản phẩm du lịch trong mưa Huế.
- Triển khai dự án du thuyền trên sông Hương gắn với Ca Huế.
- Khôi phục các làng nghề truyền thống và gắn kết các không gian văn hóa
tâm linh với du lịch.
- Xây dựng mô hình phát triển du lịch bền vững theo hướng tăng trưởng
xanh, trong đó Huế là trung tâm để phát triển mô hình đô thị du lịch xanh.
Căn cứ của định hướng
- Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
1.1.2.

Lựa chọn hướng phát triển đột phá
- Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, xây dựng và phát huy tiềm
lực khoa học công nghệ của Tỉnh, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội
theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa;
- Xây dựng thành phố Huế thành trung tâm văn hóa, du lịch, thành phố
Festival đặc trưng của Việt Nam, trung tâm đào tạo đại học và y tế chuyên
sâu, kỹ thuật cao của cả nước, trung tâm dịch vụ của vùng Kinh tế trọng điểm
miền Trung và khu vực miền Trung và Tây Nguyên;

- Tập trung phát triển mạnh Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô trên nhiều
lĩnh vực như cảng, dịch vụ cảng, khu công nghiệp, khu phi thuế quan, khu du
lịch chất lượng cao, các khu vui chơi giải trí, sân golf.v.v;
- Chuyển dịch cơ cấu và nâng cao hiệu quả trong công nghiệp bằng cách
phát triển các ngành sản xuất chủ lực: công nghiệp cơ khí, chế tạo và lắp ráp
điện tử, công nghiệp công nghệ cao. Chú trọng phát triển công nghiệp phụ trợ
gắn với các khu, cụm công nghiệp; phát triển các ngành công nghiệp có lợi
thế về tài nguyên, có quy mô và đóng góp lớn vào ngân sách nhà nước như
sản xuất xi măng, vật liệu xây dựng, chế biến đồ uống và công nghiệp thực
phẩm.v.v. Xây dựng các khu, cụm công nghiệp nhỏ và vừa gắn với quá trình
đô thị hóa, tạo việc làm phi nông nghiệp. Tập trung lấp đầy các khu công
nghiệp; xây dựng và phát triển các cụm công nghiệp nhỏ, vừa, các làng nghề
truyền thống ở khu vực nông thôn trên cơ sở bảo vệ môi trường sinh thái.
24


Quan tâm đến phát triển tiểu thủ công nghiệp, nhất là làng nghề truyền
thống và làng có nghề phục vụ xuất khẩu;
- Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu và nâng cao chất lượng ngành dịch vụ
đáp ứng nhu cầu thị trường.
Định hướng ưu tiên phát triển đến năm 2020
- Tập trung đầu tư, sớm hoàn chỉnh và hiện đại hóa hệ thống kết cấu hạ
tầng, hoàn thành xây dựng các công trình lớn;
- Chú trọng phát triển bền vững, giải quyết tốt các vấn đề về an toàn môi
trường ngay trong công tác quy hoạch và điều hành;
- Đầu tư phát triển thành phố Huế thành hạt nhân tăng trưởng, làm nòng
cốt thúc đẩy để sớm đưa tỉnh Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực
thuộc Trung ương;
- Đầu tư phát triển mạnh Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô thành trung
tâm kinh tế và đô thị quan trọng phía Nam của Tỉnh, từng bước trở thành

trung tâm kinh tế của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và cả nước;
- Phát triển khu kinh tế cửa khẩu A Đớt thành một trong những trung
tâm thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại đường biên giữa Việt Nam
với các nước trên tuyến hành lang kinh tế Đông - Tây;
- Cơ cấu lại kinh tế nông thôn, gắn kinh tế nông thôn như một vành đai,
vệ tinh phát triển của Khu kinh tế và các đô thị trong Tỉnh; phát triển vùng
kinh tế Tam Giang - Cầu Hai;
- Hoàn thiện quy hoạch không gian lãnh thổ theo hướng tạo các đô thị
gắn kết với nhau và với các khu vực nông thôn trên hệ thống kết cấu hạ tầng
đồng bộ;
- Gắn xây dựng, phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế và đô thị Huế trong mối
quan hệ hữu cơ với các tỉnh, thành phố trong vùng kinh tế trọng điểm miền
Trung và các nước thuộc tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng.
- Gắn phát triển kinh tế với nhiệm vụ bảo đảm an ninh - quốc phòng tạo
thế ổn định vững chắc về chính trị để phát triển kinh tế và xã hội;
-

Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch
Phát triển đồng thời du lịch quốc tế và nội địa
a) Khách du lịch nội địa: Tập trung hướng vào khách ở các khu vực đô
thị trong nước. Chú trọng những thị trường có khả năng chi tiêu cao, có nhu
cầu thích hợp với các loại hình du lịch của Thừa Thiên Huế, đặc biệt là du lịch
văn hoá, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch biển&hellip
b) Khách du lịch quốc tế: Duy trì khai thác thị trường truyền thống từ
các nước Châu Âu, Bắc Mỹ, chú trọng khai thác các thị trường tiềm năng của
các nước Đông Bắc Á và ASEAN.
25



×