Tải bản đầy đủ (.doc) (87 trang)

Tiểu luận đánh giá tình hình xuất khẩu thuỷ sản của công ty TNHH xuất nhập khẩu thủy sản Cần Thơ Cafish

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (600.74 KB, 87 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

Trí tuệ - năng động - sáng tạo
NIÊN LUẬN NĂM 3
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA CÔNG TY
TNHH XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN CẦN THƠ

Giáo viên hướng dẫn:

Sinh viên thực hiện:

VÕ KHẮC HUY

ĐẶNG TẤN PHÁT
MSSV: 13D340101188
Lớp: QTKD Quốc Tế
Cần Thơ, tháng 09 năm 2016

1


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
Trong chương này sẽ giới thiệu về cơ sỏ hình thành đề tài, mục tiêu của nghiên
cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, các phương pháp nghiên sẽ được sử dụng
để phân tích, đánh giá, ý nghĩa và bố cục của đề tài. Giúp cho người đọc có cái
nhìn khái quát về đề tài
1.1 Cơ sở hình thành đề tài
Việt Nam với một bờ biển trải dài, nhiều sông ngòi do đó rất thuận lợi cho
việc đánh bắt và nuôi trồng thủy sản. Khai thác được lợi thế đó nên đã có rất nhiều


doanh nghiệp Việt Nam kinh doanh xuất khẩu thuỷ sản đã dần lớn mạnh và trưởng
thành trên thị trường trong nước lẫn quốc tế. Thủy sản Việt Nam cũng đã đạt được
những thành tựu đáng kể, trong năm 2007 Việt Nam thuộc vào top 10 nước xuất
khẩu thủy sản lớn nhất thế giới sau Hà Lan, và thủy sản Việt Nam cũng đã có mặt
trên 130 quốc gia và vùng lãnh thổ. Tuy nhiên thủy sản của Việt Nam luôn bị cạnh
tranh và ép giá trên thương trường toàn cầu đó. Đặc biệt khi nước ta gia nhập
WTO thì những cạnh tranh về con cá con tôm của Việt Nam càng thêm gay gắt, nó
đòi hỏi chúng ta phải có những bước đi thật chắc chắn không được vấp sai lầm dù
rất nhỏ để được đứng vững trên thị trường. Hiện nay xu hướng quốc tế hóa làm
cho nền kinh tế nước phát triển, xuất khẩu thuỷ sản nước ta những năm qua đã
khẳng định được lợi thế và vị trí của mình trong nền kinh tế quốc dân. Với việc
đòi hỏi vốn đầu tư không lớn, tận dụng được điều kiện tự nhiên, xã hội của đất
nước, xuất khẩu thuỷ sản đã có sự phát triển to lớn hàng năm đem về một nguồn
ngoại tệ lớn cho đất nước, góp phần nâng cao vị thế kinh tế của Việt Nam trên
trường quốc tế. Đồng thời xuất khẩu thuỷ sản còn góp phần giải quyết công ăn
việc làm cho người lao động trong nước, nâng cao mức sống cho người dân và
góp phần ổn định an ninh quốc phòng. Tuy nhiên, để đạt đựơc những thành tựu đó
thì hoạt động xuất khẩu thuỷ sản cũng gặp không ít khó khăn, do công tác tổ chức
xuất khẩu của chúng ta còn yếu kém, việc tiếp cận thị trường của chúng ta còn hạn

2


chế so với các nước khác và các sản phẩm của chúng ta chủ yếu là ở dạng thô, tính
cạnh tranh trên thị trường chưa cao, công tác vệ sinh an toàn thực phẩm chưa được
chú trọng…
Công ty công ty TNHH Xuất Nhập Khẩu Thủy Sản Cần Thơ Cafish là t doanh nghiệp thực hiện chức năng thu mua và gia công các mặt hàng
thuỷ sản để xuất khẩu. Trong những năm qua công ty đã đạt được những thành tựu
đáng khích lệ trong việc giải quyết việc làm cho một bộ phận dân cư địa phương
và hoạt động kinh doanh có lãi. Trong bối cảnh hiện tại, công ty cũng gặp không ít

khó khăn trong hoạt động xuất khẩu thuỷ sản và tìm kiếm thị trường… Vì vậy,
phân tích tình hình xuất khẩu thuỷ sản nhằm tìm ra giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt
động xuất khẩu, tăng lợi nhuận của công ty, giải quyết được những khó khăn trước
mắt cũng như lâu dài, đưa công ty đứng vững trên thị trường là vấn đề hết sức cần
thiết.
Xuất phát từ tình hình thực tế đó, tôi đã quyết định chọn đề tài: “ Đánh giá
tình hình xuất khẩu thuỷ sản của công ty TNHH Xuất Nhập Khẩu Thủy Sản
Cần Thơ- Cafish” cho niên luận năm 3 của mình.

1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Phân tích hoạt động xuất khẩu thủy sản của công ty TNHH Xuất Nhập Khẩu Thủy
Sản Cần Thơ – Cafish giai đoạn 2012-2014 từ đó đề xuất giải pháp nhằm đẩy
mạnh hoạt động xuất khẩu thủy sản của công ty phát triển bền vững trong những
năm tới.
1.2. 2 Mục tiêu cụ thể
Mục tiêu 1: Phân tích tình hình hoạt động xuất khẩu thủy sản của công ty TNHH
Xuất Nhập Khẩu Thủy Sản Cần Thơ – Cafish giai đoạn 2012-2014.

3


Mục tiêu 2: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động XK thủy sản của công
ty TNHH Xuất Nhập Khẩu Thủy Sản Cần Thơ – Cafish giai đoạn 2012-2014.
Mục tiêu 3: Đề xuất giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động XK thủy sản của công ty
TNHH Xuất Nhập Khẩu Thủy Sản Cần Thơ – Cafish phát triển bền vững trong
những năm tới.
1.3 Phương pháp nghiên cứu
1.3.1 Phương pháp thu thập số liệu
Dữ liệu sơ cấp: Tham khảo thông tin trên báo chí, các trang mạng xã hội truyền

hình internet như: www.cafish.com.vn,... và trang web trên các diễn đàn kinh tế
khác
Dữ liệu thứ cấp: Thu thập từ các bảng báo cáo tài chính về doanh thu; kết cấu
từng loại doanh thu; chi phí; lợi nhuận qua 3 năm 20122013-20142015; tình hình
nhân sự; hoạt động marketing, một số chỉ tiêu về tài chính như: tài sản, nguồn vốn,
lợi nhuận, doanh thu,...
Em nhầm lẫn giữa dữ liệu sơ cấp và dữ liệu thứ cấp rồi. Dữ liệu thứ cấp là những
dữ liệu thu thập được mà không cần qua chế biến; còn, dữ liệu sơ cấp là phải chế biến. Ví
dụ: nếu em có chạy SPSS hoặc dựa vào số liệu để vẽ các biểu đồ…được gọi là dữ liệu sơ
cấp

1.3.2 Phương pháp phân tích số liệu
Mục tiêu 1: Phương pháp thống kê mô tả những số liệu và vấn đề thu thập được,
đồng thời thu thập và làm rõ thêm một số thông tin có liên quan đến tình hình hoạt
động kinh doanh của công ty.

Mục tiêu 2: Sử dụng phương pháp so sánh tuyệt đối, so sánh tương đối qua các
năm phương pháp tổng hợp để đưa ra nhận xét về tình hình hoạt động kinh doanh
của công ty. Các chỉ tiêu để đánh giá kết quả kinh doanh: doanh thu, chi phí, lợi

4


nhuận qua 3 năm 2012-2014.

Mục tiêu 3: Sử dụng công cụ ma trận SWOT, phương pháp phân tích tổng hợp.
Tổng hợp các yếu tố đã được phân tích để đề ra giải pháp thực hiện chiến lược.
1.3 4 Giả thuyết và câu hỏi nghiên cứu
1.34.1 Các giả thuyết cần kiểm định
Phân tích tình hình hoạt động hiện tại công ty TNHH Xuất Nhập Khẩu Thủy Sản

Cần Thơ – Cafish
Đánh giá tình hình xuất khẩu của công ty TNHH Xuất Nhập Khẩu Thủy Sản Cần
Thơ – Cafish qua 3 năm 2013- 2015
1.34.2 Các câu hỏi nghiên cứu
Thực trạng hoạt động của công ty TNHH Xuất Nhập Khẩu Thủy Sản Cần Thơ –
Cafish?
Tình hình xuất khẩu của công ty TNHH Xuất Nhập Khẩu Thủy Sản Cần Thơ –
Cafish qua 3 năm 2012 - 2014?
Các yếu tố ảnh hưởng đến qua trình xuất nhập khẩu của công ty TNHH Xuất Nhập
Khẩu Thủy Sản Cần Thơ – Cafish?
1.4 5 Nội dung nghiên cứu
Nội dung 1: Phân tích tình hình hoạt động xuất khẩu thủy sản của công ty TNHH
Xuất Nhập Khẩu Thủy Sản Cần Thơ – Cafish giai đoạn 2013-2015
- Đặc về nguồn lực của công ty (công nhân, tài chính, doanh thu,....)
- Quy mô, bộ máy cơ cấu tổ chức và tình hình xuất khẩu của công ty
- Những thuận lợi, khó khăn, cơ hội và thách thức về tình hình hoạt động xuất
khẩu của công ty

5


Nội dung 2: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu thủy sản
của công ty TNHH Xuất Nhập Khẩu Thủy Sản Cần Thơ – Cafish giai đoạn 20122014
Phân các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu thủy sản của công ty TNHH
Xuất Nhập Khẩu Thủy Sản Cần Thơ – Cafish như: Nhân tố con người,nhân tố tài
chính, marketing quốc tế, chất lượng hàng hóa, tiềm lực kinh tế quốc dân
môi trường văn hoá,chính trị, pháp luật của các nước nhập khẩu,...
Nội dung 3: Đề xuất giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động XK thủy sản của công
ty TNHH Xuất Nhập Khẩu Thủy Sản Cần Thơ – Cafish phát triển bền vững trong
những năm tới.

1.5 6 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.56.1 Đối tượng nghiên cứu
Công ty TNHH Xuất Nhập Khẩu Thủy Sản Cần Thơ – Cafish kinh doanh trên
nhiều lĩnh vực như chế biến các mặt hàng thủy hải sản xuất khẩu sang các thị
trường chủ lực: Singapo, Hàn Quốc, Nhật Bản,...
1.56.2 Phạm vi không gian nghiên cứu
Công ty TNHH Xuất Nhập Khẩu Thủy Sản Cần Thơ – Cafish
1.56.3 Phạm vi nội dung nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu dựa trên thông tin số liệu thu thập trong 3 năm 2012, 2013,
2014 và của công ty TNHH Xuất Nhập Khẩu thủy sản Cần Thơ – Cafish để có thể
so sánh, tổng hợp đưa ra các nhận định, nhận xét.
1.56.4 Phạm vi thời gian nghiên cứu
Đề tài được thực hiện trong thời gian từ tháng 9/2016 đến tháng 11/2016.
1.6 7 Ý nghĩ đề tài
Đánh giá hoạt đông xuất nhập khẩu là vấn đề có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong
hoạt động của doanh nghiệp. Việc đánh giá này trước hết giúp doang nhiệp đáng

6


giá đúng thực trạng hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của họ thông qua các
chỉ tiêu đã đề ra. Giúp các nhà lãnh đạo doanh nghiệp có các thông tin cần thiết để
có những điều chỉnh, giải pháp khắc phục kịp thời nhằm đưa doanh nghiệp đi đến
được mục tiêu đã đề ra. Giúp doang nghiệp tìm ra được các nguyên nhân, yếu tố
tác động đến hoạt động xuất nhập khẩu, phòng ngừa được các rủi ro giúp cho các
nhà quản trị hoạc định được chiến lược phát triển của doanh nghiệp trong tương
lai
Đối với mỗi doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, đẩy mạnh
hoạt động xuất khẩu có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Việc đẩy mạnh hoạt động
xuất khẩu giúp cho mỗi doanh nghiệp giải quyết được vấn đề về công ăn việc làm

cho nhân viên, tăng nguồn ngoại tệ để phục vụ cho các hoạt động nhập khẩu của
doanh nghiệp, tạo điều kiện cho doanh đổi mới trang thiết bị, mở rộng quy mô
kinh doanh, và giải quyết các vấn đề về lợi nhuận. Ngoài ra, việc đẩy mạnh hoạt
động xuất khẩu còn giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường, tìm hiểu vả nắm bắt
được phong tục, tập quán kinh doanh của các bạn hàng ở nước ngoài, là động lực
để doanh nghiệp tăng khả năng cạnh tranh, mở rộng thị trường ra thế giới.
1.7 8 Bố cục nghiên cứu
Chương 1: Tổng quan về đề tài
Chương 2: Tổng quan về công ty trách nhiệm hữu hạn Xuất Nhập Khẩu Thủy
Sản Cần Thơ - Cafish
Chương 3: Cở sở lí luận và mô hình nghiên cứu
Chương 4: Đánh giá tình hình xuất khẩu thủy sản của công ty trách nhiệm
hữu hạn Xuất Nhập Khẩu Thủy Sản Cần Thơ - Cafish trong 3 năm 2012 - 2014
Chương 5: Phương hướng và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt
động xuất khẩu của công ty trách nhiệm hữu hạn Xuất Nhập Khẩu Thủy Sản
Cần Thơ - CafishChương 6: Kết luận và kiến nghị

7


8


CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN
XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN CẦN THƠ - CAFISH
Nếu chương 1 là cái nhìn tổng quát về đề tài nghiên cứu thì chương 2 sẽ giới thiệu
tổng quan về công ty, đối tượng mà đề tài tập trung nghiên cứu qua các nội dung
về quá trình hình thành và phát triển, lĩnh vực hoạt động, cơ cấu tổ chức, sản
phẩm, nhiệm vụ và quyền hạn của công ty .
2.1 Lịch sử hình thành - phát triển của công ty


Nguồn: www.cafish.com.vn
Hình 2.1: Công ty TNHH xuất nhập khẩu thuỷ sản Cần Thơ - Cafish
Công ty TNHH Xuất Nhập Khẩu Thủy Sản Cần Thơ tiền thân là xí nghiệp hợp tác
kinh doanh Xuất Nhập Khẩu Cần Thơ thành lập tháng 05 năm 2007 là đơn vị trực
thuộc của công ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Thủy Sản Cần Thơ (Caseamex) và

9


công ty Cổ phần chế biến hàng Xuất Khẩu Long An (Lafooco) chuyên chế biến
hàng thủy sản xuất khẩu.
Được sự cho phép của công ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Thủy Sản Cần Thơ và
công ty Cổ phần chế biến hàng Xuất Khẩu Long An từ ngày 20 tháng 02 năm
2008 Xí nghiệp hợp tác kinh doanh Xuất Khẩu Cần Thơ chính thức chuyển đổi
pháp nhân và lấy tên là Công ty TNHH Xuất Nhập Khẩu Thủy Sản Cần Thơ
(Cafish). Ông Đoàn Văn Đông - đại diện pháp lý của công ty - giữ chức vụ giám
đốc. Công ty TNHH Xuất Nhập Khẩu Thủy Sản Cần Thơ là công ty TNHH 2
thành viên, được thành lập theo chứng nhận đăng ký kinh doanh số 5702001629,
do sở kế hoạch và đầu tư Thành phố Cần Thơ cấp giấy phép, với vốn điều lệ mới
thành lập là 30 tỷ VNĐ. Đến nay công ty có 3 phân xưởng chế biến hàng xuất
khẩu: Xưởng chế biến tôm đông lạnh; Xưởng chế biến cá tra, basa; Xưởng chế
biến hàng giá trị gia tăng (cá và tôm).
Tóm tắt về công ty
Công ty có tên giao dịch là: CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN XUẤT
NHẬP KHẨU THỦY SẢN CẦN THƠ - CAFISH.
Tên tiếng anh là: CAN THO IMPORT EXPORT FISHERY LIMITED
COMPANY (CAFISH).
Loại hình pháp lý của công ty là: Trách nhiệm hữu hạn (TNHH).
Địa chỉ: Lô 4, Khu công nghiệp Trà Nóc, Quận Bình Thủy, TP Cần thơ.

Số điện thoại : 07103 743 865
Fax: 07103 743 865
E-mail:
Website: www.cafish.com.vn
Logo:

Nguồn:

10


www.cafish.com.vn
Hình 2.2: Logo công ty TNHH Xuất nhập khẩu thủy sản Cần Thơ - Cafish
Nguồn: />Sai hình thức chú thích tài liệu tham khảo rồi !!!

2.2 Ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh
Công ty hoạt động trong các lĩnh vực: Kinh doanh xuất nhập khẩu và phân phối
sản phẩm thủy sản đã qua chế biến;
- Khai thác, thu mua, chế biến và đóng gói thủy sản xuất khẩu.
- Sản xuất và gia công các mặt hàng nông, thủy hải sản và thực phẩm.
- Kinh doanh và chế biến thức ăn gia súc; Kinh doanh và chế biến phế liệu, phế
phẩm thủy sản.
- Cho thuê kho lạnh bảo quản các mặt hàng nông sản, thủy hải sản và thực phẩm.
- Công ty hoạt động trong các lĩnh vực sản xuất sản phẩm tôm, cá khá đa dạng và
phong phú để xuất khẩu. Công ty còn là một trong số các doanh nghiệp chế biến
thủy sản được phép xuất khẩu sang EU, Mỹ, Canada, Nhật Bản, Hàn Quốc và
nhiều nước khác.
Nguồn: />Sai hình thức chú thích Tài liệu tham khảo !!!

2.3 Cơ cấu tổ chức của công ty

Theo TS. Hà Văn Hội, năm 2002, Quản trị nguồn nhân lực đã khẳng định
rằng:trong lý thuyết quản trị đã khẳng định rằng:
Cơ cấu tổ chức là một hệ thống các mối quan hệ hoạt động chính thức bao gồm
nhiều công việc riêng rẽ, cũng như những công việc tập thể. Cơ cấu tổ chức là
tổng hợp các bộ phận (đơn vị, cá nhân) có mối liên hệ phụ thuộc lẫn nhau, được
chuyên môn hoá và có những trách nhiệm, quyền hạn nhất định, được bố trí thành
những khâu, những cấp khác nhau nhằm thực hiện các chức năng quản trị và phục
vụ mục tiêu chung của tổ chức.

11


Cơ cấu tổ chức quản trị doanh nghiệp là hình thức phân công lao động trong lĩnh
vực quản trị, có tác động đến quá trình hoạt động của hệ thống quản trị. Cơ cấu tổ
chức quản trị, một mặt phản ánh cơ cấu sản xuất, nó có tác động tích cực trở lại
việc phát triển sản xuất.
2.3.1 Cơ cấu tổ chức nhân sự của công ty
-Ban giám đốc: 01 giám đốc và 03 phó giám đốc, ban giám đốc chịu trách nhiệm
điều hành mọi hoạt động của công ty.
-Trong mỗi phòng đều có một trưởng phòng (hoặc tổ trưởng phụ trách tổ nghiệp
vụ, làm việc theo sự phân công của giám đốc) những người còn lại là nhân viên
phụ trách từng công việc riêng biệt.

12


BAN
GIÁM
ĐỐC


Phó giám
đốc phụ
trách quản


Phòng
Kế
Toán

Y tế

Phòng
Kinh
Doanh Kế
Hoạch

Bếp
ăn

Tài
xế

Phó giám
đốc sản
xuất

Tổ
Cung
Ứng


Phòng
Tổ
Chức
Hành
Chính

Bảo
vệ

Công
nhân

13

Phòng
Kỹ
Thuật

Phân
xưởng
chế
biến

Quản
Đốc

Phân
xưởng
cơ điện
lạnh


Ban
Kiểm
Soát

Phân
xưởng
cơ khí

Tổ cấp
đông ,
đóng
gói sản
phẩm


Nguồn: Phòng tổ chức hành
chính
Sơ đồ 1: Bộ máy quản lí của công ty TNHH Xuất Nhập Khẩu Thủy Sản Cần
Thơ – Cafish
Nguồn: Phòng tổ chức hành
chính
Sai hình thức chú thích Tài liệu tham khảo !!!

Bộ máy quản lý của công ty được thể hiện cụ thể như sau:
Trong công ty đứng đầu là ban Giám đốc. Ban Giám đốc có nhiệm vụ là hoạch
định các chính sách, chiến lược phát triển ngắn và dài hạn cho công ty, đề cử các
chức danh chủ chốt trong công ty. Tổ chức xây dựng các mối quan hệ bên trong và
bên ngoài công ty, cơ cấu nhân sự, ổn định tổ chức, giải quyết các xung đột nội bộ
trong phạm vi quản lý của công ty. Tổ chức sắp xếp việc sản xuất và xuất hàng

theo các đơn hàng đã ký kết với khách hàng. Ban giám đốc là cơ quan đầu não
điều hành công ty và chịu trách nhiệm trước công ty và Nhà nước.
Phó giám đốc sản xuất: Là người tham mưu cho giám đốc, chịu trách nhiệm sản
xuất hàng thủy sản xuất khẩu, xác định chính xác đầu ra để có biện pháp thu mua
hợp lý.
Phó giám đốc phụ trách quản lý: chịu trách nhiệm về quản lý các phòng ban chức
năng, tìm kiếm thị trường, chào hàng, xuất khẩu lao động, giải quyết đưa lao động
đi làm việc tại các nước. Đồng thời chịu trách nhiệm về sản xuất hàng nội địa, tìm
kiếm thị trường tiêu thụ trong nước.
Các phòng ban chức năng: Thực hiện nhiệm vụ tham mưu cho ban giám đốc
trong quá trình hoạt động kinh doanh và được đặt dưới sự chỉ đạo điều hành của
ban giám đốc gồm:

14


Phòng kế toán: Phân tích hoạt động tài chính, báo cáo kim ngạch xuất khẩu cho
công ty, Bộ thương mại, cơ quan thuế. Lập báo cáo quyết toán hàng tháng, hàng
quý. Tổ chức thực hiện toàn bộ công tác tài chính kế toán và các thông tin tài
chính của công ty theo đúng quy định hiện hành giúp cho Ban giám đốc quản lý,
theo dõi vốn và toàn bộ tài sản của công ty về mặt giá trị, sổ sách đồng thời thanh
toán tiền cho khách hàng và lương của cán bộ công nhân viên.
Phòng kinh doanh: Tổ chức nghiên cứu và tiếp cận thị trường để làm cơ sở cho
việc tổ chức, cung ứng và khai thác nguồn hàng. Đồng thời có nhiệm vụ giao dịch
với khách hàng để từ đó soạn thảo các thủ tục chuẩn bị ký kết hợp đồng kinh tế,
theo dõi tình hình thực hiện các hợp đồng đó. Thực hiện các hoạt động về xuất
nhập khẩu các loại sản phẩm của công ty và quản lý hồ sơ xuất nhập khẩu của
công ty, tiến hành xúc tiến thương mại nhằm mở rộng thị trường mới.
Phòng kế hoạch: Lập kế hoạch hoạt động cho công ty, tìm kiếm đối tác, thị
trường tiêu thụ để quảng bá rộng rãi sản phẩm của công ty. Mở rộng thị trường

tiêu thụ sản phẩm, khai thác triệt để các khách hàng có nhu cầu về thủy sản (kể cả
khách hàng trong nước và khách hàng nước ngoài). Tìm đầu ra tối ưu nhất đồng
thời lập kế hoạch thu mua hợp lý đảm bảo vừa có tính cạnh tranh vừa có tính hiệu
quả. Lập kế hoạch cung ứng vật tư, kỹ thuật đảm bảo tránh lãng phí. Xây dựng
ban hành, kiểm tra các định mức kinh tế kỹ thuật, tiếp nhận, phân tích khoa học kỹ
thuật để ứng dụng vào sản phẩm, đăng ký nhãn hiệu, nhãn mác hàng hóa…
Phòng tổ chức hành chính: Trực tiếp chịu trách nhiệm về các vấn đề nhân sự, tổ
chức, điều hành và quản lý lực lượng lao động, tiếp nhận và phân bổ lao động hợp
lý.
Tổ cung ứng: xây dựng hệ thống thông tin, nắm sát tình hình nguyên liệu về mùa
vụ, sản lượng, giá… Tổ chức đào tạo, huấn luyện cán bộ thu mua nguyên liệu đáp
ứng nhu cầu của công ty. Quản lý về mặt chuyên môn kỹ thuật công tác thu mua ở
các trạm thu mua nguyên liệu của công ty.

15


Phòng kỹ thuật: tổ chức quản lý, nghiên cứu cải tiến kỹ thuật, vận hành và bảo trì
các loại máy móc, thiết bị phục vụ cho sản xuất nhằm tạo điều kiện khai thác tối
đa công suất máy móc thiết bị, luôn đảm bảo liên tục theo yêu cầu sản xuất và bảo
quản của công ty.
Quản đốc: Có nhiệm vụ điều hành hoạt động sản xuất, theo dõi, kiểm tra báo cáo
đầy đủ với Ban giám đốc tình hình sản xuất của công ty, kịp thời giải quyết các
vấn đề trong hoạt động sản xuất.
Ban Kiểm soát: Chịu trách nhiệm về chất lượng nguyên vật liệu và sản phẩm sau
khi sản xuất. Loại trừ nguyên liệu không đạt tiêu chuẩn. Mỗi loại sản phẩm sau khi
sản xuất xong đều được kiểm tra chất lượng về vệ sinh an toàn thực phẩm, kiểm
tra sự phân cỡ, loại của phân xưởng, bỏ thẻ cỡ vào từng lốc hàng…
Nhìn chung, công ty có cơ cấu tổ chức khá đơn giản nên có thể dễ dàng kiểm soát
được. Giám đốc có thể trực tiếp kiểm tra trong toàn công ty một cách thuận tiện,

các phó giám đốc cũng như các trưởng phòng có thể báo cáo kết quả trực tiếp đến
Ban lãnh đạo công ty. Vì thế, việc xử lý các vấn đề được nhanh chóng, hiệu quả.
Tuy nhiên vì tổ chức đơn giản nên trách nhiệm và nghĩa vụ của nhân viên chưa
được cụ thể, công ty chưa xây dựng bảng mô tả công việc cho tất cả các nhân viên
nên việc phân công công việc cũng như quyền hạn và trách nhiệm cho mọi người
cũng chưa rõ ràng. Có một số nhân viên đảm nhận nhiều việc khác nhau, do đó
mức độ chuyên môn hóa trong công việc chưa cao. Một công việc mà có nhiều bộ
phận trong công ty thực hiện cùng một lúc dẫn đến đùn đẩy trách nhiệm cho nhau,
không bên nào chịu thực hiện làm chậm tiến độ của toàn công ty.
2.3.2 Cơ cấu tổ chức sản xuất của công ty
Công ty TNHH Xuất Nhập Khẩu Thủy Sản Cần Thơ – Cafish chuyên sản xuất, gia
công và xuất khẩu các mặt hàng thủy sản ở dạng cơ chế với nhiệm vụ sản xuất
kinh doanh chế biến thủy sản được tổ chức được thực hiện như sau:

16


Cơ cấu sản
xuất

Bộ phận
sản xuất
phụ trợ

Phân
xưởng
cơ điện

Bộ phận
sản xuất

chính

Phân
xưởng
nước đá

Bộ phận
sản xuất
phục vụ

Phân
xưởng
chế
biến

Phân
xưởng
sửa
chữa

Hệ
thống
kho
chứa

Nguồn: Phòng kế hoạch
Sơ đồ 2: cấu tổ chức sản xuất của công ty TNHH Xuất Nhập Khẩu Thủy Sản
Cần Thơ – Cafish
Nguồn: Phòng kế hoạch
Bộ phận sản xuất chính: Đây là bộ phận tạo ra lợi nhuận cao nhất trong toàn công

ty. Phân xưởng chế biến có nhiệm vụ chế biến thủy sản tươi thành sản phẩm đông
lạnh phục vụ cho sản xuất. Đây là phân xưởng lớn nhất của công ty.
Bộ phận sản xuất phụ trợ: Phân xưởng cơ điện: đảm nhận lắp đặt, quản lý và vận
hành các loại máy móc, thiết bị cấp đông, bảo quản sản phẩm sau khi đông lạnh.
Chủ động nguồn điện và điện lạnh cho quá trình sản xuất. Phân xưởng nước đá: có
nhiệm vụ sản xuất nước đá cung cấp cho phân xưởng chế biến của công ty.

17


Bộ phận sản xuất phục vụ: có nhiệm vụ phục vụ cho quá trình sản xuất tại phân
xưởng như: sửa chữa máy móc thiết bị và hệ thống kho chứa hàng hoặc nguyên
liệu sau khi mua về nhằm bảo đảm cung ứng cho tiêu thụ, sản xuất. Việc xây dựng
một cơ cấu sản xuất hợp lý là một tiền đề hết sức quan trọng để mang lại hiệu quả
sản xuất kinh doanh, DN cần xem xét tính toán mối quan hệ tỷ lệ giữa các bộ phận
sau cho phù hợp và mang lại hiệu quả cao nhất.
2.4 Sản phẩm và quy trình chế biến sản phẩm và xuất khẩu
2.4.1 Sản phẩm
Công ty sản xuất sản phẩm từ 2 nguyên liệu chính: cá tra và tôm. Những sản phẩm
xuất khẩu của công ty gồm:

18


Tôm sú

Tôm thẻ chân trắng

Cá phi lê


Hình 2.3: Các sản phẩm của công ty
Tôm sú và Tôm thẻ chân trắng là loại hang xuất khẩu chủ lực của công ty TNHH
Xuất Nhập Khẩu Thủy Sản Cần Thơ – Cafish
Các sản phẩm có giá trị gia tang cao được chia làm 2 loại chính:
-Sản phẩm truyền thống bao gồm: Tôm nguyên con, tôm luộc, tôm chiên và một
số sản phẩm tôm nguyên con khác,.. chủ yếu xuất khẩu sang thị trường Châu Âu
và Châu Mỹ hay một số thị trường khác.
-Sản phẩm có giá trị gia tăng cao từ tôm như: Nobachi, tẳm bột, Shushi, tôm xẻ
bướm...Với phần lớn sản lượng được xuất khẩu sang Nhật.
Ngoài ra công ty TNHH Xuất Nhập Khẩu Thủy Sản Cần Thơ – Cafish còn xuất
khẩu một số mặt hàng Cá đã qua chế biến.
Nguồn: />2.4.2 Quy trình chế biến sản phẩm
Sản phẩm chế biến của công ty TNHH Xuất Nhập Khẩu Thủy Sản Cần Thơ –
Cafish được sản xuất theo dây chuyền công nghệ và chu trình sản xuất khép kín từ
khâu tiếp nhận nguyên liệu đầu vào.

19


Nguyên
liệu

Phân loại
sơ bộ

Xử lí

Phân cỡ

Xếp khuôn


Cân

Kiểm cỡ

Rửa

Cấp đông

Đóng gói

Bảo quản

Nguồn: Phòng kế hoạch
Sơ đồ 3: Quy trình chế biến sản phẩm của công ty TNHH Xuất Nhập Khẩu
Thủy Sản Cần Thơ – Cafish
Nguồn: Phòng kế hoạch
Giải thích qui trình:
Đầu tiên là tiếp nhận các nguyên liệu sản xuất sản phẩm tại công ty sau đó được
kiểm tra chất lượng cẩn thận rồi đưa vào phòng tiếp nhận rồi được loại bỏ đá và
tạp chất...Tiếp đó đem nguyên vật liệu đi rửa sạch, tiến hành phân loại nguyên liệu
sản phẩm, đem đi phân cỡ sơ bộ rồi cân để xác định số lượng nhập vào. Sau khi
nhập vào nguyên liệu sản phẩm được đem đi sơ chế làm thành phẩm rồi tiến hành
xếp khuôn và cho tới khâu bảo quản cấp đông ở tủ đông trong nhiệt độ từ -450C
đến -4000C, thời gian cấp dông là ừ 4-6 giờ, sản phẩm được đóng gói cẩn thận để
tránh oxy hóa và được kiểm tra theo tiêu chuẩn.
2.4.3 Quy trình xuất khẩu
Công ty TNHH Xuất Nhập Khẩu Thủy Sản Cần Thơ – Cafish thực hiện xuất khẩu
theo qui trình sau:


20


Nghiên cứu thị
trường khách hàng

Trả lời thư
hỏi khách
hàng

Ký hợp
đồng

Thu mua

Tiến hành
các thủ tục,
điều kiện
xuất nhập
khẩu

Chế biến

Nguồn: Phòng kinh doanh
Sơ đồ 4: Quy trình xuất khẩu của công ty TNHH Xuất Nhập Khẩu Thủy Sản
Cần Thơ – Cafish
Nguồn: Phòng kinh doanh
2.5 Chức năng, nhiệm vụ, mục tiêu, quyền hạn, vai trò và phạm vi hoạt động
của công ty TNHH Xuất Nhập Khẩu Thủy Sản Cần Thơ (Cafish)
2.5.1 Chức năng

- Nuôi trồng, thu mua các loại thủy sản.
- Chế biến thực phẩm động lạnh xuất khẩu.
- Làm cầu nối giữa sản phẩm và tiêu dùng.
- Thực hiện các dịch vụ gia công chế biến cho các đơn vị bạn.
- Công ty dùng ngoại tệ thu được từ xuất khẩu để nhập những mặt hàng tiêu dùng,
hóa chất, thiết bị, vật tư phục vụ cho việc chế biến thủy sản.
-Kinh doanh xuất nhập khẩu và phân phối sản phẩm thủy sản qua chế biến, đóng
gói thực phẩm và hàng tiêu dùng khác cho thị trường trong và ngoài nước.
2.5.2 Nhiệm vụ

21


-Kinh doanh, chế biến thực phẩm xuất khẩu, tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất
kinh doanh và dịch vụ, kể cả kế hoạch xuất nhập khẩu trực tiếp và các kế hoạch
khác có liên quan đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh dịch vụ của công ty.
- Tạo nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh và dịch vụ của công ty. Quản lý khai
thác và sử dụng nguồn vốn có hiệu quả, đảm bảo mở rộng đầu tư sản xuất, đổi mới
trang thiết bị, cân đối giữa nguồn vốn của công ty với xuất khẩu và nhập khẩu
- Thực hiện đầy đủ các trách nhiệm và nhiệm vụ đối với Nhà nước, các chính sách
chế độ quản lý tài sản, lao động, tiền lương… đảm bảo công bằng xã hội và đời
sống các thành viên trong công ty.
- Nghiên cứu các biện pháp để khuyến khích phát triển sản xuất, nâng cao chất
lượng sản phẩm, mở rộng thị trường trong và ngoài nước.
- Làm tốt công tác bảo vệ an toàn lao động, bảo vệ tài sản xã hội, môi trường và
môi sinh. Tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập ổn định cho nhân viên.
2.5.3 Mục tiêu
- Tăng cường hoạt động chế biến xuất khẩu thủy sản, đạt mức độ tăng trưởng
5%/năm, thu lợi nhuận tối đa, chia cổ tức cho cổ đông, đóng góp cho ngân sách
Nhà nước, đảm bảo hài hòa cho Nhà nước, công ty và các cổ đông.

- Tạo việc làm ổn định cho người lao động.
2.5.4 Quyền hạn
- Được quyền quy định một cách độc lập các hoạt động sản xuất kinh doanh và
chịu trách nhiêm độc lập bằng tài sản riêng của công ty.
- Được quyền ký kết hợp đồng trực tiếp với các công ty quốc doanh, tư nhân
trong và ngoài nước.
- Được quyền mở rộng và phát triển quy mô hoạt động xuất khẩu hay thu hẹp.
- Được quyền giới thiệu các mặt hàng và sản phẩm của mình trong và ngoài nước
theo quy định.
- Được vay vốn tại các ngân hàng để phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh.

22


2.5.5 Vai trò
Do nhu cầu thị trường trong nước và trên thế giới ngày càng tăng nên công ty đã
sản xuất ra một khối lượng hàng hóa tương đối lớn nhằm đáp ứng nhu cầu thị
trường với sản lượng xuất khẩu cơ bản năm 2009 là 13.946 tấn. Vì vậy công ty đã
góp phần thúc đẩy cho ngành chế biến, nuôi trồng, khai thác thủy sản, dịch vụ vận
tải cũng phát triển theo, góp phần giải quyết việc làm và tạo thu nhập ổn định cho
1.623 cán bộ, công nhân viên trong công ty. Qua những yếu tố trên có thể thấy vai
trò, vị trí của công ty rất quan trọng đối với nền kinh tế của khu vực ĐBSCL nói
riêng và nền kinh tế cả nước nói chung.
2.5.6 Phạm vi hoạt động của công ty
Tổ chức mạng lưới kinh doanh và chế biến các mặt hàng thủy hải sản xuất khẩu.
Về ngành hàng kinh doanh, chủ yếu công ty kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp.
- Xuất khẩu: chế biến nông, thủy hải sản xuất khẩu.
- Nhập khẩu: vật tư, máy móc, thiết bị phục vụ cho sản xuất. Nhận ủy thác xuất
khẩu với lãi suất ưu đãi.


CHƯƠNG 3: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
Phần đầu chương này xẽ trình bày khái niệm, vai trò , nội dung, những yếu tố ảnh
hưởng, các chỉ tiêu được sử dụng trong phân tích hoạt động xuất khẩu. Phần tiếp
theo sẽ giới thiệu thực tiễn về tình hình xuất nhập khẩu thủy sản của nước ta năm
2011 2015 và thực trạng của doanh nghiệp trong giai đoạn 20132 - 2014 2015 để
ta có được cái nhìn chung về tình hình xuất khẩu thủy sản hiện nay
3.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
3.1.1 Các khái niệm về xuất khẩu
Như chúng ta đã biết xuất khẩu hàng hoá xuất hiện từ rất sớm. Nó là hoạt động
buôn bán trên phạm vi giữa các quốc gia với nhau(quốc tế). Nó không phải là hành

23


vi buôn bán riêng lẻ, đơn phương mà ta có cả một hệ thống các quan hệ buôn bán
trong tổ chức thương mại toàn cầu. Với mục tiêu là tiêu thụ sản phẩm của một
doanh nghiệp nói riêng cả quốc gia nói chung.
Theo quan điểm về lợi thế tuyệt đối của nhà kinh tế học Adam Smith, một quốc
gia chỉ sản xuất các loại hàng hoá, mà việc sản xuất này sử dụng tốt nhất, hiệu quả
nhất các tài nguyên sẵn có của quốc gia đó. Đây là một trong những giải thích đơn
giản về lợi ích của thương mại quốc tế nói chung và xuất khẩu nói riêng. Nhưng
trên thực tế việc tiến hành trao đổi phải dưa trên nguyên tắc đôi bên cùng có lợi.
*Khái niệm về xuất khẩu
Xuất khẩu hay xuất cảng, trong lý luận thương mại quốc tế là việc bán hàng
hóa và dịch vụ cho nước ngoài, trong cách tính toán cán cân thanh toán quốc
tế theo IMF là việc bán hàng hóa cho nước ngoài.

Theo chương I, điều 2 của Nghị định Chính phủ số 57/1998/NĐ-CP Qui định chi
tiết thi hành Luật thương mại về hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, gia công và đại
lý mua bán hàng hóa với nước ngoài: Hoạt động xuất khẩu hàng hóa là hoạt động

bán hàng hóa của thương nhân Việt Nam với thương nhân nước ngoài theo các
hợp đồng mua bán hàng hóa.
Theo chương II, mục 1, điều 28 của Luật thương mại Việt Nam năm 2005 của
Quốc Hội: Xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hóa được đưa ra khỏi lãnh thổ của
Việt Nam hoặc được đưa vào khu vực đặt biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được
coi là khu vực theo quy định của pháp luật.
Vậy xuất khẩu được hiểu là việc mua bán hàng hóa cho nước ngoài dựa
trên hợp đồng kinh tế đã được ký giữa doanh nghiệp trong nước với các doanh
nghiệp hoặc tổ chức nước ngoài, dùng tiền tệ làm phương tiện thanh toán. Tiền tệ
ở đây phải là ngoại tệ đối với một bên hoặc đối với cả hai bên.
Thông thường có 2 hình thức xuất khẩu:
- Xuất khẩu trực tiếp: Là việc xuất khẩu các loại hàng hoá dịch vụ do chính

24


doanh nghiệp sản xuất ra hoặc mua từ đơn vị sản xuất trong nước tới khách hàng
nước ngoài thông qua các tổ chức của mình.
- Xuất khẩu gián tiếp: Là hình thức xuất khẩu khi doanh nghiệp thông qua
dịch vụ của các tổ chức độc lập đặt tại nước xuất khẩu để tiến hành xuất khẩu sản
phẩm của mình ra nước ngoài. Đây là hình thức phổ biến mà các doanh nghiệp sử
dụng khi mới tham gia vào thị trường quốc tế.
*Nếu trong trường hợp một quốc gia có lợi và một quốc gia khác không có lợi thì
họ sẽ từ chối tham gia vào hợp đồng trao đổi này.
Tuy nhiên, Theo lợi thế tuyết đối của Adam Smith, trong tác phẩm nghiên cứu về
bản chất và nguồn gốc giàu có của các quốc gia, cũng giải thích được một phần
nào đó của việc đem lại lợi ích của xuất khẩu giữa các nước đang phát triển. Với
sự phát triển mạmh mẽ của nền kinh tế toàn cầu mầy thập kỷ vừa qua cho thấy
hoạt động xuất khẩu chủ yếu diễn ra giữa các quốc gia đang phát triển với nhau,
điều này không thể giải thích bằng lý thuyết lợi thế tuyệt đối. Trong những cố

gắng để giải thích các cơ sở của thương mại quốc tế nói chung và xuất khẩu nói
riêng, lợi thế tuyệt đối chỉ còn là một trong những trường hợp của lợi thế so sánh.
Theo như quan điểm của nhà kinh tế học người Anh David Ricardo, năm 1817,
nguyên lí của Kinh tế chính trị và thuế khóa, ông đã đề cập tới lợi thế so sánh.
Ông cho rằng nếu một quốc gia có hiệu quả thấp hơn so với hiệu quả của quốc gia
khác trong việc sản xuất tất cả các loại sản phẩm thì quốc gia đó vẫn có thể tham
gia vào hoạt động xuất khẩu để tạo ra lợi ích. Khi tham gia vào hoạt động xuất
khẩu quốc gia đó sẽ tham gia vào việc sản xuất và xuất khẩu các loại hàng hoá mà
việc sản xuất ra chúng ít bất lợi nhất đó là những hàng hoá có lợi thế tương đối và
nhập khẩu những hàng hoá mà việc sản xuất ra chúng có những bất lợi hơn đó là
những hàng hoá không có lợi thế tương đối.
Ông bắt đầu với việc chỉ ra những lợi ích của thương mại quốc tế do sự chênh lệch

25


×